Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh sơn la hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.69 KB, 117 trang )


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đoàn kết là truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ xưa đến
nay. Trải qua hàng nghìn năm, dân tộc ta phải dành nhiều thời gian và nguồn
lực cho cuộc đấu tranh để dựng nước và giữ nước. Trong lịch sử lâu dài và
thăng trầm đó, sức mạnh vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản
là sự đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Chính nhờ có truyền thống đó mà dân
tộc Việt Nam qua bao cơn bão táp trong lịch sử vẫn là một khối thống nhất.
Dân tộc ta, nước ta vẫn là một, không một kẻ thù tàn bạo nào có thể chia cắt.
Vì vậy, khi nói về vấn đề đoàn kết dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định rằng: Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân
dân. Người coi đoàn kết là lực lượng to lớn, là lực lượng mạnh nhất của
chúng ta để chống lại những thế lực xâm lược lớn mạnh hơn về vật chất.
Trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Người dặn: ''Điều mong muốn
cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Đối với Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, việc xây dựng, củng
cố khối đoàn kết dân tộc ở mọi thời kỳ cách mạng luôn được xem là vấn đề
chiến lược quan trọng. Việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chính sách
của Nhà nước liên quan đến phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc trong
thời kỳ xây dựng CNXH đã đem lại những thành tựu rất đáng ghi nhận. Đó
là những đổi thay về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, của cả
nước, đặc biệt là ở các vùng dân tộc và miền núi.
Cũng như cả nước, cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La trong suốt
chiều dài lịch sử phát triển đã có nhiều đóng góp, hy sinh, gian khổ để chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Chính quá trình đó
đã hình thành một cộng đồng gắn bó, đoàn kết, chủ động và sáng tạo của


2
nhân dân các dân tộc ở Sơn La. Đồng thời, cũng trên vùng đất này, các dân
tộc sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, phải thường xuyên đối
phó với thiên tai, địch họa nên muốn tồn tại họ đã chung lưng đấu cật để
cùng tồn tại và phát triển. Tất cả những yếu tố đó hình thành nên một sợi dây
liên kết giữa cộng đồng các dân tộc tỉnh Sơn La.
Trong thời kỳ đổi mới, nhân dân tỉnh Sơn La đã tiếp tục nêu cao các
giá trị truyền thống đoàn kết dân tộc, yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, năng
động, sáng tạo… trong các yếu tố đó thì truyền thống đoàn kết dân tộc là vô
cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế -
xã hội; góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội; đảm
bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn một tỉnh vùng núi cao, biên giới có vị
trí chiến lược về quốc phòng và an ninh của cả nước Song, truyền thống
đoàn kết cộng đồng của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Sơn La vẫn còn tiềm ẩn
nhiều phức tạp, ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định chính trị, trật tự, an toàn
xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, trong những năm
gần đây đã nổi lên hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực tới truyền thống đoàn kết
dân tộc ở tỉnh Sơn La như sự hiểu biết về lịch sử và các giá trị truyền thống
ĐKDT bị sa sút ở một bộ phận quần chúng, nhất là ở thế hệ trẻ, điều đáng lo
là trong đó đã xuất hiện quan niệm dân tộc hẹp hòi, chia rẽ khối ĐKDT
Nguy hiểm hơn, một số thế lực thù địch trong và ngoài nước đã truyền bá,
mua chuộc, xúi giục những phần tử chống đối, phá hoại truyền thống ĐKDT
của đồng bào các dân tộc trong ở tỉnh Sơn La gây ảnh hưởng không tốt tới sự
phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa của tỉnh.
Do đó, để phát huy truyền thống đoàn kết cộng đồng, bình đẳng, tôn
trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trên địa bàn tỉnh Sơn La thì vấn đề bảo tồn và phát huy
truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La cần phải nghiên cứu về cả mặt lý luận và


3
thực tiễn. Để đáp ứng yêu cầu đó chúng tôi đã chọn đề tài: "Bảo tồn và phát
huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sĩ để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề truyền thống ĐKDT là vấn đề ý nghĩa chiến lược quan trọng
của cách mạng. Do đó đã có những công trình, bài viết của các tác giả nghiên
cứu với những hình thức, mức độ khác nhau xung quanh vấn đề này.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khi truyền bá chủ nghĩa Mác
- Lênin vào Việt Nam đã kết hợp một cách đúng đắn, sáng tạo giữa tinh hoa
văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí
Minh rất nhiều lần nhấn mạnh việc phát huy khối ĐKDT. Tư tưởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết dân tộc là kho tàng lý luận vô giá để lại cho Đảng và
nhân dân ta tiếp tục nghiên cứu vận dụng trong công cuộc xây dựng CNXH
hiện nay.
Vào thời kỳ đổi mới đất nước, nhất là những năm gần đây có nhiều
công trình, đề tài khoa học, hội thảo khoa học đã công bố liên quan đến đề
tài với nhiều góc tiếp cận khác nhau. GS. Trần Văn Giàu với "Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam" (Nxb Khoa học xã hội, 1980); GS.
Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang với "Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay" (Chương trình KHCN cấp Nhà nước đề tài KX.07-02,
gồm 2 tập xuất bản năm 1994 và 1996) đề cập khá sâu sắc về các giá trị tinh
thần truyền thống được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử dân tộc
như truyền thống yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, truyền thống
nhân nghĩa, truyền thống lao động cần cù - sáng tạo ; Dưới góc độ Dân tộc
học, GS.TS. Phan Hữu Dật với tác phẩm "Góp phần nghiên cứu Dân tộc học
Việt Nam" (Nxb Chính trị quốc gia, 2004) đưa ra những căn cứ xác đáng
khẳng định tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa các dân tộc ở Việt


4
Nam, nêu những ý kiến góp phần lý giải quan điểm đúng đắn, nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, khẳng định ĐKDT vừa là nền
tảng tinh thần vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Luận án
tiến sĩ triết học của tác giả Nguyễn Thị Ngân (2000), "Xây dựng ý thức và
tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam trước những thách
thức hiện nay" phân tích sự hình thành và nội dung cơ bản của tình cảm dân
tộc, đồng thời dự báo về xu hướng phát triển của nó trong những năm tới.
Các giải pháp của luận án có đề xuất phải đổi mới nội dung và phương pháp
giáo dục ý thức và tình cảm dân tộc chân chính cho con người Việt Nam.
Tiếp cận truyền thống ĐKDT ở góc độ lịch sử, luận án tiến sĩ của
Khuất Thị Hoa (2001) với đề tài "Quá trình thực hiện chiến lược đại đoàn
kết Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-
1954)" làm rõ cơ sở hình thành và vai trò của chiến lược đại đoàn kết Hồ
Chí Minh đối với thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn này, từ đó rút ra một
số bài học kinh nghiệm trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược;
PGS. TS Trần Hậu (2008) với “Góp phần nghiên cứu đại đoàn kết dân
tộc” đã lý giải một số vấn đề của đoàn kết dân tộc xuất phát từ thực tiễn
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; PGS. Hà Đình Thành (2012)
với “Cộng đồng dân tộc Ê Đê ở tỉnh Đắc Lắk hiện nay”. Tác giả đã điều tra
và nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện các nhóm xã hội ở cộng đồng dân tộc
Ê Đê trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Đắc Lắk nói riêng và Tây
Nguyên nói chung.
Ngoài ra con có các bài viết liên quan như: Nguyễn Văn Nam, Xây
dựng khối đoàn kết dân tộc nhằm bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và định
hướng xã hội chủ nghĩa, (Lý luận chính trị và truyền thông, 10/2009). Tác
giả đã chỉ ra việc xây dựng khối đại đoàn kết từ xưa, đến nay luôn là nhân tố
quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đỗ Ngọc Ninh, Về bài học
lớn về: “Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng,


5
đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế” trong Cương lĩnh xây dựng đất nước,
(Tạp chí Triết học, 9/2012). Tác giả đã chỉ ra những điểm chủ yếu để không
ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết giữa Đảng và nhân dân ta trong xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay…
Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên, còn nhiều công trình, bài
viết khác nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng do khuôn khổ và mục đích riêng
mà chưa công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về Bảo tồn
và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng
để chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích: Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của truyền thống
ĐKDT ở tỉnh Sơn La, chỉ ra thực trạng, giải pháp chủ yếu nhằm bảo tồn và
phát huy ĐKDT dân tộc ở tỉnh Sơn La hiện nay.
* Đối tượng nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT ở
tỉnh Sơn La hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu: Bảo tồn và phát huy truyền thống ĐKDT
trong phạm vi tỉnh Sơn La, trong khoảng thời gian từ 1986 đến nay.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Đề tài góp phần làm sáng tỏ tầm quan trọng của vấn đề bảo tồn và
phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La hiện nay.
- Đề tài chỉ ra cơ sở khoa học để bảo tồn và phát huy truyền thống
đoàn kết dân tộc ở tỉnh Sơm La.
Đề tài chỉ ra thực trạng, quan điểm và giải pháp chủ yếu để bảo tồn và
phát huy truyền thống ĐKDT ở tỉnh Sơn La cho phù hợp với điều kiện mới
hiện nay.



6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn, phát huy
truyền thống ĐKDT.
* Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và
lôgíc, kết hợp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, thống kê, điều tra
xã hội học và khảo sát thực tế.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.














7
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở TỈNH SƠN LA


1.1. Cơ sở lý luận của bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân
tộc ở tỉnh Sơn La
1.1.1. Bảo tồn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc
* Khái niệm bảo tồn và phát huy
Trong Từ điển do Hoàng Phê (chủ biên) đã định nghĩa: “Bảo tồn là giữ
lại, không để cho mất đi” [42, tr.37], còn “phát huy là làm cho cái hay, cái
tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [42, tr.742]. Chúng ta thường
nghe nói: bảo tồn các di tích lịch sử, bảo tồn nền văn hóa dân tộc. Tuy nhiên,
quá trình giữ lại này không phải là giữ lại một cách nguyên xi mà bao giờ
cũng có sự kế thừa những nét tiến bộ và lọc bỏ những yếu tố lạc hậu.
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi,
biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có
khái niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối
tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị
đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình
thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Đối tượng được bảo tồn cần thỏa mãn hai điều kiện:
- Một là, nó phải được nhìn là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được
thừa nhận minh bạch, không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi.
- Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng, đứng vững lâu
dài (tức là có giá trị lâu dài, có thể “trơ gan cùng tuế nguyệt”) trước những
biến đổi tất yếu về đời sóng vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong
thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay với chính sách mở

8
cửa và bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra
cực kỳ sôi động.
Bảo tồn nguyên vẹn (bảo tồn trong dạng “tĩnh”): Bảo tồn nguyên vẹn

văn hóa vật thể ở dạng “tĩnh” là vận dụng thành quả khoa học kỹ thuật công
nghệ cao, hiện đại đảm bảo giữ nguyên trạng hiện vật như sự vốn có về kích
thước, vị trí, đường nét, màu sắc, kiểu dáng. Khi cần phục nguyên các di sản
văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật vi tính công
nghệ 3D theo không gian ba chiều; chụp ảnh;băng hình video; xác định trọng
lượng, thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo
tồn nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu
giữ chi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể.
Bảo tồn phi vật thể ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm, thu thập
các dạng thức phi vật thể như nó hiện có theo quy trình khoa học nghiêm túc
chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả bằng băng hình,
băng tiếng, ảnh.v.v Tất cả các hiện tượng phi vật thể này có thể lưu giữ
trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng.
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa (bảo tồn trong dạng “động”): Bảo tồn
“động”, tức là bảo tồn các hiện tượng trên cơ sở kế thừa. Các di sản vật thể
sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những nét cơ bản của di tích, cố gắng
phục chế lại nguyên trạng di sản vật thể bằng nhiều kỹ thuật công nghệ hiện
đại. Đối với các di sản phi vật thể, bảo tồn “động” trên cơ sở kế thừa là bảo
tồn các hiện tượng văn hóa đó ngay chính trong đời sống cộng đồng. Bởi lẽ,
cộng đồng không những là môi trường tạo ra các hiện tượng văn hóa phi vật
thể mà còn là nơi tốt để giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy giá trị của nó
trong đời sống xã hội theo thời gian.
* Khái niệm truyền thống
Khái niệm "truyền thống" được sử dụng nhiều trên các sách báo, ấn
phẩm, các công trình khoa học và cả trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường.

9
Nội hàm và ngoại diên của khái niệm này có nhiều cách diễn đạt. Do cách
tiếp cận và mục đích nghiên cứu khác nhau mà mỗi tác giả đưa ra ý kiến có
một số điểm không thống nhất xung quanh khái niệm "truyền thống".

Theo cách hiểu thông thường thì truyền thống là những gì được truyền
từ đời này sang đời khác. Truyền thống là từ Hán Việt, trong "Đại từ điển
tiếng Việt" định nghĩa "Truyền thống: nền nếp, thói quen tốt đẹp được lưu
giữ từ đời này qua đời khác" [22, tr. 1734].
Cách định nghĩa này chỉ nêu lên được mặt tốt đẹp của truyền thống,
chưa nêu lên mặt hạn chế của nó trong quá trình phát triển của xã hội.
Tiếp cận ở góc độ văn hóa, GS. Vũ Khiêu định nghĩa: "Truyền thống
là những thói quen lâu đời đã được hình thành trong nếp sống, nếp suy nghĩ
và hành động của một dân tộc, một gia đình, một dòng họ, một làng xã, một
tập đoàn lịch sử" [24, tr. 536]. Khi xem xét truyền thống trong mối quan hệ
giữa quá khứ với hiện tại, GS. Trần Đình Sử viết: "Truyền thống là mối liên
hệ lịch sử mà một đầu là những giá trị tư tưởng, văn hóa được sáng tạo trong
quá khứ lịch sử và một đầu là sự thẩm định, xác lập và phát huy của người
hiện đại. Vì vậy có thể nói truyền thống là các giá trị quá khứ mang ý nghĩa
hiện đại" [45, tr. 45 - 47].
Trong công trình khoa học thuộc Chương trình khoa học công nghệ cấp
nhà nước (Chương trình KX-07) được xuất bản thành sách do GS.TS. Phạm
Minh Hạc chủ biên có tên: "Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa" đưa ra định nghĩa: "Truyền thống là tập hợp những tư
tưởng và tình cảm, những tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử
của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở
nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [19, tr. 11].
Mặc dù có sự khác nhau trong định nghĩa về "truyền thống" giữa các
nhà khoa học, nhà nghiên cứu nhưng nội hàm và ngoại diên của khái niệm
này đều được diễn đạt rõ ràng dựa trên thế giới quan và phương pháp luận

10
mác-xít. Về cơ bản, tất cả các ý kiến đều thống nhất ở những dấu hiệu đặc
trưng của truyền thống. Đó là những yếu tố, những giá trị của cộng đồng
người được hình thành tương đối ổn định trong lịch sử, được lưu truyền, cải

biến trong hiện tại và tương lai.
Truyền thống không chỉ hoàn toàn gồm những cái tốt đẹp mà truyền
thống còn có cả những cái xấu, những yếu tố lạc hậu. Khi nói đến "giá trị
truyền thống" là đã bao hàm sự tuyển chọn và phân biệt, là nói đến những
truyền thống tốt đẹp mang ý nghĩa tích cực và tiêu biểu cho bản sắc văn hóa
dân tộc. GS. Trần Văn Giàu sử dụng thuật ngữ "giá trị tinh thần truyền thống"
để chỉ những truyền thống tốt đẹp, phân biệt với những phong tục, tập quán
xấu. Ông cho rằng: "Giá trị tinh thần truyền thống của một dân tộc là những
nguyên lý đạo đức lớn mà con người trong nước thuộc các thời đại, các giai
đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái, để nhận định nên chăng, nhằm
xây dựng độc lập, tự do và tiến bộ của dân tộc đó" [17, tr. 50-51].
Truyền thống có nhiều cấp độ rộng hẹp khác nhau như: truyền thống
gia đình, TTDT, truyền thống phương Đông "Truyền thống dân tộc là hệ
thống các tính cách, các thế ứng xử của một dân tộc, được hình thành
trong các điều kiện tự nhiên, xã hội và lịch sử nhất định, được kết tinh,
tích luỹ và lưu truyền qua các thế hệ trong lịch sử của dân tộc, làm nên
bản sắc dân tộc" [50, tr. 14].
Mỗi quốc gia - dân tộc đều có truyền thống riêng của mình, tùy theo
điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể mà nó có quá trình hình
thành, phát triển sớm muộn khác nhau. TTDT Việt Nam hình thành, phát
triển do sự tác động tổng hợp, thường xuyên của nhiều yếu tố mang tính
tất yếu, đó là: đặc điểm tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, môi trường văn hóa
khu vực Chính sự tác động của những yếu tố đó buộc con người Việt
Nam phải tìm cách ứng phó liên tục nên nhiều phẩm chất được tôi luyện,
nhiều thói quen dần dần trở thành tập quán và đồng thời tính cách con

11
người cũng được định hình theo một xu hướng nhất định. Trải qua biết
bao thế hệ con người tiếp nối, TTDT Việt Nam được lưu truyền, vun đắp
và phát triển ngày càng phong phú. Trong hàng nghìn năm dựng nước và

giữ nước của dân tộc Việt Nam, nhiều truyền thống quý báu thể hiện tính
bền vững và trường tồn cùng đồng hành với dân tộc Việt Nam như: truyền
thống yêu nước; truyền thống ĐKDT; truyền thống nhân ái, khoan dung;
truyền thống lao động cần cù Trong đó, truyền thống ĐKDT là truyền
thống cực kỳ quý báu được xem là một trong những giá trị tinh thần đặc
sắc nhất của dân tộc Việt Nam.
* Quan niệm truyền thống đoàn kết dân tộc
Truyền thống đoàn kết dân tộc được xem là giá trị tinh thần cao quý
và đặc sắc của dân tộc, là vấn đề mà Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học
nước ta đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do yêu cầu đặt ra của việc nghiên cứu
mà khái niệm "Truyền thống đoàn kết dân tộc" cho đến nay vẫn chưa có tác
giả nào đưa ra định nghĩa đầy đủ.
Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý (chủ biên), xuất bản năm
1998 có định nghĩa đoàn kết là: "kết thành một khối, thống nhất ý chí, không
mâu thuẫn, chống đối nhau" [22, tr. 645]. Trong Từ điển do Hoàng Phê (chủ
biên) đưa ra khái niệm đoàn kết là "kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt
động vì mục đích chung" [42, tr. 328], còn Đại đoàn kết là "đoàn kết rộng
rãi" [42, tr. 279]. Đây là những định nghĩa mang tính phổ thông đối với cụm
từ Hán Việt này, chỉ đưa ra cách hiểu đơn giản, chưa có nội dung đầy đủ.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, đoàn kết là sự tập hợp thành hệ thống
các nhân tố riêng lẻ, cá biệt thành hệ thống có trật tự theo một quy trình vận
động nhất định, tạo nên một tổng hợp lực phát huy sức mạnh theo cấp số
nhân đối với từng cá nhân riêng lẻ.

12
Từ góc độ xã hội PGS. TS. Trần Hậu khẳng định: “Đoàn kết là sự thể
hiện sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội. Mọi người chấp nhận
nhau để cùng hành động cho một mục tiêu chung [21, tr. 52].
Từ quan niệm trên có thể hiểu đoàn kết trên các nội dung cơ bản sau:
- Thống nhất ý chí: tức là cùng chung một ý chí, không mâu thuẫn,

chống đối nhau.
- Mục đích của thống nhất ý chí là kết thành một khối tạo nên nguồn
sức mạnh tổng hợp nhằm đạt được một mục đích chung như chống giặc
ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, v.v
Từ những khái niệm “Bảo tồn”, “phát huy”, "truyền thống", "truyền
thống dân tộc", "đoàn kết" như đã đề cập, có thể hiểu khái quát: Bảo tồn và
phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc là giữ gìn và phát triển giá trị tinh
thần cao quý và đặc sắc của dân tộc thể hiện sự đồng thuận của các thành
viên trong xã hội kết thành một khối thống nhất ý chí và hành động vì mục
đích chung, nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của dân tộc trong
các thời đại lịch sử.
1.1.2. Cơ sở hình thành truyền thống đoàn kết dân tộc Việt Nam
Các công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực văn hóa, dân tộc học,
khảo cổ học, đã cung cấp chứng cứ cho thấy truyền thống đoàn kết dân tộc
Việt Nam có nguồn gốc từ sự tác động của một số yếu tố có tính đặc thù.
1.1.2.1. Các dân tộc nước ta cùng chung sống trong hoàn cảnh thiên
nhiên nhiều tiềm năng nhưng đầy bất trắc
Đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên và môi trường sinh thái
nước ta chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn, đồng thời lại gây nhiều khó khăn,
thách thức hiểm nghèo đối với con người. Qua những tư liệu về lịch sử, kết
quả khảo cổ và một số đề tài khoa học khác khẳng định có nhiều chứng cứ
cho thấy từ thời cổ đại cư dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt
và đánh bắt. Mong muốn của các cư dân khi đến đây là xây dựng một cuộc

13
sống ổn định, văn minh, thoát dần cuộc sống hái lượm, săn bắt bấp bênh đầy
nguy hiểm để tìm tới cuộc sống định cư vững vàng và sung túc.
Ở nước ta, trong muôn vàn những yếu tố địa lý có ảnh hưởng đến cuộc
sống hàng ngày của con người thì môi trường sông nước là yếu tố thường
xuyên và có tác động mạnh mẽ nhất. Các cư dân đầu tiên đến vùng đất này

chọn nơi định cư có địa thế tương đối thuận lợi là khu vực hạ lưu có nhiều
sông ngòi chằng chịt nằm giữa một bên là đồi núi cao và một bên là biển cả.
Bởi vì địa hình đó thuận lợi cho công việc trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt
nhất. Tuy nhiên, công việc khởi đầu của họ không hề dễ dàng do sự khắc
nghiệt của thiên nhiên. Trước cảnh bốn bề "rừng thiêng nước độc", nhiều
vùng trũng thấp nên muốn khai hoang, cải tạo đất, phát triển sản xuất thì họ
nhất thiết phải dựa vào sức mạnh của tập thể, đồng cam cộng khổ, có phước
cùng hưởng, có hoạ cùng chia. Theo đề tài KX.07.02 (Chương trình khoa
học công nghệ cấp Nhà nước) do GS. Phan Huy Lê chủ biên, thì có nhiều
chứng cứ cho thấy cư dân xa xưa ở khu vực phía Bắc nước ta đã khai thác
ruộng đất theo phương thức tập thể, đất đai canh tác trong một thời gian dài
thuộc chế độ ruộng đất công. Đến nay mô hình ruộng đất công vẫn còn dấu
tích ở nhiều nơi.
Nguồn nước dồi dào của các con sông với địa hình dốc đổ ra hướng
biển Đông, mưa lớn tập trung chỉ một thời gian ngắn trong năm là nguyên
nhân gây ra lũ lụt. Thêm nữa, ngoài khơi vùng biển nước ta là một trong
những trung tâm phát sinh bão nhiệt đới, trung bình hàng năm có đến hơn 10
cơn bão đổ bộ vào đất liền tàn phá ghê gớm nhà cửa, mùa màng và cuộc
sống con người ở đây. Việc xây dựng hệ thống đê điều ngăn lũ bảo đảm sản
xuất và đời sống là mối quan tâm chung của cộng đồng. Hoàn thành hệ thống
đê điều có đến hàng nghìn ki-lô-mét là công trình vĩ đại tốn nhiều công sức
của nhiều thế hệ tự nó đã nói lên ý chí mạnh mẽ, sức mạnh to lớn của sự

14
đoàn kết chung lòng xây dựng đất nước của ông cha ta. Thực tế và kinh
nghiệm cuộc sống đã dạy cho nhiều thế hệ con người ở đây bài học:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
Thời tiết khắc nghiệt, mưa nắng thất thường, sâu bệnh phát sinh khiến
cho con người phải chống chọi vất vả. Những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn thì

với tình nghĩa "đồng bào", tinh thần "lá lành đùm lá rách", "thương người
như thể thương thân", mọi người sẵn sàng giúp đỡ nhau để vượt qua cơn
hiểm nghèo.
Ca dao Việt Nam có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Hay:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
Cuộc đấu tranh gần như thường xuyên với thiên nhiên khắc nghiệt là
cuộc vật lộn không kém phần ác liệt đã tác động sâu sắc đến sự hình thành
và phát triển của truyền thống ĐKDT. Cũng từ đó, mối liên hệ giữa các cộng
đồng lớn - nhỏ như gia đình - làng bản - dân tộc - quốc gia tạo thành sợi dây
tinh thần kết chặt lại giữa các cá nhân trong cộng đồng ấy.
1.1.2.2. Các dân tộc nước ta cùng chung lợi ích và vận mệnh lịch sử
Theo những tư liệu lịch sử, nhà nước đầu tiên của Việt Nam được
thành lập từ thời các vua Hùng (khoảng 2879 - 258 tr.CN) có tên gọi là Văn
Lang. Nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở liên minh của 15 bộ lạc thuộc
phạm vi miền Bắc cho đến Hoành Sơn và một dải đất thuộc phía Bắc Việt
Nam giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa. Trung tâm của nhà nước Văn
Lang là vùng đất Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Sơn Tây ngày nay, dân số vào
khoảng 50 vạn người [10, tr. 7 - 11]. Đến thời nhà Nguyễn lãnh thổ Việt

15
Nam mở rộng xuống phía Nam và sang phía Tây thu hút thêm nhiều dân
tộc gia nhập vào đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hiện nay trên lãnh thổ
Việt Nam có đến 54 dân tộc chọn nơi đây làm nơi định cư sinh sống, cùng
xem là Tổ quốc thiêng liêng của mình. Mặc dù 54 dân tộc đến đây định cư
vào những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhưng khi chọn Việt Nam là Tổ
quốc thiêng liêng, họ đã chung sức cùng nhau xây dựng, bảo vệ và phát

triển đất nước.
Việt Nam ở vào một vị trí địa lý - chính trị có tầm chiến lược đặc biệt
quan trọng. Nơi đây còn là vùng đất phì nhiêu, đường giao thông thủy bộ
tiện lợi nằm bên cạnh một đế chế Trung Hoa rộng lớn trở thành nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến những biến cố lịch sử, cuộc sống và truyền thống Việt
Nam. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III tr.CN) đến thế kỷ XX,
dân tộc Việt Nam phải thường xuyên đấu tranh chống xâm lược và giải
phóng dân tộc với hơn 12 thế kỷ. Thật hiếm thấy một quốc gia - dân tộc nào
trên thế giới lại có quá trình đấu tranh chống xâm lược kiên cường, bền bỉ và
anh dũng như dân tộc ta mà kẻ thù luôn là những đế chế hoặc đế quốc hùng
mạnh vào bậc nhất thế giới.
Trước cuộc chiến đấu không cân sức như vậy, con đường sống còn và
chiến thắng của dân tộc là phải huy động cao độ sức mạnh tổng hợp về vật
chất và tinh thần của cả dân tộc. Bởi "nước mất thì nhà tan", mọi người vì
nghĩa lớn mà chiến đấu hy sinh "vì nước quên nhà". Đồng bào cả nước từ
miền xuôi đến miền ngược, từ Bắc chí Nam không phân biệt nam nữ, trẻ già,
thành phần đều đoàn kết một lòng, chung lưng đấu cật chiến đấu oanh liệt
bảo vệ nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Qua nghiên cứu đời
sống các dân tộc, các nhà Dân tộc học đã nhận định rằng: Các dân tộc nước
ta qua gắn bó máu thịt với quốc gia Việt Nam mà gắn bó máu thịt với nhau.
Cùng chung sống trong Tổ quốc, mẹ Việt Nam, các dân tộc no đói có nhau,
vinh nhục bên nhau, đồng cam cộng khổ, sống chết một lòng. Tinh thần đoàn

16
kết, tương trợ truyền thống đó được thể hiện qua sự nghiệp dựng nước và giữ
nước của đại gia đình các dân tộc trong trường kỳ lịch sử, nó là quy luật phát
triển của dân tộc Việt Nam [11, tr. 365].
Thật vậy, lược qua lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước đến thế kỷ
XX, tất cả những chiến công hiển hách chống xâm lược chính là thành tích
chung của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Khi nhà Tần xua quân

xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, nhân dân Bách Việt
đoàn kết một lòng đánh đuổi quân Tần về nước. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng đã huy động được nhân dân cả 65 thành hồi ấy đồng loạt đứng lên
khởi nghĩa. Sang thời nhà Trần, các dân tộc miền núi phía Bắc phối hợp với
dân tộc Kinh đã anh dũng chiến đấu thắng giặc Nguyên - Mông. Cuộc khởi
nghĩa của Lê Lợi và Nguyễn Trãi chống sự đô hộ của nhà Minh, tụ nghĩa ở
Lam Sơn là vùng đất sinh sống của dân tộc Mường, được nhân dân khắp nơi
hưởng ứng và lập nên chiến công vang dội ở ải Chi Lăng. Cuộc hành quân
thần tốc kỳ lạ từ Nam ra Bắc của Nguyễn Huệ tiêu diệt hơn 20 vạn quân
Thanh có sự tham chiến hiệu quả của đội "tượng binh" các dân tộc ở Tây
Nguyên. Thời Pháp thuộc (thế kỷ XIX), lịch sử ghi nhận có rất nhiều cuộc
nổi dậy của các dân tộc anh em trên khắp cả nước. Từ khi có Đảng với lãnh
tụ Hồ Chí Minh, sức mạnh truyền thống ĐKDT được nhân lên gấp bội. Khắp
nơi trong cả nước, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa và miền núi - chính là
những vùng căn cứ địa vững chắc của cách mạng. Những chiến công vang
dội như Việt Bắc, Điện Biên Phủ, Buôn Mê Thuột, Tây Nguyên làm kinh
hoàng quân giặc đều thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhìn lại những trang vàng ấy của lịch sử, ta thấy bên cạnh chiến công
hiển hách của các vị anh hùng dân tộc như: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt,
Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh, còn có các đại biểu
ưu tú của các dân tộc thiểu số như: Tôn Đản, Hà Bổng, Hà Đặc, Bế Khắc
Thiệu, Ma Luân, Phạm Cuông Vì vậy, trong dòng chảy của lịch sử Việt

17
Nam luôn có sự hòa trộn mồ hôi và xương máu biết bao thế hệ con người
thuộc các dân tộc.
Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ toàn những trang sử hào hùng,
oanh liệt, không phải lúc nào các dân tộc cũng hòa thuận đoàn kết, không có
mâu thuẫn. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, có áp bức bất công thì các
dân tộc ở nước ta không tránh khỏi xảy ra những xung đột xung quanh vấn

đề chủ yếu là lợi ích. Có lúc vì lợi ích cá nhân, dòng tộc mà tập đoàn phong
kiến cam tâm bán rẻ dân tộc, gây mâu thuẫn, chia rẽ dân tộc, tạo cơ hội cho
thế lực bên ngoài xâm lược nước ta. Tuy nhiên, nét chủ đạo, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam vẫn là mối quan hệ đoàn kết keo sơn giữa
các dân tộc anh em, giữa dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa dân tộc
thiểu số với nhau.
1.1.2.3. Các dân tộc nước ta có chung ý thức bảo tồn và phát triển nền văn
hóa dân tộc thống nhất trong tính đa dạng
Nước ta nằm ở khu vực tiếp xúc giữa đại lục và đại dương, nơi đầu
mối của các đường giao thông tự nhiên nối liền giữa lục địa và tỏa ra các hải
đảo, qua con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Bởi vậy, Việt Nam là nơi giao thoa gặp gỡ của nhiều dân tộc trên đường di
trú, nơi giao lưu rộng rãi của các nền văn hóa trong khu vực với các nền văn
hóa lớn trên thế giới. Trước đây có một số quan niệm cho rằng Việt Nam
không phải là khu vực có nền văn hóa độc lập, mà chỉ là khu vực nằm giữa
hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ. Quan niệm đó đã bị bác bỏ bởi
những kết quả nghiên cứu khảo cổ học, lịch sử, văn hóa, trong những thập
niên gần đây. Những phát hiện này chứng minh từ thời tiền sử và sơ sử xa
xưa, Việt Nam từng có một nền văn hóa khá phát triển với một cơ tầng văn
hóa rõ nét. Mặc dù nằm bên cạnh và chịu ảnh hưởng của hai nền văn minh là
Trung Hoa và Ấn Độ nhưng Việt Nam vẫn bảo tồn và phát triển được bản
sắc văn hóa riêng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể quy định.

18
Vào những năm 70 thế kỷ XX, tức ngay trong thời kỳ cả nước ta đang
tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, các nhà khoa học Việt Nam
đã đưa ra những căn cứ khoa học đầy thuyết phục, chứng minh nền văn hóa
Đông Sơn là sản phẩm tinh thần của dân tộc Việt Nam tương ứng với thời
Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Nền văn hóa đó có thời kỳ phát triển rực
rỡ và lan tỏa ra nhiều nước Đông Nam Á, đến tận miền Viễn Đông Xi-bê-ri

bấy giờ. Chính nền văn hóa Đông Sơn hình thành nên cốt lõi để sau này phát
triển lên thành bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, một nền văn hóa thống
nhất và đa dạng.
Sự thống nhất của nền văn hóa dân tộc ta do thực tế khách quan của
lịch sử quy định. Sự thống nhất trong tính đa dạng là thuộc tính vốn có, là
quy luật phát triển của nền văn hóa Việt Nam.
Sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam là do sự hội tụ của hai yếu
tố: Một là, do chúng có chung một cơ tầng là văn hóa Đông Nam Á mà nét
chủ yếu là văn minh lúa nước. Hai là, do nguồn gốc lịch sử chung của nhiều
nhóm dân tộc như Việt (Kinh) - Mường, Tày - Thái, Nam Đảo, Môn -
Khmer, sinh tụ lâu đời trên lãnh thổ nước ta. Đối với các nhóm dân tộc
không cùng chung nguồn gốc lịch sử thì chính do sự tụ cư gần nhau lâu đời,
chịu sự tác động môi trường và sinh thái như nhau, chung lợi ích và vận
mệnh lịch sử, sự giao lưu văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác đã làm nảy
sinh nhiều yếu tố văn hóa thống nhất.
Nghiên cứu một số hiện tượng văn hóa ở các dân tộc, GS,TS Phan
Hữu Dật cho rằng, thật khó xác định được dân tộc nào trong số các dân tộc
trên đất nước ta là chủ nhân của hiện tượng văn hóa như: ta leo (vật bằng tre
đan cắm lá thường thấy trên các nương rẫy, đầu đường vào bản hay trước
cửa nhà khi có kiêng cữ), hoa văn hình thập ngoặc, uống rượu cần, ăn cơm
lam, lễ hội đâm trâu Rất có thể đó là sản phẩm chung của quá trình lao
động và sáng tạo của tất cả các dân tộc.

19
Tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc thể hiện trong sắc thái văn hóa
vùng và nét đặc sắc của từng dân tộc. Theo nghiên cứu, phát hiện của các
nhà văn hóa thì nước ta hiện có bảy vùng văn hóa tương đối rõ ràng: Trung
du và Đồng bằng Bắc Độ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, Việt Bắc,
Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ, Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ,
Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Bộ. Mỗi vùng văn hóa đều có sắc thái

riêng và được phân thành những tiểu vùng, mỗi tiểu vùng lại có một số yếu
tố văn hóa riêng. Điều đó phần nào nói lên tính đa dạng của nền văn hóa Việt
Nam. Hơn nữa, tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam còn thể hiện ở sắc
thái văn hóa riêng của mỗi dân tộc. Theo đó có thể chia sắc thái văn hóa các
dân tộc thành ba cấp độ từ rộng đến hẹp, như sau: sắc thái văn hóa của nhóm
ngôn ngữ (Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Mông, Dao, ); sắc thái
văn hóa của từng dân tộc (gồm có 54 dân tộc); sắc thái văn hóa của từng bộ
phận trong một dân tộc (Thái trắng - Thái đen, Mông trắng - Mông đen -
Mông hoa ). Những sắc thái văn hóa ấy tạo nên tính đa dạng và phong phú
của văn hóa dân tộc. Nó như những bông hoa với nhiều sắc màu và hương
thơm khác nhau trong vườn hoa chung của dân tộc Việt Nam.
Đề cao tính đa dạng của nền văn hóa dân tộc nhưng chúng ta cần ý
thức rằng đó là tính đa dạng trong sự thống nhất. Vì thế, không nên đem đối
lập tính đa dạng với tính thống nhất; hoặc ngược lại cũng sẽ là sai lầm nếu
quá nhấn mạnh tính thống nhất mà hạ thấp và bỏ quên tính đa dạng của nền
văn hóa dân tộc. Cho nên nếu vì một lý do nào đó ta xem nhẹ hay đánh mất
nó thì có nghĩa là làm suy yếu đi sức mạnh tổng hợp của dân tộc.
Các dân tộc cùng sống chung trên dải đất Việt Nam ý thức được rằng
sức sống của mỗi dân tộc chính là ở yếu tố nội sinh, tức những giá trị trong
nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Đối với mỗi con người Việt Nam, văn hóa
và sự hiểu biết đem lại cho đời sống những điều tốt đẹp nhất về phẩm chất
mà nếu thiếu nó thì cuộc sống sẽ trở nên mất ý nghĩa. Vì thế mà tất cả mọi

20
thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam đều có chung ý thức bảo
vệ và phát triển nó.
Văn hóa như một cơ thể sống luôn diễn ra sự vận động biến đổi do hai
yếu tố nội sinh và ngoại sinh, trong đó yếu tố nội sinh là chủ yếu còn yếu tố
ngoại sinh là quan trọng. Nếu một nền văn hóa bị khép kín, không giao lưu
với bên ngoài giống như không có sự trao đổi chất sống thì sớm hay muộn sẽ

trở thành nền văn hóa lụi tàn và cuối cùng biến khỏi nền văn hóa nhân loại.
Suốt mấy nghìn năm phát triển nền văn hóa dân tộc, người Việt Nam
sớm hình thành ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, dựa vào sức mạnh của bản
thân là chính. Mặt khác, dân tộc ta lại có tinh thần rộng mở, không đố kỵ hẹp
hòi, khép kín. Với tinh thần mở cửa như vậy, con người Việt Nam sẵn sàng
giao lưu để chọn lọc văn hóa bên ngoài nhằm phát triển phong phú thêm văn
hóa dân tộc mình. Ngay cả khi bị các đế chế, đế quốc xâm lược kéo theo sự
xâm lược, áp đặt văn hóa từ bên ngoài thì sự tiếp thu của các dân tộc ở nước
ta cũng hết sức chủ động và sáng tạo. Hàng nghìn năm đô hộ của các đế chế
Trung Hoa, hàng trăm năm đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, vậy mà
đất nước Việt Nam vẫn còn đó, dân tộc Việt Nam vẫn còn đó, nền văn hóa
Việt Nam không hề bị lai căng hay mất gốc mà lại càng thêm thấm đậm bản
sắc dân tộc.
Ý thức giữ gìn nền văn hóa tốt đẹp của các dân tộc còn thể hiện rõ
trong văn học, nhất là văn học dân gian. Văn học dân gian các dân tộc không
phải ngẫu nhiên ghi nhận tất cả các dân tộc trên đất nước ta đều cùng chung
một nguồn gốc: Dân tộc Kinh có câu chuyện Lạc Long Quân và Âu Cơ với
cái bọc trăm trứng nở trăm con là tổ tiên của các dân tộc, dân tộc Mường có
câu chuyện đôi chim Âu cái ứa, dân tộc Mông có câu chuyện kể về nguồn
gốc các dân tộc do cùng một cục thịt phân ra treo ở trên các cây đào cây lý,
dân tộc Bana có câu chuyện trong quả bầu lần lượt chui ra các dân tộc Cho
dù văn học dân gian thường có tính hư cấu, nhưng phải chăng ngay trong

21
tiềm thức các dân tộc ở nước ta muốn khẳng định nguồn gốc chung của dân
tộc Việt Nam nên cùng dốc sức chăm lo, bảo vệ nền văn hóa dân tộc.
Các cụm từ trong tiếng Việt như: đồng bào, Tổ quốc, mẹ Việt Nam trở
thành thiêng liêng đối với tất cả các dân tộc. Trong nền văn hóa Việt Nam,
tiếng Việt của dân tộc Kinh được chọn làm ngôn ngữ chung, gọi là Quốc
ngữ. Tiếng Việt luôn được các cộng đồng chăm lo giữ gìn, phát triển đồng

thời với ngôn ngữ và chữ viết riêng của mỗi dân tộc.
Để phát triển nền văn hóa Việt Nam cần phải dựa trên quan điểm
khách quan, khoa học, đánh giá lại toàn bộ di sản nền văn hóa dân tộc. Quan
điểm của học thuyết Mác - Lênin về lĩnh vực đời sống tinh thần xã hội cho
chúng ta hiểu rằng tự thân nền văn hóa luôn hòa quyện yếu tố giai cấp, dân
tộc và nhân loại. Các yếu tố tạo thành nền văn hóa không phải tất cả đều tốt
đẹp hay tất cả đều xấu. Vì vậy, việc chắt lọc, "gạn đục khơi trong" thúc đẩy
nền văn hóa nước ta phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là quan điểm có
tầm chiến lược của Đảng ta "làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư,
từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam,
kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa của
loài người, tăng sức đề kháng chống văn hóa đồi trụy, độc hại" [18, tr.213].
Chiến lược phát triển nền văn hóa dân tộc của Đảng vừa phù hợp với yêu cầu
thực tiễn của đất nước vừa đáp ứng đúng nguyện vọng và tình cảm của các
dân tộc trên đất nước ta.
Như vậy, truyền thống ĐKDT Việt Nam có cơ sở hình thành từ hoàn
cảnh đặc thù, do sự tác động thường xuyên của hoàn cảnh thiên nhiên, chung
lợi ích và vận mệnh lịch sử, ý thức bảo tồn và phát triển nền văn hóa thống
nhất trong đa dạng. Ba yếu tố đó như ba chiếc trụ chụm lại tạo thành một cái
đỉnh chung chính là truyền thống ĐKDT.

22
1.1.3. Truyền thống đoàn kết dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh
Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng đã đóng vai trò rất quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ ngày đầu dựng nước
cho đến hôm nay. Từ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo, đặc biệt là vai trò của Hồ
Chí Minh, truyền thống ĐKDT được nâng lên tầm cao mới, có cơ sở lý luận,
có mục tiêu, nguyên tắc rõ ràng. Từ tư tưởng Hồ Chí Minh, sức mạnh của

khối đại ĐKDT trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng
nước ta. Tư tưởng ĐKDT Hồ Chí Minh trở thành di sản tinh thần vô giá mà
Đảng và nhân dân ta tiếp tục khai thác.
Dưới thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia cắt nước ta thành ba kỳ với
ba chế độ cai trị khác nhau bằng thủ đoạn chia rẽ Bắc - Trung - Nam, miền
núi với miền xuôi, dân tộc đa số với dân tộc thiểu số, lương với giáo, thành
thị với nông thôn, nhằm gây mâu thuẫn, nô dịch lâu dài dân tộc Việt Nam.
Suốt gần một trăm năm nhân dân ta đã bền bỉ chiến đấu làm cho kẻ thù
không lúc nào yên ổn. Cứ cuộc nổi dậy này bị dập tắt thì cuộc khởi nghĩa
khác lại bùng nổ. Tuy nhiên, tất cả các phong trào khởi nghĩa, các cuộc vận
động cải cách, chấn hưng dân tộc đều đi đến kết cục thất bại. Cách mạng
nước ta vẫn chưa tìm ra con đường giải thoát đúng đắn. Một trong những
nguyên nhân thất bại là do chưa có ngọn cờ tập hợp, thức tỉnh dân tộc, truyền
thống ĐKDT chưa được khơi dậy và phát huy đúng mức.
Song lịch sử không bao giờ đặt ra vấn đề không thể giải quyết, Hồ Chí
Minh xuất hiện trong bối cảnh như vậy. Từ một thanh niên yêu nước, nung
nấu hoài bão đưa dân tộc thoát khỏi cảnh bị áp bức nô lệ, người thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm chân lý khắp năm châu. Rồi dưới
ánh sáng của Cách mạng tháng Mười, Người tìm đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin. "Đối với tôi câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng,
thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh
giành tự do độc lập" [33, tr. 192]. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam

23
ra đời với lãnh tụ Hồ Chí Minh, từ đây sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân
tộc chuyển sang bước ngoặt mới có sự lãnh đạo của Đảng.
Các văn kiện đầu tiên của Đảng do Hồ Chí Minh khởi thảo: Chánh
cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt là
mẫu mực của sự vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin, đường lối của Quốc
tế cộng sản vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Hồ Chí Minh phân tích một

cách khoa học tính chất và những mâu thuẫn của xã hội nước ta thời bấy giờ.
Tính chất của xã hội nước ta là xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Những mâu
thuẫn cơ bản của xã hội ta đó là mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong
kiến, mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản dân tộc và tư sản chính quốc, mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc với đế quốc và bọn tay sai. Trong những mâu
thuẫn cơ bản đó, Hồ Chí Minh xác định mâu thuẫn chủ yếu cần tập trung lực
lượng giải quyết là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa
thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của cách mạng lúc này là huy động sức mạnh của cả dân tộc đấu tranh
đánh đổ đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã khơi
dậy ngọn lửa yêu nước, thức tỉnh tinh thần dân tộc trong mọi trái tim người
Việt Nam. Bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào cũng có thể góp công sức
vào công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Vì thế, sức mạnh truyền thống
ĐKDT được Hồ Chí Minh và Đảng ta phát huy mạnh mẽ chưa từng có.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Hồ Chí Minh nói nhiều
về đoàn kết với những cụm từ: đại đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết
nhân dân, đoàn kết nội bộ, ĐKDT, đoàn kết quốc tế Theo những nhà
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh thì Người đề cập đến "đoàn kết dân tộc"
với hai nghĩa khác nhau:
Thứ nhất, "đoàn kết dân tộc" có ý nghĩa tương tự như đoàn kết toàn
dân, có lần Người viết: "Đảng ta đã khéo tập hợp mọi lực lượng yêu nước và

24
tiến bộ trong Mặt trận dân tộc thống nhất, thực hiện đoàn kết dân tộc để đấu
tranh chống đế quốc và phong kiến" [38, tr.18].
Thứ hai, "đoàn kết dân tộc" với nghĩa là sự đoàn kết giữa dân tộc đa số
với dân tộc thiểu số, đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số với nhau.
Về lý luận và thực tiễn, quan điểm Hồ Chí Minh về ĐKDT là sự kết
hợp tuyệt vời giữa lý luận Mác - Lênin với thực tiễn lịch sử và truyền thống
Việt Nam.

Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc đến "đại đoàn kết", trong bài nói chuyện
tại Hội nghị đại biểu Mặt trận Liên - Việt toàn quốc (năm 1951), Người giải
thích: Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại
đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động
khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của
cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân
khác. Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật
thà đoàn kết với họ [37, tr. 438].
Đây được xem là định nghĩa đầy đủ nhất của Hồ Chí Minh về đại
ĐKDT. Định nghĩa này còn nêu ra mục tiêu và nguyên tắc của đại ĐKDT.
Mục tiêu bất di bất dịch của đại ĐKDT là bảo đảm lợi ích tối cao của
dân tộc và quyền lợi cơ bản của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đó chính là
"hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ". Vấn đề lợi ích dân tộc Người nói
đến không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà luôn gắn với nhiệm vụ
cụ thể của từng giai đoạn cách mạng. "Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống
nhất và độc lập của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà",
nhân dân được ấm no, hạnh phúc; bởi vì, độc lập tự do mà để cho dân đói
khổ thì độc lập tự do ấy có nghĩa lý gì.
Để thực hiện mục tiêu quan trọng đó, Hồ Chí Minh còn chỉ ra các
nguyên tắc của xây dựng khối ĐKDT.

25
Một là, đoàn kết dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đây là nguyên tắc nhất quán trong tư tưởng Hồ
Chí Minh. Người nhận thức rất rõ cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
nhân dân, mà bộ phận tiên tiến nhất, cách mạng nhất hiện nay là giai cấp
công nhân Việt Nam. Giai cấp công nhân cần có lý luận tiên phong dẫn
đường là lý luận Mác - Lênin và phải thông qua chính đảng của mình để lãnh
đạo toàn xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ đại biểu cho lợi ích của

giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động nước ta, Đảng còn đại
biểu cho lợi ích của toàn dân tộc.
Hai là, đoàn kết rộng rãi và lâu dài. Bất kỳ người Việt Nam yêu nước
nào tự nguyện tán thành mục tiêu của Đảng miễn là muốn phụng sự Tổ quốc,
phục vụ nhân dân thì Đảng và nhân dân lao động Việt Nam "thật thà" đoàn
kết lâu dài với họ. Đoàn kết là một chính sách dân tộc chứ không phải là một
thủ đoạn chính trị. Thậm chí ngay cả khi trong quá khứ người đó có sai lầm,
khuyết điểm, chống đối ta mà nay thành tâm hối cải và quyết lòng sửa chữa
thì chúng ta cũng thu phục sử dụng để họ có cơ hội trở thành người có ích,
góp sức đấu tranh và xây dựng nước nhà.
Ba là, phải không ngừng xây dựng và củng cố khối ĐKDT. Đây là
công việc thường xuyên, xây dựng và củng cố phải làm từ dưới lên trên, từ
trong ra ngoài. Cái "nền gốc" là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với
nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Hồ Chí Minh dạy rằng:
công nông là gốc của cách mạng, liên minh này có vững chắc thì Mặt trận
dân tộc thống nhất và khối ĐKDT mới bảo đảm. Đối với nguyên tắc này,
Người nhiều lần nhấn mạnh Đảng phải đoàn kết, nếu trong nội bộ Đảng
không đoàn kết thì làm sao lãnh đạo, làm sao tạo được sự đoàn kết thống
nhất toàn xã hội. Cho nên: "Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ cần
phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt
mình" [40, tr. 510]. Lịch sử đã cho ta bài học về sức mạnh, sức mạnh của

×