BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HU
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI
“BA THANH GỖ”
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ TÌNH ĐOÀN KT
(BÁO CÁO ĐỒ ÁN THỰC TẬP)
Sinh viên thực hiện:
1. Nguyễn Văn Phen
2. Trương Phước Long
3. Lê Thị Kim Thanh
4. Nguyễn Ích Tường
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Đặng Ngọc Hoàng Thành
Huế, 5/2013
2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 3
1.1. Giới thiệu sơ lược về phim hoạt hình 3
1.2. Lý do chọn lựa đề tài 4
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KỊCH BẢN PHIM 5
2.1. Cảnh quay 1. Cuộc tranh luận giữa 3 anh em 5
2.2. Cảnh quay 2. Nỗi lòng của người cha 6
2.3. Cảnh quay 3. Lời răng dạy của người cha 6
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHIM 8
3.1. Cảnh 3 anh em bàn về ngày giỗ của mẹ 8
3.2. Nỗi lòng của người cha 12
3.3. Bài học của người cha về tình đoàn kết 13
CHƯƠNG 4. BÀI HỌC CUỘC SỐNG 20
CHƯƠNG 5. KT LUẬN 22
5.1. Ưu điểm 22
5.2. Nhược điểm 22
5.3. Hướng mở rộng 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
3
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Giới thiệu sơ lược về phim hoạt hình
Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học
về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh (Still image) được chiếu tiếp diễn liên tục.
Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng
khung hình của phim(frame) được chế tác riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính,
hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp
những cử động rất nhỏ của các mô hinh để tạo nên những hình ảnh này. Những hình
ảnh sau đó được chụp bằng một máy quay phim hoạt họa (animation camera) chuyên
ngành. Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và
được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được chuyển động
liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh (persistence of vision).
Để làm được những phim như vậy đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức. Hiện nay,
nhờ sự phát triển trong hoạt họa máy tính (computer animation), tốc độ quá trình sản
xuất phim đã được tăng lên rất nhiều.
Những định dạng tập tin đồ họa (Graphics file formats) như GIF, MNG, SVG
(Scalable Vector Graphics - Đồ họa vectơ tăng giảm tùy biến) và Flash (SWF) cho
phép phim hoạt họa được chiếu trên máy tính thông qua con đường của Internet.
Phim hoạt họa vốn được sử dụng với mục đích để giải trí. Song, hiện nay nó
còn được phát triển và sử dụng như những công cụ giảng dạy và học tập. Hoạt họa
dùng máy tính (Computer animation) đạt được những tiến bộ một cách nhanh chóng
và hiện nay, các nhân vật có thể được tạo hình giống như người thật, đến nỗi người
xem khó có thể phân biệt chúng với diễn viên. Kỹ thuật hoạt họa này được thực hiện
bằng cách chuyển hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) sang hình ba chiều (3D). Việc sử
dụng hoạt họa máy tính để đạt được những hiệu ứng, hầu như bất khả dĩ trong lối
quay phim truyền thống, đã dẫn đến thuật ngữ "tạo hình máy tính" (computer
generated imagery), song thuật ngữ này không giúp người ta phân biệt được sự khác
nhau giữa hoạt họa dùng máy tính, với việc ám chỉ đến những bộ phim ba chiều hoàn
toàn sử dụng kỹ xảo đồ họa.
Trong đồ án này, tôi sử dụng phần mềm Adobe Flash Professional CS6 – một
chương trình được sử dụng trong học phần “Script và kĩ thuật hoạt hình” để xây
dựng phim hoạt hình. Flash hỗ trợ các công cụ hoàn hảo cho việc thiết kế nhân vật,
thiết kế cảnh quay cũng như các hiệu ứng chuyển động và các kĩ xảo nâng cao khác.
4
1.2. Lý do chọn lựa đề tài
Phim hoạt hình được xây dựng với mục đích giải trí, mang đến những phút giây
thư giãn cho con người sau những khoảng thời gian làm việc căng thẳng. Bên cạnh
đó, những bộ phim hoạt hình mang tính giáo dục còn định hướng trong việc phát
triển nhân cách, nâng cao giá trị đạo đức của con người. Nó còn mang lại thông điệp
có ý nghĩa của cuộc sống: ý nghĩa nghĩa đạo đức và bài học chân lý làm người. Trong
xã hội hiện đại ngày này, nhiều người đã đánh mất đi những chân lý đạo đức làm
người. Với phim hoạt hình đang xây dựng, tôi mong muốn mang lại cho mọi người
những suy nghĩ về đạo đức, những bài học cuộc sống mà con người đã từng trải qua
để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Nó gởi đến tất cả các đối tượng từ
người lớn đến trẻ em, nhưng đặc biệt chú ý đến đối tượng trẻ em: những mầm non
tương lai của đất nước.
Phim hoạt hình mà tôi xây dựng với tiêu đề “Ba thanh gỗ”. “Ba thanh gỗ” là câu
chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống:
khi tất cả chúng ta cùng hợp sức lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên
môt sức mạnh vô hình, vô cùng mạnh mẽ. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan,
khó khăn mà nếu chỉ có một mình thì bản thân ta sẽ không dễ dàng vượt qua được.
Sống đòan kết chúng ta còn tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với
mọi người. Không những thế ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính
trọng, góp phần làm cho cuộc sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Nhưng nếu chúng ta
không đoàn kết, chỉ nghĩ đến bản thân thì ta sẽ rất đơn độc, riêng lẻ, dễ bị quật ngã.
Điều đó cũng được thể hiện qua chuyện “ Ba thanh gỗ”, một thanh gỗ đơn lẻ thì rất
dễ bẻ gãy, nhưng khi gắn kết các thanh gỗ vào với nhau thì dù có sức mạng ghê gớm
cỡ nào cũng khó có thể bẻ gãy được chúng.
5
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KỊCH BẢN PHIM
2.1. Cảnh quay 1. Cuộc tranh luận giữa 3 anh em
Một hôm, người cha gọi các con lại để hỏi xem ý kiến của các con về ngày giỗ của
mẹ sắp đến gần:
CHA: Sắp tới là ngày giỗ của mẹ các con rồi, các con tính thế nào?
Các cậu con trai lần lượt nói lên ý kiến của mình, mỗi người một ý:
EM ÚT: Theo con thì cứ làm đơn giản như mọi năm thôi cha ạ, bày vẽ làm
gì?
ANH BA: Không được, phải làm một cái giỗ thật to để mời toàn thể bà con
đến dự, thế nó mới oách chứ!
ANH HAI: Theo con thì làm to hơn mọi năm, nhưng không đến nỗi phải mời
hết bà con trong thôn, chỉ mời những họ hàng thân cận thôi.
Mỗi ý kiến lần lượt được đưa ra, nhưng ý kiến của người này lại không như ý muốn
của người kia. Cậu em út phản bát ý kiến của 2 anh chỉ muốn bảo vệ quan điểm của
mình:
EM ÚT: Làm to phải dọn dẹp nhiều mệt lắm, theo con chỉ nhà mình với nhau
thôi là đủ lắm rồi!
Anh ba cũng không chịu nhịn, cũng đưa ra ý kiến của mình để phản bác lại cậu em:
ANH BA: Chú có phải làm đâu mà mệt! Mời đông thì mẹ ở dưới kia mới thấy
vui vì bà con còn nhớ đến mình chứ.
Anh hai cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình nên cũng lên tiếng:
ANH HAI: Không nên, không nên chỉ gia đình mình và họ hàng nội ngoại là
được rồi.
Mỗi người một ý kiến, không ai chịu nhường ai, nên khó tránh khỏi việc cải vã.
Người thì muốn làm một bữa tiệc thật hoành tráng, người thì chỉ muốn làm bữa tiệc
vừa phải. Cậu em út bực mình lên giọng với anh hai:
EM ÚT: Anh đã làm được bữa cỗ nào ra hồn đâu mà nói.
ANH BA cũng tiếp lời: Đúng đấy!
ANH HAI bực mình nổi nóng quát lại các em : Á À! 2 cái thằng mất dạy
chúng mày dám láo toét thế ah!
Người cha ngồi nghe một hồi thấy các con không ai chịu nhường ai, làm cho ông
cảm thấy buồn và bực mình, người cha lên tiếng:
CHA: ư hừm! Trong mắt các con còn có người cha này không???
6
ANH HAI đại diện lên tiếng nói với cha: Dạ! Đó là ý kiến của chúng con tất
cả tùy cha quyết định ạ!
CHA: Các con đóng góp ý kiến cho công việc chung là tốt nhưng không nên
cãi vã như thế,
Các cậu con trai thấy cha nói như vậy nên cũng đáp lại : Dạ, dạ chúng con biết
rồi ạ!
CHA: Thôi cứ bàn bạc cho cụ thể rồi đưa ra ý kiến thông nhất chung nhé, cha
hơi mệt cha đi nghỉ trước đây.
Sau khi người cha đi khỏi thì:
ANH HAI: Anh là anh cả, các chú phải nghe theo anh.
ANH BA cũng không chịu nhường lại lần nữa lên tiếng: Cả thì đã sao? Ai giỏi
nhất thì phải theo người ấy, trong nhà này em là người giỏi nhất!
Cậu EM ÚT cũng không chịu thua: Này, này nói về đường học thì em hơn 2
anh là cái chắc.
Nói đến ngang đây thì không ai chịu ai, ai cũng cho rằng mình là người giỏi nhất, cứ
mãi tranh cãi. Mà không chú ý rằng người cha vẫn chưa đi nghỉ mà đang đứng nhìn
các con sau bức tường, khuôn mặt ông không giấu được nỗi buồn, không biết từ lúc
nào đôi mắt của ông đã rưng rưng nước mắt.
2.2. Cảnh quay 2. Nỗi lòng của người cha
Vì quá buồn lòng về các con, lại không có cách gì để các con có thể hiểu nhau, để
chúng thôi cãi vã với nhau. Ông chỉ biết đến bên bàn thờ thắp nén nhang mà bày tỏ
tâm sự của mình với vợ:
Bà nó ơi! Tôi buồn quá, tôi giờ cũng già yếu rồi. Chẳng mấy chốc mà xuống
gặp bà, nhưng làm sao tôi yên tâm ra đi được khi các con mình như thế? Chúng
nó suốt ngày cãi vã, không ai chịu ai.
Trong lúc tâm sự với vợ, dường như ông cũng đã nghĩ ra cách để giúp các con, khuôn
mặt ông trở nên sáng hơn.
2.3. Cảnh quay 3. Lời răng dạy của người cha
Hôm sau, ông gọi các con của mình vào phòng:
CHA: Các con đâu cả rồi, vào đây cha có việc cần!
BA ANH EM: Dạ, chúng con vào ngay đây ạ!
7
Vừa vào đến nơi cậu ANH HAI lên tiếng:
Có việc gì vậy cha?
CHA: Trong 3 con, ai có thể bẻ gãy được bó gỗ này giúp cha?
Câu hỏi của cha khiến cả 3 anh em ngạc nhiên:
ANH HAI: Ồ! Tưởng chuyện gì để con!
Cậu cố gắng dùng hết sức lực của mình để bẻ bó gỗ, nhưng bẻ mãi cũng không được,
lúc đó thì ông anh ba lại lên tiếng:
ANH BA: Không bẻ được thì đưa đây.
Khi cầm bó gỗ trong tay cậu ta cũng cố hết sức mình, cau mày, nhăn mặt, nghiến
răng vẫn không làm gì được bó gỗ. Đến lượt cậu em út cũng thế, cậu làm đủ cách,
kể cả lấy chân làm điểm tựa để bẻ nhưng vẫn không làm bó gỗ có chút gì sứt mẻ.
ANH HAI: Lạ nhỉ? 3 thanh gỗ mỏng thế không bẻ được là sao nhỉ?
CHA: Không bẻ được thì đưa đây cho cha!
Người cha cầm bó gỗ tháo dây buộc ra, tách rời các cây gỗ rồi đưa lại cho các con
và nói:
CHA: Bây giờ các con thử xem có bẻ được không?
Mỗi cậu cầm 1 thanh gỗ, đưa tay bẻ một cái, thanh gỗ đã gãy.
ANH HAI: Tách ra thì dễ bẻ rồi! Nhưng tự nhiên cha bảo chúng con làm thế
để làm gì?
CHA: Các con cũng như 3 thanh gỗ này, nếu đoàn kết hợp lại với nhau thì
chẳng bao giờ bị đánh bại, còn nếu cứ cãi cọ mỗi người một phách thì sẽ bị
bẻ gãy một cách dễ dàng.
ANH HAI: Từ nay 3 anh em con sẽ đoàn kết như bó gỗ này để không phụ
lòng cha.
8
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHIM
3.1. Cảnh 3 anh em bàn về ngày giỗ của mẹ
Hình 3.1. Người cha hỏi ý kiến các con về ngày giỗ mẹ
9
Hình 3.2. Các con bàn bạc về ngày giỗ mẹ
Hình 3.3. Anh Cả nêu ý kiến
10
Hình 3.4. Em út cũng tham gia nêu ý kiến
Hình 3.5. Anh Hai để xuất
11
Hình 3.6. Người Cha lắng nghe ý kiến các con
Hình 3.7. Các con tranh cãi,bất đồng quan điểm
12
Hình 3.8. Người cha khóc khi thấy các con bất hòa
3.2. Nỗi lòng của người cha
Hình 3.9. Người cha bày tỏ nỗi lòng của mình với vợ
13
3.3. Bài học của người cha về tình đoàn kết
Hình 3.10. Cha gọi các con vào
Hình 3.11. Các con đi vào
14
Hình 3.12. Anh cả đang cố gắng bẽ gãy thanh gỗ
Hình 3.13. Truyền thanh gỗ cho Anh Hai
15
Hình 3.14. Anh Hai đang cố gắng bẽ gãy thanh gỗ
Hình 3.15. Em Út cố sức bẽ thanh gỗ
16
Hình 3.16. Người cha đang tháo rời những thanh gỗ
Hình 3.17. Người cha đang tháo rời những thanh gỗ
17
Hình 3.18. Các con đang bẽ những thanh gỗ
Hình 3.19. Anh Cả đang thắc mắc vì sao cha lại làm như vậy
18
Hình 3.20. Người Cha đang nói với các con về ý nghĩ của “ba thanh gỗ”
Hình 3.21. Các con đang sũy ngẫm về những lời của người Cha nói
19
Hình 3.22. Bài học của những người con rút ra được từ câu chuyện của cha
20
CHƯƠNG 4. BÀI HỌC CUỘC SỐNG
Phim hoạt hình “Ba thanh gỗ” là câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông
điệp ý nghĩa và quan trọng trong cuộc sống đó là: khi tất cả chúng ta cùng hợp sức
lại với nhau để làm một điều gì đó thì sẽ tạo nên môt sức mạnh vô hình, vô cùng
mạnh mẽ. Nó giúp chúng ta vượt qua tất cả gian nan, khó khăn mà nếu chỉ có một
mình thì bản thân ta sẽ không dễ dàng vượt qua được. Sống đòan kết chúng ta còn
tạo được một mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thân mật với mọi người. Không những thế
ta còn được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng, góp phần làm cho cuộc
sống có ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Nhưng nếu chúng ta không đoàn kết, chỉ nghĩ đến
bản thân thì ta sẽ rất đơn độc, riêng lẻ, dễ bị quật ngã. Điều đó được thể hiện qua
chuyện “ Ba thanh gỗ”, một thanh gỗ đơn lẻ thì rất dễ bẻ gãy, nhưng khi gắn kết các
thanh gỗ vào với nhau thì dù có sức mạng ghê gớm cỡ nào cũng không thể bẻ gãy
được chúng.
Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết
của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực
lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ
vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyên trên sông Bạch Đằng, của Hưng
Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Mông Nguyên đã nêu cao tinh
thần đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc
ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn
năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện
Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì
một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân
tộc: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước trường kì. Từ người trẻ cho đến người
già, từ nam cho đến nữa, từ trí thức cho đến giai cấp công nông cùng nhau góp
sức chung vai gánh vác. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng coi
như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết
tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn
bó đoàn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một
thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước, Bắc – Nam sum vầy.
Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi
đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng và chấn hưng đất
nước. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện,
những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước
không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể,
của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước.
21
Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong
gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình
luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn
đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả
nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, "chị ngã em nâng", thì
đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước.
Tóm lại, câu chuyện trên là một lời dạy, một bài học quí báu: Sức mạnh của
đoàn kết là vô địch. Cho nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh
giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần
hiểu rõ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.
22
CHƯƠNG 5. KT LUẬN
5.1. Ưu điểm
Đồ họa đẹp, các cảnh quay có logic và chuyển động nhân vật hợp lý.
Phim mang lại những khoảnh khắc giải trí cho người xem.
Rút ra được những bài học quý giá.
Phù hợp cho các bài giảng môn đạo đức ở trường tiểu học.
5.2. Nhược điểm
Mặc dù được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn và đã cố gắng rất nhiều trong
quá trình thực hiện, nhưng đề tài của em vẫn còn một số nhược điểm sau:
Về hình đồ họa: các nhân vật thiết kế chưa mang tính sáng tạo, vẫn tham khảo
các sách thiết kế nhân vật hoạt hình.
Về cốt truyện: Cần thêm nhiều chi tiết hơn cho cốt truyện mang nhiều màu
sắc ý nghĩa cuộc sống, đem lại cho người xem nhiều bài học quý báu hơn.
Về kỹ xảo: chưa tạo ra nhiều kỹ xảo để làm cho phim cuốn hút hơn.
5.3. Hướng mở rộng
Do thời gian làm đồ án khá hạn chế, nên em chưa thể định hướng cho bộ phim
hoạt hình có thời lượng dài hơn. Trong tương lai nếu có thời gian:
Em sẽ tập trung xây dựng các bộ phim hoạt hình phục vụ cho môn học Lịch
sử ở trường phổ thông. Chủ đề lịch sử, danh nhân lịch sử của Việt Nam vẫn
đang là một định hướng khá rộng và chưa được khai thác nhiều. Tình trạng
dân ta không biết sử ta vẫn còn quá phổ biến. Cho nên, nếu có điều kiện, tôi
sẽ tập trung xây dựng phim hoạt hình mang tính giáo dục về lịch sử.
Em sẽ cố gắng khai thác tính ứng dụng của đồ họa 3D trong Flash thông qua
các thư viện mở như: Paper Vision3D, Away3D,
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Ngọc Hoàng Thành. Bài giảng “Script và Kĩ Thuật Hoạt Hình” Lưu hành
nội bộ.
2. Tim Jones.Foundation Flash Cartoon Animation.Friendsof Apress.