Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.83 KB, 13 trang )

Pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu
tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam


Hà Thị Thu Trang


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Người hướng dẫn : TS. Vũ Thị Hồng Vân
Năm bảo vệ: 2014
116 tr .

Abstract. Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và chi tiết về các qui
định pháp luật liên quan đến các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại
Việt Nam. Vì vậy, Luận văn có những đóng góp như sau:Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở
lý luận về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.Thứ hai:
Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức huy động vốn
đầu tư xây dựng nhà ở, để từ đó nêu lên những điểm tiến bộ cũng như những tồn tại,
bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về các hình thức huy động vốn đầu tư
xây dựng nhà ở tại Việt Nam.Thứ ba: Nghiên cứu, đánh giá những khó khăn, vướng
mắc trong thực tiễn thi hành pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng
nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân của
những khó khăn, vướng mắc trong thi hành, nhằm đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về các hình thức huy động vốn đầu tư xây
dựng nhà ở trong các dự án phát triển nhà ở tại Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu
quả thi hành những quy định về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở nói
riêng.
Keywords.Luật kinh tế; Huy động vốn; Xây dựng nhà ở; Pháp luật Việt Nam
Content.
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nhu cầu về nhà ở cũng ngày một gia
tăng. Ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế nhu cầu về nhà ở ngày
càng trở nên cấp thiết. Để đáp ứng nhu cầu trên hàng loạt các dự án đầu tư xây dựng
nhà ở đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đã được triển khai với
sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, khó khăn mà bất kỳ chủ đầu tư dự
án nhà ở gặp phải đó là giải quyết bài toán về nguồn vốn đầu tư. Huy động vốn để đầu
tư xây dựng nhà ở từ đâu? Huy động bằng cách nào? Là những câu hỏi đang được đặt
ra cho các chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở đồng thời là mối quan tâm của các cơ
quan quản lý nhà nước và toàn xã hội.
Thực trạng huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở của nước ta những năm qua
cho thấy hành lang pháp lý liên quan đến vấn đề này còn chồng chéo, chưa thống nhất,
chưa có những quy định hướng dẫn cụ thể dẫn đến tình trạng huy động vốn trái phép ở
một số dự án đầu tư. Trước khi Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2010
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005 (sau đây gọi
tắt là Nghị định 71) và Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 09 năm 2010 của Bộ
Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71
(sau đây gọi tắt là Thông tư 16) được ban hành thì việc huy động vốn được quy định
rải rác tại các văn bản pháp luật như Luật Nhà ở 2005, Luật Kinh doanh bất động sản
2006 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành. Theo quy định của Luật Nhà ở 2005:
Trường hợp chủ đầu tư huy động vốn từ tiền ứng trước của người có nhu
cầu mua hoặc thuê nhà ở thì chỉ được áp dụng trong trường hợp thiết kế nhà
ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng. Tổng số tiền
huy động trước khi bàn giao nhà ở cho người có nhu cầu không được vượt
quá 70% giá trị nhà ở ghi trong hợp đồng [40, Khoản 1 Điều 39].
Còn theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 của Luật Kinh doanh bất động
sản 2006:
1. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản và khách hàng được
thỏa thuận trong hợp đồng về việc mua bán nhà, công trình xây dựng hình
thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước và phải bảo đảm các
nguyên tắc sau đây:

a) Việc ứng tiền trước được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được
thực hiện khi chủ đầu tư đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động
sản theo nội dung, tiến độ của dự án đã được phê duyệt, các lần huy động
tiếp theo phù hợp với tiến độ thực hiện đầu tư tạo lập bất động sản;
Liên quan đến việc huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, Nghị
định 90/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở 2005 không đưa ra quy định cụ thể nào về việc huy
động vốn mà chỉ quy định tại Khoản 7 Điều 15 về quyền lợi của chủ đầu tư dự án phát
triển nhà ở thương mại như sau: "Thỏa thuận với người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà
ở để huy động vốn ứng trước theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 của Luật Nhà ở" [13].
Từ các quy định trên đây có thể nhận thấy rằng việc huy động vốn đầu tư xây dựng
nhà ở đặc biệt là nhà ở thương mại còn chưa được thực sự quan tâm, các quy định còn
thiếu chi tiết, nội dung quy định trong các văn bản pháp luật về vấn đề này còn thiếu sự
đồng nhất. Đơn cử, đối với cùng hình thức huy động vốn ứng trước từ người mua nhà ở
hình thành trong tương lai, Luật Nhà ở 2005 cho phép chủ đầu tư được phép huy động
vốn khi thiết kế nhà ở đã được phê duyệt và đã được xây dựng xong phần móng của công
trình, tuy nhiên, theo Luật Kinh doanh bất động sản 2006 thì chủ đầu tư chỉ được phép
huy động vốn khi đã xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho bất động sản theo nội dung,
tiến độ của dự án đã được phê duyệt. Mặt khác, Luật Nhà ở 2005 giới hạn mức vốn
huy động tối đa từ người có nhu cầu mua hoặc thuê nhà trước khi bàn giao nhà là 70%
tổng giá trị hợp đồng còn Luật Kinh doanh bất động sản 2006 lại không có quy định
nào liên quan đến vấn đề này. Sự khác nhau giữa các quy định pháp luật khiến cho
việc áp dụng trên thực tế trở nên khó khăn, cản trở hoạt động đầu tư của các chủ đầu tư
dự án phát triển nhà ở trong khi đó nhu cầu về nhà ở ngày càng gia tăng. Chính điều
này đã tạo điều kiện cho các hoạt động huy động vốn trái phép, gây hậu quả nghiêm
trọng đến lợi ích của khách hàng, đồng thời tạo nên sự thiếu minh bạch trong thị
trường nhà ở của nước ta.
Đứng trước yêu cầu cần phải có một hành lang pháp lý vững chắc để điều
chỉnh và quản lý hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở, ngày 23 tháng 06 năm
2010 Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 71 trong đó đưa ra các quy định chi

tiết điều chỉnh hoạt động huy động vốn xây dựng nhà ở. Mặc dù, các văn bản hướng
dẫn Luật Nhà ở 2005 và Luật Kinh doanh bất động sản 2006 trước đó đều đã có quy
định cho phép chủ đầu tư được huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở tại các dự án phát
triển nhà ở, tuy nhiên như đã đề cập ở trên tất cả các quy định đều chưa tạo ra một
khuôn khổ pháp lý rõ ràng, chưa thực sự quan tâm đến việc huy động vốn từ các chủ
thể khác để thu hút nguồn vốn dồi dào cho hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở. Chỉ đến
khi Nghị định 71 và Thông tư 16 ra đời thì bài toán về vốn đầu tư xây dựng nhà ở cho
các nhà đầu tư trong lĩnh vực này mới thực sự có lời giải trọn vẹn.
Theo quy định tại Nghị định 71 và Thông tư 16, trường hợp chủ đầu tư dự án
phát triển khu nhà ở, dự án khu đô thị mới (chủ đầu tư cấp I) có nhu cầu huy động vốn
để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với phần diện tích xây dựng nhà ở và đầu tư
xây dựng nhà ở trong khu nhà ở, khu đô thị đó thì việc huy động vốn sẽ được thực hiện
theo các hình thức cụ thể với các điều kiện tương ứng. Theo quy định của Luật Nhà ở
2005, nguồn vốn để phát triển nhà ở thương mại bao gồm các nguồn sau: Vốn của chủ
đầu tư; Vốn liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân khác; Vốn vay của tổ chức tín
dụng; Vốn từ tiền ứng trước của bên có nhu cầu mua hoặc thuê nhà ở và vốn huy động
từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật [40, Điều 38]. Phù hợp với các quy
định của Luật Nhà ở 2005, Nghị định 71 và Thông tư 16 đã đưa ra quy định cụ thể về
các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở với các điều kiện tương ứng để các
chủ đầu tư lựa chọn: Ký hợp đồng vay vốn của tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư hoặc
phát hành trái phiếu; Ký hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác đầu tư với chủ đầu
tư cấp II nhằm mục đích chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hạ tầng kỹ thuật cho
chủ đầu tư cấp II; Ký hợp đồng, văn bản góp vốn hoặc hợp đồng, văn bản hợp tác đầu
tư với tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng nhà ở; Ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với
doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở; và ký
hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Như vậy có thể thấy việc đưa ra các quy định cụ thể về huy động vốn và các
hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Nghị định 71 và Thông tư 16 là
hoàn toàn phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Tuy nhiên, tính hiệu quả, tích cực của các
quy định này đến đâu còn dựa trên kết quả thu được từ thực tiễn thi hành trong thực tế.

Nhận thấy việc nghiên cứu các quy định về các hình thức huy động vốn đầu tư xây
dựng nhà ở tại Nghị định 71 và Thông tư 16 và việc áp dụng các quy định này trong
thực tế là cần thiết để tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch đồng thời góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan. Vì vậy, chúng tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề
tài: "Pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam"
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học Luật. Trong phạm vi hiểu biết của mình, chúng
tôi không tham vọng sẽ giải quyết toàn bộ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan
đến hoạt động huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở nói chung mà chỉ dừng lại ở việc
hiểu rõ bản chất của các quy định pháp luật tại Nghị định 71 và Thông tư 16 về các hình
thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trong các dự án phát triển nhà ở
thương mại tại Việt Nam, thực trạng thi hành các quy định này trên thực tế kể từ sau khi
Nghị định 71 và Thông tư 16 được ban hành để qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm
khắc phục thực trạng trên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc huy động vốn đối với thị trường bất động sản nói chung và thị trường nhà
ở nói riêng hiện là một đề tài được xã hội đặc biệt quan tâm, có khá nhiều bài viết học
thuật cũng như công trình nghiên cứu viết về vấn đề này. Qua quá trình nghiên cứu và
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy có một số công trình, bài viết đề cập đến một số nội dung
liên quan đến đề tài trên như: "Pháp luật về huy động vốn trong hoạt động đầu tư kinh
doanh bất động sản - Thực tiễn và hướng hoàn thiện", của Nguyễn Thị Khánh, Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; "Pháp luật về huy động vốn của
nhà đầu tư trong hoạt động kinh doanh bất động sản", của Nguyễn Thị Hương, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2012; "Pháp luật về nhà ở, thực
trạng và giải pháp", của Vũ Thị Tuyết Loan, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học
Luật Hà Nội, 2010; "Quy định pháp lý về nhà ở và vấn đề huy động vốn đầu tư của
doanh nghiệp", của Đào Ngọc Chuyên, đăng trên Tạp chí Ngân hàng nhà nước Việt Nam,
số 19, 10/2010 (trang 71-73); "Về kiến nghị của Bộ Xây dựng liên quan đến giao dịch
nhà ở", của Đỗ Văn Đại, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18(203), 9/2011
(trang 26-31) Các công trình nghiên cứu, bài viết trên đây đã đưa ra những phân tích
đánh giá về việc huy động vốn đối với hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản, thể

hiện những quan điểm lý luận về lĩnh vực đầu tư này. Tuy nhiên, xem xét dưới góc độ
các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thì hiện nay chưa có một công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này, cũng như chưa đưa ra các phân
tích sâu sắc về thực trạng thi hành các quy định pháp luật về các hình thức huy động
vốn trong hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở của các doanh nghiệp để từ đó đề xuất
những kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Được xem như là
một thành tố của thị trường bất động sản, trên nguyên tắc việc huy động vốn đầu tư
xây dựng nhà ở phải tuân theo các quy định chung áp dụng cho hoạt động đầu tư kinh
doanh bất động sản. Tuy nhiên, do thị trường nhà ở chiếm một vị trí đặc biệt đối với sự
phát triển kinh tế xã hội nên việc huy động vốn trong lĩnh vực này có những đặc điểm
và hình thức chuyên biệt hơn. Việc đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về các
hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam phần nào sẽ đem đến
những đánh giá sâu sắc về vấn đề này. Từ những lý do nêu trên có thể khẳng định rằng
đây thực sự là một đề tài nghiên cứu hoàn toàn mới mẻ.
3. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm lý luận của các nhà khoa học về vốn và hoạt
động huy động vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, pháp luật về đầu tư, các hình
thức huy động vốn trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó, đề tài còn sử
dụng một số phương pháp khoa học khác như: phân tích, so sánh, tổng hợp, tham khảo
ý kiến của các chuyên gia và tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu đề tài.
Kết hợp việc nghiên cứu qui định pháp luật về các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở tại
Việt Nam với tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật trên thực tế để đưa ra những nhận
định, đánh giá chính xác và đầy đủ nhất.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn thi
hành các qui định pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại
Việt Nam được quy định trong Nghị định 71 và Thông tư 16. Từ đó, đưa ra một số đề
xuất cho việc thực thi và tiếp tục hoàn thiện các quy định của Nghị định 71 và Thông
tư 16 liên quan đến vấn đề này. Với mục đích đó đề tài có những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà
ở tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật hiện hành về các hình thức huy
động vốn đầu tư xây dựng nhà ở, để từ đó nêu lên những điểm tiến bộ cũng như những
tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về các hình thức huy động vốn
đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành
pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong các dự án phát
triển nhà ở, đồng thời tìm hiểu những nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc
trong thi hành, nhằm đưa ra một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp
luật hiện hành về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở trong các dự án
phát triển nhà ở tại Việt Nam nói chung và nâng cao hiệu quả thi hành những quy định
về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở nói riêng.
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Việc huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở được quy định trong rất nhiều văn
bản pháp luật và được nghiên cứu dưới rất nhiều khía cạnh. Tuy nhiên trong khuôn
khổ luận văn thạc sĩ chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện
hành, mà trọng tâm là nghiên cứu các quy định của Nghị định 71 và Thông tư 16 về
các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại (tức là nhà ở do tổ
chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng để bán, cho thuê theo nhu
cầu và cơ chế thị trường) trong các dự án phát triển nhà ở thương mại tại Việt Nam.
Luận văn không nghiên cứu quy định về các hình thức huy động vốn cũng như hoạt
động huy động vốn của các chủ đầu tư tại các dự án phát triển nhà ở khác bao gồm
nhưng không giới hạn dự án phát triển nhà ở xã hội, dự án phát triển nhà ở công vụ…
6. Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và chi tiết về các quy định
pháp luật liên quan đến các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại
tại Việt Nam. Vì vậy, luận văn có những đóng góp như sau:
Thứ nhất: Lần đầu tiên các quy định về các hình thức huy động vốn đầu tư xây
dựng nhà ở thương mại được nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết. Việc nghiên cứu sẽ

đem đến những đánh giá khách quan, toàn diện về các quy định pháp luật liên quan
đến các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại Việt Nam, phát
hiện những điểm mới, tiến bộ cũng như những quy định bất cập, đồng thời đưa ra các
đề xuất nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh vấn đề này.
Thứ hai: Luận văn đã phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định liên
quan đến các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại Việt Nam
trên cơ sở tham chiếu với một số ví dụ điển hình trên thực tế, mặc dù việc thu thập các
thông tin, tài liệu là tương đối khó khăn, nhạy cảm.
Thứ ba: Qua quá trình nghiên cứu những quy định pháp luật về các hình thức
huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở thương mại tại Việt Nam, luận văn đã đưa ra một
số đề xuất kiến nghị góp phần nâng cao tính hiệu quả của các quy định pháp luật trong
thực tiễn thi hành.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về các hình thức huy động vốn đầu tư xây
dựng nhà ở
Chương 2: Quy định pháp luật về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà
ở tại Việt Nam
Chương 3: Thực tiễn thi hành và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành
quy định về các hình thức huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 211/2012/TT-BTC ngày 05/12 hướng dẫn thực
hiện một số điều của Nghị định 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10/2011 của Chính phủ về
phát hành trái phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.
2. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 05/2006/TT-BXD ngày 01/11 hướng dẫn về việc
thực hiện một số nội dung của Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
3. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BXD ngày 18/8 hướng dẫn thực
hiện quy chế khu đô thị mới ban hành theo Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05

tháng 01 năm 2006 của Chính phủ, Hà Nội.
4. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5 hướng dẫn thi hành
một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bất động
sản, Hà Nội.
5. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9 quy định cụ thể và
hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP, Hà Nội.
6. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9 hướng dẫn thực
hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 06 năm
2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất
động sản, Hà Nội.
7. Bộ Xây dựng - Bộ Kế hoạch và Đầu Tư (2009), Thông tư liên tịch số
30/2009/TTLT-BXD-BKH ngày 27/8 quy định chi tiết một số điểm tại Nghị định số
33/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về việc thực hiện thí
điểm một số thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng đối với dự án khu đô thị
mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kinh tế công cộng, Hà Nội.
8. Quang Cảnh (2013), "Tín dụng và bất động sản: Mỗi thời mỗi khác",
, ngày 19/7.
9. ""Chiêu" mới của doanh nghiệp bất động sản" (2008), , ngày
17/7.
10. Chính phủ (2001), Nghị định 71/2001/NĐ-CP ngày 05/10 ề ưu đãi đầu tư xây
dựng nhà ở để bán và cho thuê, Hà Nội.
11. Chính phủ (2005), Nghị định số 02/2005/NĐ-CP ngày 05/01 về việc ban hành quy
chế khu đô thị mới, Hà Nội.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6 về phòng, chống rửa
tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.
14. Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bất động sản, Hà Nội.

15. Chính phủ (2009), Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10 về việc cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, Hà
Nội.
16. Chính phủ (2010), Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành luật nhà ở, Hà Nội.
17. Chính phủ (2011), Nghị định số 90/2011/NĐ-CP ngày 14/10 về phát hành trái
phiếu doanh nghiệp, Hà Nội.
18. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02 về những giải pháp chủ yếu
tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Hà
Nội.
19. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật chứng khoán, Hà Nội.
20. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01 về quản lý đầu tư
phát triển đô thị, Hà Nội.
21. Đào Ngọc Chuyền (2010), "Quy định pháp luật về nhà ở và vấn đề huy động vốn
đầu tư của doanh nghiệp", Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (19), tr. 71-73.
22. Công ty cổ phần chứng khoán Phương Nam (2013), "Báo cáo phân tích ngành bất
động sản", , ngày 07/3.
23. Công ty cổ phần đầu tư F.I.T. (2013), "Đánh giá Thị trường trái phiếu doanh
nghiệp năm 2013", , ngày 26/02.
24. Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2013), "Gần 15.300 doanh nghiệp phá sản,
ngừng hoạt động chỉ là phần nổi", , ngày 01/03.
25. Anh Đào (2013), "Dự án chung cư binh đoàn 12 (Đại Mỗ) vào tầm ngắm",
, ngày 9/11.
26. Nguyễn Thị Hương (2012), Pháp luật về huy động vốn của nhà đầu tư trong hoạt
động kinh doanh bất động sản, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đa
̣
i ho
̣

c Lu ật
Hà Nội, Hà Nội.
27. Trần Quang Huy (2011), "Các vấn đề pháp lý về đất đai và bất động sản ở Cộng
hòa Liên bang Đức", Luật học, (9), tr. 104-111.
28. Hoàng Mạnh Khương (2004), Những vấn đề pháp lý về việc giao đất cho các tổ
chức trong nước để xây dựng nhà ở để cho thuê ở đô thị, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đa
̣
i ho
̣
c Luật Hà Nội, Hà Nội.
29. Hoàng Lan (2012), "Báo cáo Quốc hội về tồn kho bất động sản",
, ngày 05/09.
30. Vũ Thị Tuyết Loan (2010), Pháp luật về nhà ơ
̉
, thư
̣
c tra
̣
ng và gia
̉
i pháp, Khóa luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
31. Công Minh và Trần Khánh (2013), "Nhiều nghi vấn dấu hiệu lừa đảo tại dự án Sky
Garden Towers", , ngày 14/11.
32. "Móng chưa xong, nhà đã bán, chủ đầu tư Sky Garden "phạm luật"" (2012),
, ngày 15/10.
33. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5 quy định về
các tỷ lệ bảo đảm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
34. Doãn Hồng Nhung và Dương Thị Thanh Hoàn (2010), Hoàn thi ện pha

́
p lu ật về
sàn giao dịch kinh doanh bất động sa
̉
n ơ
̉
Việt Nam, Nxb Đa
̣
i ho
̣
c Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.
35. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.
36. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội.
37. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Luật Đấu thầu, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
40. Quốc hội (2005), Luật Nha
̀
ơ
̉
, Hà Nội.
41. Quốc hội (2005), Luật Thương ma
̣
i, Hà Nội.
42. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
43. Quốc hội (2009), Luật số 34/2009/QH12 ngày 18/6 về sư
̉
a đô
̉

i, bô
̉
sung Điều 126
của Luật Nha
̀
ơ
̉
va
̀
Điều 121 của Luật Đất đai, Hà Nội.
44. Quốc hội (2010), Luật số 60/2010/QH12 ngày 24/11 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật chứng khoán, Hà Nội.
45. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
46. Sàn giao dịch bất động sản Khang Gia Hân (2011), "Sẽ quản lý chặt các dự án bất
động sản", , ngày 17/06.
47. Tổng công ty VINACONEX (2010), "Trái phiếu bất động sản - kênh bổ sung
nguồn vốn hiệu quả", , ngày 11/01.
48. Nguyễn Thu Trang, Chu Thị Việt Anh (2010), "Kinh nghiệm ngăn chặn bong bóng
bất động sản tại Trung Quốc", Ngân hàng nhà nước Việt Nam, (18), tr 12-13.
49. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình kinh tế đầu tư, Nxb Thống
kê, Hà Nội.
50. Nguyễn Quang Tuyến (2012), Pháp luật về kinh doanh dịch vụ bất động sản ở Việt
Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
51. Viện Kinh tế xây dựng (2013), "Thị trường bất động sản và tác động đến ổn định
kinh tế vĩ mô, sản xuất kinh doanh và bảo đảm an sinh xã hội",
, ngày 15/4.
52. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
53. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.


×