Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật trung quốc, nhật bản và pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.72 KB, 10 trang )

Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp
luật Trung Quốc, Nhật Bản và pháp luật
Việt Nam


Nguyễn Thiên Triệu


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 60
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Toàn Thắng
Năm bảo vệ: 2013
110 tr .

Abstract. Hệ thống lại kiến thức có liên quan đến bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu
theo các Công ước quốc tế.Phân tích các quy định về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu
theo pháp luật Nhật Bản, Trung Quốc và pháp luật Việt Nam. Qua đó có sự đánh giá
học hỏi kinh nghiệm từ các nước này.Làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vai
trò của các quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu
cho các nạn nhân bị thiệt hại từ sự cố ô nhiễm dầu.Bằng những lập luận, phân tích
khoa học, tác giả đề xuất quan điểm, phương hướng và kiến nghị cụ thể để xây dựng
và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu
Keywords.Luật Quốc tế; Ô nhiễm dầu; Pháp luật Trung Quốc; Pháp luật Nhật Bản;
Pháp luật Việt Nam
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước thế kỷ XX các quốc gia trên thế giới rất ít quan tâm đến nguồn ô nhiễm
trên biển do tàu mà chú ý đến các mục đích của thương mại quốc tế, cho đến khi sự
gia tăng ngày càng lớn mạnh của vận tải hàng hải trên toàn thế giới cùng sự phát
triển của các con tàu có kích thước khổng lồ là mối đe dọa tiềm tàng đối với môi
trường biển, cụ thể là ô nhiễm dầu từ thảm họa Torrey Canyon 1967, một chiếc tàu


đăng ký từ Liberia với công suất tải trọng 12.300 tấn là một trong những tàu lớn nhất
năm 1967 trên thế giới, chở 120.000 tấn dầu thô bị mắc cạn tại Anh và gây ra vụ tràn
dầu lớn. Từ đây, các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và công đồng quốc
tế nói chung mới nhìn thấy rõ mức độ nghiêm trọng và tính cấp bách của vấn đề ô
nhiễm môi trường biển.
Ô nhiễm môi trường biển gây ra những tổn thất nặng nề về đánh bắt thủy sản,
nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch….; mặt khác, việc khắc phục những thiệt hại tốn rất
nhiều thời gian và chi phí, cũng như công tác ngăn chặn, hạn chế và làm sạch môi
trường biển và việc định lượng tính toán đối với thiệt hại để đòi bồi thường là rất khó
khăn.
Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài 3260km, vùng biển rộng khoảng
1.000.000km
2
, gấp 3 lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản
và có đường hàng hải quốc tế quan trọng chạy qua với lượng dầu các tàu chuyên chở
khoảng 200 triệu tấn/năm. Những đặc điểm đó vô cùng thuận lợi cho phát triển kinh tế,
hội nhập với thế giới, song mặt trái của nó là làm cho nguy cơ ô nhiễm biển do dầu
ngày càng gia tăng.
Hiện nay, các nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm biển do dầu từ tàu ở Việt
Nam từ trước đế nay còn hạn chế, thiếu hiệu quả do những bất cập về thể chế và thiếu
chính sách mang tính phối hợp liên hoàn về phòng ngừa, xử lý và bồi thường thiệt hại
ô nhiễm của tất cả các bộ, ngành liên quan, trong đó có vấn đề nghĩa vụ và năng lực
của chủ tàu trong việc thanh toán đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu. Đây là mối
quan tâm hàng đầu của Việt Nam cũng như của các quốc gia ven biển nói chung.
Trong xu thế toàn cầu hóa, nhằm hoàn thiện và thống nhất chính sách của quốc
gia, tạo điều kiện cho hoạt động của đội tàu dầu Việt Nam, ngày 17/6/2003, Chủ tịch
nước Trần Đức Lương đã ký quyết định Việt Nam chính thức tham gia CLC 92 (Công
ước này có hiệu lực với Việt Nam vào ngày 17/6/2004). Việc tham gia CLC 92 đã góp
phần hoàn thiện những hạn chế của cơ chế bồi thường thiệt hại ô nhiễm biển do dầu tại
Việt Nam, tuy nhiên Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên gia pháp lý đủ mạnh, cũng như

chưa được hưởng những lợi ích thiết thực từ các thể chế quốc tế liên quan đến bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu do các quy định pháp lý trong nước chưa đủ đáp ứng yêu
cầu mà CLC 92 đề ra. Mặt khác, do chưa tham gia FC 92 nên khi có tai nạn ô nhiễm dầu
xảy ra trong vùng biển nước ta, về nguyên tắc các chủ tàu chỉ phải chịu bồi thường thiệt
hại trong một giới hạn nhất định theo quy định của CLC 92. Như vậy, nếu thiệt hại xảy
ra vượt mức giới hạn trách nhiệm của chủ tàu thì chúng ta không được hưởng nguồn tài
chính của Quỹ đền bù quốc tế để khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường biển của Việt
Nam. Có thể nói, về tổng thể, cơ chế trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại ô nhiễm
biển do dầu chưa thể triển khai có hiệu quả ở Việt Nam mặc dù chúng ta đã tham gia
CLC 92.
Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia đã tham gia CLC 92 và nội luật hóa
các quy định của Công ước này vào pháp luật quốc gia, đã xây dựng được các quy
phạm pháp luật cụ thể điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu, do đó, trên
cơ sở nghiên cứu luật pháp quốc tế, luật pháp Trung Quốc, Nhật Bản, tác giả muốn
đưa ra cách đánh giá tổng quát, cũng như đưa ra cách nhìn rõ nét về việc thực hiện các
công ước quốc tế và vai trò quan trọng của nó đối với các quốc gia; mặt khác, Việt
Nam có thể đưa ra cách nhìn nhận và học hỏi từ các quốc gia này. Trên cơ sở đó tác
giả đã lực chọn đề tài “ Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung
Quốc, Nhật Bản và pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Chương trình
đào tạo Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở đối chiếu, so sánh các quy định của pháp luật quốc tế, luận văn góp
phần làm sáng tỏ nội dung của pháp luật Trung Quốc, pháp luật Nhật Bản về bồi
thường thiệt hại ô nhiễm do dầu; tìm ra những hạn chế trong pháp luật Việt Nam, cả
trên phương diện lý luận, kỹ thuật lập pháp và tổ chức thực hiện, qua đó đề xuất những
phương hướng, giải pháp, quan điểm nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Ô nhiễm dầu trên biển có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do
tàu chở dầu bị tai nạn đắm trên đại dương; do hoạt động của các cảng biển trong các

vùng nước ven bờ; do sự cố tràn dầu từ giàn khoan dầu; do quá trình khai thác ở thềm
lục địa; do chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu; do đánh đắm các giàn khoan dầu quá
hạn; do chiến tranh hoặc do hoạt động kiến tạo địa chất v.v…, nhưng trong phạm vị
luận văn, tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu các vấn đề bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ
tàu, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất các kiến nghị,
giải pháp.
4. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm dầu từ tàu trên biển không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy
nhiên việc xây dựng các quy định pháp luật liên quan nhằm điều chỉnh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu tại Việt Nam vẫn luôn là vấn đề nhức nhối được đặt ra
Vấn đề ô nhiễm dầu từ tàu trên biển không phải là một vấn đề mới mẻ, tuy nhiên việc
xây dựng các quy định pháp luật liên quan nhằm điều chỉnh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ô nhiễm dầu tại Việt Nam vẫn luôn là vấn đề nhức nhối được đặt ra, số lượng
công trình nghiên cứu hiện nay chưa nhiều, ở Việt Nam các tài liệu nghiên cứu đáng
kể trong nước bao gồm bài báo khao học “Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống
ô nhiễm dầu ở các vùng biển (Tạp chí nghiên cứu Lập pháp); “ Tổng quan pháp luật
Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm dầu ở các vùng biển” (Tạp chi khoa học
DHQGHN) của PGS.TS Nguyễn Bá Diến; “Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài
về chống ô nhiễm dầu” Luân văn Tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội của TS.
Mai Hải Đăng và cuốn “ Bảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp” của tác gả
Nguyễn Hồng Thao, đặc biệt công trình nghiên cứu cấp nhà nước “ Xây dựng cơ sở
pháp lý cho việc đánh giá và đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên vùng biển
Việt Nam” do Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế chủ trì, Chủ nhiệm: PGS.TS
Nguyễn Bá Diến.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã cố gắng sưu tầm và sử dụng thông tin từ
những nguồn tư liệu khai thác được tại kho lưu trữ của Thư viện Quốc gia và Thư
viện Đại học Quốc gia Hà Nội và các tài liệu thu thập qua mạng Internet.
Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích – tổng
hợp dựa trên cơ sở phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng. Các phương
pháp bổ trợ khác có phương pháp logic, thống kê, quy nạp để rút ra bản chất của các sự
vật, hiện tượng thuộc đối tượng nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Việc phân tích pháp luật quốc tế và pháp luật của Trung Quốc, Nhật Bản về bồi
thường thiệt hại ô nhiễm dầu nhằm đưa ra những đánh giá và làm rõ những căn cứ
khoa học cho việc xây dựng các quy định pháp lý về bồi thường thiệt hại về ô nhiễm
dầu tại Việt Nam; mặt khác, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của Việt Nam về bồi thường thiệt hại ô nhiễm dầu từ tàu biển thông
qua việc học hỏi kinh nghiệm Trung Quốc, Nhật Bản.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương với cấu trúc như sau:
Chương 1: Pháp luật quốc tế về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu nền tảng
pháp lý cơ sở cho pháp luật quốc gia
Chương 2: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu theo pháp luật Trung Quốc,
Nhật Bản.
Chương 3: Pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu, thực trạng và
giải pháp hoàn thiện quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. BGTVT (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BGTVT ngày 11/8/2009 về báo cáo và
điều tra tai nạn hàng hải
2. Bộ KHCNMT (1995), Thông tư số 2262/1995/TT-MTG ngày 29/12/1995 về việc
khắc phục sự cố tràn dầu
3. Bộ luật dân sự 2005, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Bộ luật hàng hải Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Chính phủ (2011), Nghị định 48/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

6. Chính phủ (2013), Quyết định 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 về việc ban
hành Quy chế hoạt động hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
7. Chính phủ (2012), Quyết định số 432/2012/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt
chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020
8. Công ước quốc tế về luật biển 1982 (1999), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội
9. Cục đăng kiểm Việt Nam (2010), MARPOL 73/78 ấn phẩm hợp nhất, Hà Nội
10. Cục hàng hải Việt Nam (2009), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với
thiệt hại do ô nhiễm từ dầu nhiên liệu Bunker 2001, Hà Nội
11. Cục hàng hải Việt Nam (2003), Sổ tay pháp luật hàng hải, Nhà xuất bản GTVT,
Hà Nội
12. Cục hàng hải Việt Nam (2012), Báo cáo thống kê tai nạn hàng hải năm 2011, Hà
Nội
13. Cục hàng hải Việt Nam (2012), Đề án đề xuất gia nhập phụ lục III, IV, V, VI của
Công ước Marpol 73/78, Hà Nội
14. Nguyễn Bá Diến (2011), “Pháp luật một số quốc gia về phòng, chống ô nhiễm
dầu ở các vùng biển”, Tạp chí nghiên cứu Lập pháp, Văn phòng Quốc hội.
15. Nguyễn Bá Diến (2008), “Tổng quan pháp luật Việt Nam về phòng, chống ô nhiễm
dầu ở các vùng biển”, Tạp chi khoa học DHQGHN, Kinh tế - Luật.
16. Nguyễn Đình Dương (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ đề
tài Ô nhiễm dầu trên vùng biển Việt Nam và Biển Đông, chương trình nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước KC.09/06-10, Bộ KHCN
17. Mai Hải Đăng (2013), Pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài về chống ô
nhiễm dầu, Luân văn Tiến sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Nguyễn Song Hà (2011), Vấn đề bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu trên biển
theo pháp luật quốc tế và pháp luật nước ngoài, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại
học Quốc gia Hà Nôi.
19. Đặng Thanh Hà (2005), Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với thiệt hại
ô nhiễm dầu 1992 và việc tổ chức thực hiện tại Việt nam, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Đại học Quốc gia Hà Nội

20. Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2005), Lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên, môi trường
các hệ sinh thái biển do sự cố tràn dầu, đề xuất biện pháp trước mắt và lâu dài để
phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm dầu, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Đại học Quốc gia
21. Hiến pháp 1992, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội.
22. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (1997), Giáo trình lý luận chung về Nhà
nước và pháp luật, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
23. Khoa Luật – Đại học Tổng hợp Hà Nội (1994), Giáo trình Luật quốc tế, Hà Nội
24. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2000), Giáo trình Nhà nước và pháp luật
đại cương, Nhà xuất bản đại học quốc gia hà nội
25. Khoa Luật – Đại học Quốc gia hà nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia hà Nội, hà Nội
26. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
27. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trinh luật thương mại quốc tế, NXB
ĐHQGHN, HN.
28. Khoa Luật – DHQGHN, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB DHQGHN, HN
29. Lê Kim Loan (1998), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ
luật dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Viên nghiên cứu Nhà nước và
pháp luật, TPHCM
30. Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia, HN
31. Luật Biển Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, HN
32. Luật kinh doanh bảo hiểm, NXB Chính trị quốc gia, HN
33. Nguyễn Thị Như Mai, Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp
luật hàng hải Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Khoa Luật, DHQGHN
34. Lưu Ngọc Tố Tâm, Pháp luật kiểm soát ô nhiễm môi trường biển trong hoạt động
hàng hải ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường ĐH Luật HN.
35. Nguyễn Hồng Thao, Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam, Luật pháp và thực tiễn,
NXB Thống kê, HN
36. Nguyễn Hồng Thao, Bảo vệ môi trường biển – vấn đề và giải pháp, NXB Chính

trị quốc gia, HN
37. Trần Ngọc Toàn, Pháp luật về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường biển và việc thực
thi công ước MARPOL 73/78 tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, ĐHQGHN
38. Tuyển tập các Công ước hàng hải Quốc tế, NXB Lao động, HN
39. Đoàn Thị Vân, Pháp luật về phòng, chống ô nhiễm dầu từ tàu biển, Luận văn
thạc sỹ luật học, ĐHQGHN
40. Viên Ngôn ngữ học, Từ điển Anh Việt, NXB TPHCM, TPHCM
41. Viên Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng
Tiếng Anh
42. Brans, Liability for Damage to Publich Natural Resources: Standing, Damage and
Damage Assessment, Kluwer Law International
43. Bryan. A. Garner, Black’s Law Dictionary, ninth edition, Wesst publishing, America
44. ITOPF, Oil Spill Compensation a Guide to The international Conventions On
Liability and Compensation For Oil Pollution Damage
45. ITOPF, Claims Manual
46. ITOPF, Oil spills from tankers Statistic
47. ITOPF, Annual Trport 2011
48. ITOPF, Annual Trport 2012
49. ITOPF, the International regime for Compensation for oil pollution damage,
Explanatory note prepared by the Secretariat of the International Oil Pollution
Compensation Funds
50. United Nations, Liability anh Compensation for Ship-Sljrce Oil Pollution: An
Overview of the International Legal Framework for Oil Pollution Damage from
Tankers, New York and Geneva
51. Wang Hui, Civil Liability for Marine Oil Pollution Damage – A comparative and
economic study of the international, US and the Chinese compensation regime,
Doctorate thesis, Erasmus University Rotterdam
52. Wu, C., Pollution from the Carriage of Oil by Sea: Liability and Compensation, Kluwer
Law International
53. Zhendi Wang and Scott A. Stout, Oil Spill Environmental Forensics, Elsevier

Science Ltd
Trang web
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
62.
63. statistics
64.
65.
66. Http://www.novexcn.com/civil_law_1994.html
67. />november-2009-regulations-of-the-peoples-republic-of-china-on-the-prevention-
and-contro-of-marine-pollutin-from-ships-167/
68.
69.
70.
71. />Convention-on-Civil-Liability-for-Oil-Pollution-Damage-(CLC).aspx
72. />x.xls

×