Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.51 KB, 8 trang )


Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam

Phạm Hải Ly

Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thuận
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Trình bày khái niệm giao dịch tư lợi nói chung, giao dịch tư lợi tại ngân
hàng thương mại nói riêng và pháp luật điều chỉnh giao dịch này trên thực tế. Tìm hiểu
các biện pháp pháp luật đặt ra nhằm kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng thương mại ở Việt Nam, từ đó đánh giá các quy định pháp luật về
vấn đề này. Trên cơ sở các đánh giá, kiến nghị một số vấn đề để hoàn thiện pháp luật
trong kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Giao dịch tư lợi; Hoạt động kinh doanh; Ngân hàng
thương mại; Luật dân sự.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hệ thống ngân hàng đang đứng trước có nguy cơ sẽ có
không ít ngân hàng đổ vỡ hoặc phá sản do quản lý yếu kém, không đánh giá được thực chất
tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đi vay bởi rất nhiều trong số khoản vay của
doanh nghiệp đã được thực hiện bằng “quan hệ”, bằng những giao dịch phi lợi ích ngân hàng,


trong đó có giao dịch tư lợi. Điều này khiến cho tình hình nợ xấu và vấn đề thanh khoản tại
các ngân hàng trở nên căng thẳng. Trong thời gian qua, bên cạnh sự phản ánh của hệ thống
phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng liên tục phát đi
những thông điệp, chỉ thị yêu cầu các ngân hàng thương mại nhanh chóng giảm tỷ lệ nợ xấu
xuống mức an toàn [9]. Giảm tỷ lệ nợ xấu không đơn giản là thay đổi số liệu trên sổ sách mà
sâu xa hơn là việc ngăn chặn và triệt tiêu nguyên nhân gây ra nó. Nói cách khác, đó là việc
ngăn chặn và triệt tiêu các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại.
Pháp luật các nước có hệ thống ngân hàng phát triển đã sớm đưa ra các quy định và
chế tài ngăn ngừa hành vi tư lợi. Chẳng hạn như ở Mỹ, giao dịch giữa thành viên ngân hàng
với ngân hàng phải công khai, trong đó, thành viên ngân hàng phải thông báo và giải trình về
giao dịch, tình trạng tài chính của bản thân với Ban quản trị ngân hàng. Tại Anh, pháp luật
quy định các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi cũng phải được thông qua bởi các cổ đông,
kể cả trong trường hợp nó được xác lập một cách công bằng.
Tại Việt Nam, pháp luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng, qua nhiều lần sửa đổi cũng đã
quy định về vấn đề này nhưng chưa đầy đủ và tính răn đe chưa cao. Trong khi đó, lợi nhuận
từ các giao dịch mang tính tư lợi quá lớn và hết sức hấp dẫn nên không ít cá nhân và nhóm
các cá nhân đã bất chấp qui định pháp luật để thực hiện giao dịch nhằm thu lợi cho mình và
nhóm của mình. Chẳng hạn như việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền tại ngân hàng khác để
hưởng lãi suất chênh lệch tại ngân hàng ACB trong các năm 2011-2012 hay tình trạng một số
ngân hàng thương mại đi vay của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất thấp để cho vay lại với lãi
suất cao hơn, không qua kiểm soát, gây thất thoát cho nhà nước nhiều ngàn tỷ đồng mà các
phương tiện thông tin đại chúng thời gian gần đây đã loan tin. Những giao dịch này đặt ngân
hàng trước nguy cơ gia tăng nợ xấu, trong đó có những khoản nợ không có khả năng thu hồi,
trực tiếp ảnh hưởng tới an toàn hoạt động của các ngân hàng. Trong khi đó, doanh nghiệp
thực sự có nhu cầu vay vốn không thể tiếp cận vốn do lãi suất quá cao, thúc đẩy tình trạng “đi
đêm” giữa người vay vốn và nhân viên tín dụng ngân hàng, khiến cho hoạt động tư lợi diễn ra
mạnh mẽ và đa dạng hơn trước. Điều này làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư, làm tổn hại
tới sự an toàn và bền vững của hệ thống ngân hàng trong nước.
Thực tế đó không chỉ đòi hỏi pháp luật ngân hàng mà pháp luật của các ngành luật khác cần

có những thay đổi một cách đồng bộ để kịp thời ngăn ngừa và xử lý các hành vi tư lợi trong
hoạt động ngân hàng. Tại Việt Nam, pháp luật về ngân hàng và các tổ chức tín dụng qua
nhiều lần sửa đổi cũng đã điều chỉnh vấn đề này nhưng tính răn đe chưa cao nên việc nghiên
cứu, bổ sung quy định pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động của các ngân
hàng nói chung và nhất là ngân hàng thương mại nói riêng ở Việt Nam là rất cần thiết. Chính
vì lẽ đó, tác giả đã chọn “Pháp luật về kiểm soát các giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong
muốn góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi, đặc biệt trong lĩnh
vực ngân hàng, hạn chế các giao dịch xấu nhằm hạn chế nợ xấu, lấy lại lòng tin của công
chúng đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu giao dịch tư lợi và pháp luật điều chỉnh
giao dịch này trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trên thực tế, qua đó thấy
được những ưu điểm và hạn chế của các quy định hiện hành nhằm đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu đề tài nhằm một số mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, nắm bắt được khái niệm giao dịch tư lợi nói chung, giao dịch tư lợi tại ngân
hàng thương mại nói riêng và pháp luật điều chỉnh giao dịch này trên thực tế.
Thứ hai, thấy được các biện pháp pháp luật đặt ra nhằm kiểm soát giao dịch tư lợi
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thương mại, từ đó đánh giá các quy
định pháp luật về vấn đề này.
Thứ ba, trên cơ sở các đánh giá, kiến nghị một số vấn đề để hoàn thiện pháp luật trong
kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại ở Việt Nam là một đề tài khá mới mẻ dù rằng đã có một số các công trình nghiên
cứu có liên quan như:
- Trần Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật

Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Luật học, (9).
- Ngô Thị Bích Phương (2007), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005”, Luận văn Thạc sỹ luật học.
- Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh
nghiệp”, Tạp chí Luật học, (1).
và một số bài viết khác có liên quan. Một điều dễ nhận ra là số lượng các công trình nghiên
cứu về kiểm soát giao dịch tư lợi chưa nhiều. Hơn nữa, các công trình, bài viết này mới chỉ
tiếp cận vấn đề dưới góc độ pháp luật doanh nghiệp chứ chưa nghiên cứu dưới góc độ Luật
ngân hàng. Do vậy, có thể nói rằng, “Kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh doanh
của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam” là đề tài mới, có tính thời sự trên cơ sở nhu cầu
củng cố và nâng cao sức mạnh của các ngân hàng. Vì thế, Luận văn được hy vọng sẽ là tài
liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật,
những người muốn tìm hiểu về pháp luật điều chỉnh hoạt động kiểm soát giao dịch tư lợi
trong kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu từ các qui định của pháp luật hiện hành, các qui chế, qui
định của cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng về điều chỉnh vấn đề kiểm soát giao dịch tư lợi
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Để làm sáng tỏ các qui định trên,
luận văn cũng tìm hiểu pháp luật các nước có hệ thống ngân hàng phát triển trên thế giới về
vấn đề kiểm soát giao dịch tư lợi. Từ đó, có những so sánh, đối chiếu và đưa ra những kiến
nghị phù hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phép biện chứng của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng cho
quá trình nghiên cứu luận văn. Ngoài ra, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, khảo sát,
thu thập,… được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Hệ
thống các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng liên quan đến kiểm
soát giao dịch tư lợi là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu.
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát chung về giao dịch tư lợi và kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt
động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi trong hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại.
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về kiểm soát giao dịch tư lợi
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Reference

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Bảo Ánh (2010), “Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo Luật
Doanh nghiệp 2005”, Tạp chí Luật học, (9).
2. Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty vốn, quản lý và tranh chấp
theo Luật Doanh nghiệp 2005, NXB. Tri thức, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính (2007), Quyết định 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/03 về Quy chế quản trị công
ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, Hà Nội.
4. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07 quy định về quản trị công
ty áp dụng cho công ty đại chúng, Hà Nội.
5. Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo số 111/BC-HĐTĐ ngày 11/06 Báo cáo thẩm định Dự án
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12 về việc xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/12 về tổ chức và hoạt động của
ngân hàng thương mại, Hà Nội.
8. Chính phủ (2011), Nghị định 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2012), Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 03/08 về phiên họp Chính phủ thường kỳ

tháng 7, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Cung (2004), “Quản trị doanh nghiệp nhà nước theo Luật DNNN: Được
và Chưa được”, Toạ đàm của Ban soạn thảo Luật Doanh nghiệp
thống nhất, ngày 19/10.
11. Nguyễn Đình Cung (2008), “Hoàn thiện chế độ quản trị doanh nghiệp nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, Hà Nội.
12. LS. Trương Thanh Đức, “Hợp đồng tín dụng (Quy định và thực tiễn)”,

13. Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt
Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 4 (41).
14. Trần Đức Hải (2010), “Hiệp ước Basel I và Basel II”,
15. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính, Hà Nội.
16. Lê Ngọc Lân- Bùi Thị Thanh Tình (2012), “Đánh giá hoạt động thanh tra giám sát của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay”, .
17. “Lý thuyết doanh nghiệp và vấn đề quản trị công ty” (2008), .
18. Ngân hàng Nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04 về việc ban
hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong
hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Hà Nội.
19. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04 về việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số
493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
20. Ngân hàng Nhà nước (2009), Báo cáo số 49/BC-NHNN ngày 15/06 Báo cáo tổng kết 10
năm thi hành Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
21. Ngân hàng Nhà nước (2011), Thông tư số 39/2011/TT-NHNN ngày 15/12 quy định về kiểm
toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội.
22. Ngân hàng Nhà nước (2012), Thông tư 10/2012/TT-NHNN ngày 16/4 về việc quy định xử lý
sau thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà
Nội.

23. Ngô Thị Bích Phương (2007), Kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi theo
quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luận văn Thạc sỹ luật học, Hà Nội.
24. Quốc hội (1997), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
25. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (2004), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 1997, Hà
Nội.
27. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.
28. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
29. Quốc hội (2009), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
30. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
31. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội.
32. Nguyễn Đỗ Quốc Thọ (2012), “Quản trị Ngân hàng: nhìn từ góc độ ủy quyền, tác
nghiệp”, Tạp chí Ngân hàng, (6), tr. 13.
33. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định 83/2009/QĐ-TTg ngày 27/05 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực
thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.
34. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Báo cáo số 1133/BC-UBKT12 ngày 29/10 báo cáo thẩm
tra Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.
35. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Báo cáo số 1191/BC-UBKT12 ngày 16/12 báo cáo một
số vấn đề lớn của Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Hà Nội.
36. Uỷ ban Kinh tế khóa 12 (2009), Bản tổng hợp ý kiến các vị đại biểu Quốc hội thảo luận
tại Tổ và Hội trường về Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) ngày 01/12, Hà Nội.
37. Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 12 (2012), Báo cáo số 322/BC-UBTVQH12 ngày
15/05 Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi),
Hà Nội.
38. Lê Đình Vinh (2004), “Kiểm soát giao dịch tư lợi trong công ty theo Luật Doanh
nghiệp”, Tạp chí Luật học, (1).
Tiếng Anh
39. Henry Campbell Black (Bryan A. Garner editor 2004), Black Law dictionary 8
th

edition,
West group, U.S.A.
40. Simeon Djankov, Rafael La Porta, Florencio Lopez-de-Silances, Andrei Shleifer (2008),
“The law and economics of self-dealing”, Journal of Financial Economics, U.S.A.
41. “Important Banking Legislation”, .
42.
43. Patricia A. Murphy, “Insider Loans: How restricted is the Banker?”, Fordham Urban
Law Journal, U.S.A.
Mark R. Simmons CIA CFE, “What you should know about conflict of interest”,

×