Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

pháp luật về ngân hàng liên doanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.91 KB, 6 trang )

Pháp luật về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam

Đồng Thị Nhân

Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Võ Đình Toàn
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Nghiên cứu những quy định cơ bản nhất về quy chế pháp lý của ngân hàng
liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Làm rõ vai trò của ngân hàng liên doanh đối
với sự phát triển kinh tế, quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng liên
doanh…; trên cơ sở xem xét hệ thống pháp luật thực định về ngân hàng liên doanh và
thực tiễn hoạt động của nó từ đó chỉ ra các thiếu sót, hạn chế để có thể khắc phục, đề
xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về ngân hàng liên doanh tại Việt Nam.
Keywords. Luật kinh tế; Pháp luận Việt Nam; Ngân hàng liên doanh.

Content
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu và đang diễn ra ngày càng sâu
rộng về nội dung và qui mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ năm 1986, khi Đại hội Đảng lần thứ VI đã mở đường
cho công cuộc đổi mới một cách toàn diện theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa
tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Việt Nam đã
gia nhập khối ASEAN năm 1995, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm
1996, gia nhập APEC năm 1998, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và
ký kết nhiều hiệp định thương mại, đầu tư khác. Đáng chú ý là từ năm 2007, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, bắt đầu quá trình hội nhập


sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Thực tế cho
thấy, ngành Ngân hàng đã có nhiều nỗ lực cải cách đáng kể theo hướng thị trường và mở cửa
khu vực dịch vụ tài chính – ngân hàng trước yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc khuyến khích và thu hút đầu
tư nước ngoài, NHNN đã cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức tài chính và ngân hàng của
nhiều nước vào Việt Nam để hoạt động. Với việc mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng
trong nước được tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình
độ quản trị, điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và kỹ năng kinh doanh, nhất là về
các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít có kinh nghiệm như
kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng
điện tử, quản lý quỹ, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, khi các ngân hàng nước
ngoài đầu tư mua cổ phần của ngân hàng trong nước, các ngân hàng trong nước sẽ có điều
kiện thuận lợi để tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại
trong hoạt động ngân hàng với sự tham gia của các đối tác chiến lược là các ngân hàng có
danh tiếng trên thế giới. Ngoài ra, việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ thúc đẩy
NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi chính sách tiền tệ, chia sẻ thông tin
với các ngân hàng trung ương khác.
Dưới tác động của xu hướng “toàn cầu hoá” và nhu cầu phát triển nền kinh tế trong
điều kiện nền kinh tế thị trường, thực hiện nền kinh tế mở cửa tại Việt Nam; các ngân hàng
liên doanh đã từng bước được thiết lập và phát triển. Các ngân hàng liên doanh với nước
ngoài tại Việt Nam đã góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy nhanh quá trình mở cửa nền
kinh tế. Đồng thời, các ngân hàng liên doanh cũng tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Các ngân hàng thương mại trong nước sẽ được tiếp cận, học hỏi công nghệ ngân hàng tiên
tiến từ đó cải tiến, nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn dịch
vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh để có giải pháp hoàn thiện là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu:
Pháp luật về Ngân hàng liên doanh là một đề tài mới và phức tạp ở nước ta, chưa được
các nhà khoa học pháp lý quan tâm nghiên cứu nhiều, mà chủ yếu được đề cập nghiên cứu

dưới góc độ chuyên ngành về kinh tế và được thể hiện trong một số giáo trình đại học chuyên
ngành luật, chuyên ngành kinh tế, các bài viết, sách tham khảo, một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài này, như: 1) "Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài" của
Đào Minh Phúc, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2009; 2)
"Các giao dịch thương mại chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Tuyến, Luận án Tiến sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2004; 3) "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong
nền kinh tế thị trường ở Việt Nam" của Ngô Quốc Kỳ, Nxb. Tư pháp, năm 2005; 4) "Địa vị
pháp lý của Ngân hàng liên doanh ở Việt Nam" của Nguyễn Thanh Tú, Khóa luận tốt nghiệp,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2000; 5) "Quy chế pháp lý của Ngân hàng liên doanh tại
Việt Nam" của Nguyễn Thị Hoa, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm
2010
Tuy nhiên, từ trước đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống
những vấn đề lý luận và thực tiễn về Quy chế pháp lý của Ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
dưới góc độ là một luận văn thạc sỹ luật học. Vì thế, Luận văn hy vọng sẽ là tài liệu tham
khảo hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật, những
người muốn tìm hiểu về pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ngân hàng liên doanh
tại Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận này, tôi xin phép nghiên cứu những quy định
cơ bản nhất về quy chế pháp lý của ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam. Mục
đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ vai trò của ngân hàng liên doanh đối với sự phát triển
kinh tế, quy định của pháp luật về hoạt động của ngân hàng liên doanh…; trên cơ sở xem xét
hệ thống pháp luật thực định về ngân hàng liên doanh và thực tiễn hoạt động của nó từ đó chỉ
ra các thiếu sót, hạn chế để có thể khắc phục, đề xuất ý kiến hoàn thiện pháp luật về ngân
hàng liên doanh tại Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khái niệm “liên doanh” hiện nay được hiểu ở hai góc độ: “liên doanh cũ” và “liên
doanh mới”. “Liên doanh cũ” đơn thuần là sự liên doanh giữa một (hoặc các bên) Việt Nam
với một (các bên) nước ngoài. “ Liên doanh mới” là sự hợp tác liên doanh theo cách thức

doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp Việt Nam; doanh nghiệp liên doanh - doanh nghiệp
liên doanh…Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định về ngân hàng liên doanh
theo các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụng, Luật đầu tư năm
2005 và các văn bản dưới luật có liên quan.
Với mục đích như đã đặt ra ở trên, phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn là
những lý luận khái quát và quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh với nước ngoài tại Việt
Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin là phép biện
chứng duy vật lịch sử, kết hợp phương pháp phân tích và tổng hợp…
Tác giả luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận gắn liền với thực tiễn, lấy
Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp 2005 và Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi,
bổ sung năm 2010 làm cơ sở pháp lý cơ bản cho việc nghiên cứu.
6. Kết cấu của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành ba chương:
Chương 1. Những vấn đề khái quát về ngân hàng liên doanh
Chương 2. Quy chế pháp lý về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
Chương 3. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng liên doanh và một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật về ngân hàng liên doanh ở Việt Nam.

Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2004), Phát triển các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại
Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Kiều Hữu Dũng (2005), "Một số hoạt động đổi mới khu vực Ngân hàng và những thách
thức đối với hoạt động và quản lý Ngân hàng thương mại", Tạp chí Ngân hàng, (số
1), tr. 12-15.
3. Trần Đình Định (2007), Những chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản lý hoạt động tín

dụng ngân hàng thương mại, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
4. Đinh Duy Đông (2005), "Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam trong quá trình thực hiện Hiệp định thương mại Việt - Mỹ", Tạp chí
Thương mại, (số 29), tr. 13-14.
5. Đinh Xuân Hạ (2005), "Góp bàn về xây dựng ngân hàng thương mại đa năng ở Việt Nam",
Tạp chí Ngân hàng, (số 6), tr. 34-37.
6. Nguyễn Thị Hoa (2010), Quy chế pháp lý của Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Luật Hà Nội.
7. Dương Đăng Huệ (1996), “Cơ sở khoa học và thực tiễn việc xây dựng pháp luật thương
mại và kinh tế ở nước ta”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 5).
8. Nguyễn Đắc Hưng (2005), "Kinh nghiệm cải cách hệ thống Ngân hàng thương mại Trung
Quốc trước yêu cầu mở cửa thị trường tài chính theo cam kết gia nhập WTO", Tạp
chí Ngân hàng, (số 6), tr. 68-71.
9. Ngô Quốc Kỳ (2002), Tác động của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đối với hệ
thống pháp luật Ngân hàng Việt Nam, về việc thực thi Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
11. Nxb. Tư pháp (2006), Luật doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội.
12. Nxb. Tư pháp (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
13. Đào Minh Phúc (2009), Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài tại Việt Nam
hiện nay, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
14. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong xu
thế hội nhập, Nxb. Chính trị, Hà Nội.
15. Trịnh Quốc Trung (2004), Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của
các ngân hàng thương mại đến năm 2010, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học
kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Thanh Tú (2000), Địa vị pháp lý của Ngân hàng liên doanh ở Việt Nam, Khóa
luận tốt nghiệp đại học, Trường đại học Luật Hà Nội.
17. Hồ Văn Tuấn (2011), Xuất khẩu dịch vụ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận

văn Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
18. Nguyễn Văn Tuyến (2004), Các giao dịch thương mại chủ yếu của Ngân hàng thương
mại trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Tuyến (2005), Giao dịch thương mại của Ngân hàng thương mại trong điều
kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội.
20. Từ điển luật học, Bộ tư pháp - Viện khoa học pháp lý, Nxb. Từ điển Bách khoa, Nxb. Tư
pháp, 2006, tr. 642.
21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2005), Giáo trình Luật Ngân hàng, Nxb. Công an nhân dân,
Hà Nội.

×