Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

đánh giá độ hiệu lực của bảng kiểm hành vi trẻ em achenbach – phiên bản việt nam (cbcl-v) trên nhóm bệnh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.87 KB, 17 trang )

Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi
trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam
(CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân


Nguyễn Thị Thanh Hà


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Tâm lý học
Người hướng dẫn : PGS.TS. Đặng Hoàng Minh
Năm bảo vệ: 2014
96 tr .

Abstract. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam có độ tin cậy
cao khi so sánh với nhóm bệnh nhân. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên
bản Việt Nam có độ hiệu lực cao khi so sánh với nhóm bệnh nhân.
Keywords. Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học trẻ em; Rối loạn tinh thần
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại, con
người đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của
bản thân. Ngoài việc chăm sóc để có một thể chất khỏe mạnh, con người đã dần
nâng cao nhận thức và quan tâm chăm sóc nhiều hơn đến sức khỏe tâm thần vì
sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe [11] như Tổ chức Y
tế Thế giới đã định nghĩa: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể
chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh
hay thương tật” [58].
Các nước trên thế giới đã có những bước chuyển biến nhất định trong việc
nghiên cứu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần, đặc biệt là lĩnh vực chăm
sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và vị thành niên. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lĩnh vực


này còn chưa được các cấp lãnh đạo thực sự quan tâm ở mức cần thiết [4]. Đã có
một số nghiên cứu đã được tiến hành trong nước đánh giá về thực trạng vấn đề
sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên. McKelvey và cộng sự (1999) đã
báo cáo tỷ lệ trẻ có các vấn đề sức khỏe tâm thần trên mức ranh giới ở hai
phường trên địa bàn Hà Nội là 8,2% [45]. Ngô Thanh Hồi và cộng sự (2007) báo
cáo nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương cho thấy học sinh
trong các trường nội thành Hà Nội có tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là
19,4% [2]. Nghiên cứu của Đặng Hoàng Minh Hoàng Cẩm Tú (2010) và trên
học sinh ở hai trường Hà Nội và Hà Tây cho thấy tỷ lệ trẻ em mắc các vấn đề
sức khỏe tâm thần chiếm 22,55% [7]. Nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh về tỷ lệ
các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ vị thành niên miền Bắc (2012) cho thấy tỷ lệ
này là 18% [8]. Gần đây nhất, trong cuốn “Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam:
thực trạng và các yếu tố nguy cơ” do Đặng Hoàng Minh chủ biên (2013) đã báo
cáo tỷ lệ trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần là 11,9% [6].
Các con số về thực trạng trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sức khỏe
tâm thần không phải là nhỏ, nhưng trong thực tế hiện nay, trẻ em và vị thành
niên có các vấn đề sức khỏe tâm thần khi đến khám và điều trị tại các cơ sở thăm
khám tâm lý, tâm thần thì hầu như rất ít có những công cụ sàng lọc đủ độ tin
cậy, đủ độ hiệu lực để đánh giá chính xác vấn đề mà trẻ gặp phải. Những công
cụ này hầu như là những công cụ nguyên bản, chưa được chuẩn hóa theo đúng
quy trình cho phù hợp với văn hóa, xã hội Việt Nam, hoặc được sử dụng không
đúng mục đích, dẫn đến việc khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và can thiệp.
Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (2013) về tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em
tuổi học đường, tỷ lệ khách thể nghiên cứu có trầm cảm lên tới 70,4% khi sử
dụng bảng tự đánh giá trầm cảm Beck 13 câu – được dịch từ bản nguyên gốc
sang tiếng Việt và đưa vào sử dụng nhiều năm nay ở nhiều cơ sở khám chữa
bệnh chuyên khoa tâm [5]. Như vậy nhu cầu có những thang đo được chuẩn hóa
để sử dụng trong việc sàng lọc, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần trong các
bệnh viện tâm thần, các cơ sở khám, tư vấn và điều trị chuyên khoa tâm thần là
rất lớn.

Một trong những công cụ đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của em
được biết đến nhiều nhất trên thế giới là Bảng Kiểm hành vi trẻ em (CBCL) do
Achenbach nghiên cứu và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ
20 và được báo cáo lần đầu tiên trong một nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em
năm 1965 [59].
Trên thế giới, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về tỷ lệ mắc các vấn đề sức
khỏe tâm thần sử dụng Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL ở nhiều phiên bản khác
nhau như là một công cụ đánh giá tốt nhất để sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm
thần.
Klasen và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu CBCL – phiên bản tiếng
Đức và so sánh với Bảng hỏi điểm mạnh và khó khăn của trẻ em (SDQ). Kết quả
thu được cho thấy, giống như phiên bản gốc tiếng Anh, phiên bản tiếng Đức của
CBCL cho giá trị tương quan cao với SDQ và đạt độ hiệu lực, độ tin cậy cao cho
cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng [40].
Ehsan và cộng sự (2009) đã nghiên cứu so sánh CBCL phiên bản tiếng
Urdu – là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi tại Pakistan – với SDQ phiên bản
tiếng Urdu ở trường tiểu học Karachi, Pakistan. Kết quả cho thấy có tương quan
cao giữa điểm số của hai bảng hỏi và phiên bản tiếng Urdu của CBCL cho kết
quả giá trị tương đương với phiên bản gốc tiếng Anh, và là một công cụ đánh giá
có độ tin cậy và độ hiệu lực cao cho cả hai mục đích nghiên cứu và lâm sàng
[32].
Một nghiên cứu dịch tễ khác về tỷ lệ trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần
sử dụng CBCL như là một công cụ đánh giá có độ hiệu lực, độ nhạy cao là
Helga và Sif (1995) nghiên cứu về tỷ lệ trẻ em Iceland mắc các vấn đề sức khỏe
tâm thần sử dụng CBCL để sàng lọc. Nghiên cứu cũng so sánh kết quả này với
các mẫu nghiên cứu tại Hà Lan, Mỹ, Pháp, Canada, Đức và Chi Lê và kết quả
cho thấy giá trị tương đương [36].
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng CBCL là công cụ
sàng lọc các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Mc Kelvey và cộng sự (1999) đã nghiên cứu xác định tỷ lệ của các vấn đề

cảm xúc hành vi ở trẻ em Việt Nam sống tại Hà Nội có sử dụng Bảng kiểm hành
vi trẻ em CBCL như một công cụ sàng lọc và kết quả được so sánh với điểm tiêu
chuẩn của Mỹ [45].
Năm 2009, dưới sự cho phép của chính tác giả T.M. Achenbach, Đặng
Hoàng Minh và cộng sự đã thích nghi và sử dụng CBCL trong khuôn khổ nghiên
cứu “Thực trạng sức khỏe tâm thần ở học sinh Trung học cơ sở và nhu cầu tham
vấn sức khỏe tâm thần học đường” [7].
Năm 2011, trong khuôn khổ dự án Dịch tễ học các vấn đề sức khỏe tâm
thần trẻ em Việt Nam, Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL đã được sự đồng ý của
tác giả T.M. Achenbach cho phép sử dụng trong nghiên cứu và ủy quyền bản
quyền cho Trung tâm Thông tin hướng nghiệp và Nghiên cứu ứng dụng tâm lý
thuộc Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội chuẩn hóa tại Việt Nam để
nghiên cứu thực trạng sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam.
Tuy nhiên, mẫu chuẩn hóa này mới chỉ tiến hành nghiên cứu trên nhóm
cộng đồng mà chưa có nghiên cứu nào trên nhóm bệnh nhân cũng như so sánh
với nhóm bệnh nhân – là những đối tượng đến hoặc được đưa đến khám tại các
cơ sở khám, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần – mà theo thực tế thì
đây là những đối tượng chắc chắn gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần hơn
nhóm trẻ trong cộng đồng.
Vì tất cả những lý do trên, người nghiên cứu mạnh dạn nghiên cứu đề tài
“Đánh giá độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản
Việt (CBCL-V) trên nhóm bệnh nhân” với mục đích đánh giá độ hiệu lực của
thang đo CBCL phiên bản Việt Nam, đồng thời bước đầu cung cấp số liệu cho
việc xây dựng điểm ranh giới chuẩn cho Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL –
phiên bản Việt Nam, từ đó đưa ra những bằng chứng mang tính khoa học về việc
sử dụng bộ công cụ CBCL-V như là một công cụ sàng lọc hiệu quả nhất về các
vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em hiện nay ở Việt Nam cũng như xu hướng trên
toàn thế giới.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá độ hiệu lực (Validity) của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach –

phiên bản Việt Nam (CBCL-V) nhằm khẳng định CBCL-V là bộ công cụ sàng
lọc có hiệu quả cao trong lĩnh vực đánh giá và chẩn đoán các vấn đề SKTT.

3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Độ hiệu lực của Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt
Nam (CBCL-V).
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 208 khách thể là trẻ em đến khám và điều trị tại 03 bệnh viện chuyên khoa
tâm thần tại Hà Nội được các bác sỹ chuyên khoa tâm thần, các cán bộ tâm lý
giới thiệu tham gia nghiên cứu.
- Đối tượng cung cấp thông tin: cha mẹ, người giám hộ hợp pháp hoặc
người chăm sóc.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
- Chúng tôi tiến hành lựa chọn 03 địa điểm nghiên cứu là các khoa, viện và
bệnh viện chuyên khoa về khám bệnh, tư vấn và điều trị các vấn đề sức khỏe tâm
thần trên địa bàn Hà Nội. Đó là các cơ sở:
+ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai.
+ Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương.
+ Khoa Tâm bệnh – Bệnh viện Nhi trung ương.
- Lý do chọn địa điểm nghiên cứu: Do điều kiện hạn chế của khuôn khổ
một luận văn cao học, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu tại các bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội, nhưng vẫn cố gắng đảm bảo tiêu chí đa dạng về chọn
mẫu.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Bảng Kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản tiếng Việt có độ hiệu lực cao
trên nhóm bệnh nhân.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài và các khái niệm công cụ.
- Điều tra bằng bảng hỏi tại các địa điểm nghiên cứu đã chọn.

- Xử lý số liệu bằng phần mềm toán thống kê SPSS 19.0.
- Đánh giá hệ số Cronbach’s alpha cho thang đo CBCL-V và SDQ phiên
bản dành cho cha mẹ trên nhóm bệnh nhân cho từng nhóm hội chứng của cả hai
thang đo.
- Đánh giá độ hiệu lực đồng thời của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam
bằng cách tính tương quan giữa ĐTB tổng thang đo CBCL-V với ĐTB tổng khó
khăn của SDQ.
- Đánh giá độ hiệu lực phân biệt của thang đo CBCL-V bằng cách so sánh
giá trị của từng tiểu thang cũng như nhóm hội chứng Hướng nội, Hướng ngoại
và ĐTB tổng của nhóm bệnh nhân với ĐTB tổng của nhóm trẻ em Việt Nam
bằng phép tính t-test trong thống kê toán học.
6. Giới hạn nghiên cứu
6.1. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Vì thời gian có hạn, hạn chế về kinh phí cũng như trong khuôn khổ một
luận văn cao học, nên số mẫu nghiên cứu chỉ tập trung ở trẻ em và vị thành niên
độ tuổi từ 6 đến 16 tuổi, đến khám và điều trị tại 03 cơ sở khám, tư vấn điều trị
chuyên khoa tâm thần, không thể tiến hành nghiên cứu ở tất cả các cơ sở thăm
khám tâm lý như các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý…
6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Do hạn chế trong khuôn khổ một luận văn cao học nên đối tượng nghiên
cứu của đề tài này chỉ tập trung kiểm tra độ hiệu lực đồng thời và độ hiệu lực
phân biệt của Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL phiên bản Việt Nam.
6.3. Giới hạn về địa điểm nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên người nghiên cứu chỉ thực hiện
khảo sát tại một số bệnh viện chuyên khoa trên địa bàn Hà Nội.
6.4. Giới hạn về nguồn cung cấp thông tin
- Nguồn thông tin chỉ có từ phía bố mẹ và người chăm sóc cung cấp.
7. Phương pháp và công cụ nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu thực hiện những phương pháp

nghiên cứu sau:
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu.
Nội dung: Xác định một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như “đo
lường”, “trắc nghiệm tâm lý”, “độ hiệu lực”, “độ tin cậy”, “ đặc điểm tâm trắc”,
“Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL”, “Bảng hỏi về những điểm mạnh và khó
khăn SDQ” v.v…
Bên cạnh đó người nghiên cứu cũng tập hợp, phân tích và hệ thống những
nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước được đăng tải trên các sách, báo,
tạp chí và các website có uy tín về các vấn đề có liên quan đến đề tài; từ đó xây
dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu để xây dựng nền tảng lý luận của đề tài.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu sử dụng bộ công cụ nghiên cứu gồm 3 bảng hỏi:
- Phiếu thông tin bệnh nhân (bao gồm phần thông tin cơ bản của khách thể
tham gia nghiên cứu đồng thời là bản thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên
cứu).
- Bảng kiểm hành vi trẻ em CBCL 6-18 tuổi phiên bản Việt.
- Bảng hỏi Những điểm mạnh và khó khăn SDQ 6 – 16 tuổi (do cha mẹ
hoặc người chăm sóc báo cáo).

7.1.3 Phương pháp toán thống kê
Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 19.0 để xử
lý kết quả thu được, bao gồm một số thuật toán thống kê như T-test, one-way
ANOVA, Cronbach’s alpha…
7.2. Công cụ nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài này, người nghiên cứu sử dụng một số thang đo sau:
7.2.1. Bảng kiểm hành vi trẻ em Achenbach – phiên bản Việt Nam.
7.2.2. Bảng hỏi những Điểm mạnh và khó khăn SDQ-25- phiên bản Việt Nam.
Ngoài thông tin thu được từ bảng hỏi, người nghiên cứu còn thu được một
số thông tin liên quan đến biến độc lập như: tuổi, giới tính, lớp học, nơi ở của trẻ

tham gia nghiên cứu và một số thông tin về cha mẹ như: trình độ học vấn, nghề
nghiệp, tình trạng hôn nhân của bố mẹ… có thể được sử dụng để so sánh số liệu.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Khẳng định được độ tin cậy của thang đo CBCL phiên bản Việt Nam.
- Khẳng định thang đo CBCL phiên bản Việt Nam có độ hiệu lực cao trong
sàng lọc và đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em Việt Nam.
- Cung cấp nguồn tham khảo để xây dựng điểm ranh giới cho mẫu chuẩn ở
Việt Nam.
9. Đạo đức nghiên cứu
- Những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện tham gia sau khi
được biết đầy đủ thông tin về đề tài nghiên cứu.
- Những thông tin thu được từ những người tham gia nghiên cứu hoàn toàn
được bảo mật.
- Phân tích số liệu trung thực dựa trên số liệu thu được trên thực tế.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo,
luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận: trình bày những vấn đề lý luận trong nghiên cứu
về công cụ sàng lọc.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu: trình bày về công cụ
nghiên cứu, phương pháp và tổ chức nghiên cứu.
Chương 3 : Kết quả nghiên cứu: Trình bày những kết quả nghiên cứu đạt
được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Khánh Đức (2006), Đo lường và đánh giá trong giáo dục, Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
2. Ngô Thanh Hồi & cộng sự (2007), Nghiên cứu khảo sát dịch tễ phát hiện
các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh tiểu học và trung học cơ sở thành
phố Hà Nội, Hội thảo Quốc tế “Can thiệp và phòng ngừa trên cơ sở khoa
học các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em ở Việt Nam”, Hà Nội,

13,14/12/2007.
3. Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong Khoa học Xã hội,
NXB Chính trị Quốc gia.
4. Đặng Bá Lãm & Bahr Weiss (chủ biên) (2007), Giáo dục, Tâm lý và Sức
khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Mai (2013), “Thực trạng và tỷ lệ trầm cảm ở trẻ em quận
Hoàng Mai”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học.
6. Đặng Hoàng Minh (chủ biên), Barh Weiss, Nguyễn Cao Minh (2013),
Sức khỏe Tâm thần trẻ em Việt Nam: thực trạng và các yếu tố nguy cơ, Đại
học Giáo Dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khỏe tâm thần
(SKTT) ở học sinh THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn SKTT học đường,
Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 25, số 1S, tr. 106-112.
8. Nguyễn Cao Minh (2012), “Điều tra tỷ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền
Bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần”, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, tr.57-
69.
9. Hoàng Phê (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội.
10. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục, tr
48-52.
11. Nguyễn Viết Thiêm (2002), Sức khỏe tâm thần cộng đồng, Tài liệu đào tạo
sau đại học, Đại học Y Hà Nội.
12. Thorndike & Haghen (2006), Đo lường và đánh giá trong tâm lý và giáo
dục, Bản dịch của Đại học Quốc Gia Hà Nội, Tài liệu lưu hành nội bộ.
13. Trần Tuấn (2006), “Đánh giá độ nhạy và độ đặc hiệu của bộ câu hỏi
SDQ25 sử dụng trong chẩn đoán sàng lọc rối nhiễu tâm trí trên đối tượng
trẻ em 4-16 tuổi tại Việt Nam”, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp
các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, 3/2006.
14. Trần Tuấn, Trudy Harpham, Nguyễn Thu Hương (2006), “Đánh giá độ
đúng và độ chính xác của Bảng hỏi sàng lọc tâm trí do Tổ chức Y tế Thế giới
đề xuất (SRQ20) tại khu vực nông thôn Bắc Bộ của Việt Nam”, Báo cáo

nghiệm thu đề tài cấp bộ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
3/2006.
15. Achenbach TM & Craig Edelbrock (1983), Manual for the Child Behavior
Checklist and Revised Child Behavior Profile, Department of Psychiatry,
University of Vermont, Burlington.
16. Achenbach TM (1991), Manual for the child behavior checklist/4-18 and
1991 profile, University of Vermont, Department of Psychiatry, Burlington.
17. Achenbach, T.M. & Rescorla, L.A. (2000), M”annual for the CBCL,
School-Age Forms & Profiles. Burlington, University of Vermont, Research
Center for Children, Youth & Families.
18. Achenbach TM & Leslie A. Rescorla (2001), Manual for the ASEBA
School-Age Forms & Profiles, Burlington, VT: University of Vermont,
Research Centre for Children, Youth & Families.
19. Achenbach TM, Rescorla LA (2007), Multicultural supplement to the
manual for the ASEBA school-age forms and profiles, University of
Vermont, Research Centre for Chidlren, Youth, and Families, Burlington.
20. Achenbach TM, Becker A, Dopfner M, Heiervang E, Roessner V,
Steinhausen H et al (2008), Multicultural assessment of child and
adolescent psychopathology with ASEBA and SDQ instruments: research
findings, applications, and future directions, Journal of Child Psychology
and Psychiatry, (49), pp 251-275.
21. Andreas Becker et al (2004), “Validation of the parent and teacher SDQ in
a clinical sample”, European Chid & Adolescent Psychiatry, (13).
22. Andreas Becker (2007), “Strengths and Dificulties Questionaire (SDQ)
Evaluations and application”, University of Gottingen. Germany.
23. Andreas Becker, Nicola Hagenberg, Veit Roessner, Wolfgang Woerner,
Aribert Rothenberger (2004), Evaluation of the self-reported SDQ in a
clinical setting: Do self-reports tell us more than ratings by adult
informants?, European Child & Adolescent Psychiatry, Vol 13, Issue 2, pp
ii17-ii24.

24. Bernard J. Bonner (2004), “Resilience: Reliability and Validity of the
Adolescent Mentor and Peer Inventory”, A Dissertation submitted to The
Temple University Graduate Board.
25. Betty Van Roy, Marijke Veenstra, Jocelyne Clench-Aas (2008),
Construct validity of the five-factor Strengths and Difficulties Questionaire
(SDQ) in pre-, early, and late adolescence, Journal of Child Psychology and
Psychiatry, Vol 49, Issue 12, pp 1304-1312.
26. Bilenberg N (1999), The child Behavior checklist (CBCL) and related
material: standardization and validation in Danish population and clinically
based samples, Acta Psychiatrica Scandinavica 100 (398), pp 1-52.
27. Brigit M. van Widenfelt, Arnold W. Goedhart, Philip D.A. Treffers,
Robert Goodman (2003), Dutch version of the Strengths and Difficulties
Quesstionaire (SDQ), European Child & Adolescent Psychiatry, Vol 12,
Issue 6, pp 281-289.
28. Chris Barker, Nancy Pistrang, Robert Elliott (2002), Research methods in
Clinical Paychology – An Introduction for student and practitioners, 2
nd

Edition, Chapter 4, pp 49-71.
29. Cristiane S. Duarte, Isabel A. S. Bordin, Albeni de Oliveira, and Hector
Bird (2003), The CBCL and the Identification of Children with Autism and
Related Conditions in Brazil: Pilot Findings, Journal of Autism and
Development Disorders, Vol.33, No.6, pp 703-707.
30. Ellen A. Horsch (1999), “A concurrent Validity Study of the Millon
Adolescent Clinical Inventory”, Submitted to the College of Liberal Arts and
Sciences and the faculty of the Graduate School of Wichita State University.
31. Elena L. Grigorenko, Christian Geiser, Helena R. Slobodskaya, David J.
Francis (2010), Cross-informant Symptoms from CBCL, TRF and YSR.
Trait and Methods Variance in a Normative Sample of Russian Youths,
Psychology Assessment, Vol. 22, No. 4, pp 893-911.

32. Ehsan U. S. et al (2009), “Comparison of Urdu version of Strengths and
Difficulties Questionaire (SDQ) and the Child Behavior Checklist (CBCL)
amongst primary school children in Karachi”, Journal of the College of
Physicians and Surgeons Pakistan (6), pp 375-379.
33. Erin M. Warnick, Micheal B. Bracken, Stanislav Kasl (2007), Screening
Efficiency of the Child Behavior Checklist and Strengths and Difficulties
Questionaire: A Systematic Review, Child and Adolescent Mental Health,
Vol. 13, Issue 3, pp 140-147.
34. Goodman R., Renfrew D., Mullick M (2000), Predicting type of
psychiatric disor from Strengths and Difficulties Questionaire (SDQ) score
in child mental health clinics in London and Dhaka, European Child &
Adolescent Psychiatry, Vol.9, Issue 2, pp 129-134.
35. Goodman R. & Stephen S. (1999), “Comparing the Strengths and
Difficulties Questionaire and the Child Behavior Checklist: Is small
beautiful?”, Journal of Abnormal Child Psychology (27), pp 17-24.
36. Helga H. & Sif E. (1995), “The Icelandic child mental health study: An
epidemiological study of Icelandic children 2-18 years of age using the Child
Behavior Checklist as a screening instrument”, European Child &
Adolescent Psychiatry (4), pp 237-248.
37. Helstela L, Sourander A, Bergroth L, (2001), Parent – reported
competence and emotional and behavioral problems in Finish adolescents,
Nordic Journal of Psychiatry (55), pp 337-341.
38. Ivanova MY, Achenbach TM, Dumenci L. Rescorla LA, Almqvist F,
Weintraub S et al (2007), Testing the 8-syndrome structure of the Child
Behavior Checklist in 30 societies, Journal of Clinical Child and Adolescent
Psychology (36), pp 405-417.
39. Joseph Biederman, Janet Wozniak, Kathleen Kiely, Stuart Ablon,
Stephen Faraone, Eric Mick, Elizabeth Mundy, Ilana Kraus (1995),
CBCL Clinical Scales Discriminate Prepubertal Children with Structured
Interview-Derived Diagnosis of Mania from Those with ADHD, Journal of

America Academy of Child and Adolescent Psychiatry, 34 (4).
40. Klasen H. et al (2000), “Comparing the German Versions of the Strengths
and Difficulties Questionnaire (SDQ-Deu) and the Child Behavior
Checklist”, European Chid & Adolescent Psychiatry (9), pp 271-276.
41. Leung PWL, Kwong SL, Tang CP, Ho TP, Hung SF, Lee CC et al,
(2006), Test – retest reliability and criterion validity of the Chinese version
of CBCL, TRF, and YSR, Journal of Child Psychology and Psychiatry (47),
pp 970-973.
42. Linda Crocker & James Algina (2006), Introduction to classical &
modern test theory, Cengage Learning Publisher, pp 217-242.
43. Lynn S. Walker, Joe E. Beck, Judy Garber, and Warren Lambert,
(2009), Children’s Somatization Inventory: Psychometric Properties of the
Revised Form (CSI-24), Journal of Pediatric Psychology, Vol. 34, Issue 4,
pp 430-440.
44. Masahide Usami, Daimei Sasayama, Nobuhiro Sugiyama, Nana
Hosogane, Soo-Yung Kim, Yushiro Yamashita, Masaki Kodaira, Kyota
Watanabe, Yoshitaka Iwadare, Tesuji Sawa and Kazuhiko Saito (2013),
The Reliability and Validity of the Questionaire-Children with Difficulties
(QCD), Child and Adolescent Psychiatry and Mental Health, 7:11.
45. McKelvey R.S., Davies L.C, Sang D.L., Pickering K.L, Tu H.C. (1999),
“Problems and competencies reported by parents of Vietnamese children in
Hanoi”, Journal of American Academy of Child &Adolescent Psychiatry
(38), pp 731-737.
46. Micheal Keith Coots (1999), “A validation study of the Index of Peer
Relations for an Adolescent population”, A dissertation submitted to the
Faculty of the Department of Psychology, Spalding University.
47. Mullick M. S., Robert G. (2000), “Questionaire screening for mental health
problems in Bangladeshi children: a preliminary study”, Social Psychiatry
and Psychiatric Epidemiology (36), pp 94-99.
48. Peter Muris, Cor Meesters, Frank van den Berg (2003), The Strengths

and Difficulties Questionaire (SDQ), European Child & Adolescent
Psychiatry, Vol 12, Issue 1, pp 1-8.
49. Rebecca P. Ang, Leslie A. Rescorla, Thomas M. Achenbach, Yoon Phail
Ooi, Daniel S. S. Fung, Bernardine Woo (2012), Examining the Criterion
Validity of CBCL and TRF Problems Scale and Items in a large Singapore
Sample, Child Psychiatry Humanity Development, (43), pp 70-86.
50. Rescorla LA, Achenbach TM, Ivanova MY, Dumenci L, Almqvist F,
Bilenberg N et al (2007), Behavioral and Emotional Problems reported by
parents of children ages 6-16 in 31 societies, Journal of Emotional and
Bahavioral Disorders (15), pp 130-142.
51. Sasha G. Aschenbrand, Aleta G. Angelosante, and Philip C. Kendall,
(2005), Discriminant Validity and Clinical Utility of the CBCL with
Anxiety-Disordered Youth, Journal of Clinical Child and Adolescent
Psychology, Vol.34, No. 4, pp 735-746.
52. Schmeck K, Poustka F, Dopfner M, Pluck J, Berner W, Lehmkuhl G et
al (2001), Discriminant validity of the child behavior checklist CBCL/4-18
in German samples, European of Child and Adolescent Psychiatry (10), pp
240-247.
53. Shannon T. William (2008), Mental health screening tools for children,
Literrature Review, Northern California Training Academy.
54. Stephanie A. Kovacs (2011), “The criterion and convergent validity of the
Strengths and Difficulties Questionaire (SDQ) in an American adolescent
inpatient sample”, A dissertation Presented to The Faculty of the
Department of Psychology, University of Houston.
55. Stephanie I. Solow, 2004, “Adolescent Attachment: A validation of the
Inventory of Parental Representations”, A doctoral Project submitted in
Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree of Doctor of
Psychology in the Department of Psychology, Pace University, New York,
USA.
56. Tom Fawcett (2006), An Introduction to ROC analysis, Pattern Recognition

Letters, 27, pp 861-874.
57. Verhulst FC, Akkerhuis GW, Althaus M (1985), Mental health in Dutch
children: (I) a cross – cultural comparison, Acta Psychiatrica Scandinavica
72 (323), pp 1-108.
58. WHO (1990), Composite International Diagnostic Interview, Geneva,
World Health Organization, 1990.

Các trang web
59.
60.
61.
62.


×