Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

quản lý đào tạo trong các trường đại học việt nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (rbm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.93 KB, 19 trang )

Quản lý đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam theo tiếp cận quản lý theo kết quả (RBM)


Trần Văn Tùng


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 62 14 05 01
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt ; TS. Nguyễn Bá Thái
Năm bảo vệ: 2013
205 tr .

Abstract. Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học; Nghiên cứu quản lí theo kết quả; Các
yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học; Quản lí
đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả. Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong
các trường đại học Việt Nam. Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các
trường đại học Việt Nam. Nghiên cứu các nguyên tắc định hướng xây dựng các giải
pháp. Đề xuất các giải pháp, phân tích tính khả thi của các giải pháp, phân tích tác
động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà trường, phân tích tác
động đối với xã hội
Keywords. Quản lý giáo dục; Quản lý đào tạo; Quản lý trường học; Giáo dục đạo học
Content.
1. Lí do chọn đề tài
Hội nhập và cạnh tranh toàn cầu là xu thế tất yếu của lịch sử nhân loại. Sự cạnh
tranh về hàng ho
́
a và công nghệ tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh nguồn nhân lực, do vậy cải
cách giáo dục là hệ quả tất yếu nhằm thúc đẩy phát triển giáo dục đáp ứng nhu cầu về
nhân lực của xã hội. Cạnh tranh giáo dục theo khía cạnh nguồn nhân lực chủ yếu là cạnh
tranh về chất lượng và hiệu quả giáo dục ở bậc đại học và sau đại học.


Cạnh tranh giáo dục trực tiếp dẫn đến đổi mới quản lí giáo dục nhằm tạo động
lực phát triển mới cho toàn bộ hệ thống giáo dục và tạo động lực phát triển cho từng cơ
sở giáo dục, cho từng trường đại học.
Do nhu cầu luôn nâng cao về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực từ khu vực
sử dụng lao động tốt nghiệp đại học, do vậy đổi mới quản lí đào tạo trong các trường
đại học là khâu đột phá đầu tiên nhằm tạo động lực phát triển mới cho các trường đại
học và trực tiếp tạo ra chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường.
Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam nói chung và các trường đại học Việt Nam
nói riêng đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển từ thể chế chỉ huy bao
cấp sang thể chế của kinh tế thị trường toàn cầu định hướng XHCN. Đây là giai đoạn
quá độ phức tạp đòi hỏi các trường đại học cần có những quyết sách đúng đắn trong
việc lựa chọn mô hình quản lí đào tạo phù hợp nhằm tạo ra động lực phát triển có giá
trị thực tiễn bảo đảm sự phát triển bền vững của nhà trường trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng khốc liệt giữa các trường đại học trong và ngoài nước hiện nay.
Luận án tiến sĩ quản lí giáo dục: Quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam theo tiếp cận quản lí theo kết quả (RBM). Đây là đề tài khoa học có đóng
góp và tạo phần đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam, thiết
thực góp phần nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo
nhằm đáp ứng sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước.
Đề tài xuất phát từ 3 lí do cơ bản như sau:
1. Căn cứ các chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam về đổi mới quản lí giáo dục
và quản lí giáo dục đại học
Đây là những đòi hỏi có tính pháp lí nhằm nâng cao năng lực quản lí của các
trường đại học Việt Nam, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả đào tạo
gắn với nhu cầu xã hội.
- Đánh giá của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tháng 4 năm
2010 về những yếu kém và tụt hậu về chất lượng đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam
và yêu cầu đổi mới về quản lí chất lượng giáo dục trong các trường đại học.
- Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với nhiệm vụ quan trọng là đổi mới quản lí giáo dục
đại học.
- Chính Phủ Việt Nam, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tướng
Chính phủ, 771/QĐ -TTg ngày 15/6/2012 ở trang 4 cũng đã khẳng định: "Chất lượng
giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kì mới và so với
trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới. Chưa giải
quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển số lượng với yêu cầu nâng cao chất lượng; năng
lực nghề nghiệp của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu
của công việc; có biểu hiện lệch lạc về hành vi lối sống trong một bộ phận học sinh,
sinh viên" [15, tr. 4]
"Quản lí giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, còn mang tính bao cấp, ôm đồm, sự vụ
và chồng chéo, phân tán, trách nhiệm và quyền hạn quản lí chuyên môn chưa đi đôi
với trách nhiệm, quyền hạn quản lí về nhân sự và tài chính. Hệ thống pháp luật và
chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung. Sự phối hợp giữa
ngành giáo dục và các bộ phận, ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách huy
động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lí. Quyền tự chủ và
trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục chưa được quy định cụ thể, sát thực".
"Một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lí chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
giáo dục trong thời kì mới. Tỉ lệ nhà giáo có trình độ sau đại học còn thấp, tỉ lệ giảng
viên trên sinh viên chưa đạt mức chỉ tiêu đề ra". [15, tr.4]
"Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thu, kiểm tra, đánh
giá chậm đổi mới. Nội dung chương trình còn nặng về lí thuyết, phương pháp dạy học
lạc hậu, chưa phù hợp với đặc điểm khác nhau của các loại hình cơ sở giáo dục, vùng
miền và các đối tượng người học, nhà trường chưa gắn với đời sống kinh tế, xã hội;
chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu xã hội; chưa chú trọng giáo dục kĩ năng
sống, phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên". [15,tr.5]
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 cũng chỉ rõ: Đổi mới quản lí giáo
dục là giải pháp đột phá.
Bản chiến lược cũng đề ra các biện pháp cụ thể về đổi mới quản lí giáo dục đại
học: "Tập trung vào quản lí chất lượng giáo dục: Chuẩn hóa đầu ra và các điều kiện

đảm bảo chất lượng trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới về khoa học giáo dục, khoa
học công nghệ và khoa học quản lí". [15, tr.10]
Chiến lược phát triển Giáo dục Việt Nam đến năm 2020 cũng xác định rõ đổi
mới quản lí giáo dục là khâu then chốt nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục
Việt Nam.
Dự án phát triển giáo dục đại học Việt Nam 2 cũng đã xác định: áp dụng các thành
tựu mới về quản lí vào các trường đại học nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các
trường đại học Việt Nam là thành tố quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống giáo dục đại học
Việt Nam phát triển trong thời kì công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế.
2. Căn cứ vào thực trạng và nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam
Chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường đại học Việt Nam hiện nay chưa thực
sự đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đang gặp nhiều thách thức lớn: từ bên ngoài
và cả từ bên trong. Sinh viên ra trường chưa đáp ứng yêu cầu công việc của các công ty, đặc
biệt là của khu vực các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, sự yếu kém bộc lộ cả trong
lĩnh vực chuyên môn, ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp.
Kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ xã hội
của nhà trường chưa được đo đạc rõ ràng theo những đòi hỏi của xã hội nhằm minh
bạch hóa quá trình hoạt động của nhà trường.
Quy mô đào tạo của các trường tăng lên nhưng chất lượng đào tạo do vậy sụt
giảm khi các nguồn lực đào tạo chưa tăng lên tương ứng - điều này làm cho chất lượng
đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đang luôn biến đổi và đòi hỏi ngày càng cao, đào
tạo chưa gắn với các mục tiêu quốc gia, mục tiêu của vùng miền về phát triển nguồn
nhân lực công nghiệp hóa.
Các kết quả hoạt động đào tạo của nhà trường hiện nay chưa gắn với trách
nhiệm của người quản lí và người thực hiện, điều này làm các trường chưa có động lực
phát triển, chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của nguời Việt Nam, chưa thu hút
được các nhân tài cho các trường đại học.
Về mặt tổ chức, quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay
đang thực hiện mô hình chỉ huy khép kín, các giá trị điều chỉnh hệ thống quản lí đang

hướng đến các thành tích cá nhân, đến thành tích của các cơ quan chủ quản, đến thành
tích của chủ thể quản lí mà chưa chú trọng hướng ra phục vụ nhu cầu phát triển xã hội,
hướng ra người tiêu dùng, hướng tới thị trường lao động.
Mô hình quản lý chất lượng đầu vào hiện nay của Việt Nam chủ yếu chú trọng
tuyển chọn sinh viên qua các kỳ thi đầu vào nhưng lại không chú trọng đến quá trình
đào tạo và chất lượng đầu ra nên mô hình này khó thích ứng trong cơ chế thị trường
với chất lượng luôn thay đổi với tiêu chí ngày càng cao. Mô hình này chỉ phù hợp
trong cơ chế kinh tế xã hội chỉ huy bao cấp với kế hoạch hóa cao có tính đến kế hoạch
số sinh viên đầu ra cho các khu vực kinh tế nhà nước, sinh viên ra trường không cần
xem xét chất lượng vì đã có sẵn việc làm theo kế hoạch. Mô hình này cứ vào được đại
học là coi như ra trường và có việc làm. Mô hình này làm cho các kỳ thi quá căng
thẳng vì giá trị kì thi đại học quá cao.
Như vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nhu cầu nâng cao hiệu quả đào
tạo đáp ứng nhu cầu xã hội tất yếu dẫn đến việc đổi mới kiểu quản lí đào tạo trong các
trường đại học Việt Nam nhằm tạo ra một động lực phát triển mới, trực tiếp nâng cao
năng lực quản lí nói chung và quản lí đào tạo nói riêng là một tất yếu. Vấn đề còn lại là
lựa chọn kiểu quản lí nào phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của các trường đại học Việt
Nam. Một chốt điểm của quá trình đổi mới quản lí giáo dục đại học Việt Nam mà
chúng ta cần ý thức là: Mọi chủ trương, đường lối về đổi mới dù hay đến đâu nhưng
năng lực quản lí trong các trường đại học hiện nay không được nâng cao lên thì mọi
chủ trương, mọi sự đầu tư tiền bạc của nhân dân đều bị lãng phí và vô hiệu hóa.
3. Căn cứ vào các thành tựu và xu hướng áp dụng ngày càng mở rộng về quy mô và
chiều sâu của phương thức quản lí theo kết quả đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh
vực giáo dục và đào tạo
Xu hướng phát triển của phương thức quản lí theo kết quả đang tạo ra cơ hội đổi
mới quản lí giáo dục nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng.
Căn cứ vào cơ hội đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
khi ứng dụng cách tiếp cận quản lí theo kết quả nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề đặt ra là có mô hình quản lí nào đem lại hiệu quả và phù hợp với đặc

trưng của giáo dục đại học.
Hiện nay hệ thống quản lý theo kết quả (RBM - Results - Based Management)
đang được áp dụng cho nhiều lĩnh vực. Đây là hệ thống quản lý mới được hình thành
từ những năm 80 của thế kỉ 20 tại Hoa Kỳ và châu Âu. Hệ thống RBM đã được khẳng
định ở các nước phát triển OECD 30 năm nay, hầu hết các tổ chức tài chính quốc tế
đều khuyến nghị áp dụng hệ thống quản lí này nhằm tăng hiệu quả đầu tư. Mục tiêu
của hệ thống quản lý này nhằm tăng cường hiệu quả của các kế hoạch chất lượng
thông qua việc đổi mới quá trình xây dựng kế hoạch chất lượng, đổi mới hệ thống
kiểm soát và đánh giá việc thực hiện theo kết quả đầu ra, thúc đẩy hình thành những
tiêu chí nâng cao chất lượng phục vụ xã hội. Bản chất của hệ thống này là giải phóng
tối đa năng lực sáng tạo của người lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động
nhằm đạt đến hiệu quả đầu ra cao nhất. Hệ thống quản lý theo kết quả (RBM – Results
- Based Management) là một thành tựu mới của khoa học quản lý trên thế giới. Mô
hình này đã tương đối hoàn chỉnh về mặt lý thuyết và hiện nay đã được bổ sung thêm
các công cụ quản lí mới và ngày càng được thừa nhận và ứng dụng rộng rãi tại nhiều
quốc gia, tại nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam,
chương trình cải cách hành chính quốc gia đã nghiên cứu và ứng dụng vào công tác đổi
mới hệ thống quản lý hành chính ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý đào tạo đại học theo kết quả đầu ra có ý
nghĩa vô cùng lớn trong việc đổi mới công tác quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam
hiện nay.
Với các lí do cơ bản trên, việc ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với phương thức quản lí theo kết quả là một nhiệm vụ có tính cấp thiết nhằm
nâng cao năng lực quản lí, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời tạo động lực phát
triển trong các trường đại học Việt Nam đáp ứng kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
Sơ đồ tóm tắt tính cấp thiết của luận án




2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất quy trình và giải pháp quản lí đào tạo với tiếp cận quản lí theo kết quả
nhằm nâng cao năng lực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam nhằm phục
vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể (contrasted to subject) nghiên cứu của luận án là các trường đại học
công lập ở Việt Nam. Đề tài lựa chọn các khách thể nghiên cứu theo cơ cấu vùng miền
(Bắc – Trung - Nam), các loại hình trường đại học (Đại học Quốc Gia, trường đại học
Kinh Tế, đại học vùng, trường đại học Kĩ Thuật ) nhằm có những cơ sở thực tế phù
hợp với hoàn cảnh Việt Nam
Đối tượng (object) nghiên cứu của luận án là quy trình quản lí đào tạo trong các
trường đại học công lập Việt Nam (Quy trình thực hiện là một tiêu chí khoa học có giá
trị ứng dụng mang tính bản quyền)
Quản lí đào tạo trong trường đại học là một đối tượng nghiên cứu rất phức tạp
bao gồm nhiều yếu tố từ đầu vào đến đầu ra, từ tuyển sinh, quản lí giảng dạy đến quản
lí bằng cấp Tuy nhiên công tác quản lí đào tạo trong trường đại học là một quy trình
khách quan theo các bước và các nhiệm vụ khác nhau, gắn kết với nhau. Quy trình
quản lí đào tạo là đặc trưng cơ bản của mô hình quản lí trong nhà trường đại học. Đề
tài tập trung vào đối tượng nghiên cứu là xây dựng quy trình đào tạo ứng dụng quản lí
theo kết quả nhằm nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường
đại học Việt Nam. Đề tài đề cập đến việc gắn quá trình ứng dụng quản lí theo kết quả
với việc nâng cao nâng lực quản lí trong nhà trường và nâng cao chất lượng đào tạo
bởi vì các yếu tố then chốt này không thể tách rời nhau trong bối cảnh công nghiệp hóa
và hiện đại hóa hiện nay của Việt Nam. Đây là đề tài quản lí cấp trường do vậy ít đề
cấp đến quản lí giảng dạy vì quản lí giảng dạy gắn nhiều với chuyên môn cấp khoa,
cấp bộ môn bởi mỗi môn học có nội dung và phương pháp giảng dạy đặc thù rất khó
có quy trình chung cho các môn học được.
4. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có được những thay
đổi bằng cách tiếp cận phương thức quản lí theo kết quả với những nguyên tắc và quy

trình quản lí gắn kết quả đào tạo với lợi ích của nguời học và của xã hội thì năng lực
quản lí đào tạo, chất lượng đào tạo trong các trường đại học Việt Nam sẽ tăng lên và
điều này trực tiếp đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại
học, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp thiết của xã hội Việt Nam trong thời kì công nghiệp
hóa và hiện đại hóa đất nước.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản như sau:
1. Các nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu quản lí đào tạo đại học
- Nghiên cứu quản lí theo kết quả
- Các yếu tố quyết định và tác động đến quản lí đào tạo trong các trường đại học
- Quản lí đào tạo theo tiếp cận quản lí theo kết quả
2. Các nhiệm vụ nghiên cứu thực tiến
- Nghiên cứu thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
- Nghiên cứu nhu cầu đổi mới quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam
3. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp
- Nghiên cứu các nguyên tắc định hướng xây dựng các giải pháp
- Đề xuất các giải pháp
- Phân tích tính khả thi của các giải pháp
4. Phân tích tác độngcủa các giải pháp
- Phân tích tác động của các giải pháp trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong nhà
trường
- Phân tích tác động đối với xã hội
5. Nhiệm vụ thử nghiệm
- Xây dựng phương án thực nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh
- Triển khai thực hiện thử nghiệm
- Đánh giá kết quả thử nghiệm
6. Các kết luận của luận án
7. Các khuyến nghị của luận án
- Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Đối với trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Cách tiếp cận của đề tài
- Tiếp cận từ thực tế: Nhu cầu hội nhập giáo dục quốc tế và nâng cao chất lượng
đào tạo đại học đang đặt ra những đòi hỏi cấp thiết về việc nâng cao năng lực quản lí
trong các trường ĐH Việt Nam. Dự án ĐH 2 cũng đã có một thành tố quan trọng số 2:
Nâng cao năng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam nhằm đưa những thành
tựu mới về quản lí áp dụng cho các trường đại học.
- Tiếp cận từ kinh nghiệm quốc tế: Ngân hàng thế giới và ngân hàng phát triển
châu Á đã thành công trong việc áp dụng hệ thống quản lí theo kết quả trong nhiều lĩnh
vực xã hội khác nhau, và đã áp dụng thành công trong lĩnh vực giáo dục tại Mongolia,
Campuchia là tiền đề lí luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lí
theo kết quả vào việc nâng cao nâng lực quản lí cho các trường đại học Việt Nam.
- Tiếp cận từ sự tổng hợp và so sánh ưu khuyết điểm của các phương thức quản lí
nhằm xác định những yêu cầu của phương thức quản lí theo kết quả áp dụng trong các
trường đại học Việt Nam.
6.2. Các phương pháp lý thuyết
- Thu thập thông tin tư liệu khoa học, các bài báo khoa học
Đề tài đã thu thập nhiều tài liệu khoa học về quản lí, quản lí giáo dục, quản lí
đào tạo đại học, quản lí chất lượng đào tạo đại học.
Các bài báo khoa học, các bài viết tổng quan về chất lượng giáo dục đại học, quản lí và
các giải pháp chất lượng giáo dục đại học trong nước và ngoài nước.
- Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu khoa học
Các tài liệu khoa học về mô hình quản lí theo kết quả RBM chủ yếu được khai
thác từ các trang WEB của các tổ chức quốc tế: WB, ADB, UNDP, UNESCO, CIDA
CANADA…
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Điều tra về thực trạng quản lý đào tạo tại một số trường đại học Việt Nam hiện
nay.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu tại: đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Đã

tiến hành các trao đổi, phỏng vấn, điều tra khảo sát về các tiêu chí quyết định đến chất
lượng đào tạo đại học.
Đề tài nghiên cứu công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học trên 3 miền:
miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam hiện nay như: đại học Quốc gia Hà
Nội, đại học Đà Nẵng, đại học Cần Thơ.
6.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh.
Tên chuyên đề thử nghiệm:
“Xây dựng khung chất lượng phát triển trường đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí
Minh với mô hình quản lí theo kết quả”
6.5. Phương pháp chuyên gia
- Tổ chức hội thảo khoa học và phỏng vấn các đối tượng liên quan
Luận án đã tham gia hội thảo khoa học về mô hình quản lí RBM theo đề tài
khoa học cấp Bộ: Nghiên cứu ứng dụng phương thức quản lí theo kết quả (RBM)
nhằm nâng cao năng lực quản lí trong các trường đại học Việt Nam, mã số B 2008-37-
65 nhằm bước đầu giới thiệu mô hình RBM vào các trường đại học Việt Nam.
- Xin ý kiến tư vấn và đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lí giáo dục
Luận án đã xin ý kiến nhận xét của các nhà quản lí trong các trường đại học, các
Viện nghiên cứu khoa học về bản luận án nhằm bảo đảm tính khách quan và xin ý kiến
để bổ sung, điều chỉnh các nội dung cần thiết để hoàn thiện bản luận án.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu quy trình và các giải pháp ứng dụng quản
lí theo kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trình độ đại học trong các trường đại học
công lập ở Việt Nam.
8. Những luận điểm bảo vệ
Luận án tập trung làm rõ các luận điểm khoa học cơ bản sau:
- Yêu cầu cấp thiết đổi mới quản lí đào tạo đại học trong các trường đại học Việt
Nam hiện nay: Yếu điểm cần khắc phục là quy trình đào tạo chưa đồng bộ, còn khép
kín trong trường từ đầu vào đến đầu ra và kết quả đào tạo còn chưa đáp ứng theo yêu
cầu xã hội, chưa thực sự gắn bó với lợi ích xã hội.

- Quản lí đào tạo trong trường đại học có những nội dung và yêu cầu cơ bản gì.
- Quản lí theo kết quả là gì? Nó có những ưu điểm gì? Những đặc điểm và quy
trình áp dụng của phương thức quản lí theo kết quả.
- Thực trạng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam có những điểm
mạnh điểm yếu gì, hiện nay? Làm rõ các vấn đề cấp bách liên quan đến khâu yếu của
quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam hiện nay là năng lực quản lí đào tạo
và chất lượng đào tạo.
- Quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với tiếp cận quản lí
theo kết quả bao gồm các giai đoạn và các bước triển khai các nhiệm vụ cụ thể nhằm
nâng cao năng lực quản lí và chất lượng đào tạo trong các trường ĐH Việt Nam là như
thế nào.
- Tính khách quan và sự phù hợp của công cụ khảo sát công tác quản lí trong các
trường đại học Việt Nam.
- Khung lôgic các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam với
tiếp cận quản lí theo kết quả.
- Các tác động đối với nhà trường và đối với xã hội của việc ứng dụng quản lí theo
kết quả trong lĩnh vực quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam.
- Triển khai thử nghiệm tại trường đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh.
- Các kết luận và khuyến nghị cần thiết rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án.
9. Đóng góp mới của luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Luận án đã có nghiên cứu và tổng quan về quản lí theo kết quả, đây là công việc
rất mới ở Việt Nam vì quản lí theo kết quả là thành tựu mới của khoa học quản lí và
chỉ mới bước đầu áp dụng vào Việt Nam trong các dự án tài trợ của quốc tế. Việc tổng
quan này bước đầu đã cung cấp sự nhận dạng về đặc điểm và quy trình quản lí theo kết
quả. Việc ứng dụng quản lí theo kết quả sẽ là giải pháp tạo sự đột biến trong quản lí
giáo dục nói chung và quản lí giáo dục đại học nói riêng trong bối cảnh đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng quy trình quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt Nam theo tiếp
cận quản lí theo kết quả. Đây là điểm nhấn trọng tâm của luận án, điểm mới này có ý

nghĩa cả trên bình diện lí luận và thực tiễn.
- Xây dựng các giải pháp ứng dụng quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả. Đây là mục tiêu cơ bản và là nhiệm vụ quan
trọng của luận án nhằm đáp ứng việc đổi mới trong công tác quản lí giáo dục đại học
nói chung và quản lí đào tạo trong các trường đại học nói riêng.
10. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
án được trình bày trong 4 chương với nội dung cụ thể sau đạy:
Chương 1. Cơ sở lí luận của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 2. Cơ sở thực tiễn của công tác quản lí đào tạo trong các trường đại học
Việt Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 3. Xây dựng các giải pháp quản lí đào tạo trong các trường đại học Việt
Nam với tiếp cận quản lí theo kết quả
Chương 4. Kết quả thử nghiệm
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Khoa giáo Trung ương (2002), Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới,
chủ trương, thực hiện và đánh giá, NXB CTQG, Hà Nội.
2. Bộ Nội vụ (2003), Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001- 2010, Bộ Nội Vụ.
3. Bộ GD và ĐT (1997), Tổng kết và đánh gia mười năm đổi mới giáo dục và đào tạo
(1986- 1996), Bộ GD - ĐT, Hà Nội.
4. Bộ GD và ĐT (2007), Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học, ban hành theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGD-ĐT của Bộ trưởng.
5. Bộ GD và ĐT (2006), Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, giai đoạn 2006 -
2016.
6. Bộ GD và ĐT (2001), Ngành giáo dục - đào tạo thực hiện nghị quyết trung ương 2
(khoá VIII) và thực hiện nghị quyết đại hội IX, tiếp tục đổi mới, tạo chuyển biến rõ nét
và chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước đầu

thế kỷ XXI, Bộ GD - ĐT, Hà Nội.
7. Bộ GD và ĐT (2004), Báo cáo tình hình giáo dục, Bộ GD – ĐT, Hà Nội.
8. Bộ GD và ĐT (1990), 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945 –1990).
9. Bộ GD và ĐT, SREM (2008), Hệ thống tiêu chí giám sát và đánh giá chất lượng
quản lí giáo dục.
10. Bộ GD và ĐT (2011), Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại
học, cao đẳng hệ chính quy, ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT-BGDĐT,
ngày 28/2/2011.
11. Bộ GD và ĐT (2010), Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy, ban
hành theo Quyết định số 03/2010/TT-BGDĐT, ngày 11/2/1010
12. Bộ Giáo dục và ĐT (2011), Quyết định Về việc thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh
đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2011, số 838/QĐ-BGĐT, ngày 1/3/2011.
13. Bộ Lao động Thương binh và xã hội (2002), VINAS - “Cẩm nang kiểm định
chất lượng đào tạo”: Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề ADB/1655/VIE/SK, Tổng
cục dạy nghề, Larrie Rouillard: Goals and Goal Setting – Revised, Crisp
14. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2004), Báo cáo về tình hình giáo
dục, trình bày tại Quốc Hội khoá XI kì họp 6, 2004.
15. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo
dục 2011 - 2020, ban hành theo Quyết định số 771/QĐ-TTg, ngày 15/6/2012.
16. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2003), Điều lệ trường đại học,
ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ.
17. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2012), Luật giáo dục Đại học.
18. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2011), Quy hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ban hành theo QĐ số 1216/QĐ/TTg.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đảng VI. NXB CTQG.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đảng VII. NXB CTQG.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1995), Văn kiện Đại hội Đảng VIII. NXB CTQG.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng IX. NXB CTQG.
23. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Đảm bảo Chất lượng Đào tạo và Nghiên
cứu Phát triển giáo dục (2001), Sổ tay hướng dẫn kiểm định chất lượng dùng cho

các trường đại học Việt Nam.
24. Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Mười tiêu chí đánh giá và đảm bảo chất lượng
đào tạo đại học.
25. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp nước
CHXHCNVN, NXBST.
26. Quốc hội nước Cộng Ho
̀
a Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục
nước Cộng Ho
̀
a Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sửa đổi.
27. Quốc hội khoá XI kì họp 6 (2004), Nghị quyết về giáo dục.
28. Quốc hội nước Cộng Ho
̀
a Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật giáo dục
đại học, Quốc hội 13/ 8/5/2012
29. UBND TP Hồ Chí Minh (2005), Nghiên cứu thí đIểm áp dụng hệ thống quản lý
theo kết quả tại thành phố Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh - VIE 01/ 024b,
2005
30. UNESCO (1998), Hội nghị thế giới về GD ĐH thế kỉ 21: Tầm nhìn và hành động,
Paris.
31. Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ (2007), Những quan sát về hiện trạng giáo dục trong các
ngành khoa học nông nghiệp tại Việt Nam (Vietnam Education Foundation).
32. Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ (2006), Như
̃
ng quan sát về hiện trạng giáo dục trong các
ngành khoa học công nghệ thông tin, kĩ thuật điện, điện tử - viễn thông và vật lí tại các
trường đại học Việt Nam (Vietnam Education Foundation).
33. Nguyễn Đức Chính và tập thể tác giả (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo
dục và đào tạo, NXB ĐHQG Hà Nội.

34. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Lý luận đại cương về quản lý.
Hà Nội.
35. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2005), Những xu thế quản lí hiện đại và
việc vận dụng vào quản lí giáo dục đại học. Khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội.
36. Phạm Ngọc Dũng (2010), Quản lí ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả
năng áp dụng ở Việt Nam.
37. Trần Khánh Đức (2004), Quản lí và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO và TQM. NXB Giáo dục.
38. Rudolf Grunig (2005), Hoạch định chất lượng theo quá trình. NXB KHKT.
39. Mike Gallagher, Gordon Stanley (1998), Kế hoạch chất lượng cấp trường, Bộ
GD & ĐT, Dự án củng cố GD ĐH.
40. Hội đồng quốc gia Giáo dục (2005), Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam, đổi
mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế, NXB Giáo dục.
41. Ngân hàng thế giới WB (2005), Mươ
̀
ì bước tiến tới hệ thống giám sát và đánh
giá dựa trên kết quả, NXB VHTT.
42. Phạm Minh Hạc (2003), Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ 21, NXB CTQG.
43. Phan Văn Kha (2008), Xây dựng chất lượng phát triển giáo dục đào tạo – một số
quan điểm tiếp cận, Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục.
44. Vũ Minh Khương, Calla Wieme (2007), Quản lí theo kết quả và những khái
niệm vận dụng vào hệ thống giáo dục Việt Nam.
45. JACQUE HALLAK (2008), Giáo dục và đào tạo đại học Việt Nam - quá độ và
thách thức phát triển,Viện Chất lượng và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
46. Maurice Hamon (1996), Quản lí theo dự án, Viện NC QLKT Trung ương.
47. Đại học Quốc gia Hà Nội, Thông tin Quản lí đào tạo
C 1963.
48. Đại học Đà Nẵng, Quản lí chất lượng ở đại học Đà Nẵng.

49. Đại học Vinh , 10 giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở

Trường Đại học Vinh.

50. Đại học Cần Thơ, Hệ thống quản lí đào tạo đại học Cần Thơ.

51. Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra - Đánh giá trong dạy - học đại học, NXB GD.
52. Nguyễn Lộc, Adam Rorri (2000), Xây dựng cơ sở chất lượng cho các cơ sở GD,
ADB, TA 3322 – VI.
53. Phạm Thành Nghị (2000), Quản lí chất lượng, kế hoạch trong các trường đại học
và cao đẳng, NXB đại học QG HN.
54. Paul Niven (2006), Thẻ điểm cân bằng, NXB TP Hồ Chí Minh.
55. Hubert K. Rampersad (2008), Định vị cá nhân, NXB Lao động Xã hội.
56. Nguyễn Đăng Tiến (2009), Nhà trường Việt Nam qua các thời kỳ, Viện Khoa học
Giáo dục.
57. Nguyễn Bá Thái (1999), "Về phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục", Tạp chí
Phát triển Giáo dục (2), tr. 15-18.
58. Nguyễn Bá Thái (2011), Đề tài KH B 2008 – 37 – 65, Viện KHGD VN.
59. Thiên Tân, Phần mềm Quản lý Đào tạo Edu Man 6.1

60. Thiên Tân, Phần mềm giải pháp đào tạo theo học chế Tín chỉ UniSoft

Tài liệu Tiếng Anh
61. ADB (The Asian Development Bank), What is results - based management
(RBM). />Development/default.asp
62. ADB, Capacity Development for Results-Based Management Social Sector.

63. ADB, Design of the integrated results based management
www.afdb.org/00157985-EN.
64. ADB, Results Management Context and Evolution
/>management/pg001.asp
65. ADB, Agencies in a Decentralized Context. www.adb.org/ /default.asp

66. ADB, Managing for Development Results at ADB. www.adb.org/countries
67. ADB, Managing for Development Results at ADB.
www.adb.org/Documents/ /Independent-Assessment-of-MfDR-at-ADB.pdf
68. ADB, Action Plan on Managing for Development Results 2009–2011.
www.docstoc.com/
69. ADB, Action Plan on Managing for Development Results. 2009
www.adb.org/countries
70. CIDA (CANADIAN INTERNATIONAL DEVELOPMENT AGENCY),
Results-based Management Policy Statement,
www.acdi-cida.gc.ca/home
71. CIDA, Results-Based Management Tools at CIDA, A How to Guide
31595014-KEF
72. CIDA, Results-based Management in CIDA Results-based Management in CIDA .

73. E U A (Association of European institutions of higher education) Europe's Higher-
Education EFQM Excellence Model
74. EUA, Europe's Higher-Education Restructuring Holds Lessons for U.S.
./136-europes-higher-education-restructuring.
75. EUA, European Credit Transfer and Accumulation System.
/>m
76. EUA, The EFQM Way to Sustainable Excellence

77. R.S. Kaplan and A.P. Sweeney, "Romeo Engine Plant", Harvard Business.
78. R.S. Kaplan (2008), "Texas Eastman Company". Harvard Business School Case
# 9 – 130 - 039.
79. M. Klauus (2005), The How of Establishing a performance Management System
(PMS). VIE 01 / 024 b.
80. Oxford American Dictionary (1997), Avon books, New York.
81. Paul H.Hirst and Patricia (1998), White Philosophy of Education, volume 1–4
82. UNDP. (United Nations Development Programme), Performance Results -

based Management - Guides.
83. UNDP, on results - based management (RBM).
84. UNDP, Evaluation of Results Based Management at UNDP.

85. UNDP, Results - based management is a strategic management approach.

86. WB. (World Bank), Results - based management is a strategic management
approach

87. WB, Ten steps to a results-based monitoring and evaluation system
www.oecd.org/dataoecd/23/27/35281194. pdf
88. Wanng Yibing (2000), University Atonomy and accountability in transition
toward market economies. Unesco proap.


×