Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học nội dung “sinh học động vật”, sinh học lớp 11, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.21 KB, 7 trang )

Thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan trong dạy học nội dung “sinh học động
vật”, sinh học lớp 11, trung học phổ thông

Phan Thanh Huyền

Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học (môn sinh học); Mã Số: 60 14 10
Nghd: TS. Ngô Văn Hưng
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết câu hỏi trắc nghiệm khách quan, xây dựng
quy trình soạn thảo bài 15: tiêu hóa ở động vật, bài 16: tiêu hóa ở động vật (tiếp theo), bài
17: hô hấp ở động vật, bài 18: tuần hoàn máu, bài 19: tuần hoàn máu (tiếp theo) có sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học nội dung chương trình sinh học lớp 11. Chỉ
ra những nội dung trong phần sinh học động vật 11 có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan. Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho các phần nội dung trong dạy học
phần sinh học động vật. Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án
đã đề ra qua đó khẳng định tính khả thi của thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan trong dạy học nội dung “sinh học động vật”, sinh học lớp 11, trung học phổ thông.
Keywords: Giáo dục học; Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Lớp 11
Contents:
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông
Đổi mới giáo dục thì cần phải đổi mới cả về chương trình, nội dung, sách giáo khoa, phương pháp
dạy học đồng thời phải đổi mới cả về phương thức kiểm tra đánh giá. Trong đó phương hướng đổi
mới về kiểm tra đánh giá là kết hợp phương thức kiểm tra truyền thống tự luận với kiểm tra đánh giá
bằng trắc nghiệm. Với mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp hoàn thiện quá trình dạy
của GV và quá trình học của HS. Để bổ sung vào nhưng phương pháp dạy học tích cực, GV có thể sử
dụng kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào quá trình dạy học bài mới với phương pháp này đã


góp phần làm cho quá trình dạy học của GV tích cực và giúp HS tích cực trong quá trình học bài mới
và nhờ đó có thể giúp HS phát triển tư duy trong nghiên cứu kiến thức mới.
Hơn nữa, giáo viên hiện nay còn hạn chế trong việc tìm tòi những câu hỏi trắc nghiệm khách
quan để sử dụng phù hợp cho từng bài học cụ thể của mình. Việc sử dụng một cách máy móc cách
câu hỏi trắc nghiệm khách quan vào bài giảng của giáo viên vẫn chưa đem lại những lợi ích cụ thể,
thậm chí còn làm bài giảng của giáo viên kém hiệu quả, và học sinh khó tiếp thu kiến thức.
1.2. Xuất phát từ đặc điểm phần sinh học động vật
Là một giáo viên đã nhiều năm, trực tiếp tham gia giảng dạy phần sinh học động vật – sinh
học 11 ở trường phổ thông, tôi thấy với các nội dung trong phần sinh học động vật – sinh học 11
sách giáo khoa đã đề cập tới hệ thống các câu hỏi tự luận giúp GV truyền tải kiến thức tới HS, bên
cạch đó GV có thể bổ sung câu hỏi TNKQ để GV giúp HS khai thác kiến thức hiệu quả nhất .Với
mục tiêu, tìm ra phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả nhất, bằng
cách tìm hiểu về các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và sử dụng nó linh hoạt trong từng bài giảng,
tôi muốn đưa ra một hệ thống câu hỏi, giúp giáo viên truyền tải kiến thức, và học sinh lĩnh hội kiến
thức trong phần sinh học động vật – sinh học 11giúp quá trình dạy và học có kết quả cao.
1.3. Xuất phát từ đặc điểm câu hỏi TNKQ
HS đã được quen với cách GV sử dụng nhưng câu hỏi tự luận trong dạy học bài mới, hầu như câu
hỏi TNKQ chỉ được sử dụng trong kiểm tra đánh giá. Với đặc điểm của câu hỏi TNKQ là đã có sẵn đáp
án, là một dạng câu hỏi mà học sinh có thể đưa ra câu trả lời với thời gian nhanh chóng, và dễ dàng huy
động kiến thức của tập thể. Như vậy trong dạy học, ngoài việc đưa ra những câu hỏi tự luận, bên cạnh đó
GV có thể ra những câu hỏi TNKQ để làm phong phú hơn cho bài giảng của mình.
1.4. Xuất phát từ đặc điểm tâm lí học sinh lớp 11
Đối với HS THPT nói chung và HS lớp 11 nói riêng, trong độ tuổi này các em luôn muốn được
tìm tòi những kiến thức mới, các em luôn muốn GV thường xuyên thay đổi những phương pháp dạy
học, muốn được va chạm và được tìm hiểu kiến thức mới bằng nhiều cách khác nhau. Vậy dựa vào đặc
điểm luôn tò mò và thích đổi mới của HS, GV bên cạnh việc sử dụng hệ thống câu hỏi tự luận có thể
GV đưa vào những câu hỏi TNKQ có thể làm tăng tính tò mò, giúp HS tập trung tư duy tìm hiểu những
kiến thức mới từ những câu hỏi TNKQ này.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn lựa đề tài nghiên cứu: “Thiết kế và sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học nội dung “sinh học động vật”, sinh học lớp11,

trung học phổ thông”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đổi mới PPDH phần SHĐV 11- sinh học lớp 11 bằng việc sử dụng hệ thống câu hỏi
TNKQ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học phần sinh
động vật – sinh 11.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Quá trình dạy học nội dung sinh học 11 SHĐV của giáo viên, học sinh trường THPT Kim Sơn
B, THPT Kim Sơn C, tỉnh Ninh Bình.
- Giáo viên dạy học phần sinh học động vật – sinh học lớp 11, ở một số trường THPT trên địa
bàn huyện Kim Sơn– tỉnh Ninh Bình.
- Học sinh lớp 11, ở một số trường THPT trên địa bàn huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình.
3.3. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài: tháng 4/2012 – 12/2012.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Vận dụng lí thuyết câu hỏi TNKQ trong dạy học phần sinh học động vật – Sinh học 11
góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học phần sinh
học động vật – sinh học 11.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết câu hỏi trắc nghiệm khách quan, xây dựng quy trình
soạn thảo bài 15: tiêu hóa ở động vật, bài 16: tiêu hóa ở động vật (tiếp theo), bài 17: hô hấp ở
động vật, bài 18: tuần hoàn máu, bài 19: tuần hoàn máu (tiếp theo) có sử dụng câu hỏi trắc
nghiệm khách quan.
- Chỉ ra những nội dung trong phần sinh học động vật 11 có thể dùng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan.
- Thiết kế bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho các phần nội dung trong dạy học phần
sinh học động vật.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả của các phương án đã đề ra qua đó khẳng

định tính khả thi của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu về lí thuyết cách xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan.
- Các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan trực tiếp đến câu hỏi trắc nghiệm
khách quan và việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Sử dụng phương pháp chuyên gia để phỏng vấn những người đã thực hiện xây dựng
những bộ câu hỏi trắc nghiệm, những người đã trực tiếp thiết kế và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan trong dạy học và giáo viên, học sinh, những người có liên quan trong hoạt động dạy
và học các nội dung phần SHĐV sinh học 11.
- Nghiên cứu các nội dung kiến thức trong sách giáo khoa sinh học 11 phần SHĐV có thể
dạy bằng hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
6.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm dạy học ở nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá tính
hiệu quả, tính khả thi của việc sử dụng câu hỏi TNKQ và trong dạy học phần SHĐV – Sinh học
11.
- Đối với lớp thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy theo giáo án đã soạn có sử dụng câu
hỏiTNKQ
- Đối với lớp đối chứng: Tiến hành giảng dạy bình thường.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Các số liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm được xử lý thống kê bằng phần mềm
Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
7. Những đóng góp mới của luận văn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan là công cụ bước đầu giúp giáo viên thiết kế và sử
dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để dạy học phần SHĐV nhằm tích cực hóa hoạt động của
người học.
Sử dụng một cách linh hoạt bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học phần sinh
học động vật sẽ góp phần tạo nên một phương pháp dạy học tích cực giúp giáo viên truyền đạt
kiến thức cho học sinh đạt hiệu quả cao.

Đề tài còn đề xuất quy trình soạn bài giảng có sử dụng câu hỏi TNKQ, và vận dụng câu
hỏi TNKQ trong quá trình dạy học phần SHĐV Sinh học 11.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính
của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2 Thiết kế và sử dụng câu hỏi TNKQ trong dạy học môn sinh học động vật –
Sinh học 11
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Quang Báo - Nguyễn Đức Thành (2003), Lí luận dạy học sinh học - phần đại cương,
NXB Giáo dục.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ướng 2 khóa VIII,
ngày 24/12/1996.
3. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
4. Nguyễn Thành Đạt (Chủ biên) (2007), Sinh học 11, NXB Giáo dục.
5. Nguyễn Thành Đạt (chủ biên) (2010), Sinh học 11(SGV), NXB Giáo dục.
6. Trịnh Hữu Hằng, Sinh lý học người và động vật (2007), NXB ĐHQGHN.
7. Dương Thị Thu Hiền (2009), Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa
chọn (MCQ) để tổ chức dạy – học kiến thức mới phần di truyền học, sinh học 12 ban cơ bản-
trung học phổ thông”, luận văn thạc sĩ sư phạm sinh học, Hà Nội.
8. Nguyễn Như Hiền, Trịnh Xuân Hậu (2004), Tế bào học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
9. Trần Bá Hoành - Trịnh Nguyên Giao (2009), Đại cương phương pháp dạy học Sinh học,
NXB Giáo dục
10. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới phương pháp dạy học, nội dung chương trình, sách giáo
khoa, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Ngô Văn Hưng ( chủ biên) Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề
kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập môn sinh – cấp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh
học lớp 11, NXB Giáo Dục.

13. Ngô Văn Hưng (chủ biên) (2010), Bài tập sinh học 11, NXB Giáo Dục.
14. Nguyễn Thế Hưng (2007), “Phương pháp phân tích nội dung sách giáo khoa để thiết kế bài
giảng sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (160), Tr 30-31
15. Nguyễn Thế Hưng (2009), Tập bài giảng phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT,
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. Tạ Thúy Lan (Chủ biên)(2004), Giải phẫu Sinh lí người, NXB Đại học sư phạm
17. Trương Thị Là (2010), Vận dụng lý thuyết hệ thống vào dạy học một số phần kiến thức sinh
lý học động vật chương trình Sinh học 11 trung học phổ thông ( ban nâng cao), luận văn thạc sĩ
sư phạm sinh học, Đại Học Sư Phạm.
18. Phạm Văn Lập (2007), Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THPT,Sách lưu hành nội
bộ, khoa sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
19. Nguyễn Quang Mai (Chủ biên) (2004), Sinh lý học động vật và người, NXB Khoa học và
kỹ thuật.
20. Lê Hoàng Ninh (Chủ biên) (2007), Ôn kiến thức luyện kĩ năng, NXB Giáo dục.
21. Lê Đức Ngọc (2011), đo lường và đánh giá thành quả học tập, Trường Đại học Giáo dục -
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
22. Trần Khánh Phương (2009), Thiết kế bài giảng sinh học 11, NXB Hà Nội.
23. Hoàng Thị Kim Thao (2011), “ Thiết kế và sử dụng Graph dạy học môn Giải phẫu sinh lý
người cho sinh viên sư phạm trường Đại học Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”, luận văn thạc sĩ sư phạm
sinh học, Hà Nội.
24. Lê Đình Tuấn (chủ biên) (2010), Tài liệu chuyên sinh học trung học phổ thông sinh lí học
động vật, NXB Giáo Dục.
25. Lê Đình Trung (2004), Chuyên để câu hỏi, bài tập trong dạy học sinh học, Trường Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
26. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2006), Sinh học 11 – Ban nâng cao, NXB Giáo dục.
27. Vũ Văn Vụ (Tổng chủ biên) (2006), Bài Tập Sinh học 11 – Ban nâng cao, NXB Giáo dục.
B. Tài liệu tiếng Anh:
29. David, R.S(1992), Developmental Psychology Childhood and Adolescence (Second Edition),
N.Y.
30. Darwin Charles (1861), The origin of species, John Murray.

http:// Darwin-online.org.uk

×