Xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần
“Cơ học” vật lí lớp 8 theo hƣớng gắn với thực
tế nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh
Nguyễn Vĩnh Nam
Trƣờng Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Ngƣời hƣớng dẫn : GS.TS. Nguyễn Huy Sinh
Năm bảo vệ: 2013
100 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận các vấn đề về bài tập nói chung và bài tập định
tính nói riêng trong dạy học vật lí. Khảo sát thực trạng về cách thức xây dựng và sử
dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 của giáo viên và tác dụng của loại bài
tập này tới hứng thú học tập vật lí của học sinh. Đề xuất cách thức xây dựng và sử
dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hƣớng gắn với thực tế. Biên soạn
hệ thống bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hƣớng gắn với thực tế.
Keywords.Phƣơng pháp dạy học; Cơ học; Vật lý
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, cùng với việc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở các bộ
môn nói chung, và đổi mới phƣơng pháp dạy học vật lí nói riêng đƣợc triển khai khá
sâu rộng ở các trƣờng phổ thông. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
cho học sinh là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục phổ thông hiện nay.
Điều này đƣợc pháp chế hóa tại Điều 28 của Luật Giáo dục và đƣợc khẳng định trong
Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001- 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Vật lí là môn khoa học đƣợc chứng minh bằng thực nghiệm. Sự phong phú về kiến
thức, sự đa dạng về các hình thức thí nghiệm, và mối liên hệ chặt chẽ giữa kiến thức
vật lí với đời sống là những lợi thế lớn trong tiến trình đổi mới phƣơng pháp dạy học
bộ môn. Mặc dù vậy có thể thấy việc dạy và học vật lí ở một số trƣờng phổ thông hiện
nay vẫn còn một số hạn chế. Điều đó dẫn đến một thực trạng không mong muốn là
nhiều em không hứng thú với môn học vật lí và khả năng vận dụng kiến thức vào thực
tiễn thì yếu kém. Thực tế cho thấy, với học sinh THCS ở những nơi không sử dụng
môn vật lí để thi vào THPT thì các em coi là môn phụ và không hứng thú với môn này.
Ở bậc THPT nhiều em chỉ học vật lí để thi đại học chứ không hề yêu thích vật lí. Các
em có thể giải đƣợc những bài vật lí rất phức tạp về tính toán nhƣng lại không trả lời
đƣợc những câu hỏi vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, có thể do định hƣớng kiểm tra đánh
giá chƣa sát thực tế, có thể do học sinh không hứng thú với bài tập định tính hoặc
không biết liên hệ các câu hỏi với thực tế… Theo tôi, một trong những nguyên nhân
quan trọng nhất là việc tiếp cận các phƣơng pháp dạy học tích cực của một bộ phận
giáo viên còn chƣa tốt. Vai trò của loại bài tập định tính, đặc biệt là những câu hỏi gắn
liền với thực tế chƣa đƣợc coi trọng đúng mức trong dạy học vật lí. Một nguyên nhân
nữa là, giáo viên còn thiếu những cơ sở lý luận cần thiết trong việc xây dựng câu hỏi
và sử dụng loại bài tập này trong dạy học.
Với mong muốn đƣợc góp phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy
học vật lí, nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học vật lí, tăng cƣờng khả năng vận dụng
kiến thức vào đời sống thực tế đồng thời tạo hứng thú học tập vật lí cho học sinh, tôi
chọn đề tài nghiên cứu “XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP ĐỊNH TÍNH PHẦN
“CƠ HỌC” VẬT LÍ LỚP 8 THEO HƢỚNG GẮN VỚI THỰC TẾ NHẰM TẠO
HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu phƣơng thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lí
lớp 8 theo hƣớng gắn với thực tế, từ đó biên soạn nội dung bài tập định tính cho học
phần này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận các vấn đề về bài tập nói chung và bài tập định tính
nói riêng trong dạy học vật lí.
3.1.1. Những quan niệm chung về bài tập vật lí gồm:
- Tác dụng của bài tập trong dạy học vật lí
- Phân loại bài tập vật lí
- Phƣơng pháp giải bài tập vật lí
- Các yêu cầu khi xây dựng và sử dụng bài tập trong dạy học vật lí
3.1.2. Nghiên cứu vị trí, vai trò của bài tập định tính trong dạy học vật lí
3.1.3. Nghiên cứu các nguyên tắc và quy trình xây dựng bài tập định tính trong dạy
học vật lí. (Cho một học phần, một nhóm bài, một bài cụ thể)
3.1.4. Nghiên cứu cách thức sử dụng bài tập định tính trong dạy học vật lí.
3.2. Khảo sát thực trạng về cách thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần
“cơ học” vật lí lớp 8 của giáo viên và tác dụng của loại bài tập này tới hứng thú học
tập vật lí của học sinh.
3.2.1. Khảo sát thực trạng về cách thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính của
giáo viên khi dạy phần “cơ học” vật lí lớp 8.
3.2.1 Khảo sát tác dụng của bài tập định tính tới hứng thú học tập vật lí của học sinh
khi học phần “cơ học” vật lí lớp 8.
3.3. Đề xuất cách thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính phần “cơ học” vật lí
lớp 8 theo hướng gắn với thực tế.
3.4. Biên soạn hệ thống bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hướng gắn
với thực tế.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: việc biên soạn và sử dụng bài tập định tính trong dạy và
học phần “cơ học” vật lí lớp 8.
- Đối tƣợng nghiên cứu:
+ Cách thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính của giáo viên khi dạy phần “cơ
học” vật lí lớp 8
+ Hứng thú học tập môn vật lí của học sinh khi học phần “cơ học” vật lí 8 với các
bài tập định tính.
5. Vấn đề nghiên cứu (câu hỏi nghiên cứu)
Đề tài tập trung vào hai vấn đề cơ bản sau:
- Phƣơng thức xây dựng và sử dụng bài tập định tính theo hƣớng gắn với thực tế khi
dạy phần “cơ học” vật lí lớp 8.
- Xây dựng nội dung và biên soạn bài tập định tính theo hƣớng gắn với thực tế khi
dạy phần “cơ học” vật lí lớp 8.
6. Giả thuyết khoa học
- Vận dụng các nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng bài tập định tính theo
hƣớng gắn với thực tế để biên soạn hệ thống bài tập định tính nhằm mang lại hiệu quả
cao trong dạy học vật lí.
- Bài tập định tính phần “cơ học” vật lí lớp 8 theo hƣớng gắn với thực tế sẽ làm tăng
hứng thú học môn vật lí của học sinh.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng về việc xây dựng và sử dụng bài tập định tính của các giáo
viên dạy phần “cơ học” vật lí lớp 8, tại một số trƣờng THCS trên địa bàn huyện Yên
Phong - tỉnh Bắc Ninh trong năm học 2012 – 2013 và năm học 2013 – 2014.
- Khảo sát hứng thú học tập môn vật lí của học sinh lớp 8 – trƣờng THCS thị trấn
Chờ – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh trƣớc và sau khi học phần “cơ học” trong
năm học 2013 – 2014.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
Làm sáng tỏ thêm một số nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng hệ thống bài
tập định tính theo hƣớng gắn với thực tế phần “cơ học” vật lí lớp 8. Từ đó khẳng định
những cơ sở lý luận gắn với thực tiễn và vận dụng vào việc biên soạn và sử dụng bài
tập định tính theo hƣớng gắn với thực tế, có thể mở rộng cho các nội dung khác.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đƣợc áp dụng cho một số trƣờng THCS và có
thể phát huy trên diện rộng, giúp các giáo viên biên soạn và cải thiện hệ thống bài tập
định tính phần “cơ học” lớp 8 tốt hơn, nhằm làm tăng hứng thú học tập môn vật lí của
học sinh.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Nghiên cứu lý luận
Tập hợp tƣ liệu và sử dụng
9.2. Nghiên cứu thực tiễn
Quan sát, điều tra - khảo sát, tổng kết kinh nghiệm, tham vấn chuyên gia.
9.3. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành giảng dạy song song nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng ở trƣờng
THCS thị trấn Chờ - Yên Phong - Bắc Ninh theo phƣơng án đã xây dựng.
- Trên cơ sở phân tích định tính và định lƣợng kết quả trong quá trình thực nghiệm
sƣ phạm để đánh giá tính khả thi và hiệu qủa của đề tài nghiên cứu.
10. Các luận cứ khoa học
10.1. Luận cứ lý thuyết
- Vị trí, vai trò của bài tập định tính trong dạy học vật lí đã đƣợc thể hiện trong
nhiều giáo trình về phƣơng pháp dạy học vật lí.
- Các quy luật tâm lý về hứng thú nói chung, hứng thú học tập nói riêng đƣợc viết
trong các tài liệu về tâm lý học.
10.2. Luận cứ thực tế
- Kết quả thống kê phiếu điều tra cách thức biên soạn và sử dụng bài tập định tính
của giáo viên khi dạy phần “cơ học” vật lí lớp 8.
- Kết quả thống kê phiếu điều tra hứng thú học môn vật lí của học sinh giữa lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng
- So sánh kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.
11. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn dự kiến đƣợc trình bày theo 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của các vấn đề về bài tập vật lí nói chung, bài
tập định tính nói riêng trong dạy học vật lí.
* Cơ sở lý luận chung về bài tập vật lí - bài tập định tính trong dạy học vật lí.
* Điều tra, khảo sát thực tiễn về việc biên soạn và sử dụng bài tập định tính phần
“cơ học” vật lí lớp 8 của giáo viên và tác dụng của loại bài tập này tới hứng thú học vật
lí của học sinh.
Chương2: Phƣơng thức xây dựng, biên soạn và sử dụng bài tập định tính phần “cơ
học” vật lí lớp 8 theo hƣớng gắn với thực tế và nội dung bài tập.
Chương 3: Thực nghiệm sƣ phạm
Sử dụng hệ thống bài tập định tính đã biên soạn vào thực nghiệm sƣ phạm và khảo
sát tính hiệu quả của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Cao Đàm (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Đông (2010), Tuyển tập câu hỏi định tính vật lí. Đại học Thái
Nguyên.
3. Nguyễn Thanh Hải (2012), Sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy
học vật lí. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Thanh Hải (2004), Bài tập định tính và câu hỏi thực tế vật lí 8. Nhà xuất
bản giáo dục, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học
giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Vũ Quang - Bùi Gia Thịnh - Dương Tiến Khang – Vũ Trọng Rỹ - Trịnh Thị
Hải Yến (2010), Vật lí 8 (SGK). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
7. Vũ Quang - Bùi Gia Thịnh - Dương Tiến Khang – Vũ Trọng Rỹ - Trịnh Thị
Hải Yến (2010), Vật lí 8 (SGV). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Thâm - Nguyễn Ngọc Hưng - Phạm Xuân Quế (2002), Phương
pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
9. Bùi Gia Thịnh - Dương Tiến Khang – Vũ Trọng Rỹ - Trịnh Thị Hải Yến
(2010), Vật lí 8 (SBT). Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
10. Phạm Hữu Tòng (2006), Lí luận dạy học vật lí. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm,
Hà Nội.
11. Đỗ Hương Trà (2012), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở
trường phổ thông. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội.
12. Nguyễn Quang Uẩn- Nguyễn Văn Lũy- Đinh Văn Vang (2007), Giáo trình Tâm
lí học đại cƣơng. Nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, Hà Nội.