Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vât) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.09 KB, 11 trang )

Xây dựng website để tổ chức dạy học theo
học chế tín chỉ chương Sinh trưởng và phát
triển của thực vật (Học phần sinh lý thực vât)
cho sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm


Chu Thị Bích Ngọc


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS. TS. Dương Tiến Sỹ
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .

Abstract. Nghiên cứu tổng quan tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới
và Việt Nam. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: dạy học theo học chế tín
chỉ, hình thức tổ chức dạy học, website dạy học…. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên
quan đến đề tài: Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng Internet vào dạy và học ở
các trường cao đẳng sư phạm, thực trạng sử dụng website dạy học, đánh giá ưu nhược
điểm của các website dạy học hiện nay. Nghiên cứu chương trình khung của Bộ Giáo
dục và đào tạo giành cho khối nghành sư phạm, trình độ đào tạo cao đẳng để xây dựng
nội dung chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật).
Nghiên cứu các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng website
dạy học. Nghiên cứu quy trình xây dựng website để vận dụng thiết kế website dạy học
chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật). Nghiên cứu
sử dụng các PMCC sẵn có để xây dựng website: Các PM tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu
DH kĩ thuật số (Dạng văn bản, hình ảnh tĩnh, động, âm thanh, video, phim…). Các PM
gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các tư liệu dạy học kĩ thuật số thành phương
tiện kĩ thuật số. PM trình chiếu Powerpoint để nhập liệu thông tin (Văn bản, hình ảnh,
âm thanh…) hình thành BGĐPT. Nghiên cứu quy trình và phương pháp sử dụng


website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của
thực vật (học phần sinh lý thực vật) cho sinh viên CĐSP. Thực nghiệm sư phạm để
khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra.
Keywords.Phương pháp dạy học; Thực vật; Sinh lý thực vật; Website
Content.
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ các văn kiện có tính pháp lý về giáo dục của Đảng và Nhà nước
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã đề ra
nhiệm vụ: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt
chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ”. Bởi
vậy, việc đổi mới giáo dục và đào tạo là một trong những vấn đề cấp thiết được Đảng
và Nhà nước chú trọng. Trong đó, đội ngũ giáo viên là lực lượng đóng vai trò nòng cốt
vì thế đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với các trường sư phạm.
Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp
giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào
quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS,
nhất là sinh viên ĐH ”. Nghị quyết nêu trên đã được cụ thể hóa bằng Chỉ thị 58-
CT/TW (17/10/2000) của Bộ Chính trị, nội dung Chỉ thị có đoạn: “Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác GD & ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển
các hình thức đào tạo từ xa phục vụ nhu cầu học của toàn xã hội”.
Như vậy, ứng dụng CNTT vào giáo dục là một xu thế mới của nền giáo dục
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai lâu dài.
1.2. Xuất phát từ yêu cầu trong đổi mới PPDH
Yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng đề cao vai trò của người học, chống lại thói
quen học tập thụ động, bồi dưỡng năng lực tự học nhằm mục đích giúp cho người học
có khả năng học tập suốt đời.
1.3. Xuất phát từ nội dung học phần sinh lý thực vật
Sinh lý thực vật là một học phần với lượng kiến thức lớn bao gồm nhiều cơ chế,

quá trình khó, trừu tượng trong khi đó giáo trình sử dụng học tập chỉ có kênh chữ và
kênh hình tĩnh. Với thời lượng học trên lớp ít ỏi không thể đủ đáp ứng yêu cầu dạy và
học.
1.4. Xuất phát từ yêu cầu đào tạo đại học và cao đẳng theo học chế tín chỉ
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD & ĐT ban hành ngày 15/08/2007 đã quy định
chuyển đổi phương thức đào tạo đại học, cao đẳng từ niên chế sang học chế tín chỉ.
Đây là một xu hướng tất yếu của hệ thống giáo dục Việt Nam theo xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế [5]
Học chế tín chỉ được xây dựng dựa trên sự phân chia chương trình học tập
thành các modun, có thể đo lường, tích luỹ, lắp ghép được để tiến tới hệ thống văn
bằng theo các tiêu thức tổ hợp nhất định, được thống nhất và công nhận rộng rãi thông
qua hoạt động quản lý giáo dục đào tạo ở những thời gian và địa điểm khác nhau.
Chính ưu điểm vượt trội này cho phép đào tạo theo học chế tín chỉ có tính mở, linh
hoạt và kết nối các cơ sở đào tạo, mang lại những tiện ích tối đa cho người học nhưng
nó cũng đặt ra những thách thức lớn như: đổi mới chương trình, tăng tính liên thông,
chuyển đổi của chương trình, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp
triển khai quá trình dạy học, hình thức kiểm tra đánh giá…
1.5. Xuất phát từ sự phát triển nhanh chóng của CNTT, đặc biệt là Internet
Cuối thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, đặc biệt là Internet đã ảnh
hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục. Các phương
tiện truyền thông cùng với hệ thống Internet nối mạng toàn cầu đang làm thay đổi cách
tiếp cận tri thức của con người. Họ không chỉ đọc để biết, mà còn nghe và cảm
nhận các sự kiện xảy ra ở xa như đang diễn ra trước mắt, vượt qua mọi giới hạn về thời
gian và cả không gian, thu hẹp khoảng cách địa lí. Chính vì thế, khả năng thu nhận, xử
lý để hiểu biết thông tin một cách nhanh chóng và chính xác là hết sức quan trọng.
Điều đó đã dẫn đến phải thay đổi PPDH chuyển từ việc dạy chữ sang dạy cách tìm
kiếm, thu nhận và xử lý thông tin để đạt mục tiêu giáo dục. Vì thế việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học đang là một xu hướng tất yếu của quá trình giáo dục đào
tạo. Chỉ thị số 29/2001 của Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa ra: “Đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo… theo hướng sử dụng công nghệ thông

tin như một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở
tất cả các môn học”.
Nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện mạng cung cấp thư viện tư liệu
điện tử, BGĐT mẫu, giáo trình điện tử, các PMDH, … để GV khai thác sử dụng trong
giảng dạy như: ELISE WebCT (Pháp), Blackboard (Bỉ), N@tschool (Hà Lan), WebCT
(Hoa Kỳ), Ở nước ta cũng có một vài nghiên cứu xây dựng các PMDH và website
dạy học nhưng vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.
Hiện nay có rất nhiều hình thức học qua mạng Internet như website, blog, facebook…
đang dần hình thành và đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Từ website có thể
tiếp nhận lượng thông tin hay khối lượng kiến thức lớn, nội dung kiến thức được
truyền đạt phong phú, hấp dẫn, minh hoạ trực quan sinh động đồng thời có thể tự kiểm
tra kiến thức một cách chính xác…
Tuy vậy, việc ứng dụng mô hình ấy trong các trường sư phạm còn nhiều hạn
chế. Điều đó chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho nguồn nhân lực tương lai đặc biệt
là đội ngũ giáo viên.
Với những lí do trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Xây dựng website để tổ
chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (Học
phần sinh lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ cho sinh
viên trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương sinh trưởng
và phát triển của thực vật (Học phần sinh lý thực vật).
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học chương sinh trưởng và phát triển của thực
vật, học phần sinh lý thực vật.
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình và phương pháp sử dụng website để tổ chức dạy
học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (Học phần sinh
lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm.
4. Giả thuyết khoa học
Xây dựng được website dạy học và phương pháp sử dụng nó để tổ chức dạy học

theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý
thực vật) sẽ nâng cao chất lượng dạy học, qua đó rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ
thông tin để học tập và phát triển kĩ năng tự học cho sinh viên trường cao đẳng sư
phạm.


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu tổng quan tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học trên thế giới và
Việt Nam
5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: dạy học theo học chế tín chỉ,
hình thức tổ chức dạy học, website dạy học…
5.3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn liên quan đến đề tài: Đánh giá thực trạng khai thác
và sử dụng Internet vào dạy và học ở các trường cao đẳng sư phạm, thực trạng sử
dụng website dạy học, đánh giá ưu nhược điểm của các website dạy học hiện nay.
5.4. Nghiên cứu chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo giành cho khối
nghành sư phạm, trình độ đào tạo cao đẳng để xây dựng nội dung chương sinh
trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật).
5.5. Nghiên cứu các nguyên tắc sư phạm chỉ đạo quá trình xây dựng và sử dụng
website dạy học
5.6. Nghiên cứu quy trình xây dựng website để vận dụng thiết kế website dạy học
chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật).
5.7. Nghiên cứu sử dụng các PMCC sẵn có để xây dựng website:
- Các PM tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu DH kĩ thuật số (Dạng văn bản, hình ảnh tĩnh,
động, âm thanh, video, phim…)
- Các PM gia công sư phạm và gia công kĩ thuật các tư liệu dạy học kĩ thuật số thành
phương tiện kĩ thuật số
- PM trình chiếu Powerpoint để nhập liệu thông tin (Văn bản, hình ảnh, âm thanh…)
hình thành BGĐPT
5.8. Nghiên cứu quy trình và phương pháp sử dụng website để tổ chức dạy học theo
học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý

thực vật) cho sinh viên CĐSP
5.9. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học
mà đề tài đặt ra.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và đào tạo về chủ
trương chính sách đối với giáo dục, đặc biệt là ứng dụng CNTT trong giáo dục.
- Nghiên cứu tài liệu và một số công trình khoa học liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu các công cụ và phương tiện hỗ trợ dạy học qua Internet.
- Nghiên cứu nội dung chương trình học phần sinh lý thực vật để xây dựng bài giảng
đạt hiệu quả
6.2. Phương pháp điều tra cơ bản
Thiết kế các mẫu phiếu điều tra Giảng viên và Sinh viên nhằm tìm hiểu thực
trạng có liên quan trực tiếp đến đề tài. Từ đó đánh giá, phân tích nguyên nhân.
6.3. Phương pháp chuyên gia
Trao đổi, xin ý kiến các chuyên gia giúp định hướng cho việc triển khai đề tài.
6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Để đánh giá hiệu quả của việc xây dựng và sử dụng lớp học trực tuyến.
6.5. Phương pháp thống kê toán học
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
7. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Quy trình xây dựng website dạy học nói chung, từ đó vận dụng xây dựng website cho
chương sinh trưởng và phát triển của thực vật
- Quy trình sử dụng website dạy học để nâng cao chất lượng dạy học theo học chế tín
chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học phần sinh lý thực vật)
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh trưởng và phát triển của thực vật (học
phần sinh lý thực vật) cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm Hà Giang.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận được cho việc xây dựng
website dạy học để đào tạo theo học chế tín chỉ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể giúp các giảng viên chuyên ngành sinh học
làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy học phần sinh lý thực
vật và các học phần khác.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài
Chương 2: Xây dựng website để tổ chức dạy học theo học chế tín chỉ chương sinh
trưởng và phát triển của thực vật cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Việt:
1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học sinh học. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác – Lênin. Nxb Chính trị
quốc gia.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2000), Sinh lý học thực vật (Tập 1). Nxb Giáo dục. Sách
CĐSP
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2004), Chương trình khung giáo dục đại học khối
nghành sư phạm trình độ đào tạo cao đẳng
5. Bộ Giáo dục và đào tạo, Quyết định 43/2007/QĐ-BGD & ĐT về việc ban hành
quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.
6. Nguyễn Phúc Chỉnh (2006), Giáo trình ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa
học giáo dục và dạy học sinh học. Nxb Giáo dục
7. Tô Nguyên Cương (2012), “Dạy học kết hợp - một hình thức tổ chức dạy học tất
yếu của một nền giáo dục hiện đại”, Tạp chí giáo dục, Số 283 kỳ 1-4/2012, tr.

27,28,38.
8. Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb khoa học và
kĩ thuật
9. Nguyễn Thành Đạt ( Tổng chủ biên ), Lê Đình Tuấn ( Chủ biên ), Nguyễn
Như Khanh (2006), Sinh học 11 ( SGK và SGV), Nxb Giáo dục
10. Giáo trình Giáo dục học (1971), Tủ sách đại học sư phạm Hà Nội II.
11. Giáo trình thiết kế WEB. Nxb Giao thông vận tải
12. Trương Tinh Hà (2012), 5 nhược điểm khi tạo website giáo dục Việt Nam, Tuổi
trẻ online: />nhuocdiem%C2%A0 khi –tao%C2%A0website-giao-duc-VN.html, ngày
15/02/2012.
13. Trịnh Thanh Hải (2006), Ứng dụng CNTT & TT vào dạy học hình học lớp 7 theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, Luận án tiến sĩ giáo dục học,
ĐHSPHN (172 trang)
14. Nguyễn Văn Hiền (2008), “Tổ chức "Học tập hỗn hợp" biện pháp rèn luyện kỹ
năng sử dụng CNTT cho sinh viên trong dạy học sinh học”, Tạp chí giáo dục
(192), tr. 34; 43; 44.
15. Nguyễn Văn Hiền (2009), Hình thành cho sinh viên kỹ năng sử dụng CNTT để tổ
chức bài dạy sinh học, luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy
học sinh học, ĐHSP Hà Nội (170 trang).
16. Nguyễn Văn Hiền (2009), “Thiết kế bài dạy sinh học bằng phần mềm
powerpoint”, Tạp chí Giáo dục (152)
17. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên) (2006), Lí luận dạy học đại học, Nxb ĐHSP Hà Nội.
18. Nguyễn Văn Hồng (2007), “Sử dụng phần mềm ppt thiết kế giáo án hướng dẫn tự
học trong dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục (176)
19. Nguyễn Như Khanh (Chủ biên), Nguyễn Lương Hùng, Giáo trình sinh lí học
thực vật. Nxb đại học sư phạm. Dự án đào tạo GV THCS LOAN No 1718-VIE
20. Trần Khánh (2007), “Tổng quan về ứng dụng CNTT & TT trong giáo dục”, Tạp
chí Giáo dục (161- kỳ 2),tr 14,15
21. V.I.Lênin (1981), Toàn tập. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr. 29.
22. Nguyễn Hồng Lĩnh (2012), “Một cách hiểu về dạy học kết hợp”, Tạp chí giáo

dục (284- kỳ 2)
23. Quách Tuấn Ngọc (2003), Đổi mới giáo dục bằng CNTT & TT, Hội thảo CNTT
& TT trong giáo dục, Hà Nội ngày 28/02 - 01/03/2003.
24. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo trình giáo dục học. Nxb Đại học sư phạm.
25. Hoàng Phê (1993), Từ điển Tiếng việt. Nxb Đà Nẵng
26. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thị Thu Hà ( 2008), “Xây dựng thí nghiệm ảo nội
dung “Nghiên cứu chuyển động rơi tự do, xác định gia tốc tự do” thuộc chương
trình đào tạo giáo viên vật lý”, Tạp chí giáo dục (184)
27. Ngô Quang Sơn (2009), “Xây dựng website trong dạy học”, Tạp chí thiết bị giáo
dục (42), tr.27 – 29
28. Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng (2002), “ Sử dụng phần
mềm powerpoint thiết kế các trình phim dạy học sinh học”, Tạp chí Giáo dục
(23)
29. Dương Tiến Sỹ (2003), “Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm powerpont
trên máy tính”, Tạp chí Giáo dục (52)
30. Dương Tiến Sỹ (2007), “Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp giáo dục môi
trưởng”, Tạp chí Giáo dục (172)
31. Dương Tiến Sỹ (2009), “Một số vấn đề lí luận về tiếp cận dạy học theo hướng
tích hợp truyền thông đa phương tiện”, Tạp chí giáo dục (216 - kỳ 2), tr. 19, 52,
53
32. Dương Tiến Sỹ (2010), “Phương hướng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT vào
dạy học”, Tạp chí giáo dục, Số 235 kỳ 1-4/2010, tr. 27,28
33. Dương Tiến Sỹ (2012), Chương I,II, Bài giảng LL&PPDH Sinh học.
34. Hoàng Minh Tấn (Chủ biên), Vũ Quang Sáng, Nguyễn Kim Thanh (2004),
Giáo trình sinh lí thực vật. Nxb đại học sư phạm. Dự án đào tạo GV THCS
LOAN No 1718-VIE
35. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và kinh nghiệm về tự học, Nxb Giáo dục.
36. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo
dục.
37. Vũ Văn Vụ ( Chủ biên),Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1999), Sinh lí học thực

vật. Nxb Giáo dục.
38. Các website:
-

* Tiếng Anh:
39. Allen E., Seaman J., & Garrett R. (2007), Blending In: The Extent and Promise
of Blended Education in the United States, United States.
40. Barbour M., Brown R., Waters L. H., Hoey R., & Hunt J. L. (2011), Online
and Blended Learning: A Survey of Policy and Practice of K-12 Schools Around
the World, iNACOL.
41. Blended Learning (2012), E-learning Resources:
15/02/2012.
42. Bonk C. J. & Graham C. R. (Eds.). (in press), Handbook of blended learning:
Global Perspectives, local designs, chapter 11, San Francisco, CA: Pfeiffer
Publishing.
43. Charles D. D., Joel H. L., Patsy M. D. (2004), "Blended Learning", ECAR
Research Bulletin, Educause:
15/02/2012.
44. Driscoll M. (2002), Blended Learning: Let's Get Beyond the Hype, IBM Global
Services.
45. Jaja Roy Sing (1994), Nền giáo dục cho thế kỉ XXI – Những triển vọng của Châu
Á Thái Bình Dương, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội
46. Phillip Kerman, S^MS teach your self Macromedia Flash MX 2004 in 24 hours,
800 East 96 street, Indianpolish, Indiana 46240 USA
47. Tinio V.L (2003), ICT in Education, Wikibooks:
ngày 15/02/2012.
48. Watson J (2008), Blended Learning: The Convergence of Online and Face-to-
Face Education, NACOL.


×