Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.93 KB, 11 trang )

Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập hóa
học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề cho học sinh lớp 11 trường
Trung học phổ thông


Nguyễn Thanh Nhạn


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Dũng
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu cơ sở lí luận
liên quan đến đề tài: đổi mới PPDH hóa học, năng lực và phát triển năng lực cho HS,
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề (NLPH&GQVĐ) và những biểu hiện của
năng lực này trong học tập, Bài tập hóa học (BTHH) và phát triển NLPH&GQVĐ cho
HS qua BTHH, ; Điều tra thực trạng tình hình sử dụng bài tập và phát triển
NLPH&GQVĐ cho HS trong quá trình Dạy học hóa học (DHHH) ở trường Trung học
phổ thông (THPT). Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa
(SGK) Hóa học 11 nâng cao, đặc biệt là nội dung phần hiđrocacbon. Nghiên cứu lựa
chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon (Hóa học 11 nâng cao) nhằm phát
triển NLPH&GQVĐ cho HS. Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng
lực, đặc biệt đi sâu nghiên cứu biện pháp phát triển NLPH&GQVĐ thông qua việc sử
dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn và xây dựng (phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng
cao). Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá chất lượng, xác định tính phù hợp,
tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống BTHH đã lựa chọn và các biện pháp sử dụng
đã đề xuất (phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao) nhằm phát triển NLPH&GQVĐ
cho HS.


Keywords.Phương pháp dạy học; Hóa học; Bài tập
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo là một trong những trọng
tâm của sự phát triển đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để đáp ứng nhu cầu về con
người, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước. Do vậy người
giáo viên (GV) trong nhà trường giữ một vai trò rất quan trọng. Họ không những
truyền thụ nội dung kiến thức, kĩ năng của chương trình qui định mà còn phải giúp cho
học sinh (HS) có phương pháp học tập phù hợp, hình thành và phát triển được các
năng lực để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hóa học cung cấp cho HS những tri thức khoa học phổ thông cơ bản về các
chất, sự biến đổi các chất và mối quan hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường
và con người. Những tri thức này rất cần thiết, giúp HS có nhận thức khoa học về thế
giới vật chất, góp phần phát triển năng lực trí tuệ, năng lực nhận thức và năng lực hành
động cho các em Trong quá trình DHHH ở trường Trung học phổ thông (THPT),
bản thân tôi có nhiều trăn trở phải dạy làm sao để các em hiểu được bản chất của các
chất một cách thấu đáo, khoa học và có hiệu quả nhất.
Trong dạy học, bài tập có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bài tập vừa là mục
đích, vừa là nội dung lại vừa là phương pháp dạy học (PPDH) có hiệu quả. Bài tập
cung cấp cho HS kiến thức và cả con đường dành lấy kiến thức, đồng thời nó còn
mang lại niềm vui sướng của sự phát hiện, của việc tìm tòi ra đáp số.
Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, vì vậy bài tập hóa
học (BTHH) có điều kiện để phát triển năng lực nhận thức và tư duy sáng tạo của HS.
BTHH được sử dụng như là PPDH khi GV biết lựa chọn, tìm ra những vấn đề của bài
tập, biến nó trở thành bài toán nhận thức và sử dụng trong dạy học phát hiện và giải quyết
vấn đề. Với mong muốn HS lĩnh hội kiến thức về hóa học một cách nhẹ nhàng, hiệu quả
nhất phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, phát triển và nâng cao các
kĩ năng học tập chung, kĩ năng vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập mới, vào
thực tiễn sản xuất và cuộc sống của HS, đáp ứng ngày càng cao những đòi hỏi của xã hội
đối với con người Việt Nam hiện đại, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Lựa chọn, xây

dựng và sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực phát hiện và giải quyết
vấn đề cho học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông”.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về dạy học phát
hiện và giải quyết vấn đề,nghiên cứu việc sử dụng bài tập trong dạy học hóa học
(DHHH) như I.Ia.Lecne; V. Ôkon; G.L Apkin; I.P Xereda; GS.TS. Nguyễn Ngọc
Quang, PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, PGS.TS. Đào Hữu Vinh, PGS.TS. Cao Cự
Giác,
Ngoài ra, cũng có một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục
đề cập đến việc sử dụng bài tập để rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy cho HS
như:
1. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển tư duy cho HS thông qua BTHH, Luận án
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội.
2. Lê Văn Năm (2002), Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề - ơrixtic
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học chương trình hoá đại cương và hoá vô cơ - THPT,
Luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
3. Vũ Anh Tuấn (2006), Xây dựng hệ thống BTHH nhằm rèn luyện tư duy trong
việc bồi dưỡng HS giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ, Khoa
học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
4. Trịnh Ngọc Đính (2005), Xây dựng hệ thống bài tập hoá học để rèn luyện
cho HS năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề ở THPT, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
5. Vũ Hồng Nhung (2006), Phát triển năng lực nhận thức và tư duy của HS thông
qua hệ thống câu hỏi và bài tập hoá học (Phần phi kim - Hoá học lớp 10 - Ban cơ bản),
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tươi (2007), Lựa chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập
hoá học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS lớp 11: Phần
Hiđrocacbon - Ban nâng cao, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà
Nội.

7. Nguyễn Tự Thanh (2012), Lựa chọn, xây dựng và sử dụng bài tập phần hóa
học cơ sở lớp 10 nâng cao nhằm phát triển năng lực sáng tạo cho HS, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội
Như vậy, đã có nhiều tác giả đã quan tâm đến dạy học phát hiện và giải quyết vấn
đề, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho HS trong dạy học hóa học (DHHH) nhưng
đề tài nghiên cứu về việc sử dụng BTHH để phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề
(NLPH&GQVĐ) cho HS lớp 11 THPT vẫn còn hạn chế.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc lựa chọn, xây dựng và sử dụng BTHH phần hiđrocacbon - Hóa
học 11 nâng cao nhằm phát triển NLPH&GQVĐ cho HS trường THPT, qua đó góp
phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng DHHH ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài: đổi mới PPDH hóa học, năng
lực và phát triển năng lực cho HS, NLPH&GQVĐ và những biểu hiện của năng lực
này trong học tập, BTHH và phát triển NLPH&GQVĐ cho HS qua BTHH,
+ Điều tra thực trạng tình hình sử dụng bài tập và phát triển NLPH&GQVĐ
cho HS trong quá trình DHHH ở trường THPT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình và sách giáo khoa (SGK) Hóa học 11
nâng cao, đặc biệt là nội dung phần hiđrocacbon.
- Nghiên cứu lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần hiđrocacbon (Hóa học 11 nâng
cao) nhằm phát triển NLPH&GQVĐ cho HS.
- Nghiên cứu các biện pháp rèn luyện và phát triển năng lực, đặc biệt đi sâu nghiên cứu
biện pháp phát triển NLPH&GQVĐ thông qua việc sử dụng hệ thống BTHH đã lựa
chọn và xây dựng (phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao).
- Thực nghiệm sư phạm (TNSP) để đánh giá chất lượng, xác định tính phù hợp, tính
hiệu quả và tính khả thi của hệ thống BTHH đã lựa chọn và các biện pháp sử dụng đã
đề xuất (phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao) nhằm phát triển NLPH&GQVĐ cho
HS.
5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

5.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học môn Hóa học ở trường THPT.
5.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập phần hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao và các biện pháp sử
dụng nhằm phát triển NLPH&GQVĐ cho HS.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần
hiđrocacbon - Hóa học 11 nâng cao. Việc thực nghiệm sư phạm trong năm học 2012 –
2013, được tiến hành ở 2 Trường:
- Trường THPT Thanh Oai A, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Trường THPT Thanh Oai B, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu lựa chọn và xây dựng được một hệ thống bài tập phần hiđrocacbon (Hóa
học 11 nâng cao) đa dạng, có chất lượng tốt và có các biện pháp sử dụng hợp lí, hiệu quả
trong các khâu của quá trình dạy học thì sẽ giúp HS tích cực, chủ động nắm vững và
vận dụng được kiến thức, kĩ năng về hóa học THPT nói chung và lớp 11 nói riêng, qua
đó phát triển được NLPH&GQVĐ cho HS và góp phần nâng cao chất lượng DHHH ở
trường phổ thông.
8. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp thu thập các nguồn tài liệu lý luận.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu đã thu thập.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra thực trạng sử dụng bài tập phát triển NLPH&GQVĐ trong DHHH
hiện nay ở trường THPT.
- Trao đổi với GV về việc sử dụng bài tập để giúp HS phát triển NLPH&GQVĐ.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm (TNSP): Đánh giá tính phù hợp, tính hiệu
quả hệ thống bài tập phát triển NLPH&GQVĐ và phương pháp sử dụng chúng trong
DHHH ở trường THPT.

8.3. Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục để
xử lí số liệu,
9. Những đóng góp mới của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lí luận về vấn đề hình thành và phát triển
NLPH&GQVĐ cho HS trong quá trình DHHH ở trường phổ thông.
- Điều tra đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập và phát triển NLPH&GQVĐ cho
HS trong DHHH ở trường phổ thông.
- Đề xuất được hệ thống bài tập phần hiđrocacbon (Hóa học 11 nâng cao) nhằm phát
triển NLPH&GQVĐ cho HS.
- Đề xuất được một số biện pháp sử dụng hệ thống BTHH đã lựa chọn, xây dựng nhằm
phát triển NLPH&GQVĐ cho HS trong DHHH ở lớp 11 trường THPT.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc phát triển NLPH&GQVĐ cho HS
Chương 2: Phát triển NLPH&GQVĐ cho HS thông qua hệ thống BTHH (Phần
hiđrocacbon – Hóa học 11 nâng cao)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Ngọc An (2007), Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hóa học 11, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
2. Ngô Ngọc An (2005), Bài tập hóa học chọn lọc THPT – Hiđrocacbon, NXB giáo
dục, Hà Nội.
3. Ngô Ngọc An (2003), 350 BTHH chọn lọc và nâng cao lớp 11, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
4. Hoàng Thị Bắc, Đặng Thị Oanh (2008), 10 phương pháp giải nhanh bài tập trắc
nghiệm hóa học, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
5. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT
môn Hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1993), Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo
(Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam -
khóa VII về giáo dục và đào tạo), Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Định hướng xây dựng chương trình SGK THPT Hà
Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt-Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - một số
phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng
dụng, NXB ĐHSP, Hà Nội.
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục Trung học (2008), Hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức kĩ năng môn Hóa học lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
11. Bộ Giáo Dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV lớp 11 THPT môn Hóa
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
12.Bộ Giáo Dục và Đào tạo, Đề thi tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ khối A, B từ
năm 2003 đến 2013.
13. Bộ giáo dục và Đào tạo, Vụ Giáo dục trung học, Chương trình phát triển giáo dục trung
học (2010), Tài liệu tập huấn GV Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng
trong chương trình giáo dục phổ thông môn Hoá học cấp THPT.
14. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học.
Một số vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Nguyễn Cương Một số biện pháp phát triển ở HS năng lực giải quyết vấn đề trong
dạy học hóa học ở trường phổ thông, kỷ yếu hội thảo khoa học - Đổi mới PPDH theo
hướng hoạt động hóa người học, ĐHSP - ĐHQG Hà Nội, trang 24 -36.
17. Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Năm, Đào Văn
Hạnh, Thực trạng về PPDH hoá học ở các trường THPT . Kỷ yếu hối thảo khoa học:
Đổi mới PPDH theo hướng hoạt động người học, ĐHSP – ĐHQG Hà Nội 1996.
18. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meir (2009), Lý luận dạy học hiện đại. Một số vấn đề
chung về đổi mới PPDH ở trường THPT, Postdam, Hà Nội.

19. Lê Văn Dũng (2001), Phát triển nhận thức và tư duy cho HS thông qua bài tập
hóa học, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Dũng (2012), Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ
thông, Tập bài giảng cho học viên sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội.
21. Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Đình Xuân (2013), “ Rèn luyện và phát triển năng lực
vận dụng kiến thức cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ có
nội dung thực tiễn”, Tạp chí giáo dục, (7/2013), tr. 118-119 và 132.
22. Nguyễn Thị Hồng Gấm (2012), Phát triển năng lực sáng tạo cho sinh viên thông
qua dạy học phần hóa vô cơ và lí luận – PPDH hóa học ở trường cao đẳng sư phạm,
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viê
̣
n khoa ho
̣
c gia
́
o du
̣
c Viê
̣
t Nam.
23. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Bá Hoành, Phát triển trí sáng tạo của HS và vai trò của GV. Tạp chí nghiên
cứu giáo dục số (9) ,(1999).
25. Trần Bá Hoành (2006), Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa, NXB
ĐHSP, Hà Nội.
26. Trần Bá Hoành, Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học
tích cực trong môn hóa học, NXB ĐHSP, Hà Nội.
27. Trần Thị Thu Huệ (2012), Phát triển một số năng lực của HS THPT thông qua
phương pháp và sử dụng thiết bị trong dạy học hóa học phần hóa học vô cơ, Luận a
́

n
Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.
28. Nguyễn Kỳ (Chủ biên) ( 1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm
trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2008), PPDH các chương mục quan trong
chương trình SGK hóa học phổ thông, Tài liệu dùng cho học viên cao học.
30. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hóa học, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
31. Nguyễn Thị Sửu – Lê Văn Năm (2009), Phương pháp dạy học hóa học – Học phần
phương pháp dạy học hóa học 2, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
32. Cao Thị Thặng (1996), Tăng cường hoạt động độc lập và phát triển tư duy HS qua
việc sử dụng BTHH, Nghiên cứu giáo dục.
33. Lê Xuân Trọng (Tổng Chủ biên), Nguyễn Hữu Đĩnh (Chủ biên), Lê Chí Kiên, Lê
Mậu Quyền (2007), SGK Hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Lê Xuân Trọng (Chủ biên), Từ Ngọc Ánh, Phạm Văn Hoan, Cao Thị Thặng
(2007), Bài tập hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.
35. Lê Xuân Trọng (Tổng chủ biên), Trần Quốc Đắc, Phạm Tuấn Hùng, Đoàn Việt
Nga, Lê Trọng Tín ( 2007), Sách GV hóa học 11 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội
36. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ
thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
37. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hóa học 11, NXB ĐHQG
Tp.HCM.
38. Nguyễn Xuân Trường, Cao Cự Giác, “Các xu hướng đổi mới PPDH hóa học ở
trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí giáo dục, số 128 (12/2005), tr34-35.
39. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu
bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ (2004 - 2007), NXB ĐHSP, Hà Nội.
41.
42. .
43.
44.

45.
46. /vn/ /DEP_Question_socratic.doc
47.

×