Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

quản lý hoạt động tự học của sinh viên khu nội trú trường cao đẳng kỹ thuật công nghiệp bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.77 KB, 8 trang )

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên khu
nội trú Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Công nghiệp Bắc Giang


Nguyễn Thị Thanh Hương


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : TS. Dương Hoàng Yến
Năm bảo vệ: 2013
114 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên trường Cao
đẳng, Đại học. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên
nội trú Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang. Đề xuất những biện pháp
quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công
nghiệp Bắc Giang
Keywords.Hoạt động tự học; Quản lý giáo dục; Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công
nghiệp Bắc Giang
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay hoạt động học tập của sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy
nghề là một vấn đề đang được ngành giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề quan
tâm, vì các em là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH của Đảng ta, con
người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế -xã hội. Để có
được thế hệ con người Việt nam mới đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần có một chiến lược giáo dục vừa tiên tiến vừa
kế thừa.


Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy của thầy
nhưng cũng vừa phụ thuộc rất quan trọng vào hoạt động học của trò, trong đó hoạt
động học của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủ động tiến
hành các hoạt đông nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy thì hoạt động dạy
học mới hoàn thành mục đích của mình.
Điều 5 Luật Giáo dục 2005 quy định: phương pháp giáo dục phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học
năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động học tập của sinh viên thì khâu tự học là
một vấn đề cốt lõi trong quá trình giảng dạy, giáo dục ở nhà trường, đại học, cao đẳng
và dạy nghề. Vì thế tập thể sư phạm nhà trường cần phải chú ý đặc biệt tới việc tự học
của sinh viên.
Chúng ta đang bắt tay vào xây dựng một xã hội học tập; trong đó, mỗi người
chúng ta cần phải học tập và học tập suốt đời. Vì vậy, các em sinh viên càng cần phải
biết tự học, để có thể tiếp thu ngày càng sâu những kiến thức học trong nhà trường và
cả sau này khi ra trường các em còn phải thường xuyên tự học.
Mặc khác, trường Đại học, Cao đẳng và Dạy nghề là môi trường hoàn toàn
khác so với trường phổ thông, cho nên việc sinh viên tự học, tự nghiên cứu dựa trên
những kiến thức đã được thầy cô dạy và định hướng trên lớp là chủ yếu. Điều đó
cũng có nghĩa là việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên sẽ giúp cho chuyên môn
của các em càng sâu rộng, vững chắc hơn. Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao
đẳng và dạy nghề trên toàn quốc đang xây dựng mục tiêu chuyển hình thức đào tạo từ
lấy nội dung làm trung tâm sang lấy người học làm trung tâm. Do đó, việc tự học của
sinh viên lại trở nên cần thiết hơn cả, giúp cho người học chủ động hơn, làm chủ được
quá trình học cũng như thời gian học của mình.
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang là một trường mới được lên
hệ cao đẳng từ tháng 10/2009 (tiền thân là Trường Trung cấp Kỹ thuật Công nghiệp,
đào tạo chủ yếu là hệ trung cấp và CNKT). Mặc dù có bề dày hơn 45 năm phát triển,
đã được nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, huân chương
độc lập hạng ba. Nhưng trong thực tế kinh nghiệm dạy cho sinh viên hệ cao đẳng là

vấn đề rất mới. Việc hướng dẫn và quản lý hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho sinh
viên đã được nhà trường đặt ra, song sự chuyển biến trong cách học của sinh viên còn
chậm, đặc biệt là các em sinh viên tại khu nội trú của trường vì các em phải sống tự
lập, không có sự quản lý của gia đình. Mặc dù nhà trường có nhiều sách tham khảo,
sách hướng dẫn ôn tập và tự học nhưng sinh viên vẫn chưa quan tâm đúng mức đến
việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự củng cố, trau dồi kiến thức, các em vẫn chưa tin vào
khả năng tự học của bản thân, vẫn chưa tin vào kết quả tự học mà vẫn ỷ lại vào hoạt
động giảng dạy của thầy cô. Nguyên nhân của tình trạng này một phần lớn là do công
tác quản lý dạy - học ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện nay lượng sinh viên vào học các ngành ngày càng đông, năm sau tăng hơn
năm trước. Nhà trường đã là một địa chỉ đáng tin cậy của Thành phố Bắc Giang và cả
nước. Để nhà trường không ngừng phát triển và phấn đấu trở thành trường Đại học
trong tương lai thì công tác quản lý hoạt động tự học của sinh viên nói chung và sinh
viên khu nội trú nói riêng cần phải được đổi mới triệt để nhằm tạo cho sinh viên năng
lực tự học tự nghiên cứu. Đó là những đòi hỏi bức bách từ thực tế của nhà trường
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo hiện nay và trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Quản lý hoạt động tự học của sinh
viên khu nội trú Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang” được lựa chọn
nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý
hoạt động tự học của sinh viên nội trú Trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp Bắc Giang
nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú
- Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú trường Cao đẳng
Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học, Cao đẳng.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú Trường Cao đẳng Kỹ
thuật Công nghiệp Bắc Giang.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động học tập của sinh viên là một mặt của quá trình dạy - học trong nhà
trường, song trên thực tế nhiều sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc
Giang còn thụ động, ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của thầy, cô và bạn bè, tính độc lập
tính tích cực và khả năng tự học còn rất yếu, đặc biệt là các em sinh viên tại khu nội trú
vì hầu hết các em phải sống tự lập, không có sự quản lý của gia đình. Nếu tìm những
biện pháp quản lý hữu hiệu, đồng bộ thì sẽ đẩy mạnh được hoạt động học tập của sinh
viên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động tự học của sinh viên trường Cao đẳng,
Đại học
6.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
6.3. Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên nội trú
Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động tự
học của sinh viên.
- Phạm vi khảo sát: Các em sinh viên ở khu nội trú Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Công nghiệp Bắc Giang.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài làm sáng tỏ vai trò công tác quản lý hoạt động tự học
của sinh viên - một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo
8.2. Ý nghĩa thực tiễn : Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của
sinh viên, đặc biệt chú trọng khâu tự học của sinh viên khu nội trú Trường

Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu các văn bản có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu như: sách tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục, về các quá trình dạy
và học, tự học, tự nghiên cứu, các văn bản về chủ trương, đường lối, nghị quyết, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành về dạy và học, quản lý
học tập của sinh viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
9.2.1. Điều tra bằng phiếu hỏi
9.2.2. Phương pháp quan sát
9.2.3. Phương pháp chuyên gia
9.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
9.3. Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng một số công thức toán học để xử lý kết
quả điều tra thu được
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của sinh viên trường Cao
đẳng
Chương 2: Thực trạng biện pháp quản lý hoạt động tự học của sinh viên khu nội
trú trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
Chương 3: Biện pháp Quản lý hoạt động tự học của sinh viên khu nội trú trường
Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Ánh , Lý luận và thực tiễn vận dụng hệ thống dạy học nêu vấn đề
trong trường dạy nghề Việt Nam. Tạp chí GDNN số 12/1984.
2. Đặng Danh Ánh , Cơ sở tâm lý và giáo dục nghề nghiệp của nghiên cứu khoa học
và đào tạo trong hệ thống sư phạm kỹ thuật. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia về hệ
thống SPKT tháng 12/2004.

3. Aunapu.F.FL (1979), Quản lý là gì ? Nxb Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), Những vấn đề cơ bản về lý luận dạy học. Hà Nội.
5. Bộ GD & ĐT , Quy chế số 29/2002 ngày 15/5/2002 về việc tổ chức kiểm tra, thi
xét lên lớp và công nhận tốt nghiệp THCN hệ chính quy.
6. Bộ GD & ĐT - Quy chế số 42/2002 ngày 21/10/2002 về việc đánh giá kết quả
rèn luyện của học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ và THCN hệ chính quy.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002): Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010.
NXB Chính trị Quốc gia.
8. Bộ LĐTB & XH - Quy chế số 448/2002 ngày 09/4/2002 về thi, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp đối với học sinh học nghề hệ dài hạn tập trung.
9. Bộ LĐTB & XH - Quy chế số 14/2007 ngày 24/5/2007 về thi, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp trong dạy nghề chính quy.
10. Chính Phủ (2005), Nghị quyết số 14/2005/NQ - CP của Chính phủ về “Đổi mới
cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020”. Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996), Lý luận đại cương về quản lý.
Hà Nội.
12. Phạm Khắc Chương (1997), Comenxki, Ông tổ của nền sư phạm cận đại. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2, BCH trung ương
Đảng khoá VIII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 6, BCH trung ương
Đảng khoá IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý. Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17. P.V Exipov , Những cơ sở lý luận dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.
18. Điều lệ trường Cao đẳng nghề. Hà Nội,2007.
19. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục. Nxb
Giáo dục, Hà Nội.

20. Bùi Hiền (2001), Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo , Từ điển
giáo dục học. Nxb Từ điển bách khoa.
21. Nguyễn Cảnh Hồ (1984). Công tác quản lý trường dạy nghề. Nxb CNKT.
22. Nguyễn Linh Khiếu , Giáo dục gia đình hướng tới xây dựng con người thời kỳ
đẩy mạnh CNH, HĐH. Tạp chí cộng sản số 758 - 2006.
23. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực tiễn.
Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh .
25. Nguyễn Kỳ (1996). Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB
Hà Nội.
26. Phan Trọng Luận (1995), Về khái niệm học sinh làm trung tâm, Tạp chí Nghiên
cứu giáo dục số 2 .
27. Luật Dạy nghề(2006). Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
28. Luật Giáo dục (2005). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Hồ Chí Minh (2004), Sửa đổi lề lối làm việc. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Hồ Chí Minh (1990), Với sự nghiệp giáo dục. Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.
31. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 1. Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
32. Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2006), Giáo trình Giáo dục học tập 2. Nxb Đại
học sư phạm, Hà Nội.
33. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục.
Trường Cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo trung ương, Hà Nội.
34. Trần Hồng Quân , Về chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 và một số
định hướng cơ bản phát triển giáo dục THCS trong thời kỳ mới Thông tin khoa
học giáo dục số 3.
35. Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) (2002), Học và cách dạy học. Nxb Đại học sư
phạm, Hà Nội.
36. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy - tự học – biển học vô bờ, Nxb Giáo dục Hà
Nội.
37. Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, Nxb

Giáo dục, Hà Nội.
38. Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
39. Trịnh Minh Tứ - Phát triển giáo dục từ xa góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất n-
ước, Tạp chí cộng sản số 759 - 2006.
40. Nguyễn Quang Uẩn (1997), Trần Hữu Luyến – Trần Quốc Thành - Tâm lý học
quản lý. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Phạm Viết Vượng (1996), Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học quốc gia, Hà
Nội.


×