Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

sử sụng kiến thức tiến hóa trong dạy học phần sinh thái học - sinh học 12, trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.01 KB, 8 trang )

Sử sụng kiến thức tiến hóa trong dạy học phần
sinh thái học - Sinh học 12, trung học
phổ thông


Trương Thị Thu Hằng


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : GS.TS. Đinh Quang Báo
Năm bảo vệ: 2013
87 tr .

Abstract. Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài. Phân tích
cấu trúc nội dung chương trình phần Sinh thái học Sinh học 12 làm cơ sở để vận dụng
kiến thức tiến hóa khi giảng dạy phần này. Phân tích các kiến thức tiến hóa có thể vận
dụng để dạy nội dung kiến thức sinh thái. Từ đó tìm ra mối liên quan giữa kiến thức
sinh thái với kiến thức tiến hóa để vận dụng vào việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội một
số kiến thức sinh thái học. Thiết kế các bài tập, câu hỏi để vận dụng kiến thức tiến hóa
khi dạy sinh thái học. Xác định các phương pháp, biện pháp để vận dụng tiến hóa vào
việc tổ chức học sinh lĩnh hội một số kiến thức sinh thái. Thực nghiệm sư phạm để
kiểm tra hiệu quả của phương pháp đã đề xuất.
Keywords.Phương pháp dạy học; Sinh thái học; Tiến hóa; Sinh học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới giáo dục và đào tạo ở Việt Nam là một tất yếu khách quan thể hiện quy
luật về quy định của xã hội đối với giáo dục.
Nội dung, chương trình giáo dục được xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực, thế giới, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực
chất lượng cao cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng toàn


diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học, phân bố thời
lượng hợp lý tạo điều kiện phát triển năng lực tự học, năng lực tư duy, kỹ năng thực
hành, xây dựng chương trình và tài liệu dạy học của các môn, liên môn chuyên sử
dụng thống nhất từ năm học 2008-2009.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực tự học, tự
nghiên cứu, tự thu nhận thông tin của học sinh, phát triển năng lực của mỗi cá nhân,
tăng cường tính chủ động, tự chủ, hình thành và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa
học, áp dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong quá trình học tập và tham gia
các công tác xã hội.
Trong chương trình môn sinh học phổ thông, các kiến thức sinh học được trình
bày theo các cấp độ tổ chức sống. Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và
theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học:
- Sinh học tế bào: Lớp 67 89101112
- Sinh học cơ thể đa bào: Lớp 67 891011
- Di truyền học: Lớp 912
- Tiến hóa: Lớp 6789101112
- Sinh thái học: Lớp 6789101112
Nội dung chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học thể hiện các quan
điểm sinh thái, tiến hóa:
- Các đối tượng tìm hiểu được đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo và
chức năng, giữa cơ thể và môi trường.
- Các nhóm sinh vật về cơ bản được trình bày theo hệ thống tiến hóa từ nhóm có
tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức phức tạp.
Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học thể hiện mối liên quan về kiến
thức giữa các phân môn, các vấn đề có quan hệ mật thiết như giữa tế bào học, sinh lý
học, sinh thái học, di truyền học và tiến hóa, tâm lý học và giáo dục học.
Theo GS.TS. Đinh Quang Báo, thực tiễn và lý luận đã đúc kết một trong những
điều kiện đảm bảo thành công của tất cả các kiểu bài lên lớp là sử dụng các kiến thức
từ các bài đã học và từ các môn học khác là yêu cầu sư phạm quan trọng trong dạy học
sinh học.

Sinh thái học là một khoa học tổng hợp từ nhiều nội dung của các môn khoa
học khác, đặc biệt các môn khoa học chuyên khoa. Với đặc trưng của kiến thức sinh
thái là “tích hợp các khoa học sinh học”. Để làm rõ các vấn đề về sinh thái phải tìm
trong các thành tựu của khoa học sinh học: tế bào học, sinh học cơ thể, phân loại học,
di truyền học, tiến hóa… Trong đó kiến thức tiến hóa được tích hợp nhiều trong kiến
thức sinh thái.
Trong chương trình Sinh học phổ thông, kiến thức tiến hóa và sinh thái đều
được giảng dạy ở lớp 12. Phần tiến hóa được giảng dạy trước phần sinh thái. Vì vậy,
việc vận dụng kiến thức tiến hóa để tổ chức cho học sinh lĩnh hội kiến thức phần sinh
thái là rất cần thiết và khả thi hiện nay.
Xuất phát từ ý nghĩa trên, với mong muốn nâng cao hiệu quả dạy học Sinh thái
học và tiến hóa, chúng tôi chọn đề tài: “Sử dụng kiến thức tiến hóa trong dạy học phần
Sinh thái học – Sinh học 12, trung học phổ thông.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những phương pháp để tổ chức cho học sinh học phần Sinh thái
học – Sinh học 12 trên cơ sở huy động kiến thức đã học về tiến hóa nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học kiến thức sinh thái, củng cố vững chắc kiến thức tiến hóa cho
học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Phân tích cấu trúc nội dung chương trình phần Sinh thái học Sinh học 12 làm
cơ sở để vận dụng kiến thức tiến hóa khi giảng dạy phần này.
- Phân tích các kiến thức tiến hóa có thể vận dụng để dạy nội dung kiến thức
sinh thái. Từ đó tìm ra mối liên quan giữa kiến thức sinh thái với kiến thức tiến hóa để
vận dụng vào việc tổ chức cho học sinh lĩnh hội một số kiến thức sinh thái học.
- Thiết kế các bài tập, câu hỏi để vận dụng kiến thức tiến hóa khi dạy sinh thái
học.
- Xác định các phương pháp, biện pháp để vận dụng tiến hóa vào việc tổ chức
học sinh lĩnh hội một số kiến thức sinh thái.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra hiệu quả của phương pháp đã đề xuất.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 THPT
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kiến thức tiến hóa tích hợp trong phần sinh
thái và các phương pháp vận dụng nó vào dạy học phần sinh thái học.
5. Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau:
- Nội dung kiến thức tiến hóa có liên quan đến phần Sinh thái học Sinh học 12.
- Phương pháp vận dụng kiến thức tiến hóa để dạy học phần Sinh thái học Sinh
học 12.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu có phương pháp sử dụng kiến thức tiến hóa trong chương trình Sinh
học 12 để tổ chức cho học sinh lĩnh hội một số nội dung sinh thái thì sẽ nâng cao
chất lượng dạy và học kiến thức sinh thái, củng cố vững chắc kiến thức tiến hóa
cho học sinh và nâng cao nhận thức quan điểm tiến hóa, sinh thái trong dạy học
môn Sinh học.
7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu phương pháp tổ chức cho học sinh lĩnh hội một số
kiến thức sinh thái học trong chương trình Sinh học 12 bằng cách vận dụng kiến
thức tiến hóa.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận:
+ Bước đầu phân tích kiến thức tiến hóa tích hợp trong phần sinh thái
+ Bước đầu đề xuất một số biện pháp, phương pháp vận dụng tiếp cận tiến hóa
để tổ chức cho học sinh lĩnh hội một số kiến thức phần sinh thái.
-Ý nghĩa thực tiễn:
Xây dựng một số giáo án theo hướng nghiên cứu.
9. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các văn bản về chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà

nước về giáo dục phổ thông, tổng hợp các quan điểm, lý luận, công trình liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.
+ Nghiên cứu nội dung kiến thức tiến hóa trong chương trình THPT.
+ Nghiên cứu cấu trúc nội dung phần sinh thái trong chương trình THPT.
+ Nghiên cứu khả năng vận dụng kiến thức tiến hóa để tổ chức hoạt động dạy
học sinh thái.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra thực trạng vận dụng kiến thức tiến hóa trong dạy học phần sinh
thái học.
+ Điều tra chất lượng của học sinh thông qua quan sát, điều tra - khảo sát bằng
phiếu hỏi, tìm hiểu vở ghi của học sinh.
+ Thực nghiệm sư phạm, tổng kết kinh nghiệm,
+ Tham vấn chuyên gia.
- Nhóm phương pháp xử lý thông tin: Định lượng, định tính, thống kê và phân
tích thống kê.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
Chương 2: Vận dụng kiến thức tiến hóa để tổ chức dạy học phần Sinh thái học
- Sinh học 12 THPT
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Ân (2003), Sinh học môi trường. Nhà xuất bản Nông nghiệp,
Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2000), Lý luận dạy học sinh học phần
đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Đinh Quang Báo (1995), Dạy học sinh học ở trường phổ thông theo hướng hoạt
động hóa người học. Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới phương pháp dạy học

theo hướng hoạt động hóa người học, 1/1995.
4. Hoàng Chúng (1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
5. Darwin Charles (1962), Nguồn gốc các loài, Tập 1 (Bùi Huy Đáp dịch). Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Duệ, Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ (2000), Dạy học giải quyết
vấn đề trong bộ môn Sinh học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
7. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản
khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
9. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Đặng Hữu
Lanh, Mai Sỹ Tuấn (2007), Sinh học 12- Sách giáo viên. Nhà xuất bản Giáo
dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như
Khanh (2006), Sinh học 11. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ
Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty (2006), Sinh học 10. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
13. Đỗ Thị Hà (2002), Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành các khái niệm sinh thái
học trong chương trình sinh học lớp 11 trung học phổ thông. Luận văn thạc sỹ
khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
14. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Trần Bá Hoành (1988), Học thuyết tiến hóa. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
16. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa. Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội.
17. Ngô Văn Hưng, Hoàng Thanh Hồng, Phan Thị Bích Ngân, Kiều Cẩm

Nhung, Nguyễn Thị Thu Trang (2008), Giới thiệu giáo án Sinh học 12. Nhà
xuất bản Hà Nội.
18. Ngô Văn Hưng (Chủ biên), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009),
Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình trung học phổ
thông – Môn Sinh học lớp 12 (THPT). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
19. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng (1990), Sinh thái học đại cương. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sỹ Tuấn (2000), Sinh thái học và môi
trường. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Đặng Hữu Lanh (Chủ biên), Trần Ngọc Danh, Mai Sỹ Tuấn (2000), Bài tập
Sinh học 12. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (20090. Tâm lý học
giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Phan Thanh Quang (2001), Sự sống nguồn gốc và quá trình tiến hóa. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
24. Dương Tiến Sỹ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học sinh thái học lớp 11
phổ thông trung học. Luận án tiến sĩ khoa học sư phạm – tâm lý, trường Đại học
sư phạm Hà Nội.
25. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Văn Duệ (2002), Dạy học sinh học ở trường
trung học phổ thông- Tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
26. Huỳnh Quốc Thành (2008), Kiến thức cơ bản Sinh hoc 12. Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
27. Đỗ Lê Thăng (2001), Di truyền học quần thể. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Ký, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (2001), Quá trình
dạy - tự học. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
29. Lê Đình Trung (1999), 150 câu hỏi và trả lời về tiến hóa, sinh thái học, cơ sở
chọn giống. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
30. Nguyễn Quang Vinh, Bùi Đình Hội, Đào Xuân Long (2002), Sổ tay kiến thức
sinh học trung học phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
31. Phạm Viết Vượng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (Giáo trình

dùng cho cho học viên cao học và nghiên cứu sinh), Nhà xuất bản Đại học quốc
gia Hà Nội
32. C.Vili, Sinh học (Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Bá, Lê Đức Viên, Nguyễn Lân Dũng,
Nguyễn Đình Dậu dịch) (1978), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội

B. Tài liệu tiếng Anh
33. Neil A.Campbell, Jane B.Reece (2008), Biology 8
th
Edition.

×