Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại thuộc chương trình lớp 12 – nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.12 KB, 7 trang )

Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống
bài tập phần kim loại thuộc chương trình
lớp 12 – Nâng cao


Lại Thị Quỳnh Diệp


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : GS.TS. Lâm Ngọc Thiềm
Năm bảo vệ: 2013
119 tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến Tuyển chọn , xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại. Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài
tập phần kim loại trong chương trình hóa học phổ thông nâng cao và chuyên hóa học,
các nội dung liên quan đến phần kim loại trong các đề thi học sinh giỏi (HSG) cấp
tỉnh, cấp quốc gia. Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận theo các chuyên đề
trên dùng trong bồi dưỡng HSG phần kim loại lớp 12 ở trường Trung học phổ thông
(THPT). Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống bài tập dùng cho việc bồi dưỡng HSG
phần kim loại lớp 12 trường THPT. Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập phần
kim loại để bồi dưỡng HSG phần kim loại lớp 12 ở trường THPT và đánh giá hiệu quả
sử dụng của đề tài.
Keywords.Phương pháp dạy học; Kim loại; Hóa học; Hệ thống bài tập
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự phát triển của đất nước, yếu tố con người luôn được coi trọng và đặt
lên hàng đầu. Việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài là sách lược mà các quốc
gia phát triển quan tâm và đầu tư. Ở nước ta, tư tưởng coi trọng nhân tài luôn được
quan tâm, dù ở mọi thời đại và đã được ghi nhận: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia,


nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mẽ, nguyên khí suy thì thế nước yếu kém”.
Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(2011) đã nêu : “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền
văn hoá và con người Việt Nam’’. Xác định rõ vai trò của mình, Bộ giáo dục và đào
tạo đã chỉ đạo việc bồi dưỡng những tài năng trẻ ở trường phổ thông là bước khởi đầu
quan trọng để góp phần đào tạo nhân tài trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đời
sống xã hội. Hệ thống các trường THPT đã có những đóng góp quan trọng trong việc
phát hiện và bồi dưỡng HSG. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có được sự
đầu tư một cách thỏa đáng. Một trong những hạn chế, khó khăn của hệ thống các
trường THPT trong toàn quốc đang gặp phải đó là chương trình, sách giáo khoa, tài
liệu cho việc bồi dưỡng HSG còn thiếu, chưa cập nhật và chưa có sự liên kết giữa
các trường, nên để dạy cho học sinh, giáo viên phải tự tìm tài liệu, chọn giáo trình
phù hợp, phải tự xoay sở để biên soạn, cập nhật giáo trình.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn đó, với mong muốn nâng cao chất
lượng bồi dưỡng HSG môn Hóa học, tôi rất mong có được một nguồn tài liệu
có giá trị và phù hợp trong việc giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, để cho học sinh
có được tài liệu tham khảo học tập và có phương pháp giảng dạy phù hợp, tôi đã
chọn đề tài “Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại để
bồi dưỡng học sinh giỏi hóa THPT lớp 12 – Nâng cao ” .
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc phát hiện và đào tạo HSG nhằm cung ứng
nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước là một trong những nhiệm vụ quan
trọng ở bậc THPT. Xác định được nhiệm vụ quan trọng này, đã và đang có nhiều đề
tài nghiên cứu về vấn đề bồi dưỡng HSG ở tất cả các bộ môn trong nhà trường.
Đối với môn hóa học, đã có một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và khóa
luận tốt nghiệp nghiên cứu như:
2.1.Các luận án tiến sĩ
- “ Xây dựng hệ thống bài tập hóa học nhằm rèn luyện tư duy trong việc bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông” (2006) của Vũ Anh

Tuấn, ĐHSP Hà Nội.
2.2. Các luận văn thạc sĩ
- “ Xây dựng hệ thống bài tập hóa vô cơ nhằm rèn luyện tư duy trong bồi
dưỡng học sinh giỏi trường THPT”(2007) của Đỗ Văn Minh, ĐHSP Hà Nội.
- “ Phân loại, xây dựng tiêu chí cấu trúc các bài tập về hợp chất ít tan phục
vụ cho việc bồi dưỡng HSG quốc gia”(2006) của Vương Bá Huy, ĐHSP Hà Nội.
-
“Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập bồi dưỡng
HSG phần kim loại lớp
12 THPT chuyên” - của Trần Thị Thùy Dung (2007) - ĐHSP Thành phố Hồ Chí
Minh.
2.3. Các khóa luận tốt nghiệp
- “ Bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia môn hóa học” (2006) của Trần Thị Đào,
ĐHSP TP. HCM.
- “ Bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường THPT” (2006) của Đào Thị
Hoàng Hoa, ĐHSP TP. HCM.
Về hệ thống bài tập phần kim loại đã có một số tác giả quan tâm nghiên cứu,
song việc “Tuyển chọn , xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại để bồi
dưỡng học sinh giỏi hóa THPT lớp 12 – Nâng cao ” còn ít được quan tâm nghiên cứu.
Đặc biệt, trong bối cảnh sách giáo khoa hóa học đã được biên soạn lại và định
hướng đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học thì chưa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề này một cách hệ thống.
3. Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn , xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần kim loại thuộc chương
trình lớp 12 – Nâng cao để quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học đạt kết quả
cao.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức và bài tập phần k i m loại trong chương
trình hóa học phổ thông nâng cao và chuyên hóa học, các nội dung liên quan đến

phần kim loại trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.
- Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập tự luận theo các chuyên đề trên dùng
trong bồi dưỡng HSG phần kim loại lớp 12 ở trường THPT.
- Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống bài tập dùng cho việc bồi dưỡng HSG
phần kim loại
lớp

12
trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm với hệ thống bài tập phần kim loại để bồi dưỡng
HSG phần kim loại lớp 12 ở trường THPT và đánh giá hiệu quả sử dụng của đề tài.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập phần kim loại
đa dạng phong phú đồng thời có phương pháp sử dụng chúng một cách hợp lý thì sẽ
nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu :
- Hệ thống bài tập phần kim loại ở chương trình hóa học lớp 12 – nâng cao để
dạy học sinh giỏi trường THPT.
6.2. Khách thể nghiên cứu :
- Quá trình dạy học hóa học và công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
7. Phạm vi và giới hạn của đề tài
- Nội dung: Bài tập phần kim loại dùng trong việc bồi dưỡng HSG .
- Đối tượng: HSG cấp trường, HSG cấp tỉnh, HS dự thi HSG quốc gia.
- Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: Trường THPT Lê Hồng Phong; trường
THPT Hải An; trường THPT Hồng Bàng (Hải Phòng).
- Thời gian: từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Các tài liệu về tâm lí học,

giáo dục học, phương pháp dạy học hóa học
- Nghiên cứu các tài liệu về bồi dưỡng học sinh giỏi, các đề thi học sinh giỏi.
- Phân tích và tổng hợp các số liệu điều tra.
- Thu thập tài liệu và truy cập thông tin trên internet có liên quan đến đề tài.
- Đọc, nghiên cứu và xử lý các tài liệu.
8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nghiên cứu thực tiễn dạy học và bồi dưỡng HSG hóa học ở trường
THPT(dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với giáo viên và học sinh bồi dưỡng HSG).
- Tập hợp và nghiên cứu các tài liệu : SGK lớp 12 – Nâng cao, chương trình chuyên bộ môn
hóa học, các đề thi HSG, đề thi đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo liên quan đến ôn thi HSG
để tuyển chọn và xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại.
- Thông qua thực nghiệm sư phạm đánh giá chất lượng hệ thống bài tập từ đó đề
xuất hưỡng bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
8.3. Các phương pháp toán học
- Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu.
9. Đóng góp của đề tài
- Tuyển chọn, xây dựng được hệ thống bài tập hóa học phần kim loại dùng cho
giáo viên có thêm nguồn tài liệu để bồi dưỡng HSG.
- Đề xuất phương pháp sử dụng hệ thống bài tập trong việc tổ chức hoạt động
học tập cho học sinh.
- Nội dung luận văn là tư liệu bổ ích cho giáo viên trong việc giảng dạy các
lớp bồi dưỡng đội tuyển HSG hóa học THPT.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG.
Chương 2: Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần kim loại lớp 12 – nâng
cao để bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Ngọc Ban (2006). Phương pháp chung giải các bài toán hoá học PTTH. Nhà
xuất bản Giáo dục Hà Nội.
2. Ban tổ chức kì thi Olimpic 30 – 4. Tuyển tập đề thi Olympic 30 – 4, lần V (1999),
IX (2003), X (2004), XII (2006), XV(2009)
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007), Quá trình xây dựng, phát triển hệ thống các
trường trung học phổ thông chuyên và mục tiêu, giải pháp trong thời gian tới.
4. Trịnh Văn Biều (2002). Lý luận dạy học hóa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
5. Hoàng Ngọc Cang – Hoàng Nhâm (1970). Cơ sở hóa học – Nhà xuất bản Giáo dục
– Hà Nội
6. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007). Những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục trung học phổ thông môn hoá học, Nhà xuất bản Giáo dục.
7. Nguyễn Cương. Phương pháp dạy học và thí nghiệm hóa học. NXB Giáo dục,
1999.
8. Bộ Giáo Dục. Tài liệu hướng dẫn nội dung thi chọn học sinh giỏi quốc gia các năm.
9. Trần Thị Thùy Dung (2011). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
10. Vũ Cao Đàm (2001). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Khoa
học và kỹ thuật.
11. Trần Thị Đà - Đặng Ngọc Phách. Cơ sở lý thuyết các phản ứng hoá học. NXB
Giáo dục, 2006.
12. Vũ Đăng Độ - Trịnh Ngọc Châu – Nguyễn Văn Nội. Bài tập cơ sở lý thuyết các
quá trình hoá học. NXB Giáo dục, 2003.
13. Vũ Đăng Độ, Triệu Thị Nguyệt. Hóa học vô cơ. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
14. Phạm Đình Hiến – Vũ Thị Mai - Phạm Văn Tư . Tuyển chọn đề thi HSG các
tỉnh và quốc gia. NXB Giáo dục, 2002.
15. PGS. TS. Lê Kim Long. Một số vấn đề về tinh thể
16. Nguyễn Văn Mai (2012). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục -
Đại học Quốc Gia Hà Nội.

17. Hoàng Nhâm( 2002). Hoá học vô cơ. Tập 1, 2, 3. Nhà xuất bản Giáo dục
18. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và PPDH trong nhà trường, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm.
19. Nguyễn Ngọc Quang - Nguyễn Cương – Dương Xuân Trinh. Lý luận dạy học
hoá học. Tập 1. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 1982.
20. PGS.TS.Nguyễn Thị Sửu (chủ biên), TS.Lê Văn Năm. Phương pháp dạy học
hóa học phần phương pháp dạy học hóa học 2 . Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật Hà
Nội, 2009
21. Lâm Ngọc Thiềm Cơ sở lí thuyết hóa học. Nhà xuất bản Giáo dục, 2008
22. Đỗ Ngọc Thống, Bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số nước phát triển,

23. Lê Thị Mỹ Trang (2009). Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Thành phố
Hồ Chí Minh.
24. Vũ Anh Tuấn (2006). Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội
25. Nguyễn Xuân Trường, ThS Phạm Thị Anh (2011). Tài liệu bồi dưỡng học sinh
giỏi môn hóa học trung học phổ thông. Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia Hà Nội.
26. PGS. TS. Nguyễn Xuân Trường – PGS.TS. Nguyễn Thị Sửu – PGS.TS. Đặng
Thị Oanh - TS. Trần Trung Ninh. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
THPT chu kỳ III (2004 – 2007). Bộ GD – ĐT.
27. Đào Hữu Vinh, Phạm Đức Bình(2012). Bồi dưỡng học sinh giỏi 12, Nhà xuất
bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.
28. thi học sinh giỏi môn hóa 12
29.

×