Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở trường tiểu học dân lập đoàn thị điểm, huyện từ liêm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.99 KB, 10 trang )

Biện pháp củng cố hành vi thích nghi của học
sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu
học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm,
Hà Nội


Trần Thị Quỳnh Trang


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên
Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm bảo vệ: 2013
120 tr .

Abstract. Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề biện pháp củng cố hành vi thích nghi đã
được thực chứng đối với học sinh tiểu học. Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp
củng cố hành vi thích nghi của giáo viên trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm,
huyện Từ Liêm, Hà Nội. Thực nghiệm áp dụng các biện pháp củng cố hành vi thích
nghi đối với học sinh trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị
Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đánh giá hiệu quả các biện pháp củng cố hành vi thích
nghi.
Keywords.Hành vi thích nghi; Môi trường lớp học; Tâm lý học trẻ em; Học sinh tiểu
học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh là một vấn đề cần được quan
tâm, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Việt Nam đang trên con đường đổi mới và hội
nhập quốc tế, tạo nên những thay đổi vừa nhanh vừa mạnh mẽ trong đời sống kinh tế,
chính trị và xã hội. Những thay đổi này đòi hỏi con người phải tích cực, năng động và
sáng tạo để thích ứng với nó nhưng đó cũng có thể là nguyên nhân gây nên những


trạng thái căng thẳng. Đặc biệt, trong trường học các vấn đề về sức khỏe tâm thần đang
ở mức đáng báo động như chán học, bỏ học, đánh nhau, phá rối, trầm cảm… [12].
Những vấn đề hành vi, cảm xúc không thích nghi của học sinh ở trường học là một
trong những vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần gây ra những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống cho học sinh và tạo cảm giác khó chịu, áp lực cho giáo viên quản lý
lớp.
Thực tế, hầu hết giáo viên đều thấy rằng giờ dạy học trên lớp của họ và thực
hiện các nhiệm vụ giáo dục khác thường bị cản trở bởi những hành vi kém thích nghi
của học sinh. Theo cuộc trưng cầu ý kiến giáo viên gần đây của tổ chức NEA ở Mỹ,
90% giáo viên khẳng định hành vi sai trái của học sinh ảnh hưởng đến giảng dạy của
họ và gần 25% thừa nhận việc đó ảnh hưởng rất lớn [1]. Ở Việt Nam, hiện chưa có con
số nào thống kê về ảnh hưởng của các hành vi kém thích nghi của học sinh đến việc
giảng dạy của giáo viên. Song thực tế, đa số giáo viên cảm thấy khó chịu và bị cản trở
khi học sinh thực hiện hành vi kém thích nghi trong môi trường lớp học.
Để quản lí hành vi kém thích nghi của học sinh, hiện tại giáo viên chủ yếu sử
dụng các biện pháp như nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo, trách phạt… những biện pháp
này có tác dụng dập tắt ngay tức thời các hành vi không thích nghi của trẻ nhưng
không mang lại hiệu quả mong muốn và lâu dài, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực tới tâm
lý của trẻ. Thường những biện pháp này sẽ làm cho học sinh cảm thấy sợ hãi phải phục
tùng nên học sinh sẽ dừng ngay hành vi kém thích nghi nhưng về nguồn gốc sâu xa và
ý nghĩa của việc tại sao lại thực hiện hành vi này thay vì hành vi khác và hệ quả như
thế nào thì học sinh chưa hiểu. Vì vậy, học sinh chỉ tuân theo khi giáo viên nhắc nhở,
phê bình và hành vi này lại tái diễn khi giáo viên không chú ý.
Biện pháp củng cố hành vi thích nghi nhằm giúp giáo viên làm việc hiệu quả
hơn với học sinh và làm giảm những vấn đề hành vi, cảm xúc học sinh đang gặp phải.
Mục đích của việc giáo viên sử dụng các biện pháp củng cố hành vi thích nghi vào
công tác quản lí lớp học nhằm giúp học sinh hiểu được kì vọng của giáo viên, tăng
cường thực hiện những hành vi mong muốn, hình thành động cơ bên trong, lòng tự
trọng ở học sinh, mang lại hiệu quả cao trong học tập và phát triển kĩ năng trong cuộc
sống cũng như giúp giáo viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tự tin và hiệu quả trong công

tác dạy học và giáo dục học sinh.
Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh đầu tiểu học, các em vẫn còn gặp nhiều
khó khăn trong việc thích nghi với môi trường lớp học. Các hành vi, cảm xúc của các
em chủ yếu là bột phát, thiên về cảm xúc nhất thời, dễ bộc lộ nhưng khó kiểm soát…
Vì vậy, với những chiến lược quản lí hành vi, cảm xúc và các kĩ năng xã hội giúp hình
thành và củng cố những hành vi thích nghi ở trẻ tiểu học là hết sức quan trọng.
Trước đây, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về các biện pháp
quản lí hành vi nói chung và củng cố hành vi nói riêng của trẻ ở các lứa tuổi khác nhau
nhưng chủ yếu các đề tài đều nghiên cứu tập trung vấn đề các biện pháp quản lí hành
vi của trẻ có vấn đề như trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ tự kỉ, trẻ chậm phát
triển…
Luận văn kế thừa, phát triển những nghiên cứu đã có và nghiên cứu thực nghiệm
vào một đối tượng là học sinh ở một trường tiểu học cụ thể. Nhằm đánh giá được hiệu
quả của các biện pháp củng cố hành vi thích nghi trong môi trường lớp học đối với
việc ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần nói chung và cụ thể là đo được sự thay
đổi hành vi thích nghi của học sinh.
Với những lý do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Biện pháp củng cố
hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học ở Trường Tiểu học Dân
lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội”.

2. Mục đích nghiên cứu
Thực nghiệm các biện pháp củng cố hành vi thích nghi đã được thực chứng
nhằm:
- Xác định được sự thay đổi các vấn đề hành vi hướng nội, hướng ngoại và kĩ
năng xã hội dưới sự tác động của biện pháp củng cố hành vi thích nghi.
- Lượng giá được hiệu quả của các biện pháp này đối với việc tăng cường hành
vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học.
- Từ đó, đưa ra những khuyến nghị giúp giáo viên sử dụng có hiệu quả các biện
pháp quản lí hành vi thích nghi.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của các biện pháp củng cố hành vi đến hành vi thích nghi của học sinh
và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Giáo viên, học sinh ở trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm,
Hà Nội.
3.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khách thể nghiên cứu bao gồm 3 lớp thực nghiệm; 3 lớp đối chứng và 6 giáo
viên ở khối lớp 2.
4. Giả thuyết khoa học
Việc giáo viên sử dụng các biện pháp củng cố hành vi thích nghi giúp học sinh
tăng cường thực hiện những hành vi thích nghi và tăng khả năng thích nghi với môi
trường học tập, đồng thời giúp giáo viên nâng cao hiệu quả công tác quản lí hành vi
học sinh.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề biện pháp củng cố hành vi thích nghi đã được thực
chứng đối với học sinh tiểu học.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng các biện pháp củng cố hành vi thích nghi của giáo viên
trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Thực nghiệm áp dụng các biện pháp củng cố hành vi thích nghi đối với học sinh
trong môi trường lớp học ở trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm,
Hà Nội.
- Đánh giá hiệu quả các biện pháp củng cố hành vi thích nghi.
6. Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Mục đích: Hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.
- Nội dung: Xác định một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài, bao gồm các
khái niệm về HV, HVTN, củng cố HV, các biện pháp CCHVTN, đặc điểm của HS,
đặc điểm của GV. Bên cạnh đó, đề tài dựa vào các nghiên cứu trong nước và ngoài
nước có liên quan đến biện pháp CCHVTN đối với HS để xác định nội dung nghiên

cứu.
- Phương pháp: Phương pháp nghiên cứu lí luận chủ yếu là phương pháp nghiên
cứu tài liệu, bao gồm các giai đoạn như thu thập, đọc phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa, khái quát hóa lí thuyết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
+ Phương pháp thực nghiệm (Phương pháp sử dụng chính trong đề tài)
+ Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel
2010 và SPSS 16.0 để thống kê và xử lí số liệu.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về biện pháp củng cố hành vi thích nghi
của học sinh trong môi trường lớp học ở trường tiểu học.
- Hệ thống hóa một cách cụ thể và rõ ràng về hệ thống các biện pháp củng cố
hành vi thích nghi của học sinh trong môi trường lớp học đã được thực chứng.
- Mô tả được bức tranh thực trạng sử dụng biện pháp củng cố hành vi thích nghi
ở trường tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Đánh giá được hiệu quả của biện pháp quản lí hành vi thích nghi đối với học
sinh tiểu học.
- Kết quả nghiên cứu giúp giáo viên ở trường Đoàn Thị Điểm nói riêng và giáo
viên các trường tiểu học nói chung biết cách sử dụng có hiệu quả các biện pháp củng
cố hành vi thích nghi đối với học sinh.
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Allan C. và Thomas (2001), “Chiến lược dạy học có hiệu quả”, Ban Đào tạo
Đại học Quốc gia Hà Nội biên dịch.
2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý. Nxb Y học, Hà Nội
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư “Về việc hướng dẫn về loại hình giáo viên,
cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông”. Số 22/2004/TT-BGD&ĐT, Hà Nội
ngày 28 tháng 7 năm 2004.
4. Chương trình phát triển Giáo dục trung học, Bộ GD & ĐT, Trường Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (2012). Tài liệu tập huấn giáo viên
THCS, THPT về công tác tư vấn tâm lý học đường.
5. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lí học. Nxb Từ điển Bách khoa.
6. Phạm Minh Hạc (2005). Tuyển tập Tâm lí học. NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2012), Giáo trình
Tâm lí học tiểu học. Nxb Đại học sư phạm.
8. Mai Quang Huy, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Anh Tuấn (2011), Giáo trình
Tổ chức và quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
9. Nguyễn Công Khanh (2000), Tâm lí trị liệu, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đặng Bá Lãm, Đào Vân Vy (2007), Tư vấn tâm lí về sức khỏe tinh thần trong
nhà trường phổ thông vai trò, thực trạng và đề xuất. Hội thảo “Can thiệp và
phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam”.
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2011), Giáo
dục Giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2007), Nhu cầu đào tạo về Tâm lí lâm sàng ở Việt Nam.
Hội thảo “Can thiệp và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt
Nam”.
13. Luật Giáo dục (2006), Số 38/2005/ QH11, Quốc Hội thông qua ngày 14 tháng
6 năm 2005. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
14. Phan Trọng Ngọ, Nguyễn Đức Hưởng (2003), Các lí thuyết phát triển tâm lí

người. Nxb Đại học sư phạm.
15. Nguyễn Thị Quyết, Nguyễn Thị Xuân Hòa (2000), Giáo trình Tâm lí học lứa
tuổi. Nxb Đại học Huế.
16. Đinh Thị Kim Thoa (2007), Một số biện pháp quản lí hành vi của học sinh
nhằm ngăn chặn những vấn đề sức khỏe tinh thần Hội thảo “Can thiệp và phòng
ngừa các vấn đề sức khỏe tinh thần trẻ em Việt Nam”.
17. Nguyễn Linh Trang (2012), Nhận thức của giáo viên tiểu học về chiến lược
quản lí hành vi đối với trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý trong một số
trường tiểu học ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị
thành niên.
18. Trung tâm thông tin và nghiên cứu, ứng dụng tâm lý (2011), Tài liệu dành
cho giáo viên về chương trình hỗ trợ tâm lý Nối kết
19. Robert J. Marzano, Jana S. Marzano, Debra J. Pickering (2011), Quản lí
hiệu quả lớp học. Nxb Giáo dục Việt Nam.
20. Nuyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (2001),
Tâm lí học đại cương, NXB ĐHQG Hà Nội.
21. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển Tâm lí học. NXB Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
22. Phạm Viết Vượng (2000) Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển Tiếng Việt. Nxb Văn hóa Thông tin.
Tài liệu tiếng Anh
24. Anita E.Woolfolk (1995), Educational Psychology, the Ohio State University,
A Simon & Schuster Company, Needham Heights. MA 02194.
25. Bahr Weiss, Vicki Harris, Thomas Catron and Susuan S. Han (2003),
Efficacy of the RECAPE intervention program for children witn concurrent
internalizing and extranalizing problems. Journal of Consulting and Clinical
Psychology , Vol. 71, No. 2, 364–374.
26. Bruce F. Chorpita (2007), Modular Cognitive Behavioral Therapy for
Childhood Anxiety Disorders. A Division of Guilford Publications, Inc.
27. Costall, Alan (2004), From Darwin to Watson (and Cognitivism) and back

again: The principle of animal – environment mutuality. Behavior and
Philosophy, 32, 179 – 195, Cambridge Center for Behavior Studies (tr 179 –
195)
28. David F. Cihak, Emily R. Kirk, Richard T. Boonb (2009), Effects of
Classwide Positive Peer „„Tootling‟‟ to Reduce the Disruptive Classroom
Behaviors of Elementary Students with and without Disabilities. J Behav Educ
(18. Tr 267–278)
29. David C. Parker, Jelson, Matthew K. Burns (2010), Comparison of
correlates of classroom behavior problems in schools with and without a school
wide character education program. Psychology in the Schools, Vol. 47(8).
30. Emmer, E. T. Evertson, C. M. & Worsham, lvi. F (2003), Classroom
management for secondary teachers (6
th
ed). Boston: Allyn & Bacon.
31. Elizabeth L Hardman, Stephen W Smith (2003), Analysis of classroom
discipline-related content in elementary education journal. Behavioral
Disorders; Feb 2003; 28, 2; ProQuest Psychology Journals pg. 173
32. Geertje Leflot, Pol A.C. van Lier, Patrick Onghena, Hilde Colpin (2010),
The Role of Teacher Behavior Management in the Development of Disruptive
Behaviors: An Intervention Study with the Good Behavior Game. J Abnorm
Child Psychol ( 38. Tr 869–882).
33. Jan N. Hughes, Wei Wu, Stephen G. West (2011), Teacher performance goal
practices and elementary. Journal of School Psychology 49 (2011) 1–23.
34. Julianne C. Turner và Pamela K. Thorpe (1998), Students' Reports of
Motivation and Negative Affect A Theoretical and Empirical Analysis. Journal
of Educational Psychology, Vol. 90, No. 4,758-771.
35. Kathryn Sampilo Wilson (2006), Teacher perceptions of classroom
management practices in public elementary schools. A Dissertation Presented
to the Faculty of the Rossier school of education university of southern
California In Partial Fulfillment of the Requirements for the Degree. Doctor of

education.
36. Kounin, J. S. (1970), Discipline and group management in classroom.
Newyork: Holt, Rinehart & Winston.
37. Lee A. Rosh and Susan A. Taylor (1990), “A survey of classroom
managament practices”. Journal ofScrbo/ Psychology, Vol 28, pp. 257-269.
38. Linda J. Pfiffner, Lee A. Rosen và Susan G. O'leary (1985), the efficacy of
an all – positive approach to classroom management. Journal of applied
behavior analysis. (18. tr 257 – 261).
39. Lynley Anderman, Carey E. Andrzejewski, Jennifer Allen (2011), How Do
Teachers Support Students‟ Motivation and Learning in Their Classrooms.
Teachers College Record Volume 113, Number 5, May 2011, pp. 969–1003.
40. Maultsby Maxie C., Jr., Wirga Mariusz (1998), Behavior Therapy. A
chapter from Encyclopedia of Mental Health, Academic Press.
41. Natalie A. Amato – Zech (2006), Increasing on – task behavior the
classroom: Extension of self – montoring strategies. Psychology in the Schools,
Vol. 43(2).
42. Raed Zedan (2010), New dimensions in the classroom climate. Learning
Environ Res. (13. Tr 75–88)
43. Ranjit Kumar (1996), Research Methodology a step by step guidefor
beginner. Addison Wesley Longman Australia Pty Limited.
44. Small Stacey, M.A. Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder: General
Education Elementary school Teachers Knowlegdge, Training and Ratings of
Acceptability of Interventions. Thesis of Education Specialist Department of
Psychological and Social Foundations College of Education University of South
Florida.
45.
46.

×