Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt
động giải bài tập chương “Dao động và sóng
điện từ” Vật lý 12 nhằm bồi dưỡng HSG của
học sinh THPT chuyên
Phạm Thành Công
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Quang Báu
Năm bảo vệ: 2013
87 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn giải
bài tập Vật lý 12 chương “Dao động và sóng điện từ”. Nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG, biện pháp xây dựng hệ thống và hướng dẫn giải bài
tập bài tập Vật lý 12 chương “Dao động và sóng điện từ”. Nghiên cứu lý luận dạy học
về bài tập vật lý để vận dụng vào hoạt động dạy học. Nghiên cứu nội dung chương
“Dao động và sóng điện từ” chương trình sách giáo khoa vật lý 12 nâng cao nhằm xác
định nội dung kiến thức cơ bản học sinh cần nắm vững và các kĩ năng giải bài tập cơ
bản học sinh cần rèn luyện. Soạn thảo hệ thống bài tập của chương này, đưa ra phương
pháp giải theo từng dạng, đề xuất tiến trình hướng dẫn học sinh giải bài tập trong hệ
thống bài tập này. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá, kiểm định tính khả thi và hiệu
quả của hệ thống bài tập và phương pháp hướng dẫn hoạt động giải bài tập.
Keywords.Phương pháp dạy học; Hệ thống bài tập; Dao động sóng điện từ; Vật lý 12
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây dạng bài toán “ Dao động và sóng điện từ” thường xuất hiện
trong các đề thi đại học,học sinh giỏi các cấp. Đây là loại bài tập vật lý khó, đòi hỏi
học sinh phải có kĩ năng tổng hợp được kiến thức phần điện học. Khi giải các bài toán
về mạch dao động điện từ, học sinh thường gặp khó khăn bởi các lý do sau :
Trong chương trình vật lý phổ thông , thời lượng phân bố cho hệ đơn vị kiến
thức này chỉ trong 1 tiết và lại không có tiết bài tập để rèn luyện bài tập loại này .
Tài liệu tham khảo viết về chuyên đề này còn rất hiếm .
Để giải được loại bài tập này , học sinh phải nắm vững các đơn vị kiến thức vật
lý 11. Thực tế khi học xong chương “Dao động và sóng điện từ” học sinh thường rơi
vào tâm lý lúng túng khi áp dụng kiến thức về dòng điện một chiều và dòng điện xoay
chiều để giải bài toán Dao động điện từ.
Khi lập hệ hai phương trình vi phân, học sinh không tự tìm được nghiệm bài
toán, đồng thời gặp khó khăn trong việc áp dụng các điều kiện ban đầu để tìm lời giải
cho bài toán .
Nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy của GV và nghiên cứu của học sinh
trong các kì thi ĐH và HSG các cấp, tôi viết luận văn “Xây dựng hệ thống bài tập và
hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Dao động và sóng điện từ” Vật lý 12
nhằm bồi dưỡng HSG của học sinh THPT chuyên” để vận dụng giải các bài toán về
mạch dao động một cách thống nhất và xuyên suốt, tạo điều kiện tốt để ba đối tượng
học sinh trung bình, khá- giỏi đều có thể vận dụng được.
Trong xu thế hiện nay,với mục đích nâng cao trình độ HSG của đất nước ta lên
ngang tầm cấp khu vực, các giáo sư đầu ngành vật lý đã và đang đưa dạng bài tập dao
động điện liên kết nhằm phổ thông hoá kiến thức này cho các đội dự tuyển HSG Quốc
gia ở các tỉnh và dự đốn sắp đến sẽ đưa vào áp dụng trong các đề thi chọn học sinh giỏi
cấp quốc gia.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Xây dựng hệ thống bài tập, hướng dẫn phương pháp giải các dạng bài tập của
chương “Dao động và sóng điện từ”. Từ đó chỉ ra tiến trình hướng dẫn hoạt động dạy
học (gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh) nhằm giúp học sinh nắm
vững kiến thức về chương này, trên cơ sở đó học sinh có thể tự lực vận dụng kiến thức
để giải các bài tập cùng dạng theo phương pháp đã đưa ra.
Trên cơ sở những bài toán cơ bản học sinh sẽ học kiến thức nâng cao và làm những bài
tập nâng cao
3. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương
“Dao động và sóng điện từ” Vật lý 12 nhằm bồi dưỡng HSG của học sinh THPT
chuyên thì góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng HSG Vật lý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn giải bài
tập Vật lý 12 chương “Dao động và sóng điện từ”.
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng HSG, biện pháp xây dựng hệ
thống và hướng dẫn giải bài tập bài tập Vật lý 12 chương “Dao động và sóng điện từ”.
Nghiên cứu lý luận dạy học về bài tập vật lý để vận dụng vào hoạt động dạy
học.
Nghiên cứu nội dung chương “Dao động và sóng điện từ” chương trình sách
giáo khoa vật lý 12 nâng cao nhằm xác định nội dung kiến thức cơ bản học sinh cần
nắm vững và các kĩ năng giải bài tập cơ bản học sinh cần rèn luyện.
Soạn thảo hệ thống bài tập của chương này, đưa ra phương pháp giải theo từng dạng,
đề xuất tiến trình hướng dẫn học sinh giải bài tập trong hệ thống bài tập này.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá, kiểm định tính khả thi và hiệu quả của hệ
thống bài tập và phương pháp hướng dẫn hoạt động giải bài tập.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Xây dựng hệ thống và hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Dao động sóng điện
từ ” Vật lý 12.
- Công tác giảng dạy và bồi dưỡng HSG.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về hệ thống và phương pháp giải bài tập vật
lý chương “Dao động và sóng điện từ” thuộc chương trình Vật lý lớp 12 nâng cao
THPT.
Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống và phương pháp giải bài tập. Nhằm bồi dưỡng
HSG phần “Dao động và sóng điện từ”.
Trên cơ sở những bài tập cơ bản tự phát triển nên thành những bài toán khó
hơn
Phạm vi nghiên cứu trên đối tượng học sinh của trường THPT Chuyên Biên Hòa Hà
Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu lý luận về dạy học bài tập vật lý.
Nghiên cứu cơ sở lí luận để làm sáng tỏ vai trò của việc xây dựng hệ thống và
hướng dẫn giải bài tập Vật lý chương “Dao động và sóng điện từ” Vật lý 12.
Nghiên cứu chương trình Vật lý phổ thông, nội dung sách giáo khoa Vật lý 12
nâng cao và những tài liệu tham khảo có liên quan để xác định mức độ, nội dung và
yêu cầu về kiến thức, kĩ năng giải bài tập.
Lựa chọn các dạng bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo
phù hợp với nội dung, kiến thức của chương.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra việc thực tiên công tác bồi dưỡng HSG của học sinh THPT Chuyên
những ưu điểm và nhược điểm từ đó đưa ra những phương pháp cụ thể.
Tập hợp và nghiên cứu nội dung sách giáo khoa Vật lý lớp 12 nâng cao, các đề
thi HSG, đề thi vào đại học và cao đẳng, các tài liệu tham khảo khác để tuyển chọn và
xây dựng hệ thống bài tập tự luận, trắc nghiệm.
Trao đổi với GV và HS lớp chuyên Vật lý trường THPT Chuyên Biên Hòa Hà
Nam.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Thống kê các kết quả đo được trong quá trình thử nghiệm.
So sánh kết quả.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, luận
văn được trình bày gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc “Xây dựng hệ thống bài tập và
hướng dẫn hoạt động giải bài tập chương “Dao động sóng điện từ” vật lý 12”.
Chương 2. Xây dựng hệ thống bài tập và hướng dẫn hoạt động giải bài tập
chương “Dao động và sóng điện từ” Vật lý 12 nhằm bồi dưỡng HSG .
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục, NXB Tư pháp, (2005).
3. Lương Duyên Bình. Sách giáo viên vật lí 11, NXB Giáo dục ( 2007 )
4. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản KH&KINH
Tế, 1998
5. Nguyễn Thế Khôi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Đức Hiệp, Nguyễn Ngọc Hưng,
Nguyễn Đức Thâm, Phạm Đình Khiết, Vũ Đình Tuý, Phạm Quý Tư. Vật lý 12
nâng cao, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Ngô Diệu Nga. Bài giảng chuyên đề chiến lược dạy học vật lí ở trường phổ thông, (
2011 )
7. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001). Tổ chức hoạt động nhận thức cho
học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHQG, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003). Phương pháp dạy
học Vật lý ở trường phổ thông. Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
9. Phạm Hữu Tòng (2004). Dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông theo định
hướng phát triển hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, Nxb Đại học
Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
10. Đỗ Hương Trà. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học vật lí ở trường
phổ thông ( 2011)
11. Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. Nhà xuất bản Quốc gia Hà Nội, 2004