Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý tân cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.1 KB, 11 trang )

Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản
xuất, chế biến chè mang chỉ dẫn địa lý "Tân
Cương"

Bùi Trọng Tài

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Quản lý Khoa học và Công nghệ; Mã số: 60 34 04 12
Nghd: TS. Lê Thị Thu Hà
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Công nghệ sạch; Quản lý sản xuất; Chế biến chè

Contents:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, xu hướng áp dụng công nghệ sạch là mối quan tâm không chỉ của các chính
phủ, các quốc gia mà còn cả các doanh nghiệp và người dân. Bởi vì công nghệ sạch khi được áp
dụng vào sản xuất sẽ đảm bảo không gây hại cho môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.
Trong nông nghiệp, việc áp dụng công nghệ sạch góp phần tạo ra những sản phẩm sạch
đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện nay, đồng thời giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường,
duy trì tốt mức độ khai thác, sử dụng các tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa,
công nghệ sạch còn góp phần cải tạo môi trường và tài nguyên sản xuất, góp phần phát triển ổn
định, bền vững nền nông nghiệp, nông thôn.
Việt Nam là một nước kinh tế nông nghiệp, với đa dạng các sản phẩm nông nghiệp. Việc
phát triển tốt các sản phẩm nông nghiệp là một hướng đi giúp phát huy được lợi thế cạnh tranh
quốc gia. Để giúp các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam có chỗ đứng, uy tín trong môi trường
cạnh tranh toàn cầu, Chính Phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều biện pháp hỗ trợ.
Một trong những biện pháp đó là xác lập và bảo vệ quyền SHTT đối với các sản phẩm nông
nghiệp gắn với các địa danh trong nước, như nước năm Phú Quốc, chè Shan Tuyết- Mộc Châu,
Bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận, chè Tân Cương, vải thiều Thanh Hà, v v. Những tài


sản trí tuệ này đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và kinh tế
xã hội của quốc gia.
Chè Tân Cương là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, được biết đến không chỉ bởi
hương vị đặc trưng của nương chè xứ Thái, mà nơi đây còn mang nhiều nét riêng biệt về đất đai,
khí hậu tích tụ trong mỗi búp chè non. Điều đó đã tạo ra nét khác biệt về đặc tính, chất lượng của
sản phẩm chè Tân Cương, khẳng định danh tiếng và thương hiệu của sản phẩm này đối với người
tiêu dùng. Chè Tân Cương đã được bảo hộ CDĐL ở Việt Nam. Tuy vậy, việc khai thác và sử
dụng CDĐL Tân Cương còn bộc lộ nhiều hạn chế: Tình trạng làm giả, làm nhái và xâm phạm
quyền SHTT còn diễn ra phổ biến; việc tạo lập một quy trình chuẩn để kiểm soát và duy trì các
đặc điểm về đặc tính, chất lượng và danh tiếng của sản phẩm chè còn chưa chặt chẽ, dẫn đến một
bộ phận không nhỏ sản phẩm thứ cấp được đưa ra thị trường, gây thiệt hại về uy tín và chất
lượng sản phẩm. Hơn nữa, sản phẩm chè hiện nay còn có hàm lượng thuốc BVTV cao, ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do vậy, nhu cầu áp dụng công nghệ sạch, an
toàn vào sản xuất chè ở đây là cần thiết, góp phần tạo ra sản phẩm chè sạch, đồng thời giúp kiểm
soát và duy trì các tiêu chuẩn bảo hộ đối với sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương. Điều này
cũng hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Nhà nước về ban hành các tiêu chí của nền nông
nghiệp SXSH. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã lựa chọn đề tài “Áp dụng
công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất và chế biến chè mang CDĐL Tân Cương” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ ngành quản lý Khoa học và Công nghệ.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề áp dụng công nghệ sạch để bảo vệ các sản phẩm nông nghiệp gắn với tài sản trí
tuệ nói chung, cây chè nói riêng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học trong và
ngoài nước đề cập:
Ở nước ngoài công trình chuyên khảo về chủ đề công nghệ sạch trong sản xuất:
Trường cao đẳng thương mại kỹ thuật Los Angeles với chuyên khảo Clean Technology -
Workforce Challenges and Opportunities
(1)
đã

mô tả các cụm công nghệ sạch và tác động hiện tại

cũng như tiềm năng của nó trên các khu vực kinh tế và nhân sự. Tuy vậy, nghiên cứu chưa quan tâm
đến tác động của công nghệ sạch đến sản xuất nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ
dưới dạng tài sản trí tuệ.
Công trình nghiên cứu của công ty Cleantech Investor
(2)
: Cleantech in agricultural đăng
trên Cleantech magazine đã thảo luận về một trong những công ty phát triển các giải pháp
“xanh” để cải thiện sản lượng cây trồng, cho thấy xu hướng áp dụng công nghệ sạch để cải thiện
các sản phẩm nông nghiệp đã được thế giới quan tâm từ lâu.
Xu hướng nghiên cứu khía cạnh kinh tế, thương mại của CDĐL:
Hai nghiên cứu “The Economics of Geographically Differentiated Agri-Food Products-
Theoretical Considerations and Empirical Evidence”
(3)
và “The Socio-Economics of
Geographical Indications”
(4)
đã chỉ ra tầm quan trọng của việc bảo hộ pháp lý đối với các sản
phẩm mang nguồn gốc địa lý khác nhau cần được quan tâm để thúc đẩy hiệu quả kinh tế của các
sản phẩm nông nghiệp. Tuy vậy, các nghiên cứu chưa đưa ra những giải pháp ứng dụng công
nghệ để gìn giữ và duy trì các đặc điểm về danh tiếng, đặc tính và chất lượng của sản phẩm nông
nghiệp mang CDĐL.
Ở trong nước, các các nghiên cứu khoa học từ cấp nhà nước đến cấp cơ sở và các công trình
khoa học của sinh viên cũng tỏ mối quan tâm đặc biệt tới việc áp dụng các biện pháp công nghệ vào
giữ vững những đối tượng SHTT đã được bảo hộ:
Chuyên khảo của Nguyễn Vân Thịnh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh –
Đại học Thái Nguyên với chủ đề: “Chè tân cương – được và mất với bảo hộ CDĐL” đăng trên
tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên Số tháng 1/2012, tr79-82. Với chuyên
khảo này, tác giả đã chỉ ra rằng tính từ thời điểm đăng ký thành công bảo hộ CDĐL “Chè Tân

1

Theo Los Angeles Trade-Technical College. Clean Technology - Workforce Challenges and Opportunities,
Partial Funding Provided by the Los Angeles Department of Water and Powe, Febuary, 2008.
2
First published in Cleantech magazine, May 2008. Copyright Cleantech Investor 2008
3
Của Prof. Dr. Roland Herrmann and Prof. Dr. P. Michael Schmitz
4
Của Dwijen Rangnekar nghiên cứu viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu của Globalis
Regionalisation, Đại học Warwick, Vương quốc Anh
Cương” ngày 12 tháng 11 năm 2007 đến nay, mức giá trên thị trường chè cũng như đời sống của
người dân Tân Cương hầu như chưa được cải thiện. Ngoài ra, vẫn tồn tại khá phổ biến tình trạng
chè Tân Cương bị làm giả, không đúng quy cách phẩm chất.
TS. Đỗ Văn Ngọc thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc với
đề tài: Chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp nhằm phát triển chè an
toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu. Với công trình này, tác giả đã đề xuất chọn tạo các giống chè
có triển vọng phát triển, đồng thời xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp đối với các
giống chè mới. Tuy vậy, đề tài mới chỉ dừng lại ở việc khai thác quy trình chọn tạo giống, mà
chưa đi sâu vào phân tích tác động của áp dụng và thực hành quy trình công nghệ từ sản xuất đến
bảo quản chè theo chủ trương thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices -
GAP) của Bộ NN&PTNT.
Một số công trình nghiên cứu khoa học sinh viên của Trường Đại học Khoa học - Đại học
Thái Nguyên như tác giả: Lê Thị Hà với đề tài: Giữ vững bảo hộ CDĐL chè Tân Cương tại xóm
Hồng Thái II, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, Phạm Hoài Nhi với đề tài “Thực trạng và biện
pháp xử lý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương” ;
Nguyễn Thanh Huệ với đề tài“Xử lý xâm phạm quyền đối với sản phẩm chè Tân Cương bằng
biện pháp hành chính” đã chỉ ra những giải pháp để giữ vững bảo hộ CDĐL Tân Cương cho sản
phẩm chè, trong đó chủ yếu là cải thiện chất lượng chè và sản xuất chè sạch, đồng thời áp dụng
các biện pháp để bảo vệ và thực thi quyền đối với CDĐL tân Cương. Tuy vậy, phạm vi không
gian nghiên cứu của đề tài chỉ khoanh vùng tại xã Tân Cương, nên tính đại diện và phổ quát của
kết quả nghiên cứu chưa cao.

Trên cơ sở kết thừa kết quả các công trình nghiên cứu đi trước, với cách tiếp cận từ giác
độ kiểm soát và đổi mới công nghệ đối với các tài sản trí tuệ, tác giả của luận văn này lựa chọn
hướng: Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL “Tân
Cương” để duy trì và giữ vững chất lượng, đặc tính và danh tiếng của CDĐL này.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài đánh giá kết quả áp dụng các biện pháp công nghệ sạch vào sản xuất, chế biến các
sản phẩm chè mang CDĐL “Tân Cương” nhằm duy trì các điều kiện bảo hộ của CDĐL này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm tốt mục tiêu, đề tài cần giải quyết 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về công nghệ sạch và chỉ dẫn địa lý; Sự cần thiết áp
dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến các sản phẩm mang CDĐL.
Hai là, tìm hiểu thực trạng áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè
mang CDĐL “Tân Cương”.
Ba là, đánh giá kết quả áp dụng và đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp đẩy mạnh áp
dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL “Tân Cương”.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, chế
biến chè mang CDĐL Tân Cương để duy trì các điều kiện bảo hộ của CDĐL Tân Cương cho sản
phẩm chè.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở sản xuất, chế biến trong
vùng phạm vi bảo hộ CDĐL Tân Cương và các cơ sở kinh doanh chè trở trong và ngoài vùng
phạm vi bảo hộ CDĐL này.
- Phạm vi thời gian:
Thời gian khảo sát số liệu:Thời gian khảo sát số liệu được tiến hành từ tháng 6 năm 2012
đến tháng 06 năm 2014
Thời gian khảo sát đối tượng: từ 2007 – 2014 (Kể từ thời điểm CDĐL Tân Cương cho
sản phẩm chè được bảo hộ đến nay)

5. Vấn đề nghiên cứu
Áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang CDĐL “Tân Cương”
sẽ mang lại những kết quả như thế nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Việc áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất, chế biến chè sẽ góp phần duy trì các yếu tố tự
nhiên và yếu tố con người của vùng địa lý Tân Cương, từ đó góp phần duy trì đặc tính, cải thiện
chất lượng và phát triển danh tiếng của sản phẩm chè mang CDĐL Tân Cương, tiến tới duy trì
các điều kiện bảo hộ của CDĐL này.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông qua việc nghiên cứu các chuyên khảo, các
công trình nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước, phương pháp này giúp hoàn thiện cơ sở
lý luận về công nghệ sạch và CDĐL. Đồng thời bổ sung một số luận cứ thực tiễn về CDĐL Tân
Cương, các biện pháp công nghệ sạch được áp dụng vào hoạt động sản xuất, chế biến chè mang
CDĐL Tân Cương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Được tiến hành với một số người dân và cán bộ chính
quyền địa phương để đánh giá đặc điểm về vùng chè, khí hậu, quy trình sản xuất, chế biến và chất
lượng sản phẩm chè. Các nội dung phỏng vấn sâu được phản ánh trong các lời phát biểu, lời nhận
định trong phần nội dung của đề tài.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với phương pháp này, đối tượng được điều tra là
các tổ chức và cá nhân, các hộ gia đình áp dụng công nghệ sạch vào sản xuất và chế biến sản
phẩm chè mang CDĐL Tân Cương. Vùng địa lý được bảo hộ bao gồm ba xã: Tân Cương, Phúc
Xuân, Phúc Trìu. Việc lựa chọn mẫu khảo sát theo phương pháp chọn mẫu phân tầng: Mỗi xã
được gán là một tầng. Trong mỗi tầng đó, việc điều tra lại được lựa chọn theo phương pháp ngẫu
nhiên đơn giản theo sự lựa chọn bất kỳ của người đi điều tra.
Bảng lựa chọn mẫu được ghi chép đầy đủ trong báo cáo điều tra tại phần Phụ lục 2. Theo
đó, tác giả đã đưa ra 300 và thu về 295 bảng hỏi dành cho các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã, và
lựa chọn ba đơn vị điển hình để khảo sát quy trình công nghệ sạch trong sản xuất và chế biến chè
bao gồm: Xóm Hồng Thái II – xã Tân Cương – TPTN, Hợp tác xã chè Tân Hương nằm trên địa
bàn xã Phúc Xuân và hợp tác xã chè Thiên Phú An của xã Phúc Trìu. Kết quả của quá trình

nghiên cứu, khảo sát được trình bày cụ thể trong nội dung của chương II và chương III.
- Phương pháp quan sát:: Phương pháp quan sát chủ yếu được áp dụng để mô tả công cụ,
quy trình trong sản xuất, chế biến chè mang CDĐL Tân Cương. Các quan sát được phản ánh
bằng các hình ảnh công bố trong luận văn.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở các tài liệu, các báo cáo, các bảng hỏi
phỏng vấn được, tác giả chọn lọc, phân tích và đánh giá tương quan giữa việc áp dụng công nghệ
sạch với khả năng duy trì và phát triển các đặc điểm về chất lượng, đặc tính và danh tiếng của
CDĐL này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Vân Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Đỗ Thị Bắc – trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên(2012), Phát triển thương hiệu cây chè Thái Nguyên. Tạp
chí KH&CN Đại học Thái Nguyên Số 98 tháng 10, tr31 – 37
2. Bộ Thương mại (2006), CDĐL: những khía cạnh thương mại trong xuất khẩu, Đề tài
NCKH cấp Bộ, Hà Nội
3. Trần Ngọc Ca (2010), Công nghệ và chuyển giao công nghệ: một số đặc trưng, Tài
liệu phục vụ giảng dạy chương trình Cao học về chính sách và quản lý KH&CN, (Lưu hành nội
bộ).
4. Trần Ngọc Ca (2012), Tài liệu môn học Quản lý công nghệ, Hà Nội, (Lưu hành nội
bộ).
5. Trần Ngọc Ca, Nguyễn Võ Hưng (2012), Hướng tới một hệ thống đổi mới trong lĩnh
vực nông nghiệp- trường hợp ba sản phẩm ở Việt Nam là rau quả, chè và tôm. Nhà xuất bản
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
6. Công ty Nghiên cứu và tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư Concetti (2008),
Thuyết minh CDĐL chè Shan Tuyết Mộc Châu, Hà Nội, (Lưu hành nội bộ)
7. GS.TS Đường Hồng Dật (2004), Cây chè – các biện pháp nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.
8. Dự án Quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm(2007). Kỹ thuật sản xuất chè an toàn, Cơ

sở in Công ty in Phú Thịnh.
9. Lê Thị Thu Hà- Trường Đại học Ngoại Thương (2010), Bảo hộ quyền SHCN dưới góc
độ thương mại đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án
Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội
10. Lê Thị Hà, Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên (2010), Giữ vững bảo
hộ CDĐL chè Tân Cương tại xóm Hồng Thái II, xã Tân Cương, TP Thái Nguyên, Đề tài NCKH
Sinh viên, (Lưu hành nội bộ).
11. Phạm Việt Hà- Trường Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh (2009), Thực trạng và
những giải pháp phát triển sản xuất chè tại Thành phố Thái Nguyên, Đề tài NCKH Sinh viên,
(Lưu hành nội bộ).
12. Nguyễn Nguyên Hoài (2009). Vùng Chè Tân Cương với những di tích lịch sử - Văn
hóa; Lưu hành nội bộ.
13. Ths. Trần Thị Hồng, Bế Hồng Cúc, Bùi trọng Tài- trường Đại học Khoa học(2010).
Bài giảng tổng quan SHTT. Thái Nguyên, (Lưu hành nội bộ).
14. Đào Đức Huấn (2008), Quản lý CDĐL: kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt
Nam, Hội thảo Xây dựng và quản lý CDĐL, Buôn Ma Thuột 5/2008
15. Nguyễn Thu Hường – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường (2012).
Nghiên cứu tính bền vững mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái
Nguyên. Luận văn Ths ngành Môi trường và phát triển bền vững.
16. TS. Nguyễn Hữu Khải (2005), Cây chè Việt Nam – năng lực cạnh tranh xuất khẩu và
phát triển, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.
17. Lê Văn Kiều (2009), Bảo vệ quyền SHTT, giải quyết tranh chấp, khiếu nại và tố cáo
về SHTT, Khóa đào tạo chuyên sâu về SHTT do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn tổ
chức.
18. PGS.TS. Đỗ Thị Loan (2005), CDĐL- Các khía cạnh thương mại trong xuât khẩu”,
Công trình NCKH thuộc Bộ Công Thương
19. PGS.TS Trịnh Văn Loan(2008), Các biến đổi hóa sinh trong quá trình chế biến và
bảo quản chè. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
20. TS. Đỗ Văn Ngọc (2009), Chọn tạo giống, xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng
hợp nhằm phát triển chè an toàn phục vụ nội tiêu và xuất khẩu, Viện Khoa học kỹ thuật nông

lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
21. Phan Minh Nhật (2010), Sổ tay thực thi quyền SHTT, Hiệp hội chống hàng giả và bảo
vệ quyền SHTT của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP), Hà Nội.
22. TS. Lê Nết (2006), Quyền SHTT, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh,
TP Hồ Chí Minh.
23. TS. Hoàng Đình Phi (2011), Giáo trình Quản trị công nghệ. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
24. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật Chuyển giao công
nghệ 2006. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật Khoa học và công
nghệ 2000. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005). Luật SHTT 2005. Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
27. PGS.TS Đỗ Ngọc Quỹ - TS. Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến
chè năng suất cao chất lượng tốt, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
28. Sở KH&CN Bắc Ninh (2007), Sổ tay hướng dẫn đăng ký xác lập Quyền SHCN. (Lưu
hành nội bộ), Bắc Ninh.
29. Nguyễn Vân Thịnh, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái
Nguyên (2012), Chè tân cương – được và mất với bảo hộ CDĐL, Tạp chí KH&CN Đại học Thái
Nguyên Số tháng 1/2012, tr79-82
30. Tổ chức thương mại thế giới WTO (1995), Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền SHTT.
31. Trường Đại học Khoa học Huế - Khoa Môi trường (2012), Giáo trình sản xuất sạch
hơn, Thừa Thiên Huế.
32. Phạm Thanh Tuấn (2007), Đăng ký, quản lý và sử dụng CDĐL ở Việt Nam. Luận văn
thạc sỹ luật học. Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Quế Anh.
33. TS. Phạm Văn Tuyết, Ths. Lê Kim Giang (2008), SHTT và chuyển giao công nghệ,
Nhà xuất bản Tư Pháp, Hà Nội.
34. Trung tâm thương mại quốc tế (UNCTAD) và Tổ chức SHTT thế giới (WIPO)
(2004), Những điều chưa biết về SHTT, Tài liệu hướng dẫn dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu

nhỏ và vừa, Geneva.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007), Hồ sơ đăng ký CDĐL chè Tân Cương,
Thái Nguyên.
36. Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên(2007), Quy chế quản lý sử dụng CDĐL
chè Tân Cương Thái Nguyên, Thái Nguyên.
37. Vũ Thị Hải Yến (2009), Bảo hộ CDĐL ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội.
II. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI
38. Cerkia Bramley in University of Pretoria (2011), A review of the socio-economic
impact of geographical indications: considerations for the developing world, Paper prepared for
presentation at the WIPO Worldwide Symposium on Geographical Indications June 22 – 24
2011, Lima, Peru.
39. Cleantech Investor (2008), Cleantech in agricultural. First published in Cleantech
magazine, May 2008. Copyright Cleantech Investor.
40. Jayashree Watal (2001), intellectual property rights in the WTO and developing
countries, Kluwer law internaltional, Hague – 2001.

41. Los Angeles Trade-Technical College(2008), Clean Technology - Workforce
Challenges and Opportunities. Pulish by BW – Research parnership. USA
42. Prof.Dr. Roland Herrmann and Prof. Dr. P. Michael Schmitz (2009), The Economics
of Geographically Differentiated Agri-Food Products- Theoretical Considerations and
Empirical Evidence, UK.
43. Prof. Dwijen Rangnekar (2010), The Socio-Economics of Geographical Indications”
Centrer for Globalis Regionalisation, University of Warwick, UK.
44. Standing committee on the law of trademarks, industrial designs and geographical
indication, ninth session Genava, november 11 to 15, 2002 , the definition of geographical
indication, WIPO -2002.
45. Say Sujintaya and Piyanwat Kayasit (2000), Thailan’s first geographical indication
act. See at: www.tillekeandgibbins.com/ Publications/pdf/geographical_indication_act.pdf.



×