Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

đánh giá hình ảnh tế bào tuyến giáp bằng xét nghiệm tế bào học trong bệnh lý bướu nhân tuyến giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 38 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh tuyến giáp chiếm một vị trí quan trọng trong các bệnh nội tiết, bên
cạnh các bệnh tuyến giáp hay gặp trên lâm sàng như bệnh Basedow, bướu cổ đơn
thuần... thì bướu nhân tuyến giáp là bệnh thường gặp và rất đáng quan tâm.
Bệnh tuyến giáp phổ biến ở nhiều nước trên thế giới: Theo Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) công bố năm 1995, tỷ lệ mắc bệnh chiếm tới 5% dân sốtừ 16 tuổi trở
lên [11]. Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh ước đoán vào khoảng 4 – 7% dân số trưởng thành
[14]. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, trên cả nước có khoảng 3 triệu
người mắc bệnh bướu tuyến giáp các loại [2].
Biểu hiện lâm sàng của bướu nhân tuyến giáp thường nghèo nàn, thậm chí
hồn tồn khơng có triệu chứng gì. Vì thế bệnh thường được phát hiện muộn khi
bướu nhân đã biểu hiện rõ. Đáng chú ý là có khoảng 4% bướu nhân tuyến giáp là
ung thư và biểu hiện lâm sàng cũng khơng có gì khác nhiều so với bệnh tuyến giáp
lành tính [5].
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, các phương tiện thăm dị hình thái hiện đại như siêu âm, CT scaner, MRI và
các phương pháp chẩn đoán y học hạt nhân đã được áp dụng để phát hiện và chẩn
đoán bướu nhân tuyến giáp. Các kỹ thuật thăm dị hình ảnh trên đã đem lại hiệu
quả cao, giúp phát hiện sớm các bướu nhân có kích thước nhỏ, số lượng nhân, đặc
tính của bướu nhân là bướu đặc hay bướu nang... Tuy nhiên, các kỹ thuật thăm dị
hình thái kể trên có ý nghĩa phát hiện sớm bướu nhân tuyến giáp hơn là xác định
tính chất lành tính hay ác tính của bướu.
Việc áp dụng kỹ thuật chẩn đoán tế bào học với phương pháp chọc hút kim
nhỏ đã khắc phục được hạn chế của các kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh đó, cho phép
xác định được bản chất lành tính hay ác tính của các bướu nhân với độ chính xác
cao (70 – 95% tuỳ theo từng nghiên cứu) [5, 9]. Xét nghiệm tế bào học chọc hút
kim nhỏ có thể chỉ định cho mọi bệnh nhân, khơng gây nguy hiểm, kỹ thuật nhanh,
chính xác, đơn giản và Ýt gây thương tổn. Chuẩn đoán tÕ bào học qua chọc hút
kim nhỏ ở tuyến giáp có thể đem lại kết quả tốt, có thể thay thế các sinh thiết kim
đồng thời hạn chế tối đa các cuộc phẫu thuật bướu nhân tuyến giáp [5]. Ngoài ra, tế
1




bào học chọc hút kim nhỏ cịn góp phần vào việc phát hiện sớm bản chất của khối
u: lành tính hay ác tính. Do đó, chẩn đốn tế bào học hút kim nhỏ có thể giúp cho
các bác sỹ lâm sàng có những chỉ định điều trị kịp thời, làm giảm nguy cơ tiến
triển thành ung thư biểu mô từ một u tuyến giáp tăng sản lành tính. Vì vậy, chúng
tơi thực hiện đề tài này nhằm mục đích:
1.
Đánh giá hình ảnh tế bào tuyến giáp bằng xét nghiệm tế bào học
trong bệnh lý bướu nhân tuyến giáp.
2.
Đối chiếu kết quả chẩn đoán tế bào học với siêu âm, xạ hình và
chẩn đốn mơ bệnh học sau mổ ở một số trường hợp.
Từ đó giúp cho các nhà lâm sàng có thể có phương pháp điều trị thích hợp
chính xác ngay từ đầu.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Vài nét về giải phẫu và sinh lý học của tuyến giáp :
1.1.Giải phẫu :
Tuyến giáp nằm ở phía trước - dưới cổ, trong vùng giáp móng giữa, áp sát
vào các đốt khí quản đầu tiên và các phần của thanh quản. Tuyến giáp gồm 2 thuỳ
nối với nhau bằng một lớp mô mỏng được gọi là eo tuyến giáp. Chiều cao của mỗi
thuỳ khoảng 5 - 6 cm, chiều rộng khoảng 3 - 4 cm, dày khoảng 1 cm.
Ở người lớn, tuyến nặng khoảng 20 - 25g. Ở phụ nữ, trọng lượng tuyến thay
đổi theo chu kỳ kinh nguyệt, cho con bú và đặc biệt tuỳ thuộc vào sự hấp thu Iod
của cơ thể. [ 1, 2, 6]
1.2. Sinh lý học tuyến giáp :

1.2.1. Sinh tổng hợp hormon giáp trạng :
Các hormon tuyến giáp được tổng hợp tại các tế bào nang giáp. Quá trình
tổng hợp hormon diễn qua 4 giai đoạn :
 Bắt iốt
 Hữu cơ hoá iốt
 Gắn một iốt lên một tyrosine
 Tiết và giải phóng các nơị tiết tố tuyến giáp ( T3, T4 )
1.2.2. Tác dụng sinh lý của T3, T4:
- Tác dụng lên sự phát triển cơ thể: Hormon tuyến giáp phối hợp với GH làm
cơ thể phát triển, làm tăng biệt hố tế bào, điều hồ sự phát triển cơ thể.
- Tác dụng lên chuyển hoá năng lượng: làm tăng chuyển hoá cơ bản.
- Tác dụng lên chuyển hoá Protid: làm tăng thoái hoá protein. Trong thời kỳ
đang phát triển, T3 và T4 làm tăng tổng hợp protein ở hầu hết các mô để làm cơ
thể phát triển và tăng biệt hoá tế bào.
- Tác dụng lên chuyển hoá Lipid: Tăng thoái hoá lipid, làm giảm nồng độ
cholesterol trong máu và giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp.
- Tác dụng lên chuyển hoá Glucid: Tăng thoái hố glucose ở mơ. Tăng phân
huỷ glycogen thành gluose ở gan. Tăng hấp thu gluose ở ruột.

3


- Tác dụng lên chuyển hoá vitamin và muối khoáng: T3 và T4 cần cho sự
hấp thu vitamin B12 và sự chuyển hoá caroten thành vitamin A. Đồng thời T3 và
T4 cũng làm tăng chuyển hoá calci và phospho.
- Tác dụng lên chuyển hoá nước và điện giải: Hormon giáp trạng các tác
dụng điều hoà sự phân bố nước. Thiếu T3, T4 gây đái Ýt và phù.
- Tác dụng lên hệ thống tim mạch: làm tim đập nhanh, tăng lưu lượng tim và
làm giãn mạch.
- Tác dụng lên hệ thống thần kinh cơ: Nồng độ T3, T4 giảm sẽ làm chậm sự

phát triển của não. Khi nồng độ T3, T4 tăng quá cao các synáp thần kinh bị hoạt
hoá mạnh dẫn đến biểu hiện run cơ.
- Tác dụng lên chức năng sinh dục: T3, T4 cần cho sự phát triển bình thường
của cơ quan sinh dục khi trẻ và hoạt động tình dục khi trưỏng thành [2, 6].
1.2.3. Điều hồ, tổng hợp, bài tiết T3, T4:
Hoạt động nội tiết của tuyến giáp, tuyến yên, vùng hypothalamus luôn luôn
liên hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất và tạo thành một trục nội tiết:
Vùng hypothalamus - tuyến yên - tuyến giáp.
Vùng hypothalamus (vùng dưới đồi) tiết ra kích tố giải phóng TRH có tác
dụng kích thích tiền n tiết TSH. Dưới tác dụng của TSH, tuyến giáp tăng tổng
hợp và bài tiết T3, T4. Quá trình trên được gọi là điều hồ dương tính.
Khi nồng độ T3, T4 trong máu giảm thấp hơn bình thường sẽ kích thích
vùng dưới đồi bài tiết TRH, do vậy TSH được tăng tiết, kết quả sẽ làm tuyến giáp
tăng tổng hợp và bài tiết để đưa nồng độ T3, T4 trở về mức bình thường.
Khi nồng độ T3, T4 tăng cao hơn bình thường, quá trình trên sẽ diễn ra theo
chiều ngược lại. Chiều tác dụng từ tuyến giáp - Vùng dưới đồi - Tuyến yên - Tuyến
giáp này gọi là vòng điều hoà ngược (Negative feed back).[ 2, 6]
2. Bệnh lý bướu nhân tuyến giáp:
2.1. Đặc điểm dịch tễ học :
2.1.1Tỷ lệ mắc bệnh:
Bướu nhân tuyến giáp là bệnh thường gặp. Bệnh phổ biến ở khắp nơi trên
thế giới, ở các nước phát triển và đang phát triển. Theo WHO công bố năm 1995,
tỷ lệ mắc bệnh chiếm tới 5% dân số từ 16 tuôỉ trở lên [11].
4


Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng tỷ lệ lưu hành bướu nhân tuyến giáp
ở người trưởng thành trong khu vực Bắc Mỹ là: 4 – 7% và tỷ lệ khám trên lâm
sàng phát hiện được các nhân giáp mới xuất hiện là: 0,1%/năm [11, 14]. Một
nghiên cứu khác tại Đan Mạch cho thấy, tại vùng thiếu Iod ở mức độ Ýt thì có tỷ lệ

bướu nhân là 9,8%, còn tại khu vực thiếu Iod vừa là 14,6%. Nghiên cứu
Framingham (Mỹ) cho biết tỷ lệ bệnh là 4,2%, cịn nghiên cứu Wickham (Anh) thì
cho tỷ lệ là 3,2%.[12]
Tại Việt Nam theo con số thống kê chưa đầy đủ trên cả nước có khoảng 3
triệu người mắc bệnh bướu tuyến giáp các loại [2]. Tại Bệnh viện Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh tổng kết trong 2,5 năm (từ 1/1999 – 6/2001) có 902 ca
bướu giáp nhân trong đó ung thư chiếm 7,98% [7]. Tạ Văn Bình khi tiến hành
khảo sát các nhân giáp qua siêu âm trong 3 năm (1995 – 1999) cho các bệnh nhân
đến khám tại khoa Nội tiết Bệnh viện Bạch Mai, phát hiện 250 trường hợp bướu
nhân tuyến giáp [8].
2.1.2. Giới:
Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác biệt rõ rệt theo giới, tỷ lệ mắc bệnh gặp ở phụ nữ
cao hơn hẳn so với nam ( ở cả vùng dịch tễ và vùng không dịch tễ ), đặc biệt là lứa
tuổi tiền mãn kinh [11, 15]. Những nhận xét trên là sự tổng hợp các kết quả nghiên
cứu của nhiều tác giả trên nhiều quần thể khác nhau. Tỷ lệ Nữ/Nam trong nghiên
cứu của Tạ Văn Bình là 9/1.[8]
Theo Michael và Tumbrige [15], ở cùng lứa tuổi 45, trong khi tỷ lệ mắc ở
nam giới là 1% thì ở nữ giới là 5%. Nhưng ở lứa tuổi ngoài 70 tỷ lệ mắc ở nam vẫn
chỉ là khoảng 1% thì ở nữ lại tăng khoảng 9%. Nghiên cứu Wickham (Anh) cho tỷ
số Nữ/nam mắc bệnh là 4,5/1 và tỷ số xuất hiện bướu nhân đơn độc ở Nữ /nam là
6,6/1. Còn theo nghiên cứu Framingham (Mỹ) tỷ lệ mắc ở nữ và nam trong nghiên
cứu này tương ứng là 6,4% và 1,5%.[12]
2.1.3. Tuổi:
Bệnh thường gặp ở những người trên 35 tuổi. Michael [15] thấy nếu ở lứa
tuổi 45 tỷ lệ bệnh ở nữ giới là 5% thì ở lứa tuổi 75 tỷ lệ này là trên 9%. Theo
Marqusee [13] tuổi trung bình phát hiện bướu nhân tuyến giáp là 46,6 ± 13,5 năm.

5



Tác giả Tạ Văn Bình trong nghiên cứu về bướu nhân tuyến giáp cho kết quả lứa
tuổi trung bình mắc bệnh là 39,5 ± 13,4 năm.[8]
Bướu nhân tuyến giáp Ýt gặp hơn ở trẻ em, tuy nhiên nếu mắc bướu nhân ở
lứa tuổi này thì tỷ lệ ung thư lại cao hơn lứa tuổi trưởng thành [3].
2.2. Những nét chính về sinh lý bệnh:
2.2.1. Bệnh nguyên và bệnh sinh:
Rất nhiều cơng trình nghiên cứu đã và đang được tiến hành hy vọng tìm ra
nguyên nhân của bướu nhân tuyến giáp, nhưng chưa có tác giả nào khẳng định yếu
tố nào có vai trị trong gây bệnh. Người ta tạm chia ra làm 2 nhóm ngun nhân:
Nhóm các yếu tố ngồi tuyến:
- Yếu tố môi trường:
Cho tới nay, người ta vẫn cho rằng mọi nguyên nhân làm giảm lượng
hormon tuyến giáp lưu hành đều có khả năng gây ra các bướu giáp nói chung hay
các nhân giáp nói riêng. Nói cách khác, khi lượng T3, T4 giảm dẫn đến tăng bài
tiết TSH theo cơ chế feedback, TSH làm tăng thể tích, trọng lượng và hoạt động
của tuyến giáp. Vì thế, các yếu tố: Sự thiếu hụt Iod, ăn phải chất sinh bướu có
trong thức ăn nước uống, dùng thuốc kháng giáp tổng hợp… cũng có thể được coi
là có vai trị nhất định trong sự hình thành các nhân giáp [2, 6] .
- Tia phóng xạ:
Theo Mazzaferi [14], việc sử dụng liệu pháp tia xạ đối với một số bệnh ở
vùng đầu mặt cổ làm tăng tỷ lệ mắc bướu nhân tuyến giáp. Tác giả cho biết những
bệnh nhân được điều trị với liều phóng xạ từ 200 – 500 rad trong suốt thời kỳ thơ
Êu và vị thành niên thì tỷ lệ nhân giáp xuất hiện là 2%/năm. Rõ ràng đây không
phải là một tỷ lệ thấp.
- Yếu tè di truyền:
Các nghiên cứu cho thấy bướu nhân tuyến giáp cũng có liên quan tới tiền sử
gia đình. Đồng thời, ở những cặp sinh đôi (cùng trứng hoặc khác trứng) tỷ lệ cùng
mắc bướu nhân tuyến giáp khá cao (40 – 70%). Bởi vậy yếu tố gen cũng cần phải
được nhắc đến trong bệnh học bướu nhân tuyến giáp [6].
- Vai trò của TSH:


6


Các quan điểm truyền thống cho rằng khi có một vài yếu tố nào đó làm suy
giảm khả năng của tuyến giáp trong quá trình sản xuất hormone sẽ làm tăng sự bài
tiết TSH. Hậu quả là tăng TSH làm tăng trọng lượng tuyến và tăng hoạt động của
các đơn vị hoạt động chức năng vì thế tình trạng bình giáp vẫn được duy trì [2, 6].
- Yếu tố miễn dịch:
Người ta đã phát hiện ra mét Globulin miễn dịch thúc đẩy sự tăng trưởng tế
bào giáp gọi là TGI ( Thyroid Growth Immunoglobulin) nhưng lại không làm thay
đổi khả năng tổng hợp của nó. Cũng vì thế mà người ta giải thích được trạng thái
bình giáp của bệnh nhân. TGI thấy được ở những bệnh nhân bướu giáp lớn hoặc
bướu giáp dễ tái phát sau mổ [2,6].
Yếu tố tại tuyến:
Người ta thấy có sự khác biệt về mức độ đáp ứng với TSH của các nang.
Điều này tất nhiên dẫn tới sự phát triển không đồng nhất về cả hình thái và chức
năng giữa các nang. Sự phát triển không đồng nhất này không chỉ xảy ra giữa các
nang với nhau (bao gồm cả nang mới và nang cũ), mà còn xảy ra giữa các nang với
tổ chức quanh nang. Hậu quả là làm biến dạng hệ thống mạch máu (vốn là tổ chức
cố định) làm mạch máu bị xoắn vặn, cuối cùng là bị hoại tử và xơ hoá. Cơ thể phản
ứng lại bằng cách tạo ra các mô hạt bao phủ vùng tổn thương. Sự phát triển này
dẫn đến hậu quả là một bướu nhân ra đời [3, 6, 8].
2.2.2. Quá trình hình thành nhân giáp:
Dù là nguyên nhân gì đi nữa thì cho tới nay, người ta vẫn chia quá trình hình
thành nhân giáp ra làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn tăng sản (Hyperplasia):
Trên lâm sàng biểu hiện là một bướu giáp lan toả, khơng có nhân.
Hình ảnh mơ bênh học: Tế bào biểu mơ cao, trong lịng nang có rất Ýt thậm
chí khơng có chất keo.

 Giai đoạn tích tụ chất keo (Colloid accumulation):
Hình ảnh mơ bệnh học: Tế bào biểu mơ tuyến có hình lập phương thấp, lòng
nang chứa đầy chất keo. Lớp tế bào biểu mơ lót quanh nang gần nh dẹt. Chứng
tỏ có sự làm việc q mức.
 Giai đoạn hình thành nhân (Nodularity):
7


Giai đoạn này kéo dài trong nhiều năm. ở giai đoạn này các nang tiếp tục
phát triển, đường kính đạt tới 300 – 400 µm, có khi cịn có thể phát triển lớn hơn.
Người ta ghi nhận được 2 hiện tượng ở trong giai đoạn này:
- Thứ nhất: Sự phát triển của các nang làm tổn thương hệ thống mạch máu
dẫn đến chảy máu, hoại tử và xơ hoá.
- Thứ hai: Những tổn thương trên được bao bọc lại bởi các mơ hạt.
Tóm lại, bướu nhân tuyến giáp là tình trạng thay đổi cấu trúc, thậm chí cả
chức năng của vùng tuyến giáp, tạo thành một hoặc nhiều khối riêng biệt trong
lịng nhu mơ tuyến giáp. Bệnh chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh và nội
sinh. Các nghiên cứu về sinh bệnh học vẫn còn đang tiếp diễn nhằm làm sáng tỏ
thêm cơ chế bệnh sinh của bướu nhân tuyến giáp [6, 8].
3. Lâm sàng:
Thăm khám lâm sàng giúp cho thầy thuốc có được chẩn đốn sơ bộ BNTG,
với các thơng tin nh: số lượng, vị trí của bướu, tiền sử của bệnh nhân,…
Tuy nhiên, viêc khám lâm sàng không phải lúc nào cũng đem lại những
thông tin chính xác, đặc biệt là đối với những bướu nhân có kích thước nhỏ (< 1
cm) và nằm sâu trong nhu mơ tuyến. Vì thế, cần phải có các thăm dị cận lâm sàng
để khẳng định chẩn đốn là điều cần thiết. Thậm chí, ngay cả khi trên lâm sàng đã
phát hiện được bướu nhân, thì các thăm dị cận lâm sàng cũng khơng thể bỏ qua vì
trên lâm người ta khơng thể chẩn đốn được bản chất của nhân giáp [2, 6].
4. Thăm dò cận lâm sàng:
4.1. Thăm dò hình ảnh:

4.1.1. Siêu âm tuyến giáp:
Là mét trong những phương pháp thăm dị hình thái, cấu trúc và kích thước
tuyến giáp chính xác và an tồn.
a. Hình ảnh bướu nhân tuyến giáp đánh giá qua siêu âm:
Blum là người đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn phân loại đánh giá các tổn
thương của bướu nhân trên siêu âm. Những tiêu chuẩn đó được hiệp hội XQ
trường ĐH Califorlia cơng nhận và được áp dụng trên lâm sàng. Về sau này, người
ta thường sử dụng tiêu chuẩn OHIO và tiêu chuẩn của Carl để chẩn đoán BNTG.
Tiêu chuẩn này bao gồm:
8


- Tổn thương dạng đặc:
+Mật độ Echo vùng tổn thương đồng nhất (tăng hoặc giảm âm).
+Có vá bao quanh vùng tổn thương.
+Có quầng sáng “Hallo” quanh nhân (có thể có).
+Nốt vơi hố trong vùng tổn thương (có thể có).
- Tổn thương dạng lỏng:
+U nang giáp đơn thuần:
- Mất Echo trong nang.
- Bê sau nang rõ nét.
- Tăng Echo ở sau vùng tổn thương.
+U nang giáp hỗn hợp: Các tổn thương dạng đặc và dạng lỏng xen lẫn
nhau.
- Các tổn thương đặc biệt khác.
b. Giá trị của siêu âm trong chẩn đốn bướu nhân tuyến giáp:
Khi thăm dị hình thái tuyến giáp bằng siêu âm, người ta có thể xác định các
dạng tổn thương đặc, lỏng hay hỗn hợp của nhân giáp với độ chính xác trên 90%
và đây là phương pháp tốt nhất để xác định kích thước nhân.
Nhờ siêu âm, người ta theo dõi được diễn biến của các nhân giáp, thể tích

tuyến giáp trong q trình điều trị. Vì thế, nó khơng chỉ góp phần lựa chọn phương
pháp điều trị mà còn giúp theo dõi, đánh giá kết quả q trình điều trị.
Ngồi ra, siêu âm cịn là phương tiện dẫn đường để thực hiện các thủ thuật
chẩn đoán (chọc hút kim nhỏ) và điều trị (chọc hút dịch nang, tiêm Ethanol,…) đối
với các nhân giáp nằm sâu trong nhu mơ tuyến và có kích thước nhỏ.
Tuy nhiên, bằng siêu âm người ta khơng thể xác định chính xác tính chất
lành tính hay ác tính của tổn thương. Trên siêu âm, người ta chỉ có được những
hình ảnh gợi ý về bản chất lành tính hay ác tính của tổn thương, chứ khơng thể
chẩn đốn xác định được [6, 8, 13].
4.1.2.Xạ hình tuyến giáp:
Trước kia, khi siêu âm tuyến giáp chưa ra đời thì xạ hình là phương pháp
thăm dị hình thái được lựa chọn nhiều nhất. Có nhiều loại đồng vị phóng xạ được
sử dụng như: I131, I123, 99mTC,…
9


Ở Việt Nam phần lớn các cơ sở dùng I131 để ghi hình tuyến giáp. Nhưng hiện
nay 99mTC ngày càng thơng dụng hơn vì có nhiều ưu điểm vượt trội: liều sử dụng
an toàn, thời gian bán rã ngắn, thời gian cho kết quả nhanh, Ýt bị ảnh hưởng bởi
yếu tố nhiễu. Tuy nhiên, có sự khác biệt về kết quả giữa 99mTC và I131, nhất là khi
xạ hình các bướu nhân, gây khó khăn cho việc đánh giá. Ví dụ: kết quả là nhân
nóng khi dùng 99mTC nhưng có thể là nhân lạnh khi dùng I131. Đây cũng là một
điểm cần được lưu ý.
Xạ hình có thể phát hiện:
- Các bất thường về hình dạng, kích thước, vị trí tuyến.
- Các bất thường về mức độ tập trung.
Các tác giả dựa vào mức độ bắt phóng xạ của nhân, so với phần tuyến giáp
còn lại mà phân ra 3 loại:
 Nhân nóng (vùng tập trung chất phóng xạ, phần tuyến giáp còn lại bị ức
chế): do nhân giáp tăng hoạt động, thường là lành tình (U tuyến độc

tuyến giáp, bướu giáp độc đa nhân). Tuy nhiên khoảng 1% nhân nóng là
ác tính.
 Nhân Êm: nhân bắt phóng xạ hơi nhiều hơn so với mơ giáp cịn lại.
 Nhân lạnh (vùng giảm xạ hoặc có khi hồn tồn khơng bắt phóng xạ):
khoảng 16% nhân lạnh là ác tính.
Tuy nhiên người ta thấy xạ hình tuyến giáp có các hạn chế sau:
- Những tổn thương có đường kính nhỏ hơn 1 cm hay những tổn thương có
đường kính lớn hơn nhưng ở sâu thì khả năng của xạ hình rất khó phân
biệt được.
- Những tế bào tại nhân tuyến giáp có cùng khả năng thu nhận Iod như tế
bào tuyến bình thường hoặc sự khác biệt này chưa đủ để tạo ra sự khác
biệt trên xạ hình.
- Việc sử dụng muối Iod phổ biến trong dân cư làm việc đánh giá kết quả
khó khăn.
Với những hạn chế trên, người ta có thể giải thích tại sao những cơng trình nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ âm tính giả của xạ hình là khá cao. Sù ra đời của siêu âm đã
khắc phục được những hạn chế của xạ hình tuyến giáp [6].
10


4.1.3. CT scanner và MRI:
Có thể đánh giá chính xác hơn vị trí u nguyên phát cũng nh mức độ xâm lấn
của u nhưng khơng có khả năng phân biệt giữa u lành và u ác tính.
4.2. Các thăm dị sinh hố:
Những xét nghiệm thăm dị chức năng tuyến giáp khơng có giá trị chẩn đốn
xác định BNTG, tuy nhiên sẽ giúp cho lựa chọn phương pháp điều trị và theo dõi
tiến triển của bệnh. Người ta có các chỉ số sau để phát hiện:
 Định lượng TSH huyết thanh: Nồng độ TSH thường là bình thường, có thể
giảm nhẹ, rất Ýt khi có tăng TSH huyết thanh.
 Định lượng T3, T4, FT3, FT4: thường trong giới hạn bình thường, tăng trong

trường hợp có nhân độc.
 Định lượng Thyroglobulin: Có thể tăng trong trường hợp có nhân ác tính. Tuy
nhiên, các trường hợp lành tính cũng có thể tăng.
 Kháng thể kháng Thyroglobulin: Có Ých trong việc khẳng định một chẩn đốn
tế bào nhân giáp là nghi ngờ khi nó tăng cao hơn mức bình thường.
 Calcitonin máu: thường trong giới hạn bình thường, hormone này là một trong
những marker của ung thư tế bào tuỷ tuyến giáp [2, 6].
4.3. Phương pháp chẩn đoán tế bào học (FNA: Fine Needle Aspiration):
4.3.1. Lịch sử phát triển của kỹ thuật tế bào học hút kim nhá ( TBHHKN):
Năm 1947, Marcel Zara là người đầu tiên chọc vào một u giáp và xác định
được khả năng có nước trong u. Đến năm 1954, hình ảnh tế bào của tổn thương
tuyến giáp được cơng bố lần đầu trên tạp chí Lopes Cardozo’s Clinical Oncology.
Tuy nhiên các bác sỹ Thuỵ Điển là những người có công đầu tiên đối với sự phát
triển của TBHHKN: sách chuyên khảo của Soderstron đã công bố bằng chứng về
sự tương quan giữa chức năng tuyến giáp và hình ảnh tế bào; cùng lúc Einhorn và
Franzen đưa ra một bằng chứng thuyết phục về sự thuận tiện và giá trị của
TBHHKN trong việc chuẩn đốn các nhân lạnh. Từ đó, TBHHKN chiếm một vai
trị quan trọng trong việc chẩn đốn trước mổ ung thư tuyến giáp.
Tại Việt Nam, Nguyễn Vượng và cộng sự là những người đầu tiên đã chọc
hút và chữa khỏi một số u nang tuyến giáp (1972). Đến 1973, TBHHKN được áp

11


dụng tại Bệnh viện K và ngày càng có vai trị quan trọng trong chẩn đốn các u
giáp lành và ác tính cũng nh hạch di căn.
Trước khi có TBHHKN và sử dụng các phương pháp chẩn đốn thơng
thường đã được nhắc đến ở trên thì chỉ có 10 – 20% các u giáp được phẫu thuật là
ác tính ( 75 – 90% là (+) giả ). Phẫu thuật giáp có thể gây ra một số biến chứng
cũng nh di chứng và thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù vẫn chưa tìm ra xét

nghiệm hồn hảo hơn, việc sử dụng TBHHKN đã làm giảm số lượng các phẫu
thuật xuống còn 1/3 so với trước kia và tại cùng một thời điểm, Ýt nhất cũng đã
tăng gấp 2 lần tỉ lệ phát hiện ung thư sau phẫu thuật. Ngược lại, nếu chỉ có những
bệnh nhân có chẩn đốn rõ ràng là ung thư tuyến giáp thì nhiều tổn thương ác tính
sẽ bị bỏ qua. TBHHKN đã làm giảm nguy cơ bỏ sót những bệnh nhân có ung thư
tuyến giáp. TBHHKN cũng giúp cho việc làm giảm đi sự do dù trong quyết định
phẫu thuật. Hơn thế nữa, do tính đơn giản của TBHHKN nên có thể dùng để thăm
dị phát hiện sớm các khối u, dẫn đến việc điều trị sớm và tạo sự thuận lợi hơn
trong việc làm gián đoạn chu trình tự nhiên của u nhú tuyến giáp biệt hố tiến triển
thành ung thư biểu mơ khơng biệt hố với tiên lượng rất xấu. TBHHKN có thể coi
nh là một test sàng lọc tốt để chọn lọc từ một quần thể lớn các bệnh nhân có u giáp
một nhóm nhỏ cần xem xét việc phẫu thuật. TBHHKN được coi là một xét nghiệm
nhậy cảm và đặc hiệu có giá trị đối với ung thư tuyến giáp hiện nay [3, 4, 5].
4.3.2. Chẩn đoán bệnh lý nhân tuyến giáp qua hình ảnh tế bào học :
a. Hình ảnh tế bào học của tuyến giáp bình thường :
Trên phiến đồ tế bào bình thường của tuyến giáp gồm có các thành phần :
- Tế bào biểu mô tuyến : là thành phần tế bào chủ yếu. Các tế bào có hình
trụ, hình khối hay dẹt tuỳ thuộc vào giai đoạn chế tiết, kích thước tương đối đồng
đều, nhân trịn nhỏ nằm ở giữa, màng nhân mỏng, chất nhiễm sắc mịn, có thể thấy
các hạt nhân nhỏ, bào tương có bờ rõ, bắt màu ưa base. Các tế bào thường đứng
với nhau thành đám, có khi xếp thành hình vi nang.
- Tế bào cận nang ( tế bào C ): tế bào to, bào tương phong phú có vành rộng
bắt màu base, nhân hình trịn hay bầu dục. Ranh giới giữa các tế bào thường rõ.
Các tế bào này có thể đứng rải rác hoặc thành đám nhỏ.
12


- Tế bào lớn ưa acid ( Tế bào Hurthle – Akanazy): Tế bào có nhân trịn to,
đường kính bình thường trên 15 àm, hình ảnh đặc trưng nhất của chúng là bào
tương rộng, đậm đặc dạng hạt mịn, vành rộng, màu xám xanh nhạt hay tím nhạt, có

nhiều hạt ưa acid.
- Đại thực bào tuyến giáp: Ýt gặp. Có 2 loại: ĐTB thông thường giống ở mọi
mô khác và ĐTB đặc trưng có hình trịn hay bầu dục, đường kính khoảng 25 –
40àm , hoặc hơn nữa, có thể có giả túc. Bào tương nhiều hốc lỗ rỗ sáng.
- Chất colloid : là chất keo giáp biểu thị dưới dạng một chất thuần nhất màu
xanh hay hay hồng tím với độ đạm nhạt thay đổi tuỳ theo lượng keo nhiều hay Ýt,
đặc hay lỗng.
- Ngồi ra cịn có thể thấy hồng cầu, rải rác bạch cầu đơn đa nhân, Ýt sợi tạo
keo, tế bào sợi, tế bào nội mô…[3, 5, 9, 10]
b. Bệnh lý lành tính :
Viêm tuyến giáp :
- Viêm cấp tính ( viêm mủ ) :
Trên tiêu bản bạch cầu đa nhân thoái hoá chiếm ưu thế. Đa số hồng cầu thối
hố thậm chí tiêu biến, đại thực bào bọt do ăn sắc tố hồng cầu, mảnh vụn tế bào.
Chất keo Ýt khó nhận thấy, tế bào phủ các nang giáp thưa thớt khó xác định, rải
rác có lympho bào.
- Viêm bán cấp ( De Quervain ) :
Tế bào đồ có hình ảnh của hình ảnh của một viêm hạt đặc trưng với nhiều
hồng cầu lẫn bạch cầu đa nhân nằm rải rác hay tập trung thành đám nhỏ, lympho
bào chủ yếu là trưởng thành phân bố Ýt khuếch tán, Ýt tế bào dạng bán liên và rải
rác một số tế bào khổng lồ. Hiếm thấy tế bào tuyến, chất keo, mảnh vụn tế bào.
- Viêm mạn tính ( Hashimoto ) :
Trên phiến đồ các tế bào pha trộn nhau theo nhiều mức độ tuỳ trường hợp
bệnh trong đó nổi bật lên hai thành phần là lympho bào và tế bào lớn ưa acid
( Hurthle cells ) phản ánh một tình trạng tích cực hoạt động tăng sinh cạnh tranh
13


của các tế bào có năng lực miễn dịch có xu hương lấn át, thay thế tế bào tuyến.
Lympho bào chiếm ưu thế ( 60 – 70% tổng số tế bào ) chủ yếu là lympho trưởng

thành xen kẽ các hình thái chuyển dạng. Tế bào lớn ưa acid ( chiếm khoảng 10% )
thường nằm rải rác giữa các tế bào lympho, có thể xen kẽ với một số tế bào của
nang tuyến đã thoái hoá hoặc một số Ýt ĐTB. Tế bào lớn ưa acid có bào tương
rộng với những hạt nhỏ bắt màu hồng, nhân thường tròn nhỏ nằm ở giữa cũng có
thể to nhỏ khơng đều hạt nhân nổi rõ. Các tế bào này có thể đứng riêng rẽ hoặc
đứng thành dây ngắn 1-2 hàng tế bào nhưng khơng thấy được hình vi nang.
Ngồi ra cịn thấy hồng cầu, rải rác BCĐN, bạch cầu ưa acid, tế bào sợi, có
thể thấy tế bào dạng bán liên hay tế bào khổng lồ. Khó nhận thấy các tế bào tuyến
thoái hoá, chất cặn hay mảnh vụn tế bào.
U nang :
- Đại thể : Lượng dịch hút ra tuỳ thuộc kích cỡ u. Màu sắc dịch lỗng
trong ;dịch vàng chanh, vàng rơm; dịch sánh quánh đặc như nhựa cây; dịch nâu
đen, màu sơchola hay dịch lẫn máu.
- Chẩn đốn tế bào học : Trên tiêu bản thường thấy
⇒ Chất nền keo, hồng cầu, chất cặn hoặc mảnh vụn tế bào, tế bào thối
hố.
⇒ TÕ bào biểu mơ phủ hình khối hay hình trụ bong ra từ biểu mơ lót vách
nang ( u nang thật ) hoặc các tế bào biểu mô gần giống ĐTB bong ra từ
biểu mô túi tuyến giáp ( u nang giả ).
⇒ ĐTB bọt, tế bào viêm chủ yếu BCĐN trung tính, lympho bào . Ngồi ra
có thể gặp tế bào nội mơ, tế bào sợi, tế bào hình thoi…
U tuyến tuyến giáp :
- U tuyến típ biểu mơ :
+ Trên tiêu bản thấy những tế bào biểu mơ hình khối hay trụ khá tập trung
lấn át mọi loại tế bào khác. Những tế bào này có kích thước đồng đều, nhân trịn
đều, lưới nhiễm sắc mỏng, khơng thấy rõ hạt nhân, hầu như khơng có hoạt động
14


chế tiết. Tế bào tuyến Ýt khi đứng đơn độc, chúng thường xếp thành đám, dây,

hình vi nang.
+ Hồng cầu Ýt hay không thấy rõ, chất keo giáp Ýt, không mấy khi tạo
thành chất nền hồng hay hồng tím.
- U tuyến típ keo :
Trên nền của một chất keo dày đặc, thuần nhất màu hang hay màu xanh tím
chỉ có Ýt tế bào biểu mô trong nhỏ không rõ bào tương, rất giống lympho bào. Các
tế bào thường đứng rải rác, đôi khi tụ tập thành từng đám nhỏ [3, 9, 10].

15


c. U ác tính :
Tiêu chuẩn chẩn đốn tế bào học cho mét ung thư tuyến giáp nói chung:
- Sự tăng sinh tế bào rõ rệt: mật độ tế bào dày đặc trên mỗi phiến đồ, thường
nhiều hơn trong các u lành q sản hoặc thối triển biểu mơ đơn thuần kể cả týp
q sản biểu mơ.
- Tính chất bất thường (hay khơng điển hình) và đa hình thái của tế bào u ở
những mức độ khác nhau: tế bào to nhỏ khơng đều, nói chung lớn hơn bình thường
và tăng sắc. Tỷ lệ nhân trên bào tương lớn, nhân to nhỏ khơng đều với nhân to có
múi hay nhiều nhân: chất nhiễm sắc bất thường, chỗ đậm chỗ nhạt, thơ, vón cục,
nhiều hạt nhân nổi rõ, to hoặc những hạt nhân khổng lồ bắt màu kém. Một số nhân
chia điển hình và khơng điển hình.
- Tính chất Ýt nhiều gợi biểu mô giáp của tế bào u: cho thấy mức độ biệt hoá
khác nhau. Sự biệt hoá trong bào tương tế bào u khi biểu hiện hoạt động chế tiết
vẫn được duy trì. Xen kẽ giữa các tế bào ung thư còn thấy những vệt hay đám nhỏ
chất keo và các tế bào viêm chủ yếu là BCĐN trung tính và lympho bào.
Trong các trường hợp nghi ngờ ác tính thì dựa vào các tiêu chuẩn sau để xác
định:
- Sù thay đổi của nhân.
- Tỷ lệ nhân trên bào tương.

- Mối quan hệ giữa các tế bào với nhau.
- Sù thay đổi của nguyên sinh chất.
- Sự xuất hiện của các tế bào bất thường.
Từ các tiêu chuẩn trên, chúng ta có thể đưa ra chẩn đốn xác định đối với
một tổn thương là lành hay ác tính để có thể xử trí thích hợp.
UTGT thể biệt hóa :
- Thể nhú : Các tế bào u thường đồng đều, phần lớn hình trịn hay bầu dục với bào
tương ưa base, nhân đặc, tăng sắc, tỉ lệ nhân/ bào tương tăng, màng nhân dày
16


không đều, lưới nhiễm sắc thô, hạt nhân nổi rõ, đơi khi nhân có góc cạnh hay có
múi. Các tế bào thường tăng sinh mạnh về số lượng, sắp xếp thành đám có hình
nhú, như hình cành cây, chồng chéo lên nhau.
- Thể nang : Tế bào u tương đối đơn dạng, hình trịn hay bầu dục, có khi gợi hình
trụ với bào tương ưa kiềm, nhân đặc. Tỷ lệ nhân trên bào tương tăng, nhân to ra (có
thể gấp 3 đến 4 lần tế bào bình thường), tăng sắc, màng nhân dày không đều, lưới
nhiễm sắc thô, hạt nhân to, gợi hình tuyến với chất keo trong lịng nhưng khơng
thấy cấu trúc nhú hay hợp bào. Hình ảnh vi nang là hình ảnh gợi ý nhất của một
UTBM nang. Tuy vậy, rất khó chẩn đốn UTBM thể nang về mặt tế bào học, mà
phải dựa vào mô bệnh học thấy được sự xâm lấn vào vỏ nang.
- Thể hỗn hợp : bao gồm cả thể nhú và thể nang.
UTGT thể khơng biệt hố :
Các phiến đồ thường nhiều tế bào và các tế bào có biểu hiện ác tính cao.
Chúng có thay đổi lớn về kích thước và hình dạng, thường đa dạng, nhiều tế bào có
hình thoi hoặc thành tế bào khổng lồ. Nhân tế bào có hình ảnh ác tính rõ rệt như
màng nhân khơng đều, chất nhiễm sắc thơ và thường có các hạt nhân lớn. Thường
có nhiều nhân chia, trong đó có các hình nhân chia bất thường. Bào tương tế bào
có thể thay đổi từ nhạt màu và có hốc (sáng) tới dạng hạt (giống tế bào Hurthle),
tới dạng đặc (dạng vảy). Hoại tử xâm nhập BCĐN là hình ảnh của nền phiến đồ

thường gặp.
Ung thư biểu mô thể tuỷ :Tế bào ung thư phát sinh từ tế bào cận nang ( tế bào C )
Tế bào u trịn hay đa diện, có thể đứng rải rác hay xếp thành bè, dây, ổ nhỏ.
Đôi khi có cấu trúc vi nang hay cấu trúc nhú. Ba loại tế bào phổ biến với tỷ lệ khác
nhau tuỳ trường hợp là lympho bào – tương bào, tế bào dạng hình thoi hoặc dạng
hạt. Ngồi mức độ ác tính biểu hiện vừa phải, thường thấy tế bào có nhân lệch một
bên khá rõ với một số tế bào chứa từ 2 – 4 nhân. Một tiêu chuẩn khá đặc trưng là
bào tương chứa những hạt những hạt màu hồng hay đỏ sẫm.

17


Ung thư biểu mô tế bào lớn ưa acid:
Tế bào ung thư dày đặc, có hình ảnh đặc trưng, tính chất ác tính biểu lộ rõ, tế
bào có bào tương rộng ưa acid với nhiều hạt nhân nhỏ bắt màu hồng chiếm ưu thế.
Nhân tế bào đa hình thái rõ rệt, nhân lệch tâm, có thể có 2 hạt nhân, chất nhiễm sắc
bất thường, hạt nhân lớn và nhiều. Chúng đứng rải rác hay xếp thành bè, dây, ổ
nhỏ và các hình vi nang khơng đều, giới hạn tế bào khơng rõ.
Ung thư biểu mơ dạng biểu bì: hiếm gặp
Phiến đồ đa dạng với tế bào u biểu hiện tính chất ác tính rõ hay vừa phải khi
chúng chưa biệt hố, khi gợi hình trụ có thể có hoạt động chế tiết nhưng nổi bật là
tế bào u đa diện xếp thành ổ hay phức hợp, đám đặc, nhiều khi bào tương và màng
tế bào rất rõ, thậm chí thấy cả cầu nối và hiện tượng hoá sõng [3, 4, 5, 9, 10].
5. Điều trị bướu nhân tuyến giáp:
Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi giữa việc lựa chọn phương pháp điều trị
nội khoa hay ngoại khoa. Ngày nay chỉ định điều trị ngoại khoa ngày càng thu hẹp
lại do chẩn đốn tế bào học có thể biết được tính chất lành tính hay ác tính của
bướu nhân.[2, 6, 8]
5.1. Điều trị nội khoa:
Chỉ định điều trị nội khoa được đặt ra khi:

- Tổn thương là lành tính (u nang, bướu keo,…).
- Kích thước tổn thương khơng q lớn.
- Theo dõi các tổn thương nghi ngờ.
Hiện nay có các phương pháp điều trị nội khoa sau:
5.1.1. Liệu pháp chặn bệnh bằng L_T4:
Chỉ định điều trị cho:

- Các bướu nhân lành tính.
- Các u nang sau khi chọc hút dịch.

18


5.1.2. Tiêm các chất gây xơ vào nhân:
- Tiêm Ethanol: thường được áp dụng với các tổn thương dạng đặc ở
bướu nhân bình giáp và u tuyến độc.
- Tiêm Hydrocotosol, α chymotrypsin,…được áp dụng cho các tổn
thương dạng lỏng.
5.2. Điều trị bằng Iod phóng xạ (I131):
Chủ yếu được lựa chọn điều trị cho: - Bướu nhân độc.
- Sau phẫu thuật các nhân ác tính.
Sau khi điều trị, có một tỷ lệ bệnh nhân gặp biến chứng suy giáp.
5.3. Điều trị ngoại khoa:
Được chỉ định khi: - Điều trị nội khoa khơng kết quả.
- Các nhân có kích thước lớn gây chèn Ðp.
- Các nhân giáp ác tính hoặc nghi ngờ các tính .[2, 6, 8]

19



CHƯƠNG III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là 60 bệnh nhân được chẩn đoán là bướu nhân tuyến
giáp trên lâm sàng và được làm xét nghiệm tế bào học tại Viện Y học phóng xạ &
U bướu Quân đội.
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Bệnh nhân được chÈn đoán là bướu nhân tuyến giáp trên lâm sàng
và được làm các xét nghiệm: tế bào học, siêu âm , xạ hình.
+ Giới: cả nam và nữ
+ Tuổi: Mọi lứa tuổi
Tiêu chuẩn loại trừ:
+ BN được chẩn đoán là bướu nhân trên lâm sàng nhưng khi siêu âm
khơng thấy hình ảnh nhân giáp.
+ BN không được làm đầy đủ các xét nghiệm trên.
+ Những BN khi làm xét nghiệm tế bào học nhưng phiến đồ không đủ
tiêu chuẩn để đọc.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
- Nghiên cứu mô tả, tiến cứu.
- Số lượng mẫu nghiên cứu: 60
2.2. Kỹ thuật sử dông trong nghiên cứu:
2.2.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm tế bào học và tiêu chuẩn đánh giá phiến đồ:
- Chuẩn bị dụng cụ:
+ Dùng bơm tiêm 20ml (để tạo áp lực âm khi chọc hút) và kim tiêm cỡ 20 –
25 tuỳ theo tuổi bệnh nhân và kích thước u. Ở đây chúng tơi dùng kim tiêm cỡ 23.
+Lam kính, bông, cồn và một số dụng cụ khác.
- Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Bệnh nhân nên được nghỉ ngơi thoải mái trước khi tiến hành thủ thuật.
+ Giải thích cho bệnh nhân về thủ thuật để bệnh nhân hợp tác với thầy thuốc.
20



+ Dặn bệnh nhân tuyệt đối không được nuốt hoặc nói trong khi tiến hành thủ
thuật.
+ Bệnh nhân có thể ngồi thoải mái trên ghế, lưng tựa vào thành ghế, đầu hơi
ngửa ra sau hoặc để bệnh nhân nằm ngửa, gáy độn gối mềm.
+ Khám kỹ lưỡng tuyến giáp bằng nhìn, sờ khối u, đặc biệt phải kiểm tra
tuyÕn giáp khi bệnh nhân làm động tác nuốt: các u giáp luôn di động theo nhịp
nuốt. Cách kiểm tra này cho phép loại trừ các khối u không phải của tuyến giáp.
+ Sát trùng vùng da định chọc bằng cồn 700.
+ Thầy thuốc đeo khẩu trang, mang găng vô khuẩn.
- Kỹ thuật chọc hút:
+Cố định u bằng ngón trỏ và ngón cái hoặc ngón trỏ và ngón giữa bàn tay
trái.
+Cắm kim sẵn vào seringue rồi chọc đúng vào vị trí đã xác định, xoay kim
mấy vòng để tách tổ chức nhu mô ( nhất là đối với u rắn ), kéo bơm tiêm ra vào vài
lần tạo áp lực âm để hút bệnh phẩm vào trong lịng kim. Sau đó chích kim xuống
độ sâu khác và theo nhiều hướng khác để lấy bệnh phẩm. Sau khi lấy được bệnh
phẩm rồi thì rút kim và bơm tiêm ra.
+Đối với mỗi nhân giáp, có thể tiến hành chọc hút ở một đến vài vị trí.
+Sau khi thực hiện thủ thuật, sát trùng lại và dán băng vô khuẩn tại nơi chọc.
- Xử lý bệnh phẩm:
+Tách kim ra khỏi bơm tiêm và đẩy bệnh phẩm ra lam kính, dàn đều.
+ Để khơ tự nhiên ở nhiệt độ phòng.
+ Nhuộm bằng dung dịch Giêmsa ( 5 – 15 phót )
+ Rửa sạch thuốc nhuộm dưới vịi nước chảy, để khơ tự nhiên.
- Đọc tiêu bản dưới KHV quang học.
- Tiêu chuẩn đọc và đánh giá phiến đồ:

21



Tiêu chuẩn đọc phiến đồ tế bào học: Theo Gharib và Goellner [10], Nguyễn
Vượng [3]: Trên các tiêu bản khảo sát phải có Ýt nhất 6 đám tế bào và mỗi đám có
Ýt nhất 10 tế bào nang giáp mới được xem là đủ tiêu chuẩn để đọc.
Đánh giá phiến đồ dựa vào 3 tiêu chuẩn chính sau:
+ Sự tăng sinh tế bào.
+Tính chất của nhân và bào tương: gồm 5 tiêu chuẩn là
*Sù thay đổi của nhân.
*Tỷ lệ nhân trên bào tương.
*Mối quan hệ giữa các tế bào với nhau.
*Sù thay đổi nguyên sinh chất.
*Sự xuất hiện của các tế bào bất thường.
+Tính chất gợi biểu mơ giáp của các tế bào u.
+Các týp tế bào học được phân loại theo như tiêu chuẩn đẫ trình bày ở phần
tổng quan.
2.2.2. Kỹ thuật siêu âm và tiêu chẩn đánh giá tổn thương trên siêu âm:
BN được làm siêu âm bằng máy ALOKA SSD4000 đầu dò 7,5 MHz tại phòng
siêu âm Viện Y học phóng xạ & U bướu Quân đội.
Đánh giá tổn thương dùa theo tiêu chuẩn OHIOvà tiêu chuẩn của Carl:
- Tổn thương dạng đặc:
+Mật độ Echo vùng tổn thương đồng nhất (tăng hoặc giảm âm).
+Có vá bao quanh vùng tổn thương.
+Có quầng sáng “Hallo” quanh nhân (có thể có).
+Nốt vơi hố trong vùng tổn thương (có thể có).
- Tổn thương dạng lỏng:
+U nang giáp đơn thuần:
- Mất Echo trong nang.
- Bê sau nang rõ nét.
- Tăng Echo ở sau vùng tổn thương.

22


+U nang giáp hỗn hợp: Các tổn thương dạng đặc và dạng lỏng xen lẫn nhau.
2.2.3. Kỹ thuật xạ hình và tiêu chuẩn đánh giá tổn thương trên xạ hình:
BN được làm xạ hình tuyến giáp trên máy SPECT – Kỹ thuật số Mellinium
MPR/MPS tại Viện Y học phóng xạ & U bướu Quân đội.
Dược chất phóng xạ được sử dông: I131 và 99mTc
Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương:
- Nhân nóng : Vùng tập trung chất phóng xạ, phần tuyến giáp cịn lại bị ức
chế
- Nhân Êm: nhân bắt phóng xạ hơi nhiều hơn so với mơ giáp cịn lại.
- Nhân lạnh: Vùng giảm xạ hoặc có khi hồn tồn khơng bắt phóng xạ.
3. Các thơng số lựa chọn để đánh giá:
- Đặc điểm tuổi, giới.
- Kết quả chẩn đoán tế bào học bướu nhân tuyến giáp
- Đối chiếu giữa chẩn đốn tế bào học và hình ảnh tổn thương trên siêu âm.
- Đối chiếu giữa chẩn đoán tế bào học và hình ảnh tổn thương trên xạ hình.
- Đối chiếu giữa chẩn đoán tế bào học và chẩn đoán mơ bệnh học sau mổ.
4. Xử lý và phân tích số liệu :

- Xử lý bằng các cơng thức tốn học của thuật toán thống kê.
- Số liệu được xử lý bằng chương trình Stata 6.0

23


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm về tuổi:

Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
n

≤ 30

41 - 50

51 - 60

> 60

Tổng

07

21

14

12

06

60

11,7

Tỷ lệ %


31 - 40

35

22,3

20

10

100

Tuổi TB

44,3 ± 13,6

% 35
30
25
20
15
10
5

Nhãm tuæi

0
< 31

31 - 40


41 - 50

51 - 60

> 60

Biểu đồ 1: Phân bố BN theo nhóm tuổi.
Nhận xét: Sè BN trên 30 tuổi chiếm 88,53%. Bệnh hay gặp ở lứa tuổi 31 – 40
( chiếm 35%). BN nhiều tuổi nhất là 77 tuổi, BN Ýt tuổi nhất là 12 tuổi.

24


2. Đặc điểm về giới:
Bảng 2: Phân bố BN theo nhóm tuổi
Giới

Nam

52

60

13,3

Tỷ lệ %

Tổng sè


8

n

Nữ

86,7

100

87%

Nam

13%


Biểu đồ 2: Phân bố BN theo nhóm tuổi.
Nhận xét: Qua bảng và biểu đồ trên cho thấy số BN có u giáp tập trung chủ yếu ở
nữ (chiếm 87%). Tỷ lệ nữ/nam = 6,5/1
Tuổi và giới:
Bảng 3: Tuổi và giới mắc bệnh
Nữ
Tuổi TB
P

Nam

2 giới


44,2 ± 12,6

44,7 ± 20

44,3 ± 13,6

> 00,5

Nhận xét: Tuổi bị bệnh trung bình ở 2 giới là 44,3 ± 13,6 năm. Tuổi bị
bệnh trung bình ở nhóm BN nữ là 44,2 ± 12,6 năm, cịn ở nhóm BN nam là
44,7 ± 20 năm. Sự khác biệt về tuổi bị bệnh ở nam và nữ là khơng có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
25


×