Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan của học sinh trường tiểu học tam hiệp – thanh trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 78 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, là những
bệnh dễ mắc từ rất sớm ngay từ khi mọc răng. Ở nước ta, theo số liệu điều tra
cơ bản của viện Răng – Hàm - Mặt Hà Nội (2001) tỷ lệ trẻ em bị sâu răng
khoảng 65%, viêm lợi, viêm quanh răng chiếm từ 95% đến 99,5%. đĐiều tra
sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh răng
miệng (RM) ở học sinh tiểu học cao đặt biệt từ (6- 102 tuổi) cao, tỷ lệ nàytrẻ
6 tuổi mắc là 83,7%, tỷ lệ trẻ 12 tuổi mắc là 56,6%[11].
Việt Nam là một nước đang phát triển điều kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn, trang thiết bị và cán bộ răng hàm mặt còn thiếu trầm trọng, sự hiểu biết
về bệnh răng miệng trong cộng đồng còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ mắc các bệnh
răng miệng trong cộng đồng cao và có chiều hướng gia tăng, nhất là ở các
vùng nông thôn, miền núi - những nơi chưa có hoặc đã có chương trình nha
học đfường nhưng chưa hiệu quả.
Năm 1999-2001 Viện răng hàm mặt Hà Nội kết hợp với trường đại học
Nha khoa Adelaide (Australia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng trên toàn
quốc và kết quả là 83.7% trẻ em 6 tuổi sâu răng sữa; 56,6% trẻ em 12 tuổi sâu
răng vĩnh viễn; trẻ 6-8 tuổi 25,5% có cao răng, 42,7% có chảy máu lợi; trẻ 12-
14 tuổi 78,4% có cao răng, 71,4% có chảy máu lợi.Trong buổi tổng kết
chương trình Nha học đường năm 2005 vừa qua tại Hà Nội, GS.TS Trần Văn
Trường (Chủ tịch Hội RHM Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình Nha học
đường toàn quốc) [.10.] đã đưa ra những số liệu thống kê về tình hình chăm
sóc răng miệng của Việt Nam với những con số đáng giật mình cùng với lời
khuyến cáo "nếu không chăm sóc dự phòng cho cộng đồng thì sâu răng sẽ là
một vấn đề lớn về bệnh tật của xã hội và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng
1
1
đồng". Theo báo cáo này thì tỷ lệ sâu răng sữa ở trẻ em đang ở tuổi đến
trường (từ 6 - 8 tuổi) là 85%. Theo kết quả điều tra, các em ở độ tuổi vào lớp
1, trong 10 em thì chỉ giỏi lắm là được 2 em không bị sâu răng. Bên cạnh đó,
tình hình các loại bệnh quanh răng cũng không sáng sủa gì hơn. Trẻ em từ 6 -


8 tuổi có đến 42,7% em mắc bệnh và khi đạt tuổi 15 - 17, con số này là 67%.
Điều đó cho thấy bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ em đang ở mức độ báo động,
đòi hỏi có những biện pháp cấp thiết trong phòng và điều trị bệnh.
Tại sao chúng ta tiến hành nghiên cứu này, ở đối tượng này, tại trường
tiểu học Tam Hiệp?
Để góp phần mô tả thực trạng bệnh răng miệng, sự hiểu biết về chăm sóc
sức khoẻ răng miệng ở đối tượng học sinh của trường tiểu học và góp phần đưa
ra bằng chứng về xu hướng mắc các bệnh răng miệng học sinh tiểu học. Cho
đến nay chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ vấn đề này tại trường tiểu học Tam
Hiệp – Thanh Trì - Hà Nội, một xã ngoại thành Hà Nội, nơi giáp ranh giữa
thành thị và nông thôn. Việc xác định thực trạng vệ sinh răng miệng ở trẻ em
trước khi thực hiện chương trình NHĐ và đánh giá mức độ tác động của việc
giáo dục vệ sinh răng miệng đến tình trạng vệ sinh răng miệng ở học sinh là rất
cần thiết.
Câu hỏi nghiên cứu;
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thực trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên quan của học sinh trường
tiểu học Tam Hiệp – Thanh Trì – Hà Nội, năm 2009” với mục tiêu sau :
1. Mô tả thực trạng bệnh răng miệng của học sinh trường tiểu
họcTam Hiệp, năm 2009.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến bệnh răng miệng và đề xuất một
số biện pháp phòng bệnh răng niệng ở lứa tuổi tiểu học.
2
2
CÂY VẤN ĐỀ
3
3

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Bệnh RM ở học
sinh
Tiểu học cao
Nhận thức
chưa đầy đủ
về các bệnh
RM
Nguồn
nước thiếu
Fluor
Không
khám RM
định kỳ
Vệ sinh RM
kém
4
4
Chế độ ăn
và thói quen
xấu
1.1. Cấu tạo của răng:
Răng được tạo thành bởi thân răng và chân răng. Thân răng là phần lộ ra
trong khoang miệng, phần cắm trong xương máng răng gọi là chân răng.Bộ phận
giáp ranh giữa thân răng và chân răng gọi là cổ răng.Quan sát theo mặt ngang
răng gồm bốn bộ phận: Men răng, chất răng, xương răng và tuỷ răng [12].

- Men răng: Lớp cứng bao phủ trên thân răng có màu trắng sữa hoặc
màu vàng nhạt, màu sắc của men răng có liên quan tới độ khoáng chất có
trong men răng.
- Cement chân răng: phần cứng phủ trên bề mặt của chân răng.

- Ngà răng: Phần cứng nằm ở trong men răng và tạo thành chủ thể của
răng bảo vệ tủy răng.
- Tủy răng: Nằm trong hộp cứng của ngà răng. Tuỷ răng là mô liên kết
gồm mô thần kinh, mạch máu, bạch huyết và ít tổ chức sợi.Tuỷ răng là trung
tâm dinh dưỡng, cảm giác và miễn dịch của răng.
5
5

Hình 1.1: Cấu tạo giải phẫu răng
1.2. Thời kỳ mọc răng:
Mỗi người trong cuộc đời sẽ trải qua hai lần mọc răng đó là thời kỳ
mọc răng sữa và thời kỳ mọc răng vĩnh viễn. Có 20 răng sữa, mỗi hàm 10
răng, được chia làm 3 nhóm: 8 răng cửa, 4 răng nanh, 8 răng hàm. Quá trình
canxi hóa răng sữa bắt đầu từ tháng thứ 4 của thời kỳ bào thai, tới cuối tháng
thứ 6 thì tất cả 20 răng sữa đã bắt đầu canxi hóa. Răng số 6 vĩnh viễn bắt đầu
được hình thành và canxi hóa từ lúc trẻ lọt lòng, tới 2 tuổi rưỡi thì tất cả các
mầm răng vĩnh viễn đã được hình thành và bắt đầu canxi hóa. Tuổi mọc răng
sữa tùy từng trẻ, có trẻ 4 tháng đã bắt đầu mọc răng cửa dưới nhưng có trẻ 15
tháng mới bắt đầu mọc răng. Từ 6-12 tuổi là thời kỳ thay răng, răng sữa dần
dần tự rụng đi và thay răng, trẻ mọc răng vĩnh viễn số 6 lúc 6 tuổi, sau đó các
răng sữa lần lượt được thay, bắt đầu từ răng cửa giữa hàm dưới, răng cuối
cùng được thay là răng số 5, (khoảng 12 tuổi) cho tới khi răng hàm mọc lần
thứ hai thì trong khoang miệng có tổng cộng 28 răng, từ 18-25 tuổi mới mọc
răng hàm lần thứ ba.
6
6
1.3. Chức năng của răng:
Chủ yếu là chức năng nhai giúp tiêu hoá thức ăn,.Các răng khác
nhau có chức năng khác nhau: răng cửa dùng để cắt thức ăn, răng
nanh nằm ở góc miệng có chức năng xé thức ăn, răng hàm có tác

dụng nghiền nát thức ăn.
pPhát âm: Răng có liên quan mật thiết đến ngôn ngữ và phát âm.Răng
nằm giữa môi và lưỡi, khi phát âm chúng phối hợp với nhau không thể
thiếu bộ phận nào.Các răng phía trước có ảnh hưởng rất lớn đối với
ngôn ngữ và phát âm, khi bị mất răng cửa do không thể khống chế tốt
các luồng hơi phát ra, khi nói sẽ thoát hơi, nếu hoạt động của lưỡi mất
đi sự hạn chế của răng trước cũng ảnh hưởng tới độ chính xác của
việc phát âm. Đối với trẻ nhỏ nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ, trẻ
có thể nói ngọng. Hơn nữa răng còn có ảnh hưởng quan trọng đến vẻ
đẹp của khuôn mặt của mỗi người.
Thêm vào đó răng sữa có công dụng giúp răng vĩnh viễn mọc đều hơn, không
chen chúc. Thông thường, một răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm. Sau
vài năm, chân răng bắt đầu tiêu dần, chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng
vĩnh viễn sẽ trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng và phải nhổ
sớm, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên không mọc ngay được,
lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc. Mầm răng vĩnh viễn mọc âmlên sẽ gặp
khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch. và thẩm mỹ.
1.4. Các bệnh về răng miệng
Các bệnh răng miệng phổ biến nhất là sâu răng, viêm tuỷ răng,
vviêm lợi., viêm quanh răng. Những bệnh này thường không nguy
7
7
hiểm đến tính mạng nhưng gây đau đớn khiến mất ăn, mất ngủ, ảnh
hưởng đến sức khỏe, sức lao động hoặc gây ảnh hưởng đến tâm lý
trong những trường hợp răng vẩu, răng bị lệch lạc
8
8
1.4.1 Bệnh sâu răng:
Sâu răng là bệnh đặc thù tại chỗ liên quan đến sự phá huỷ của mô răng
do các sản phẩm chuyển hoá từ vi khuẩn làm cho tổ chức cứng của răng bị

phá huỷ tạo thành lỗ sâu trên răng.
Sâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi
INCLUDEPICTURE " />2.jpg" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.2: Hình ảnh sâu răng
A: Miệng lỗ sâu tự nhiên trên miệng rất nhỏ và khó phát hiện
B: Trên phim X-quang một vùng khuyết do mất cấu trúc Calci trong răng
C: Lỗ sâu để đựợc điều trị cần mở rộng để lấy hết thức ăn và ngà mủn
D:Bộc lộ hoàn toàn lỗ sâu thấy tình trạng đáy lỗ sâu đã thông vào tuỷ răng
9
9
1.4.1.1 Phân loại sâu răng:
Sâu răng được chia làm 2 loại: sâu men, sâu ngà.
- Sâu men: Có điểm đen ở răng, không đau, tiến triển chậm.
- Sâu ngà bao gồm:
∗ + Sâu ngà nông: Không đau mặc dù ăn uống chua, nóng,
lạnh, bệnh tiến triển nhanh.
∗+ Sâu ngà sâu: Đau buốt khi ăn, uống chua, nóng, lạnh. Khi
ngừng ăn, uống hết đau ngay.
1.4.1.2 Nguyên nhân gây sâu răng:
- Vi khuẩn: vi khuẩn gây sâu răng chủ yếu là các loại vi khuẩn có
thể gây chua: Streptococcus mutans.
- Thực phẩm: những thực phẩm có đường, đặc biệt là mía có
tác dụng gây sâu răng rõ rệt nhất. Các loại thực phẩm ngọt được tinh
chế có độ dính như bánh ngọt, kẹo, đường, mạch nha càng dễ bám
đọng lại trên các bề mặt răng, lên men và gây chua thúc đẩy quá trình
sâu răng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Trên 60% trẻ em không bao giờ
được đi khám răng miệng (bao gồm cả học sinh tiểu học và trung
học), trên 50% người lớn không bao giờ đi khám răng miệng. Một
nguyên nhân nữa là do người dân thiếu hiểu biết về phòng bệnh răng

miệng, thiếu bác sỹ răng hàm mặt, nhiều tuyến huyện-xã còn “trắng”
về bác sĩ răng hàm mặt bên cạnh một thực trạng là nhận thức của mọi
người về vấn đề này còn quá đơn giản.
- Nhân tố kí chủ:1.4.1.3 Sinh bệnh học sâu răng:
10
10
∗+ Răng: hình thái, vị trí và kết cấu của răng có liên quan rất
nhiều đến sự phát sinh của bệnh sâu răng. Sâu răng dễ phát sinh ở
các khu vực dễ đóng mảnh vụn nhỏ của thức ăn như các chỗ lõm của
mặt trên của răng, phần cổ răng và các kẽ răng.
∗+ Nước bọt: có tác dụng tự làm sạch răng, khi lượng bài
tiết của nước bọt ít thì số lượng răng bị sâu tăng lên.
1.4.1.3 Sinh bệnh học sâu răng:
Người ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi
khuẩn đóng vai trò quan trọng.Ngoài ra còn phải có các yếu tố thuận
lợi như chế độ ăn nhiều đường, VSRM kém, tình trạng sắp xếp của
răng khấp khểnh, chất lượng men răng kém và môi trường tự nhiên-
nhất là môi trường nước ăn có hàm lượng fluor thấp (hàm lượng fluor
tối ưu là 0,8-0,9 ppm/lit ) đã tạo điều kiện cho răng sâu phát triển.
Trước năm 1970, căn nguyên gây sâu răng được giải thích bằng
sơ đồ Key:


11
11
Thức ăn Vi
khuẩn
Men
răng
Sau năm 1975 nguyên nhân của sâu răng được giải thích bằng sơ đồ White

như sau:

Sơ đồ White [2]
12
12
Dòng chảy pH quanh răng
Nước bọt
Thức ăn
Vi
khuẩn
Chất
nền
- Răng: tuổi, fluor, dinh dưỡng
- Vi khuẩn: Streptococcus.
- Chất nền: VSRM có sử dụng fluor, pH vùng quanh răng. Khả
năng trung hoà của nước bọt.
Cơ chế sinh bệnh học sâu răng được thể hiện bằng hai quá
trình: hủy khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn
quá trình tái khoáng thì sẽ gây sâu răng.
Tóm tắt cơ chế sâu răng như sau:
Sâu răng = Hủy khoáng > tái khoáng ( Cơ chế hoá học và vật lý
sinh học)

Các yếu tố gây mất ổn định làm sâu răng:
- Mảng bám vi khuẩn
- Chế độ ăn nhiều đường
- Nước bọt thiếu hay axít
- Axít từ dạ dày tràn lên miệng
PH< 3
Các yếu tố bảo vệ:

- Nước bọt
- Khả năng kháng axit của men răng
- Flour có ở bề mặt men răng
- Trắm bít hố rãnh
13
13
- Độ Ca
++
, NPO
4
quanh răng
- PH > 5,5
14
14
1.4.2. Viêm tủy răng :
Viêm tuỷ răng thường xẩy ra khi bị sâu răng mà không được
điều tri hợp lý, gồm:
∗- Tiền tủy viêm: Đau buốt khi ăn, uống chua nóng, lạnh, đau buốt
kéo dài khi đã ngừng ăn.
∗- Tủy viêm cấp: Đau buốt tự nhiên mặc dù không ăn uống gì, đau
dữ dội, đau liên tục, đau lan một nửa mặt, đau nửa đầu.
*- Tủy viêm mãn tính: Cơn đau không rõ liên tục kéo dài.
*- Tủy viêm hoại thư: Tủy đã chết, không đau, màu răng xám, mùi hôi
thối, nếu không được điều trị tích cực và đúng phương pháp sẽ dẫn
đến viêm cuống răng, viêm khớp răng và phải nhổ răng.
1.4.3 Bệnh viêm lợi::
Viêm lợi là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở vùng xung quanh răng gây ra bởi
vi khuẩn tích tụ trong rãnh giữa chân răng và lợi, hình thành cao răng, chúng
tiết ra độc tố làm tổn thương lợi cuối cùng dẫn tới viêm lợi.
15

15
INCLUDEPICTURE " />abcess-1.jpg" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.3: Một trường hợp viêm lợi
16
16
1.4.2. Viêm tủy răng :
Viêm tuỷ răng thường xẩy ra khi bị sâu răng mà không được điều tri hợp
lý, gồm: Tiền tủy viêm- Tủy viêm cấp- Tủy viêm mãn tính- Tủy viêm hoại tử
1.4.3 Bệnh viêm lợi::
Viêm lợi là bệnh viêm nhiễm xảy ra ở vùng xung quanh răng gây ra bởi
vi khuẩn tích tụ trong rãnh giữa chân răng và lợi, hình thành cao răng, chúng
tiết ra độc tố làm tổn thương lợi cuối cùng dẫn tới viêm lợi.
INCLUDEPICTURE " />abcess-1.jpg" \* MERGEFORMATINET
Hình 1.3: Một trường hợp viêm lợi
1.4.3.1 Phân loại:
* Bệnh viêm lợi bao gồm:
- Viêm lợi mạn tính: Lợi đỏ tươi hoặc đỏ đậm, đầu lợi chảy máu, phù, tổ
chức lợi mềm yếu, khám thấy chảy máu có thể chảy máu tự phát.
17
17
- Viêm lợi cấp tính: Viêm lợi hoại tử cấp, viêm lợi đa phát cấp tính
* + Viêm lợi hoại tử cấp tính: Phát bệnh nhanh, trong một hai ngày lợi bị
hoại tử rộng, lợi đau, chảy máu, miệng hôi, có thể có triệu chứng toàn thân
như hạch bạch huyết sưng to, sốt, cơ thể mệt mỏi.
* + Viêm lợi đa phát cấp tính: Phát bệnh nhanh, lợi sưng đỏ, hình thành mủ,
đau, có thể có các triệu chứng toàn thân như sốt, bạch cầu tăng cao, hạch bạch
huyết sưng to.
1.4.3.2 Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân đưa đến viêm lợi như: Bệnh về máu, bệnh đường
tiêu hoá, nhiễm độc, thiếu vitamin, thiếu sinh tố, sang chấn khớp cắn, vi

khuẩn và vệ sinh răng miệng kém.Nhưng nguyên nhân chính là do vi khuẩn
và vệ sinh răng miệng kém tạo mảng bám. Mảng bám răng được hình thành
và phát triển khi môi trường trong miệng giàu chất dinh dưỡng nhất là đường
Saccharose. Lúc đầu mảng bám vô khuẩn sau vi khuẩn xâm nhập và phát triển
tạo thành cao răng. Cao răng đầu tiên là cặn lắng của nước bọt bám vào cổ
răng dần dần tách lợi ra khỏi cổ răng gây viêm lợi thể nhẹ, nhìn thấy lợi cổ
răng có màu đỏ sẫm, chạm vào dễ chảy máu, máu chảy ra đọng lại ở cổ răng
để lại xác hồng cầu có chất sắt tạo thành cao răng có màu xám bám rất chắc
vào cổ răng, tách lợi ra càng nhanh tạo thành các túi mủ. Khi túi mủ nông, mủ
có thể thoát ra khỏi cổ răng nhưng khi túi mủ sâu mủ không thể thoát ra được
nên tạo thành các ổ mủ cạnh chân răng hoặc cuống răng gây đau nhức, khó
chịu, răng lung kay, đôi khi có cảm giác chồi lên nếu không được điều trị kịp
thời răng sẽ phải nhổ.
5.Thực trạng bệnh răng miệng ở Việt Nam và trên thế giới:
5.1 Thực trạng bệnh răng miệng trên thế giới:
5.1.1 Bệnh sâu răng
18
18
Ở các nước công nghiệp hoá cao: Từ năm 1940 đến 1960 tình hình sâu
răng ở trẻ em các nước này rất nghiêm trọng. Ở hầu hết các nước, chỉ số
DMFT ở mức rất cao (trong khoảng 7,4- 12) nghĩa là trung bình mỗi trẻ em
có từ 7,4- 12 chiếc răng sâu. Đến những năm 1979 đến 1982, chỉ số này đã
giảm xuống.
Bảng 1. Bảng chỉ số DMFT ở trẻ dưới 12 tuổi ở các nước công nghiệp
hoá cao
Tên
nước
Điều tra lần 1 Điều tra lần 2
DMFT Năm DMFT Năm
Austral

ia
9,3 1956 2,1 1982
Canada 7,4 1958 2,9 1979
Nhật
Bản
5,9 1975 2,0 1979
Thụy
Điển
7,8 1937 3,4 1979
Thụy

9,6 1961 1,7 1980
Mỹ 7,6 1946 2,0 1980
Na Uy 12,0 1940 4,5
1979
Phần
Lan
7,5 1975 4,0 1981
New
Zealand
10,7 1973 3,0 1982
Ở các nước đang phát triển: Trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1982
sâu răng có khuynh hướng gia tăng.
19
19
Bảng 2. Bảng chỉ số DMFT ở trẻ dưới 12 tuổi ở các nước đang phát
triển
Tên nước Điều tra lần 1 Điều tra lần 2
DMF
T

Năm DMFT Năm
Chi Lê 0,28 1960 6,3 1978
French
Polyneia
6,5 1966 10,7 1977
Iran 2,4 1974 4,9 1976
Mêhico 2,7 1972 5,3 1976
Marốc 2,6 1970 4,5 1980
Thái Lan 0,4 1960 2,7 1977
Zaize 0,1 1971 2,3 1982
Theo thông báo của WHO năm 1994 và 1997 hầu hết các nước trong khu
vực có trên 90% dân số bị sâu răng, chỉ số DMFT ở một số nước ở mức cao.
Bảng 3.Bảng chỉ số DMFT ở trẻ dưới 12 tuổi ở khu vực Đông Nam Á,
Thái Bình Dương năm 1994 và 2000-2003
Tên nước Năm
1994
Năm 2000-
2003
Trung
Quốc
0,7 1,03
Lào 2,4 4,4
Triều
Tiên
3,0 3,1
Brunei 4,9 1,8
20
20
Campuchi
a

4,9 4,8
Philippin 5,5 4,6
Việt Nam 1,8 1.9
Đài Loan 3,9
Ấn Độ 3,8
Myanma 0,8
Singopou
r
1,0
Thái Lan 3,9
21
21
1.
5.1.2 Bệnh viêm lợi
- Năm 1989 Songpaisan đã công bố kết quả điều tra về bệnh viêm lợi của
học sinh dưới 12 tuổi ở Thái Lan là 95,7%.
- Năm 1992 Jacoby công bố kết quả điều tra về bệnh viêm lợi của học
sinh tiểu học ở Đức là 43,7% viêm lợi độ 1,2 và 44,6% viêm lợi độ 3,4.
5.2 Thực trạng bệnh răng miệng ở Việt Nam:
Ở nước ta, bệnh sâu răng có tỷ lệ cao hơn 70% và có khuynh hướng
tăng cao trong những năm gần đây.Đã có nhiều điều tra cơ bản về bệnh
răng miệng ở các địa phương và trên toàn quốc.
Theo kết quả điều tra của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia, ngay ở độ
tuổi “đầu đời” từ 6-8 tuổi, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ đã lên đến
25,4%. Các bệnh về răng miệng còn đáng báo động hơn: Tỷ lệ mắc các
bệnh về viêm lợi, viêm quanh răng ở trẻ em độ tuổi này đến 42,7%.
Bác sĩ Trương Trọng Hoàng (Phó Giám đốc Trung tâm Truyền
thông – Giáo dục sức khỏe TP.HCM) cho biết: “Bên cạnh các yếu tố
khách quan như độ flour trong nước chỉ bằng một nửa tiêu chuẩn quốc
tế, mạng lưới bác sĩ nha khoa còn mỏng… không thể không nhắc tới một

yếu tố làm đau đầu: Ý thức vệ sinh răng miệng của người dân rất thấp.
Nhiều đợt khảo sát của viện Răng Hàm Mặt và Trung tâm Truyền thông
– Giáo dục sức khỏe đều mang đến kết quả: Trên 50% người dân không
hề biết đến thói quen đi khám răng định kỳ!”.
Năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh, trẻ 12 tuổi bị sâu răng 79,9%;
chỉ số DMFT là 3,14 thì đến năm 1995 tỷ lệ này là 88,49% và chỉ số
DMFT là 2,09.
Năm 1992, Võ thế Quang thông báo tình trạng sâu răng qua điều tra sức
khoẻ răng miệng toàn quốc cho thấy sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em có xu
hướng tăng 12 tuổi 57,33%, 15 tuổi 60%. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng
theo tuổi và tăng theo năm.
22
22
Tại Cần Thơ năm 1995 tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi bị sâu răng là 83,4%,
chỉ số DMFT là 2,7. Ở đồng bằng sông Cửu Long trẻ dưới 6 tuổi bị sâu
răng chiếm 97,5%, chỉ số DMFT là 9,96; trẻ 12 tuổi bị sâu răng 64% và
chỉ số DMFT là 2,96.
Năm 1999 Đào Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Thắng, Bùi Sỹ Đông, Nguyễn
Thị Hương, Đỗ Thị Thuỳ đã thông báo kết quả điều tra răng miệng của
học sinh tiểu học các dân tộc Yên Bái, có 41,79% sâu răng, 51,87 mắc
bệnh viêm lợi [6]. Cũng trong năm này Nguyễn Lê Thanh đã thông báo
kết quả điều tra răng miệng của học sinh lứa tuổi 12 tại các trường trung
học cơ sở quận Cầu Giấy có 37,9% sâu răng, 77,9% bị bệnh quanh răng.
Theo số liệu điều tra cơ bản của viện Răng – Hàm - Mặt Hà Nội
(2001) tỷ lệ trẻ em bị sâu răng khoảng 65%; viêm lợi, viêm quanh răng
chiếm từ 95% đến 99,5%. Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm
2001 cho thấy tỷ lệ mắc các bệnh RM ở học sinh tiểu học cao đặc biệt từ
6- 12 tuổi, tỷ lệ trẻ 6 tuổi mắc là 83,7%, tỷ lệ trẻ 12 tuổi mắc là 56,6%. Tỷ
lệ trẻ có cao răng là 25,5% ở trẻ 6-8 tuổi, trẻ 9-11 tuổi là 56,8%, trẻ 12-14
tuổi là 78,4%. Tỷ lệ trẻ có chảy máu lợi: t ừ 6-8 tuổi 42,7%; 9-11 tuổi

69,2%; 12-14 tuổi 71,4%.
Năm 2004 Lê Ngọc Tuyến, Nguyễn Quốc Trung, Trần Thị Lan Anh
đã thông báo kết quả điều tra răng miệng của học sinh tiểu học tại Hà
Nội có 80% sâu răng sữa, 30,95% trẻ em sâu răng vĩnh viễn. Cũng trong
năm 2004 theo điều tra của Nguyễn Lê Thanh tại thị xã Bắc Cạn có 62,6
% trẻ bị sâu răng, 78,5% trẻ bị viêm lợi.
Khảo sát của Viện Răng-Hàm-Mặt cho thấy: Năm 2005 nếu ở độ
tuổi 6-8, tỷ lệ bị sâu răng vĩnh viễn chiếm khoảng 25% thì đến độ tuổi 9-
10, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 54%. Và trong tuổi 15-17, con số này đã lên
đến mức báo động với hơn 68,6%. Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh về răng miệng
là 42,7%. Với người trên 45 tuổi, tỷ lệ viêm lợi và viêm quanh răng lên
đến trên 93% - một tỷ lệ cao vào bậc nhất trên thế giới.
56.Tác hại của bệnh răng miệng:
23
23
Nếu các bệnh răng miệng không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ
gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tủy răng, viêm tấy lan rộng,
viêm khớp, viêm thận… Hậu quả là gây đau nhức, không ăn uống được và chi
phí chữa răng sẽ rất tốn kém. Nghiêm trọng hơn sâu răng dẫn đến viêm mô
chân răng, đầu răng và lợi, nếu không chữa trị kịp thời viêm có thể lan rộng
đến xương hàm, gây viêm tuỷ xương xương hàm nặng có thể dẫn tới tử vong.
Sâu răng không được chữa trị kịp thời còn làm răng bị khuyết tổ hỏng chân
răng dẫn đến gãy răng không những ảnh hưởng tới việc ăn uống mà còn ảnh
hưởng tới sức khoẻ và vẻ đẹp của khuôn mặt.Viêm lợi nếu không được điều
trị kịp thời sẽ gây ra viêm tổ chức lợi dẫn đến gãy răng, ảnh hưởng tới chức
năng nhai và nói.Khi chức năng nhai bị ảnh hưởng có thể dẫn tới rối loạn
chức năng tiêu hoá và chức năng của dạ dày. Ngoài ra những người mắc bệnh
về lợi nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng bào thai tăng gấp 6-10
lần so với những người không bị bệnh này.
1.67. Điều trị các bệnh răng miệng:

1.67.1 Bệnh sâu răng, viêm tuỷ răng:
Sâu răng được chia làm 2 loại:
- Toàn thân: Tuỳ theo từng nguyên nhân điều trị theo cách khác nhau.
- Tại chỗ:
*+ Với sâu men, sâu ngà: Làm sạch lỗ sâu, khoan tạo lỗ hàn, sát khuẩn
và hàn bằng xi măng, nhựa hoá học, bột bạc.
*+ Với viêm tủy cấp giai đoạn đầu: Điều trị bảo tồn thử, nếu bệnh nhân
vẫn đau phải đặt thuốc diệt tủy, lấy tủy, làm sạch và hàn.
24
24
+ * Với tủy hoại thư phải điều trị để lấy hết tủy đã thối mủ, làm sạch
ống tủy, buồng tủy nhiều lần rồi hàn thử, hàn vĩnh viễn.
1.67.2 Bệnh viêm lợi:
Phải điều trị nguyên nhân: Lấy cao răng là chính, chỉ dùng kháng sinh
khi lợi đang viêm cấp hoặc có ổ áp xe cạnh chân răng.
Phải lấy cao răng triệt để, lấy cao răng bằng máy siêu âm và dụng cụ chuyên
khoa, cao răng dưới lợi là chính, có khi phải lấy cao răng 3- 4 lần, mỗi lần
cách nhau 3-5 ngày, sau khi lấy cao răng phải làm nhẵn xương để lợi bám trở
lại cổ răng.
1.78. Dự phòng bệnh răng miệng:
Bệnh răng miệng là bệnh có tỷ lệ mắc cao trên thế giới, chi phí để điều
trị rất tốn kém. Theo báo cáo của WHO 1978, hàng năm nước Mỹ tốn 9 tỷ
USD cho việc chữa răng và phí tổn hơn 10 USD cho 1 răng trẻ em. Tại Anh
chi phí cho điều trị răng 1 năm là 180 triệu bảng. Tại Pháp là 8 tỷ Franc và 25
giờ công lao động. Vì vậy ở các nước phát triển rất coi trọng công tác phòng
chống các bệnh răng miệng. Đối với các em học sinh lứa tuổi học đường, để
chuẩn bị cho các em có một hàm răng vĩnh viễn khỏe đẹp trong tương lai thực
sự chúng ta phải chăm sóc bộ răng cho các em ngay từ thời kỳ bắt đầu mọc
răng vĩnh viễn. Vì vậy, chăm sóc răng miệng là một trong những biện pháp
thiết thực để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.

1.78.1. Dự phòng sâu răng,viêm tủy:
Năm 1984, WHO đã đưa ra các biên pháp phòng bệnh sâu răng bao gồm:
- Sử dụng flour:
*+ Flour hoá nguồn nước sinh hoạt với độ tối ưu là 0,7- 1,2 mg F/lit
nước tuỳ thuộc vào khí hậu.
25
25

×