Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

nhận xét hiệu quả của móc t và móc nally- martinet trong phục hình hàm khung điều trị mất răng loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 51 trang )

1
đặt vấn đề
Bệnh răng miệng là loại bệnh rất phổ biến ở nước ta còng nh trên thế
giới, tuy bệnh không đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người bệnh nhưng thường
để lại hậu quả xấu về chức năng ăn, phát âm và thẩm mỹ. Mất răng sớm và
trầm trọng còn có thể gây tâm lý hoang mang, lo lắng, làm cho người bệnh
mất tự tin, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
Theo điều tra 900 người đại diện cho các vùng miền Việt Nam của
Võ Thế Quang và cộng sự năm 1990: Lứa tuổi 12 có 1,33 % số người mất
răng, lứa tuổi 15 có 7 % số người mất răng, lứa tuổi 35-44 có 47,33 % số
người mất răng. Theo điều tra năm 1999 của Viện Răng Hàm Mặt Quốc Gia
thì tỷ lệ mất răng ở đối tượng người lớn là trên 10%. Theo điều tra của
Nguyễn Đức Thắng (1991) tại các tỉnh phía Bắc, tỷ lệ mất răng ở độ tuổi 35-
44 là 36,67%.
Việc điều trị phục hình cho bệnh nhân mất răng có vai trò rất quan trọng
nhằm phục hồi chức năng ăn nhai, thẩm mỹ, phát âm, phòng bệnh…Không
những thế, điều trị phục hình còn góp phần cải thiện cơ bản những sai sót về
thẩm mỹ như vẩu, khấp khểnh…cho bệnh nhân.
Điều trị phục hình cho bệnh nhân mất răng từng phần có nhiều phương pháp
nhưng ở những bệnh nhân mất răng loại I và II Kennedy thì làm hàm giả tháo lắp
từng phần thường được áp dụng do tính chất khoảng mất răng; Mặt khác đây là
cách điều trị hợp lý, đơn giản, kinh tế và an toàn. Trong các loại hàm giả từng
phần tháo lắp, hàm khung luôn được các thày thuốc lựa chọn ưu tiên.
Phục hình bằng hàm khung là một phương pháp được áp dụng khá phổ
biến vì nhiều ưu điểm như: tiết kiệm mô răng, lực nhai khỏe hơn hàm giả tháo
lắp nền nhựa, truyền lực nhai sinh lý lên hệ thống răng – vùng quanh răng –
xương, đáp ứng được cho bệnh nhân có tình trạng sức khỏe toàn thân không
2
đủ để can thiệp phẫu thuật…Ở nước ta, hàm khung ngày càng được sử dụng
rộng rãi và thay thế dần hàm nhựa.
Hàm khung là loại phục hình có thành phần chính là một khung sườn


bằng kim loại, các móc được đúc liền với khung sườn này. Vị trí và thiết kế
của móc phụ thuộc vào vị trí, hình dạng, độ nghiêng của răng mang móc, đặc
biệt là đường vòng lớn nhất lâm sàng và độ lẹm của nó.
Trong điều trị mất răng loại Kennedy I và II, hàm khung vừa tựa lên
mô răng, vừa tựa lên sống hàm vùng mất răng. Chính sự lún không đều của
mô răng và mô sợi-niêm mạc trên màng xương và xương là nguồn gốc của
các chuyển động xoay của phục hình mất răng sau cùng. Hàm khung điều trị
cho các trường hợp này dễ gây những chuyển động bất lợi cho răng trụ nếu
không được thiết kế đúng. Ngoài ra, vị trí và hình dạng của móc còn ảnh
hưởng tới thẩm mỹ, độ vững ổn và chức năng của hàm khung. Để thiết kế
móc hợp lý cho răng trụ tránh được những bất lợi trên, phải dựa vào phân tích
đường vòng lớn nhất lâm sàng và độ lẹm của răng trụ.
Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về phục hình tháo lắp khung bộ
nhưng các nghiên cứu về móc T và Nally-Martinet còn chưa nhiều. Vì vậy,
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Nhận xét hiệu quả của móc T và móc
Nally- Martinet trong phục hình hàm khung điều trị mất răng loại
Kennedy I, II” với hai mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm của răng trụ ở các bệnh nhân mất răng loại
Kennedy I và II.
2. Nhận xét hiệu quả của móc T và móc Nally- Martinet trong phục
hình hàm khung điều trị mất răng loại Kennedy I, II.

3
CHƯƠNG 1
tổng quan tài liệu
1.1. Sự mất răng
1.1.1. Hậu quả của mất răng
* Tại chỗ:
- Tiêu xương ổ răng nơi răng mất.
- Các răng còn lại ở hai bên bị xô lệch, răng đối diện chồi lên và có thể

gây sang chấn khớp cắn .
* Toàn thân
- Có thể gây rối loạn hoạt động của khớp thái dương hàm.
- Chức năng ăn nhai giảm, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
- Có thể ảnh hưởng đến phát âm, hô hấp.
- Ảnh hưởng tới thẩm mỹ và giao tiếp của bệnh nhân nếu mất các răng
phía trước.
1.1.2.Phân loại mất răng
*Phân loại mất răng theo Kennedy [11]
-Loại I: mất răng sau hai bên không còn răng giới hạn xa.
-Loại II: mất răng sau mét bên không còn răng giới hạn xa.
-Loại III: mất răng sau còn giới hạn xa.
4
-Loại IV: Mất răng vùng cửa.
*Phân loại mất răng của Kennedy được Applegate bổ sung [11]
-Loại I: Mất răng sau hai bên không còn răng giới hạn xa.
-Loại II: mất răng sau mét bờn không còn răng giới hạn xa.
-Loại III: mất răng sau mét bên có giới hạn, nhưng những răng còn lại
không thể gánh được lực nhai tác dụng lên hàm giả.
-Loại IV:Mất nhóm răng trước, đường giữa cắt ngang khoảng mất răng.
-Loại V: Mất răng mét bên có giới hạn, nhưng răng trước kề khoảng
mất răng không thể dùng làm răng trụ được ( ví dụ như răng cửa bên ).
-Loại VI: mất răng mét bên có giới hạn, những răng còn lại có thể gánh
được lực nhai tác dụng lên hàm giả.
Mỗi loại ( trừ loại IV ) có 4 tiểu loại tuỳ theo nó kèm theo một. hai, ba
hay bốn khoảng mất răng phô.
Từ cách phân loại này ta có thể có 3 hướng điều trị
+ Trường hợp mất răng sau không giới hạn, hai bên hay mét bên (loại I,
loại II) thì chúng ta chỉ có thể làm hàm tháo lắp vừa tựa lên răng-nha chu vừa
tựa lờn niờm mạc-xương. Loại I, II với khoảng mất răng phía sau càng rộng

thi việc tựa lờn niờm mạc-xương càng quan trọng.
+ Trường hợp mất răng có giới hạn với khoảng mất răng hẹp hay vừa phải
(Ví dô: loại VI) thì chúng ta nên làm loại răng giả chỉ tựa lên răng-nha chu.
+ Trường hợp mất răng loại III, V và loại IV với khoảng mất răng rộng,
chúng ta nên làm loại hàm giả vừa tựa lên răng vừa tựa lên niêm mạc, sự tựa
lên răng là chủ yếu.
5
*Phân loại mất răng theo Kourliandsky: Phân loại này dựa trên tình trạng
chạm khớp khi hai hàm ở vị trí cắn trung tâm.
- Loại I: Ít nhất cũn cú 3 điểm chạm khi hai hàm cắn lại. Bệnh nhân vẫn
giữ được khớp cắn chốn nỳm tối đa.
- Loại II: chỉ còn hai điểm chạm, khớp cắn trung tâm có thể bị thay đổi.
- Loại III: còn nhiều răng nhưng không có cái nào chạm nhau.
- Loại IV: Mất răng toàn bộ.
Phân loại của Kourliandsky có tính chất gợi ý khi đo tương quan hai
hàm khi làm phục hình.
1.2. Một số phương pháp phục hình cho các trường hợp mất răng Kennedy I
và II
1.2.1. Cầu răng giả
Đối với mất răng loại Kennedy I và II thì chỉ có thể làm cầu đèo hay
cầu với. Loại phục hình này thường cần sử dụng nhiều răng trụ và các răng
trụ phải tốt. Tuy nhiên, do chỉ có răng trụ ở một đầu nên loại cầu này dễ làm
tổn thương răng trụ bởi lực đòn bẩy. Vì vậy, cầu với thường không được sử
dụng cho mất răng loại Kenndy I và II.[12]
1.2.2. Hàm giả tháo lắp từng phần nền nhựa
Trước đây, loại phục hình này được chỉ định rộng rãi cho cả mất răng
loại Kennedy I và II vì nhiều ưu điểm như: tiết kiệm mô răng thật còn lại, dễ
vệ sinh, dễ chế tạo và sửa chữa, kinh phí thấp. Nhưng nó cũng có nhiều nhược
điểm như: hàm giả có tính xê dịch tạo cảm giác bất ổn, phần lớn hàm giả tựa
lên mô xương-niêm mạc nên không tạo được sự truyền lực sinh lý, hiệu quả

ăn nhai kém và dễ gây tiêu xương…Hiện nay, hàm khung đang dần thay thế
hàm tháo lắp từng phần nền nhựa.
1.2.3. Cấy ghép răng
6
Phương pháp này có thể thay thế một hoặc nhiều răng mất, gần như
không phụ thuộc và không ảnh hưởng tới các răng thật còn lại trên cung hàm.
Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi cao về kỹ thuật, kinh phí và chỉ định
hạn hẹp nên không phải trường hợp nào cũng có thể làm được.
1.2.4. Hàm khung
Hàm khung cải thiện được nhiều nhược điểm của hàm tháo lắp nền
nhựa, đặc biệt là hàm có thể truyền lực nhai một cách sinh lý hơn, hạn chế
tiêu xương sống hàm vùng mất răng, tăng cường chức năng ăn nhai. Mặt
khác, hàm khung cũng có chỉ định rộng rãi hơn cấy ghép răng, phục hồi được
răng mất cho nhiều trường hợp mà cấy ghép răng không thể làm được.
1.3. Phục hình hàm khung
Hàm khung là loại hàm giả tháo lắp từng phần có phần chính là một
khung sườn. Toàn bộ cấu trúc bằng hợp kim của khung ( thanh nối, móc,
yên ) được đúc chung một lần, cùng một khối. Răng giả được gắn vào yên
nhờ nhựa Acrylic. Hàm khung truyền lực lên vùng quanh răng qua răng trụ
hoặc vừa lên răng vừa lên niêm mạc vùng mất răng.
1.3.1. Các thành phần cấu tạo hàm khung
1.3.1.1. Thanh nối chính
Thanh nối chính là thành phần cơ bản của hàm khung, các thành phần khác
được nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào thanh nối chính. Thanh nối chính được thiết
kế tùy từng loại mất răng, tình trạng các răng và mô nha chu còn lại.[9]
*Thanh nối chính hàm trên: thường có các dạng:
- Thanh khẩu cái đơn phía sau.
- Thanh khẩu cái kép hay thanh trước sau.
7
- Bản khẩu cái.

- Bản khẩu cái kép.
- Bản khẩu cái hình chữ U hay hình móng ngựa.
- Bản khẩu cái toàn diện.
*Thanh nối chính hàm dưới:
- Thanh lưỡi.
- Thanh lưỡi kép.
- Bản lưỡi.
- Thanh môi.
1.3.1.2. Thanh nối phụ
Thanh nối phụ là thanh nối các bộ phận khác của hàm khung nh móc,
tựa và vật giữ gián tiếp với thanh nối chính.
1.3.1.3. Yên hàm khung
Là phần khung kim loại tương ứng với vùng mất răng và là nơi nền
hàm cùng răng giả gắn vào.
1.3.1.4. Tựa
- Có bốn dạng chính: Tựa mặt nhai ở các răng hàm, tựa gót răng, tựa rìa
cắn và tựa onlay.
- Tác dụng của tựa:
+ Làm ổn định vị trí phần lưu giữ của móc.
+ Truyền lực từ hàm khung theo trục của răng xuống mô quanh răng.
+ Dùng làm vật giữ gián tiếp cho hàm khung ở bệnh nhân mất răng
phía sau không còn răng giới hạn xa.
8
1.3.1.5. Móc răng
Thành phần:
*Phần nâng đỡ (support):
Gồm thân móc và tựa, đây là phần dầy nhất.
*Phần ôm (bracing):
Nhỏ và mảnh hơn, nhất là khi tới gần phần tận cùng.
Nằm trên đường vòng lớn nhất.

*Phần giữ (retention):
Là phần tận cùng của móc có tác dụng giữ hàm giả không bị tuột ra
khỏi ổ đỡ, nằm dưới đường vòng lớn nhất.
Đặc tính:
*Nâng đỡ (support):
Là chức năng chống lại sự lún của phục hình xuống mô mềm khi thực
hiện chức năng, việc nâng đỡ chủ yếu nhờ phần tựa, phần ôm vòng chỉ
đóng vai trò thứ yếu.
*Giữ dính (lưu giữ):
Là khả năng lưu giữ phục hình trong lúc nghỉ hoặc thực hiện chức năng.
Phần giữ cần thiết kế hợp lý để lưu giữ tốt phục hình nhưng không làm
hại răng mang móc.
*Ôm (encirclement):
Móc cần ôm vòng quá nửa chu vi thân răng trụ để giúp hàm vững ổn
và không làm răng trụ di chuyển theo chiều ngang.
9
*Tính chất tĩnh (passivity):
Phần giữ cần có sự đàn hồi tốt để có thể duỗi ra khi vượt qua đường
vòng lớn nhất và co hồi lại trong trạng thái tĩnh, ở vị trí này móc không
được gây ra các lực có hại cho răng mang móc.
*Sự vững ổn (stability):
Các thành phần của móc đều tham gia giúp phục hình vững ổn, chống
lại tác dụng theo chiều ngang của phục hình. Cấu tạo của móc càng ôm
răng trụ nhiều thì tính vững ổn càng cao. Tác dụng vững ổn giảm dần
từ móc vòng đến móc thanh, kém nhất là móc dây tròn.
*Tương hỗ (reciprocation):
Phần lưu giữ của tay móc phải được đối kháng lại bằng một phần khác
của móc hay của hàm giả để vô hiệu hóa các lực nén ngang trên răng
trụ. Cánh tay lưu giữ và cánh tay đối kháng cần tiếp xúc cùng một lúc
trên răng khi tháo lắp hàm giả. Để có được tính chất này đôi khi phải

mài răng trụ hoặc làm một phục hình chuyển tiếp như chụp răng.
Phân loại móc đúc:[8]
*Dựa vào vị trí mà móc nối với khung chính của hàm giả: có ba loại:
a. Các loại móc nối ở mặt tiếp giáp: Hệ thống móc Ney.
- Ney I: hay móc Ackers
Đây là móc cơ bản thể hiện các quan niệm về móc đúc. Móc gồm hai
tay, một tựa mặt nhai của răng và 1 đuôi cứng nối với hàm giả.
- Ney II (móc chữ T):
10
Gồm 1 tựa mặt nhai nằm riêng, tay móc chạy đôi tựa lên răng hàm nhỏ.
- Ney III (móc hỗn hợp I + II):
Móc gồm có một cánh tay chẽ đôi của móc số II ở mặt ngoài và một
cánh tay của móc số I ở mặt trong để khỏi vướng lưỡi.
- Ney IV:
Là móc có một tay dài đàn hồi và một tựa.
- Ney V:
Móc vòng cho răng hàm cuối có tựa gần và tựa xa.
b. Các móc kết nối với khung ở mặt lưỡi hay vòm miệng:
- Móc Nally-Martinet:
Thích hợp cho răng hàm nhỏ và răng nanh. Móc có 1 tay cứng chạy
trên đường hướng dẫn ôm 3/4 vòng thân răng.Móc này dùng cho mất răng
loại Kennedy I Ýt gây sang chấn cho răng trụ.
- Móc cài mộng:
Loại móc này có cơ sở gần với móc tác động phía sau của Ney, khác ở
chỗ nó tựa vào răng bằng hệ thống cài mộng. Phần âm là bộ phận gắn chặt
vào răng trụ, phần dương gắn với thanh nối.
- Móc Bonwill:
Tạo bởi 2 móc ackers nối với nhau ở phần vai móc. Phần nối của móc
với khung nằm ở phía lưỡi. Chỉ định: cho loại mất răng sau 1 bên không còn
răng giới hạn. Móc đảm bảo cho sự giữ dính hàm phía còn răng.

- Móc kẹp:
11
Được mô tả trong hệ thống móc ROACH, có hình dáng như mũi kẹp
ôm lấy răng cửa và răng nanh. Móc nối với khung bằng thanh nối lưỡi. Móc
được làm khi chỉ còn một hay hai răng vùng cửa.
c. Móc nối với hàm ở phía tiền đình:
Đa số các loại móc này nằm trong hệ thống móc của ROACH.
Nguyên tắc cơ bản của hệ thống móc này là sử dụng triệt để phần lẹm
phía gần và xa. Tay móc chỉ ôm một phần thân răng và được nối với khung
bằng các thanh nối. Các tay móc có hình dạng chữ cái: T, I, Y, hệ thống RPI.
- Móc chữ T và móc chữ Y:
Tay móc chạy chéo qua đường hướng dẫn có dạng chữ T hoặc Y, có
thân nối ở giữa nối với khung ở phía tiền đình. Các móc còn có phần cứng đặt
phía lưỡi để làm đối lực là thanh ngang thân răng và tựa.
- Móc hệ thống RPI (Rest Proximal Plate I Bar Clasps):
Móc RPI là một móc trong hệ thống ROACH được sử dụng rất rộng
rãi tại Mỹ hiện nay. KROL (1973) đã mô tả móc gồm 3 thành phần:
+ Một tựa nằm ở phía gần và được nối với khung ở phía lưỡi (Rest).
+ Một bản mặt bên (Proximal Plate).
+ Một móc chữ I phía ngoài.
1.3.1.6. Vật giữ gián tiếp
Vật giữ gián tiếp là bộ phận của hàm khung chống lại chuyển động
xoay của nền hàm giả quanh trục tưởng tượng nối giữa các tựa ở các răng trụ
sau cùng, đồng thời góp phần nâng đỡ và giữ ổn định cho hàm khung.
1.3.1.7. Nền hàm
Nền hàm là bộ phận trên đó gắn răng giả.
1.3.1.8. Răng giả
12
Răng giả được chọn phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Có thể được
làm bằng nhựa, sứ, kim loại, kim loại cẩn nhựa hoặc sứ, răng ống.

1.3.2. Song song kế
Song song kế là 1 dụng cụ kiểm tra và phân tích để xác định các vùng
lẹm có Ých đối với móc và các vùng vướng phải loại bỏ trên mẫu hàm mất
răng từng phần từ đó xác định hướng tháo lắp của hàm giả tháo lắp từng phần
và xác định vị trí chính xác của móc trên răng trụ.
Mục đích sử dụng song song kế trong nghiên cứu mẫu chẩn đoán:
Mẫu chẩn đoán cần phải được khảo sát trước khi đưa ra kế hoạch điều
trị cho bệnh nhân. Mục đích của việc nghiên cứu mẫu chẩn đoán bằng phương
pháp song song kế:
1. Xác định hướng tháo lắp hợp lý nhất cho hàm giả.
2. Xác định các mặt bên các răng song song hoặc có thể được làm song
song để có tác dụng như mặt phẳng hướng dẫn.
3. Định vị và đo các vùng răng có thể dùng để lưu giữ hàm giả.
4. Xác định các vùng ở răng hoặc xương cần loại bỏ hoặc phải lựa chọn
hướng tháo lắp khác cho phù hợp.
5. Tìm hướng tháo lắp phù hợp nhất cho đặt vật giữ và lên răng giả sao
cho thẩm mỹ.
6. Lập kế hoạch chính xác cho việc chuẩn bị trên miệng bệnh nhân.
7. Vẽ đường vòng lớn nhất trên răng trụ và xác định những vùng lẹm
không có Ých cần phải tránh hoặc loại bỏ hoặc đắp lẹm.
8. Ghi lại vị trí mẫu tương quan với hướng tháo lắp đã được chọn để tham
khảo sau này.
13
Cấu tạo:
- Mâm đỡ
- Bàn điều chỉnh
- Cột đứng
- Bộ phận giữ dụng cụ nhỏ
- Cây song song
1.3.3. Hình thái ĐVLN

Theo giải phẫu học của một răng: Khi một đường thẳng tưởng tượng
song song với trục răng, tiếp xúc quanh thân răng sẽ xác định một đường
cong. Đó là ĐVLN theo giải phẫu học của răng. Đây là ĐVLN duy nhất theo
giải phẫu học của một răng, phụ thuộc hình dạng thân răng và trục răng.
Đường vòng lớn nhất của một răng theo quan niệm phục hình răng: Khi
hướng tháo lắp đã được xác định, cây chì di chuyển theo chiều dọc (thẳng góc
với mặt phẳng nằm ngang) và mặt bên cây chì tiếp xúc quanh thân răng sẽ xác
định một đường cong. Đó là ĐVLN của răng theo quan niệm phục hình răng.
Ở một hướng tháo lắp đã xác định, trên một răng, chỉ có một ĐVLN
duy nhất theo quan niệm phục hình. Đường này phụ thuộc hình dạng thân
răng và độ nghiêng của trục răng so với mặt phẳng nằm ngang.
ĐVLN có thể lên cao về phía còn răng và xuống thấp về phía mất răng
(ĐVLN số 1) hoặc ngược lại, xuống thấp về phía còn răng và lên cao về phía
mất răng (ĐVLN số 2). Mỗi loại ĐVLN lại có kiểu móc thích hợp. Với
ĐVLN số 1, đầu tận cùng phần giữ của tay móc sẽ nằm về phía còn răng, nh
14
móc Akers, Nally-Martinet Với ĐVLN số 2, đầu tận cùng này sẽ nằm về
phía mất răng, nh móc chữ T, móc kẹp
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến răng trụ ở cạnh khoảng
mất răng chính. Do vậy, ĐVLN số 1 sẽ cho vùng lẹm ở phía gần, ĐVLN số 2
sẽ cho vùng lẹm ở phía xa.
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ĐVLN của răng trụ theo quan niệm của
phục hình chính là hướng tháo lắp.
1.3.4. Hướng tháo lắp
Hướng tháo lắp của hàm khung phụ thuộc vào các yếu tố:
1.3.4.1. Mặt phẳng hướng dẫn
Hướng tháo lắp phải chọn sao cho mặt bên các răng cạnh khoảng mất
răng tương đối song song với nhau để tác động như các mặt phẳng hướng dẫn
quá trình tháo và lắp phục hình.
Các mặt phẳng hướng dẫn có thể có sẵn trên các răng trụ nhưng thường

thì cần phải được sửa soạn trước.
15
Trục răng không phù hợp với hướng tháo lắp của phục hình.
Mài bít men răng để có các mặt bên song song.
1.3.4.2. Các vùng lẹm
Với hướng tháo lắp thích hợp, những vùng lẹm để lưu giữ phục hình
phải tồn tại trên các răng trụ mang móc.
Có thể thay đổi hướng tháo lắp để tăng hay giảm vùng lẹm trên răng trụ
hoặc sửa soạn răng trụ để có vùng lẹm thích hợp theo hướng tháo lắp đã chọn.
Vùng lẹm thay đổi theo độ nghiêng của mẫu hàm so với đế của song song kế.
Mài răng trụ để thay đổi vùng lẹm của răng trụ.
16
1.3.4.3. Các vùng vướng
Nên sử dụng hình dạng sẵn có của răng trụ, và thay đổi rất Ýt nếu có để
loại bỏ vùng vướng khi chọn hướng tháo lắp hơn là ngược lại.
1.3.4.4. Thẩm mỹ
Hướng tháo lắp phải đảm bảo phục hình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao
nhất, nghĩa là Ýt để lộ móc và vật liệu phục hình, đồng thời các răng trước
được sắp có thẩm mỹ.
Hướng tháo lắp thích hợp sẽ làm cho móc Ýt lé.
 Sau khi tìm được hướng tháo lắp thích hợp, ta sẽ có được ĐVLN theo
quan niệm của phục hình răng, đồng thời xác định cấu trúc của móc.
1.3.5. Tác động của phục hình hàm khung lên các cấu trúc sinh học
1.3.5.1. Tác động lên răng trụ
17
1.3.5.1.1. Tác động của tựa
- Tựa mặt nhai, tựa cạnh cắn:
Khi một tựa mặt nhai nằm ngoài trục ở một mặt bên răng, khi hoạt
động sẽ tác động một lực lệch hướng trục của răng và làm răng xoay quanh
tâm cản của chân răng.

Nếu tựa hướng về phía gần, khi lực nhai tác động thái quá lên răng thì
mô nha chu sẽ phản ứng lại bằng sự tiêu xương phía gần bên trên tâm cản và
phía xa bên dưới điểm này.
Hình vẽ: Tựa mặt lưỡi thường được dùng nhiều hơn tựa rìa cắn đối với
các răng phía trước vì nó gần tâm cản của răng hơn (b) và lực tổng hợp tác
động lên hàm giả qua tựa mặt lưỡi Ýt hơn lên tựa rìa cắn (a).
18
Lực được truyền qua tựa mặt nhai, và nhờ thiết kế của tựa, lực được
truyền xa hơn dọc theo trục của răng trụ. Dây chằng chịu lực nén dọc tốt hơn
lực nén ngang.[25]
-Tựa gót:
Khi lực nhai tác động quá mạnh lên răng thì sẽ làm xoay răng về phía
tiền đình.
1.3.5.1.2. Tác động của móc
Khi lắp và tháo hàm, tay móc băng qua đường vòng lớn nhất sẽ gây ra
mét lực trên răng trụ. Tác động này sẽ được giảm bằng cách thực hiện một tay
cân bằng đối kháng lại lực xoắn gây ra trên răng bởi tay móc dẻo.
19
Vị trí tương ứng của cánh tay đối kháng với cánh tay lưu giữ trong giai
đoạn lắp hàm. Khi đầu tận cùng của cánh tay lưu giữ bị biến dạng thì cánh tay
đối kháng hóa giải lực tác động ngang.
1.3.5.2. Tác động lên mô sợi- niêm mạc
Nếu phục hình thực hiện tốt, các mô sợi- niêm mạc khi chịu lực chức
năng sẽ ở dạng sừng hóa. Các trường hợp kém thuận lợi do lực nhai phân bố
không tốt sẽ làm mất đi lớp sừng hóa. Mô sợi- niêm mạc khi đó sẽ mất đi sự
đàn hồi và trở thành một lớp đệm mềm giữa phục hình và mô xương bên
dưới. Khi đó, mô sợi- niêm mạc sẽ tiếp nhận các kích thích cơ học và chuyển
chuyển chúng xuống bên dưới gây tiêu xương.
1.3.5.3. Tác động lên mô xương nâng đỡ phục hình
Phòng ngõa sự tiêu xương bên dưới phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Sự toàn vẹn của cấu trúc sợi và collagen của mô sợi-niêm mạc trên
xương với vai trò truyền tải các kích thích cơ học.
- Các mô trên tiếp nhận lực nén chức năng do phục hình gây ra một
cách sinh lý Ýt hay nhiều.
Sự toàn vẹn của mô được duy trì tốt khi có sự khít sát của nền hàm giả
với mô sợi-niêm mạc. Khi không thể có sự khít sát này mà chỉ có sự vững ổn
của các yên trên bề mặt tựa và tác động của lực nhai được cân bằng thì cũng
có thể đảm bảo về tác động sinh lý của mô sợi- niêm mạc.
1.3.6. Các chuyển động của hàm khung trong điều trị mất răng loại
Kennedy I và II.
Theo Mc Craken, khi hoạt động chức năng, phục hình tháo lắp bán
phần có yên mở rộng phía sau có các chuyển động xoay sau:
20
- Xoay quanh một trục nối các tựa mặt nhai chính. Trục này có thể
băng qua các tựa mặt nhai hoặc các phần cứng rắn của móc nằm trên ĐVLN
của răng trụ chính.
- Xoay quanh một trục đi qua đỉnh sống hàm theo mặt phẳng dọc giữa:
phục hình chuyển động xoay quanh một trục dài khi nền hàm mở rộng phía
sau xoay quanh sống hàm.
- Xoay quanh một trục dọc tưởng tượng ở gần trung tâm hàm: chuyển
động này xảy ra dưới tác động của những lực ngang hoặc xiên khi bệnh nhân
ăn nhai. Chuyển động này được kháng lại bởi các thành phần vững ổn như tay
đối kháng của móc và các thanh phụ tiếp xúc với các mặt đứng của răng.
Chuyển động của hàm khung trong hoạt động chức năng chịu tác động
của nhiều yếu tố như trọng lực, lực nhai, độ dính của thức ăn, các yếu tố sinh
cơ học:
- Đối với mất răng loại Kennedy I: lực nhai gây ra chuyển động xoay
quanh trục nối các tựa mặt nhai trên hai răng trụ cạnh khoảng mất răng chính.
Mặt khác, khi yên phục hình di chuyển do tác động của thức ăn dính (hay
thêm tác động của trọng lực đối với hàm trên) thì hàm khung sẽ xoay quanh

trục băng qua các tựa mặt nhai ở phía gần nhất. Trục xoay phía trước càng
được đặt về phía trước thì càng làm giảm lực xoay nói trên. Nhưng điều này
còn phụ thuộc vào thẩm mỹ của phục hình và khả năng chịu lực của các răng
phía trước.
- Đối với mất răng loại Kennedy II: lực nhai có thể gây ra chuyển động
xoay một trục nối các tựa. Khi đú, yờn mở rộng phía sau di chuyển về phía
mô nâng đỡ sẽ tác động lên răng trụ cạnh khoảng mất răng như một đòn bẩy
nếu tựa mặt nhai đặt cạnh yên và nối vào yên ( ví dụ: móc Akers). Chuyển
21
động này có thể được cân bằng bởi một lực kháng lại khi sử dụng vật giữ gián
tiếp.
1.3.7. Cấu tạo móc chữ T và móc Nally – Martinet
Móc đúc gồm các thành phần: phần nâng đỡ, phần ôm, và phần giữ.
1.3.7.1. Cấu tạo móc chữ T
Móc chữ T bao gồm một tay móc bắt nguồn từ yên và đi bắt cầu ngang
qua nướu viền. Phần đứng của chữ T tiếp xúc với mặt ngoài của răng ở phần
giữa và nằm ngang tầm ĐVLN. Từ đây xuất phát hai đầu kéo dài tạo thành
thanh ngang của chữ T. Một đầu đi vào trong vùng lẹm để đảm bảo sự lưu
giữ, còn đầu kia nằm trên ĐVLN và tham gia vào tác động ôm. Móc này còn
có thêm một tựa mặt nhai liên kết trực tiếp với thanh nối và tay móc đối
kháng đi từ tựa và bao quanh mặt lưỡi của răng.
Móc này thường được dùng cho trường hợp mất răng loại I, II
Kennedy. Móc chữ T đặt trên răng có đường vòng lớn nhất đi cao về phía mất
răng và đi thấp ở phía còn răng.
Móc chữ T nhìn từ mặt ngoài, phía lưỡi và mặt nhai.
1.3.7.2. Móc Nally- Martinet
Móc này gồm một tay cứng rắn nối với tựa mặt nhai nằm trên ĐVLN,
ôm khoảng 3/4 chu vi răng trụ. Phía mặt lưỡi, tay này nối với khung bởi một
22
phần nối phụ ở phía gần và nối dài lên với tựa mặt nhai. Sự giữ dính của móc

được đảm nhiệm bởi đầu dẻo tay móc nằm ở vùng lẹm ngoài gần.
Hai loại móc này có thiết kế ít ảnh hưởng đến răng trụ.
CHƯƠNG 2
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu:
Viện Răng Hàm Mặt Trung ương.
2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Các bệnh nhân đến khám có:
- Mất răng loại Kennedy I hoặc II.
- Có chỉ định làm hàm khung.
- Bệnh nhân có điều kiện hợp tác.
- Răng trụ cạnh khoảng mất răng chính có:
+ Chỉ số lợi (GI) <=2
23
+ Độ lung lay < 2
+ Túi lợi sâu <=3mm
+ Tỷ lệ thân-chân răng <=2/3
+ Không có bệnh lý tủy hoặc đã được điều trị tủy tốt.
+ Không có nang hoặc u hạt vùng chân răng.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân không hợp tác.
- Bệnh nhân đang bị bệnh lý cấp tính ở vùng răng miệng chưa được điều
trị.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu: mô tả có can thiệp.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Được tính theo công thức:
( )
2

2
2
1
1
p
p)p(
n
Z
α
ε

=



Trong đó:
n: cỡ mẫu tối thiểu vừa đủ
p: là tỷ lệ đáp ứng tốt. Chọn p=0,6 theo nghiên cứu của Phạm Lê
Hương.
α: là mức ý nghĩa thống kê; α = 0.5 thì Z
1 -
α
/2
=1,96.
ε: là mức sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu so với tỷ lệ
thực trong quần thể.
Thay vào công thức, ta có n = 33 hàm khung.
24
Mẫu được chia thành hai nhúm cú sử dụng móc T hoặc móc Nally-
Martinet cho răng trụ cạnh khoảng mất răng chính.

- Nhóm 1: Sử dụng móc T
- Nhóm 2: Sử dụng móc Nally-Martinet
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.3.1. Thu thập thông tin lâm sàng
2.2.3.1.1. Thu thập theo mẫu bệnh án.
2.2.3.1.2. Khám lâm sàng:
- Đánh giá răng trụ và các răng còn lại:
+ Hình thể và vị trí răng.
+ Tình trạng tổ chức cứng, tủy và cuống răng.
+ Răng mang móc có phù hợp không?
+ Tình trạng răng ở hàm đối diện.
- Phân loại mất răng.
- Bệnh nhân đã từng dùng hàm giả chưa?
- Tình trạng quanh răng.
2.2.3.2. X quang. Phim sau ổ răng của các răng trụ:
Đánh giá tình trạng chân răng, cuống răng, tỷ lệ thân-chân răng.
2.2.3.3.Song song kế
25
Xác định hướng tháo lắp và đường vòng lớn nhất của răng trụ của phục
hình tháo lắp bán phần; Đánh giá độ lẹm, xác định vị trí chính xác các thành
phần của móc trên răng trụ, đưa ra phác họa khung sườn phục hình và có kế
hoạch điều trị tiền phục hình thích hợp.

×