Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

chăm sóc trẻ bị tiêu chảy ở giai đoạn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 28 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong nhiều năm qua tiêu chảy đã và đang là một vấn đề thách
thức đối với bác sỹ và điều dưỡng ở các bệnh viện, cộng đồng tại
Việt Nam cũng như toàn thế giới.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) nguyên nhân tử vong ở trẻ em do
tiêu chảy cấp còn rất cao, đứng thứ hai sau nhiễm khuẩn hô hấp
cấp tính.

Mặc dù vậy chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ tử vong và những
di chứng của tiêu chảy cấp nếu bệnh nhi được theo dõi và chăm
sóc đúng cách. Vì lý do trên chuyên đề này được viết với nội dung:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng ở trẻ tiêu chảy cấp.
2. Chăm sóc được trẻ tiêu chảy ở giai đoạn cấp theo đúng quy
trình điều dưỡng.
ĐẠI CƯƠNG
1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý cơ quan tiêu hóa ở trẻ em:
2. Tiêu chảy cấp ở trẻ em

Định nghĩa:
Tiêu chảy cấp là đại tiện phân lỏng nhiều nước, trên 3 lần trong 24 giờ
khởi phát cấp tính, kéo dài không quá 14 ngày (th ngườ dưới 7 ngày).
2. Tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dịch tễ học:

Các tác nhân gây tiêu chảy thường truyền bằng đường phân-miệng
thông qua thức ăn hoặc nước uống ô nhiễm, hoặc tiếp xúc trực tiếp với
phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh.



Không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu, tập quán
cai sữa trước 1 tuổi làm tăng nguy cơ tiêu chảy.

Những trẻ suy dinh dưỡng thì bị tiêu chảy kéo dài và nặng hơn, dễ bị tử
vong hơn, nhất là những trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Ức chế hoặc suy giảm miễn dịch.

Ở những vùng nhiệt đới, tiêu chảy do Rotavirus xảy ra quanh năm
nhưng tăng vào các tháng khô và lạnh, ngược lại tiêu chảy do vi khuẩn
lại có cao điểm vào mùa mưa và nóng.
Các tác nhân thường gặp nhất gây tiêu chảy cấp tại
các nước đang phát triển:
Các tác nhân gây bệnh Tỷ lệ% các trường hợp
Virus Rotavirus 15 – 25
Vi khuẩn Enterotoxigenic,Escherichia coli
Shigella
Campilobacter jejuni
Vibrio cholerae 01
Salmonella(nontyphoid)
Enteropathogenic
10 – 20
5 – 15
10 – 15
5 – 10
1 – 5
1- 5
Ký sinh
trùng

Entamoeba histolytica
Giadia lamblia
Cryptoporidium
20 – 30
Tiêu chảy cấp ở trẻ em

Triệu chứng lâm sàng:

Triệu chứng tiêu hóa:

Tiêu chảy:xảy ra đột ngột.

Nôn.

Biếng ăn.
Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng mất nước: đánh giá dựa vào

Cần khai thác bệnh sử

Toàn trạng trẻ

Khát nước.

Mắt có thể bình thường, rất trũng và khô.

Nước mắt.

Miệng và lưỡi.


Độ chun giãn da.

Thóp trước.

Chân tay.

Mạch.

Thở

Cân bệnh nhi
Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng toàn thân:

Tình trạng dinh dưỡng:

Nuôi dưỡng trẻ trước khi bị ốm.

Trẻ bình thường.

Trẻ suy dinh dưỡng.

Biểu hiện thiếu vitamin A: quáng gà, vết Bitot, khô và loét giác
mạc.

Sốt và nhiễm khuẩn.
Cận lâm sàng:


Điện giải đồ: xác định tình trạng rối loạn điện giải.

Công thức bạch cầu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao trong các
bệnh nhiễm khuẩn.

Soi phân tươi:

Tìm hồng cầu, bạch cầu trong trường hợp tiêu chảy
xâm nhập, hoặc lỵ.

Tìm ký sinh trùng.

Cấy phân: thường ít giá trị chẩn đoán vì kết quả muộn
Nguyên tắc điều trị:

Hồi phục nước, điện giải.

Dinh dưỡng bệnh nhi.

Điều trị nhiễm khuẩn: Không được dùng kháng sinh cho mọi trường hợp
tiêu chảy, kháng sinh dùng không đúng chỉ định sẽ làm cho tiêu chảy kéo
dài.

Bổ sung kẽm cho bệnh nhân.

Không dùng các thuốc chống nôn, cầm ỉa: làm giảm nhu động ruột, có
nhiều tai biến trong điều trị tiêu chảy cấp.

Điều trị một số triệu chứng khác:


Co giật: do sốt cao, hạ đường huyết, rối loạn điện giải….

Trướng bụng.

……………
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

1. Thông tin chung:

Bệnh nhân Nguyễn Văn Nam 11 tháng tuổi.

Giới: Nam; nghề nghiệp: Trẻ em.

Địa chỉ: Dương Hà – Gia Lâm – Hà Nội.

Vào viện lúc 9h00 ngày 20/2/2012.

2. Bệnh sử:

Bệnh nhân xuất hiện nôn nhiều trước khi vào viện 2 ngày, nôn tự nhiên,
không khóc thét thành cơn, sau đó xuất hiện đi ngoài phân lỏng nước
màu trắng không có nhày máu, đi khoảng 20 lần/ ngày, kèm theo trẻ
xuất hiện sốt nóng, sốt liên tục, nhiệt độ đo được khoảng 37,5 độ - 38
độ, không co giật, không ho, đi tiểu it nước, khoảng 8 giờ nay chưa đi
tiểu, trẻ không bú được gia đình đưa vào viện.
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Tiền sử:

Tiền sử bản thân:


Trẻ là con thứ 1, mẹ mang thai 39 tuần, đẻ thường.

Cân nặng lúc sinh 3300 gr.

Dinh dưỡng: trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bắt đầu ăn bổ xung
trong tháng tiếp theo.

Trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

Tiền sử gia đình:

Quanh nhà trẻ có khoảng 5 cháu mắc tiêu chảy do Rotavirus.

Bố mẹ chưa vệ sinh ăn uống và phân của trẻ đúng cách.

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Nhân định:

Toàn trạng: trẻ li bì.

Mắt: rất trũng so với mức bình thường.

Niêm mạc miệng lưỡi khô.

Khi đưa ORS cho trẻ uống, trẻ không uống được.

Nếp véo da: mất rất chậm >2 giây.


Bụng chướng nhiều.

Sốt 38,1 độ.

Mạch 147 lần/phút, huyết áp: 75/45 mmHg.

Cân nặng: 11,0 kg (cân nặng bình thường của trẻ là 12,1 kg).
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Đánh giá mức độ mất nước:
Nhận định Đánh giá Chăm sóc
Có hai trong các dấu hiệu sau:

Li bì hoặc khó đánh thức

Mắt trũng

Không uống được hoặc uống kém

Nếp véo da mất rất chậm.
Mất nước nặng Chăm sóc theo
phác đồ C
Có hai trong các dấu hiệu sau:

Vật vã kích thích.

Mắt trũng.

Uống nước háo hức.


Nếp véo da mất chậm.
Có mất nước
Chăm sóc theo
phác đồ B
Không đủ các dấu hiệu đẻ phân loại là có
mất nước hay mất nước nặng.
Không mất nước.
Chăm sóc theo
phác đồ A.
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Dựa vào bảng trên ta đánh giá trẻ bị tiêu chảy ở tình huông trên mất
nước mức độ C (mất nước nặng).
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Chẩn đoán chăm sóc:

Trẻ mất nước liên quan đến nôn và đi ỉa phân lỏng nước nhiều lần
KQMĐ : Trẻ đi ngoài phân đặc sau 48 giờ

Nôn nhiều liên quan đến co bóp dạ dày.
KQMĐ : Trẻ hết nôn ăn được sau 12 giờ

Trẻ li bì liên quan đến mất nước nặng.
KQMĐ : Trẻ tỉnh táo chơi đùa sau 12 giờ

Sốt liên quan đến tình trạng mất nước và nhiễn virus.
KQMĐ : Trẻ đỡ sốt chơi ngoan sau 24 giờ

Chướng bụng liên quan đến thiếu hụt Kali

KQMĐ : Tình trạng chướng bụng của trẻ được cải thiện rõ rệt.

Thiếu hụt dinh dưỡng liên quan đến ăn kém và gia đình kiêng khem
quá mức
KQM Đ : Bà mẹ đã biết chế biến thức ăn và cho con ăn đủ chất dinh
dưỡng theo ô vuông thức ăn.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Chẩn đoán chăm sóc:

Mẹ thiếu hiểu biết về chăm sóc trẻ bị tiêu chảy liên quan đến việc chưa
được cung cấp thông tin về tiêu chảy.
KQMĐ : Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và phòng chống
được suy dinh dưỡng .
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Lập kế hoạch chăm sóc:

Theo dõi thường xuyên trẻ để phát hiện những bất thường xảy ra

Đánh giá đúng tình trạng mất nước và xử lí kịp thời.

Can thiệp y lệnh bồi phụ đủ nước, hạ sốt…

Điều chỉnh chế độ ăn thích hợp.

Nhắc nhở chế độ vệ sinh.

Giáo dục, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh tiêu chảy.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG


Thực hiên kế hoạch chăm sóc

Đánh giá bệnh nhân trong tình huống trên có tiêu chảy mất nước ở mức
độ C, tiến hành can thiệp y lệnh theo phác đồ C.

Bù nước bằng đường tĩnh mạch:

Dung dịch truyền: Ringerlactat (hoặc natriclorua 9%o).

Liều lượng và thời gian truyền:

Truyền dung dịch Ringerlactat 330 ml trong giờ đầu.

Trong 5 giờ tiếp theo dung dịch trên truyền 770 ml.

Lắp máy truyến dịch để đảm bảo đúng tốc độ dịch truyền.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Theo dõi đánh giá bệnh nhân:

Theo dõi sát chỉ số sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp; theo dõi số lượng
nước tiểu, số lần đi ngoài.

Sau khi truyền dịch 4 giờ trẻ bắt đầu khóc to, uống được ORS nhưng
vẫn kém, tiến hành cho trẻ uống ORS tốc độ 50 ml/giờ.

Sau 6 giờ truyền dịch:


Trẻ bắt đầu khóc to, uống nước háo hức.

Mạch 120 lần/phút, Huyết áp: 80/40 mmHg.

Đi tiểu được 180 ml.

Đi ngoài thêm 2 lần phân lỏng nước, màu trắng, không có máu.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Hướng dẫn, tư vấn cho mẹ trẻ chế độ ăn thích hợp nhằm cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhi.

Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có
giảm hơn bình thường, nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60%. Do vậy:

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ.

Ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, giàu chất dinh dưỡng, vitamin, nhất là phải cung
cấp đầy đủ chất đạm như thịt, cá, sữa, nhằm xúc tiến quá trình đổi mới tế bào
ruột.

Ăn nhiều bữa trong ngày.

Thường xuyên theo dõi cân nặng cho bệnh nhi.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ:

Tập để tạo thành thói quen tốt: rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị

bữa ăn, sau khi đi vệ sinh, đổ bô, quét nhà…

Gia đình phải có hố xí hợp vệ sinh và xử lú phân tốt.

Xóa bỏ tập quán chưa tốt: ăn gỏi cá, tiết canh, cai sữa khi trẻ bị tiêu
chảy.

Kiêng khem quá mức.

Không sử dụng kháng sinh bừa bãi.

Tự ý dung thuốc chống nôn, cầm đi ngoài.

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Đánh giá:

Trẻ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, da môi, đầu chi hồng.

Trẻ hết sốt, nhiệt độ 37
o
C.

Đỡ đi ngoài.

Đi tiểu được 180 ml sau 6 giờ truyền dịch.

Huyết áp 85/50mmHg.


Nếp véo da mất nhanh trước 2 giây.

Trẻ khóc có nước mắt.

Bụng hết trướng.

Bà mẹ bớt lo lắng, yên tâm điều trị và biết cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
ở giai đoạn cấp.
QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG

Phòng bệnh:

Song song với quá trình điêu trị và chăm sóc, việc tư vấn phòng bệnh cho
trẻ cũng góp một phần không kêm quan trọng:

Nuôi con bằng sữa mẹ.

Ăn sam đúng theo ô vuông thức ăn.

Thực hiện tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.

Giữ ấm cho trẻ.

Vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Sử dụng nguồn nước sạch.

×