Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ôn tập trắc nghiệm sinh 9 theo từng bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.05 KB, 34 trang )

BÀI 1:MENDEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Bài tập 1: Đối tượng của Di truyền học là:
a.Bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị b.Cây đậu Hà lan
có hoa lưỡng tính
c.Tất cả các thực vật và vi sinh vật d.Cả a, b đúng
Bài tập 2: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Menđen là:
a.Phương pháp phân tích các thế hệ lai
b.Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được
c.Thí nghiệm nhiều trên cây đậu Hà lan
d. Cả a và b đúng
Bài tập 3:Ý nghĩa thực tiễn của Di truyền học là:
a.Cung cấp cơ sở lí thuyết cho khoa học chọn giống
b.Có vai trò quan trọng đối với y học, công nghệ sinh học
c.Cung cấp các kiến thức cơ bản cho các phân môn Sinh học khác(Thực vật học, Động
vật học)
d.Cả a và b
Bài tập 4: Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong di truyền học là gì?
a.Tính trạng b. Cặp tính trạng tương phản c.Dòng thuần chủng
d.Cả a, b, c
Bài tập 5: Dùng từ:Hình thái,sinh lí, trái ngược nhau, tính trạng, tương phản, đồng nhất,
nhân tố điền vào chỗ trống:
+Tính trạng là những đặc điểm cụ thể về………… , cấu tạo………… của một cơ thể.
+Cặp tính trạng……………là hai trạng thái khác nhau thuộc cùng một loại tính trạng có
biểu hiện……….
+Gen là …………di truyền xác định hay kiểm tra một hoặc một số………….của sinh vật
+Dòng hay giống thuần chủng là giống có đặc tính DT…………các thế hệ sau giống các
thế hệ trước
BÀI 2: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Sinh học 9 Trang 1
Bài tập 1:Điền các cụm từ thích hợp vào chỗ trống: Menđen đã giải thích kết quả thí
nghiệm của mình bằng sự …………… và ………… . của cặp nhân tố di truyền ( gen )


qui định cặp tính trạng tương phản thông qua các quá trình………………… và
……………. Đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
Bài tập 2: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tíhn trạng tương
phản thì……….
a.F
1
phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
b. F
2
phân li theo tính trạng tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
c. F
1
đồng tính về tính trạng của bố mẹ và F
2
phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn
d. F
2
phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 1 trội: 1 lặn
Bài tập 3Tại sao Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện phép lai?
a.Để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng b.Để dễ tác động vào sự biểu hiện các
tính trạng
c.Để thực hiện phép lai có hiệu quả cao d.Cả b và c
BÀI 3: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG(TT)
Bài 1:Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?
a/ Phát hiện được thể đồng hợp trong chọn giống
b/ Phát hiện được thể dị hợp trong chọn giống
c/ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống
d/ Phát hiện được tính trạng trội và tính trạng lặn.
Bài 2Khi cho lai cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được :
a/ Toàn cà chua quả vàng b/ Toàn quả đỏ

c/ Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng d/ Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Bài 3:Người ta sử dụng phép lai phân tích nhằm mục đích gì?
a/ Để nâng cao hiệu quả lai
b/ Xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
c/ Để phân biệt thể đồng hợp trội với thể dị hợp
d/ Cả b và c đều đúng
Sinh học 9 Trang 2
Bài 4:Kết luận nào sau đây đúng khi nói về kiểu gen aa
a/ Cá thể có kiểu hình trội b/ Là kiểu gen đồng hợp trội
c/ Luôn biểu hiện kiểu hình lặn d/ Cả a, b, c đều đúng.
Bài 5:Thế nào là trội không hoàn toàn?
a.Là hiện tượng con cái sinh ra chỉ mang tính trạng trung gian giữa bố và mẹ
b.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F
1
biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ
c.Là hiện tượng di truyền mà trong đó kiểu hình F
2
biểu hiện theo tỉ lệ : 1trội: 2 trung
gian: 1 lặn.
d.Cả b và c.
BÀI 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG
BÀI 1:Biến dị tổ hợp là gì?
a/ Biến dị tổ hợp là làm thay đổi những kiểu hình đã có.
b/ Biến dị tổ hợp là tạo ra những biến đổi hàng loạt.
c/ Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố, mẹ.
d/ Cả a và b đều đúng.
Bài 2:Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính ?
a/ Vì thông qua giảm phân ( phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng ) đã
tạo ra sự đa dạng của các giao tử.
b/ Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ

hợp gen.
c/ Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen.
d/ Cả a và b.
Bài 3: Ở cà chua gen A quy định quả màu đỏ, gen a quy định quả màu vàng .hãy xác
định kiểu gen và kiểu hình trong phép lai sau:
a.Cây quả vàng x Cây quả vàng b.Cây quả đỏ x Cây quả vàng c.Cây
quả đỏ x cây quả đỏ
BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TT)
Câu 1: Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì:
a/ Sự phân li của tính trạng này không phụ thuộc vào tính trạng khác.
Sinh học 9 Trang 3
b/ F
1
phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:2:1
c/ F
2
có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
d/ F
2
có tỉ lệ kiểu hình 3:1
Câu 2:Menđen cho rằng: các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập vì:
a.Tất cả F
1
có kiểu hình vàng trơn
b.Tỉ lệ kiểu hình F
2
bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
c.F
2
phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 9 vàng ,trơn: 3 vàng, nhăn: 3xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

d.Cả b và c đúng
Câu 3: Ở chuột, màu sắc chiều dài lông di truyền độc lập với nhau, mỗi tính trạng do một
gen chi phối. Khi lai hai dòng thuần chủng lông đen, dài với chuột lông trắng, ngắn được
F
1
toàn chuột lông đen, ngắn. Cho chuột F
1
tiếp tục giao phối với nhua được f
2
có tỉ lệ
kiểu hình như thế nào trong các trươngh2 hợp sau:
a.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông trắng, ngắn
b.9 lông đen, dài: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài.
c.9 lông trắng, ngắn: 3 lông đen, ngắn : 3 lông trắng, dài: 1 lông đen , ngắn
d.9 lông đen, ngắn : 3 lông đen, dài : 3 lông trắng, ngắn: 1 lông trắng, dài
Câu 4: Ở người gen A quy định tóc xoăn, gen a quy định tóc thẳng, gen B quy định mắt
đen, gen b quy định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng,
mắt xanh. Mẹ phải có kiểu gen và kiểu hình như thế nào trong các trường hợp sau, để
con sinh ra đều là tóc xoăn, mắt đen?
a.AaBb – tóc xoăn, mắt đen b.AaBB – tóc xoăn, mắt đen
c. AABb- tóc xoăn, mắt đen d.AABB- tóc xoăn, mắt đen
Câu 5: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng, B quy định quả tròn, b
quy định quả bầu dục. Khi cho lai giống cà chua quả màu đỏ ,dạng bầu dục với quả
vàng , dạng tròn được F
1
đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F
1
giao phấn với nhau được
F
2

có 901 cây quả tròn, đỏ ; 299 cây quả đỏ, bầu dục; 301 cây quả vàng, tròn; 103 cây
quả vàng, bầu dục.Kiểu gen của P như thế nào trong các trường hợp sau:
a. P: AABB x aabb b.P:Aabb X aaBb c.P: AaBB x AABb
d.Aabb x aaBB
Sinh học 9 Trang 4
BÀI 8: NHIỄM SẮC THỂ
Bài 1:NST có hình thái và kích thước như thế nào?
a. Hình thái và kích thước NST thường thay đổi qua các kì của quá trình phân bào,
nhưng mỗi NST đều có hình thái và kích thước đặc trưng qua các thế hệ.
b. Ở kì giữa( khi xoắn cực đại), NST có hình hạt, hình que, hình chữ V
c. Hình thái và kích thước NST phụ thuộc vào từng loài và không thể xác địh được
d. Cả a và b .
Bài 2:Tính đặc trưng của NST là gì?
a. Tế bào mỗi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng
b. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ]
c. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
d. Cả a và b
Bài 3:Chức năng của NST là gì?
a.NST mang gen quy định các tính trạng di truyền.
b.Sự tự nhân đôi của từng NST cùng với sự phân li trong quá trình phát sinh giao tử
và tổ hợp trong thụ tinh của các cặp NST tương đồng là cơ chế di truyền các tính trạng
c.Là thành phần cấu tạo chủ yếu để hình thành nhân tế bào
d.Cả a và b
Baì 4: Thế nào là cặp NST tương đồng?
a.Là cặp NST chỉ tồn tại trong tế bào sinh dưỡng
b.Gồm 2 chiếc giống nhau về hình dạng, kích thước, trong đó một chiếc có nguồn gốc từ
bố,một chiếc có nguồn gốc từ mẹ.
c.Là cặp NST được hình thành sau khi NST tự nhân đôi.
d.Cả a và b
BÀI 9: NGUYÊN PHÂN

Baì 1:Sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào của chu kí phân bào?
a.Kì trung gian b.Kì đầu c.Kì giữa d.Kì sau
Sinh học 9 Trang 5
Bài 2: Nguyên phân là gì?
a.Là sự phân chia tế bào đảm bảo cho cơ thể lớn lên
b.Là phương thưc duy trì sự ổn định của bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào.
c.Là sự phân chia đồng đều bộ NST về hai tế bào con
d.Cả a và b
Bài 3: Nguyên phân có ý nghĩa gì?
a.Sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho hai tế baò co
b.Phân chia đồng đều chất tế bào cho hai tế bào con.
c.Sự phân li đồng đều các crômatit về 2 tế bào con.
d.Cả b và c
Bài 4:Chọn từ thích hợp trong số các từ sau để điền vào chỗ trống “Khi bắt đầu nguyên
phân, các NST kép dần dần ……………………, co ngắn, có hình thái rõ rệt và tâm động
đính vào các sợi tơ của thoi phân bào”
a.Co ngắn b.Đóng xoắn c.Dãn xoắn d.Tháo xoắn
Bài 5 Sắp xếp thông tinở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột trả lời
Cột A Cột B Trả lời
1.Kì đầu
2. Kì
giữa
3.Kì sau
4.Kì cuối
a.Các NST đơn giãn xoắn dài ra, ở dạng mảnh dần thành chất
nhiễm sắc
b.Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co xoắn, có hình thái rõ rệt
c.Các NST kep đính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động
d.Từng cặp NST kép tách nhau ở tâm động hình thành 2 NST
đơn phân li về 2 cực của tế bào

e.Các NST kép đóng xoắn cực đại.
g.Các NST kép nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
1-
2-
3-
4-
BÀI 10: GIẢM PHÂN
Bài 1:Vì sao những diễn biến co bản của NST ở kì sau I là cơ sở cho sự khác nhau về
nguồn gốc NST trong giao tử?
a.Ở kì sau I, các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế
bào
Sinh học 9 Trang 6
b.Các NST kép trong 2 nhân mới được hình thành có bộ NST đơn bội, khác nhau về
nguồn gốc
c.Các NST kép của 2 tế bào mới tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào(kì
giữa II).
d.Từng NST kép trong hai tế bào mới tách nahu ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về
2 cực của tế bào, 4 tế bào con được hình thành với bộ NST lưỡng bội
Bài 2:Ở giảm phân II, tại kì giữa,các………………… xếp thành một hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào. Tiếp đến là kì sau, từng NST kép tách nhau ở tâm động thành
2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào
a.NST đơn b.NST kép c.Các NST d.Từng NST
Bài 3 Ở ruồi giấm, bộ NST 2n = 8. Một TB đang ở kì sau của giảm phân II sẽ có bao
nhiêu NST đơn?
a.16 b.8 c.4 d.2
Bài 4 Nhờ đâu bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được ổn định qua
các thế hệ?
a. Do qua giảm phân, bộ NST(2n) đặc trưng cho loài bị giảm đi một nửa, hình thành
bộ NST đơn bội (n) trong giao tử
b. Do trong thụ tinh, các giao tử đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng

bội(2n) đặc trưng cho loài.
c. Do trong giảm phân và thụ tinh khpông xảy ra quá trình biến đổi NST
d. Cả a, b và c
BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH
Bài 1:Trong quá trình thụ tinh, sự kiện nào là quan trọng nhất?
a.Sự kết hợp giữa nhân của giao tử đực và giao tử cái
b.Sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
c.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
d.Cả a và b
Bài 2:Đối với các loài sinh sản SD và sinh sanû vô tính, cơ chế nào duy trì bộ NST đặc
trưng của loài?
Sinh học 9 Trang 7
a. Nguyên phân b.Giảm phân c.Nguyên phân- giảm phân- thụ tinh
d.Cả a và b
Bài 3:Loại tế bào nào có bộ NST đơn bội?
a.Hợp tử b. Giao tử c. Tế bào sinh dưỡng Cả a, b và c
Bài 4:Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh là gì?
a.Bộ NST lưỡng bội(2n) qua giảm phân tạo ra bộ NST đơn bội(n) ở giao tử.
b. Trong thụ tinh,các giao tử có bộ NST đơn bội(n) kết hợp với nhau tạo ra các hợp tử có
bộ NST lưỡng bội (2n)
c. Tạo ra nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng NST, làm tăng biến dị tổ
hợp.
d.Cả a, b, c
BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH
Bài 1 NST giới tính có ở những loại tế bào nào?
a.Tế bào sinh dưỡng b.Tế bào sinh dục c.Tế bào phôi d.Cả
a,b,c
Bài 2 Tại sao ở những loài giao phối, tỉ lệ đưc: cái sắp xỉ 1:1:
a.Vì số giao tử đực mang NST Y tương đương với số giao tử cái mang NST X
b.Vì số con cái và con đực trong loài bằng nhau

c.Vì số giao tử đực bằng số giao tử cái
d.Cả b và c
Bài 3 Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính trong đời cá thể?
a.Các nhân tố MT trong và ngoài tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển cá thể
b.Sự kết hợp các NST trong hình thành giao tử và hợp tử
c.Sự chăm sóc, nuôi dưỡng của bố mẹ
d.Cả b và c
BÀI 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT
Bài 1: Di truyền liên kết là gì?
a.Là hiện tượng các gen qui định các tính trạng nằm trêm một NST được phân li cùng
nhau trong quá trình phân bào.
Sinh học 9 Trang 8
b.Sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng được quy định các gen trên NST giới tính
c.Sự di truyền làm xuất hiện các tính trạng mới
d.Cả a, b ,c
Bài 2:Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính là gì?
a.Được vận dụng để chọn những nhóm tính trạng tốt luôn di truyền với nhau
b.Được vận dụng trong xây dựong luật hôn nhân gia đình.
c.Được sử dụng để xác điïnh kiểu gen của các cơ thể đem lại
d.Cả a và b
BÀI 15: ADN
Bài 1:Cấu tạo hóa học của AND có đặc điểm gì?
a.ADN có kích thước lớn b.ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa
phân
c.Thành phần chủ yếu trong AND là các nguyên tố:C,H,O,N d.Cả a,b,c đúng
Bài 2:Chọn phương án sai:Cấu trúc của một đoạn AND, liên kết Hiđrô được hình thành
giữa các nuclêôtic nào?
a.A-T và T-A b.G-X và G-U c.X-G và T-A d.A-T và G-
X
Bài 3:Trên phân tử AND, chiều dài mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu?

a.3,4 A
0
b.34 A
0
c.340 A
0
d.20 A
0
Bài 4: Trên phân tử AND, đường kính mỗi chu kì xoắn là bao nhiêu?
a.20 A
0
b.10 A
0
c.50 A
0
d.100 A
0
Bài 5:Nguyên tắc bổ sung là gì?
a.Các nuclêôtic giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên
kết với G và T liên kết với X
b.Các nuclêôtic giữa hai mạch của phân tử ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên
kết với T và G liên kết với X
c. Các nuclêôtic liên kết với nhau theo chiều dọc bằng các liên kết Hiđrô
d.Cả a và b
Sinh học 9 Trang 9
Bài 6:Một gen có 2700 nuclêôtic và có hiệu số giữa A và G bằng 10% số nuclêôtic của
gen. Số lượng từng loại nuclêôtic của gen là bao nhiêu?
a.A=T= 810 nuclêôtic và G=X= 540 nuclêôtic b. A=T= 405 nuclêôtic và
G=X= 270 nuclêôtic
c. A=T= 1620 nuclêôtic và G=X= 1080 nuclêôtic d.A=T= 1215nuclêôtic và

G=X= 810 nuclêôtic
BÀI 16: AND VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
Bài 1:Quá trình nhân đôi của AND diễn ra theo nguyên tắc nào?
a.Nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T và G liên kết với X
b.Nguyên tắc bán bảo toàn: trong phân tử của AND có một mạch cũ và một mạch mới
c.Nguyên tắc khuôn mẫu: mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của AND mẹ
d.Cả a, b,c
Bài 2:Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại
nuclêôtic đã tạo nên tính………………………… của AND. Tính đa dạng và đặc thù
của AND là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật”
a.Đặc trưng b. Đa dạng c.Sự phong phú d.Rất nhiều
Bài 3:Gen là gì?
aLà một đoạn của phân tử AND mang thông tin di truyền, có khả năng tự nhân đôi
b.Là một đoạn NST.
c.Bao gồm các nuclêôtic liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị
d.Cả a, b,c
Bài 4:Bản chất của gen là gì?
a.Là một đoạn của phân tử AND chứa thông tin di truyền b.Có khả năng
nhân đôi
c.Là một đại phân tử gồm nhiều đơn phân d.Cả a và b
Bài 5:Chức năng cảu AND là gì?
a.Tự nhân đôi để duy trì sự ổn định qua các thế hệ b.Lưu trữ và truyền đạt thông tin di
truyền
c.Điều khiển sự hình thành các tính trạng của cơ thể d.Cả c và d
Sinh học 9 Trang 10
BÀI 17: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
Bài 1: “Gen là một đoạn phân tử AND có chức năng…………………….xác định.Tùy
theo chức năng mà gen được phân thành nhiều lọai. Ở đây, ta đề cập chủ yếu tới gen cấu
trúc mang thông tin quy định cấu trúc của một phân tử prôtêin”. Từ phù hợp cần điền là
gì?

a.Duy trì b. Di truyền c.Lưu giữ d.Điều khiển
Bài 2:Loại ARN nào có chức năng truyền đạt thông tin di truyền?
a.ARN vận chuyển b.ARN thông tin c.ARN ribôxôm d.Cả a,b,c
Bài 3: “ARN được tổng hợp dựa trên…………………khuôn mẫu của gen và diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung. Do đó,trình tự các nuclêôtit trên các mạch khuôn của gen quy định
trình tự các nuclêôtic trên mạch ARN”. Từ cần điền là gì?
a. Đặc biệt b.Một mạch c.Đặc trưng d.Xác định
BÀI 18: PRÔTÊIN
Bài 1:Prôtêin có cấu trúc như thế nào?
a.Là đại phân tử, có khối lượng lớn b.Được cấu tạo chủ yếu bằng 4
nguyên tố: C, H, O, N
c.Được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm hàng trăm đơn phân d.Cả a,b,c
Bài 2:Tính đặc thù của prôtêin do yếu tố nào xác định?
a. Vai trò của prôtêin b. Các bậc cấu trúc không gian của prôtêin
c.Thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các axit amin d.Cả b và c
Bài 3:Vai trò quan trọng của prôtêin là gì?
a.Làm chất xúc tác, điều hòa quá trình trao đổi chất
b.Tham gia hoạt động sống của tế bào, bảo vệ cơ thể
c.Là thành phần cấu trúc cuả tế bào trong cơ thể
d.Cả a, b, c
BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
Bài 1:Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng trong sơ đồ: “Gen  mARN 
prôtêin tính trạng” là gì?
a.Sau khi được hình thành, nARN thực hiện tổng hợp prôtêin ở trong nhân
Sinh học 9 Trang 11
b.Trình tự các axitamin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự các nuclêôtic
trên AND
c.Khi ribôxôm chuyển dịch trên mARN thì prôtêin đặc trưng được hình thành làm cơ sở
cho sự biểu hiện các tính trạng
d.Cả a, b, c

Bài 2:Chọn từ thích hợp cần điền trong đoạn sau: “ Trình tự các…………………. Trên
AND quy định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin và biểu hiện
thành tính trạng”.
a.Axit amin b.Nuclêôtit c.Gen d.Ribôxôm
Bài 3:Hãy sắp xếp thông tin ở cột A và cột B sao cho phù hợp, ghi kết quả vào cột C
Các đại phân
tử(A)
Cấu trúc và chức năng(B) Kết
quả(C )
1.ADN
2.ARN
3.Prôtêin
a.Chuỗi xoắn kép gồm 4 loại nuclêôtit(A,T,G,X)
b. Một hay nhiều chuỗi đơn, đơn phân là các axit amin
c. Chuỗi xoắn đơn gồm 4 loại nuclêôtit(A,U,G,X)
d.Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền
e.Cấu trúc các bộ phận của tế bào, ezim, hoocmon,vận
chuyển, cung cấp năng lượng
g.Truyền đạt thông tin di truyền từ AND đến prôtêin,
vận chuyển các axit amin, câú tạo nên các ribôxôm
1-
2-
3-
BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN
Bài 1: Thế nào là đột biến gen?
a.Là những biến đổi trong cấu trúc gen
c.Là những biến đổi về kiểu hình do kiểu gen gây ra
b.Là những tác động từ môi trường làm ảnh hưởng đến kiểu gen d.Cả a và b
Bài 2: Nguyên nhân gây ra đột biến gen là gì?
a.Do con người tạo ra bằng các tác nhân vật lí và hóa học

b.Do roiá loạn quá trình tự sao chép AND dưới tác động của môi trường
c.Do cạnh trang giữa cá thể đực và cái trong loài.
d.Cả a và b
Sinh học 9 Trang 12
Bài 3:Tại sao đột biến gen thường có hại mà vẫn có ý nghĩa trong chăn nuôi và trồng
trọt?
a.Đột biến gen phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, nên thường có hại
b.Đột biến gen có thể tạo ra kiểu hình thích ứng với đieuà kiện ngoại cảnh
c.Đột biến gen thường co hại cho bản thân sinh vật, nhưng có thể có lợi cho con người
d.Cả a, b, c
Bài 4:Đột biến gen phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a.Đặc điểm cấu trúc gen b.Tác nhân ngoại cảnh hay rối loạn quá trình trao đổi
chất
c.Các điều kiện sống khắc nghiệt d.Cả a và b
Bài 5: “ Đột biến gen là những biến đổi trong ……………………… của gen. Đột biến
gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể tới phân tử AND,
xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra”. Từ cần điền là gì?
a.Kiểu hình b.Kiểu gen c.Cấu trúc d.Tính trạng
BÀI 22 : ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
Bài 1:Đột biến NST là gì?
a.Là sự thay đổi về số lượng NST b. Là sự thay đổi về cấu trúc NST
c. Là sự thay đổi rất lớn về kiểu hình d.Cả a và b
Bài 2: Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây ra hậu quả lớn?
a.Lặp đoạn NST b.Đảo đoạn NST c.Mất đoạn NST d.Cả a và b
Bài 3:Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST là gì?
a.Do các tác nhân vật lí, hóa học từ môi trường tác động làm phá vỡ cấu trúc NST.
b.Do con người chủ động sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào cơ thể sinh
vật.
c.Do quá trình giao phối ở các sinh vật sinh sản hữu tính
d.Cả a và b

Bài 4:” Đột biến cấu trúc NST là những………………………….trong cấu trúc NST như
các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.Tác nhân vật lí, hóa học của ngoại cảnh là
nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến NST”. Từ cần điền là gì?
Sinh học 9 Trang 13
a.Thay đổi b.Biến đổi c.Thay thế d.Chuyển
đổi
BÀI 23 : ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
Bài 1: Thế nào là hiện tượng dị bội?
a.Là hiện tượng biến đổi số lượng của một hoặc một số cặp NST
b. Là hiện tượng tăng số lượng của một hoặc một số cặp NST
c. Là hiện tượng giảm số lượng của một hoặc một số cặp NST
d.Cả a và b
Bài 2: Những dạng nào thuộc thể dị bội?
a.Dạng 2n-2 b.Dạng 2n-1 c.Dạng 2n+1 d. Cả
a, b, c
Bài 3: Cơ chế nào dẫn đến sự phát sinh thể dị bội?
a.Do không phân li một hoặc một số cặp NST trong giảm phân
b. Trong hai giao tử được tạo thành thì một số giao tử không có NST nào.
c. Trong thụ tinh, sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử đột biến sẽ tạo ra hợp
tử dị bội.
d.Cả a, b,c
Bài 4: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống “ Đột biến thêm hoặc mất
…………………ở một cặp NST nào đó có thể xảy ra ở người , động vật, thực vật”
a.Đoạn NST b.Một NST c.Hai NST d.Một gen
Bài 5: Thế nào là thể đa bội?
a.Là cơ thể có tế bào sinh dưỡng chứa số NST là bội số của n(>2n)
b.Là cơ thể phát triển mạnh hơn bình thường
c.Là cơ thể dị hợp có sức sống cao hơn bố mẹ
d.Cả b và c
Bài 6: Cơ chế nào dẫn đến sự phát sinh thể đa bội?

a.Thoi vo sắc không hình thành nên toàn bộ các cặp NST không phân li
b.Bộ NST không phân li trong quá trình phân bào
c.Các điều kiện ngoại cảnh thay đổi đột ngột
Sinh học 9 Trang 14
d.Cả a và b
BÀI 25: THƯỜNG BIẾN.
Bài 1:Thường biến là gì?
a.Là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trức tiếp của
môi trường
b.Thường biến thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định và không di truyền được
c.Thường biến là những biến đổi về kiểu gen và kiểu hình được biểu hiện trên cơ thể sinh
vật
d.Cả a và b
Bài 2:Nguyên nhân gây ra thường biến?
a.Do các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể sinh vật b.Do điều kiện nhiệt độ ở
môi trường c.Do biến đổi kiểu hình và chịu sự tác động của môi trường d. Cả b và c
Bài 3: Biến dị nào di truyền được?
a.Đột biến b. Thường biến c. biến dị tổ hợp d.Cả a và c
Bài 4: Mức phản ứng là gì?
a.Là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi trường khác nhau.
b.Là khả năng sinh vật có thể phản ứng trước những điều kiện bất lợi của môi trường.
c.Là mức độ biểu hiện kiểu hình trước những điều kiện sớng khác nhau.
d.Cả b và c
Bài 5:Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
ở bảng sau:
Các loại biến
dị
Các đặc điểm biến dị Trả
lời( C)
1.Đột biến

2.Thường biến
a.Là biến dị kiểu hình không di truyền được cho thế hệ sau.
b.Do biến đổi vật chất di truyền(AND,NST), nên di truyền
được
c.Những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới
ảnh hưởng trực tiếp của môi trường
d.Xuất hiện với tầng số thấp một cách ngẫu nhiên và thường
1-
2-
Sinh học 9 Trang 15
có hại.
e.Phát sinh đồng loạt theo một hướng, tương ứng với điều
kiện MT.
BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI.
Bài 1:Thế nào là phương pháp nghiên cứ phả hệ?
a.Là phương pháp thep dõi những bệnh tật di truyền của một dòng họ qua một số thế hệ
b. Là phương pháp nghiên cứu đặc điểm di truyền của một bộ tộc nào đó.
c.Là phương pháp theo dõisự di truyền một tính trạng nhất định trên những người thuộc
cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ.
d.Cả b và c
Bài 2:Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những điểm nào?
a.Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình
b.Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng một kiểu gen và cùng giới tính
c.Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính
d.Cả b và c
Bài 3:Ý nghĩa của nghiên cưu ù trẻ đồng sinh là gì?
a.Biết được tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều
kiện cho việc phát triển tính cách cuả trẻ được nghiên cứu.
b.Biết được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động.
c.Biết được vai trò của kiểu gen và môi trường đối voới sự hình thành tính trạng

d.Cả a, b,c.
BÀI 29:BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
Bài 1:Bệnh Đao biểu hiện hnư thế nào?
a.Bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, ngón tay
ngắn.
b.Si đần bẩm sinh và không có con
c.Da và tóc trắng, mắt màu hồng
Sinh học 9 Trang 16
d.Cả a và b
Bài 2:Chọn câu đúng trong các câu sau:
a.Bệnh nhân Tớcnơ chỉ có 1 NST X trong cặp NST giới tính
b.Hội chứng Tớcnơ xuất hiện với tỉ lệ 1% ở nữ
c.Người mắc bệnh Đao có 3 NST ở cặp NST giới tính
d.Bệnh bạch tạng được chi phối bởi cặp gen dị hợp.
Bài 3:Nguyên nhân dẫn đến bệnh, tật di truyền là:
a.Do quá trình trao đổi chất bị nội baò bị rối loạn b.Do môi trường bị ô
nhiễm
c.Do các tác nhân vật lí, hóa học tác động vào quá trình phân bào d.Cả a, b,c
Bài 4:Các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh, tật di truyền là gì?
a.Sử dụng thuốc trừ cỏ, trừ sâu và một số chất độc khác theo đúng quy trình và hợp lí
b.Tích cực phòng chống ô nhiễm mội trường
c.Khi có bệnh tật di truyền thì không nên sinh con.
d.Cả a và b.
Bài 5: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào
cột C ở bảng sau
Các bệnh di truyền Đặc điểm các bệnh, tật di truyền Kết
quả(C)
1.Bệnh Đao
2.Bệnh Tớcnơ
3.Bệnh câm điếc bẩm

sinh
4. Bệnh Bạch tạng
5. Tật 6 ngón ở người
a.Da và tóc màu trắng, mắt màu hồng
b.Tay 6 ngón
c.Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát
triển
d. Bé lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, ngón tay
ngắn
e.Câm và điếc bẩm sinh
g. Xương chi ngắn, bàn chân có nhiều ngón
1-
2-
3-
4-
5-
BÀI 30:DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
Sinh học 9 Trang 17
Bài 1:Thế nào là di truyền y học tư vấn?
a.Là khoa học nghiên cứ phả hệ, xét nghiệm, chẩn đoán về mặt di truyền
b.Là cung cấp những lời khuyên về một bệnh, tật di truyền nào đó.
c.Là khoa học nghiên cứu và cung cấp những lời khuyên cho hôn nhân
d.Cả a và b
Bài 2:Chức năng của Di truyền học tư vấn là gì?
a.Chẩn đoán, cung cấp thông tin và lời khuyên
b.Tìm hiểu khả năng mắc bệnh của con cháu về một số bệnh nào đó.
c.Đưa ra những cơ sở khoa học để phòng tránh các bệnh di truyền
d. Cả a và b
Bài 3:Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn?
a.Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật của con cháu của họ sẽ tăng lên rõ rệt

b. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình.
c. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật Hôn nhân và gia đình
d. Cả a và c
Bài 4: Người con trai và người con gái được sinh ra từ 2 gia đình có mắc chứng câm điếc
muốn biết họ có nên kết hôn với nhau không, lời khuyên trong trường hợp này là:
a.Không nên kết hôn
b.Nếu kết hôn thì không nên sinh conđể tránh đồng hợp tử về gen gây bệnh.
c.Nếu muốn kết hôn với đối tượng khác thì nên tránh những người mà trong gia đình có
người mắc bệnh câm điếc
d.Cả a, b,c
Bài 5:Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?
a.Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy trong mô xương, mô máu,
tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu, các khối u và đột biến
b.Các hóa chất, thuốc diệt cỏ, tuốc trừ sâu… làm tăng đột biến NST ở những người mắc
phải.
c. Các vụ thử bom nguyên tử đã gián tiếp gây ra các bệnh di truyền
d.Cả a và b
Sinh học 9 Trang 18
BÀI 31: CỘNG NGHỆ TẾ BÀO
Bài 1:Thế nào là công nghệ tế bào?
a.Là công nghệ ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh
dưỡng nhân tạo để tạo ra các mô
b.Các cơ thể được tạo ra có thể giống nhau hoặc khác (trong trường hợpxử lí tế bào
xôma)với dạng gốc
c.Là công nghệ chuyên nghiên cứu và vận dụng các vấn đề liên quan tới tế bào.
d.Cà a và b
Bài 2: Ứng dụng công nghệ tế bào là gì?
a.Nhân giống vô tính cây trồng trong ống nghệm c.Nhân bản vô tính
ở động vật
b.Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng d.Cả a,b,c

Bài 3:Công nghệ tế bào gồm những công đoạn chủ yếu nào?
a.Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo
ra các mô, cơ quan, cơ thể.
b.Dùng hoocmon sinh trưởng để kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hay cơ thể
hoàn chỉnh
c.Tách và nuôi cấy mô non trong điều kiện dinh dưỡng tối ưu
d.Cả a và b
Sinh học 9 Trang 19
BÀI 32: CÔNG NGHỆ GEN
Bài 1:Công nghệ sinh học là gì?
a.Là công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm
sinh hcọ cần thiết cho con người
b.Là công nghệ sản xuất và chế biến những sản phẩm thuộc về động thực vật và vi sinh
vật
c.Là công nghệ vâïn dụng các kiến thức sinh học trong quy trình sản xuất và chế biến sản
phẩm
d.Cả b và c
Bài 2: Mục đích của việc sử dụng kỉ thuật gen là gì?
a.Là để chuyển đoạn AND mang một hoặc một cụm gen từ TB của loài cho sang tế bào
của loài nhận
b.Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống
c.Là tập trung các gen trội có lợi vaò những cơ thể dùng làm giống
d.Cả a và b
Bài 3: Kĩ thuật gen gồm những giai đoạn nào?
a.Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vikhuẩn
hoặc virut.
b.Tạo ADN tái tổ hợp, cắt ADN của tế bào cho và phân tử ADN làm thể truyền và lập tức
ghép ADN của tế bào cho vào ADN của thể truyền.
c.Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép thể hiện.
d.Cả a,b,c

Sinh học 9 Trang 20
Bài 4: Kĩ thuật gen được ứng dụng như thế nào?
a.Tạo ra các chủng vi sinh vật mới b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen
c.Tạo giông động vật biến đổi gen d.Cả a, b, c
BÀI 33: GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
Bài 1:Các tác nhân vật lí dùng để gây đột biến nhân tạo gồm những loại nào?
a.Các tia phóng xạ b.Tia tử ngoại c.Sốc nhiệt d.Cả
a, b ,c
Bài 2:Hóa chất có tác dụng gây đột biến như thế nào?
a.Khi vào tế bào, hóa chất tác động trực tiếp lên phân tử AND, gây ra thay thế, mất hoặc
thêm cặp nuclêôtit.
b.Hóa chất làm cản trở sự hình thành thoi vô sắc, gây rối loạn phân bào.
c.Hóa chất tác động vào NST gây đột biến mất đoạn, thêm đoạn, và lập đoạn NST
d.Cả a và b
Bài 3:Người ta sử dụng hóa chất để gây đột biến bằng cách nào?
a.Ngâm hạt khô hay hạt nảy mầm ở thời điểm nhất định trong dung dịch hóa chất có nồng
độ thích hợp.
b.Tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy hoặc quấn bông có tẩm dung dịch hóa chất vào
đỉnh sinh dưỡng của thân hoặc chồi.
c.Các hóa chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng của vật nuôi.
d. Cả a, b, c
BÀI 34: THOÁI HÓA GIỐNG DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
Bài 1:Làm thế nào để tạo dòng thuần ở cây giao phấn?
a.Lấy hạt phấn của cây nào thì rắc lên đầu nhụy của cây hoa đó
b.Gieo hạt của một cây thành một hàng, chọn cây có đặc điểm mong muốnrồi lại cho tự
thụ phấn
c.Tiến hành tự thụ phấn liên tục sẽ tạo được dòng thuần
d. Cả a, b, c
Bài 2: Ý nghĩa của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết là gì?
a. Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn b. Tạo dòng thuần

Sinh học 9 Trang 21
c. Đánh giá kiểu gen, phát hiện gen xấu để loại bỏ d. Cả a, b, c
Bài 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
ở bảng sau
Các hình thức Các đặc điểm thoái hóa Kết quả
1.Tự thụ phấn
2.Giao phối
gần
a. Các cá thể có sức sống kém dần
b.Sinh trưởøng và phát triển yếu
c.Sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm, chết non
d.Nhiều cá thể chết hoặc bộc lộ những đặc điểm có
hại
1-
2-
BÀI 35: ƯU THẾ LAI
Bài 1:Tại sao có hiện tượng ưu thế lai?
a.Khi 2 bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp nên biểu lộ tính trạng
xấu
b.Các tính trạng số lượng do gen trội quy định thường có lợi
c.Ở cơ thể lai F
1
có nhiều cặp gen dị hợp và biểu hiện tính trạng trội
d. Cả a, b, c
Bài 2:Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì?
a.Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng thế hệ lai F
1
b.Dùng phương pháp nhân giống vô tính đối với thực vật, dùng phương pháp lai kinh tế
đối với động vật
c. Nuôi trồng cách li các cá thể F

1
Bài 3:Ở nước ta tạo ưu thế lai bằng phương pháp nào?
a. Dùng phương pháp lai kinh tế ,đối với động vật b.Đối vớiTV,dùng phương
pháp lai khác dòng.
c.Dùng phương pháp gây đột biến và gây đa bội thể ở sinh vật d.Cả a và b
BÀI 36:CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC
Bài 1:Mục đích của chọn chọn lọc trong chọn giống là gì?
a.Trong quá trình tạo giống có thể xuất hiện kiểu gen xấu
b.Trong lai tạo giống và chọn giống đột biến, nhiều biến dị tổ hợp, đột biến cần được
đánh giá, kiểm tra và chọn lọc nhiều lần mới khẳng định được phẩm chất của chúng
Sinh học 9 Trang 22
c.Đánh giá chọn lọc nhiều lần mới có giống tốt đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng
d.Cả a và b.
Bài 2:Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp chọn lọc nào sau đây có hiệu quả hơn?
a.Chọn lọc hàng loạt một lần b.Chọn lọc hàng loạt nhiều lần
c.Chọn lọc cá thể, kiểm tra được giống qua đời con d.Cả a và b
Bài 3:Những phương pháp chính được sử dụng trong chọn giống cây trồng là gì?
a.Gây đột biến nhân tạo b. Lai hữu tính để tạo biến dị tổ hợp hoặc chọn lọc cá thể từ
giống hiện có
c.Tạo ưu thế lai và tạo giống đa bội thể d. Cả a, b, c.
Bài 4: “ Chọn lọc hàng loạt là dựa trên……………… chọn ra một nhóm cá thể phù hợp
nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống”. Từ cần điền là gì?
a.Đặc điểm b.Tính trạng c.Kiểu hình d.Kiểu gen
BÀI 37: THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG Ở VIỆT NAM
Bài 1:Chọn câu sai trong các câu sau:
a. Bằng phương pháp chọn lọc cxá thể đối với thể đột biến ưu tú, người ta đã tạo ra
các giống lúa có tiềm năng năng suất cao(DT
10
, TK
106…

)
b. Giống đậu tương DT
55
(năm 2000) được tạo ra bằng xử lí đột biến giống đậu tương
DT
74
có thời gian sinh trưởng ngắn, chịu rét tốt, hạt to
c. Giống lạc V
79
được tạo ra bằng chiếu xạ tia X vào hạt giống lạc bạch sa: sinh
trưởng khỏe, hạt to trung bình, đều, vỏ dễ bóc
d. Giống cà chua hồng lan được tạo từ thể đột biến nhân tạo từ giống cà chua Balan
trắng
Bài 2:Trong chọn giống, gây đột biến nhân tạo gồm có những phương pháp nào?
a.Gây đột biến nhân tạo rồi chọn các thể đề tạo giống mơiù
b.Phối hợp giữa lai hữu tính và xử lí đột biến
c.Chọn giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị hoặc đột biến xôma
d.Cả a, b ,c.
Sinh học 9 Trang 23
Bài 3: “ Thành tưụ nổi bật trong…………………… cây trồng ở Việt Nam là gây đột
biến nhân tạo, lai hữu tính để tạo ra biến dị tổ hợp, tạo giống ưu thế lai, tạo thể đa bội và
áp dụng kĩ thuật của công nghệ tế bào và công nghệ gen” Từ cần điền là gì?
a.Gây giống b.Tạo giống c.Chọn giống d. Lai
giống
BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Bài 1:Những sinh vật nào sau đây sống trong đất?
a.Chim bồ câu, chim én, chim sẻ b.Cá trôi, cá quả, cá rô phi
c.Hổ, báo, sư tử d.Giun đất, dếù trũi
Bài 2:Môi trường sống cuả sinh vật là gì?
a.Nơi sinh vật tìm kiếm thức ăn b.Nơi sinh vật cư trú

c.Nơi sinh vật sinh sống d.Nơi sinh vật làm tổ
Bài 3:Các nhân tố sinh thái được chia thành những nhóm nào sau đây?
a.Nhân tố vô sinh b.Nhân tố hữuâ sinh
c. Nhân tố con người d.Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu
sinh.
Bài 4:Nhân tố hữu sinh gồm:
a.Sinh vậït(trừ con người) b.Con người c. Động vật và thực vật
d.Cả a và b
BÀI 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Bài 1:Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì?
a.Cây mọc trong rừng, cành chỉ tập trung ở ngọn, các cành dưới sơm bị rụng
b.Cây trồng bị chặt bớt các cành ở phía dưới
c.Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới
d. Cây mọc thẳng, không bị rụng cành ở dưới và có tán lá rộng
Bài 2:Aùnh sáng ảnh hưởng đến những hoạt động sinh lí nào sau đây ở thực vật?
a. Quang hợp b. Trao đổi khí c. Thoát hơi nước qua lá d. Cả
a, b, c
Bài 3:Chọn câu sai trong các câu sau:
Sinh học 9 Trang 24
a.Aùnh sáng không ảnh hưởng đến hình thái và sinh lí của thực vật
b.Mỗi loài thích nghi với những điều kiện chiếu sáng khác nhau
c.Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng
d.Thực vaật có tính hướng sáng
Bài 3: Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào
cột C ở bảng sau
Nhóm động vật ( A ) Thời gian hoạt động( B ) Kết
quả(C )
1.Nhóm động vật ưa
sáng
2.Nhóm động vật ưa

tối
a. Hoạt động vào ban đêm, sống trong đất, trong
hang, ở đáy biển sâu
b.Hoạt động ban ngày
1-
2-
BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
Bài 1: Tùy theo khả năng giữ ổn định nhiệt độ của cơ thể mà ĐV được chia thành những
nhóm nào sau đây?
a.Nhóm ĐV hằng nhiệt b.Nhóm ĐV biến nhiệt c.Nhóm ĐV có xương sống
d.Cả a và b.
Bài 2:Nhóm ĐV nào sau đây thuộc nhóm ĐV hằng nhiệt?
a.Cá sấu, ếch đồng, giun đất b.Thằn lằn bóng đuôi dài, tắc
kè,cá chép
c. Cá voi, cá heo, mèo, chimbồ câu d.Cá rô phi, tôm đồng, cá thu
Bài 3:Hãy sắp xếp thông tin ở cột A với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C
ở bảng sau
Cột A Cột B Cột C
1.Sống ven bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các
hang động.
2.Eách đồng, nhái bén, ốc sên, giun đất
3.Sống nơi hoang mạc, vùng núi đá
4. Lạc đà, thằn lằn
a. Nhóm cây chịu
hạn
b. Nhóm cây ưa ẩm
c.Động vật ưa khô
d.Động vật ưa ẩm
1-
2-

3-
4-
BÀI 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
Sinh học 9 Trang 25

×