Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

quy hoạch không gian nhà máy gạch khí chưng áp tại vùng trọng điểm phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.95 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KTS. TRẦN MẠNH DŨNG
GIẢI PHÁP QUY HẠCH KHÔNG GIAN – KIẾN TRÚC CÁC NHÀ MÁY GẠCH
CHƯNG ÁP TẠI VÙNG TRỌNG ĐIỂM PHÍA BẮC TẦM NHÌN 2025 THEO
HƯỚNG THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH : KIẾN TRÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.KTS. TRẦN NHƯ THẠCH
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
HÀ NỘI, 2011
MỤC LỤC
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài………………………………………………………………………………
Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiên cứu…………………………………………………
Hướng kết quả nghiên cứu………………………………………………………………
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài………………………………………………
Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ THIẾT KẾ,
XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY
GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI………………………………………………
1.1.1. Tình hình sản xuất g ạch chưng áp trên thế giới
1.1.2. Thiết kế xây dựng nhà máy gạch chưng áp
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC
NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT ĐẾN 1 TRIỆU VIÊN/NĂM TẠI VIỆT
NAM…………………………………………………………………………………………
1.2.1. Sản xuất gạch……………………………………………………………
1.2.1.1. Quá trình phát triển……………………………………………………
1.2.1.2. Đánh giá tình hình phát triển………………………………………………


1.2.1.3. Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành gạch chưng áp tại Việt
Nam tới năm 2011 tầm nhìn tới 2025………………………………………………………
1.2.2. Đánh giá quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp ở miền bắcViệt Nam
1.2.2.1. Diện tích khu đất nhà máy…………………………………………………
1.2.2.2. Quy hoạch tổng thể các nhà máy……………………………………………
1.2.2.3. Kiến trúc…………………………………………………………………….
1.2.2.4. Mức độ than thiện với môi trường…………………………………………
Kết luận chương I……………………………………………………………………
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN
- KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
BẮC VIỆT NAM THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN………………………………………………………………
2.2. ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT ( CÔNG NGHỆ ) NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG
ÁP…………………………………………
2.2.1. Đặc điểm chung…………………………………………………………
2.2.2. Công nghệ sản xuất
-Chuẩn bị nguyên liệu thô
-Phối trộn và rót
-Dừng tĩnh dưỡng hộ
-Cắt ,trộn và gộp nhóm
-Làm cứng và hoàn thiện.

2.3. ĐIỀU KIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG HỎA VÀ AN TOÀN LAO
ĐỘNG…………………………………………………………………………………
2.4. MỘT SỐ NHÂN TỐ KHÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN THIẾT KẾ QUY HOẠCH KHÔNG
GIAN KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM PHÍA BẮC …………………………
2.3.1. Giao thông ………………………………………………………………
2.3.2. Điều kiện phát triển mở rộng……………………………………………
2.3.4. Thẩm mỹ kiến trúc………………………………………………………

2.3.5. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và vấn đề sử dụng vật liệu địa
phương…………………………………………………………………………………
2.3.6. Yêu cầu về con người( lực luợng lao động)
2.3.7. Hệ thống kỹ thuật
2.4.8. Yêu cầu thự hiện
Kết luận chương II
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH KHÔNG GIAN - KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG
ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG
3.1. MÔ HÌNH NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG…………………………………
3.1.1. Các nguyên tắc 3.1.2.
Cơ cấu sản xuất,công nghệ sản xuất, tính liên hợp sản xuất trong nhà máy gạch chưng áp
theo hướng thân thiện với môi trường
3.1.2.1. Cơ cấu sản xuất
3.1.2.2. Tính liên hợp trong sản xuất gạch chưng áp
3.1.2.3. Công suất tối ưu cho nhà máy ghạch chưng áp thân thiện với môi
trường
3.1.3 . Nhu cầu sử dụng đất trong nhà máy gạch chưng áp công suất 1triệu
tấn/năm
3.2. QUY HOẠCH KIẾN TRÚC KHÔNG GIAN NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO
HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG
3.2.1. Lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện
với môi trường .
3.2.1.1. Lựa chọn vùng
3.2.1.2. Lựa chọn địa điểm cụ thể
3.2.2.Giải pháp phân khu nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi
trường
3.2.3. Giải pháp hợp khối nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện với môi

trường
3.2.4. Chủ động chuẩn bị phát triển mở rộng nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân
thiện với môi trường
3.2.5. Tổ chức cơ sỏ hạ tầng kỷ thuật nhà máy gạch chưng áp theo hướng thân thiện
với môi trường
3.2.5.1.Tổ chức giao thông
3.2.5.2. Tổ chức hệ thống kỹ thuật
3.2.6. Một số giải pháp đặc biệt khi thiết kế nhà máy gạch chưng áp theo hướng môi
trường thân thiện
3.2.6.1. Lợi dụng các thiết bị công nghệ của nhà máy
3.2.6.2.Tận dụng phát huy hiệu quả các công trình có hình dạng và kích thước đặc
biệt…………………………………………………………………………………
3.2.7. Vận dụng các phương tiện , thủ pháp kiến trúc thiết kế nhà máy gạch chưng áp
3.2.8. Dạng mặt bằng tổng thể phù hợp với nhà máy theo hướng thân thiện với môi
trường
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG
3.3.1. Giải pháp xử lý ô nhiễm không khí
3.3.2. Giải pháp xử lý ô nhiễm đất ,nước
3.3.3. Giải pháp xủ lý tiếng ồn
3.4. CÂY XANH VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
3.5. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC TRONG NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP THEO HƯỚNG
THÂN THIỆN VỚI MÔI
TRƯỜNG
3.5.1. Thiêt kế mặt bằng
3.5.2. Thiết kế mặt cắt
3.5.3. Giải pháp kết cấu xây dựng và bao che
3.5.4. Thiết kế nội thất
Kết luận chương III
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN

KIẾN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH………………………………………
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một nước nông nghiệp đang trong thời kỳ CNH – HĐH, phấn đấu đến năm
2020 trở thành một nước công nghiệp.Trong những năm đầu của sự nghiệp đổi mới kinh tế ở
Việt Nam, việc phát triển xây dựng các Khu Công Nghiệp(KCN) đã khẳng định đây là một
mô hình quan trọng trong phát triển nền kinh tế. KCN có ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ,
nhịp độ, hiệu quả vốn đầu tư, định hướng phát triển kinh tế quốc dân, đặc biệt là sự phát
triển khu đô thị, dịch vụ phục vụ cho KCN.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao cùng tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu về không gian xây
dựng đô thị sẽ ngày một lớn và khiến nhu cầu về gạch xây dựng gia tăng theo.
Gạch đất sét nung là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi công trình xây dựng. Với
tốc độ xây dựng tăng nhanh trong các năm gần đây, sản lượng gạch xây dựng cũng không
ngừng tăng. Năm 2000 sản lượng gạch của cả nước là 9 tỉ viên, đến năm 2007 là 22 tỉ viên.
Dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỉ viên. Với công nghệ sản xuất đất sét nung truyền
thống và ngay cả với công nghệ hiện đại như ngày nay đã cho thấy những tác động tiêu cực
đến môi trường như: Tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ với việc sử dụng đất canh tác khai
thác làm nguyên liệu sản xuất gạch, tiêu tốn một lượng than để nung đốt sản phẩm, đồng
thời sẽ thải ra ngoài không khí một lượng khí thải độc hại ( SO2, CO2 ) ảnh hưởng đến môi
trường sống, sức khỏe con người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ôzôn. Vì vậy, năm
2010 các lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động theo quyết định số
15/2000/QĐ-BXD ngày 24 tháng 7 năm 2000 của Bộ xây dựng. Cả nước sẽ thiếu hụt
khoảng 12,6 tỷ viên gạch.
Xuất phát từ bất cập trên, đồng thời đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng ngày một lớn, hạn
chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định số 121/2008 QĐ- TTG ngày 29/8/2008 về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020 với định
hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm từ 20- 25 % và năm 2020 là 30 - 40 %
tổng số vật liệu xây dựng trong cả nước. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của

toàn xã hội, đặc biệt là những công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu. Do nhiều yếu tố khách
quan và chủ quan, lĩnh vực sản xuất vật liệu không nung của nước ta còn mới mẻ, mới bước
vào giai đoạn phát triển, năng lực sản xuất còn thấp trong khi nhu cầu của thị trường về vật
liệu xây dựng là khá lớn, đây chính là cơ hội rõ rệt để đầu tư xây dựng nhà máy gạch bê tông
khí chưng áp.
Vì vậy tôi chọn vấn đề : “ Giải pháp quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp tại vùng
trọng điểm phía bắc, tầm nhìn đến năm 2025 theo hướng thân thiện môi trường” làm đề tài
nghiên cứu.
Trong quá trình xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động tích cực và
tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường của khu vực. Vì vây, việc lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường là rất cần thiết với mục đích:
Mô tả, phân tích hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.
Phân tích , đánh giá và dự báo các ảnh hưởng chính đến môi trường do quá trình thi công
xây dưng, lắp đặt thiết bị và khi dự án đi vào hoạt động.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN LUẬN VĂN
A. Các căn cứ pháp lý
được thực hiện dựa trên những cơ sở pháp lý sau:
- Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 ban hành
ngày 12/12/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
- Luật tài nguyên nước ngày 21/06/1998.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ
4.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất
lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một

số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải.
- Nghị định 117/ 2009/ NĐ – CP ngày 31/12/2009/ của chính phủ về xử lý vi phạm
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ trường.
- Thông tư liên tịch số 106/2007/TTLT-BTC-BTNMT ngày 06/09/2007 của Bộ tài
chính – Bộ tài nguyên và môi trường sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT-
BTC-BTNMT ngày 18/12/2003 của Bộ tài chính – Bộ tài nguyên và môi trường về việc
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải.
- Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường
về hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và
cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất
thải nguy hại.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên
và môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ tài nguyên
và môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
B. Các căn cứ kỹ thuật
- Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội huyện Quế Võ năm 2009.
- Kết quả đo đạc, phân tích môi trường khu vực triển khai dự án do Công ty TNHH
Môi trường & Công nghệ Xanh Việt phối hợp cùng trung tâm UCE – Viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam thực hiện tháng 09 năm 2010.
- Bản thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp
- Phụ lục 4, Thông tư số 05/2008/TT_BTNMT ngày 08/12/2008, quy định về nội dung
nghiên cứu, kết cấu báo cáo của một báo cáo ĐTM.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường được ban hành
kèm theo.

- Thông tư 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 ban hành 02 quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường.
- Thông tư 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 ban hành 08 quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về môi trường.
- Quyết định 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ tài nguyên và Môi trường
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
- Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ tài nguyên và môi trường
về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Các tiêu chuẩn kèm theo được sử dụng bao gồm:
a) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí.
- QCVN 05:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
quanh.
- QCVN 19:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối
với các chất hữu cơ.
- Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 10 tháng 10 năm 2002 Tiêu
chuẩn chất lượng không khí khu vực sản xuất.
b) Các tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn.
- TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn do phương tiện giao thông đường bộ phát ra
khi tăng tốc độ. Mức ồn tối đa cho phép.
- TCVN 5948-1999: Âm học – Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. mức ồn tối đa
cho phép.
- Tiêu chuẩn 3985-1999: Âm học- Mức ồn cho phép tại vị trí làm việc.
c) Các tiêu chuẩn liên quan đến rung động
- TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây
dựng và sản xuất công nghiệp – Mức độ tối đa cho phép đối với môi trường khu công nghiệp
và dân cư.
d) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng nước.
- QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 24:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công

nghiệp.
e) Các quy chuẩn liên quan đến chất lượng môi trường đất.
- QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại
nặng trong đất.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐTM
1. Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra hiện trạng hoạt động, môi trường và công
tác BVMT tại khu vực dự án, đo đạc, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm.
Bảng 1. Bảng thiết bị phân tích môi trường
I. Thiết bị hiện trường
1 Máy đo vi khí hậu TSI 9545 (Mỹ)
2 Máy đo tiếng ồn: Casella 231 (Anh)
3 Máy đo tốc độ gió
4 La bàn: Trung Quốc
II. Thiết bị đo khí hiện trường
1 Máy đo khí độc QRAE Plus Hãng RAE SysTems/Mỹ
3 Máy đo PH MI-105 PH/ Temperature Metter by Martini Instruments
III. Thiết bị đo hiện trường và phân tích mẫu nước
1 TOA, Nhật Bản
2 HORIBA-T22, Nhật Bản
3 Máy cực phổ WATECH, Đức
4 Máy cực phổ WATECH, Đức
5 Máy đo quang NOVA, Đức
6 Thiết bị đo BOD hãng VLEP, Đức
7 Máy DR 2800
8 Cân phân tích TE153S- Sartorius/Đức
8 Các dụng cụ phân tích khác
Phương pháp kế thừa
Phương pháp thống kê để đánh giá các kết quả nghiên cứu
phương pháp tổng hợp và phân tích hệ thống để đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế diễn biến

môi trường.
phương pháp so sánh.
phương pháp GIS.
 Độ tin cậy của đánh giá
Đây là các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nghiên cứu và
thống kê.
IV. Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo
- Độc học môi trường - Lê Huy Bá; 2000.
- Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải - GS.TS Trần Ngọc Chấn, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội 2000 (tập 1, 3).
- Kỹ thuật thông gió - GS.TS. Trần Ngọc Chấn, NXB Xây dựng, Hà Nội 1998.
- Môi trường không khí - Phạm Ngọc Đăng, 1997.
- Giáo trình công nghệ xử lý nước thải – Trần Văn Nhân; Ngô Thị Nga.
Các tài liệu được sử dụng tham khảo trong Báo cáo ĐTM là những tài liệu được cập nhật và
có độ tin cậy cao.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Theo quy định, chủ đầu tư phải lập báo cáo ĐTM và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt. Do không đủ cán bộ chuyên môn và cơ sở kỹ thuật cần thiết nên Công ty đã ký hợp
đồng tư vấn lập báo cáo ĐTM cho Dự án. Đơn vị tư vấn được chọn là Công ty TNHH Môi
trường & Công nghệ Xanh Việt, có đầy đủ chức năng pháp lý và các trang thiết bị đo đạc,
có đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật môi trường và nhiều kinh nghiệm
trong đánh giá tác động môi trường.
1. Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG HANCORP
Người đại diện: Ông Đào Xuân Hồng
Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty
Điện Thoại : 04.39449382 * Fax: 04.39449383
Địa chỉ: Tầng 7, nhà 57 Quang Trung – Nguyễn Du – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Địa điểm thực hiên dự án: KCN Quế võ II, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Cơ quan chủ trì lập báo cáo ĐTM có trách nhiệm:

Cung cấp tài liệu gốc về Dự án;
Giới thiệu chung về Dự án gồm: Địa điểm thực hiện, nội dung chính và quy mô đầu tư, thời
gian thực hiện và tổ chức thi công để cơ quan tư vấn lập kế hoạch điều tra, khảo sát, đánh
giá hiện trạng môi trường, phục vụ cho việc đánh giá các tác động môi trường.
Tổ chức giới thiệu tại hiện trường địa điểm khu vực mặt bằng thực hiện dự án và bàn giao
khu vực mặt bằng Dự án.
2. Đơn vị tư vấn:
CÔNG TY TNHH MÔI TRƯỜNG & CÔNG NGHỆ XANH VIỆT.
Người đại diện : Ông Đào Văn Quý. - Chức vụ: Giám Đốc.
Trụ sở : 31 Thi Sách, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Chi nhánh Bắc Ninh : Đường Nguyễn Công Hãng, TX. Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Điện thoại : 04 2246 3668
Email : moitruongxanhviet@ gmail.com.vn
Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện báo cáo ĐTM của dự án được nêu trong
bảng sau:
Danh sách các cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện ĐTM.
Số TT Họ và tên Học hàm, học vị
1 Đào Văn Quý KS. Công nghệ hóa
2 Nguyễn Thị Vân Th.S Hóa học
3 Vũ Quang Nguyên KS. Công nghệ hóa học
4 Nguyễn Văn Phán KS. CN Môi trường
5 Lương Thị Thanh KS Công nghệ hóa học
6 Nguyễn Thị Yến CN. Môi trường
7 Đặng Văn Chung CN. Môi trường
8 Hoàng Thị Tuyến CN. Môi trường
Và các thành viên khác của Công ty TNHH Môi Trường Xanh Việt
Mục đích nghiên cứu nhiệm vụ nghiêncứu
Nghiên cứu đánh giá kiến trúc, quy hoạch xây dựng các nhà m áy vật li ệu xây dựng không
nung ở Việt nam
Xác lập cơ sở khoa học ảnh hưởng đến việc xây dựng phát triển nhà m áy vật liệu xây dựng

không nung
Đưa ra một số gải pháp thiết k ế kiến trúc và quy hoạch phù hơp cho nhà máy sản xuất vật
liệu xây dựng không nung theo hướng thân thiện với môi trường .
Đối t ượng v à ph ạm vi nghi ên cứu
Giới hạn không gian : Phạm vi nghiên cứu miền bắc việt Nam
Về thời gian : trong khoảng thời gian đến năm 2025
nghiên cứu chủ yếu các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung ( gạch chưng áp)
Hướng kết quả nghiên cứu…
Xác lập cơ sở khoa học ảnh hưởng đến việc xây dựng , phát triển nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng không nung.
Đưa giải pháp thiết kế và quy hoạch cho nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng không nung .
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Góp phần lý luận cho việc tiếp cận và thiết kế quy hoạch kiến trúc nhà máy sản xuất vật liệu
xây dựng không nung .
Góp phần nâng cao vị thế kiến trúc công nghiệp vào bộ mặt đô thị .
Góp phần giải quyết các vấn đề môi trường, ô nhiễm môi trường trong công nghiệp mà cụ
thể là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung, đảm bảo sự phát triển bền vững
của tương lai.
Phương pháp nghiên cứu:
Đặt vấn đề về sự cần thiết nghiên cứu và chọn địa bàn nghi ên cứu.
Thu thập thông tin số liệu , tổng hợp thực trạng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
không nung.
Phân tích đánh giá và đối chiếu một cách tổng thể các tài liệu và các vấn đề hiện trạng xây d
ựng, c ác d ây chuy ền c ông ngh ệ s ản xu ất v ật li ệu xây dựng không nung hiện có ở Việt
Nam và định hướng phát triển của ngành công nghiệp vật liệu không nung thân thiện môi
trường.
Nghiên cứu tổng hợp các dự án khả thi nhà máy sản xuất gạch chưng áp đã và đang được
xây dựng trong cả nước.
Căn cứ vào tiêu chuẩn Việt Nam và trên thế giới , sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhu cầu
của xã hội và các đặc điểm của ngành công nhiệp sản xuất vật liệu không nung theo định

hướng thân thiện với môi trường .
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GẠCH CHƯNG ÁP VÀ THIẾT KẾ,
XÂY DỰNG CÁC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1.1. Tình hình sản xuất gạch chưng áp trên thế giới.
Cách đây khoảng 5000 năm Công nghệ Polymer đã được ứng dụng để xây dựng Kim Tự
Tháp Ai Cập nổi tiếng thế giới, một công trình tuyệt tác trường tồn với thời gian đến ngày
nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu tổng hợp và hệ thống cơ chế đóng rắn này thành công
nghệ hiện đại để sản xuất loại sản phẩm gạch không nung.
1.1.2. Thiết kế xây dựng nhà máy gạch chưng áp trên thế giới
1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH GẠCH CHƯNG ÁP VÀ XÂY DỰNG CÁC
NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG ÁP CÔNG SUẤT ĐẾN 300.000m3/NĂM TẠI VIỆT
NAM…………………………………………………………………………………………
1.2.1. Sản xuất gạch
-Công ty CP vật liệu mới Việt Nam đã tiên phong thành lập xây dựng nhà máy sản xuất
Gạch bê tông khí chưng áp AAC VINEMA. Đây có thể được coi là bước tiến mới và là một
trong những đơn vị đi đầu về sản xuất sản phẩm AAC tại Việt Nam.Nhà máy có trụ sở đặt
tại Thôn Hiếu Thượng, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
-Nhà máy gạch không nung có trị giá 300 tỷ đồng được khởi công tại Chí Linh (Hải Dương).
Đây là dự án sản xuất gạch không nung có công suất lớn nhất Việt Nam hiện nay.
-Ngày 16/7, tại KCN Lương Sơn, Công ty CP gạch nhẹ Phúc Sơn đã tổ chức khánh thành
Nhà máy và ra mắt sản phẩm gạch bê tông nhẹ khí chưng áp Phúc Sơn. Tới dự có đồng chí
Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; đại diện các bộ, ngành TƯ; lãnh đạo sở, ban, ngành, địa
phương và đông đảo các doanh nghiệp có quan hệ với Công ty CP gạch nhẹ Phúc Sơn. ự án
-Nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng áp của Công ty CP Gạch nhẹ Phúc Sơn có tổng
mức đầu tư 90,4 tỷ đồng, công suất, quy mô 150.000m3 sản phẩm/năm, tương đương với 80
triệu viên gạch nung tiêu chuẩn. Nhà máy có thể mở rộng lên 200.000 m3/năm. Dự án được
đầu tư theo công nghệ của Đức- thân thiện với môi trường, giảm thiểu phát sinh khí thải
công nghiệp độc hại, không phát sinh nước thải công nghiệp độc hại, không phát sinh tiếng
ồn. Sau 1 năm triển khai đầu tư xây dựng, Nhà máy chính thức đi vào sản xuất, sản phẩm

gạch được cấp giấy chứng nhận đạt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-
2008. Công ty Phúc Sơn là đơn vị đầu tiên được trung tâm chứng nhận phù hợp QUACERT
cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7959:2008. Hiện nay, sản phẩm gạch
của Công ty Phúc Sơn đã được nhiều đối tác ký hợp đồng tiêu thụ.
- Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp VINEMA đã được xây dựng, khánh thành và đưa vào
sản xuất từ ngày 24 tháng 11 năm 2010. Qua hơn 4 tháng sản xuất, hoạt động của Nhà máy
dần đi vào ổn định, sản phẩm sản xuất đã đạt được yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN 7959:2008
như cường độ nén của gạch là từ 3.5 – 5 Mpa, khối lượng thể tích khô từ 600 – 800 kg/m3
với các loại kích thước, tỷ trọng và cấp cường độ khác nhau.
-Nhà máy được xây dựng tại KCN Quế Võ 2 - Bắc Ninh, dự kiến đến 9/2011 sẽ đầu tư hoàn
thiện, có sản phẩm đưa ra thị trường. Dây truyền sản xuất của nhà máy được thiết kế đồng
bộ và hiện đại, có tính tự động hóa cao với công nghệ của Đức, Trung Quốc sản xuất thiết bị
và chuyển giao với công suất thiết kế ban đầu là 200.000 m3/năm, dự kiến sẽ mở rộng và
nâng công suất lên 300.000 m3/năm cùng phân xưởng sản xuất vữa khô công suất 15.000
tấn/năm.
1.2.1.1. Quá trình phát triển
Trong thực tế ông cha ta đã sử dụng công nghệ vô cơ gián tiếp dùng đất sét và cao lanh có
kết cấu nhiều thành phần khác nhau thể hiện qua nhiều màu sắc ( loang lỗ, đỏ, vàng, đen,
xám…) trộn với vôi phơi khô để hóa đá, để chống nứt, cho thêm rơm rạ và cát vào đất sét
sau khi phơi nắng khoảng 10 ngày đất sét trở thành bê tông. Các nhà khoa hoc Nhật Bản đã
khám phá ra các tấm bê tông ấy có các sợi li ti đan bện vào nhau .
Đất sét – Vôi – Đất sét – Vôi – Đất sét
Để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống, loài người đã nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều
chủng loại vật tư, vật liệu. Trong trào lưu khoa học công nghệ phát triển vào những năm 70
của thế kỷ 20, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều loại sản phẩm
trong ngành xây dựng dưới dạng xi măng hay keo kết dính, được giới thiệu với những
thương hiệu độc quyền thuộc khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. Các sản phẩm này được sử dụng
trong lĩnh vực như: Gạch xây dựng, bê tông cường độ cao, tấm Pano cách nhiệt đến những
sản phẩm Compozit chịu lửa bền hóa học.
Trên các nước đang phát triển, công nghệ Polymer được ứng dụng rộng rãi vào phát triển

giao thông, thủy lợi, xây dựng… các loại Gạch không nung loại bê tông siêu nhẹ bằng công
nghệ phối bọt hoặc sinh khí loại gạch thứ hai là dựng vật liệu từ đất và sạn sỏi, tro bay…ở
Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Nam Phi
Đặc biệt công nghệ Polymer đã phát triển tới tầm cao dùng làm một số bộ phận có tính chịu
lực trong các thiết bị máy móc (máy bay của hãng Boing)
Cho đến nay sản phẩm Polymer dưới nhiều dạng khác nhau đã được giới thiệu và ứng dụng
trong các ngành xây dựng và công nghiệp gốm sứ ở nhiều nước trên khắp các châu lục.
Ở Đức đã phát minh ra công nghệ RRP, là một hợp chất của Axits Sunfuro phối trộn vào đất
tạo ra một sự liên kết giữa các ion âm của đất với cation Na+, K+,Mg++, Fe++. Quá trình
phối trộn đạt tới hệ số đầm chặt K=95%, K=98% rồi thành con đường hoàn hảo, tốt đẹp có
sự liên kết bền chắc.
Ở Mỹ đã có hợp chất SA44/LS 40, cũng tương tự như hợp chất RRP ở Đức. Hợp chất
SA44/SL 40 đã được đưa vào sử dụng ứng dụng làm đường.
Ở một số nước phát triển trên thế giới như: Pháp,Mỹ, Đức, Bỉ và Nam phi đã sử dụng
khoảng 70% - 80% nhu cầu gạch xây dựng của họ bằng công nghệ này.
Ở Việt Nam, trong thời gian một vài năm gần đây đã xuất hiện một số công trình, chủ yếu ở
phía Nam, đã sử dụng các sản phẩm bê tông khí nhập ngoại làm vật liệu xây dựng. Các công
trình này thường sử dụng vốn nước ngoài hoặc sử dụng thiết kế của nước ngoài. Mặc dù
chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng gạch bê tông khí tiêu thụ trong nước song có
thể thấy số lượng công trình sử dụng vật liệu bê tông khí gia tăng đáng kể.
Gạch block bê tông khí – vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường
Gạch block bê tông khí chưng áp là một sản phẩm được hình thành từ phản ứng hóa học
trong quá trình đông kết bê tông có tác nhân tạo khí, được cắt định hình và chưng áp trong
nồi hấp có áp suất và nhiệt độ cao.
Gạch bê tông khí chưng áp có tỷ trọng từ 400 – 1.000 kg/m3, chỉ tương đương 1/3 gạch đặc,
2/3 gạch rỗng 2 lỗ, bằng 1/5 tỷ trọng của gạch bê tông thông thường. Các công trình kiến
trúc sử dụng gạch bê tông khí cho phép giảm tải trọng toà nhà, nâng cao được khả năng
chống chấn động cho công trình.
Theo các chuyên gia kết cấu, khi sử dụng sản phẩm bê tông khí chưng áp thay thế cho gạch
rỗng 2 lỗ thông thường trong công trình nhà ở cao tầng chi phí xây thô sẽ giảm khoảng 10

đến 12% do giảm chi phí kết cấu.
Do sản phẩm bê tông khí nhẹ nên tốc độ thi công nhanh, giảm tiêu hao nhân công và đẩy
nhanh tiến độ xây dựng công trình. Chi phí xây dựng cho 01 m3 xây khi sử dụng vật liệu bê
tông khí chưng áp thay thế gạch xây thông thường giảm 10,8%, trung bình 1m3 xây bằng bê
tông khí giảm được khoảng 84,952 đồng so với sử dụng gạch đất sét nung.
Gạch bê tông khí có tính năng bảo ôn cách nhiệt cao, Hệ số dẫn nhiệt của gạch bê tông khí
vào khoảng: 0,11 – 0,22 W/m0k, chỉ bằng 1/4 - 1/5 hệ số dẫn nhiệt của gạch đất nung (trong
khi gạch đất nung là 0,814W/m0k; gạch xỉ, cát là 0,8 W/m0k), tương đương khoảng 1/6 hệ
số dẫn nhiệt của gạch bê tông thông thường.
Thực tế đã chứng minh: Hiệu quả bảo ôn của tường gạch bê tông nhẹ có chiều dày 20cm sẽ
tương đương hiệu quả bảo ôn của tường gạch đất nung có chiều dày 49cm. Các chuyên gia
đã tính toán, với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng sản phẩm bê tông khí sẽ làm giảm tới
40% chi phí điện năng tiêu thụ cho điều hoà.
Vì gạch bê tông khí chưng áp có kết cấu với nhiều lỗ khí, lượng lỗ khí được phân bố đều đặn
với mật độ cao, chính vì vậy nó có tính năng cách âm tốt hơn nhiều so với các loại vật liệu
xây dựng khác. So với gạch xây thông thường khả năng cánh âm gấp 2 lần. Khi ở nhiệt độ
6000C, cường độ kháng nén của gạch bê tông khí chưng áp tương đương với khi ở nhiệt độ
thường, chính vì vậy tính năng chống cháy của gạch bê tông khí chưng áp trong xây dựng
đạt tiêu chuẩn cấp I theo tiêu chuẩn Quốc gia. Gạch block bê tông khí có thể khoan, cắt,
đóng đinh v.v cũng như có thể thêm cốt thép vào trong khi thi công, mang lại sự tiện lợi và
linh hoạt trong thi công.
Gạch bê tông khí chưng áp có thể sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau, tùy theo
điều kiện của từng vùng. Nguồn nguyên liệu có thể lựa chọn: Cát, tro bay, xỉ than, khoáng
thạch, vôi, xi măng đồng thời cũng có thể tận dụng các loại phế thải công nghiệp khác.
Trong quá trình sản xuất công nghiệp không phát thải khí, chất thải rắn, nước thải ra môi
trường.
Cuối năm 2010, 5 nhà máy XS bê tông khí chưng áp sẽ đi vào hoạt động
Năm 2007, Công ty TNHH Amazing đã nhập sản phẩm bê tông khí chưng áp từ Thái Lan về
tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miền Nam. Tháng 7 năm 2009, Tập đoàn đầu tư vốn Thái
Thịnh (Thành phố Hồ Chí Minh) đã khánh thành đưa vào sản xuất Nhà máy AAC Vinh Đức

- Bảo Lộc - Lâm Đồng với công suất 100.000 m3/năm. Đây là nhà máy bê tông khí chưng áp
đầu tiên của Việt Nam.
1.2.1.2. Đánh giá tình hình phát triển
Ước tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do quá trình sản xuất của các lò
gạch đất sét nung gây ra, vào đầu năm 2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định 567/QĐ-
TTg về việc phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020.
Theo các chuyên gia và nhà khoa học, việc Chính phủ phê duyệt chương trình nói trên sẽ
đem lại nhiều hiệu quả tích cực về mặt kinh tế, xã hội, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây
hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, hướng tới một đất nước phát triển bền vững.
Thích ứng với thời đại
Theo kỹ sư Phạm Văn Bắc, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng): Với vật
liệu nung, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn
khoảng 1.5 triệu m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp và 150,000 tấn than, đồng
thời thải ra khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2, gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại
khác gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc từng bước thay thế gạch đất sét nung bằng vật
liệu xây không nung sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ
môi trường; đồng thời hạn chế được các tác động bất lợi trên. Ngoài ra, việc sản xuất vật liệu
không nung còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải các ngành nhiệt điện, luyện kim, khai
khoáng… góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các
chi phí xử lý phế thải.
Về vấn đề này, tiến sĩ Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, cho biết:
Từ năm 2002-2009 để sản xuất 140 tỷ viên gạch đất sét nung đã tiêu tốn 210 triệu m3 đất
sét. Nếu lấy trung bình, khai thác 1m2 đất được 2m3 đất sét làm gạch thì diện tích đất canh
tác đã khai thác là 105 triệu m2 bằng 10,500ha, biến đất canh tác thành ao hồ, biến ruộng
bậc cao thành vùng đất trũng. Chưa hết, sản xuất gạch đất sét nung tiêu tốn lượng than lớn.
Theo tính toán để sản xuất 400 tỷ viên gạch từ nay đến 2020 phải tiêu tốn 60 triệu tấn than,
riêng năm 2020 phải sử dụng 6.3 triệu tấn. Như vậy, nguồn khoáng sản không tái tạo này
gần cạn kiệt. Đồng thời, các lò gạch nung, đặc biệt lò đứng thủ công thải ra bầu khí quyển
một lượng lớn khói độc hại CO2, SO2 trên 220 triệu tấn trong vòng 10 năm, ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái, đời sống sức khỏe con người, giảm năng suất cây trồng. Trong khi đó,

vật liệu xây dựng không nung không sử dụng đất sét ruộng mà sử dụng các phế liệu công
nghiệp như tro bay, xỉ của các nhà máy nhiệt điện đốt than, xỉ của nhà máy luyện kim, mạt
đá trong công nghiệp khai thác chế biến đá xây dựng, bùn đỏ chất thải của công nghiệp chế
biến bauxite.
Theo ước tính từ 2015 đến 2020 ở nước ta thải ra từ 50 đến 60 triệu tấn các loại phế thải
trên, gây ô nhiễm môi trường sinh thái nghiêm trọng. Lượng phế thải đó đủ để sản xuất 40 tỷ
viên gạch không nung mỗi năm mà không cần dùng đất sét ruộng. Ngoài ra, sản xuất vật liệu
xây dựng không nung giảm tiêu tốn năng lượng 70-80% so với sản xuất gạch đất sét nung
không đốt than, củi, không thải khí CO2, SO2 giảm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh việc giúp giảm thiểu khí thải độc hại gây ô nhiễm cho môi trường, việc sản xuất
vật liệu xây dựng không nung còn đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các công trình xây
dựng. Ông Trần Trung Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế tạo máy và sản xuất vật liệu
mới Trung Hậu, chia sẻ: Do loại gạch không nung có đặc tính nhẹ, bền, dễ thi công, cách
âm, cách nhiệt… nên sử dụng loại vật liệu này trong các công trình xây dựng sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế cao hơn so với loại vật liệu đất sét nung. Chẳng hạn, với đặc tính nhẹ nên sử
dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng sẽ giúp giảm tải trọng công trình,
giảm chi phí làm móng đến 10%, rất phù hợp cho xây dựng nhà cao tầng. Ngoài ra, đây là
loại vật liệu có độ bền, bề mặt nhẵn do đó sử dụng vữa xây, trát ít so với vật liệu đất sét
nung, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành xây dựng, tuổi thọ công trình cao, chịu đựng tốt với
bão lũ, động đất.
Tiến sĩ Trần Hồng Mai, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng: Với vật liệu không
nung dễ dàng tạo ra được sản phẩm có chất lượng về cường độ, đa dạng về kích thước, lỗ
rỗng, ít cong vênh. Điều này đồng nghĩa với chủ động trong việc hạ giá thành sản phẩm để
giá vật liệu này có tính cạnh tranh cao hơn gạch đất sét nung, đảm bảo cả về kỹ thuật, mỹ
thuật của kết cấu, tiết kiệm được vữa xây, trát. Nó phù hợp với công nghiệp xây dựng có
mức độ cơ giới hóa cao, rút ngắn thời gian xây dựng công trình khi sử dụng các loại tấm
tường, gạch xây không nung có kích thước lớn, giảm chi phí xây dựng tự điều chỉnh lại thiết
kế kết cấu móng, nền, hệ khung chịu lực khi sử dụng hệ gạch nhẹ nói trên…
1.2.1.3. Quan điểm và mục tiêu chiến lược phát triển ngành gạch chưng áp tại Việt Nam tới
năm 2011 tầm nhìn tới 2025

Mục tiêu của chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2025 là thay thế
gạch đất sét nung, tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc
gia, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường, giảm chi phí xử
lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế
chung cho toàn xã hội.
Công văn 2383/BXD – VLXD ngày 27/11/2008 của Bộ xây dựng gửi các Sở xây dựng các
tỉnh thành phố phát triển vật liệu xây, gạch không nung thay thế cho gạch ngói nung để giảm
ô nhiễm môi trường
Triển khai thực hiện Quyết định số 115/2001/QĐ-TTg ngày 01/8/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, Ngành Xây dựng và nhiều tỉnh, thành phố đã tích cực triển khai
các giải pháp để hạn chế việc sản xuất gạch nung, giảm ô nhiễm môi trường, chuyển một
phần sản xuất gạch nung sang gạch không nung. Tuy nhiên yêu cầu của Thủ tướng Chính
phủ là vật liệu xây không nung chiếm tỉ lệ 20% vào năm 2005 và 30% vào năm 2010 trong
tổng số vật liệu xây. Nhưng thực tế đến năm 2007 sản lượng vật liệu xây không nung mới
chỉ chiếm 8- 8,5% trong tổng số vật liệu xây. Qua đó cho thấy việc thực hiện định hướng
phát triển vật liệu xây không nung chưa đạt yêu cầu.
Ngày 29/8/2008 Thủ tướng Chính phủ ban hµnh Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 đã đưa ra
lộ trình phát triển vật liệu không nung thay thế vật liệu nung: năm 2010: 10-15%, năm 2015:
20-25%, năm 2020: 30- 40%. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, đòi hỏi cỏc cơ quan
chức năng, các cấp, các ngành, các địa phương phải nỗ lực phấn đấu mới hoàn thành được
mục tiêu trên.
1.2.2. Đánh giá quy hoạch kiến trúc nhà máy gạch chưng áp ở miền bắcViệt Nam
1.2.2.1. Diện tích khu đất nhà máy…………………………………………………
1.2.2.2. Quy hoạch tổng thể các nhà máy……………………………………………
1.2.2.3. Kiến trúc…………………………………………………………………….
1.2.2.4. Mức độ than thiện với môi trường…………………………………………
Kết luận chương I……………………………………………………………………
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC QUY HOẠCH GIẢI PHÁP KHÔNG GIAN

- KIẾN TRÚC NHÀ MÁY GẠCH CHƯNG TẠI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA
BẮC VIỆT NAM THEO HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG.
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1. Điều kiện địa hình, địa chất
a) Vị trí địa lý.
Nhà máy gạch bê tông khí chưng áp của công ty cổ phần thiết bị và vật liệu xây dựng
HANCORP với công suất 200.000 m3/năm nằm trong khu công nghiệp Quế Võ II, cạnh
quốc lộ số 18, thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Khu công nghiệp Quế Võ II nằm về phía
bắc quốc lộ 18 và đường cao tốc Nội Bài – Quảng Ninh đang được triển khai, cách quốc lộ 1
B mới 15 Km, cách cảng Cái Lân 98Km, cách cangrHair Phòng 100km.
Địa điểm nhà máy được xác định cụ thể như sau:
- Phía Nam giáp đường khu công nghiệp N3, bên ngoài quốc lộ 18.
- Phía tây là đường giao thông của khu công nghiệp D2 và bên kia đường là xí nghiệp
gạch Tunel Ngọc Sáng.
- Phía Bắc và Đông giáp với các lô đất số II.1, II.6 của các doanh nghiệp khác của khu
công nghiệp.
Tọa độ ranh giới khu đất của nhà máy gạch HANCORP
Mốc Tọa độ
X Y
1 574150.25 2336943.91
2 574312.98 2336922.50
3 574342.42 2337150.61
4 574169.78 2337173.32
5 574141.61 2336955.13
b). Địa hình, diện mạo
Khu vực quy hoạch Khu vực công nghiệp Quế Võ II hiện là cánh đồng canh tác nông
nghiệp, địa hình nhìn chung khá bằng phẳng ít phân cắt. Trong nội bộ diện tích có một số
mương máng thủy lợi và đường giao thông nội đồng. Đường giao thông nội đồng. Đường
quốc lộ 18 chạy dọc theo phía nam khu công nghiệp được đắp cao hơn bề mặt địa hình
chung khoảng 6 m. Các khu ruộng cũng chênh lệch nhau về độ cao vài chục cm. Địa hình

nhìn chung có xu thế thấp dần từ Tây sang Đông. Trong khảo sát địa chất , cao độ các lỗ
khoan lấy theo mặt ruộng là 0.0m, một số đường nội đồng đắp đất cao hơn mặt ruộng 0.5 –
0.6m.
Theo tài liệu địa chất khu vực nói chung, khu công nghiệp Quế Võ II nằm trên các
thành tạo địa chất trầm tích Đệ tứ ( QIV) với thành phần chủ yếu là cát , sét. bùn Bè dày
trầm tích không lớn chỉ khoảng 10m đến vài chục mét, phía dưới là đá gốc có tuổi Triats(T),
với thành phần chủ yếu là đá bột kết, sét kết phân lớp mỏng. Khu vực có độ kiến tạo bình
ổn , không có các hiên tượng động lực công trình như hố sụt Karsto, trượt lở đất, lũ bùn đá
c) Đặc điểm địa chất
Vị trí đặt nhà máy gạch bê tông khí chưng áp HANCORP nằm cách vị trí khoan công
trình đầu mối 700m cùng trong khu đất nông nghiệp trong khu công nghiệp. vì vây, có thể sử
dụng kết quả khảo sát địa chất công trình đầu mối để đánh giá sơ bộ địa chất khu vực thục
hiện dụ án.
Công trình đầu mối gồm 4 lỗ khoan khảo sát ký hiệu BD1 –BD4, độ sâu mỗi lỗ
khoan 25m. Tổng hợp kết quả mô tả ngoài trời và phân tích trong phòng thí có thể chia nền
đất thành các lớp đất từ trên xuống như sau:
- Lớp 1b: Đất trồng trọt canh tác nông nghiệp, bề dày trung bình 0,5m.
- Lớp 1c: Bùn sét chảy màu ghi xám, xám đen chưa hữu cơ, bề dày lớp bùn sét thay
đổi từ 5,0m đến 5,7m, thành phần chủ yếu là bùn sét lẫn hữu cơ mầu ghi xám, xám đen, đất
rất yếu. Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT thay đổi N = 0 đến 2 trung bình là 1.
-Lớp 1d: Cát pha xen cát xốp màu xám ghi, xám đen. Lớp cát pha xốp dày 4,8m,
thành phần chính là cát pha xốp mầu xám ghi, xám đen lẫn vụn hữu cơ. Giá trị xuyên tiêu
chuẩn SPT thay đổi từ 4 đến 5.
Lớp 2: Sét pha dẻo mềm mầu xám nâu đến xám xanh, xám vàng. Bề dày trung bình là
1,3m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT trung bình N = 8.
Lớp 3: Sét pha màu đỏ vàng loang lổ có kết vón laterit, dẻo cứng đến nửa cứng. Bề
dày thay đổi từ 5,7 m đến 7,4m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT thay đổi N = 12 đến 20, trung
bình là 16.
Lớp 4: Sét pha dẻo mềm- chảy màu xám đen lẫn tàn tích hữu cơ. bề dày thay đổi từ
2,0 đến 3,7m. Lớp 4 có bề dày không lớn và thay đổi, khả năng chịu lực hạn chế.

Lớp 5: Cát pha dẻo xen cát hạt nhỏ đến trung mầu xám ghi, xám trắng, kết cấu xố. Bề
dày lớp 5 thay đổi nhiều, tại lỗ khoan DB2 chỉ là 2m, tại lỗ khoan DB4 là 5m, nhưng tại lỗ
khoan DB3 bề dày lên tới 12m. giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT thay đổi N = 5 đến 12, trung
bình là 9.
Lớp 6: Cát hạt trung lẫn sạn sỏi mầu xám ghi, xám trắng. Bề dày thay đổi từ 2m đến
2,3 m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT thay đổi N =17 đến 30, trung bình là 23, thuộc trạng thái
đất chặt đến vừa chặt.
Lớp 7a: Sét pha nửa cứng mầu nâu vàng, nâu đỏ. Bề dày lớp 5,5m. Giá trị xuyên tiêu
chuẩn SPT thay đổi N =16 đến 19, trung bình 18, thuộc loại đất nửa cứng.
lớp 7: Sét pha lẫn dăn sạn mầu nâu đỏ, nâu vàng, trạng thái từ nửa cứng đến cứng. Bề
dày thay đổi từ 2,0 m đến 3,7m . Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT thay đổi từ N = 25 đến 44,
trung bình 36. Lớp 7a và lớp 7 có chiều dày và phân bố thay đổi, nguồn gốc hình thành do
phong hóa tại chỗ từ đá gốc, đất cứng nhắc, khả năng chịu lực rất tốt.
Lớp 8: Đất dăm sạn cứng chắc phong hóa tàn tích từ đá gốc bột kết, sét kết. Bề dày từ
1,2m đến 6,0m. Giá trị xuyên tiêu chuẩn SPT rất lớn đều đạt N lớn hơn 50.
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn.
- Khu vực khu công nghiệp Quế Võ II, huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu
đồng bằng bắc bộ và cùng khí hậu Đông Bắc. theo TCVN 4088-85 có đặc trưng khí hậu như
sau:
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hàng năm 23.3oC
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 17,3oC
Nhiệt độ thấp nhất trung bình năm 20,3oC
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 42,5oC
Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 3,3oC
 Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình năm 84%
Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: 18%
 Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm 1311mm

 Số giờ nắng:
Số giờ nắng trung bình trong năm 1646h/năm
Thời gian chiếu sáng 10 -12 giờ/ ngày
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến hết tháng 10
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4
 Gió:
Tốc độ gió và hướng gió khu vực được thống kê trung bình theo tháng theo bảng
sau
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Tốc độ gió TB (m/s) 2.4 2.7 2.5 2.6 2.8 2.
5
2.9 2.0 1.9 1.9 2.0 2.2 2.4
Tốc độ gió lớn nhất
(m/s)
3.6 3.9 3.4 3.5 3.8 3.
7
3.9 3.0 2.8 2.7 2.9 3.3 3.9
Hướng gió mạnh
nhất
ĐB ĐB ĐB ĐN ĐN N ĐN ĐN ĐN ĐN ĐB ĐB
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2009
2.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DỰ ÁN
2.2.1 chất lượng môi trường không khí
Hiện trạng khu vực dự kiến xây dựng nhà máy đã được tôn nền bằng cát pha, phia
nam giáp đường khu công nghiệp N3, bên ngoài là quốc lộ 18, phía tây là đường giao thông
của khu công nghiệp D2 và bên lí đường là xí nghiệp gạch tunel Ngọc Sáng, Phía Bắc và
phía đông giáp với khu đất trống của các doanh nghiệp khác. Do vậy nguồn gây tác động
đến chất lượng môi trường không khí chủ yếu là đường giao thông. Căn cứ vào hiện trạng và
mục tiêu khảo sát, vị trí lấy mẫu bao gồm 3 vị trí:
K1: Khu vực cổng vào dự án gần quốc lộ 18.

K2: vị trí đầu khu vực dự án giáp quốc lộ 18.
K3: không khí tại giữa khu vực dự án gần đường D2.
K4: Không khí tại cuối khu vực dự án.
Thời gian lấy mẫu:Ngày 16/09/2010
Đặc điểm lấy mẫu: Trời nắng, gió nhẹ.
Bảng 2.1 Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí
K
1
K
2
1
K
3
1
K
4
1
NM
2K1
NM
1
NG1
NG
2

* Nhận xét: Kết quả đo đạc, phân tích mẫu không khí khu vực xung quanh dự án tại vị trí “
K1, K2, K3, K4” có chỉ tiêu đạt QCVN 05:2009 trong 1h, TCVN 5949 – 1998 – Quy chuẩn
về chất lượng môi trường không khí xung quanh. Điều đó cho thấy rằng môi trường ở dây
khá sạch. Đây là những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá môi trường nền trước khi
thực hiện dự án.

2.2.2. Chất lượng nước
a) Nước mặt
Nguồn nước mặt khu vực là nguồn nước tại mương thủy lợi cạnh khu vực dự án dọc
tuyến đường D2.
Bảng 2.2 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
STT
Chỉ tiêu đo đạc
và phân tích
Vị trí đo đạc
và lấy mẫu
Phương pháp
thử nghiệm
QCVN
05:2009
Trong 1h
K1 K2 K3 K4
1
Bụi lơ lửng
(µg/m3)
34 51 64 27 TQKT-1993 300
2 Ồn (dBA) 59,3 55,2 58,1 53,6
TCVN 5965-
1995
75
TCVN 5949-
1998
3 NOx (µg/m3) 15 11 9 6 TQKT-1993 200
4 SO2 (µg/m3) 21 18 15 22 TQKT-1993 350
5 CO (µg/m3) 170 190 350 110 TQKT-1993 30000
Nhận xét: Kết quả phân tích các chỉ tiêu trong nước mặt cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm

trong mẫu nước mặt nhỏ hơn nhiều so với quy chuẩn quốc gia 08/2008/BTNMT.
b). Chất lượng nước ngầm.
Để đánh giá chất lượng nước tại khu vực thực hiện dư án cơ qua tư vấn đã tiến hành
lấy 2 mẫu nước ngầm: một mẫu tại giếng nước khu vực dự án và một mẫu nước tại giếng
khoan tại nhà máy gạch tunle Ngọc Sáng.
Bảng 2.3. Kết quả phân tích nước ngầm
STT
Chỉ tiêu
phân tích
Đơn vị
Kết quả
Phương pháp thử
nghiệm
QCVN
09:2008/BTNMT
NG1 NG2
1 pH - 7,2 7,1
TCVN
6492:1999
5,5-9
2 TDS mg/l 158 135
TCVN
6625:2005
1500
3 COD mg/l 6 6,9 APHA 5220 4
4 N - NH4 mg/l 0,09 0,08 JIS K0102-1998 0,1
5
N -
NO3-
mg/l 2,44 2,15 JIS K0102- 1998 15

6 Mn mg/l 0,26 0,31
TCVN 6002-
1995
0,5
7 Fe mg/l 7,21 6,35 TCVN 6177- 5
Stt
Chỉ tiêu
phân
tíc
h
Đơn vị
Tên mẫu
Phương pháp thử
nghiệm
QCVN 08:2008/
BTNMT, Cột B1
NM1 NM2
1 pH - 6,8 6,9 TCVN 6492:1999 5,5 – 9
2 TSS mg/l 85 69 TCVN 6625:2000 50
3 BOD5 mg/l 22 25 APHA 5220 15
4 COD mg/l 45 41 APHA 5210 30
5 PO43- mg/l 0,17 0,21 JIS K0102: 1998 0,3
6 NO3- mg/l 2,15 1,89 JIS K0102: 1998 10
7 NH4+ mg/l 0,34 0,29 JIS K0102: 1998 0,5
8 Cu mg/l 0,001 0,005 TCVN 6193-1996 0,5
9 Fe mg/l 0,56 0,71 TCVN 6177-1996 1,5
10 As mg/l KPH <0,001 TCVN 6626-2000 0,05
12 Pb mg/l <0,001 <0,001 TCVN 6193-1996 0,05
13
Colifor

m
MPN/l00
ml
8500 10000
TCVN
6187/1:2009
7500
1996
8 H2S mg/l 0,071 0,054
TCVBN 4567-
1998
-
9 As mg/l <0,001 KPH
TCVN 6626 -
2000
0,05
10 Hg mg/l KPH KPH
TCVN 6193-
1996
0,001
11 Colifrom
MPN/100
ml
5 8
TCVN6187/1:20
09
3
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy chất lượng nước ngầm tại khu vực có một số chỉ tiêu
vượt tiêu chuẩn như hàm lượng sắt, COD, colifrom. tuy nhiên mức độ ô nhiễm không cao và
có thể xử lý được.

2.3 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.3.1. Thành tựu kinh tế - xã hội
• Diện tích tự nhiên: 170,74 km2
• Dân số: trên 150 nghìn người.
• Đơn vị hành chính: có 22 xã và 1 thị trấn
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 12%/năm.
• Lương thực bình quân: 611kg/người/năm
Thành công từ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế huyện Quế Võ nói chung, cơ cấu sản xuất nông
nghiệp nói riêng giảm năm 2008 với diện tích 14663ha đến năm 2009 giảm xuống còn
14450 ha. Sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng toàn diện, đa dạng hoá sản phẩm và
từng bước gắn với nhu cầu của thị trường. Trong nành trồng trọt, cơ cấu giống cây trông
được thay đổi mạnh mẽ. Các giống lúa cũ, thoái hoá được thay thế bắng các giống lúa có
năng suất cao như: Khang Dân, Q5, DV108, Xi23?Cơ cấu trà vụ cũng được bố trí hợp lý
hơn; việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh được chú
trọng. Do diện tích đất bị thu hẹp bởi quá trình Công nghiệp hóa nên sản lương các loại hoa
màu giảm, điển hình như đậu tương, lạc ngô… đến hết năm 2009, năng suất lúa bình quân
giảm gần 5%. Nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất lúa giống và lúa hàng hoá như
Mộ Đạo, Cách Bi, Việt Hùng? sản xuất lúa Tám Thơm ở Quế Võ (Chi Lăng)? Ngoài sản

×