ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THÙY LINH
NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỊNH TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – Năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
NGUYỄN THÙY LINH
NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỊNH TIÊN YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 60 85 15
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. Mai Trọng Nhuận
Hà Nội – năm 2012
i
Lời cảm ơn
Học viên xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của bộ
môn Sinh thái Cảnh quan, Địa mạo nói riêng và Khoa Địa lý, Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên nói chung đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên hoàn
thành luận văn này.
Học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS Mai Trọng Nhuận đã dành
sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
Học viên cũng xin chân thành cảm ơn, Khoa Địa chất, tập thể cán bộ Trung
tâm Nghiên cứu Biển và Đảo – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện, giúp đỡ
về thời gian cũng như tài liệu, công tác khảo sát thực địa phục vụ cho quá trình
nghiên cứu của học viên.
Cuối cùng, học viên xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ,
ủng hộ và chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cùng học viên trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2012
HVCH. Nguyễn Thùy Linh
ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.1. Một số khái niệm 3
1.1.1. Khái niệm vịnh 3
1.1.2. Khái niệm quy hoạch không gian biển 3
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững 4
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu 5
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6
1.3.1. Cách tiếp cận 6
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu 9
1.3.3. Quy trình nghiên cứu 12
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN
VỊNH TIÊN YÊN 13
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực vịnh Tiên Yên 13
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13
2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo 14
2.1.3. Đặc điểm địa chất 14
2.1.4. Đặc điểm khí hậu 15
2.1.5. Đặc điểm thủy văn, hải văn 17
2.2. Đặc điểm tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên 18
2.2.1. Những loại tài nguyên cơ bản 18
2.2.2. Đặc điểm môi trường và tai biến 35
2.2.3. Lập sơ đồ hiện trạng tài nguyên, môi trường, hoạt động kinh tế trên vùng biển
vịnh Tiên Yên 40
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực 44
2.3.1. Dân cư 44
2.3.2. Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản 45
2.3.3. Nông nghiệp 47
2.3.4. Công nghiệp 48
2.3.5. Giao thông vận tải 49
2.3.6. Du lịch 49
2.3.7. Y tế 50
2.3.8. Giáo dục 50
2.4. Kịch bản phát triển kinh tế xã hội vịnh Tiên Yên đến năm 2020 51
2.4.1. Mục tiêu phát triển 51
2.4.2. Định hướng phát triển các ngành kinh tế 52
2.5. Đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động phát triển kinh tế trên vùng biển vịnh Tiên
Yên 57
2.5.1. Lập sơ đồ các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển vịnh Tiên Yên 57
2.5.2. Đánh giá mâu thuẫn giữa các hoạt động kinh tế trên vịnh Tiên Yên 59
iii
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG QUY HOẠCH KHÔNG GIAN BIỂN VỊNH TIÊN YÊN ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 61
3.1. Quan điểm, nguyên tắc quy hoạch 61
3.1.1. Quan điểm quy hoạch 61
3.1.2. Mục đích, mục tiêu quy hoạch 62
3.1.3. Nguyên tắc quy hoạch 62
3.1.4. Cơ sở quy hoạch 63
3.2. Nội dung quy hoạch 65
3.2.1. Quy hoạch không gian định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên, môi trường 65
3.2.2. Quy hoạch điều chỉnh 69
3.2.3. Bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên 71
3.2.4. Bảo vệ môi trường 74
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH 76
4.1. Các giải pháp về chính sách, tuyên truyền, giáo dục 76
4.1.1. Tăng cường luật pháp, chính sách 76
4.1.2. Quản lý tài nguyên môi trường dựa vào cộng đồng 77
4.1.3. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục 77
4.2. Giải pháp kinh tế kỹ thuật 79
4.2.1. Nguồn lực tài chính 79
4.2.2. Quan trắc các hệ sinh thái 80
4.2.3. Quan trắc, kiểm soát chất lượng môi trường biển 80
4.2.4. Điều chỉnh và giám sát quy hoạch 81
KẾT LUẬN 83
Tài liệu tham khảo 85
iv
Danh mục hình
Hình 1.1. Quy trình tiến hành quy hoạch không gian biển 11
Hình 1.2. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu 12
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên 13
Hình 2.2. Kiểu ĐNN vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt, 19
Hình 2.3. Vùng nước cửa sông Tiên Yên 19
Hình 2.4. Cồn đảo cửa sông 20
Hình 2.5. Bãi cát vùng gian triều 21
Hình 2.6. Bãi cuội sỏi vùng gian triều Xã Phú Hải - Hải Hà - Quảng Ninh 21
Hình 2.7. Bãi cát bùn vùng gian triều Xã Phú Hải - Hải Hà 22
Hình 2.8. Bãi bùn cát vùng gian triều Xã Quảng Minh - Hải Hà 22
Hình 2.9. Rừng ngập mặn ven vịnh Tiên Yên 23
Hình 2.10. Đầm nuôi tôm Xã Quảng Điển - Hải Hà 23
Hình 2.11. Bản đồ phân bố hệ sinh thái ngập mặn và hệ sinh thái cỏ biển 26
Hình 2.12. Bản đồ phân bố trọng sa và triển vọng khoáng sản khu vực ven bờ và 30
Hình 2.13. Bản đồ phân bố các bãi đặc sản vùng biển Tiên Yên 35
Hình 2. 14. Lũ lụt ở thị trấn Tiên Yên (5/2011) 37
Hình 2.15. Sơ đồ hiện trạng tài nguyên vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 42
Hình 2.16. Sơ đồ hiện trạng tai biến vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 43
Hình 2.17. Khai thác hải sản ở Tiên Yên 45
Hình 2.18. Bãi nuôi ngao và khai thác sá sùng 45
Hình 2.19. Sơ đồ các hoạt động phát triển kinh tế trên khu vực vịnh Tiên Yên tỉnh Quảng
Ninh 58
Hình 2.20. Ma trận mâu thuẫn, tương thích giữa các hoạt động kinh tế trên vùng biển vịnh
Tiên Yên 60
Hình 2.21. Sơ đồ định hướng quy hoạch không gian biển phục vụ phát triển bền vững vinh
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh 75
v
Danh mục bảng
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011 16
Bảng 2.2. Các kiểu đất ngập nước có trong khu vực vịnh Tiên Yên 18
Bảng 2.3. Sự suy giảm diện tích thảm cỏ biển vịnh Tiên Yên 38
Bảng 2.4. Tác động của nước biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực
vịnh Tiên Yên 39
Bảng 2.5. Diện tích, dân số các huyện khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011 44
Bảng 2.6. Cơ cấu dân số khu vực nghiên cứu phân theo giới tính năm 2011 44
Bảng 2.7. Sản lượng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên các năm 45
Bảng 2.8. Sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011 46
Bảng 2.9. Diện tích và năng suất lúa cả năm 2011 khu vực vịnh Tiên Yên 47
Bảng 2.10. Số lượng trâu, lợn, gia cầm khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011 48
vi
Danh mục chữ viết tắt
RNM
: Rừng ngập mặn
ĐNN
: Đất ngập nước
PTBV
: Phát triển bền vững
HST
: Hệ sinh thái
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
ĐDSH
: Đa dạng sinh học
1
MỞ ĐẦU
Vịnh Tiên Yên là nơi có nguồn tài nguyên phong phú và các hệ sinh thái
(HST) đa dạng, độc đáo có giá trị không chỉ với tỉnh Quảng Ninh nói riêng mà với
toàn Việt Nam nói chung. Cùng với vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ Long khu vực Tiên
Yên có vị trí chiến lược quan trọng, là căn cứ hải quân của vùng biển Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ. Trong khu vực cũng có các danh lam thắng cảnh như: đảo Cái
Chiên, đảo Sậu Nam và nhiều đảo nhỏ khác. Không những thế, vịnh Tiên Yên còn
là một trong những ngư trường lớn của Việt Nam, là vùng có ngành du lịch, dịch
vụ, thủy sản có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, đời sống người dân trong khu vực
còn chưa cao, chưa xứng tầm với những lợi thế thiên nhiên ban tặng. Bên cạnh đó,
nhiều HST độc đáo trong khu vực trong một thời gian dài có dấu hiện bị suy giảm
nghiêm trọng như diện tích rừng ngập mặn (RNM) tại các xã Đồng Rui, Đông Hải.
Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do sử dụng không bền vững tài nguyên,
môi trường, quy hoạch không gian biển, và quy hoạch tổng thể cho nhiều ngành
trên vùng biển tại vịnh Tiên Yên.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quy hoạch các địa phương ven biển
hoặc quản lý tổng hợp đới ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu, các tác giả
chủ yếu đi vào nghiên cứu bản chất của đất ngập nước (ĐNN) để hướng đến đưa ra
một hệ thống phân loại cho ĐNN Việt Nam, đánh giá hiện trạng môi trường hoặc
quy hoạch một số ngành đơn lẻ. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình
khai thác và sử dụng tài nguyên như các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản, đánh bắt
thủy hải sản bằng các phương pháp có tính hủy diệt; nạn chặt phá rừng ngập mặn,
sử dụng không hợp lý các hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón trong sản xuất nông
nghiệp, một mặt làm cho nguồn tài nguyên quý giá và môi trường trong khu vực
suy thoái, mà hiệu quả kinh tế chưa cao. Nghiên cứu, ứng dụng quy hoạch không
gian biển là hướng nghiên cứu góp phần tích cực giải quyết những tồn tại này.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài luận văn “Nghiên cứu, áp dụng quy hoạch
không gian biển phục vụ phát triển bền vững vịnh Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”
được thực hiện.
2
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường, kinh tế xã hội, nhận định những
thuận lợi, khó khăn khu vực vịnh, những mâu thuẫn giữa các hoạt động phát triển
kinh tế trên khu vực nghiên cứu, đề xuất quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên
đề xuất một số giải pháp thực hiện.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích điều kiện tự nhiên, hiện trạng tài nguyên, môi trường
khu vực vịnh Tiên Yên từ đó thành lập sơ đồ hiện trạng tài nguyên, sơ đồ
hiện trạng tai biến trên khu vực vịnh;
- Tổng hợp, phân tích điều kiện kinh tế xã hội khu vực vịnh Tiên Yên phân
tích mâu thuẫn trong các hoạt động nhân sinh trên khu vực vịnh từ đó thành
lập sơ đồ các hoạt động nhân sinh trên khu vực nghiên cứu;
- Xây dựng sơ đồ quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên định hướng phát
triển bền vững thông qua việc chồng chập, đánh giá các sơ đồ thành phần;
- Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch.
Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, nội dung luận văn được
trình bày qua 4 chương không kể mở đầu và kết luận như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên
Chương 3. Nội dung quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên định hướng phát
triển bền vững
Chương 4. Giải pháp thực hiện quy hoạch
3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm vịnh
Theo Điều 10 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vịnh là
một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với
chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao
quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển. thỏa mãn hai điều
kiện: (1) Diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình tròn có đường
kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm; (2) Nếu khoảng cách giữa
các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên một vịnh không vượt
quá 24 hải lý, thì đường đóng cửa vịnh có thể được vạch giữa hai ngấn nước triều
thấp nhất này, và vùng nước ở phía bên trong đường đó được coi là nội thuỷ của
quốc gia ven biển đó. Trong trường hợp đường đóng cửa vịnh dài quá 24 hải lý thì
quốc gia ven biển được kẻ một đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh,
sao cho phía trong của nó có một diện tích nước tối đa.
Vịnh là phần đại dương hoặc biển ăn sâu vào dất liền. Biên giới vịnh thường
vẽ theo quy ước là đường thẳng nối các mũi cửa vào hay theo một đuờng đẳng sâu
nào đó, vì các vịnh bao giờ cung ăn thông với biển hay dại dương qua phần tỏa rộng
của mình. Tùy thuộc nguồn gốc, cấu tạo bờ và hình dáng mà nguời ta gọi một số
vịnh không lớn là những phiôt, vũng, lagoon hay liman [9].
Vịnh là vùng biển ăn sâu vào lục địa hay các đảo, có cửa mở rộng ra phía
ngoài khơi với chiều rộng đáng kể hoặc là phần biển có đảo che chắn tạo thành một
vùng nước khép kín mà trong đó động lực biển thống trị [16].
1.1.2. Khái niệm quy hoạch không gian biển
Theo UNESCO viện dẫn từ Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Anh
(2008) quy hoạch không gian biển (Marine Spatial Planning - MSP), là thiết lập
phương án sử dụng không gian biển hợp lý hơn và giải quyết các mối tương tác
giữa các phương thức sử dụng nhằm cân bằng giữa nhu cầu phát triển với nhu cầu
4
bảo vệ các hệ sinh thái biển và đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội theo quy
hoạch [39].
Theo Ủy ban Châu Âu (European Commission) quy hoạch không gian biển
là lập kế hoạch và điều chỉnh các hoạt động sử dụng biển của con người cùng với
quá trình bảo vệ các hệ sinh thái biển [50].
Khái niệm “quy hoạch không gian biển” còn mới ở Việt Nam, nhưng ở
chừng mực nhất định, nội hàm của quy hoạch này không hoàn toàn mới bởi tiếp cận
quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở Việt Nam đã có lịch sử 30 năm trải nghiệm [25].
1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững
Nhận thức về phát triển bền vững (PTBV) được hình thành từ thế kỷ XV,
gắn với các hoạt động bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Theo
Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN năm
1980, PTBV được hiểu đơn giản là: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú
trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội
và sự tác động đến môi trường sinh thái học";
Đến năm 1987, khái niệm PTBV chính thức được đề xuất trong báo cáo
“Tương lai chúng ta” theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED,
PTBV là "sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh
hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai";
Và khái niệm này đã được khẳng định trong hội nghị Thượng đỉnh về Môi
trường và Phát triển ở Rio de Janeiro (1992) và Nam Phi năm (2002), các đại biểu
tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình
hành động vì sự PTBV có tên Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham
gia của đại diện hơn 200 nước trong đó có cả Việt Nam.
Về bản chất, PTBV trước hết là quá trình phát triển mà trong đó quan hệ
không gian giữa ba mảng phúc lợi, kinh tế - xã hội và môi trường luôn được điều
chỉnh tối ưu cũng như mối quan hệ theo trục thời gian về nhu cầu và lợi ích giữa các
thế hệ được giải quyết hài hòa. PTBV không dễ gì đạt được, thậm chí thay đổi rất
nhanh so với điều chỉnh. Vì vậy, PTBV là mục tiêu mong đợi về mặt xã hội, nhưng
5
lại là nhu cầu và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, các
ngành kinh tế, vùng lãnh thổ và các địa phương.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Vịnh Tiên Yên là một trong những khu vực nhiều HST độc đáo, có giá trị đa
dạng sinh học cao, đặc biệt là thảm thực vật ngập mặn phát triển tốt với diện tích
lớn ở miền Bắc Việt Nam cùng với nguồn thủy sản dồi dào, nhiều loài có giá trị
kinh tế và khoa học. Do vậy, vùng đất này thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu,
nghiên cứu ở các lĩnh vực sinh học, sinh thái học, đất ngập nước, địa chất môi
trường, nuôi trồng thủy sản…
Năm 1996, trong nghiên cứu “Điều tra khảo sát đất ngập nước triều vùng
biển ven bờ và các đảo đông bắc Việt Nam” do Phân viện Hải dương học tại Hải
Phòng thực hiện đã kiểm kê, phân loại ĐNN, xác định được giá trị tài nguyên, hiện
trạng khai thác sử dụng và các đe dọa ĐNN trong đó có vịnh Tiên Yên từ đó đề xuất
những định hướng chiến lược khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên. Năm 1996 –
1997, Sở thủy sản Quảng Ninh đã thực hiện đề tài “Điều tra môi trường chất đáy,
sinh vật vùng ven biển Quảng Ninh”. Đến năm 2002, Phân viện Hải dương học tại
Hải Phòng đã tiếp tục thực hiện Khảo sát bổ sung tổng hợp điều kiện tự nhiên xã
hội, tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên – Hà Cối nhằm đề xuất hướng sử dụng
hợp lý và PTBV. Từ năm 2002 – 2006 dự án SUMA – Bộ thủy sản kết hợp với tỉnh
Quảng Ninh thực hiện các dự án Quy hoạch NTTS biển và nước lợ tại các huyện
Tiên Yên, Vân Đồn, Hải Hà đến năm 2010 và Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử
dụng bền vững nguồn lợi sá sùng và bông thùa tỉnh Quảng Ninh. Các nghiên cứu
này đã chỉ ra được những loài đặc sản tại các huyện trong khu vực nghiên cứu đồng
thời chỉ ra được định hướng quy hoạch hải sản bền vững trên khu vực, đây cũng là
những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng quy hoạch không gian biển khu
vực nghiên cứu. Năm 2011, Dự án “Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một
số vùng trọng điểm tỉnh Quảng Ninh tính đến năm 2020” đã được Khoa Địa lý
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện. Công trình
khoa học này hứa hẹn là một công cụ đắc lực hỗ trợ quá trình ra quyết định về phát
6
triển kinh tế xã hội và chính sách quản lý môi trường phù hợp nhằm đảm bảo sự
PTBV không chỉ cho tỉnh Quảng Ninh mà còn cho khu vực vịnh Tiên Yên. Gần đây
nhất, năm 2012 trong luận án tiến sĩ của Trần Đăng Quy “Nghiên cứu đặc điểm tiến
hóa môi trường phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên khu vực vịnh
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” với các phương pháp nghiên cứu hiện đại đã đưa ra kết
luận môi trường nước tại vịnh chưa bị ô nhiễm, đồng thời tác giả một lần nữa chứng
minh được vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và môi trường của HST RNM
trên khu vực nghiên cứu.
1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Cách tiếp cận
Quy hoạch không gian biển là hành động quản lý môi trường và quy hoạch
sử dụng hợp lý không gian biển hướng tới PTBV vùng biển đảo khu vực vịnh Tiên
Yên, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển.
Không gian biển vịnh Tiên Yên gồm toàn bộ vùng biển, đảo, cửa sông Quy hoạch
không gian biển Vịnh Tiên Yên dựa trên các phương pháp tiếp cận:
1.3.1.1. Tiếp cận hệ sinh thái
Vịnh Tiên Yên là nơi có đa dạng sinh học cao, nhiều HST trong đó có những
HST nhạy cảm (RNM, cỏ biển), có sức chịu đựng giới hạn nhất định, phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh.
Các điều kiện tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn,
hải văn, thổ nhưỡng, ĐDSH ) vừa là cơ sở, vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển các HST. Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, sử dụng tài
nguyên ven biển khu vực là yếu tố tác động trực tiếp đến các HST. Do vậy, khi
nghiên cứu, đánh giá sự biến động ĐNN ven biên vịnh Tiên Yên nhất thiết phải dựa
vào cách tiếp cận sinh thái. Trên cơ sở tiếp cận đó, đề xuất các giải pháp khai thác,
sử dụng hợp lý tài nguyên trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST, đảm
bảo cân bằng sinh thái, duy trì tốt các chức năng, giá trị của các HST trong vùng
vịnh.
7
1.3.1.2. Tiếp cận tổng hợp
Đây là nền tảng của quy hoạch không gian biển quản lý, tiếp cận tổng hợp
tạo sự quản lý thống nhất về không gian giữa các vùng tự nhiên của không gian
biển, thống nhất giữa các cấp quản lý trung ương, vùng và địa phương, giữa quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế biển quy hoạch
bảo vệ môi trường, trong đó có bảo tồn tự nhiên. Nói cách khác, tiếp cận tổng hợp
tạo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch bảo vệ
môi trường trước tác động của hành động phát triển kinh tế - xã hội cũng như tác
động của các quá trình tự nhiên do biến đổi khí hậu, với quy hoạch sử dụng hợp lý
tài nguyên và vị thế của biển.
1.3.1.3. Tiếp cận hệ thống
Không gian biển là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, là tổ hợp môi trường tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và vị thế tự nhiên của biển, thường xuyên chịu tác
động của con người thông qua các các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Sự
thống nhất và hoàn chỉnh của không gian biển, một hệ thống tồn tại nhiều hợp phần
cấu trúc có thứ bậc khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Theo cấu trúc
không gian, không gian biển vịnh Tiên Yên gồm vùng biển, đảo, cửa sông. Theo
cấu trúc hợp phần, không gian biển vịnh Tiên Yên bao gồm môi trường tự nhiên
(đất, nước, không khí, sinh vật), tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên sinh vật, tài
nguyên phi sinh vật, tài nguyên vị thế và tài nguyên di sản tự nhiên) và vị thế tự
nhiên của biển. Tính bền vững của hệ thống chỉ đạt được khi tác động qua lại cân
bằng giữa các cấp và giữa các hợp phần. Tiếp cận hệ thống là cơ sở phương pháp
luận một mặt để hình thành tổ chức quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác để đánh giá tính hợp lý, bất
hợp lý của hành động phát triển theo quy hoạch. Từ lâu, con người đã chiếm cứ
không gian biển và vùng bờ biển làm nơi sinh sống và tìm kiếm các điều kiện cư
trú, khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo nên
một thể thống nhất tương đối giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tồn tại và
chịu tác động của tất cả các quá trình tự nhiên cũng như tác động của con người.
8
Theo cách tiếp cận này, không gian biển vịnh Tiên Yên là một hệ thống tồn tại
tương tác giữa môi trường biển, môi trường lục địa và môi trường xã hội. Muốn giải
quyết các vấn đề phát sinh từ một hệ thống, cần giải quyết thoả đáng các vấn đề của
các hệ thống liên quan. Kỳ vọng PTBV trên cả ba phương diện kinh tế, xã hội và
môi trường cũng chính là hướng tới cân bằng hệ thống cấu thành không gian biển
và các hệ thống có liên quan.
1.3.1.4. Tiếp cận liên ngành
Trong không gian phát triển kinh tế, phát triển đa ngành cũng như quản lý
liên ngành là đòi hỏi khách quan. Sự độc lập của các ngành, lĩnh vực trong hoạt
động kinh tế, khoa học hay quản lý chỉ mang tính chất tương đối. Một trong những
đặc trưng cơ bản của không gian biển là chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên đa
dạng và đa dụng, cho phép phát triển đa ngành. Ví dụ, khi đánh giá hoạt động nuôi
trồng thủy sản (NTTS) mặn, lợ phải phân tích các khía cạnh tự nhiên (quá trình xói
lở, bồi tụ, xâm nhập mặn, nước biển dâng…) đến xã hội (chính sách chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, sự xung đột môi trường, ). Nhờ tiếp cận liên ngành, sử dụng
hợp lý tài nguyên đa dạng và đa dụng trong quy hoạch không gian biển chính là
phát triển đa ngành có lựa chọn ưu tiên để phát huy tiềm năng toàn diện và lợi thế,
sử dụng tài nguyên có hiệu quả cao nhưng không phát sinh mâu thuẫn lợi ích, tôn
trọng các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy
được các giá trị tự nhiên và nhân văn. Hướng tới sử dụng lâu bền tài nguyên biển,
đáp ứng nhu cầu hiện tại và các thế hệ mai sau, các lĩnh vực khoa học tự nhiên và
kinh tế - xã hội cần được kết hợp chặt chẽ. Đồng thời, cần sự phối hợp của các cơ
quan nghiên cứu với các cơ quan quản lý cấp bộ, ngành và địa phương, các tổ chức
phi chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước trong công tác nghiên cứu, tư
vấn, khảo sát, đánh giá và xây dựng cơ sở khoa học đảm bảo cho việc xây dựng quy
hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên.
1.3.1.5. Tiếp cận về phát triển bền vững
Quan điểm PTBV hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong
tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài
9
nguyên và bảo vệ môi trường. Trong PTBV, kinh tế - xã hội luôn gắn liền với bảo
vệ môi trường để đảm bảo việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại mà không tổn hại tới sự phát triển của thế hệ
tương lai [8] [44]. Theo quan điểm này, để vùng nghiên cứu PTBV thì các hoạt
động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh
học (ĐDSH), các tiêu chí về bền vững sinh thái - môi trường - xã hội phải được đặt
lên hàng đầu. Bên cạnh đó, mức độ bền vững của các vùng biển và ven biển cũng là
thước đo mức độ bền vững của các giải pháp khoa học đưa ra trong phát triển kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Phương pháp kế thừa
Quy hoạch không gian biển vịnh Tiên Yên là một quá trình khá phức tạp, tốn
kém, đòi hỏi rất nhiều tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực và qua những giai đoạn
khác nhau. Do đó, không thể chỉ dựa vào những tài liệu hiện có mà phải tiến hành
thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu nghiên cứu trong các giai đoạn trước. Bằng
phương pháp hồi cứu các công trình nghiên cứu đã có, phân tích các nội dung liên
quan đến chiến lược phát triển, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử
dụng tài nguyên môi trường, quy hoạch không gian biển trong khu vực nghiên
cứu… Luận văn đã được kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu, báo cáo,
số liệu thống kê, bản đồ…của các tác giả, nhà khoa học, các viện nghiên cứu,
trường Đại học, các cơ quan quản lý và địa phương về khu vực vịnh Tiên Yên. Toàn
bộ các dữ liệu khoa học đó đã được thu thập, thống kê theo quan điểm hệ thống
nhằm đảm bảo tính đồng bộ, cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào cho luận văn.
1.3.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành khảo sát thực địa
nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên cứu. Phương pháp thu
thập thông tin từ những người dân có kinh nghiệm, quan sát thực tế đã được thực
hiện trong các chuyến điều tra về các nội dung cụ thể sau:
10
- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa
chất, thủy văn, khí hậu… có ảnh hưởng đến quy hoạch không gian biển vịnh Tiên
Yên.
- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp,
khai thác, đánh bắt thủy, hải sản Đặc biệt là các hình thức khai thác, sử dụng tài
nguyên ĐNN ven biển cũng được học viên khảo sát cụ thể trong đợt thực địa tại khu
vực nghiên cứu.
- Khảo sát các vùng ĐNN ven biển vịnh Tiên Yên: nhận định các kiểu ĐNN
ven biển (tự nhiên và nhân tạo) tại khu vực nghiên cứu, đặc điểm, sự phân bố của
chúng theo không gian.
1.3.2.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu, tài liệu thu thập được tổng hợp, phân tích một cách khoa học,
logic nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các thông tin từ khảo sát thực địa và dữ
liệu thừa kế. Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các loại
hình tài nguyên, diện tích và sự chuyển đổi diện tích các kiểu ĐNN trong vịnh Tiên
Yên, được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và các Mapinfo 9.5,
Arcgis 10.0 server.
1.3.2.4. Phương pháp bản đồ GIS
Các tài liệu bản đồ, số liệu thu thập trong quá trình tổng hợp tài liệu, điều tra,
khảo sát thực địa là đầu vào cho phương pháp bản đồ GIS. Ưu điểm của phương
pháp này là có thể cho ta thấy tổng thể khu vực nghiên cứu. Xác định được vị trí
của các dạng tài nguyên, các hoạt động kinh tế xã hội, phân bố dân cư hay nói cách
khác giúp ta có được cái nhìn bao quát về hiện trạng tài nguyên môi trường, kinh tế
- xã hội trên diện rộng. Các loại hình tài nguyên như RNM, vùng NTTS mặn, lợ
được lên bản đồ, có thể cập nhật theo bản đồ địa hình mới và các tài liệu thu thập
được. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã kế thừa kết quả số hóa bản đồ nền
vịnh Tiên Yên (gồm các lớp dân cư, thảm thực vật, địa hình, các đường đồng mức)
từ các đề tài hợp tác với Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển. Phương pháp này
được tác giả sử dụng chính với phần mềm bản đồ Mapinfor 9.5.
11
1.3.2.5. Phương pháp quy hoạch không gian biển
Quy hoạch không gian biển tổng thể sẽ đưa ra một khuôn khổ quản lý tổng
hợp nhằm cung cấp hướng dẫn, nhưng không thay thế các quy hoạch đơn ngành. Để
tiến hành quy hoạch không gian biển được thực hiện theo 10 bước như sau [40]:
B1. Xác định nhu cầu, cơ quan thực hiện;
B2. Tiếp nhận hỗ trợ về tài chính;
B3. Chuẩn bị quy hoạch (giai đoạn tiền quy hoạch);
B4. Tổ chức cho các bên liên quan tham gia;
B5. Xác định và phân tích các điều kiện hiện có;
B6. Xác định và phân tích các điều kiện trong tương lai;
B7. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý không gian;
B8. Thực hiện kế hoạch quản lý không gian;
B9 Giám sát và đánh giá việc thực hiện;
B10. Điều chỉnh quá trình quy hoạch không gian biển.
Hình 1.1. Quy trình tiến hành quy hoạch không gian biển
Nguồn: [40]
12
1.3.2.6. Phương pháp thành lập sơ đồ quy hoạch
Thu thập, phân tích, tập hợp các tài liệu và thể hiện các tài liệu lên sơ đồ;
Phương pháp GIS: là một trong những phương pháp có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình xây dựng sơ đồ định hướng quy hoạch không gian biển vịnh Tiên
Yên;
Nhập dữ liệu: bên cạnh các bản đồ được sử dụng làm tư liệu đầu vào ở
dạng số, những nguồn bản đồ dạng giấy đều được số hóa (sau khi đã tiến hành nắn
chỉnh hình học và các bước xử lý cần thiết khác);
Chồng ghép bản đồ: các sơ đồ thành phần của vùng trên cùng một tỷ lệ
được tiến hành chồng xếp và thể hiện các nội dung lên sơ đồ tổng hợp;
Số hoá và quản trị các bản đồ bằng các phần mềm chuyên dùng (Mapinfo
9.5, ArcGis ).
1.3.3. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập, cách tiến cận và các phương pháp nghiên cứu,
học viên đưa ra sơ đồ nghiên cứu thực hiện luận văn như sau:
Hình 1.2. Sơ đồ thực hiện nghiên cứu
13
CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH
KHÔNG GIAN BIỂN VỊNH TIÊN YÊN
2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực vịnh Tiên Yên
2.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vịnh Tiên Yên (còn gọi là vịnh Tiên Yên Hà Cối) thuộc địa phận tỉnh Quảng
Ninh, nằm ở tận cùng phía đông bắc của dải ven biển nước ta, có chiều rộng khoảng
9 km, chiều dài khoảng 57 km, diện tích phần ngập nước thường xuyên khoảng 400
km
2
, độ sâu trung bình khoảng 2 m, độ sâu lớn nhất là 30 km tại phía cửa vịnh [24].
Vịnh được che chắn phía ngoài bởi hệ thống đảo Cái Bầu, Vạn Vược, Vạn Nước,
Cái Chiên, Vĩnh Thực. Vịnh trao đổi nước với biển thông qua Cửa Mô, Cửa Tiểu,
Cửa Đại, Cửa Bò Vàng và cửa Đầu Tán.
Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên
Nguồn: Google earth
Về mặt tự nhiên, vịnh Tiên Yên kéo dài từ cửa sông Tiên Yên lên đến Móng
Cái và không bao gồm phía ngoài các đảo chắn. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của
luận văn được giới hạn là phần lớn diện tích vịnh Tiên Yên và cả vùng biển bên
ngoài các đảo chắn (Hình 2.1). Khu vực nghiên cứu có ranh giới về phía bắc từ cửa
sông Hà Cối ra đến Cửa Đại, kéo dài ra vùng biển bên ngoài, phía tây hết phần bãi
triều các huyện ven biển Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà; về phía đông ra đến độ sâu 30
m nước ngoài các đảo Vạn Vược, Cái Chiên, phía nam kéo dài từ cửa sông Tiên
Yên qua đảo Cái Bầu. Đối tượng định hướng quy hoạch không gian biển cần xét
14
đến mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, HST và các hoạt
động kinh tế xã hội trên đất liền vì vậy trong luận văn có mở rộng giới hạn so với
giới hạn nghiên cứu.
2.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo
Dựa vào hình thái và độ cao địa hình có thể chia địa hình của vịnh Tiên Yên
thành 5 dạng khác nhau:
- Địa hình đồi núi: chủ yếu là địa hình núi lục nguyên nằm ở độ cao 200 m
tạo thành cánh cung Đông Triều - Bình Liêu. Nằm ở độ cao từ 50 - 200 m là các đồi
được bao phủ bởi rừng cây thưa, cây bụi. Từ độ cao 25 - 50 m là các đồi độc lập,
đỉnh tròn, sườn thoải và phủ xanh bởi rừng nhiệt đới.
- Địa hình đồng bằng thềm: phân bố ở 3 bậc độ cao là từ 40 - 50 m, 20 - 25
m và 10 - 15 m có cấu tạo chủ yếu là sét, bột, cát, cuội và sạn.
- Địa hình bãi triều: vùng triều rất rộng, đạt đến 20.000 ha, được phân thành
các bãi triều có rừng ngập mặn phân bố trên mực biển trung bình đến cao triều; các
bãi triều thấp phân bố tại vùng trung triều đến thấp triều; các lạch triều nhỏ là các
nhánh lạch triều, chia cắt các bãi triều thành nhiều khu vực khác nhau.
- Địa hình vùng vịnh: vịnh Tiên Yên được tạo thành do quá trình ngập chìm
của các cửa sông do quá trình biển tiến tạo ra. Vì vậy, đáy vịnh là đồng bằng
Pleistocen, các đảo và luồng lạch. Đáy vịnh có trầm tích ưu thế thuộc về bùn bột
nhỏ, bùn sét và độ sâu chủ yếu là từ 2 - 5 m.
- Địa hình đảo: bao gồm các đảo chắn ngoài vịnh, cấu tạo từ các đá trầm tích
lục nguyên có độ cao phổ biến từ 8 - 150 m, rất ít khi cao hơn 200 m; duy nhất có
đảo Cái Bầu cao 317 m. Ngoài ra, một số đảo phía tây nam vịnh có nguồn gốc đá
vôi.
Nhìn chung, địa hình, địa mạo của khu vực biển Tiên Yên khá đa dạng và
phức tạp, là cơ sở phát triển các loại hình tài nguyên.
2.1.3. Đặc điểm địa chất
Vịnh Tiên Yên nằm trong phức nếp lồi Quảng Ninh thuộc đới địa hào Jura
Hà Cối. Địa hào này nằm về phía bắc vùng biển Quảng Ninh. Phần lớn diện tích
15
phía tây của địa hào nằm trong lục địa, phần phía đông ngập chìm trong vịnh Tiên
Yên và được phủ một lớp trầm tích cát bột, bùn sét màu xám phớt xanh lẫn vụn sinh
vật và ít mùn thực vật tuổi Holocen mỏng 1-10 m. Thành phần chính của các trầm
tích tạo cấu trúc địa hào Hà Cối là trầm tích lục nguyên thô, màu tím đỏ, có nguồn
gốc lục địa phân nhịp không đều.
Đặc điểm địa tầng của khu vực khá phức tạp, bao gồm các hệ tầng: hệ tầng
Tấn Mài (O
3
-S
tm
), loạt Sông Cầu (D
1sc
), hệ tầng Bản Páp (D
2bp
), hệ tầng Hòn Gai
(T3n-r hg), hệ tầng Hà Cối (J1-2hc) và các trầm tích có nguồn gốc biển, sông –
biển, biển – đầm lầy.
Trong khu vực vịnh Tiên Yên các hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ được
nhận biết qua hệ thống đứt gãy trong vùng từ Paleozoi sớm đến nay. Các hệ thống
đứt gãy phát triển theo 2 phương chính: tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam:
+ Hệ thống đứt gãy phương đông bắc - tây nam hoạt động rõ nét nhất, đóng
vai trò khống chế và tạo nên khung cấu trúc khối tảng và các trũng của khu vực.
Bao gồm 1 đứt gãy chính hoạt động từ Paleozoi sớm đến Mezozoi muộn. Đứt gãy
kéo dài từ núi Thị Thừa đến phía đông đảo Sậu Nam;
+ Hệ thống đứt gãy phương tây bắc - đông nam: bao gồm 2 đứt gãy Cái
Chiên - Thoi Dây và Hòn Dều - Thoi Xanh, là hệ thống đứt gãy trượt tạo điều kiện
cho các khối tảng dịch chuyển. Các đứt gãy này có phương kéo dài gần song song
với bờ biển hiện đại.
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Nằm ở vùng nhiệt đới cận chí tuyến bắc, vịnh Tiên Yên thuộc vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa: mùa đông và mùa hè. Mùa hè thường kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 8, mùa này nóng ẩm và mưa nhiều, nhiệt độ cao nhất có thể đạt
đến 37
0
C – 38
0
C, gió hướng nam thịnh hành. Mùa đông kéo dài từ tháng 10 đến
tháng 3 năm sau, rét và khô, lượng mưa không đáng kể, nhiệt độ thấp nhất 4
0
C –
5
0
C, gió hướng đông - bắc chiếm ưu thế. Nhiệt độ không khí trung bình năm vào
khoảng 21
0
C - 22
0
C, và thấp nhất vào tháng 1 (15
0
C – 17
0
C).
- Hàng năm có khoảng 1562,9 giờ nắng. Thường các tháng mùa hè số giờ
16
nắng cao đạt trung bình 130 - 180 giờ/tháng; mùa đông số giờ nắng thấp thường
dưới 130 giờ/tháng;
- Lượng mưa trung bình năm là 1666,8 mm/năm và thuộc vào loại cao của
khu vực ven biển Vịnh Bắc Bộ, mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 8
hoặc tháng 9 và là mùa có nhiều giông bão. Từ tháng 11 đến tháng 4 thuộc về mùa
khô. Trung bình mỗi năm có khoảng từ 130 - 160 ngày mưa. Độ ẩm trung bình năm
là 85 %, thấp nhất 76 % và cao nhất 88%. Lượng bốc hơi 784,7 mm/năm, độ ẩm
thấp nhất vào tháng 11 (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Một số đặc trưng khí hậu khu vực vịnh Tiên Yên năm 2011
Tháng
Nhiệt độ không
khí (
o
C)
Lượng mưa
(mm)
Tổng giờ nắng
Độ ẩm (%)
1
11,9
3,8
19,9
75,0
2
15,8
28,8
53
89,0
3
15,9
95
17,2
88,0
4
22,0
20,7
80,1
88,0
5
25,5
129,7
147,6
84,0
6
27,8
375,8
127,1
90,0
7
28,3
338,9
182,6
88,0
8
27,5
174,5
175,9
88,0
9
26,5
298,5
164,7
87,0
10
23,0
146,5
113,6
87,0
11
21,9
10,9
158,9
84,0
12
15,5
43,7
110,5
76,0
TB năm
21,8
1.666,8
1351,1
85,3
Nguồn: [6]
- Chế độ gió: gió đông bắc từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau với
các hướng thịnh hành là đông bắc và bắc với tốc độ trung bình 1,8 - 2,7 m/s. Về
mùa hè, gió mùa đông nam với các hướng thịnh hành đông nam và nam, tốc độ
trung bình 2,2 - 2,7 m/s;
- Các dạng thời tiết đặc biệt: Mưa phùn xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 4,
tập trung vào tháng 2. Sương mù khoảng 15 - 20 ngày/năm và xuất hiện tập trung
vào tháng 11 và tháng 4. Mùa hè thường xảy ra hiện tượng giông, bão và lốc. Trong
1 năm, trung bình có khoảng 1,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng của
khoảng 3 - 4 cơn bão. Mùa đông các trận gió mùa kéo dài và tần suất lớn đạt đến 20
17
- 25 đợt trong vòng khoảng 6 tháng mùa đông (từ tháng 11 năm trước đến tháng 5
năm sau).
2.1.5. Đặc điểm thủy văn, hải văn
- Hệ thống thủy văn trên khu vực nghiên cứu có đặc điểm chung của thủy
văn miền núi, các sông đều ngắn và dốc, ít phân nhánh. Vịnh Tiên Yên chịu ảnh
hưởng của ba sông lớn nhất đổ vào là sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông Ba
Chẽ.
+ Sông Ka Long dài 65 km, chạy dọc biên giới Việt - Trung, bắt nguồn từ độ
cao 700 m ở Trung Quốc, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Ninh thì chia thành 5
nhánh. Lưu lượng cao nhất 4.090 m
3
/s và thấp nhất 55,6 m
3
/s, trung bình 55,6 m
3
/s.
Lượng nước đổ ra biển 1,7 tỷ m
3
nước.
+ Sông Tiên Yên dài 82 km, diện tích lưu vực 1.070 km
2
, có 7 nhánh phụ,
sông chính rộng trung bình 100 m, lưu lượng nước từ 28 m
3
/s đến 2090 m
3
/s, lưu
lượng nước 660 m
3
/ năm.
+ Sông Ba Chẽ: dài 80 km, bắt nguồn từ độ cao 275 m, có 11 nhánh nhưng
lòng sông hẹp và lưu lượng nước rất thấp.
Ngoài 3 sông chính còn có các sông nhỏ như sông Hà Cối, sông Đầm Hà
- Đặc điểm thuỷ triều: thủy triều trong vịnh mang tính chất nhật triều đều,
bán nhật triều rất ít gặp, nếu có chỉ xuất hiện vào kì nước kém. Biên độ thuỷ triều ở
khu vực này rất cao thuỷ triều dao động từ 0,1 - 4,9 m, trung bình khoảng 2,08 m.
- Sóng: độ cao sóng trong vịnh không lớn do hệ thống đảo bao bọc xung
quanh. Mùa đông độ cao sóng từ 0,25 - 0,70 m. Hầu hết trong các tháng, độ cao
sóng chỉ dừng lại ở 0,25 - 0,50 m. Sóng cao nhất có thể lên đến 2,0 hoặc 2,5 m
nhưng tần suất thấp và thường vào các tháng 7 và tháng 8 khi có bão.
- Dòng chảy: bị chi phối chính là dòng chảy triều thuận nghịch trong ngày.
Tốc độ dòng chảy toàn vịnh không lớn, thường chỉ đạt vận tốc 6 - 10 cm/s. Nhưng
tốc độ dòng chảy ở các điểm cửa ra vào thường lớn như tại cửa Đại 49,3 cm/s, Cửa
Mô 74,2 cm/s, cửa sông Tiên Yên 53,9 cm/s.