Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh các câu chuyện về bác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.94 KB, 48 trang )

BÀI BÁO “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG,
QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN”
Ngày 25-1-1969, Bác cho mời đồng chí phụ trách Tuyên huấn của Đảng đến giao nhiệm vụ
chuẩn bị bài viết Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bác nói rõ mục đích,
nội dung và nhấn mạnh yêu cầu quan trọng của bài báo. Ngày 28-1-1969, Bác sửa lại bài viết rồi
cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia ý
kiến. Đây hẳn cũng không phải là một việc ngẫu nhiên. Dưới hình thức tham gia một bài viết
trong dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, mỗi đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị sẽ có trong tay một tài
liệu mà câu đầu tiên là: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Chiều 30-1,
Bác cùng Văn phòng đọc lại từng ý kiến đóng góp của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị bổ sung
vào bản thảo rồi cho đưa đi đánh máy. Bác dặn đánh máy xong gửi cho Bác một bản. Ngày 1-2,
15h30, đồng chí phụ trách Tuyên huấn sang gặp Bác, xin bản thảo chính thức để kịp gửi đăng báo.
Cầm bản thảo cuối cùng do Bác tự tay đánh máy, đồng chí phụ trách Tuyên huấn đề nghị với Bác
xin sửa lại đầu đề: đưa vế “nâng cao đạo đức cách mạng” lên trước, chuyển vế “quét sạch chủ
nghĩa cá nhân” ra phía sau với lý do cán bộ đảng viên ta nói chung là tốt, ưu điểm là cơ bản. Bác
quay sang hỏi đồng chí cán bộ Văn phòng: “Ý kiến chú thế nào?”. Đồng chí cán bộ Văn phòng
cũng nhất trí. Bác Hồ im lặng suy nghĩ, cuối cùng Bác nói: “Ý kiến của các chú Bác thấy cũng có
lý. Nhưng Bác còn phân vân điều này: gia đình các chú tiết kiệm mua sắm được bộ bàn ghế,
giường tủ mới. Vậy trước khi kê vào phòng, các chú có quét dọn nhà cửa sạch sẽ hay cứ để rác
rưởi bẩn thỉu mà khiêng bàn ghế, giường tủ vào?”. Anh em đang lúng túng chưa biết trả lời thế
nào thì Bác đã nói: “Vì cả hai chú đã đề nghị, là đa số, Bác đồng ý nhượng bộ, đổi lại tên đầu bài
là Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Nhưng ở trong bài thì dứt khoát
phải để nguyên ý của Bác: Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”. Ý tứ ấy
của Bác, cho mãi đến hôm nay càng thấy vô cùng sâu sắc.
THẾ CÁC CHÚ CÓ BIẾT VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG
XÂY DỰNG Ở CHỖ NÀO THÌ TỐT NHẤT KHÔNG?
Trong buổi Bác dự phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội
đã đề nghị Bác cho chuyển Thủ đô sang phía Vĩnh Yên, vì ở Hà Nội hiện nay khí hậu rất nóng.
Đồng chí Bí thư Thành ủy dứt lời, Bác cười và bảo:
- Từ xa xưa tổ tiên mình xây dựng Kinh đô bên này sông Hồng là có ý cả. Bây giờ đồng bào
miền Nam vẫn hàng ngày hàng giờ gian khổ chiến đấu mà trái tim vẫn hướng về Thủ đô Hà Nội,


nếu mình dời Thủ đô đi nơi khác thì đồng bào sẽ nghĩ thế nào? Thôi thì bây giờ chú cứ sang bên
ấy, còn Bác ở lại bên này nhé!
Nghe vậy mọi người cười ồ mà thật thấm thía. Một đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương
đề nghị xin chuyển Văn phòng Trung ương về vị trí trường Anbe Sarô cũ vì ở đó vườn rộng hơn,
vị trí đẹp hơn. Nghe thế Bác bảo ngay: Văn phòng Trung ương như thế đẹp rồi! Im lặng một lúc
Bác quay lại hỏi mọi người:
- Thế các chú có biết Văn phòng Trung ương xây dựng chỗ nào thì tốt nhất không?
Thấy mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào ngực mình và nói tiếp:
- Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất!
Bác cũng phải có giấy mà!
Chiến sĩ Lý Phúc Nha được đại đội trưởng phân công bảo vệ một khu vực quan trọng trong địa
điểm tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, năm 1951 tại Kim Bình, Chiêm Hóa, Tuyên
Quang. Đại đội trưởng dặn: “Khu vực đơn vị ta bảo vệ là cả con người, thì nơi này là bộ óc. Mặc
dầu các đại biểu đã có giấy ra vào và phù hiệu, nhưng phải kiểm tra thật kỹ để bảo đảm nghiêm
mật”.
Lúc sau, Nha thấy một cụ già người cao, đội nón cũ, quần xắn đến đầu gối, chân đi dép cao su, vai
mang túi vải, xăm xăm đi về phía mình. Ông cụ hiền từ hỏi:
- Chú gác ở đây à ?
- Dạ !
Thấy ông cụ định bước vào khu vực cấm, Nha bối rối, vội hỏi:
- Cụ cho cháu xem giấy ra vào ạ.
- Bác đây mà, chú cũng hỏi giấy ư ?
Một cán bộ vừa đi đến, thấy thế cũng bảo:
- Bác đấy, thế mà đồng chí cũng hỏi giấy thì lạ thật !
- Bác cũng phải có giấy mà ! Có giấy thì mới được vào mà !
Người cán bộ toan gắt với Nha, thì ông cụ đã bảo anh ta đi gọi cán bộ đại đội và ôn tồn hỏi:
- Chú người dân tộc gì ? Quê ở đâu ? Vào bộ đội lâu chưa ?
Lúc này Nha mới thấy ông cụ quen quen, lại hỏi han thân mật, bèn thưa:
- Dạ, cháu người Sán Chỉ, quê ở Thái Nguyên, vào bộ đội được hơn một năm rồi ạ.
Giữa lúc ấy, đại đội trưởng chạy tới, vẻ hốt hoảng:

- Bác Hồ đấy mà, sao đồng chí không để Bác vào nhà của Bác?
Nha sung sướng vì được gặp Bác Hồ, nhưng lại bối rối tự trách mình sao lại đi hỏi giấy Bác. Bác
tươi cười:
- Chú làm nhiệm vụ như vậy là tốt.
Nghe Bác nói thế, Nha mới hết lo.
Sáng hôm sau, hết giờ thể dục, Bác gọi Nha và cán bộ chỉ huy lên gặp. Bác bảo mọi người ngồi,
rồi Bác tự tay rót nước mời. Đoạn, Bác lấy trong cuốn sách ra một tấm ảnh của Bác, cầm bút ghi
mấy dòng chữ phía sau, trao cho Lý Phúc Nha và nói:
- Chú Nha mới vào bộ đội chưa biết Bác. Hôm qua thấy Bác không có giấy nên không cho vào
nơi quy định, như vậy là đúng và đáng khen. Bác thưởng chú Nha chiếc ảnh của Bác. Còn đại đội
trưởng và chính trị viên trao nhiệm vụ cho chiến sĩ chưa rõ, lại chưa giới thiệu cho chiến sĩ biết
Bác, làm trở ngại đến công việc, Bác phê bình. Các chú có đồng ý không ?
Từ chỗ Bác trở về, Nha sung sướng và cảm động, nhưng cứ thương đại đội trưởng và chính trị
viên vì mình mà bị phê bình.
Bác Hồ tự học
Năm 1961 về thăm quê hương lần thứ hai, nói chuyện với các cụ già, Bác tâm sự và cũng
là nhắc nhở: “Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng
chí trẻ. Một mặt đảng viên già phải cố gắng mà học. Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải
học. Việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp,
công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau "
Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện nhỏ cảm động, khó quên và đáng để cho nhiều người
phải suy nghĩ. Đó là chuyện đồng chí Vũ Kỳ kể: Vào tối ngày 27 tháng 8 năm 1945, lúc này đồng
chí Vũ Kỳ đã được Thường vụ Trung ương Đảng chọn là thư ký phục vụ Bác. Bác đọc cho đồng
chí Vũ Kỳ ghi lại một bức thư bằng tiếng Pháp, Bác xem và sửa một vài chỗ, nhân đó vui miệng
hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Chú có biết Bác học chính thức ở nhà trường hết lớp mấy không? Rồi tự trả
lời luôn: Bác học chính thức trên ghế nhà trường chỉ hết lớp Nhì của bậc Tiểu học.
Đến nay qua nhiều nguồn tài liệu, chúng ta đã chứng minh được rằng Bác học lớp Tư ở trường
Tiểu học Pháp bản xứ Vinh, do chưa học hết năm học phải đi theo cha vào Huế nên đến Huế
Người học lớp Tư và lớp Ba tại trường Tiểu học Pháp – Việt Huế (tức trường Tiểu học Đông Ba);
Năm học 1908 – 1909 Người học lớp Nhì trường Quốc học Huế (trường Quốc học Huế giảng dạy

theo một chương trình riêng và học sinh được tuyển vào cũng theo tiêu chuẩn riêng). Lớp Nhất
Người học với thầy giáo Phạm Ngọc Thọ ở Quy Nhơn. Sau đó Người đi vào Phan Thiết dạy học
một thời gian ngắn ở trường Dục Thanh. Sau Tết âm lịch năm Tân Hợi (1911) Người vào Sài Gòn
và đầu tháng 6 năm 1911 Người đi sang Pháp để “xem họ làm ăn như thế nào rồi trở về giúp đồng
bào”.
Từ đó, Người đã say sưa và miệt mài tự học, và cần nhất lúc ấy là ngoại ngữ.
Theo tác giả Trần Dân Tiên trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
khi làm phụ bếp trên tàu Amiral Latouche Trêville: “Mỗi ngày 9 giờ tối công việc mới xong. Anh
Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi (những người Việt Nam làm công trên chuyến tàu) ngủ
hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm”.
“Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách, hai người lính giải ngũ trở về Pháp. Tôi không
hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho
anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết”.
Những ngày làm vườn cho ông chủ tàu ở Saint Adresse “anh học tiếng Pháp với cô sen”.
Những ngày sống ở Anh, “hàng ngày buổi sáng sớm và buổi chiều anh Ba ngồi trong vườn
hoa Hayden, tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần, vào ngày nghỉ anh đi học
tiếng Anh với một giáo sư người ý”.
… “Ngoài những cuộc đi xem để học, anh không thích chơi bời gì khác.”
Bài học đầu tiên về tự học ở Bác là tranh thủ thời gian và học với bất kỳ người nào. Năm
1968, khi làm việc về sách người tốt việc tốt, Bác nói: “Một người phải biết học nhiều người!” là
một câu tổng kết rất có ý nghĩa.
Nhờ học tập, trình độ ngoại ngữ của Bác đã nâng lên nhanh chóng. Nếu năm 1919 bản Yêu
sách 8 điểm Bác còn phải nhờ luật sư Phan Văn Trường thể hiện, thì đến giữa năm 1920, Bác đã
viết được cuốn sách Những người bị áp bức bằng tiếng Pháp và nhờ Marcel Cachin đề tựa… Bác
còn viết bài cho các báo Le Populaire, L’Humanité v.v…
Trước khi sang Đức để đi Liên Xô, Bác lại học tiếng Đức. Ngày 14 tháng 1 năm 1964, nói
chuyện với cán bộ ngoại giao, Bác nói: “Ở Đức thì điều kiện học hành có khá hơn, biết tiếng Pháp
và tiếng Anh nên học cũng chóng hơn”.
Thời kỳ Bác ở Nga, Bác có quen biết một hoạ sĩ người Thuỵ Điển tên là Erich Giôhanxơn. Khi
Bác còn sống, ông Giôhanxơn đã viết về Bác như sau: “Trong thời gian gặp nhau ngắn ngủi

khoảng 4 tháng, Người đã học được rất nhiều tiếng Thuỵ Điển và Người đã có thể làm cho người
Thuỵ Điển hiểu một cách dễ dàng” (báo Buổi chiều, Thuỵ Điển ngày 26.12.1967).
Trong bản khai lý lịch tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản họp ở Mátxcơva vào
tháng 7 và 8 năm 1935, Bác Hồ với bí danh là Lin đã khai ở mục thứ 18, biết “tiếng Pháp, tiếng
Anh, tiếng Quảng Đông, tiếng ý, tiếng Đức”
Qua các tài liệu khác, chúng ta biết được Bác còn biết tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nha… Trong
các tiếng đó có những thứ tiếng Bác rất uyên thâm…
Bác từng nói: “Biết tiếng nước người ta dễ gây cảm tình lắm, gặp người dân thường mình
cũng nói chuyện được dăm ba câu, nói được thì gây ảnh hưởng tốt lắm!”
Đến những năm tuổi đã cao, Bác vẫn học theo cách “tằm ăn dâu” đó. Đọc Nhân dân nhật báo
Trung Quốc, gặp chữ nào mới, Bác vẫn ghi vào để học, có những danh từ khoa học không tra
được trong từ điển thông thường, Bác viết thư hỏi ông Văn Trang (Bác thường viết tắt là V.T) làm
ở sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội nhờ giải nghĩa cho Bác từ ngữ ấy. Trước khi Bác đi thăm
Inđônêxia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Hunggari… Bác đều ghi để học một số câu
nói thông thường nhất.
Bác không chỉ học ngoại ngữ mà còn học, hay nói đúng hơn là nghiên cứu nhiều lĩnh vực như
lý luận, lịch sử, văn học, triết học, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… để vận dụng vào sự nghiệp
cách mạng.
Viết về đạo đức Bác nhắc đến “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên
hạ” v.v… vốn là tư tưởng của Khổng Tử, nhưng như lời Bác nói là đã mang nội dung mới, ý
nghĩa mới.
Viết về giáo dục, Bác mượn ý của Quản Trọng:
Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Đả thông tư tưởng cho tướng Nguyễn Sơn, một người cộng sự, đồng thời cũng được Bác coi
như một người em, Bác dùng 12 chữ của ông Tôn Tự Mạo
Đảm dục đại
Tâm dục tế (nguyên văn, Tôn Tự Mạo dùng chữ “tiểu”)
Trí dục viên
Hành dục phương

Đọc các sách lịch sử (như Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông), ngôn ngữ, văn học Người
đều đánh dấu những vấn đề Người quan tâm hoặc ghi chép lại những ý mà Người tâm đắc.
Là người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bác rất chú ý đọc và học kinh nghiệm xây dựng chủ
nghĩa xã hội của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là Trung Quốc, một nước láng
giềng có hoàn cảnh giống ta.
Bác đã đọc lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc, các báo cáo
chính trị của các Đại hội của Đảng bạn, các báo cáo về Kế hoạch 5 năm, một số sách chuyên đề
như nông nghiệp, hợp tác xã v.v… Qua dấu bút tích có thể thấy được Người quan tâm đến những
kinh nghiệm của bạn gắn với từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
Bác đã nêu một tấm gương về tự học, tự nghiên cứu bền bỉ suốt cuộc đời. Và Bác cũng mong
mọi người đảng viên cán bộ phải học.
Bác đã từng khuyên: “Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viên chẳng những thạo về
chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, không thể lãnh đạo chung chung”.
“Trong thời kỳ kháng chiến, mặt trận chính của chúng ta là đánh giặc thực dân. Ngày nay,
kinh tế là mặt trận chính của chúng ta. Vì vậy cán bộ lãnh đạo cần phải biết kinh tế, biết kỹ thuật.
Chưa biết thì phải cố gắng mà học cho biết”.
Năm 1966, nói chuyện với đảng viên mới của Hà Nội, Bác nhắc nhở: “Thời kỳ bí mật, điều
kiện học tập của đảng viên rất khó khăn: thiếu thầy, thiếu sách, thiếu tự do, nhưng cán bộ và đảng
viên vẫn quyết tâm vì cách mạng mà học. Bây giờ điều kiện thuận lợi nhiều, cho nên các cô các
chú càng phải ra sức học tập cho tốt”.
Ngay đối với người già, Bác cũng nhắc nhở phải học tập. Năm 1961 về thăm quê hương lần
thứ hai, nói chuyện với các cụ già, Bác tâm sự và cũng là nhắc nhở:
“Công việc ngày càng nhiều, càng mới. Một mặt Đảng phải đào tạo, dìu dắt đồng chí trẻ. Một
mặt đảng viên già phải cố gắng mà học.
Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học. Việc lớn việc nhỏ tôi phải tham gia. Công việc
cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau. Chúng ta là
đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với hiểu biết của lớp trẻ bây giờ, kể cả ở Liên
Xô, Trung Quốc, thì chúng mình dốt lắm. Tôi cũng dốt lắm!”.
Bác khiêm tốn tự nhận như vậy, thực ra tầm vóc trí tuệ của Bác, thế giới đều ca ngợi.
Đồng chí Gốt Hôn - Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Mỹ viết: “Đồng chí Hồ Chí Minh là một lãnh

tụ trong lĩnh vực lý luận và tư tưởng. Người là một lãnh tụ chính trị. Nhưng Người cũng là một
lãnh tụ xuất sắc về quân sự. Đây không phải là những lĩnh vực cách biệt trong tài trí cao rộng của
Người” .
Báo Diễn đàn nhân dân, cơ quan Trung ương của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan viết:
“Mặc dù tuổi cao, Người không những giữ được hình dáng trẻ trung mà còn giữ được sự trong
sáng của con người trai trẻ và trí tuệ minh mẫn”.
Báo chí Bungari ca ngợi Người có “tầm hiểu biết uyên bác về châu Á”.
Đồng chí Giôn Gôlan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Anh, nói: “Đây quả là một con người vĩ
đại nhưng không bao giờ tỏ ra mình là một con người vĩ đại”.
Chắc chắn mọi người đều đồng ý rằng tài trí cao rộng, trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết uyên
bác của Chủ tịch Hồ Chí Minh, phần lớn là do Người suốt đời say mê học tập, luôn luôn nghiên
cứu để làm giàu cho trí tuệ của mình.
Tấm gương Bác Hồ tự học mãi mãi và thường xuyên là bài học lớn cho mọi người chúng ta
noi theo./.
Hồ Chí Minh nói về “Nói đi đôi với làm”
(BLC) – “Nói đi đôi với làm” là một trong 3 nguyên tắc đạo đức cách mạng được Hồ Chí
Minh đề cập: nói thì phải làm, xây đi đôi với chống và tu dưỡng đạo đức suốt đời. Nói đi đôi với
làm, nói là làm, nói ít làm nhiều, đã hứa là phải làm là phẩm chất đạo đức của người cách mạng.
Cán bộ, đảng viên phải nói đi đôi với làm, đi trước, làm trước để làm gương cho quần chúng học
tập và noi theo.
Theo Hồ Chí Minh, nói đi đôi với làm là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động
của mỗi người và là biểu hiện sinh động, cụ thể về sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa
suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi con người. Để thực
hiện được lời nói đi đôi với việc làm, nói là làm phải có nhận thức đúng đắn và quyết tâm vượt
qua chính mình. Có nhận thức đúng nhưng không vượt qua được tính cá nhân ích kỷ sẽ dẫn đến
nói không đi đôi với làm.
Hồ Chí Minh yêu cầu, để nói đi đôi với làm cần phải có sự cố gắng, bền bỉ và quyết tâm, bởi
bất kỳ công việc nào, nhiệm vụ gì, dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ, phức tạp hay giản đơn, nếu không
rèn luyện, ra sức phấn đấu thì khó có thể thành công được.
Thước đo của nói đi đôi với làm thể hiện bằng kết quả công việc. Với cán bộ, đảng viên, người

lãnh đạo thì lời nói đi đôi với việc làm lại càng quan trọng và cần thiết, vì cán bộ là gốc của mọi
công việc, là những tấm gương để quần chúng noi theo.
Nói đi đôi với làm còn là biểu hiện ở sự gương mẫu, trung thực, trong sáng của mỗi người
trước nhân dân, nói để dân hiểu, làm để dân tin và làm theo. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thực
hành đạo đức “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Nói đi đôi với làm là nói phải đúng chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, không được
xuyên tạc, nói sai. Theo Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên phải nắm vững đường lối cách mạng của
Đảng để thực hiện cho đúng, để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng.
Phải rèn luyện bản lĩnh vững vàng để có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, dù
khó khăn, phức tạp, hiểm nghèo cũng phải trung thành với Đảng, với sự nghiệp cách mạng.
Theo Người, để nói đúng quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, cán bộ, đảng viên phải
nghiêm túc nghiên cứu, học tập lý luận Mác - Lê Nin. Hồ Chí Minh coi lý luận Mác - Lê Nin như
cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì
lúng túng như nhắm mắt mà đi.
Nói đi đôi với làm là không được “Nói một đàng, làm một nẻo”. Theo Hồ Chí Minh, lời nói
phải đi đôi với việc làm, nói được làm được sẽ mang lại những hiệu quả lớn, được nhiều người
hưởng ứng và làm theo. Khi đề ra công việc, phải tránh cách nói chung chung, đại khái và khó
hiểu. Khi nói cần phải cụ thể, thiết thực, từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Nói phải
đi đôi với làm, nói trước, làm trước và đã nói là làm.
Nói một đàng làm một nẻo là nói nhiều làm ít hoặc nói mà không làm. Hồ Chí Minh nói “Nếu
chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết
phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”. Nếu khuyên mọi
người phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng càng không
được. Không hoàn thành nhiệm vụ, không gương mẫu, sống hoang phí, xa hoa trong khi cuộc
sống của nhân dân còn nhiều thiếu thốn thì những lời nói đó sẽ không có tác dụng giáo dục.
Để chống việc nói một đằng làm một nẻo, khi nói phải gắn với công việc, nhiệm vụ cụ thể,
không nói chung chung, đại khái dẫn đến chung chung ai cũng nói được, nghe thì hay, nhưng
không biết phải thực hiện như thế nào. Để chống nói mà không làm, nói một đàng làm một nẻo
phải thường xuyên đi sâu, đi sát, tăng cường kiểm tra đôn đốc kết quả thực hiện công việc được
giao để làm thước đo đánh giá nói và làm của cán bộ.

Nói đi đôi với làm là “Đã hứa là làm”, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể.
“Làm” chính là hành động, hoạt động thực tiễn, là tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh chỉ rõ: cán bộ, đảng
viên đã nói thì phải làm, “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”; “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm
gương cho người khác bắt chước”.
Đối với Đảng ta, Hồ Chí Minh yêu cầu “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và
những chỉ thị của mình đã thi hành như thế nào. Nếu không như vậy thì những nghị quyết và chỉ
thị đó sẽ hoá ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”. Người dạy,
với trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, không phải cứ nghe cán bộ nói là quần chúng sẽ
làm theo mà họ xem việc cán bộ làm. Cán bộ, đảng viên “Cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe,
chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh… phải thật
thà nhúng tay vào việc”.
Nói đi đôi với làm là phẩm chất sáng ngời của Hồ Chí Minh. Người là tấm gương sáng về lời
nói luôn đi đôi với hành động, lý luận gắn với thực tiễn, nói là để làm, làm đúng như điều đã nghĩ,
đã nói. Hơn nữa Người nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ
làm và dù việc lớn hay việc nhỏ đều tự mình làm gương trước. Trong toàn bộ cuộc đời của Người
có bao nhiêu câu chuyện cảm động về nêu gương, nói đi đôi với làm, tự mình làm trước như thực
hành tiết kiệm cứu đói; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong cuộc sống cũng như trong
công tác.
Nêu gương làm trước không chỉ là để thực hành lời nói, đã nói là phải làm của Người mà nó
xuất phát từ đạo đức, lòng dạ trong sáng, chính tâm của Người. Đúng như đồng chí Phạm Văn
Đồng đã nói “Chuyện nhỏ đức lớn hài hoà ở một con người”; “Mọi lời nói việc làm ở Hồ Chí
Minh đều thiết thực và cụ thể”. Nói là làm và thường là làm nhiều hơn nói, có khi làm mà không
cần nói, tư tưởng thể hiện trong hành động.
Cán bộ là công bộc của dân, là gốc của mọi công việc; đảng viên vừa là người đầy tớ, vừa là
người lãnh đạo của nhân dân. Để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử vẻ vang, mỗi cán bộ, đảng
viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm theo tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí minh.
Bác Hồ với môi trường
Bác Hồ - lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam đã đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những tài

sản qúy gía mà Bác để lại vẫn được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy ở tầm cao mới. Một
trong những tài sản quý giá đó là sự quan tâm của Bác đối với môi trường xanh gắn liền với Tết
trồng cây được tổ chức đều đặn vào dịp Tết Nguyên đán suốt trong gần 50 năm qua
Đồng chí Vũ Kỳ , người có vinh dự được phục vụ Bác trong hơn 20 năm (từ 1945 đến 1969)
kể lại rằng lúc sinh thời đã có lần Bác nói đến mong muốn tạo một nền nếp về trồng cây trong
nhân dân khắp cả nước mỗi khi Tết đến, Xuân về thay dần tập quán ăn uống nặng nề và tốn kém
như hiện nay. Có lẽ xuất phát từ mong muốn đó mà Bác đã khởi xướng ra Tết trồng cây và Bác đã
chủ động tham gia trồng cây khi có điều kiện. Đi nghỉ hoặc đi thăm nước ngoài một trong những
lĩnh vực được Bác quan tâm là môi trường sinh thái ở nước bạn; trong đó tiêu biểu là chuyến Bác
đi nghỉ ở Liên Xô (cũ) mùa hè năm 1959. Bác đã dành thời gian tìm hiểu mô hình kiến trúc đô thị
từ xây dựng các đường phố rộng, sạch, đẹp đến tạo môi trường xanh mát với nhiều loại, nhiều lớp
cây xanh. Bác tìm hiểu rất kỹ lợi ích, cách tổ chức trồng và chăm sóc cây và rừng trong thành phố,
bảo đảm yêu cầu về môi trường sinh thái và đời sống xã hội. Khi về nước Bác đã gặp các đồng chí
lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp lúc đó nói lại những điều tai nghe mắt thấy và nhắc nên tổ chức đi
tham quan, nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của bạn.
Ngày 10/1/1969 mặc dù bận nhiều việc lớn, nhưng Bác vẫn tranh thủ gặp đồng chí Tổng cục
trưởng Tổng cục Lâm nghiệp để trao đổi về nội dung bài báo “Tết trồng cây” Bác vừa dự thảo để
đăng báo Nhân dân vào đầu tháng 2. Buổi gặp không chỉ dừng lại ở bài báo, mà còn đề cập đến
những nội dung rộng lớn hơn về trồng cây, trồng rừng và giữ rừng của nước ta lúc bấy giờ. Nội
dung này đã làm cơ sở cho việc định hướng hoạt động lâm nghiệp của những năm từ thập kỷ 70
trở đi.
Không phải ngẫu nhiên mà Tết Kỷ Dậu năm 1969 Bác lại đến xã Vật Lại, huyện Ba Vì, tỉnh
Hà Tây - một địa phương có phong trào khá về trồng cây theo lời kêu gọi của Bác và trên đồi
Đồng Vàng với một rừng cây bạch đàn được nhân dân trồng từ Tết trồng cây đầu tiên Bác đã
trồng một cây đa lưu niệm. Đây là cây đa cuối cùng Bác trồng vào dịp Tết trồng cây hàng năm. Ở
trong nuớc và cả ở nước ngoài (nếu có điều kiện) Bác đều trồng cây đa vì theo Bác thời gian rụng
lá của cây đa ngắn, nảy lộc nhanh, cành xum xuê và rễ lại bám rất chắc vào đất nên gió bão ít bị
đổ. Vì vậy, những cây đa Bác trồng ở công viên Thống Nhất, ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà
Nội ) ở đồi Vật Lại và cả các cây khác Bác trồng ở một số nước; trong đó có 4 cây đại ở công
viên Găng Đi (Ấn Độ) được trồng vào các năm 1958, 1960, 1961, 1962 trong các lần Bác đi thăm

nuớc này đều phát triển tốt và tỏa hương thơm.
Từ năm 1959, Bác đã viết một số bài báo với bút danh T.L. và Trần Lực đăng trên báo Nhân
dân biểu dương những địa phương, tập thể và cá nhân trồng cây giỏi, phê phán và uốn nắn những
lệch lạc trong quá trình thực hiện Tết trồng cây; đồng thời nêu lên những kinh nghiệm, những bài
học hay về chăm sóc cây bảo đảm hiệu quả kinh tế. Đặc biệt bài “Năm mới hãy nhiệt liệt tổ chức
Tết trồng cây” đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 1/1/65, Bác tổng kết 5 năm Tết trồng cây với
những con số có ý nghĩa: “Tết trồng cây phổ biến từ mùa xuân năm 1960, 5 năm miền Bắc trồng
trên 375 triệu cây các loại và trên 200 triệu cây bảo vệ đê biển “Bác kết luận bài viết bằng hai
câu thơ mang ý nghĩa sâu sắc về trồng cây mà hầu như người dân nào cũng thuộc. Đó là:
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân
Lại một Tết trồng cây nữa đến mà không có Bác tham gia trồng cây. Nhưng vườn cây do Bác
ươm mầm vẫn tươi xanh và phát triển tốt, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh.
Bác Hồ với vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao
Là một cán bộ ngoại giao lâu năm, tôi vinh dự và may mắn được tiếp xúc với Bác Hồ nhiều
lần. Những lần Bác đến thăm sứ quán ta ở nước sở tại, Bác nói nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề
tiết kiệm của ngành ngoại giao.
Năm 1957, Bác thăm Liên Xô và một số nước Đông Âu. Khi đến thăm cán bộ, nhân viên Đại
sứ quán Việt Nam tại Ba Lan, Bác căn dặn chúng tôi phải ra sức tiết kiệm trong chi tiêu, tiết kiệm
thời gian, tranh thủ học tập. Bác nếu tấm gương sáng về bảo đảm giờ giấc. Hôm sứ quán tổ chức
để Bác chiêu đãi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Ba Lan, chúng tôi được giao nhiệm vụ chọn
địa điểm, đặt các món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị người nước ngoài, vừa thể hiện được món
ăn dân tộc. Kết quả chiêu đãi tốt. Bác hài lòng khen: Các chú tổ chức chiêu đãi vừa tiết kiệm, vừa
trng trọng. Các món ăn không thừa, không thiếu. Sau đó, Bác kể chuyện có sứ quán do tính toán
không kỹ, khi chiêu đãi khách, các món ăn thừa rất nhiều. Bác nói: Ăn uống lãng phí, Bác xót xa
lắm, vì đây là tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân. Bà con ta ở trong nước làm đổ mồ hôi, sôi
nước mắt, mới có miếng mà ăn. Vì vậy, để lãng phí, xa hoa là có tội với nhân dân.
Một lần, khi nói chuyện với cán bộ ngoại giao về nước học tập nghị quyết của Đảng, Bác đến
thăm và căn dặn.
Nhân dân ta đang gian khổ chiến đấu để chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược. Vì vậy, mỗi cán

bộ, mỗi người dân phải tiết kiệm vì sự nghiệp cách mạng. Làm công tác ngoại giao, tuy phải có
phần hình thức cho coi dược, song nội dung vẫn là quan trọng hơn. Cái đẹp của hình thức là ở chỗ
sạch sẽ, gọn gàng, giản dị, chứ không phải ở chỗ xa hoa, lãng phí. Cần làm sao không tốn kém mà
lịch sự. Các cô, các chú đi công tác nước ngoài càng phải chú ý điều này.Vì hoàn cảnh ở nước
ngoài thường dễ làm cho mình sinh ra hoang phí, tham ô, hủ hóa, thậm chí có khi sa ngã, mất cả
tư cách người cách mạng. Các cô, các chú phải luôn luôn tự kiểm điểm và giúp cán bộ mình cùng
kiểm điểm.
Cũng tại cuộc gặp với cán bộ ngoại giao, ngày 14-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và những
điều cần chú ý: Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền Nam đang còn
phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra
ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng không được lãng phí, xa hoa. Trường hợp
làm tiệc mặn , song nếu ta làm được tiệc trà thay vào là tốt nhất. Ta không phải thể đua với người
được. Người giàu có, còn ta thì nghèo. Chính vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải
tiết kiệm.
Lời dạy của Bác về vấn đề tiết kiệm trong ngành ngoại giao mãi mãi vẫn còn mang tính thời
sự nóng hổi.
Bài học dựa vào dân
Vào khoảng tháng 10 năm 1948, đồng chí ở trong đoàn đại biểu Đảng và Công đoàn Nam Bộ
ra tới Việt Bắc, căn cứ địa kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Đến Việt Bắc đồng
chí vinh dự được cấp trên cử đi học trường Nguyễn Ái Quốc và được gặp Bác Hồ.
Trong thời gian còn ở Việt Bắc, có lần đồng chí được đi theo các đồng chí Phạm Hùng và Võ
Nguyên Giáp đến nhà sàn của Bác ở an toàn khu Sơn Dương. Trong buổi nói chuyện, đồng chí
thấy Bác đặc biệt chú ý tới tình hình miền Nam, nên mới nói ý định xin tiền của Trung ương, Bác
cười và bảo:
Trung ương không có tiền, mà chỉ cấp tiền để cho các chú đi và về thôi. Các chú phải dựa vào
dân. Nếu chú có một que diêm, nhưng biết cách thì cũng có thể đốt lên được. Còn nếu có cả mồi
lửa to, nhưng không biết cách thì cũng không châm lên được.
Bác muốn nhắc nhở: phải tuyệt đối tin ở dân, dựa vào dân để kháng chiến.
Sau này Bác thường nhắc cán bộ:
"Dễ mười lần không dân cũng chịu

Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
"Nước lấy dân làm gốc
……
gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân".
Bài học dựa vào dân của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, mà mỗi người cán bộ phải luôn
luôn ghi nhớ.
Bác Hồ với việc sử dụng nhân tài
Lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là lúc ông cùng
kiều bào ta ở Pháp ra sân bay đón Bác - năm 1946, khi ấy Người sang thăm nước Cộng hoà Pháp
với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.
Ông có vinh dự được tham gia đoàn đại biểu thay mặt Hội Việt kiều tại Pháp đến thăm Bác,
nghe Bác kể về tình hình trong nước và đề nghị kiều bào ta báo cáo tình hình hoạt động. Ông đã
cùng với Bác đi thăm bà con Việt kiều, thăm Đảng Cộng sản Pháp và các danh lam, thắng cảnh.
Trong các cuộc đi thăm đó, Bác ăn mặc rất giản dị. Bác đi dép cao su, nơi nào có sân sạch là bác
ngồi xuống, nhân dân lao động và trẻ em quây quần xung quanh Bác. Bà con Việt kiều ở Pháp lúc
đó rất tin tưởng ở Người.
Sau một thời gian cùng Bác đi thăm các nơi, một hôm Bác nói với ông:
- Ngày kia Bác về nước, chú có về cùng Bác?
Bác không hỏi là ông có muốn về hay không. Tuy vậy, đối với ông, việc về nước đã được
chuẩn bị từ lâu, nên không có gì cập rập. Ngoài ông ra, còn có hai người cùng về với Bác là: Võ
Quy Huân và bác sĩ Trần Hữu Tước.
Bác cháu cùng nhau về nước trên một chiếc tàu chiến của Pháp. Sau khi về nước một thời gian
ngắn, Bác giao cho ông chức Cục trưởng Cục quân giới.
Trong kháng chiến chống Pháp, những năm đầu Bác gửi thư cho ông, động viên và nhắc nhở
là trong chiến tranh nhân dân phải làm sao để các địa phương có thể tự túc được lương thực và
huy động được lực lượng tại chỗ, có vũ khí tiêu diệt Pháp. Chúng ta phải tự sản xuất lấy vũ khí.
Đó là quan điểm chiến tranh nhân dân.
Năm 1950, Bác chỉ định ông kiêm chức Thứ trưởng Bộ Công thương, ông có dịp gặp Bác
thường xuyên ở các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Có lần, Bác nói với ông, đại ý:

- Nếu vì những lý do nào đó mà cản trở công việc của chú, thì chú hãy báo cáo cho Bác biết.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những ý kiến do ông đề xuất
đều được Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng chấp nhận, tạo điều kiện
thuận lợi làm việc.
Khi chúng ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác nói:
- Tôi đem chú Nghĩa về để kháng chiến. Bây giờ cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt, chưa biết
diễn biến sẽ ra sao, chú Nghĩa đang ở Hà Nội, tại sao không mời chú ấy tham gia quốc phòng.
Sau đó, Bác chỉ định ông làm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, với tư cách là Thư ký quốc
phòng.
Ba tháng sau, đồng chí Lê Đức Thọ mời ông tới nhà riêng và nói:
- Anh làm ba nhiệm vụ một lúc thì nặng quá, cho nên chức vụ "chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học
Kỹ thuật Nhà nước" để trên cử người khác thay.
Sau này, ông mới biết là Bác không đồng ý. Bác nói với các đồng chí trong Bộ Chính trị:
- Chú Nghĩa hồi kháng chiến chống Pháp làm bao nhiêu nhiệm vụ mà cũng làm được (Cục
trưởng Cục Quân giới, Cục trưởng Cục Pháo binh, Thứ trưởng Bộ Công thương). Tại sao sau mấy
chục năm chú ấy lại không làm được ba việc?
Cách đối xử của Bác với đồng chí Trần Đại Nghĩa đã thể hiện sự chung thuỷ, có trước có sau -
một trong những đức tính quý báu của Người. Đức tính quý báu ấy là tấm gương để chúng ta học
tập.
Câu chuyện trên đây còn là bài học về sử dụng nhân tài. Hiện nay ở nước ta đã và đang có hiện
tượng chảy máu chất xám. Nếu không có sự thay đổi thì hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn. Những
sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học trong nước đều không muốn làm cho các cơ
quan nhà nước, vì thu nhập thấp. Các em vào làm ở các công ty liên doanh của nước ngoài có
lương cao. Còn sinh viên có học bổng đi học tại các nước, nhiều em không trở về nước làm việc,
bởi chế độ đãi ngộ, lương và điều kiện làm việc thấp. Như vậy chúng ta đã lãng phí rất lớn, bởi số
tiền đưa các em đi đào tạo ở nước ngoài không phải là nhỏ, trong lúc đó đất nước ta còn nghèo.
Vậy mà ngay từ năm 1946, khi mới giành được độc lập, đất nước ở trong tình thế vô cùng khó
khăn, Bác đã mọi tìm cách thu hút nhân tài để phục vụ đất nước. Bài học này cho đến nay vẫn còn
nguyên giá trị.
Cách ứng đáp mẫn tiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1946, một nhà văn là ủy viên thường trực Ban vận động Đời sống mới đến gặp Hồ
Chủ tịch để xin ý kiến Người về nội dung cuộc vận động. Bác Hồ nói nên vận động nhân dân
thực hiện mấy chữ: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
- Thưa cụ, mấy chữ ấy rất hay nhưng nghe có vẻ cổ. Cụ có thể thay thế bằng mấy chữ khác
được không ạ?
- Thế cơm ông cha ta đã từng ăn hàng ngàn năm trước, hiện nay chú và tôi hằng ngày vẫn
ăn, chú thấy có cổ không? Không khí ông cha ta đã từng hít thở, chú thấy có cổ không?
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, mấy chục vạn quân Tưởng kéo vào tìm cách khiêu
khích để lấy cớ tiêu diệt cách mạng Việt Nam. Bác Hồ triệu tập các vị lãnh đạo cao cấp để xử lý
một vấn đề “hệ trọng”, Bác nói:
- Tướng T.V. của quân đội Trung Hoa dân quốc có gửi cho tôi một bức công văn, nội dung
như sau:
“Kính thưa Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”.
Không cần phải nói, ai nấy đều có thể hình dung không khí tức giận bao trùm lên cuộc họp.
Có những ý kiến đòi đánh.
Với phong thái bình tĩnh, ung dung, Bác Hồ nói: “Nền độc lập ta vừa giành được giống như
một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa
chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi
hết, như vậy có hơn không? Còn trong sự việc vừa đem ra bàn, họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta
cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!
Khoảng giữa năm 1949, một nhà báo Thái Lan trực tiếp phỏng vấn Hồ Chủ tịch để thăm dò
xem Việt Nam đứng về phía nào trong cuộc chiến Quốc – Cộng ở Trung Quốc.
- Thưa Cụ Chủ tịch, nước Việt Nam của Cụ đứng về phía ông Tưởng hay ông Mao? Xin Cụ
miễn cho câu trả lời “đứng trung lập”.
- Chúng tôi đứng trung lập. Cũng như Thái Lan của ông đang đứng trung lập giữa Anh và
Mỹ!
- Nghe nói quân giải phóng nhân dân Trung Hoa đã gửi cho Cụ súng cối và súng liên thanh.
Cụ đã nhận được chưa, nếu chưa thì Cụ có định nhận không?
- Chúng tôi chưa nhận được gì hết. Còn đúng như ông nói là họ có ý định gửi cho chúng tôi

thì trong trường hợp này, ông khuyên chúng tôi nên làm như thế nào?
Ngày 5/10/1959, ông Si-ra I-si Bôn, cố vấn biên tập báo A-xa-hi-sin-bun Nhật Bản phỏng
vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều vấn đề, trong đó có việc Chính phủ Nhật Bản dự định bồi
thường chiến tranh, mà phía Nhật lại chọn Việt Nam lúc đó do Ngụy quyền Sài Gòn kiểm soát
làm đối tác. Câu hỏi và trả lời như sau:
Hỏi: Việc đàm phán về vấn đề bồi thường chiến tranh đã được tiến hành giữa Chính phủ
Nhật Bản và Việt Nam. Ngay ở Nhật Bản cũng có người chỉ trích việc đàm phán này và tin tức
cho biết Ngài không hài lòng.
Theo ý Ngài, nhân dân Nhật Bản cần được hiểu vấn đề này như thế nào? Theo ý Ngài, vấn
đề này cần được giải quyết như thế nào mới đúng?
Trả lời: Trong cuộc Đại chiến lần thứ hai, quân phiệt Nhật Bản đã xâm chiếm nước Việt
Nam và đã gây ra nhiều tổn thất cho nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam. Toàn thể nhân dân Việt
Nam có quyền đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản tiến hành đàm phán và kí kết bồi thường chiến tranh
với chính quyền miền Nam Việt Nam là không hợp pháp.
Nhân dân Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thấy rằng, việc đòi hỏi
Nhật Bản bồi thường sẽ là một gánh nặng cho nhân dân Nhật Bản. Vấn đề cốt yếu trong quan hệ
giữa hai nước không phải là việc đòi bồi thường, mà tình đoàn kết hợp tác giữa hai dân tộc Việt –
Nhật đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình là quý hơn hết.
Câu chuyện về cuốn sổ tiết kiệm của Bác Hồ
Là người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, Bác Hồ luôn luôn dành sự quan tâm chăm
sóc và những tình cảm yêu thương của mình cho cán bộ và chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam,
những người đang ngày đêm phải chịu nhiều khó khăn, gian khổ để bảo vệ vùng đất vùng trời của
Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Tinh cảm và sự quan tâm chăm sóc của Bác với bộ đội được thể hiện rất nhiều qua các bức
điện, thư, qua những lời dạy bảo ân cần, tỉ mỉ, cụ thể nhưng cũng rất sâu sắc, những lần Bác đến
thăm các dơn vị bộ đội, thăm nơi điều dưỡng của các đồng chí thương bệnh binh Những tình
cảm đó còn được thể hiện trong những món quà Người gửi tặng bộ đội.
Quà của Bác là tặng phẩm của đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài kính tặng
Người: những chiếc áo, tháng lương của Bác tặng thương binh nhân ngày 27/7 hàng năm, số tiền
trong sổ tiết kiệm của Người được trao cho Bộ Quốc phòng v.v

Ông Lê Hữu Lập, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch (từ năm 1858 đến 1969) kể rằng:
Bác Hồ có một cuốn sổ tiết kiệm mà ông được vinh dự đứng tên "Lê Hữu Lập", gửi ở quầy tiết
kiệm phố Hàng Gai, Hà Nội.
Tiền tiết kiệm của Bác được dành dụm từ tiền lương hàng tháng còn lại sau khi trừ mọi chi
tiêu sinh hoạt và tiền nhuận bút mà Bác viết bài cho báo Nhân dân.
Trong dịp Bác đi nước ngoài dự Đại hội Đảng cộng sản Liên Xô, là đại biểu mời, Bác được
Đảng bạn tặng một số tiền. Khi đồng chí Vũ Kỳ báo cáo lại, Bác dặn nhập số tiền vào quỹ Đảng,
bởi Bác coi số tiền đó là của chung chứ không để vào sổ tiết kiệm làm quà tặng trong những dịp
cần thiết.
Có lần trên đường đi công tác về, nhìn thấy các đồng chí bộ đội phòng không trực chiến dưới
ánh nắng chói chang, gay gắt của mùa hè, Bác nhắc anh Vũ Kỳ bảo tôi rút số tiền tiết kiệm trong
sổ của Người, trao cho Bộ Quốc phòng, làm quà tặng để các đồng chí bộ đội phòng không có
thêm nước uống.
Những món quà của Bác tuy nhỏ nhưng đã động viên rất nhiều tinh thần của các cán bộ và
chiến sĩ. Đáp lại tình cảm và tấm lòng yêu thương của Bác, cán bộ và chiến sĩ đã đạt nhiều thành
tích trong chiến đấu, rèn luyện và học tập. Đó cũng chính là những món quà của họ dâng lên Bác
Hồ muôn vàn kính yêu.
BÁC RẤT YÊU QUÝ CÁC CHÁU MIỀN NAM
Nắng tháng sáu rực rỡ. Những ngày tháng sáu năm 1969, Hà Nội từng bừng đón tin vui: Chính
phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam thành lập. Phái đoàn Mặt trận dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam chúng tôi được nâng lên thành Đoàn đại diện đặc biệt của Chính phủ
cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trụ sở của
Đoàn những ngày này tấp nập đại biểu trong nước và nước ngoài đến chúc mừng.
Sáng 12 tháng sáu, chúng tôi vô cùng xúc động và phấn khởi được đón Bác Hồ đến chúc
mừng bước trưởng thành của cách mạng Việt Nam.
Chúng tôi quây quần bên Bác, người Cha già yêu thương vô hạn. Bác ân cần hỏi thăm sức
khoẻ anh chị em trong đoàn chúng tôi, hỏi han hoàn cảnh công tác, gia đình mỗi cán bộ, nhân
viên, không thiếu một ai.
Bác nhờ Đoàn chuyển lời thăm hỏi thân ái của Người đến các vị trong Chính phủ cách mạng
lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và trong Hội đồng cố vấn Chính phủ. Bác cũng nhờ Đoàn

chúng tôi chuyển lời khen ngợi đồng bào và bộ đội, các cụ phụ lão, chị em phụ nữ, các cháu thanh
niên và nhi đồng miền Nam đã luôn luôn đoàn kết chặt chẽ, chiến đấu anh dũng, thắng lợi vẻ
vang.
Bác lại đem kẹo chia cho các cháu và tất cả chúng tôi như lần đầu tiên Bác đến thăm Phái
đoàn.
Một kỷ niệm thiêng liêng, sâu sắc nữa lại đến với tôi (Nguyễn Khánh Phương). Ngày 14 tháng
sáu, anh Nguyễn Phú Soại và tôi nhận được tin Bác cho biết muốn gặp chúng tôi. Tôi vừa mừng,
vừa lo.
Đúng bảy giờ, chúng tôi vào nhà Bác. Bác tiếp chúng tôi ngay tại nhà như những người thân
trong gia đình. Tôi ngồi cạnh Bác và quạt cho Bác như con gái về thăm ba.
Bác thân mật nói: Hôm nay, Bác muốn gặp cô và chú để hỏi về tình hình các cháu học sinh
miền Nam, Bác được báo cáo có một số cháu tiến bộ chậm.
Chúng tôi báo cáo với Bác về những cố gắng của Bộ Giáo dục, của thầy giáo, cô giáo các
trường nhận dạy con em miền Nam và những cố gắng của Phái đoàn của chúng tôi về công tác
này.
Không những Bác biết rõ tình hình ăn học của các cháu mà còn nêu cho chúng tôi tên những
cháu ngoan và một số cháu chưa ngoan.
Bác dặn chúng tôi, đại ý: nếu để tình hình này kéo dài thì ba má và gia đình các cháu đang
chiến đấu ở miền Nam sẽ kém yên tâm. Bác nhắc nhở chúng tôi là những người thay mặt cho cha
mẹ các cháu phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu ngày càng tiến bộ. Bác động
viên chúng tôi phải cố gắng và quyết tâm. Bác nêu rõ trách nhiệm phải nuôi dạy cho các cháu tiến
bộ nhiều vì bản chất các cháu rất tốt, các cháu đều là mầm non của đất nước. Việc dạy dỗ, nuôi
dưỡng đòi hỏi phải có lòng thật sự thương yêu các cháu…
Được ngồi bên Bác, nghe những lời chỉ bảo của Bác, tôi càng nhớ đồng bào miền Nam da diết.
Khi ra về, qua vườn nhà Bác, tôi nhìn thấy cây vú sữa đồng bào miền Nam gửi tặng Bác và
Bác ngày ngày tự tay vun xới đã lớn lên, cao quá mái nhà đơn sơ của Bác. Tôi nhìn cây vú sữa mà
nghĩ đến người Ông trồng cây cho con cháu ăn quả đời đời. Bác đã kêu gọi nhân dân miền Bắc
trồng cây cho đất nước xanh tươi và Bác cũng không quên nhắc mọi người: “Chúng ta phải trồng
cây cho đồng bào miền Nam nữa”. Bác nhắc: “Trồng cây nào tốt cây ấy”. Có những loại cây, Bác
tự tay trồng và chăm bón cho đến khi ra hoa kết quả, rồi Bác lấy giống gửi tặng các địa phương để

“nhân lên”. Bác dặn các cụ già và các tỉnh chú ý “nhân giống cho miền Nam, trồng nhiều cây
miền Nam trong vườn kết nghĩa”. Bác luôn nghĩ đến việc ươm hạt giống cách mạng cho miền
Nam. Miền Nam trân trọng những hạt mầm của Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào miền Nam sâu rộng hơn biển Đông. Tình yêu thương của
Người đối với thanh niên, thiếu niên, nhi đồng Thành đồng mênh mông bát ngát. Giữa tháng 7-
1969, trong buổi gặp mặt thân mật với chị phóng viên Cuba, Mácta Rôhát, Bác đã nói: “Ở miền
Nam, những thanh niên dưới 25 tuổi không biết được thế nào là hai chữ “tự do”. Có thể nói rằng ở
miền Nam, mỗi người, mỗi gia đình có một nỗi đau khổ riêng, và nếu mỗi đau khổ riêng của mỗi
người, mỗi gia đình gộp lại thì đó là nỗi đau khổ của tôi”.
CHAI MẬT ONG DO BÁC TẶNG
Thường tối thứ bảy, Bác ra xem phim ngắn khoảng gần một tiếng tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng
Phạm Văn Đồng cùng xem với Bác. Buồng chiếu phim có anh em ở đơn vị bộ đội bảo vệ, anh em
bảo vệ và phục vụ Bác. Thỉnh thoảng anh Vũ Kỳ lại tổ chức buổi hát hoặc ngâm thơ phục vụ Bác.
Tối ngày 31-5-1969 tại Phủ Chủ tịch, Bác và đông đủ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự
buổi ca múa nhạc nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Buổi tối hôm đó đã được ghi lại trên những thước
phim, ảnh Bác ngồi giữa các cháu như ông tiên ngồi giữa bày cháu nhỏ. Lúc ra về, dọc đường Bác
hỏi đồng chí Vũ Kỳ: Dưới hàng ghế có cụ nào ngồi đấy. Đồng chí Vũ Kỳ trả lời: Dạ, đó là cụ thân
sinh của bác sĩ Mẫn. Bác nói:
- Sao không giới thiệu cho mình để mình bắt tay.
Vài ngày sau đồng bào Tây Bắc gửi về biếu Bác một chai mật ong, Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ:
Chai mật ong này để biếu ông cụ chú Mẫn.
Tôi (Lê Văn Mẫn) đưa về và kể cho bố tôi, bố tôi cảm động chảy nước mắt và giữ gìn chai mật
ong cho tới lúc chết (hai năm sau đó)…
BÀI HỌC VỀ SỰ TIẾT KIỆM
Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một
mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó
đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã
lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn
Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy
viết. Ngày 10-5-1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh

vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3-5-1969. Từ giữa năm 1969, sức khoẻ Bác yếu đi
nhiều nên Bộ Chính trị đề nghị: Khi bàn những việc quan trọng của Đảng, Nhà nước thì Bác mới
chủ trì, còn những việc khác thì cứ bàn rồi báo cáo lại sau, Bác cũng đồng ý như vậy. Tháng 7, Bộ
Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày
Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi báo Nhân Dân đăng tin nghị quyết
này, Bác đọc xong liền cho mời mọi người đến để góp ý kiến: “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết.
Bác không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh
thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh
nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu,
khỏi lãng phí”.
TRÊN GIƯỜNG BỆNH
Đầu năm 1969, một chị cán bộ trong Nam ra thăm miền Bắc. Như bất cứ đồng bào miền Nam
nào khác, khi tới thủ đô, chị mong ngày mong đêm được sớm thấy Bác Hồ. Một hôm, thật hết sức
bất ngờ, chị được Trung ương gọi vào Phủ Chủ tịch gặp Bác!
Cùng tiếp khách với Bác hôm ấy có cả Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Gặp Bác, điều đầu tiên chị
thưa với Bác là:
- Chúng cháu ở miền Nam, vâng theo lời Bác, không nề hy sinh gian khổ đánh Mỹ đến một
trăm năm cũng không sợ. Chỉ sợ một điều là Bác trăm tuổi.
Chị đã nói ra cái điều mà mọi người hằng nghĩ, nhưng không ai dám và muốn nhắc đến. Một
cái gì thoáng qua nhanh, rất nhanh, trên vầng trán, đôi mắt, đôi môi và chòm râu bạc của Bác. Bác
quay lại hỏi Thủ tướng Phạm Văn Đồng:
- Năm nay Bác bảy mươi mấy rồi, chú?
- Thưa Bác, năm nay Bác bảy mươi chín.
Bác mỉm cười, mắt ánh lên hóm hỉnh:
- Thì thì còn đến hai mươi mốt năm nữa Bác mới trăm tuổi. Bác kêu gọi các cô, các chú đánh
Mỹ năm, mười năm, hai mươi năm chứ có bao giờ Bác nói hai mươi mốt năm đâu. Nếu hai mươi
năm nữa mà ta thắng Mỹ thì Bác cũng còn một năm để vào thăm các cụ, các cô, các chú, các cháu
miền Nam…
Thấy Bác nói vui như vậy, chị cán bộ miền Nam thấy vững lòng. Chị thầm tin rằng, rồi đây
đánh Mỹ xong, thế nào Bác cũng sẽ vô thăm đồng bào miền Nam, để đồng bào miền Nam thoả

lòng mong ước.
Trước ngày mồng 2-9-1969, Nha khí tượng phát đi một thông báo khô khan như thường lệ:
“Cơn bão số 3…”
Tối hôm mồng một, không thấy Bác dự lễ mừng Quốc khánh, người dân thủ đô cảm thấy lo
lắng. Chưa có thông báo chính thức thế nào về sức khỏe của Bác, nhưng nhân dân cũng biết Bác
mệt nhiều.
Không biết tin ở đâu phát ra mà ở thủ đô từng nhóm người tụ tập đều truyền cho nhau nghe tin
Bác mệt, và kể lại cho nhau nghe câu chuyện sau đây:
“Trên giường bệnh, Bác hỏi:
- Trong Nam mấy hôm nay đánh thế nào?
- Thưa Bác, anh em trong ấy đang đánh tốt lắm.
- Quốc khánh năm nay có đốt pháo hoa cho đồng bào vui không?”…
Phải quan tâm đến mọi người hơn
Hồi trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến dự
lễ bế giảng của trường. Xuống thăm nhà bếp, Bác thấy làm cỗ có vẻ linh đình, Bác nói với đồng
chí phụ trách trường: "Này, bế mạc, chứ không phải " bế bụng " đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn
lắm đấy, các chú ạ".
Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Bác hỏi: "Thế Bác ăn với ai?". Đồng
chí phụ trách gãi đầu gãi tai: "Dạ, xin để Bác ăn riêng cho tiện…". Bác ngắt lời: "Không tiện gì
cả. Thế ra các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trốc à?". Và Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ,
nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với
Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác,
ăn một mình thì Bác ăn sao được? Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách
trường giới thiệu: "Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta". Bác cười mà bảo rằng: "Tôi nói chuyện với
các đồng chí thôi, chứ có "huấn thị" gì đâu".
Buổi tối, Bác ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Bác một chiếc đèn täa đăng
rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn phòng trường và bảo rằng: "Đèn này to,
tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếc đèn con thôi cũng đủ. Các đồng chí đổi cho Bác
chiếc đèn khác".
Sáng sớm hôm sau, trước khi Bác chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Bác có điều gì căn

dặn thêm về công việc của trường. Người nói: "Tôi chỉ mong là các đồng chí đừng quan tâm đến
tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn".
Đời sống của nhân dân còn quan trọng hơn
Năm 1951, hai nhà quay phim chiến sĩ miền Nam Nguyễn Thế Đoàn, Lê Minh Hiền được
tham gia vào đoàn cán bộ miền Nam ra Việt Bắc.
Đoàn đã được Bác Hồ tiếp thân mật và tổ chức đón tiếp long trọng tại Văn phòng Chủ tịch
nước. Riêng mấy anh em điện ảnh miền Nam còn được Bác mời đến trong một cuộc liên hoan lửa
trại đầm ấm. Anh em đề nghị Bác cho phép ''quay'' một số cảnh làm việc, sinh hoạt của Bác. Bác
đồng ý. Với chiếc máy quay phim ''cổ lỗ sĩ'' và một số mét phim ít ỏi, Lê Minh Hiền đã ghi được
một số hình ảnh quý giá - cho đến ngày nay là vô giá - về Bác Hồ.
Đồng chí Hiền và đồng chí Đoàn vẫn còn áy náy là Bác mặc quần áo giản dị quá, sợ mang về
miền Nam chiếu lên, đồng bào có thể là quá xúc động hoặc là chê trách người quay phim. Đồng
chí Đoàn bàn với đồng chí Hiền là đề nghị Bác mặc bộ ka ki đại cán, kiểu Tôn Trung Sơn, bộ độc
nhất của Bác để quay ''cho đẹp''.
Tưởng Bác đồng ý, nào ngờ Bác nói:
- Bác như thế đấy, có thế nào các chú cứ thế mà quay.
''Thua'' keo này, lại bày keo khác. Lâu lâu hai anh em lại ''xin'' Bác mặc đại cán ''cho''. Thấy
các nghệ sĩ năn nỉ mãi, Bác cũng đành mặc ''cho'' đôi ba lần, những khi cần thiết… Tổ làm phim
còn quay được một số cảnh Bác đánh máy chữ, trồng rau xanh, đi công tác lội suối, cưỡi ngựa.
Anh em còn định xin quay một số cảnh nữa về đời sống hằng ngày của Bác.
Bác nói:
- Thôi! Đời sống của Bác lúc này không quan trọng bằng đời sống của nhân dân.
Những lời Bác dạy đầu tiên
Mùa thu năm 1946, tôi và ba đồng chí
1
nữa được vinh dự theo Bác về nước trên chiếc tầu Đuy-
mông Đuếc-vin. Tầu này là một chiếc tầu chiến đã cũ, chạy lừ đừ chậm chạp. Lúc bấy giờ, tình
hình ở trong nước đang căng thẳng ai nấy đều sốt ruột mong về sớm, nhưng giờ đây nghĩ lại, đối
với chúng tôi, đó là một dịp may hiếm có để được kéo dài những ngày chung sống với Bác.
Trên chuyến xe lửa từ Pa-ri đi Mác-xây, Bác nói:

- Nước ta còn nghèo vì 80 năm bị đế quốc bóc lột, chiếm đóng. Đồng bào Nam Bộ giờ đây còn
đổ máu. Chúng ta còn gian khổ chiến đấu nhiều chứ chưa được sung sướng ngay đâu. Các chú về
nước chính là để phục vụ Tổ quốc, phục vụ đồng bào
Lên tàu rồi, một hôm Bác dặn:
- ở nhà không có gì đâu. Nước ta thiếu máy móc, nguyên liệu, thiếu cả thợ lành nghề, tiền của
ta lại ít. Song nước ta giầu về rừng núi, sông biển, đồng bào ta giầu về quyết tâm, dũng cảm và
sáng tạo. Các chú về phải chịu thương, chịu khó làm ăn, đưa những cái đã học ở nước ngoài về áp
dụng thiết thực vào trong nước, giúp đỡ và hướng dẫn anh em trong nước cùng làm.
Tôi còn nhớ lúc đi tàu, thỉnh thoảng có những hôm tên đại tá chỉ huy tàu tổ chức tập trận giữa
biển cả mênh mông, tiếng súng đại bác, súng máy các loại thi nhau gầm thét, khói mịt mù, nước
1
biển tung toé ngoài khơi. Trong chúng tôi, thoạt tiên cũng có người hồi hộp, nhưng riêng Bác vẫn
điềm nhiên, ung dung hút thuốc lá, đứng xem. Bác mỉm cười bảo chúng tôi:
- Đấy, người ta thử kiểm tra tinh thần của các chú. Các chú có sợ không?
Nhân đó Bác chỉ cho chúng tôi thấy bọn đế quốc thường hay phô trương, khoe khoang về sức
mạnh vật chất, còn nhân dân cách mạng tuy nghèo nhưng hàng triệu người đoàn kết thành một
khối, có tinh thần dũng cảm và mưu trí, nhất định đánh bại được bọn chúng
Tại Đại hội liên hoan anh hùng chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, tôi được Bác khen
Vinh dự đó thuộc về anh em ngành quân giới, trong đó tôi nhờ sự chỉ bảo dẫn dắt của Bác đã
đóng góp một phần.
Những lời dạy của Bác như bức cẩm nang quyết định mọi thắng lợi trong công tác của tôi.
Lời nói đi đôi với việc làm
Lời nói đi đôi với việc làm, đây là một trong những đạo lý làm người, mà Bác Hồ là một tấm
gương sáng cho mọi thế hệ người học tập và làm theo.
Bác Hồ nhắc nhở: “Nói cái gì phải cho tin - nói và làm cho nhất trí - làm thế nào cho dân
tin”(1). Trong suốt cuộc đời mình, Người đã giáo dục mọi người và chính bản thân Người đã thực
hiện điều đó một cách nghiêm túc và đầy đủ nhất. ở Bác Hồ, lời nói đi đôi với hành động, lý luận
đi đôi với thực tiễn, nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Hơn nữa, Người
nói ít, nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Phải đi sâu vào
hành vi đạo đức của Người, chúng ta mới khám phá ra được những tầng bản chất sâu xa, cao đẹp

của việc thống nhất giữa lời nói và việc làm là nguyên tắc đạo đức của Bác Hồ, bởi đó là sự thể
hiện ở tấm gương đạo đức của bản thân Người và những lời Người răn về đạo đức.
Sức thuyết phục mạnh mẽ trong tấm gương đạo đức của Bác Hồ là ở chỗ, dù việc lớn hay nhỏ,
đối với Người bao giờ cũng là lời nói đi đôi với việc làm. Bác nêu cho cán bộ đảng viên một luận
điểm quan trọng: “Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ cộng sản mà ta được
họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân
dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”… “Tự mình phải chính trước, mới giúp
người khác chính. Mình không chính mà muốn người khác chính là vô lý”(2). “Nếu chính mình
tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng
trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”… Vậy là, Bác Hồ đã dạy chúng ta
rằng nói và làm là tự bản thân mỗi người, bản thân người được nói để người khác nghe theo thì
phải là con người lòng dạ trong sáng, phải chính tâm, phải thật sự là tấm gương.
Người đề xuất toàn dân tiết kiệm gạo để giúp đồng bào bị đói, thì Người thực hiện: “Lúc
chúng ta nâng bát cơm ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị
với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3
bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”(3). Những năm Bác sống và làm việc tại
Khu Phủ Chủ tịch, khi kinh tế khó khăn, đời sống của nhân dân còn nghèo khó, mọi người ăn cơm
độn ngô, khoai, sắn, Bác bảo cán bộ, nhân dân ăn độn bao nhiêu phần trăm, độn cho Bác từng ấy
giống như cán bộ, nhân dân. Khi về thăm các địa phương, Bác mang cơm nắm với muối vừng để
tiết kiệm gạo, tiền của nhân dân, Bác nói: “Người ta dọn ra một bữa cơm sang, có khi Bác chẳng
ăn đâu, nhưng rồi để lại cái tiếng đấy: Bác Hồ đến thăm cũng làm một bữa cơm sang, cũng điều
người này, người khác từ giao tế sang, chuẩn bị cả buổi. Thế là tự Bác bao che cho cái chuyện xôi
thịt. Như thế nắm cơm theo ăn cho tiện, ăn no rồi đến làm việc”. Khi ăn cơm không bao giờ Bác
để rơi một hạt cơm, Bác bảo một hạt cơm là một giọt mồ hôi của người nông dân. Đúng như đồng
chí Phạm Văn Đồng đã nói: ăn cơm với Cụ hàng trăm lần, lần nào cũng thấy Cụ tém vén không để
rơi một hạt cơm. Bởi vì Cụ quý và tiết kiệm công sức của người làm ra lúa gạo. Chuyện nhỏ đức
lớn hài hoà ở một con người.
Người khuyên cán bộ phải cần, kiệm, liêm, chính, phải thật sự là người đầy tớ của nhân dân,
và chính Bác làm gương trước sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn để làm đúng điều Người dạy:
“Cán bộ Đảng, chính quyền ngay cả Bác là cán bộ cao nhất đều là đầy tớ của nhân dân, phải hết

lòng hết sức phục vụ nhân dân, phải cần, kiệm, liêm, chính”. Bởi thế, việc Người làm là khước từ
ở ngôi nhà sang trọng thuộc thời Toàn quyền Đông Dương, mà chỉ ở ngôi nhà của người công
nhân phục vụ Toàn quyền Pháp thời đó; đi dép lốp, mặc áo vá vai, dùng loại ô tô xoàng nhất, cũ
nhất, chính là “cái phúc của dân, đừng bỏ cái phúc đó đi”. Mùa hè nóng bức, Bác dùng chiếc quạt
lá cọ, Bác bảo: Bác làm như thế để dành điện phục vụ cho sản xuất, dành điện phục vụ sinh hoạt
cho nhân dân
Bác Hồ làm những việc như thế, để thực hiện điều Người nói: “Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta
mặc, vật liệu chúng ta dùng, đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải
đền bù xứng đáng cho nhân dân. Muốn làm được như vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện, cần,
kiệm, liêm, chính” và “Ai chẳng muốn no cơm, ấm áo, nhưng cuộc sống vật chất hết đời người là
hết. Còn tiếng tăm tốt xấu truyền đến ngàn đời sau”(4). Cán bộ, đảng viên nếu làm theo được

×