Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

hiện trạng môi trường tỉnh phú yên năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 182 trang )

MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
1
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG















BÁO CÁO

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2005



















PHÚ YÊN, THÁNG 10/2005


MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
2
NỘI DUNG


LỜI MỞ ĐẦU 04

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Phú Yên 07
2. Giới thiệu sơ lược về “ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời

kỳ 1996 – 2010 “ 07
3. Giới thiệu sơ lược về một số kết quả thực hiện chính “ Quy hoạch phát triển kinh
tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010 “ trong giai đoạn 1995 – 2005 09
4. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường năm 2005 và dự báo
diễn biến môi trường tỉnh Phú Yên đến năm 2010 10
5. Các tài liệu chính biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm
2005 11
6. Các tổ chức chính biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm
2005 12

CHƯƠNG I. HIỆN TRẠNG NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ
NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI

I.1. Những biến động về điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên trong giai đoạn 1996 –
2005 14
I.2. Những biến động về phát triển kinh tế 34
I.3. Những biến động về phát triển xã hội 58
I.4. Những đánh giá tổng hợp 68

CHƯƠNG II. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2005 VÀ
CÁC XU HƯỚNG DIỄN BIẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH

II.1. Hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên theo các phân vùng môi trường quản
lý 72
II.2. Hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên theo các thành phần môi trường quản
lý 99
II.3. Đánh giá chung về các xu hướng biến động chính hiện trạng môi trường tỉnh
Phú Yên năm 2005 103
II.4. Dự báo các xu hướng diễn biến môi trường tỉnh Phú Yên đến năm 2010 106


CHƯƠNG III. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐA DẠNG SINH
HỌC

III.1. Hiện trạng rừng 118
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
3
III.2. Các vấn đề đa đạng sinh học 119
III.3. Hiện trạng công tác phát triển và bảo vệ rừng, đa dạng sinh học tại tỉnh Phú
Yên 125
III.4. Những đánh giá tổng hợp 132

CHƯƠNG IV. HIỆN TRẠNG THIÊN TAI VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

IV.1. Hiện trạng thiên tai 135
IV.2. Hiện trạng sự cố môi trường 136
IV.3. Hiện trạng công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và khắc phục sự cố môi
trường tại tỉnh Phú Yên 137
IV.4. Những đánh giá tổng hợp 140

CHƯƠNG V. HIỆN TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI
ĐỊA PHƯƠNG

V.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 143
V.2. Tình hình thực hiện Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp lý liên
quan 144
V.3. Các hoạt động bảo vệ môi trường khác tại đòa phương 150
V.4. Những đánh giá tổng hợp 152


CHƯƠNG VI. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG
ĐẾN NĂM 2010

VI.1. Các vấn đề môi trường cấp bách 155
VI.2. Đònh hướng kế hoạch hoạt động bảo vệ môi trường của đòa phương đến năm
2010 159
VI.3. Đònh hướng hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường 169

CHƯƠNG CUỐI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO 178

SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN DỰ
KIẾN HOÀN THIỆN ĐẾN NĂM 2010 180






MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
4
LỜI MỞ ĐẦU



Tỉnh Phú Yên đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII tái thành lập
kể từ ngày 01/07/1989 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Phú Khánh cũ, có kết cấu cơ sở
hạ tầng – kỹ thuật và nền kinh tế còn chậm phát triển với cơ cấu kinh tế nông
nghiệp chủ đạo và đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, nhằm xây
dựng tỉnh Phú Yên nhanh chóng thành tỉnh giàu, mạnh và CNH – HĐH phát triển,
UBND tỉnh Phú Yên đã xây dựng “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú
Yên thời kỳ 1996 – 2010 “ với nội dung cơ bản là tiến hành quá trình CNH, HĐH
nền kinh tế quá độ và đã được Chính phủ thẩm đònh, phê duyệt ngày 26/12/1997.

Sau gần 10 năm thực hiện “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời
kỳ 1996 – 2010 “ theo quá trình CNH, HĐH quá độ, hiện trạng kinh tế – xã hội
tỉnh Phú Yên đã có nhiều thay đổi nhanh chóng theo hướng thiết lập cơ cấu kinh tế
công – nông – dòch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế – xã hội gắn kết với
việc cải thiện không ngừng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ, thì quá trình CNH,
HĐH nền kinh tế Phú Yên cũng đang gây nên các tác động toàn diện tới điều kiện
tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời đặt ra những thách thức
mới và nhiều vấn đề môi trường cấp bách theo mục tiêu phát triển bền vững.

Các tác động tiêu cực do quá trình CNH, HĐH tỉnh Phú Yên đối với điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường sẽ cần thiết phải nghiên cứu và đánh
giá cụ thể để đề ra các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát, khống chế, xử lý và đẩy
lùi hiệu quả theo Luật bảo vệ môi trường. Bởi vì, các tác động này sẽ gây nên các
hệ lụy phát triển kéo dài như tình trạng cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, thời
tiết, tình trạng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, mà xét cho cùng là sẽ đẩy
nhanh sự mất cân bằng động trong sinh thái tài nguyên và môi trường, làm suy
giảm đa dạng sinh học và suy giảm nghiêm trọng các nguồn lực, khả năng phát
triển bền vững của tỉnh Phú Yên nói riêng và của đất nước ta nói chung.

Do vậy, trong nhiệm vụ xây dựng Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên

năm 2005 đệ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Phú Yên đã đặt ra
yêu cầu là : nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh có tính chất khái
quát cả chu kỳ phát triển 1996 – 2005 nhằm so sánh và xác đònh rõ những diễn
biến thay đổi trong điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, các
vấn đề môi trường cấp bách và dự báo diễn biến môi trường đến năm 2010, để
đònh hướng kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường của tỉnh phù hợp với
yêu cầu đáp ứng ngày càng tốt hơn thời kỳ đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH đất
nước theo tinh thần Nghò quyết số 41/2004/NQ-TW của Bộ Chính trò, bảo đảm khả
năng phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường hiệu quả, góp
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
5
phần tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Phú Yên đến năm 2010 và tầm
nhìn 2020.

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với yêu cầu hiện nay của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng báo cáo hiện trạng môi
trường của các tỉnh, thành đòa phương, trong đó cần phải đánh giá và làm rõ về
những diễn biến thay đổi trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cũng như về các
vấn đề và nội dung hiện trạng môi trường chính của các tỉnh, thành đòa phương
nhằm xây dựng kế hoạch hành động bảo vệ môi trường sát thực thực tiễn, phù hợp
hơn với các điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và các điều kiện tiến hành quá
trình CNH, HĐH của từng đòa phương, bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các
Nghò quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và các quy đònh tương ứng của
Chính phủ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Vì vậy, Báo cáo tổng hợp về Hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005 sẽ bao
gồm các nội dung nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường chính sau đây :


1. Lời mở đầu
2. Chương mở đầu
3. Chương I : Hiện trạng những biến động về điều kiện tự nhiên và phát triển kinh
tế – xã hội tỉnh Phú Yên
4. Chương II : Hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005 và các xu hướng diễn
biến biến động chính
5. Chương III : Hiện trạng rừng và các vấn đề đa dạng sinh học
6. Chương IV : Hiện trạng thiên tai và sự cố môi trường
7. Chương V : Hiện trạng các hoạt động bảo vệ môi trường tại đòa phương
8. Chương VI : Các vấn đề môi trường cấp bách và đònh hướng kế hoạch hoạt động
bảo vệ môi trường của đòa phương đến năm 2010
9. Chương cuối : Kết luận và kiến nghò












MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
6

CHƯƠNG MỞ ĐẦU :

1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Phú Yên
2. Giới thiệu sơ lược về “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã
hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010 “
3. Giới thiệu sơ lược về một số kết quả thực hiện chính “ Quy
hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 –
2010 “ trong giai đoạn 1996 – 2005
4. Phương pháp nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường
năm 2005 và dự báo diễn biến môi trường tỉnh Phú Yên đến
năm 2010
5. Các tài liệu chính biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Phú Yên năm 2005
6. Các tổ chức chính biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường
tỉnh Phú Yên năm 2005




















1. GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ TỈNH PHÚ YÊN

Tỉnh Phú Yên có vò trí đòa lý thuộc vùng duyên hải Nam – Trung Bộ với tổng diện
tích đất tự nhiên thống kê là 5.278 km
2
(527.800 ha), trong đó phía Bắc giáp tỉnh
Bình Đònh, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa
và phía Đông giáp với Biển Đông. Tỉnh có nhiều lợi thế của ngã ba giao lưu phát
triển kinh tế – xã hội trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ theo trục Bắc – Nam và
với khu vực Tây nguyên. Tuy nhiên, sau này do việc thực hiện quá trình tổng điều
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
7
chỉnh đòa giới của tỉnh, cho nên tổng diện tích đất tự nhiên thống kê của Phú Yên
chỉ còn 5.045 km
2
(504.531 ha). Tỉnh Phú Yên có 30 thành phần dân tộc sinh sống,
trong đó dân tộc Việt chiếm khoảng 93%, có 5 tôn giáo chính với khoảng 352.979
tín đồ (Phật giáo và Công giáo chiếm 3/4 tổng số tín đồ).

Tính đến hết năm 1995, tổng dân số thống kê của tỉnh Phú Yên là 732.007 người
và mật độ dân số bình quân là 139 người/km
2
. GDP theo giá thực tế của tỉnh Phú

Yên đạt 1.272,639 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế gồm : nông lâm thuỷ sản chiếm
52%; công nghiệp và xây dựng chiếm 12,5%; dòch vụ chiếm 35,5%. Chỉ số GDP
bình quân/đầu người đạt 1,74 triệu đồng, tương ứng khoảng 199 USD/đầu người.
Nhìn chung, trong giai đoạn này (1989 – 1995) Phú Yên là một tỉnh nghèo với nền
kinh tế chậm phát triển và đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vì vậy, trong giai đoạn 1996 – 2005 tỉnh Phú Yên đã bước vào quá trình CNH,
HĐH và đô thò hóa quá độ với quyết tâm và nỗ lực rất cao. Tính đến hết năm 2004,
tổng dân số thống kê sơ bộ của tỉnh Phú Yên là 849.026 người và mật độ dân số
bình quân là 168 người/km
2
. GDP sơ bộ theo giá thực tế của tỉnh Phú Yên đạt
4.358,954 tỷ đồng, trong đó cơ cấu kinh tế gồm : nông lâm thuỷ sản chiếm 36,9%;
công nghiệp và xây dựng chiếm 28,8%; dòch vụ chiếm 34,3%. Chỉ số GDP bình
quân/đầu người đạt 5,13 triệu đồng, tương ứng khoảng 324 USD/đầu người (theo tỷ
giá tháng 09/2005) và 588 USD/đầu người (theo tỷ giá so sánh năm 1995).

Việc thực hiện “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 –
2010 “ trong giai đoạn 1996 – 2005 đã mang lại những thành tựu đáng kể như : so
với năm 1995 GDP của tỉnh tăng gấp 3,4 lần; chỉ số GDP bình quân/đầu người tăng
gấp 1,6 lần (theo giá trò USD thực tế) và cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh chóng theo
hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu xây dựng tỉnh Phú Yên cơ
bản thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020, thì đòi hỏi toàn tỉnh phải tiếp tục nỗ
lực phấn đấu, quyết tâm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH, sử dụng hiệu quả các
điều kiện thuận lợi, vượt qua khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế – xã
hội, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao không ngừng đời sống nhân dân.

2. GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ “ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ – XÃ HỘI
TỈNH PHÚ YÊN THỜI KỲ 1996 – 2010 “


Theo “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010
“ đã được phê duyệt, thì phương hướng và các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội
tỉnh Phú Yên đến năm 2010 bao gồm như sau :

(a). Quan điểm phát triển đến năm 2010 :

• Hội nhập và liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước, trong đó chủ
yếu liên kết kinh tế với các tỉnh trong vùng duyên hải Miền Trung và vùng kinh tế
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
8
trọng điểm Miền Trung dựa trên việc phát triển mạnh và đồng bộ cơ sở hạ tầng
thành hệ thống liên kết kinh tế bền vững.
• Phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao, ổn đònh
gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện công bằng xã hội, không ngừng nâng cao mức
sống nhân dân, xóa đói nghèo đến mức thấp nhất, sử dụng hiệu quả tài nguyên,
bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp hài hòa và phát huy thế mạnh các tiểu vùng
khác nhau của tỉnh.
• Phát triển có trọng điểm kết hợp phát triển đồng đều hợp lý các lónh vực ngành
và lãnh thổ, trong đó xác đònh chiến lược phát triển mạnh hai đầu tỉnh (giáp Bình
Đònh và Khánh Hòa), các hành lang kinh tế ven biển theo trục đường quốc lộ 25
và tỉnh lộ 645, xây dựng hệ thống đô thò trung tâm nhằm thúc đẩy CNH, HĐH
nông nghiệp và nông thôn, hình thành các vùng chuyên môn hóa nông – lâm
nghiệp và lựa chọn những ngành mũi nhọn phù hợp.

(b). Mục tiêu phát triển :

• Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân cả nước, từng bước hội

nhập vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, trong đó mức tăng trưởng GDP bình
quân là 10 – 11%/1996 – 2000 và 12 – 13%/2001 – 2010.
• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng theo hướng CNH, HĐH và cơ cấu kinh tế, lao
động nông thôn theo hướng tăng lao động phi nông nghiệp với các chỉ số chính
như sau :

+ Tỷ trọng công nghiệp : 20 – 21%/2000 và 29 – 30%/2010
+ Tỷ trọng dòch vụ du lòch : 44 – 46%/2000 và 52 – 55%/2010
+ Tỷ trọng nông nghiệp : 33 – 36%/2000 và 15 – 19%/2010

• Đạt chỉ số GDP bình quân/đầu người là 260 – 270 USD/2000 và 700 – 800
USD/2010.
• Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại và mở rộng thò trường xuất khẩu, trong đó đạt
kim ngạch xuất khẩu 175 – 180 triệu USD/2000 và 250 – 300 triệu USD/2010.
• Đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm 20% GDP/2000 và 25% GDP/2010.
• Thực hiện xóa đói, nghèo xuống còn khoảng 20% số hộ/2000 và giải quyết cơ
bản đói nghèo vào năm 2010.
• Tạo chuyển biến căn bản về văn hoá, giáo dục đào tạo, y tế và các vấn đề xã
hội khác :

+ Đạt tỷ lệ tăng dân số là 1,9%/1996 – 2000 và 1,7%/2001 – 2010.
+ Giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, dòch hạch, sốt xuất huyết, đường ruột và suy
dinh dưỡng vào năm 2000, hạn chế tỷ lệ người nhiễm HIV và bệnh SIDA.
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
9
+ Thanh toán cơ bản nạn mù chữ cho người ở độ tuổi 15 – 35 vào năm 2000, cơ
bản phổ cập trung học cơ sở ở các đô thò, phổ cập tiểu học trong toàn tỉnh, phát

triển mạnh mẽ việc học ngoại ngữ và tin học.
+ Phủ sóng phát thanh, truyền hình trên toàn đòa bàn tỉnh đến vùng sâu, vùng xa.
+ Hoàn thành đònh canh, đònh cư, ổn đònh canh tác phù hợp đến năm 2010.

3. GIỚI THIỆU SƠ LƯC VỀ MỘT SỐ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
“ QUY HOẠCH TỔNG THỂ KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN THỜI KỲ
1996 – 2010 “ TRONG GIAI ĐOẠN 1996 – 2005

Theo các số liệu niên giám thống kê, có thể tổng hợp một số kết quả thực hiện
chính “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010
“ trong giai đoạn 1996 – 2005 như được trình bày trong bảng 1 dưới đây :

Bảng 1. Một số kết quả chính thực hiện “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh
Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010 “ trong giai đoạn 1996 – 2005 (mốc so sánh 1995).

Các chỉ tiêu
so sánh
Mốc thời gian nghiên cứu và đánh giá
Năm 1996 Năm 2000 Năm 2004
QH/2000 Thực tế QH/2010 Thực tế
1. Tổng dân số,
người
744.668 - 803.846 - 849.026
2. Tỷ lệ tăng dân
số, %
2,2 1,9 1,6 1,7 1,4
3. GDP theo giá
thực tế (tỷ đồng)

1.457,125 - 2.455,472 - 4.358,594

4. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế, %
14,1 10 – 11 7,8 12 – 13 11,2
5. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế
trung bình, % :
+ 1996 – 2000
+ 2001 – 2004



-
-



10 – 11
-



9,1
-



-
12 – 13





10,7
6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 1996 – 2004, % : 9,8
7. Chuyển dòch cơ
cấu kinh tế, % :
+ Nông lâm ngư
nghiệp
+ Công nghiệp –
xây dựng
+ Dòch vụ


46,5

17,2

36,3


33 – 36

20 – 21

44 – 46


44,1

22,7


33,2


15 – 19

29 – 30

52 – 55


36,9

28,8

34,3
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
10
8. Chỉ số GDP
bình quân/đầu
người, USD (tỷ
giá so sánh 1995)

224


260 –

270

350

700 –
800

588
9. Kim ngạch xuất
khẩu, triệu USD
111,165 175 –
180
33,492 250 –
300
48,789
10. Tỷ lệ thu ngân
sách so với giá trò
GDP, %
18 20 24 25 21
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2000, 2004.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG NĂM 2005 VÀ DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ
YÊN ĐẾN NĂM 2010

(a). Phương pháp nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm
2005 :

• Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế : sử dụng chủ yếu để lấy mẫu hiện trường
nhằm quan trắc, giám sát, phân tích và đánh giá về chất lượng các thành phần môi

trường liên quan như nước mặt, nước ngầm, nước biển ven bờ, đất, không khí
• Phương pháp thống kê các số liệu, thông số kỹ thuật : sử dụng chủ yếu để tổng
hợp các số liệu, thông số kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu và đánh giá
hiện trạng môi trường trong giai đoạn 1996 – 2005.
• Phương pháp phân tích, so sánh các số liệu, thông số kỹ thuật : sử dụng để phân
tích và so sánh các số liệu theo chuỗi thời gian hoặc các thông số kỹ thuật theo các
bộ tiêu chuẩn môi trường nhằm nhận thức, đánh giá và lý giải nguyên nhân của
những biến động về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội hoặc xu hướng diễn biến
môi trường chính (mốc thời gian so sánh gồm 1994/1995, 2000/2001, 2004/2005).
• Phương pháp hội thảo, góp ý : sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá và hoàn
thiện các kết quả nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường năm 2005.
• Phương pháp chuyên gia : sử dụng tri thức và kinh nghiệm phong phú của các
chuyên gia nhằm chuẩn hoá và hoàn thiện kết quả nghiên cứu và đánh giá hiện
trạng môi trường năm 2005.

(b). Phương pháp dự báo diễn biến môi trường tỉnh Phú Yên đến năm 2010 :

• Phương pháp thiết lập diễn biến môi trường giai đoạn quá khứ và tương lai : sử
dụng để thiết lập các cơ sở dữ liệu về môi trường trong giai đoạn quá khứ hoặc các
cơ sở kòch bản dự báo, phán đoán xu hướng biến đổi môi trường dưới tác động của
quá trình phát triển kinh tế – xã hội ngắn hạn (5 – 10 năm), trung hạn (20 – 30 năm)
và dài hạn (trên 50 năm).
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
11
• Phương pháp “ hồi cứu quá khứ – dự báo tương lai “ : sử dụng chủ yếu để hồi cứu
các số liệu quan trắc môi trường nhằm dự báo trạng thái môi trường trong tương lai
theo một số kòch bản giả thiết có mức gia tăng áp lực môi trường tối đa, tối thiểu.

• Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin đòa lý (GIS) : sử dụng cho việc đánh giá
diễn biến và dự báo môi trường theo thời gian và không gian nhờ kỹ thuật thiết lập
bản đồ hoặc chồng ghép nhiều bản đồ trạng thái môi trường theo các kòch bản dự
báo khác nhau trên máy tính, hoặc các mô hình phân tích môi trường khác.
• Phương pháp dự báo nguồn thải ô nhiễm môi trường theo ” hệ số ô nhiễm “ : từ
việc dự báo gần đúng thải lượng ô nhiễm để nội suy dự báo chất lượng môi trường
do tác động của các nguồn thải theo trình tự : phân tích quy hoạch phát triển kinh tế
– xã hội trong thời hạn xác đònh; xác đònh hiệu quả đáp ứng xử lý ô nhiễm tại đòa
phương; áp dụng “ hệ số ô nhiễm “ để dự báo các nguồn thải ô nhiễm môi trường
sẽ xuất hiện; nội suy dự đoán mức độ ô nhiễm môi trường tương lai trên cơ sở so
sánh với mức ô nhiễm hiện tại.

5. CÁC TÀI LIỆU CHÍNH BIÊN SOẠN BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2005

(a). Các văn bản của Đảng : bao gồm Chỉ thò số 36/1998/CT/TW, Nghò quyết số
41/2004/NQ-TW của Bộ Chính trò, Chương trình hành động số 37/2005/CTr/TU và
Kết luận số 145 – KL/2005/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Phú Yên.
(b). Các văn bản pháp lý : bao gồm các bộ luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên của Quốc hội, các Nghò đònh số 175/CP, 67/CP, 62/CP, 03/CP của Chính
phủ, các Quyết đònh số 64/2003/QĐ-TTg, 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ, “ Chiến lược bảo vệ môi trường Phú Yên đến năm 2010 và tầm nhìn 2020
“ và một số văn bản pháp lý khác của UBND tỉnh Phú Yên.
(c). Các tài liệu niên giám thống kê nhà nước : bao gồm các bộ niên giám thống kê
Việt Nam và tỉnh Phú Yên xuất bản trong giai đoạn 1995 – 2005.
(d). Các tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, hoặc ngành kinh tế : bao
gồm “ Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Phú Yên thời kỳ 1996 – 2010 “ và
các bản quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn, thuỷ sản,
công nghiệp, du lòch của tỉnh Phú Yên trong thời kỳ 1996 – 2010.
(đ). Các bộ tiêu chuẩn môi trường Việt Nam : bao gồm các bộ tiêu chuẩn môi

trường Việt Nam ban hành trong năm 1995 và 2001.
(e). Các số liệu quan trắc, giám giám môi trường : bao gồm các cơ sở dữ liệu quan
trắc và giám sát môi trường tại đòa phương từ năm 1995 đến năm 2005.
(f). Các báo cáo hiện trạng môi trường nghiên cứu và so sánh : bao gồm các báo
cáo hiện trạng môi trường tỉnh Phú Yên năm 1995, 2001, 2004.
(g). Các tài liệu khoa học và kỹ thuật liên quan khác : bao gồm các tài liệu nghiên
cứu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên, môi
trường của tỉnh Phú Yên đã chính thức được công bố.
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
12

6. CÁC TỔ CHỨC CHÍNH BIÊN SOẠN BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG TỈNH PHÚYÊN NĂM 2005

Các cơ quan, đơn vò tổ chức chính nghiên cứu và biên soạn BÁO CÁO HIỆN
TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2005 bao gồm :

(1). Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên, cơ quan chủ trì.

(2). Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) – Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam, đơn vò tư vấn.

(3). Phân Viện nghiên cứu Khoa học Bảo hộ lao động TP. Hồ Chí Minh, đơn vò hợp
tác.





























MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
13

CHƯƠNG I : HIỆN TRẠNG NHỮNG BIẾN ĐỘNG
VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH PHÚ YÊN

1. Những biến động về điều kiện tự nhiên tỉnh Phú Yên
trong giai đoạn 1996 – 2005
2. Những biến động về phát triển kinh tế
3. Những biến động về phát triển xã hội
4. Những đánh giá tổng hợp
























I.1. NHỮNG BIẾN ĐỘNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH PHÚ YÊN
TRONG GIAI ĐOẠN 1996 – 2005

I.1.1. Vò trí đòa lý :

Vò trí đòa lý của tỉnh Phú Yên đã có sự biến động đáng kể căn cứ theo các số liệu
niên giám thống kê về tổng diện tích đất tự nhiên và theo tọa độ vò trí đòa lý của
tỉnh với các mốc thời gian so sánh là các năm 1995, 2000 và 2004. Tại thời điểm
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
14
năm 1995 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Phú Yên là 5.278 km
2
(527.800 ha).
Đến năm 2000 và 2004 tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Phú Yên là 5.045 km
2

(504.531 ha) do quá trình tổng điều chỉnh đòa giới tỉnh Phú Yên thực hiện trong thời
gian từ năm 1996 đến năm 1999. Còn tọa độ vò trí đòa lý của tỉnh Phú Yên đã thể
hiện sự biến động này như sau :

(a). Tại thời điểm năm 1995 : Tọa độ vò trí đòa lý cũ của tỉnh Phú Yên như sau :

+ Vó độ tuyến : 12
o
42’36” B – 13

o
41’28” B
+ Kinh độ tuyến : 108
o
0’40” Đ – 109
o
27’47” Đ

Tương ứng tổng diện tích đất tự nhiên cũ đã thống kê của tỉnh Phú Yên là 5.278
km
2
.

(b). Tại thời điểm năm 2000 và 2004 : Tọa độ vò trí đòa lý mới tỉnh Phú Yên được
xác đònh chính thức như sau :

+ Vó độ tuyến : 12
o
39’10’’ B – 13
o
45’20’’ B
+ Kinh độ tuyến : 108
o
39’45’’ Đ – 109
o
29’20’’ Đ

Tương ứng tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay đã thống kê của tỉnh Phú Yên là
5.045 km
2

. Trong đó, các giới biên quy mô vò trí đòa lý của tỉnh Phú Yên được giữ
nguyên và bao gồm :

+ Phía Bắc : giáp tỉnh Bình Đònh
+ Phía Nam : giáp tỉnh Khánh Hòa
+ Phía Tây : giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai
+ Phía Đông : giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 189km

Nhìn chung, tỉnh Phú Yên có vò trí đòa lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh
tế, có đường Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam chạy qua, có sân bay Đông Tác,
cảng biển Vũng Rô. Phú Yên nối liền với vùng Tây nguyên bằng Quốc lộ 25, tỉnh
lộ 645 và hưởng chung nguồn nước sông Ba. Biển Đông có nhiều loài hải sản
phong phú, trữ lượng lớn và có thể đánh bắt quanh năm. Bờ biển dài 189km từ Cù
Mông đến Vũng Rô có nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ rất nhiều đầm, vònh, vũng, mũi
điển hình như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, Vũng Rô và vònh Xuân Đài đều là điều
kiện thuận lợi để phát triển du lòch và nuôi trồng thuỷ sản.
Đặc điểm đặc biệt của vò trí đòa lý tỉnh Phú Yên trong vùng huyên hải Nam Trung
Bộ là có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây nguyên bằng đường bộ, đường hàng
không và đường sắt tương lai, thúc đẩy khả năng giao lưu kinh tế – xã hội mạnh mẽ
cho cả vùng Tây nguyên với các khu vực khác của đất nước. Tuy nhiên, ưu thế ngã
ba giao lưu phát triển kinh tế – xã hội của Phú Yên còn thể hiện ở khả năng kết
nối kinh tế với cả hai đầu Nam – Bắc như vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
15
(Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Đònh), các
trung tâm du lòch lớn nhất cả nước (Lâm Đồng, Khánh Hoà) và vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam (TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Ròa – Vũng Tàu ).


I.1.2. Đòa hình, đòa mạo :

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học về đòa hình, đòa mạo của tỉnh Phú Yên, thì
đặc điểm đặc trưng của đòa hình tỉnh Phú Yên là đòa hình dạng lòng chảo dốc và
nghiêng ra biển với : phía Đông giáp Biển Đông, ba mặt còn lại đều giáp núi, có
dãy Cù Mông ở phía Bắc, dãy Vọng Phu – Đèo Cả ở phía Nam, còn phía Tây là rìa
đông của dãy Trường Sơn. Ở giữa sườn đông của dãy Trường Sơn cũng có một dãy
núi thấp hơn đâm ngang ra biển, tạo nên cao nguyên Vân Hòa là ranh giới phân
chia hai đồng bằng trù phú, màu mỡ do sông Ba, sông Kỳ Lộ bồi đắp.

Trong đòa hình toàn tỉnh thì ngoại trừ có vài đỉnh núi cao trên 1.000m như Hòn Dù,
Hòn Ông, Hòn Chùa nằm ở phía Nam huyện Đông Hòa, Chư Ninh, Chư Đan, Chư
Hle nằm ở phía Đông Nam, Tây Nam huyện Sông Hinh, Núi La Hiên, Chư Treng,
Hòn Rung Gia, Hòn Suối Hàm ở giáp ranh huyện Sơn Hòa và Đồng Xuân, còn lại
núi đồi chỉ cao ở mức 300 – 600m, phân bố rải rác khắp nơi. Vì thế, Phú Yên là
tỉnh có nhiều đèo dốc và có tất cả các loại đòa hình như đồng bằng, đồi, núi, cao
nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, thấp dần từ Tây sang Đông. Tuy nhiên, yếu tố đòa
hình chi phối đến điều kiện khí hậu, thuỷ văn chủ yếu là hai dãy núi Cù Mông,
Đèo Cả, cao nguyên Vân Hòa, thung lũng sông Ba, sông Kỳ Lộ.

I.1.3. Cấu trúc đòa chất, đòa tầng :

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học về cấu trúc đòa chất của lãnh thổ tỉnh Phú
Yên, thì các đặc trưng cấu trúc lãnh thổ tỉnh Phú Yên như sau :

(a). Đòa tầng : Có mặt khá đa dạng các thành tạo trầm tích, trầm tích biến chất và
phun trào có tuổi từ Proterozoi đến Kainozoi, theo thứ tự từ già đến trẻ gồm các
phân vò đòa tầng sau : Giới Proterozoi, Paleozoi, Merozoi, Kainozoi.


(b). Mác ma xâm nhập : Trong phạm vi tỉnh Phú Yên phát triển khá phong phú và
đa dạng cả về không gian lẫn thời gian, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên và có
các phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, Vân Canh, Tây Ninh, Đònh Quán, Đèo Cả, Cà
Ná –Pha 1, Phan Rang và Cù Mông.
(c). Đặc điểm cấu trúc kiến tạo : Hệ thống đứt gãy theo phương Đông Bắc – Tây
Nam, điển hình là đứt gãy Vónh Long – Trung Hòa. Hệ thống đứt gãy theo phương
Tây Bắc – Đông Nam gồm nhiều đứt gãy quy mô nhỏ – vừa, điển hình là đứt gãy
sông Ba, sông Kỳ Lộ. Hệ thống đứt gãy theo phương á kinh tuyến là đứt gãy quy
mô nhỏ – vừa, phát triển chủ yếu ở phía Bắc.

MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
16
I.1.4. Đất đai, thổ nhưỡng :

Theo các kết quả nghiên cứu khoa học về đất đai, thổ nhưỡng của tỉnh Phú Yên, thì
trong tổng diện tích đất tự nhiên 504.531 ha có 14% loại đất có đòa hình tương đối
bằng phẳng. Đất đai Phú Yên được hình thành trên mẫu đất phù sa và ba loại đá
chính là : Granit, Ba Zan, trầm tích, gồm 8 nhóm phổ biến như sau :

(a). Đất cát ven biển : Chiếm 2,6% diện tích tự nhiên, phân bố dọc bờ biển từ sông
Cầu đến Hòa Hiệp và dọc sông Đà Rằng, Kỳ Lộ. Thành phần cơ giới chủ yếu là
cát, có khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém.

(b). Đất mặn phèn : Chiếm 1,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở Hòa Tâm,
Hòa Hiệp, Hòa Xuân và dọc ven biển từ sông Cầu đến cửa sông Đà Rằng.

(c). Đất phù sa : Chiếm 9,8% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở huyện Phú

Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa và TP. Tuy Hòa, rải rác ở huyện Tuy An, Đồng Xuân và
Sông Cầu.

(d). Đất xám : Chiếm 6,9% diện tích tự nhiên, phân bố từ đòa hình trung gian nơi
tiếp giáp vùng núi và vùng thấp có đòa hình chia cắt trung bình, tương đối bằng
phẳng tập trung ở huyện Sơn Hòa, Đồng Xuân, Sông Hinh và phía Tây huyện Phú
Hòa.

(đ). Đất đen : Chiếm 3,5% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Nam huyện Tuy An,
xã Bình Kiến huyện Sông Hinh và một phần huyện Sơn Hòa.

(e). Đất đỏ vàng : Chiếm 65% diện tích tự nhiên, phân bố đều khắp ở vùng đồi núi.

(f). Đất mùn vàng đỏ : Chiếm 2,2% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên núi cao
từ 900 – 1.000m.

(g). Đất dốc tụ : Chiếm 0,3% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở đòa hình thấp.

I.1.5. Khí hậu và thuỷ văn :

I.1.5.1. Chế độ khí hậu :

Theo các số liệu niên giám thống kê, có thể tổng hợp và so sánh các biến động về
các yếu tố khí hậu thuỷ văn trong cả giai đoạn 1995 – 2005 như được trình bày
trong bảng 2 dưới đây.
Bảng 2. Tổng hợp và so sánh các số liệu niên giám thống kê về điều kiện khí
tượng và thuỷ văn tỉnh Phú Yên (mốc so sánh 1995).

Thông
số so

Các chỉ số trung bình/năm so sánh
1995 1996 1999 2000 2001 2002 2003 2004
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
17
sánh
Nhiệt
độ,
o
C

26,7 26,3 26,5 26,4 27,0 26,9 26,8 26,6
Số giờ
nắng,
giờ

2342,9

2249,5

2204,9

2126,7

2340,3

2582,5


2525,2

2557
Lượng
mưa,
mm

1920,8

2549,2

2771,1

2970,7

1627,3

2264,1

1857,3

1030,7

Độ
ẩm, %

82 83 81 83 78 78 79 80
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2000, 2004.

Theo bảng 2 có thể nhận xét rằng, nhiệt độ trung bình/năm cho giai đoạn 1995–

2004 khá ổn đònh ở mức 26,7
o
C/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh các thông số trung
bình của giai đoạn 1995–2000 (trung bình 26,5
o
C/năm) với giai đoạn 2001–2004
(trung bình 26,8
o
C/năm), thì nhiệt độ trung bình/năm có xu hướng tăng lên (tăng
trung bình 0,08
o
C/năm), mà tương quan là số giờ nắng trung bình/năm cũng tăng
lên trong giai đoạn 2001–2004 (trung bình 2501,3 giờ/năm) so với giai đoạn 1995–
2000 (trung bình 2231 giờ/năm). Các thông số về lượng mưa và độ ẩm trung
bình/năm cũng cho thấy xu hướng biến động tương quan giảm dần trong giai đoạn
2001–2004 (trung bình 1694,9mm/năm và 79%/năm) so với giai đoạn 1995–2000
(trung bình 2553mm/năm và 82%/năm).

Điều này cho thấy xu hướng biến động khí hậu thuỷ văn chung của tỉnh Phú Yên
trong giai đoạn 1995 – 2004 là gia tăng nhiệt độ trung bình/năm và suy giảm lượng
mưa trung bình/năm. Tuy nhiên, đối với tỉnh Phú Yên thì xu hướng bò ảnh hưởng lũ
lụt và hạn hán thường xen kẽ nhau trong thời gian một năm. Nhìn chung, các số
liệu niên giám thống kê về khí tượng và thuỷ văn Phú Yên trong giai đoạn 1995 –
2004 khá phù hợp với các kết quả nghiên cứu khoa học về đặc điểm khí hậu và
thuỷ văn tỉnh Phú Yên trong thời kỳ 1977 – 2002 so với thời kỳ 1970 – 1992 đã
được công bố chính thức (ngày 01/07/2003), mà có thể tóm tắt ngắn gọn như dưới
đây.

(a). Chế độ nhiệt :


Nhiệt độ trung bình/năm khu vực thung lũng và đồng bằng ở độ cao dưới 100m dao
động từ 26,0 – 27,0
o
C, vượt giới hạn thích hợp cho con người (20 – 25
o
C). Tháng
lạnh nhất là tháng I với nhiệt độ trung bình 21 – 23
o
C, tháng nóng nhất thường vào
tháng VI hoặc tháng VII với nhiệt độ trung bình 27 – 29
o
C, tạo nên chênh lệch
nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 6 – 7
o
C. Nhiệt độ
tối cao tuyệt đối 39 – 41,5
o
C, tối thấp tuyệt đối 11 – 15
o
C, nhưng ít xảy ra. Thông
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
18
thường nhiệt độ cao nhất chỉ dao động 25 – 30
o
C trong thời kỳ gió mùa đông, 30 –
35
o

C trong thời kỳ gió mùa hạ, tương tự nhiệt độ thấp nhất dao động 20 – 24
o
C và
22 – 26
o
C. Biên độ nhiệt độ ngày trung bình 7 – 9
o
C, thời kỳ nhiệt độ dao động
ngày đêm mạnh nhất là những tháng gió mùa hạ, có ngày lên đến 13 – 15
o
C,
ngược lại những tháng đầu và giữa thời kỳ gió mùa đông, dao động này chỉ trong
khoảng 3 – 5
o
C. Thời kỳ 1997 – 2002 (sau) có nhiệt độ thời kỳ phổ biến hơn thời
kỳ 1970 – 1992 (trước) là từ 0,1 – 0,3
o
C.

(b). Chế độ mưa :

Lượng mưa trung bình toàn tỉnh thời kỳ 1977 – 2002 (sau) là 1930mm, cao hơn thời
kỳ 1970 – 1992 (trước) là 13,5% và cao hơn thời kỳ 1956 – 2002 là 230mm. Nhìn
chung, lượng mưa như trên là không lớn và chỉ cao hơn các tỉnh Khánh Hòa, Ninh
Thuận, Bình Thuận và một số tỉnh ở Tây Nam Bộ. Lượng mưa 4 tháng mùa mưa
chiếm 70 – 80% lượng mưa năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng X trung
bình 500 – 700mm, sau đó đến tháng XI. Tám tháng còn lại là mùa ít mưa, chỉ
chiếm 20 – 30% lượng mưa năm, mưa ít nhất là tháng II lượng mưa trung bình phổ
biến 10 – 20mm. Trong mùa khô có những năm nhiều tháng không mưa hoặc lượng
mưa rất ít so với trung bình, kéo dài liên tục từ 5 – 8 tháng, gây ra hạn hán trầm

trọng như năm 1982 – 1983, 1992 – 1993, 1997 – 1998. Khu vực có lượng mưa lớn
nhất là vùng núi cao đón gió mùa Đông Bắc thuộc dãy núi Vọng Phu – Đèo Cả,
tổng lượng mưa năm trên 2400mm. Lượng mưa năm ít nhất là thung lũng Kỳ Lộ và
vùng ven biển Tuy An, sau đó là thung lũng sông Ba thuộc huyện Sơn Hòa khoảng
1600 – 1700mm. Lượng mưa ngày lớn nhất đã đo đạc được ở hầu hết các nơi từ 370
– 666mm, tương ứng tần suất xuất hiện 1 – 3%, cá biệt tại Sông Hinh lượng mưa
ngày 13/11/2003 đo được tới 715mm.

(c). Độ ẩm, nắng, gió :

Độ ẩm không khí trung bình ở Phú Yên vào khoảng 80 – 82%, không thay đổi so
với thời kỳ trước. Trong đó, từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau vào
khoảng 81 – 89%, từ tháng IV đến tháng VIII vào khoảng 72 – 80%. Tổng số giờ
nắng/năm từ 2300 – 2550 giờ, thấp hơn thời kỳ trước từ 15–16 giờ/năm và vẫn
thuộc vào loại cao ở nước ta. Đây là điều kiện thuận lợi cho quang hợp của thực vật
và là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào cần được khai thác. Chế độ gió ở Phú Yên
chủ yếu là gió mùa và gió tín phong, hướng thònh hành từ Bắc, Đông Bắc, Đông và
Tây. Tốc độ gió trung bình trên dưới 2m/s, ở ven biển cao hơn thời kỳ trước là
0,1m/s, nhưng vùng núi lại thấp hơn tới 0,5m/s. Tuy nhiên, tốc độ gió mạnh nhất đo
được từ 25 – 40m/s, ứng tần suất xuất hiện 5% lại lớn hơn thời kỳ trước từ 2 – 5m/s.
Các yếu tố khí hậu thuỷ văn khác nhìn chung ít khác biệt so với thời kỳ trước, chỉ
có hai loại hiện tượng có sự khác biệt đáng kể là bão, áp thấp nhiệt đới và gió tây
khô nóng. Theo số liệu bão và áp thấp nhiệt đới 47 năm quan sát, có 18 cơn bão và
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
19
áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Phú Yên, trung bình hàng năm gần 0,4 cơn/năm. Thời
kỳ 1970 – 1992 số lượng bão và áp thấp nhiệt đới lớn hơn thời kỳ 1977 – 2002 là

0,26 trận trong một năm. Nhưng thời kỳ 1993 – 2002 lại tăng lên đáng kể về cường
độ gió mạnh. Những nơi độ cao đòa hình dưới 50m vào mùa hè hàng năm có từ 35 –
79 ngày đạt tiêu chuẩn gió khô nóng, không thua kém về số ngày so với khu vực
Hà Tónh, Quảng Bình. So với thời kỳ trước gió tây khô nóng ở vùng núi hoạt động
ít hơn 3 – 4 ngày/năm, nhưng lại có xu hướng tăng lên 3 – 4 ngày/năm ở ven biển.

I.1.5.2. Chế độ thuỷ văn :

(a). Chế độ thuỷ văn :

Sông ngòi Phú Yên phân bố tương đối đều trong toàn tỉnh, trong đó chỉ có sông Ba
thuộc loại sông lớn, còn các sông khác thuộc loại vừa và nhỏ. Các sông đều bắt
nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên đòa hình đồi, núi ở trung và
thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở vùng hạ lưu rồi đổ ra biển. Trừ sông Ba, còn lại
các sông đều ngắn và dốc, cửa sông có xu hướng lệch về hướng Bắc, thường bò bồi
lấp và đều ảnh hưởng chế độ triều, mặn. Lòng sông không ổn đònh, hai bên bờ ở
nhiều đoạn sông, hiện tượng xói lở diễn ra thường xuyên. Phú Yên có khoảng 50
con sông có chiều dài trên 10km, trong đó phần lớn là các sông có chiều dài 10 –
50km. Mật độ sông ngòi tương đối dày từ 0,3 – 1,3km/km
2
, trung bình là 0,5km/km
2
.
Do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, trong mùa mưa nguồn nước sông suối có thể
gây ra lũ lụt cho hầu hết các vùng dân cư ở hạ lưu và ngược lại trong mùa ít mưa,
sông suối thường cạn kiệt.

Độ sâu dòng chảy sông ngòi bình quân cả tỉnh là 988mm, cao hơn thời kỳ trước
khoảng 10%, hệ số dòng chảy 0,51. Vùng núi cao đón gió dòng chảy trên 2000mm,
vùng thấp trũng trên 500mm. Dòng chảy mùa lũ chiếm 70 – 75% tổng lïng dòng

chảy năm, còn mùa cạn chiếm 25 – 30% dòng chảy năm. Tổng lượng nước đi qua
Phú Yên là 12,49km
3
, lớn hơn thời kỳ trước 5 – 6%, trung bình đầu người là
15084m
3
/người/năm, vào loại cao của thế giới. Nhưng đáng chú ý là 60% lượng
nước từ ngoài tỉnh chảy vào, còn thực tế chỉ có 40% dòng chảy nội sinh. Hiện nay,
hồ thuỷ điện Sông Hinh đã hoàn thành, trong tương lai gần công trình thuỷ điện Ba
Hạ đi vào hoạt động, thì vấn đề nước trong mùa cạn, phòng lũ mùa mưa cơ bản
được giải quyết ở khu vực phía Nam tỉnh.

Dòng chảy lớn nhất ở sông Ba tại Củng Sơn là 20600m
3
/s, tiếp đến là sông Kỳ Lộ
tại Hà Bằng 5720m
3
/s, sông Hinh 3550m
3
/s và sông Bàn Thạch 2581m
3
/s. Dòng
chảy lớn nhất trừ năm 1993, còn lại không khác biệt nhiều so với thời kỳ trước.
Dòng chảy kiệt ở Củng Sơn chỉ có 7,73m
3
/s, Hà Bằng 0,479m
3
/s, La Hai (sông Cô)
0,013m
3

/s không khác biệt so với thời kỳ trước.

(b). Chế độ thuỷ triều, độ mặn, hải lưu :
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
20

Thuỷ triều vùng biển Phú Yên tương tự như chế độ triều bờ biển từ Quảng Nam
đến Bình Thuận, là thuỷ triều hỗn hợp thiên về nhật triều hay còn gọi là “ nhật
triều không đều “, có biên độ tăng dần từ Bắc xuống Nam. Trong tháng có những
ngày chỉ có một lần triều lên và một lần triều xuống, tạo ra một đỉnh triều và một
chân triều gọi là nhật triều và có những ngày có hai lần triều lên và hai lần triều
xuống, với biên độ triều không bằng nhau, tạo ra hai chân triều và hai đỉnh triều
gọi là bán nhật triều không đều. Hàng tháng có 17 đến 23 ngày ảnh hưởng rõ rệt
chế độ nhật triều, những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều.

Do ảnh hưởng bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất
phức tạp. Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14 – 15 giờ, dài
nhất 15 giờ, ngắn nhất 9 giờ. Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần
thường 6 – 7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 – 4 giờ, lần thứ hai
6 – 7 giờ, thời gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ. Tính
chung cho một chu kỳ triều, thời gian triều lên thường lâu hơn thời gian triều xuống
từ 1 – 2 giờ. Thời gian xuất hiện đỉnh triều, chân triều ở các cửa sông và cửa các
đầm, vònh phía Bắc tỉnh xuất hiện trước so với cảng chính Quy Nhơn khoảng 5 phút,
ngược lại phía Nam tỉnh đỉnh và chân triều thường xuất hiện sau khoảng 15 – 20
phút. Trong năm, các tháng XI, XII, I, II luôn xuất hiện các cực đại mực nước và
các tháng VI – VIII luôn xuất hiện các cực tiểu mực nước. Khu vực cửa sông, đầm
vònh biên độ triều trung bình 1,0 – 1,6m, thời kỳ triều cường khoảng 1,5 – 2,0m,

thời kỳ triều kém khoảng 0,4 – 0,5m. Tại đầm Ô Loan biên độ triều trung bình dao
động 0,6 – 0,7m, biên độ triều lớn nhất chỉ trên dưới 1m. Tại trạm Phú Lâm, biên
độ triều trung bình dao động khoảng 0,5 – 1,0m, biên độ triều lớn nhất 1,3 – 1,8m.
Tại vùng cửa sông ảnh hưởng thuỷ triều, biên độ giảm dần từ cửa sông vào lục đòa.

Thềm lục đòa tỉnh Phú Yên nằm trong vùng biển sâu, dốc. Sự lan truyền của các
dòng hải lưu gây nên các đường đẳng trò mặn đầy ép sát vào bờ và do hiện tượng
nước trồi từ tháng V đến tháng IX, kết hợp nước các con sông chảy ra cuối mùa lũ
nên độ mặn trong nước sông vùng ven biển có mật độ biến đổi rõ rệt theo mùa. Độ
mặn lớn nhất xảy ra vào tháng III đến tháng VI, nhỏ nhất thường vào các tháng X
đến tháng XII. Trong tháng có 2 thời kỳ triều cường và 2 thời kỳ triều kém, độ mặn
cũng biến đổi tương ứng theo con triều. Tại các vùng sông ảnh hưởng thuỷ triều,
khi triều cường độ mặn lớn có khả năng xâm nhập sâu về phía nguồn sông, thời kỳ
triều kém thì ngược lại. Độ mặn lớn nhất trong ngày thường xảy ra chậm hơn mức
thuỷ triều cực đại khoảng 0,5 – 2giờ. Do sự tương tác dòng chảy từ thượng nguồn
với dòng chảu thuỷ triều, tại các mặt cắt của sông độ mặn có sự khác nhau rõ rệt.
Trong sông độ mặn tăng dần từ trên mặt đến đáy sông, tăng dần từ giữa dòng ra
hai bờ khi triều lên và giảm dần từ giữa dòng đến hai bờ khi triều xuống. Độ mặn
giảm dần từ cửa sông vào nội đòa đến ranh giới mặn, độ mặn gần như sông tự nhiên.

MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
21
Trên các sông có đập ngăn mặn như đập Thạch Tuấn sông Bàn Thạch, đập dâng
Tam Giang sông Kỳ Lộ, vào mùa khô dòng chảy thượng nguồn không chi phối
nhiều đến sự thay đổi độ mặn ở phía dưới đập. Do đó, sự chênh lệch đỉnh mặn và
chân mặn, cũng như giữa các lớp nước ở hạ lưu đập chỉ khác nhau vài
o

/
oo
. Qua số
liệu khảo sát trong mùa khô năm 2004 cho thấy, tại các cửa sông có nguồn nước
ngọt khá như sông Đà Rằng độ mặn lớn nhất không quá 11
o
/
oo
. Tuy nhiên, vùng
cửa sông lưu lượng nước ngọt nhỏ và khai thác triệt để như sông Kỳ Lộ, sông Bàn
Thạch, thì độ mặn vùng cửa sông hơn hẳn sông Đà Rằng đến 10 – 20
o
/
oo
. Độ mặn
lớn nhất tại các đầm vònh Phú Yên là 33 – 35
o
/
oo
, độ mặn nhỏ nhất 26 – 33
o
/
oo
, độ
mặn trung bình 30 – 33
o
/
oo
. Tuy nhiên, trong mùa khô năm 2004 độ mặn lớn nhất
đo được tại các đầm vònh Phú Yên là 36 – 37

o
/
oo
.

Hoạt động của hải lưu xảy ra quanh năm ở bờ Biển Đông theo chi phối của chế độ
gió mùa. Ở thời kỳ gió mùa Đông Bắc hải lưu chảy theo hướng Bắc – Nam với tốc
độ dòng chảy đạt 50 – 60 m/s (từ tháng XII đến tháng II năm sau) và nhỏ nhất là
25 m/s trong tháng IV. Ở thời kỳ gió mùa Tây Nam hải lưu chảy theo hướng Nam –
Bắc với tốc độ dòng chảy 30 – 50 m/s và chảy sát bờ biển Miền Trung. Do đó,
vùng “ nước trồi “ nhận thấy trong tháng IV – VIII, từ mũi Đại Lãnh đến mũi Cà
Ná, tạo nên dòng nước ấm từ phía Nam và vùng tập trung cá nổi rộng lớn. Ngoài
khơi Phú Yên còn có những dòng hoàn lưu kín, tạo nên những giải “ giáp nước “ là
nơi tập trung các đàn cá ngừ đặc sản và cá đại dương khác.

I.1.5.3. Cấu trúc đòa chất thuỷ văn :

Kết quả khảo sát đòa chất thuỷ văn tại tỉnh Phú Yên cho phép phân biệt và xác
đònh hai dạng tồn tại nước ngầm theo đặc điểm đòa chất thuỷ văn như sau :

(a). Nước lỗ hổng :

Tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ Tứ, tập trung tại các thung lũng sông Ba và
sông Cái, vận động theo quy luật của nước chảy tầng với các tầng chứa nước không
có áp lực hoặc áp lực cục bộ và mặt gương nước ngầm nằm gần mặt đất, dễ khai
thác. Ở vùng hạ lưu sông có mực nước ngầm ở độ sâu ít hơn 2m, ở vùng trung lưu
là 2 – 5m và rìa thung lũng là hơn 5m. Độ nghiêng của gương nước ngầm thay đổi
trong khoảng 3 – 35m. Chất lượng nước khá tốt và bao gồm các tầng chứa nước Đệ
Tứ phổ biến như :


+ Tầng chứa nước Holoxen (Q
IV
) phân bố ở cửa sông và ven biển với bề dày 3 –
35m và khả năng khai thác khoảng 25 m
3
/ngày/giếng.
+ Tầng chứa nước Pleistoxen dưới-trên (Q
I-III
) phân bố ở bậc thềm của sông Đà
Rằng, sông Hinh với bề dày 30 – 50m và khả năng khai thác khoảng 120 – 4800
m
3
/ngày/giếng.

MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
22
(b). Nước khe nứt :

Tồn tại chủ yếu trong các khe nứt của các thành tạo Bazan, các trầm tích phun trào
và các trầm tích lục nguyên, với áp lực nước cao, mặt gương nước ngầm có dạng
bậc thang và độ sâu mực nước thay đổi lớn từ 2 – 10m và hơn. Chất lượng nước rất
tốt và bao gồm các tầng chứa nước phổ biến như sau :

+ Tầng chứa nước Bazan Neogen – Pleistoxen phân bố trên cao nguyên Vân Hòa,
sông Hinh, Tây Nam Tây Hoà và một số nơi khác. Bề dày chứa nước khoảng 50 –
60m, có vỏ phong hóa dưới 15m và khả năng khai thác 360 – 2400 m
3

/ngày/giếng.
+ Tầng chứa nước Neogen (N) phân bố chủ yếu trên cao nguyên Vân Hòa, thung
lũng sông Ba, vùng ven biển Tuy An, sông Cầu. Bề dày chứa nước khoảng 80 –
90m và khả năng khai thác 360 – 480 m
3
/ngày/giếng.
+ Tầng chứa nước Jura (J) phân bố chủ yếu ở phía Tây của tỉnh với khả năng khai
thác 7,2 – 240 m
3
/ngày/giếng.
+ Tầng chứa nước Triat giữa (T
2
) phân bố chủ yếu ở núi Đác, núi Bồ Đà với khả
năng khai thác 19,2 – 960 m
3
/ngày/giếng.

Căn cứ theo các kết quả nghiên cứu khoa học về những biến động điều kiện khí
hậu thuỷ văn Phú Yên nêu trên, đã phân chia khí hậu Phú Yên thành ba vùng với
nhiều đặc trưng rất cụ thể, đặc biệt vùng khí hậu thuỷ văn ở giữa nơi dân cư đông
đúc, các hoạt động kinh tế – xã hội diễn ra nhộn nhòp còn được phân chia thành 05
tiểu vùng, đồng thời đã đề xuất các kiến nghò và giải pháp cụ thể :

+ Cần đầu tư xây dựng cơ sở khoa học xác đònh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các biện
pháp canh tác cho từng vùng, tiểu vùng phù hợp điều kiện khí hậu thuỷ văn với các
giải pháp cụ thể như sau :

- Cung cấp đầy đủ nhu cầu tưới nước cho nông nghiệp, đồng thời đa dạng hóa và
thay đổi cơ cấu cầy trồng bằng cách lựa chọn phát triển đa dạng sinh học phù hợp
cho từng vùng, tiểu vùng.

- Ở vùng núi cao (vùng I và III) có thể áp dụng các giải pháp như sau : phát triển
cây công nghiệp lâu năm, trồng rừng, xây dựng hồ đập thuỷ lợi và thuỷ điện, phát
triển chăn nuôi đại gia súc và du lòch sinh thái.
- Ở vùng thung lũng núi thấp (vùng II) có thể phát triển cây công nghiệp lâu năm,
cây chòu hạn, xen canh cây ngắn ngày.
- Ở các vùng trũng thấp, đồng bằng ven biển có thể phát triển mạnh nông nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản, làm muối , song cần có biện pháp phòng chống lũ lụt, triều
mặn và trò thuỷ sông.
+ Môi trường khu vực nuôi trồng thuỷ sản có chiều hướng diễn biến xấu, nguy cơ
đe dọa sự phát triển bền vững của ngành này, cho nên cần đánh giá tác động môi
trường và có biện pháp ứng phó ở một số khu vực nhạy cảm như hạ lưu sông Bàn
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
23
Thạch, đầm Ô Loan, Cù Mông. Lũ lụt ở Phú Yên diễn ra ngày càng phức tạp và
nghiêm trọng đe dọa sự phát triển kinh tế – xã hội ổn đònh, cho nên cần tiếp tục
đầu tư xây dựng bản đồ một số vùng ngập lụt còn lại trong tỉnh và số hoá thông tin
này phục vụ phòng chống lụt bão, phát triển kinh tế – xã hội. Phú Yên thuộc vào
đòa phương ảnh hưởng bão, áp thấp nhiệt đới khá nhiều và cường độ gió bão cũng
rất mạnh, cần khoanh vùng nguy cơ nước dâng do bão ở vùng ven biển và có biện
pháp phòng chống bão lâu dài, hiệu quả.

I.1.6. Tài nguyên thiên nhiên :

I.1.6.1. Tài nguyên đất :

Như trên, trong giai đoạn 1995 – 2005 tài nguyên đất của tỉnh Phú Yên đã có sự
biến động đáng kể theo các số liệu thống kê về tổng diện tích đất tự nhiên. Điều

này sẽ thể hiện thông qua các biến động theo số liệu thống kê về phân loại đất và
tình hình sử dụng đất tại tỉnh trong giai đoạn này.

(a). Phân loại đất :

Các biến động so sánh về phân loại đất theo điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tỉnh Phú
Yên trong giai đoạn 1995 – 2005 được trình bày như trong bảng 3 dưới đây.

Bảng 3. Phân loại đất theo 8 nhóm đất chính tại tỉnh Phú Yên (mốc so sánh năm
1995 và năm 2000 – 2003 theo các đợt tổng điều tra đất đai năm 1992 và 1999).

Nhóm đất Năm 1995 Năm 2000 – 2003*
Diện tích, ha

Tỷ lệ, % Diện tích, ha

Tỷ lệ, %
1. Đất cát ven biển 13.360 2,6 13.118 2,6
2. Đất mặn phèn 7.130 1,4 7.063 1,4
3. Đất phù sa 51.550 9,8 49.444 9,8
4. Đất xám 36.110 6,9 34.813 6,9
5. Đất đen 18.050 3,5 17.659 3,5
6. Đất đỏ vàng 342.980 65,7 327.945 65
7. Đất mùn vàng đỏ 11.300 2,2 11.100 2,2
8. Đất dốc tụ 1.550 0,3 1.514 0,3
Tổng cộng :
482.030 92,4 462.656 91,7
Núi đá và đất khác : 40.270 6,6 41.875 8,3
Tổng diện tích đất tự nhiên
thống kê

522.300
[1992]
99,0 504.531
[1999]
100
Diện tích tăng thêm do điều
chỉnh ranh giới
5.500 1,0 - -
Tổng diện tích đất tự

nhiên
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
24
của tỉnh Phú Yên

527.800 100 504.531 100
Nguồn : Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, tháng 04/1995.
*Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ, tháng 07/2003.

Theo bảng 3, các biến động được ghi nhận cơ bản về sự suy giảm diện tích của
từng nhóm đất thổ nhưỡng của tỉnh Phú Yên trong năm 2000 – 2004 do việc tổng
điều chỉnh đòa giới của tỉnh từ năm 1996 đến năm 2000. Về chất lượng đất và khả
năng phát triển sản xuất, thì mỗi nhóm đất đều phù hợp theo từng mục đích phát
triển sản xuất cụ thể, mà có thể tổng hợp ngắn gọn như sau :

+ Đất cát biển phù hợp trồng dừa, điều, rừng phòng hộ và xây dựng KCN tập trung.
+ Đất phèn mặn phù hợp cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đất phù sa phù hợp cho việc trồng lúa, lương thực và hoa màu.
+ Đất xám, Đất đen, Đất dốc tụ phù hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và
trồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
+ Đất đỏ vàng, Đất mùn vàng đỏ phù hợp cho lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng.

(b). Tình hình sử dụng đất :

Tình hình biến động về sử dụng tài nguyên đất tại Phú Yên trong giai đoạn 1995 –
2005 đã được thống kê và so sánh như được trình bày trong bảng 4 dưới đây.

Bảng 4. Tình hình sử dụng tài nguyên đất tại tỉnh Phú Yên theo các mốc thời gian
so sánh năm 1995, 2000 và 2003.

Phân loại nhóm
đất sử dụng
Năm 1995 Năm 2000* Năm 2003**
Diện tích,
ha
Tỷ
lệ, %
Diện tích,
ha
Tỷ
lệ, %
Diện tích,
ha
Tỷ
lệ, %
1. Đất nông nghiệp 59.902 11,4 124.815 24,7 120.900 24,0
2. Đất lâm nghiệp 163.444 31,0 165.916 32,9 173.700 34,4

3. Đất chuyên dùng 5.773 1,1 17.363 3,4 17.900 3,5
4. Đất ở 8.696 1,6 4.203 0,8 4.300 0,9
5. Đất chưa sử dụng 289.985 54,9 192.234 38,1 187.700 37,2
Tổng quỹ đất tự
nhiên thống kê :
[năm]
527.800
[1992]
100 504.531
[1999]
100 504.500 100
Nguồn : Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường, tháng 04/1995.
*Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên năm 2000.
**Niên giám thống kê Việt Nam năm 2004 (gồm các số liệu đã được làm tròn
số đến hàng trăm ha).
Theo bảng 4, tình hình sử dụng tài nguyên đất từ năm 1995 đến năm 2000 có xu
hướng biến động như : tăng diện tích đất nông, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và
MTX.VN
Báo cáo Hiện trạng Môi trường tỉnh Phú Yên năm 2005

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Yên
25
giảm diện tích đất ở, đất chưa sử dụng. Trong khi đó, từ năm 2000 đến năm 2003
xu hướng biến động chính là tăng diện tích đất lâm nghiệp và giảm diện tích đất
chưa sử dụng. Điều này cho thấy rằng, trong giai đoạn 1995 – 2005 tỉnh Phú Yên
đã nỗ lực tăng cường việc khai thác nguồn quỹ đất cho phát triển nông nghiệp, lâm
nghiệp và mục đích chuyên dùng, nhất là việc đầu tư khai thác hiệu quả diện tích
đất trống, đồi trọc vào việc phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

I.1.6.2. Tài nguyên nước :


(a). Nước mưa :

• Tổng trữ lượng nguồn nước mưa : Theo các điều kiện khí hậu thuỷ văn ở trên, thì
tổng trữ lượng nguồn nước mưa tại Phú Yên biến động theo lượng mưa trung bình
hàng năm và có xu hướng suy giảm trong giai đoạn 1995 – 2005, đồng thời phân bố
không đều theo không gian, từ khu vực núi cao đón gió Vọng Phu – Đèo Cả (lượng
mưa lớn nhất) đến các khu vực thung lũng sông Ba, sông Kỳ Lộ (lượng mưa thấp
nhất). Tuy lượng mưa trung bình năm không lớn với tổng lượng mưa rơi hàng năm
trên toàn bộ diện tích tỉnh là khoảng 8,9 tỷ m
3
, song nước mưa cũng là nguồn tài
nguyên nước quan trọng tại Phú Yên. Chất lượng nước mưa tại Phú Yên tương đối
sạch và bảo đảm vệ sinh cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt do hoạt động công
nghiệp chưa phát triển mạnh và không khí chưa bò ô nhiễm.

• Tình hình sử dụng nguồn tài nguyên nước mưa : Nhìn chung, nguồn nước mưa
hàng năm tạo nên tiềm năng khai thác và cung cấp khá tốt cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt (bình quân khoảng 10,5 nghìn m
3
nước mưa/đầu người/năm 2004),
song hiện nay vẫn chưa có số liệu thống kê hoặc khảo sát về tình hình sử dụng
nước mưa tại Phú Yên. Vì thế, cần tăng cường khai thác và sử dụng nguồn nước
mưa nhằm bảo tồn nguồn nước ngầm quý giá cho việc sử dụng lâu dài, nhất là đầu
tư các phương tiện tồn chứa và cung cấp nước mưa (hồ, bể, chum, vại, đường
ống ).

(b). Nước mặt :

• Tổng trữ lượng nguồn nước mặt : Các con sông tại tỉnh Phú Yên là nguồn cung

cấp tài nguyên nước mặt quan trọng nhất với trữ lượng khai thác tiềm năng nước
mặt tại các sông chính của tỉnh đạt khoảng 260 triệu m
3
/ngày, bảo đảm đáp ứng
nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt cũng phân bố không
đều theo mùa mưa và mùa ít mưa. Về thành phần hoá học của các nguồn nước, thì
nhìn chung các nguồn nước mặt ở Phú Yên có độ khoáng thấp, trung bình dưới 100
mg/l, cao nhất cũng không quá 200 mg/l. Tại trạm Củng Sơn trên sông Ba, độ
khoáng trung bình 4 tháng mùa mưa là 50,6 mg/l, trung bình 8 tháng mùa khô là
97,7 mg/l. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nước mặt có xu hướng biến động phức tạp
hàng năm do chòu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố phát triển kinh tế – xã hội.

×