Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt môn âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.75 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

Học viên: NGUYỄN THỊ HẰNG HẢI
TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC
SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU
HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH
BÀU HÀM - TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI
Đồng Nai tháng 6 năm 2014
TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI
KHOA NGHỆ THUẬT

TIỂU LUẬN NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH
DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN
TẬP ĐỌC NHẠC BẬC TIỂU HỌC TRƯỜNG
TH NGUYỄN THÁI BÌNH
BÀU HÀM - TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Hải
Lớp : ĐHSP ÂM NHẠC K4 ĐỒNG NAI
Người hướng dẫn : Thạc sĩ Trần Hương Giang
Đồng Nai tháng 6 năm 2014
MỤC LỤC
Nội dung Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2


3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3
5. Đóng góp của đề tài 3
6. Bố cục của đề tài 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.2. Cơ sở thực tế 6
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN
TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC
TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH
11
2.1. Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở bậc tiểu học 11
2.2. Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông 11
2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình
dạy Tập đọc nhạc
16
2.4. Hiệu quả của đề tài 21
2.5.Phiếu điều tra 22
PHẦN III: KẾT LUẬN 25
3.1. Tổng kết 25
3.2. Kiến nghị 25
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo
đức tốt, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động,
mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, biết thưởng thức cái đẹp và biết
làm đẹp cho cuộc sống. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh
và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó có
môn Âm nhạc.

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biêt
là ở bậc tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc
sỹ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức
ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn,
giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn; từ đó giúp các em học tốt các
môn học khác.
Đặc biệt đối với học sinh vùng dân tộc thiểu số, việc học âm nhạc không
chỉ hướng các em tới chân – thiện – mỹ; mà còn giúp các em làm quen một cách
nhanh nhất, hiệu quả nhất với ngôn ngữ phổ thông.
Ở tiểu học, chủ yếu là học các bài hát, kết hợp với các hoạt động phụ hoạ.
Thông qua học hát các em được rèn luyện về tai nghe, trí nhớ, phát triển nhạc
cảm và làm quen với việc thể hiện chính xác cao độ, trường độ của âm thanh
trên cơ sở giai điệu bài hát.
Từ đây ngoài việc học các bài hát, các em bắt đầu được làm quen, tiếp cận
với các ký hiệu âm nhạc như khuông nhạc, khoá son, với 7 nốt nhạc cũng như
các hình nốt cơ bản. các em còn được tập đọc các bài tập đọc nhạc với các hình
tiết tấu đơn giản như : Nốt trắng, nốt đen, móc đơn, được ghép lời ca theo nhạc
và được làm các bài tập nhạc.
Như vậy, việc học âm nhạc của học sinh Tiểu Học không chỉ đơn thuần là
thông qua các bài hát nữa mà các em đã trực tiếp được tiếp xúc với các nốt nhạc
1
trên khuông nhạc có khoá son cùng vời đàn, giúp các em có một nền tảng kiến
thức cơ bản sơ đẳng vững chắc trước khi kết thúc một cấp học, bước vào một
cấp học mới, với khối lượng kiến thức cao hơn.
Bản thân tôi là giáo viên được phân công giảng dạy bộ môn Âm nhạc từ
khối 1 đến khối 5 của trường TH Nguyễn Thái Bình – Một trường mà học sinh
chủ yếu là người dân tộc Hoa. Qua giảng dạy tôi nhận thấy đại đa số các em rất
thích ca hát và rất vui khi tới giờ học Âm nhạc nhưng khi học tới phân môn Tập
đọc nhạc các em làm quen với nốt nhạc khá chậm; ngại ngùng và không tự tin
khi giáo viên gọi hỏi bài hoặc đọc bài. Qua thực tế giảng dạy tại trường từ

những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng trước một bài tập đọc nhạc, để các em
hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài người giáo viên cần có một
phương pháp truyền đạt, hướng dẫn thật tốt, đơn giản nhưng lại hiệu quả nhất,
để giúp các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.
Từ những thực tế đó, tôi xin đưa ra “Một số phương pháp giúp học sinh
dân tộc thiểu số học tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học”. Đây là những
kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được trong những năm giảng dạy tại trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đến với đề tài này thì mục đích của tôi là giúp mọi người hiểu rõ hơn về thực
trạng học phân môn Tập đọc nhạc của học sinh dân tộc thiểu số Trường TH
Nguyễn Thái Bình .
- Từ thực trạng đó trên cơ sở nghiên cứu các phương pháp dạy học, là một giáo
viên giảng dạy về môn Âm nhạc bản thân luôn thường xuyên thay đổi cách dạy
với mục đích chung là giúp các em học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc. Muốn
học tốt hơn phân môn Tập đọc nhạc thì trước hết phải biết giải mã những kí
hiệu âm nhạc. Từ đó để dạy tốt môn TĐN cho có hiệu quả, khắc phục được điều
kiện khó khăn hiện nay, đúng với phân phối chương trình, mà vẫn đảm bảo
được tính khoa học thực hiện theo phương pháp mới.
2
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp điều tra, đánh giá.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học
tốt phân môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học.
- Phạm vi nghiên cứu: Phân môn Tập đọc nhạc 4, 5 trường TH Nguyễn Thái
Bình – Xã Bàu Hàm – Huyện Trảng Bom – Tỉnh Đồng Nai.

5. Đóng góp của đề tài:
- Sau một thời gian áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy học Tập đọc nhạc
thì kết quả học tập của học sinh ở trường tôi có chuyển biến theo hướng tích
cực.
6. Bố cục của đề tài:
- Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương II: Một số phương pháp giúp học sinh dân tộc thiểu số học tốt phân
môn Tập đọc nhạc bậc tiểu học trường TH Nguyễn Thái Bình.
3
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1. Cơ sở lý luận:
- Xuất phát từ thực trạng giảng dạy Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học.
Vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không
chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào
phương pháp truyền thụ của người thầy. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học
tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và
toàn thể xã hội.
- Đọc nhạc nghĩa là biến các ký hiệu âm thanh (mã hóa) thành âm thanh cụ thể
(giải mã).
- Dạy Tập đọc nhạc là dạy cách đọc (thông qua bài học) chứ không phải chỉ dạy
bài đọc theo kiểu truyền khẩu, học vẹt. Dạy đọc bài đọc là một yêu cầu cần
nhưng không có cách đọc thì không đảm bảo để người học có thể vượt qua tình
trạng thụ động (ghi nhớ máy móc) đối với bài đọc. Dạy cách đọc sẽ giúp cho
người học không chỉ đọc đúng một bài mà còn có thể vận dụng để đọc các bài
khác có mức độ tương tự. Phải nhận thức rõ những điềunói trên thì khi dạy Tập
đọc nhạc, giáo viên mới có thể vận dụng những biện pháp, cách thức phù hợp
giúp cho việc phát triển kỹ năng đọc nhạc ở các em, dù ở mức độ sơ giản và phổ
thông nhất.

- Đọc nhạc là một quá trình nhận thức và thực hành. Ở giai đoạn đầu, người học
phải đồng thực hiện một hệ thống kỹ năng bao gồm:
+ Nhận dạng tên nốt nhạc, hình nốt nhạc được viết trên khuông nhạc.
+ Xác định nhịp, phách.
+ Đọc đúng tương quan cao độ giữa các nốt nhạc ghi trên khuông.
+ Thể hiện đúng tương quan trường độ của các nốt (độ ngân dài ngắn, nghỉ,
nhanh, chậm ).
+ Nhận biết và giải quyết đúng các ký hiệu được ghi trên bản nhạc
4
- Phải thực hiện đúng một loạt kỹ năng nêu trên là yêu cầu khó đối với học sinh
vì số lượng các tiết học khá ít, lại phân bổ thưa (1 tiết/ tuần), sĩ số lớp học lại
đông, khả năng của các em không đồng đều, thậm chí chênh lệch rất lớn.
- Vậy làm thế nào để các em đọc đúng, đọc tốt bài tập đọc nhạc? Việc tìm ra
một hệ thống phương pháp và các thủ pháp đặc thù là việc làm cần thiết.
- Trước tiên các em phải nắm vững kiến thức về Âm nhạc, vị trí các nốt nhạc
trên khuông nhạc tương ứng với độ cao âm thanh, các hình nốt nhạc tương ứng
độ dài, giúp các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn
với mức độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau. Để các em có hứng thú trong
học tập, người giáo viên cần tạo cho các em có một tâm trạng thoải mái, một
hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu
tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về Âm
nhạc; và có những kỹ năng âm nhạc cần thiết.
1.1.1. Mục đích dạy Tập đọc nhạc:
- Mục đích dạy học cho HS tiểu học môn âm nhạc là nghệ thuật truyền tải âm
thanh bằng thời gian nó có ý nghĩa to lớn phát huy trí tưởng tượng tư duy sáng
tạo. Luyện tập kĩ năng nghe âm nhạc, theo phản xạ, giúp các em phân biệt được
một cách cảm quan sinh động với những bài TĐN điển hình có giai điệu đẹp.
Khi phân tích lí giải để các em dễ học, dễ hiểu, dễ thuộc bài.
- Những bài TĐN thường được trích trong các ca khúc nổi thiếng của các nhạc
trong và ngoài nước.

- Đối với các bài có lời ca phân tích nội dung qua từng thể loại
- Những bài không lời, thông qua giai điệu tiết tấu để thể hiện được tính chất âm
nhạc
- Mục đích dạy TĐN là tạo cho các em khả năng lĩnh hội bằng thính giác, tri
giác, áp dụng các kiến thức nhạc lí tạo ra tính liên hoàn
- Nghe nhạc, đọc nhạc kết hợp gõ phách.
* Yêu cầu của phân môn TĐN:
5
- Kiến thức:
+ Giúp HS có khái niệm ban đầu về nhạc lí cơ bản.
+ Vận dụng các phương pháp qui nạp, trực quan, tích hợp.
+ Giúp HS nắm được các thang âm, phách, nhịp, tiết tấu.
+ HS hiểu được các kí hiệu đơn giản trong bài TĐN.
+ Nắm được cao độ, trường độ.
+Biết phân biệt được các loại hình nốt.
- Kỹ năng:
+ Tập cho HS đọc đúng cao độ, tiết tấu của bài TĐN.
+ Vỗ tay đúng theo tiết tấu, kết hợp đọc đúng nhạc và gõ phách.
- GD tư tưởng:
+ Thông qua bài học GV hướng cho các em lòng yêu thích âm nhạc và khẳng
định, âm nhạc không thể thiếu được đối với đời sống con người. Muốn thưởng
thức âm nhạc, thì ta phải có kiến thức về âm nhạc.
1.1.2. Ý nghĩa dạy Tập đọc nhạc:
- Dạy Tập đọc nhạc giúp học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, hỗ trợ cho việc
học hát chuẩn xác về cao độ và trường độ.
- Dạy Tập đọc nhạc hình thành cho học sinh một số kỹ năng “giải mã” các ký
hiệu âm nhạc ở mức độ đơn giản và thường gặp trong các bài hát thiếu nhi.
- Dạy Tập đọc nhạc góp phần nâng cao thẩm mỹ âm nhạc giúp cho việc nhận
thức được tính khoa học, tính nghệ thuật của âm nhạc.
- Dạy Tập đọc nhạc góp phần phát triển trí tuệ và tình cảm, năng lực tư duy trừu

tượng và óc phân tích, tổng hợp, biết giải quyết tình huống khi phải xử lý các ký
hiệu trên giấy biến thành các âm thanh vang lên một giai điệu cụ thể.
1.1.3. Nhiệm vụ dạy Tập đọc nhạc:
- Giúp cho học sinh nhận biết và ghi nhớ các ký hiệu ghi chép âm nhạc thông
thường như: các ký hiệu cao độ, trường độ. Có hiểu biết về nhịp, phách
6
- Giúp học sinh tập đọc đúng cao độ, trường độ trên những bài Tập đọc nhạc
đơn giản, dễ đọc.
- Từ các bài Tập đọc nhạc, các em có thể ghép lời ca, hát đúng giai điệu.
- Qua các bài Tập đọc nhạc, giúp cho các em tích lũy thêm những giai điệu giàu
tính thẩm mỹ, làm phong phú “vốn liếng” âm nhạc.
1.2. Cơ sở thực tế:
1.2.1. Khái quát về trường:
1.2.1.1. Vị trí địa lý:
- Bàu Hàm là một trong những xã xa nhất của huyện Trảng Bom và là nơi có
nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó đông nhất là bà con các dân tộc: Kinh,
Hoa, Tày, Nùng Trong đó dân tộc Hoa chiếm thành phần đông đảo nhất.
- Trảng Bom là một huyện thuộc tỉnh Đồng Nai, nằm về phía đông của thành
phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km và cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng
30 km. Là một huyện trung du, phía nam giáp huyện Long Thành, phía đông
giáp huyện Thống Nhất, phía tây giáp thành phố Biên Hòa, phía bắc giáp
huyệnVĩnh Cửu và hồ Trị An.
- Người Hoa là tộc người có số dân đông thứ hai sau người Kinh (5,1%). Theo
số liệu thống kê năm 1999 của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam có 863.371
người Hoa. Riêng tại Đồng Nai có 103.540 người Hoa, đến năm 2005 lên đến
114.189 người.
1.2.1.2. Đời sống kinh tế - xã hội:
* Kinh tế:
- Cộng đồng người từ Nam Trung Quốc đến Đồng Nai định cư khá sớm, từ thế
kỷ 17, có nguồn gốc từ các vùng thuộc tỉnh Quảng Đông (lúc ấy Quảng Tây

thuộc tỉnh Quảng Đông), Phúc Kiến.
7
- Cuộc sống của cư dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; nhà cửa
nằm rải rác trên địa bàn rộng. Gần đây các khu công nghiệp mọc lên khá nhiều
trên địa bàn nên người dân trung – thanh niên dần chuyển sang làm công nhân.
- Trong đó, điều đặc biệt là trên địa bàn xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình
kinh tế trang trại quy mô lớn, làm ăn khá hiệu quả như: mô hình nuôi nhím,
trồng tiêu, cà phê cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
* Xã hội:
- Trảng Bom là một huyện có nhiều người dân Công giáo của tỉnh Đồng
Nai hiện nay.
- Tại xã Bàu Hàm người dân chủ yếu sồng bằng nghề nông, nhưng bên cạnh đó
còn có một số lượng lớn người thân đang sinh sống ở nước ngoài. Quan niệm
“lấy chồng Đài Loan, lấy chồng Mỹ” vẫn ăn sâu vào quan niệm của hầu hết
người dân.
- Người dân sống đoàn kết, hiền hòa; tuy nhiên rất ít tham gia vào công việc
làng xã. Số lượng người dân từ nơi khác đến làm kinh tế nhiều. Số người ít học
cũng còn nhiều.
1.2.1.3. Trường Tiểu học Nguyễn Thái Bình:
- Tiền thân trường tiểu học Nguyễn Thái Bình là trường tiểu học cộng đồng
Hàm Thuận đóng trên Ấp Hàm Thuận xã Hàm Thuận ( là 2 xã bây giờ Bàu
Hàm + Sông Thao ) tỉnh Long Khánh, được thành lập ban đầu những năm trước
1960 chỉ có 3 phòng học bên trái cấp 4, chưa có lớp 5 và có 1 trưởng giáo
( trường chưa có Hiệu trưởng chỉ gọi là Trưởng giáo ) tên Nguyễn Văn Vĩnh
người gốc Bến Tre nhưng sinh sống ở xã Hàm Thuận.
- Trường có học sinh từ lớp Một đến lớp Năm, vì là người dân tộc Hoa, Nùng là
chính nên độ tuổi học sinh học lớp Một cao 9, 10 tuổi mới đi học, ngôn ngữ
giao tiếp chủ yếu tiếng Hoa nên học sinh đến trường đều không nói tiếng Việt
được.
8

- Năm 1975 miền Nam được hoàn toàn giải phóng, trường vẫn hoạt động bình
thường với tên trường tiểu học Bàu Hàm 1 thuộc xã Bàu Hàm 1 Huyện Thống
Nhất. Và cũng trong năm 1977 trường tư thục Bồi Trí ( dạy tiếng Hoa ) hiến
trường được công lập hóa và sát nhập chung với trường.
- Năm 1996 trường lại chia tách tiếp thành trường TH Bàu Hàm ( trên đất
trường Bồi Trí, ) trường TH Nguyễn Thái Bình ( trên đất trường TH Hàm
Thuận ngày xưa ).
- Năm 2008 được sự đầu tư của Sở GD&ĐT, sự quan tâm của UBND Huyện,
được sự giúp đỡ của Đảng, chính quyền địa phương trường được xây mới kiên
cố, chuẩn quốc gia trên phần đất hiện nay và đưa vào sử dụng từ tháng 02 năm
2010.
1.2.2. Thực trạng của vấn đề:
1.2.2.1. Thuân lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo
phòng giáo dục cũng như ban giám hiệu nhà trường trong việc phát triển dạy
môn âm nhạc trong nhà trường.
- Giáo viên năng nổ nhiệt tình say mê nghề nghiệp, luôn tự khẳng định mình tìm
tòi tài liệu. Để đúc rút kinh nghiệm cho công việc giảng dạy đạt kết quả tốt.
- Đa số học sinh rất yêu thích, say mê bộ môn âm nhạc.
- Ưu điểm sách giáo khoa:
+ Sách trình bày đẹp rõ ràng trang trí bìa giấy màu chất lượng tốt.
+ Nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi.
+ Nội dung bài học được trình bày theo chủ điểm, hình tượng âm nhạc phong
phú làm hấp dẫn cho người học và người dạy.
+ Các bài học trong sách giáo khoa đề cao tính dân tộc có giai điệu đẹp hình
tượng âm nhạc sống động, làm phong phú sự cảm nhận của học sinh.
+ Các bài hát ngoại khóa có tính giáo dục cao, đi sát với thực tế cuộc sống.
9
1.2.2.2. Khó khăn:
- Chưa đáp ứng được cơ sở vật chất như phòng chức năng bộ môn âm nhạc.

- Đồ dùng dạy học bằng tranh còn quá nhỏ học sinh ngồi xa không thấy.
- Đa số học sinh là người dân tộc nên khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế,
đặc biệt là các kiến thức tập đọc nhạc.
- Phụ huynh ít quan tâm đến việc học của con em mình, còn “khoán trắng” cho
nhà trường, nên về nhà các em ít khi học bài và xem lại bài.
- Ý thức của các em còn chưa đề cao việc học. Ngoài việc học trên trường Tiểu
học các em còn phải học thêm 1 buổi ở trường tiếng Hoa.
- Còn một số học sinh chưa đọc được tên nốt chưa nắm vững được tiết tấu
phách, nhịp.
- Học sinh chưa thuần thục kết hợp giữa gõ phách, hoặc đánh nhịp.
10
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIÚP HỌC SINH DÂN
TỘC THIỂU SỐ HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC BẬC
TIỂU HỌC TRƯỜNG TH NGUYỄN THÁI BÌNH.
2.1. Nội dung cơ bản của phân môn Tập đọc nhạc ở bậc tiểu học:
- Để có một tiết học nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên người
giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể như xác
định thái độ, ý thức học tập đối với môn Âm nhạc.
- Ở lớp 3, các em đã được làm quen với các kí hiệu Âm nhạc: các hình nốt,
khuông nhạc, khóa Son. Sang lớp 4 các em được học 8 bài tập đọc nhạc. Tiếp
tục làm quen với các ký hiệu âm nhạc cơ bản. Lên lớp 5 các em được học tiếp 8
bài Tập đọc nhạc, các kỹ thuật đó được duy trì và nâng cao hơn một bước.
- Vì vậy, giáo viên phải nắm vững các phương pháp và các bước trong giảng
dạy để truyền thụ lại cho các em các kiến thức của bài học cũng như phát triển
các kỹ năng đã có của các em một cách tốt nhất. Những phương pháp phải đơn
giản, gần gủi, dễ hiểu, phù hợp với học sinh dân tộc tiểu số; từ đó các em dễ
dàng tiếp cận, tiếp thu các kiến thức mà giáo viên đưa ra.
2.2. Phương pháp giúp học sinh ghi nhớ nốt nhạc trên khuông:
2.2.1. Biến các cao độ thành những điều dễ nhớ:
- Có rất nhiều phương pháp để hướng dẫn học sinh tập một bài tập đọc nhạc. Ở

đây chỉ đưa ra phương pháp mà theo tôi là giúp học sinh dễ tiếp thu bài học
nhất, đó là phương pháp biến những kiến thức mới, xa lạ với học sinh thành
những điều dễ hiểu, dễ gặp trong thực tế kết hợp với luyện tập thực hành thường
xuyên.
- Học sinh mới làm quen với các kí hiệu ghi nhạc: khóa Son, khuông nhạc, một
số hình nốt nhạc, vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, … đặc biệt vị trí các nốt
nhạc trên khuông nhạc rất quan trọng, nó quyết định cho việc đọc nhạc của học
11
sinh ở các lớp trên, vì vậy để cho dễ nhớ tôi đã cho học sinh ghi nhớ bằng các
câu thơ như sau:
Ở dòng kẻ phụ dưới,
Nốt Đô chính là em.
Sát dưới dòng thứ nhất,
Em đúng thật nốt Rê.
Tiếp theo là nốt Mi,
Trên dòng kẻ thứ nhất.
Nốt Pha khe thứ nhất,
Nốt Son dòng thứ hai.
Nốt La cũng thứ hai,
Nhưng mà là khe nhé!
Cuối cùng đến em Si,
Ở ngay trên dòng ba.
Bài ca về các nốt
Nhớ kỹ các bạn nghe!
- Tôi thường xuyên ôn tập củng cố cho học sinh ghi nhớ vị trí các nốt nhạc trên
khuông nhạc bằng các câu thơ này.
* Ngoài ra tôi còn dùng bàn tay định vị cao độ nốt nhạc giúp học sinh ghi nhớ
tốt hơn.
+ Đọc nốt Đô đồng thời tay đưa ngang bụng.
+ Đọc nốt Rê, tay đưa ngang ngực.

+ Đọc nốt Mi, Tay đưa ngang cằm.
+ Đọc nốt Pha, tay đưa ngang miệng.
+ Đọc nốt Son, tay đưa ngang mắt.
+ Đọc nốt La, tay đưa ngang trán.
+ Đọc nốt Si, tay đưa lên đỉnh đầu.
- Cứ như vậy tôi cho học sinh luyện đọc đi đọc lại nhiều lần kết hợp với các thế
tay. Khi học sinh đã đọc thuần thục, tôi đưa tay lên các vị trí và yêu cầu học
12
sinh đọc cao độ ứng với vị trí tay đó. Kết hợp luyện tập nhiều lần giữa các
nhóm, các đôi bạn với nhau như một trò chơi giải trí; các em tiếp thu bài hiệu
quả một cách thoải mái.
2.2.2. Sử dụng khuông nhạc bàn tay trái:
- Bàn tay con người có 5 ngón cũng giống như 5 dòng kẻ của khuông nhạc.
Việc xác định các nốt trên khuông nhạc đối với học sinh tiểu học là rất khó, trừu
tượng nhưng khi dùng “bàn tay trái” làm “khuông nhạc” thì học sinh dễ trực
quan, nhận biết vị trí các nốt có thể nhanh chóng và hiệu quả hơn, vì “bàn tay”
rất gần gũi và thực tế, dễ sử dụng đối với các em. Cho nên việc giáo viên sử
dụng “ khuông nhạc bàn tay trái” trong dạy học Tập đọc nhạc, ghi nhớ tên gọi
và vị trí nốt nhạc là cần thiết.
- Sử dụng “bàn tay trái” xem như một khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho
5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón tay út là dòng kẻ thứ
nhất các ngón 2, 3, 4, 5, là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông nhạc.
- Học sinh miệng đọc tên chuỗi âm thanh đi lên và đi xuống đồng thời dùng tay
phải chỉ vào bàn tay trái lần lượt theo vị trí từng nốt nhạc trên “khuông nhạc
bàn tay trái”. Như vậy cứ mỗi tiết học nhạc học sinh sẽ được tiếp xúc với 7 tên
13
và vị trí 7 nốt nhạc đó khoảng 3, 4 lần. Dần dần tạo thói quen nhớ một cách
chắc chắn vị trí từng nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó giúp các em xác định
nhanh, chính xác được vị trí các nốt nhạc trong bài Tập đọc nhạc.
- Đầu mỗi tiết học điều cho học sinh luyện tập kết hợp với việc kiểm tra. Cuối

tiết học yêu cầu học sinh về chép lại bài TĐN thế là các em được khắc sâu một
lần nữa.
Ví dụ: Khi dạy bài TĐN số 2: Nắng vàng

Trời sáng lên bầy chim hót vang.

Đàn bướm bay lượn trong nắng vàng.
- Trước khi tiến hành tôi kiểm tra các em trên khuông nhạc bàn tay trái theo
chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống. Sau đó dựa vào cơ sở các nốt nhạc trong bài
TĐN, kết hợp quan sát tay, học sinh chỉ trên khuông nhạc bàn tay trái như thế
đến hết bài (khoảng 2, 3 lần, lần sau nhanh hơn). Cuối cùng tôi hướng dẫn các
em đọc tên nốt nhạc có trong bài TĐN được học.
- Hay ví dụ ở bài TĐN số 4 “Con chim ri”:

Đồ Rê Mi con chim ri.

Mi Pha Son ơi chim non.
14

Pha Mi Rê tìm đường về.

Mi Rê Đồ gần bờ hồ.
- Với bài này tôi tiến hành khác vì các nốt nhạc trong bài được lặp lại và các nốt
nhạc sắp xếp liền kề nhau theo chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống nên sau khi
kiểm tra cả lớp như bài trên tôi cho các em hoạt động nhóm 2 để các em tự kiểm
tra nhau qua từng khuông nhạc. Tôi theo dõi giúp đỡ những nhóm nói chậm,
nhóm có những em yếu. Cuối cùng tôi kiểm tra cả lớp dựa vào các nốt nhạc có
trong bài TĐN qua khuông nhạc bàn tay trái một lần nữa rồi đi vào bài…
2.2.3. Sử dụng trò chơi:
- Sau mỗi tiết học hoặc tháng tôi tổ chức cho các em chơi trò chơi “Nêu tên –

chỉ vị trí” theo nhóm hoặc theo cặp:
Ví dụ: Hoạt động nhóm:
* Nhóm 1: Nêu tên nốt nhạc
* Nhóm 2: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái” (sau đó
ngược lại).
Hoặc theo cặp:
* Em thứ nhất: Nêu tên nốt nhạc.
* Em thứ hai: Chỉ vị trí nốt nhạc đó trên khuông nhạc “Bàn tay trái”.
- Với trò chơi sau đây một lần nữa tôi lại cũng cố cho các em:
Chọn 7 em, mỗi em mang tên một nốt nhạc đứng xếp thành một hàng
theo thứ tự độ cao thấp của âm thanh, chọn 1 em khác đứng trước 7 em đó. Khi
nghe hiệu lệnh của giáo viên “ Em hãy chọn ra bạn mang tên nốt… ( ví dụ nốt
15
Đồ) thì em học sinh đó phải đưa đúng, nhanh người mang tên nốt “Đồ” ra phía
trước, nếu nhận biết chậm hoặc sai sẽ thua cuộc và bị phạt hát hoặc múa theo
yêu cầu của các bạn dưới lớp. Nếu chọn đúng thì trò chơi được tiếp tục với bạn
mang tên nốt “Đồ”.
- Do mới được tiếp xúc nên yêu cầu của phân môn tập đọc nhạc đặt ra cho các
em là hết sức nhẹ nhàng, đơn giản. Ở giai đoạn đầu tiếp cận với phân môn này,
các em phải thực hành các bài tập về cao độ, về tiết tấu, người giáo viên phải
giúp các em nhận ra được âm thanh cao, thấp tương ứng với vị trí các nốt nhạc
trên khuông trong phạm vi 1 quãng 8. Sau đó, các em được tiếp cận với thang 5
âm: Đô - Rê - Mi - Son - La và tiến tới thang 7 âm: Đô - Rê - Mi - Pha - Son -
La - Si.
- Các em được học 8 bài tập đọc nhạc đều viết ở nhịp ; dựa trên cao độ của
thang 5 âm: Đô, Rê, Mi, Son, La hoặc thang 7 âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.
- Về tiết tấu, các em tiếp tục được củng cố lại trường độ với các hình nốt: móc
đơn, nốt đen, nốt trắng, lặng đen và chấm dôi.
2.3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong quá trình
dạy Tập đọc nhạc:

- Dạy học là một công việc, do vậy cần phải có phương pháp. Các nhà lý luận
giáo dục thường nói: “Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan
trọng của quá trình dạy học”.
- Nội dung dạy học âm nhạc cơ bản đã được quy định trong “chương trình và
sách giáo khoa”, còn phương pháp dạy học lại phụ thuộc vào khả năng của thầy
và các điều kiện dạy học cụ thể. Vì vậy, mặc dù có những vấn đề chung nhất
của phương pháp dạy học vẫn còn phải tiếp tục tìm tòi để vận dụng những
phương pháp thích hợp cho từng môn học, cho mỗi bài học. Đó là yêu cầu hoạt
động sáng tạo thường xuyên của người giáo viên.
16
- Cơ sở khoa học của sự lựa chọn phương pháp là phải nắm chắc đặc điểm của
học sinh, phỉa căn cứ vào năng lực của người dạy và tình hình trang thiết bị của
lớp học nhạc, hình thức học. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là nắm chắc mục
tiêu, nhiệm vụ chung của môn học và nội dung từng bài học.
2.3.1. Hệ thống các phương pháp thường sử dụng:
* Phương pháp thuyết trình:
- Ưu điểm:
+ Cùng một lúc giáo viên có thể truyền đạt lượng kiến thức lớn cho nhiều
người.
+ Cập nhật thông tin mà sách giáo khoa chưa có.
- Khuyết điểm:
+ Truyền đạt thông tin chỉ một chiều.
+ Người học không nhớ lâu kiến thức.
+ Học sinh thụ động, không phát huy được tính tích cực.
+ Tiết học dễ gây nhàn chán.
+ Giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài dạy và phải có khả năng diễn đạt mạch
lạc, chính xác, dễ hiểu.
* Phương pháp vấn đáp:
- Ưu điểm:
+ Truyền đạt được thông tin hai chiều.

+ Giáo viên nắm bắt được khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh.
+ Học sinh chủ động tìm hiểu thông tin bài học.
+ Học sinh tập trung chú ý, nắm bắt dễ và nhớ kiến thức lâu.
- Khuyết điểm:
+ Giáo viên phải có sự chuẩn bị câu hỏi và câu trả lời chính xác.
+ Không thể sử dụng quá nhiều câu hỏi trong một bài dạy.
+ Tiết học không được sinh động.
* Phương pháp trò chơi:
- Ưu điểm:
+ Học mà chơi, chơi mà học.
+ Tiết học sinh động, tạo sự thư giãn cho học sinh.
+ Thông qua trò chơi có thể củng cố kiến thức, chuyển hoạt động cho học
sinh.
- Khuyết điểm:
+ Dễ gây ồn ào ảnh hưởng tới các lớp học khác.
+ Bị khống chế về thời gian, không gian.
+ Giáo viên phải chuẩn bị trò chơi có liên quan tới nội dung bài học.
17
* Phương pháp thực hành – luyện tập:
- Ưu điểm:
+ Rèn luyện được các kỹ năng, kỹ xảo.
+ Vận dụng được các kiến thức lý thuyết thông qua thực hành.
- Khuyết điểm:
+ Cơ bản không có hạn chế tuy nhiên cần chú ý đến một số học sinh yếu,
khi luyện tập chung thường dựa vào học sinh khá hơn, giáo viên phải
theo dõi kiểm tra cá nhân để sửa sai kịp thời.
2.3.2. Vận dụng vào tiến trình dạy Tập đọc nhạc:
- Công việc đầu tiên khi hướng dẫn học sinh học một giờ Âm nhạc nói chung và
tập đọc nhạc nói riêng là giúp các em thực hiện qua bước luyện thanh. Do cao
độ, trường độ của bài thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản

của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em
phát triển bình thường giáo viên phải hướng dẫn các em qua bước khởi động,
đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. Tuy nhiên chỉ cần hướng dẫn
các em thực hiện bài tập thay đổi cao độ, tiết tấu đơn giản, dễ thực hiện.
Ví dụ:
* Mẫu 1:
* Mẫu 2:
18
- Việc giúp học sinh tập đọc 1 bài tập đọc nhạc muốn thu được kết quả cũng
phải được thực hiện theo đúng các bước theo trình tự nhất định.
+ Bước 1: Giới thiệu và nhận xét, phân tích bài Tập đọc nhạc:
- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc.
- Nhận xét về các ký hiệu âm nhạc, cao độ, trường độ.
- Phân tích nhịp, câu.
+ Bước 2: Luyện tập cao độ:
- Căn cứ vào bài Tập đọc nhạc gam gì, giọng gì, đường nét giai điệu tiến
hành như thế nào để giáo viên định ra nội dung luyện tập cao độ cho phù hợp.
- Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên phải đưa ra yêu cầu để các
em tìm hiểu, nhận xét bài nhạc, bài tập đọc nhạc có mấy nốt? gồm nốt gì?
- Yêu cầu học sinh nêu các nốt nhạc từ thấp lên cao.
- Rút ra thang âm cho học sinh đọc, có thể hoán đổi vị trí các nốt nhạc để
học sinh tìm tòi ở mức độ cao hơn nhằm kiểm tra tai nghe của các em.
- Ngoài ra nên rút ra thang âm dựa trên cao độ cơ bản của bài tập đọc
nhạc, cho các em luyện tập để các em đọc bài dễ dàng hơn.
- Mỗi bước luyện đọc cao độ đều phải cho học sinh tập nhiều lần, thỉnh
thoảng nên đàn cho các em nghe cao độ và kịp thời điều chỉnh khi học sinh
đọc chưa đúng.
+ Bước 3: Luyện tập tiết tấu – trường độ:
- Giáo viên ghi bài luyện tiết tấu lên bảng.
- Giáo viên nêu câu hỏi: tiết tấu trên gồm những hình nốt gì?

- Giáo viên hướng dẫn gõ từng hình nốt kết hợp nói hình nốt.
Ví dụ :

Đen đen trắng đen đen trắng
x x x x x x x x
19
Giáo viên lưu ý: mỗi hình nốt gõ 1 lần, hình nốt trắng phách 1 gõ phách 2
ngân và xòe tay ra.
- Giáo viên gõ mẫu hình tiết tấu trên bảng .
- Yêu cầu học sinh gõ
- Yêu cầu học sinh nói tên các nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu.
+ Bước 4: Tập đọc bài Tập đọc nhạc:
- Giáo viên đàn cho học sinh nghe cả bài Tập đọc nhạc.
- Học sinh tập đọc từng câu ngắn theo lối móc xích:
Tập câu 1: Lưu ý học sinh khi đọc kết hợp gõ tiết tấu nhẹ nhàng
Đàn câu lần 1, sau đó lưu ý những chỗ khó
Đàn lần 2 , học sinh nhẩm thầm.
Đàn lần 2 , học đọc theo đàn.
- Kiểm tra cá nhân.
- Tập câu còn lại tương tự.
- Hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách hoặc nhịp.
+ Bước 5:

Luyện tập, củng cố:
- Đàn cho học sinh đọc cả bài với nhiều hình thức: Đồng thanh, dãy,
nhóm, cá nhân . Giáo viên chú ý sửa sai cho học sinh và rèn luyện thêm cho
học sinh yếu.
- Giáo viên nhận xét, hướng dẫn và cho cả lớp ghép lời ca.
- Trước khi gõ đệm giáo viên cần lưu ý hs cách gõ đệm theo phách: Gõ
nhịp nhàng, gõ đều đặn, ngân dài bao nhiêu phách ta gõ thêm bấy nhiêu cái.

- Giáo viên bắt nhịp, học sinh đọc lại nhạc và ghép lời ca. Giáo viên chú
ý sửa lỗi cho các em. Giai đoạn này đòi hỏi sự kết hợp luyện tập nhịp nhàng
giữa đọc nhạc, hát lời và gõ đệm nhạc cụ. Cuối cùng là việc đánh giá, đây là
giai đoạn động viên khích lệ các em học tập. Phải thường xuyên động viên
học sinh, việc động viên giúp cho các em chưa thể hiện bài tập đọc nhạc tốt
sẽ cố gắng học tập hơn.
20
- Cuối bài học cần dặn dò các em về nhà đọc lại bài và chép bài tập đọc
nhạc vào vở.
2.4. Hiệu quả của đề tài:
- Từ đầu năm học tôi đã áp dụng thực hiện giảng dạy tập đọc nhạc với các
phương pháp và biện pháp như đã trình bày ở trên và thấy các em rất say mê
hứng thú học tập, do đó kết quả đã nâng lên rõ rệt: Kết quả đánh giá học lực
môn Âm nhạc học kì II năm học 2013-2014 của cả 3 khối 3, 4, 5 không có học
sinh xếp loại B, học sinh hoàn thành tốt và hoàn thành tăng lên, trong đó phần
tập đọc nhạc các em thể hiện được tốt hơn cụ thể ở khối lớp 5 như sau:
Phân loại học sinh đọc bài tập đọc nhạc
Đầu
năm
Cuối học
Năm học
Tỉ lệ học sinh đọc bài tập đọc nhạc tốt, trôi chảy 5% 30%
Tỉ lệ học sinh đọc được bài tập đọc nhạc 40% 65%
Tỉ lệ học sinh chưa đọc được bài tập đọc nhạc 25% 5%
- Tập đọc nhạc là phân môn khó học, việc giảng dạy cho học sinh cấp Tiểu học
đòi hỏi phải có những phương pháp, biện pháp đặc thù riêng. Hơn nữa người
giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp, biện pháp sao
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Về phía bản thân, với một số phương
pháp, biện pháp nêu trên, qua thực tế giảng dạy tại trường, tôi nhận thấy hiệu
quả của các phương pháp, biện pháp này là khá cao. Tuy nhiên, khi vận dụng

những phương pháp, biện pháp này, giáo viên có thể tuỳ cơ ứng biến sao cho
phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng cụ thể để thu được kết quả tốt
nhất. Và điều quan trọng là chúng ta cùng nhau xây dựng nên những phương
pháp, biện pháp giảng dạy hay nhất, phù hợp nhất đối với phân môn tập đọc
nhạc để kết quả học tập của các em ngày càng được nâng cao hơn.
- Qua đề tài này tôi muốn trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề học Âm nhạc,
học Âm nhạc sẽ làm cho con người thoải mái, hứng thú hơn khi học tập môn
học cũng như học các môn học khác, giáo dục Âm nhạc cùng với giáo dục các
21
môn học khác lập nên một nền giáo dục toàn diện để đào tạo một thế hệ trẻ đủ
năng lực, đầy tự tin trở thành người chủ tương lai của đất nước.
2.5. Phiếu điều tra:
- Do hạn chế về mặt thời gian nên phiếu điều tra của tôi chỉ giới hạn khi thực
hiện chỉ ở một khối học là khối 5 của trường TH Nguyễn Thái Bình.
- Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, em hãy cho biết ý kiến của mình bằng
cách đánh dấu (X) vào các ô mà em cho là hợp lí.
Câu 1: Theo em học tập đọc nhạc là :
a) Rất đơn giản
b) Đơn giản
c) Bình thường
d) Khó
Câu 2: Sau một tiết học tập đọc nhạc, với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo
viên, em thấy khả năng đọc nhạc của mình như thế nào?
a) Rất tốt
b) Tốt
c) Bình thường
d) Không tốt lắm
Câu 3: Theo em để một tiết dạy tập đọc nhạc đạt được kết quả cao, giáo viên
cần dạy theo hình thức nào dưới đây là tốt nhất?
a) Hướng dẫn đọc thang âm

b) Nghe đàn và luyện tập nhiều lần
c) Hướng dẫn gõ âm hình tiết tấu
d) Cả 3 hình thức trên
Câu 4: Em có thích giáo viên thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học
trong tiết dạy không?
a) Rất thích
b) Thích
22

×