Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Sử dụng giáo án điện tử vào dạy học âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 33 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
&
HỌ VÀ TÊN:NGUYỄN THỊ THU TRANG
ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC ÂM
NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM HIỆP 2 HUYỆN HÀM THUẬN
BĂC – TỈNH BÌNH THUẬN




Hàm Thuận Bắc, tháng 6 năm 2014

PHÒNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TIỂU HỌC
&
ĐỀ TÀI : SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC ÂM
NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM HIỆP 2 HUYỆN HÀM THUẬN
BĂC – TỈNH BÌNH THUẬN
HỌ VÀ TÊN:NGUYỄN THỊ THU TRANG
Hàm Thuận Băc, tháng 12 năm 2014
MỤC LỤC
2
ĐỀ MỤC Trang
3
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Mục đích chọn đề tài 3
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3


5.Đóng góp của đề tài 4
6.Bố cục 4
PHẦN II: NỘI DUNG 4
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài 4
1.Cơ sở lí luận 4
1.1.1 Tri giác 4
1.1.2 Trí nhớ 4
1.2 Cơ sỡ thực tiễn 5
1.2.1 Địa phương 5
1.1.2 Thuận lợi 5
1.2.2 khó khăn 5
2.1 Nhà trường 6
2.1.2 Thuận lợi 6
2.1.3 khó khăn 6
2.2 Học sinh 6
2.2.2Thuận lợi 6
2.2.3 khó khăn 6
Chương II:Một số phần mềm hữu ích ứng dụng vào việc thiết kế bài giảng
môn âm nhạc nhằm nâng cao chất lượng. 6
1 Dạy hát 7
2 Dạy TĐN 7
3 Dạy bài giới thiệu nhạc cụ 7
4 Dạy bài giới thiệu nhạc sĩ nghe nhạc 7
Biện pháp cụ thể 7
1 Phân môn dạy hát 7
2 Phân môn tập đọc nhạc 9
3 Phân môn âm nhạc thưởng thức 11
4 Dạy kể chuyện âm nhạc ,giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc 14
Kết quả thực nghiệm của đề tài 18
PHẦN III: Kết luận, kiến nghị 21

1 Kết luận 21
2 Kiến nghị 23
ĐỀ TÀI
4
SỬ DỤNG GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀM HIỆP 2 – HUYỆN HÀM THUẬN BẮC -
TỈNH BÌNH THUẬN
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài :
Âm nhạc từ xa xưa đã đi vào cuộc sống con người bằng một đặc thù riêng
của nó, con người từ lúc sinh ra đã tiếp xúc ngay với Âm nhạc bằng tiếng ru à ơi
của mẹ, nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng Âm nhạc tác động đến con
người ngay từ lúc chúng ta còn nằm trong bụng mẹ. Trong suốt chặng đường
đời của mỗi con người Âm nhạc luôn là người bạn thân thiết, những bài học đạo
đức về đạo làm con cháu, đạo làm người do bộ môn Âm nhạc chuyển tạo bằng
một cách riêng biệt mà không môn học nào có thể chuyển tạo được. Đó là bài
học có tác dụng hiệu quả nhất trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách con
người.
Trong những năm gần đây việc giáo dục thẩm mĩ, thị hiếu Âm nhạc cho
học sinh được Bộ giáo dục đặc biệt quan tâm bởi vì Âm nhạc là loại hình nghệ
thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu
cảm của âm thanh. Ở trường phổ thông mục tiêu của môn học Âm nhạc là thông
qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm hình
thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “trình
độ văn hóa âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp
người có ích cho xã hội.
Âm nhạc là bộ môn dùng nghệ thuật âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư
tưởng tình cảm của con người, nó xuất hiện từ lâu đời và gắn bó mật thiết với
con người từ lúc lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời. Âm nhạc có tính truyền cảm
trực tiếp bao gồm cả âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ.

Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tinh
thần
5
thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm
nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mĩ, khả năng truyền bá của
âm nhạc hết sức rộng lớn.
Âm nhạc là bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ
hơn sau những giờ học căng thẳng, từ đó thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ
trong lớp trong trường thêm vui tươi lành mạnh và thân thiện hơn.
Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây, sự bùng nổ về ứng dụng công
nhệ thông tin trên toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và
không thể thiếu trên mọi lĩnh vực công việc.
Ở Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công
nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục
bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng như vậy, trong mỗi tiết học
âm nhạc bên cạnh những tiết dạy truyền thống,giờ đây tính trực quan và thẩm
mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như
một công cụ hữu ích để việc giảng dạy âm nhạc trở lên hấp dẫn và mang tích
chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy âm
nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế
trên máy tính…để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những
giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa
không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh
nghe…
Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc
giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học âm nhạc thường thức
như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; giới thiệu nhạc cụ dân tộc;
giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; tập đọc nhạc… người giáo viên có thể thiết kế
bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoit, Violet (Phần
mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc),

Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)…
Qua việc giảng dạy môn âm nhạc tôi đã so sánh giờ học không sử dụng
6
công nghệ thông tin và giờ học có sử dụng công nghệ thông tin thực tế đã
chứng minh là chất lượng các giờ học âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin
đều đem
lại kết quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ
nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức
cần cung cấp cho học sinh…Các dẫn chứng , minh họa chính xác và hiệu quả
hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ
cảm thụ và thưởng thức âm nhạc.
2. Mục đích chọn đề tài:
Trình bày những kinh nghiệm thu được sau quá trình nhiều năm dạy học
âm nhạc cho học sinh tiểu học.
Hệ thống lại một số phương pháp giảng dạy từng phân môn ở các khối 1-
2-3-4-5 trong chương trình âm nhạc Tiểu học từ đó để áp dụng công nghệ thông
tin vào phân môn.
Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học
sinh phải lĩnh hội hết tất cả và say mê, hứng thú với bộ môn Âm nhạc.
Đề xuất một số kiến nghị với Ban giám hiệu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
- Sử dụng giáo án điện tử trong dạy học âm nhạc ở trường Tiểu học.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh trường Tiểu học Hàm Hiệp 2 – Huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận
4. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghe nhiều
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu giáo trình
- Phương pháp kiểm tra đánh giá

7
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân
công.
5. Đóng góp của đề tài:
- Sau khi đề tài được hoàn thành và ứng dụng trong các giờ dạy học môn âm
nhạc đã giúp nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đồng thời đây củng là tài liệu tham khao cho các đồng nghiệp của tôi trong
quá trình giảng dạy môn âm nhạc tại trường Tiểu học Lê Hồng phong –Huyện
Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai
- Đó là những đóng góp lợi ích trước mắt. Về lâu dài với đề tài này sẽ là cơ sở
tạo tiền đề và điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy Âm
nhạc cho các trường TH.
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương II: Giải pháp
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
1.1 Cơ sở lí luận:
8
1.1.1. Tri giác:
Âm nhạc là món ăn tinh thần vô cùng quan trọng với đời sống của con người,
nó tác động đến con người những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu
nhận thức hoạt động và giải trí của con người nên trong giảng dạy người giáo
viên cần phải có những minh chứng cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm nhận
được
những cái đẹp, những điều hay…qua tiếng nói của âm nhạc. Vì thế phương
pháp trực quan chiếm ưu thế, trực quan sinh động mới giúp các em có tri giác
tốt hơn để bài học có hiệu quả tốt.
1.1.2. Trí nhớ:

Trí nhớ của học sinh là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học sinh nhớ được
kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: Thị giác (nhìn); Xúc giác
(sờ, mó); Vị giác (nếm); Khứu giác (ngửi); Thính giác (nghe). Do đó những
hình ảnh và âm thanh, trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học
nhanh nhất và lâu nhất.
Như vậy: Quá trình nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực
quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua
công nghệ thông tin đối với học sinh là rất thích hợp và vô cùng cần thiết.
1.2 Cơ sở thực tiễn:
* Một số thuận lợi và khó khăn khi thực hiện việc sử dụng giáo án điện tử vào
giảng dạy bộ môn Âm nhạc tại trường TH Hàm Hiệp 2 – Huyện Hàm Thuận
Băc – Tỉnh Bình Thuận .
1.2.1 Địa phương:
1.1.2 Thuận lợi:
- Trường TH Lê Hồng Phong nằm ở địa chỉn Ấp Hưng Nghĩa –Xã Hưng Lộc –
Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai. đặt tại trung tâm xã nên thuận lợi cho tất
cả các em học sinh theo học.
9
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã Hưng Lộc đời sống nhân dân các dân tộc
trong xã ngày được nâng lên, từng bước đẩy lùi đói nghèo và đi vào làm kinh tế
mới.
- Do vậy nhân dân trong xã đã có sự nhận thức việc học tập cho con em mình,
đầu tư cho con em và đầu tư cho giáo dục có chiều sâu.
- Ngoài ra ban lãnh đạo xã cũng rất quan tâm giúp đỡ nhà trường, xây dựng cơ
sở vật chất của nhà trường tạo cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp.
1.2.2 Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi thì công tác xã hội hóa giáo dục gặp không ít khó
khăn như chưa xây dựng được quỹ khuyến học của ấp, của dòng họ, mà mới chỉ
có ở cấp xã.
- Một số gia đình học sinh còn khó khăn về kinh tế nên chưa quan tâm đến việc

học tập và ren luyện của các em, một số em còn ham chơi chưa chịu khó học
hành. Do vậy việc quan tâm đến con cái về lĩnh vực học tập là chưa cao nhiều
khi còn thoái thác cho nhà trường…
2.1. Nhà trường:
2.1.2 Thuận lợi:
- Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có năng lực, có kinh nghiệm trong giảng dạy và
trong công tác, phần lớn các giáo viên trẻ hoạt động sôi nổi có kiến thức về sử
dụng công nghệ thông tin.
- Là trường đang tiến tới trường chuẩn Quốc gia mức độ 3 vào năm 2015 do đó
đã mua sắm được hệ thống máy chiếu Projector, phòng máy vi tính riêng cho
học sinh học.
2.1.3 Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên của nhà trường còn thiếu phòng học,sân
chơi va học các môn ngoài trời. vẫn còn có lớp không được học 2 buổi/ ngày.
10
- Một số GV cho rằng lâu lâu mới sư dụng tới tiết dạy công nghệ thông tin nên
không đầu tư học và làm giáo án điện tử.
2.2. Học sinh:
2.2.1 Thuận lợi:
- Năm học 2013-2014 nhà trường có 326 học sinh theo học về cơ bản đúng độ
tuổi quy định các em có ý thức học tập, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định
của nhà trường, có đủ SGk đồ dùng học tập…
- Học sinh thường say mê và hứng thú học tập môn Âm nhạc, đặc biệt là những
tiết có sử dụng công nghệ thông tin.
2.2.2 Khó khăn:
-Đối tượng học sinh chưa đồng đều, chất lượng còn ở mức khiêm tốn chỉ tập
trung ở một số học sinh bên cạnh đó thì còn một số học sinh ý thức tổ chức kỉ
luật chưa cao.Do địa bàn phân bố rộng đã gây khó khăn cho việc phối hợp các
lưc lượng giáo dục giữa nhà trường và gia đình.Mặt khác đa phấn các em là con
em nhà nông trình độ nhận thức chưa cao do đó phong trào học tập còn

thấp.Hơn nữa còn nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của
con em mình, còn phó mặc cho nhà trường.
- Một số học sinh coi môn Âm nhạc là môn học phụ nên các em chưa thực sự
chú trọng…
CHƯƠNG II.
MỘT SỐ PHẦN MỀM HỮU ÍCH ĐỂ ỨNG DỤNG VÀO VIỆC THIẾT KẾ
BÀI GIẢNG MÔN ÂM NHẠC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG:
11
* Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế
được nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường
phổ thông.
1. Dạy hát:
Sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để thiết kế dạng bài dạy
hát (bao gồm cả nhạc và lời) có thể chèn những hình ảnh tĩnh hoặc
động phù hợp với nội dung bài hát như là một giáo cụ trực quan sinh động với
tính thẩm mĩ cao.
2. Dạy tập đọc nhạc:
Sử dụng phần mềm Encore 4.5, Final 2.0 để chép lại các tiến trình như:
Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài tập đọc nhạc, lời ca rồi trình chiếu trên
phần mềm PowerPoint theo ý đồ của giáo viên.
3. Dạy bài giới thiệu nhạc cụ:
Sử dụng mạng Internet khai thác hình ảnh, lịch sử ra đời, tính năng, cách
sử dụng của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng như các nhạc cụ nước ngoài với
âm thanh thực minh họa.
4. Dạy giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc:
Sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi tiếng
thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski…và các tác phẩm âm
nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao nhằm
minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.
BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1. Phân môn dạy hát:
Thông thường trong một tiết học hát người giáo viên thường sử dụng
tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc & lời của bài hát được phô tô
to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở nên nhàm chán đối với học
sinh. Thực tế với cách giới thiệu bài vẫn là tranh ảnh minh họa nhưng chất
lượng những bức ảnh rất cao có thể là ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt trội
so với cách làm cũ,
12
ví dụ: Giới thiệu học hát bài: Chú voi con ở Bản Đôn
Nhạc và lờI: Trần Tiến
(Môn âm nhạc lớp 4)
SHAPE \* MERGEFORMAT

Thông qua các hiệu ứng trình chiếu của phần mềm PowerPoint, các bức
ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài
hát được lồng ghép trực tiếp có thể phát đồng thời trong quá trình người giáo
viên giới thiệu bài.
13
Với phần dạy hát, giáo viên có thể đưa toàn bộ phần nhạc và lời bài hát
hoặc đưa riêng phần lời ra để hướng dẫn học sinh cách gõ đệm: (Theo nhịp, theo
phách và theo Tiết tấu lời ca).
- Gõ đệm theo nhịp:

- Gõ đệm theo phách:
- Gõ đệm theo tiết tấu:
Với phần mềm rèn luyện các kĩ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu
diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng
ghép những Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa
hay biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.
Với phần rèn các kĩ năng như vận động phụ họa hoặc tập biểu diễn, tùy

thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng ghép các
Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay biểu diễn
một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo.
Ngoài ra việc xây dựng các kỹ năng hát nâng cao cũng rất dễ xây dựng
trên một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải.
Nhóm 1: Chú voi con ở Bản Đôn, chưa có ngà nên còn trẻ con.
Nhóm 2: (Nhắc lại) chưa có ngà nên còn trẻ con.
Nhóm 1: Từ rừng già chú đến với người , vẫn ham ăn với lại ham chơi.
Nhóm 2: (Nhắc lại) vẫn ham ăn với lại ham chơi.
14
Chú voi con ở Bản Đôn. Chưa có ngà nên còn trẻ con
X X X
Chú voi con ở Bản Đôn. Chưa có ngà nên còn trẻ con
X X X X X X X X X X X X X
Chú voi con ở Bản Đôn. Chưa có ngà nên còn trẻ con
X X X X X X X X
Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết
nhiệm vụ của nhóm mình
2. PHÂN MÔN TẬP ĐỌC NHẠC.
Ở lớp 4 và lớp 5 chương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải lần
lượt rèn cho học sinh các kỹ năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện tập tiết
tấu, tập đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc nhạc lên
bảng rồi với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác trên thì học
sinh sẽ tiếp thu bài một cách mơ hồ, thậm chí dẫn đến học sinh học vẹt (Nghe
bạn đọc rồi bắt chước độc theo). Vậy thì với phần thiết kếbài giảng trên máy vi
tính một cách trực quan, cụ thể các kỹ năng cần thực hiện, học sinh sẽ dễ dàng
tiếp thu bài một cách chủ động và tích cực nhất, bởi nếu bài giảng giáo viên thiết
kế tốt đã gây sự tò mò của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể xuất hiện
theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm

thanh cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc truyền đạt
kiến thức cho học sinh:
(Tập đọc nhạc số 5 - Âm nhạc lớp 5)
Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này
tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu
cầu của bài tập đọc nhạc. Và học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng
dẫn, hỗ trợ của giáo viên
15
Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao
độ có thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học
sinh dễ dàng thẩm âm một cách chuẩn xác, ở phần luyện tập cũng vậy giáo viên
có thể tạo trường độ của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ gõ điện tử
để minh họa cho học sinh biết hình tiết tấu cần thực hiện.
Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca phần nhạc và lời có thể xuất hiện
theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng về âm
thanh cũng như hình ảnh, tạo hiệu quả rất đặc biệt hỗ trợ tốt cho việc truyền đạt
kiến thức cho học sinh.
Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này
tự bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu
cầu của bài TĐN. Học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn, hỗ trợ
của giáo viên.
Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể cho học sinh ôn
bài bằng cách chơi trò chơi với nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc từng đối
tượng học sinh.
VD: Có thể cho một nhóm đọc nhạc- một nhóm nhẩm lời ca và đổi lại sau đó
thi xem nhóm nào ghép lời ca đúng nhất và nhanh nhất. Hoặc có thể giáo viên
cho chơi trò chơi điền nốt như sau ( phần này GV dung phần mềm Violet để
nhúng):
16
Trên màn hình sẽ là các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên

để sẵn khuông nhạc và nốt nhạc và học sinh sẽ xung phong lên gắn các nốt
nhạc theo bài tập đọc nhạc mình vừa học.
3. Phân môn Âm nhạc thưởng thức.
Trong chương trình Âm nhạc TH ngoài việc học hát, tập đọc nhạc học sinh còn
được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam, nước ngoài, được nghe kể
chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng …với dạng bài này nếu giáo viên chỉ sử
dụng một vài bức tranh minh họa hay một số bản nhạc sơ sài thì hiệu quả tiết
học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược lại nếu
khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò, muốn
tìm hiểu thế giới xung quanh đó là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng
minh rằng trong tiết học mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan liên
quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao
trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú trong học tập của học sinh.
Giới thiệu nhạc cụ tôi tận dụng sẵn có mạng Internet khai thác hình ảnh,
lịch sử ra đời, tính năng, cách sử dụng… của các nhạc cụ dân tộc Việt Nam cũng
như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa.
Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc
học sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam và nhạc cụ nước
ngoài, được nghe kể chuyện về một số nhạc sĩ nổi tiếng trên thế giới…Với dạng
bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu quả
của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng mờ nhạt sau tiết học. Ngược
lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi tính tò mò,
muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực tế đã chứng
minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như các kiến thức liên quan
mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ đem đến hiệu quả rất cao trong
việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập của học sinh
Ví dụ: Bài giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam
17
Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm
thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết

âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời
và cấu tạo cụ thể của các nhạc cụ này, tuy nhiên tất cả những vấn đề trên người
giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ mang tính giới thiệu vì với học sinh tiểu
học chưa thể ghi nhớ một cách cụ thể các kiến thức nêu trên, nhưng với tinh
thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh:
18

Hay bài giới thiệu về các nhạc cụ nước ngoài:
19
20
(Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài - Âm nhạc lớp 5)
Với cách giới thiệu này học sinh ngoài việc được quan sát, nghe giới thiệu còn
có thể ghi nhớ được ngay âm sắc cụ thể của từng loại nhạc cụ
4. Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc…
Tôi sử dụng mạng Internet để khai thác chân dung một số nhạc sĩ nổi
tiếng trên thế giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski và các tác
phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao
nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này.
21
Phần kể chuyện âm nhạc, các câu chuyện về các nhạc sĩ nổi tiếng trên thế
giới cũng có thể biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ ích, đặc biệt
là hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết âm nhạc tăng cường. Người
giáo viên có thể thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu chuyện âm nhạc
bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về chân dung, ngày sinh, ngày mất của
nhạc sĩ:
(Kể chuyện Âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng - Âm nhạc lớp 5)

Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ:
22
23

24
Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc,
hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của các nhạc sĩ (Thông qua các trang
Web về âm nhạc của Thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kỳ
thời gian nào về sau này, hễ cứ nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh
đều có thể trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi
nhìn thấy tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên
nhạc sĩ đó, bởi vì trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng sâu sắc, nhờ
những kiến thức đã được thay đổi cách thức truyền đạt mà công nghệ thông tin
là công cụ hữu ích nhất để thực hiện điều đó.
Sau khi nghe giới thiệu nhạc sĩ thì việc giáo viên cho học sinh nghe nhạc
hoặc giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ (Thông qua các trang Web
của thế giới và Việt Nam) là vô cùng có ý nghĩa. Trong bất kì thời gian nào về
sau này nếu nghe thấy nét nhạc nào đã được nghe, học sinh đều có thể nhớ và
trả lời được ngay tên nhạc sĩ sáng tác một cách rất chính xác, hay khi nhìn thấy
tấm chân dung của nhạc sĩ nào thì các em cũng nói ngay được tên nhạc sĩ đó,
bởi trong tâm trí của các em đã có một ấn tượng sâu sắc nhờ kiến thức đã được
thay đổi cách thức truyền thụ mà công nghệ thông tin là công cụ hữu ích nhất để
thực hiện điều đó.
25

×