Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Báo cáo về bảo tồn in situ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.84 MB, 8 trang )

Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
Đề tài: Bảo tồn nguyên vị hay tại chỗ (In-situ): Khái niệm, phân tích 1 ví dụ cụ thể,
ưu thế và bất lợi?
BÀI LÀM
1. Khái niệm Bảo tồn đa dạng sinh học và Bảo tồn nguyên vị (In-situ)
a. Thế nào là Bảo tồn đa dạng Sinh học?
- Đa dạng sinh học là gì?
Đa dạng sinh học là thuật ngữ thể hiện tính đa dạng của các cá thể sống, loài và
quần thể, tính biến động di truyền giữa chúng và tất cả sự tập hợp phức tạp của chúng
thành các quần xã và hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được thể hiện ở ba cấp độ: đa dạng
di truyền, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái.
+ Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và bộ gen trong
mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau;
+ Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;
+ Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.
Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị:
giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là
những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng
cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người
không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái
tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho
tương lai của xã hội loài người.
- Bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người
với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại
và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ
tương lai.
Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều
cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt
và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực
của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.


Hiện nay có các phương thức bảo tồn chủ yếu là bảo tồn tại chỗ (In-situ) và bảo
tồn chuyển vị (Ex-situ). Trong khi phương thức bảo tồn tại chỗ là nhằm bảo tồn các hệ
sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi
trường tự nhiên của chúng, phương thức bảo tồn chuyển vị bao gồm các hoạt động nhằm
bảo tồn các loài mục tiêu bên ngoài nơi phân bố hay môi trường tự nhiên của chúng.
b. Bảo tồn nguyên vị hay bảo tồn tại chỗ (In-situ)
1
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo vệ
các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái (HST) trong điều kiện tự nhiên. Tuỳ
theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn nguyên
vị được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn và đề xuất các biện pháp quản lý
phù hợp. Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn:
- Loại I: Khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã),
- Loại II: VQG, chủ yếu để bảo tồn các HST và sử dụng vào việc du lịch, giải trí,
giáo dục;
- Loại III: Công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc
biệt;
- Loại IV: Khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh
cảnh hay các loài đặc biệt cần bảo vệ;
- Loại V: Khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quan biển, chủ yếu bảo tồn các
cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch;
- Loại VI: Khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục
đích sử dụng một cách bền vững các HST và tài nguyên thiên nhiên.
Ngoài ra theo Chương trình Giáo dục Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) còn có Khu di sản thế giới, và theo công ước RAMSAR có Khu bảo tồn đất
ngập nước RAMSAR. Tuy nhiên, bảo tồn nguyên vị còn bao gồm cả các công việc quản
lý các động thực vật hoang dã, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngoài các khu bảo tồn.
Trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bảo tồn nguyên vị được hiểu là việc bảo tồn các giống
loài cây trồng và cây rừng được trồng tại đồng ruộng hay trong các rừng trồng.

2. Phân tích 1 ví dụ cụ thể
Một trong những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học từng thành công trong quá
khứ là bảo vệ các khu tự nhiên vẫn còn lưu giữ được tính sơ khai của chúng, ví như các
cánh rừng nhiệt đới hay trảng cỏ savan ở châu Phi. Đây cũng là ngôi nhà chung của nhiều
loài động thực vật, luôn duy trì ở trạng thái cân bằng lý tưởng, và hầu như chịu rất ít tác
động của con người. Các khu vực này cung cấp nơi trú ẩn, cho phép các loài di chuyển tự
do, và đảm bảo gần như tuyệt đối các quá trình tự nhiên giúp hình thành nên cảnh quan
xung quanh.
Khu bảo tồn được định nghĩa là một vùng đất và/hoặc biển được xác định để bảo
vệ và duy trì đa dạng sinh học và nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa được kết hợp
và được quản lý thông qua các phương tiện pháp lý và các phương tiện có hiệu quả khác.
Các khu bảo tồn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, với nhiều khu tồn tại từ hơn
140 năm nay, ví dụ như các cánh rừng quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên. Nơi đây, sự
tác động của con người và các hoạt động kinh tế bị hạn chế và phải tuân theo những điều
2
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
luật khắt khe. Hầu hết việc chặt phá, săn bắt, sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ và sinh
sống của người dân đều bị cấm. Những khu vực như thế này phải được tiếp cận dễ dàng,
quản lý tốt và hỗ trợ tài chính tốt. Các khu vực bảo tồn cũng rất quan trọng đối với con
người. Các báo cáo Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng các khu bảo tồn cung cấp nguồn sống cho
gần 1,1 tỷ người trên hành tinh. Nước uống hàng ngày cho hơn 1/3 dân số các thành phố
lớn trên đều được cung cấp từ đây, hơn nữa chúng cung cấp rất nhiều loài thực vật hoang
dã có ý nghĩa quan trọng trong cải tiến giống cây trồng hiện nay.
Năm 2010, hơn 150.000 khu vực được bảo vệ che phủ 1/8 (12.7%) tổng diện tích
Thế giới. Một trong những mục tiêu đa dang sinh học được đồng tình năm 2010 là phấn
đấu đến năm 2020 tăng số lượng và diện tích những khu vực được bảo vệ trên toàn cầu
lên ít nhất 17% trong tổng diện tích đất tự nhiên toàn thế giới. Điều này có nghĩa là Chính
phủ cần công bố nhiều hơn nữa các khu vực mới cần bảo vệ hoặc mở rộng các khu vực
hiện có.
Biểu đồ: Sự gia tăng của các khu

vực/vùng được bảo vệ theo trình tự thời
gian và mục tiêu tới năm 2020 (Nguồn:
UEP-WCMC 2012)
Hình 1: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bát Đại
Sơn - Hà Giang được thành lập với mục
đích bảo tồn nguyên vị (In-situ) hệ sinh
thái rừng trên núi đá vôi và loài Nghiến
Burretiodendron hsienmu (ảnh 2010).
3
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
Hình 2: Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp-một trong những khu bảo tồn hổ quốc gia
được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo
quyết định số 539/QĐ-TTg.
 Bảo tồn nguyên vị đa dạng sinh
học của Việt Nam
- Từ năm 1962, Chính phủ Việt
Nam đã chú ý tới công cuộc bảo tồn đa
dạng sinh học và xây dựng các khu bảo
tồn khi thành lập KBTTN đầu tiên là
Vườn Quốc gia Cúc Phương.
- Năm 1986, Chính phủ đã thành lập một hệ thống 87 khu rừng đặc dụng, trong đó
có 56 vườn quốc gia và KBTTN, 31 khu rừng văn hóa, lịch sử, phong cảnh đẹp với diện
tích khoảng 1.169.000 ha chiếm 5,7% diện tích đất rừng hay khoảng 3,3% diện tích cả
nước.
Từ đó đến nay, hệ thống các KBT được mở rộng thêm và hiện nay danh sách các
KBT đã lên đến 105 khu, trong đó có 12 vườn quốc gia: Cúc Phương, Cát Bà, Bạch Mã,
Ba Bể, Cát Tiên, Ba Vì, Côn Đảo, Phú Quốc, Bến En, Tam Đảo, Tràm Chim,…
Tràm Chim ở Đồng Tháp là khu bảo tồn đặc biệt được thành lập để bảo vệ loài
Sếu đầu đỏ (hay Sếu cổ trụi), nhưng đồng thời bảo vệ HST đất ngập nước điển hình ở
đồng bằng sông Cửu Long, và KBT Xuân Thủy ở cửa sông Hồng là để bảo vệ đất ngập

nước và các loài chim di cư. Đây cũng là khu bảo vệ RAMSAR đầu tiên của Việt Nam
cũng như khu vực Đông Nam Á. Việt Nam cũng đã thành lập khu di sản thế giới (World
Heritage) vịnh Hạ Long.
Việt Nam còn có vùng Biển Đông rộng lớn với nhiều rạn san hô phong phú và tài
nguyên sinh vật đa dạng cần được bảo vệ. Vì thế mà trong hệ thống khu bảo tồn quốc gia
cũng cần lưu ý đến các hệ sinh thái biển và tài nguyên sinh vật ở đó.
Ngoài việc thành lập các khu bảo tồn, Việt Nam cũng đang thực hiện một số dự án
đặc biệt, bằng cách khuyến khích nhân dân tham gia bảo vệ một số loài động vật quý,
4
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
hiếm đang có nguy cơ bị tiêu diệt, như bảo vệ loài Gà lam đuôi trắng (Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh),
Voọc quần đùi (Cúc Phương), Voọc mũi hếch (Na Hang - Tuyên Quang), Hổ (Thừa
Thiên - Huế, Chư Môm Rây - Kon Tum). Có thể nói rằng, một khi nhân dân hiểu được
tầm quan trọng của việc bảo vệ thì công việc bảo vệ sẽ có nhiều triển vọng đạt được kết
quả.
3. Những ưu thế và bất lợi của Bảo tồn nguyên vị (In-situ)
a. Những ưu thế
Bảo tồn nguyên vị được xem là chiến lược tốt nhất nhằm bảo tồn lâu dài đa dạng
sinh học. Chỉ trong tự nhiên, các loài mới có khả năng tiếp tục quá trình thích nghi tiến
hóa đối với môi trường đang thay đổi trong các quần xã tự nhiên của chúng.
Ngoài ra, một số loài động vật chỉ sinh sản trong môi trường tự nhiên, không thể
sinh sản trong môi trường nuôi nhốt, do đó những loài này tốt nhất là phù hợp với Bảo
tồn nguyên vị. Ví dụ như: Tê giác.
b. Những bất lợi
- Bảo tồn nguyên vị chưa phải là giải pháp khả thi đối với những loài vật quý hiếm
trong điều kiện áp lực của con người ngày càng gia tăng.
Khai thác gỗ: Trong giai đoạn từ 1986-1991, các lâm trường quốc doanh đã khai
thác trung bình 3,5 triệu m
3
gỗ mỗi năm. Thêm vào đó, khoảng 1-2 triệu m

3
gỗ được khai
thác ngoài kế hoạch. Số gỗ này nếu qui ra diện tích thì mỗi năm bị mất đi khoảng 80.000
ha rừng. Ngoài ra, nạn chặt gỗ trái phép thường xảy ra ở khắp nơi, kể cả ở các trong các
khu rừng bảo vệ. Hậu quả là rừng có chất lượng bị cạn kiệt nhanh chóng.
Khai thác củi: Theo thống kê, trong phạm vi toàn quốc, hàng năm một lượng củi
khoảng 21 triệu tấn được khai thác từ rừng phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong gia đình.
Lượng củi này nhiều gấp 6 lần lượng gỗ xuất khẩu hàng năm (Phạm Bình Quyền và nnk,
1999).
Như vậy, có thể thấy sự khai thác gỗ, củi mà không có kế hoạch trồng mới bù đắp cả về
số lượng diện tích cũng như chất lượng rừng với tính chất rừng nhiệt đới nhiều tầng thì
diện tích rừng bị suy giảm không chỉ về diện tích mà còn bị suy thoái về chất lượng. Đây
là nguyên nhân cơ bản tác động tới ĐDSH, đặc biệt với quần xã động vật có xương sống
hoang dã ở các sinh cảnh rừng.
Khai thác động vật hoang dã: đồng thời với nạn phá rừng, nạn săn bắn cũng gây
nên tình trạng suy giảm ĐDSH. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu
súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu
(Đỗ Tước, 1997). Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến
các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng,
5
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
lưới nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc
diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể
bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt (Đỗ
Tước, 1997).
Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc như tất cả những cá thể
còn lại được tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn nguyên vị sẽ không có hiệu quả.
Trong những điều kiện này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài không bị tuyệt chủng là
bảo tồn cá thể trong những điều kiện nhân tạo dưới sự giám sát của con người.
Ngay cả trong những khu vực được bảo tồn, nạn săn bắn trái phép vẫn không

ngừng diễn ra. Một trong số đó phải kể đến là săn bắn tê giác. Tại Nam Phi, năm 2007
chỉ có 13 cá thể tê giác bị giết hại, nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 1.004 cá thể (tăng
gần 8.000%). Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2014, số lượng tê giác bị giết hại đã lên đến 695
cá thể. Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì chẳng bao lâu nữa các loài
tê giác trên thế giới sẽ bị tuyệt chủng. Cá thể tê giác cuối cùng của Việt Nam đã bị giết
hại vào năm 2010 tại Vườn Quốc gia Cát Tiên. Đây là những hình ảnh khiến người xem
không tránh khỏi cảm giác đau đớn
- Ngoài ra, trong điều kiện nơi sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu
giữ lâu hơn các loài thì bảo tồn nguyên vị chưa hiệu quả.
Ví dụ: cháy rừng. Sự kiện cháy rừng vào tháng 3, 4 năm 2002 tại vườn Quốc gia U
Minh Thượng là một tai hoạ đối với tài nguyên sinh vật và ĐDSH. Vườn Quốc gia U
Minh Thượng là vùng rừng tự nhiên trên ĐNN có nền đất than bùn. Rừng U Minh
Thượng bị cháy khoảng 4.000 ha, rừng U Minh Hạ bị cháy khoảng 300 ha. Tại U Minh
Thượng, trước khi bị cháy rừng đã thống kê được 32 loài thú. Sau khi bị cháy, ít nhất có
25 loài thú (78,2%) bị ảnh hưởng với các mức độ khác nhau. Một số loài có nguy cơ
không gặp lại ở HST độc đáo này: Dơi ngựa lớn Pteropus vampirus; Sóc lửa
Callosciurus finlaysoni; Rái cá lông mũi Lutra sumatrana; Rái cá vuốt bé Aonyx cirerea;
Mèo cá Prrionailurus viverinus; Tê tê Manis javanica; Cầy giông đốm lớn Viverra
6
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
megaspila; Cầy vòi hương Paradoxurus hermaphroctulus; Dơi ngựa Thái lan Pteropus
lylei; Mèo rừng Prionailurus bengalensis.
Trước khi bị cháy, tại vườn Quốc gia U Minh thượng có 94 loài chim thuộc 15 họ.
Kết quả kiểm kê sơ bộ sau vụ cháy rừng, chỉ còn 76 loài chim thuộc 11 họ. Một số loài
không gặp lại như: Bồ nông chân xám Pelicunus philippinensis; Cốc đen Phalacrocolax
niger; Cổ rắn Anhinga melunogaster; Quắm đen Pelegaclis falcinellus; Quắm trắng
Threskiornis melanocephalus; Cò lao ấn Độ Myctera leucocephala; Cò Nhạn Anatomus
oscitans; Hạc cổ trắng Ciconia episcopus; Diều hâu Milvus migrans; Ưng xám Accipiter
badius; Đại bàng đen Anguila clanga; Cú lợn lưng xám Tyto alba; Quạ đen Corvus
macrorhynchus; Sáo đá Trung Quốc Sturnus sinensis; Sáo sậu S. nigricollis.

Các loài bò sát cũng bị ảnh hưởng sau vụ cháy rừng: Tắc kè Gecko gecko; Kỳ đà
vằn Varanus salvador; Trăn đất Python molurus; Rùa rảo thường Ptyas korrus; Rắn ráo
trâu Ptyas mucosus; Rắn cạp nong Bungarus fasciatus; Rắn Hổ mang Naja naja; Rắn hộp
lưng đen Cuora amboimensis.
- Việc thiết lập những khu vực bảo tồn cần được bảo vệ mới thường làm nảy sinh/
tạo nên mâu thuẫn giữa những lợi ích trái chiều. Câu hỏi đặt ra là những khu vực này có
nên bảo tồn hay để người dân sinh sống và được khai thác tài nguyên? Mục đích của việc
bảo vệ tự nhiên sẽ mâu thuẫn với mục đích của con người sống ở các khu vực này. Người
nông dân có thể không được canh tác trên mảnh ruộng của họ, công ty và doanh nghiệp
có thể gặp khó khăn trong việc khai thác gỗ, khai thác mỏ hoặc trồng trọt, không làm
đường xá cho dù nhu cầu cơ sở hạ tầng rất cần thiết. Những mục đích như vậy đặt lên
hàng đầu sẽ rất khó khăn. Không có sự đồng thuận với người dân địa phương, nhu cầu
cần thiết của họ không được tính đến và cân bằng với sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
tự nhiên. Thêm vào đó, cần nhiều ngân sách hơn nữa nhằm kiểm soát và duy trì các khu
vực được bảo vệ hoặc đền bù cho người dân những gì họ bị mất.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một khu bảo tồn sẽ rất khó khăn, thậm chí không
thể nào bảo vệ được các giá trị đa dạng sinh học của mình nếu quá trình hoạch định chiến
lược cho việc bảo tồn và phát triển của nó không tính đến sự phát triển kinh tế xã hội của
người dân địa phương. Khu bảo tồn không thể nào tồn tại như một “ốc đảo” trong tiến
trình vận động và phát triển chung của xã hội và con người sống xung quanh nó.
Do vậy, ngay từ bước đầu của việc hoạch định các chiến lược bảo tồn, cần thiết
phải tiến hành bàn bạc và thỏa thuận với người dân địa phương sống xung quanh các khu
bảo tồn về cách thức bảo tồn có sự tham gia và các giải pháp nhằm tìm nguồn sinh kế
thay thế và cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cư địa
7
Báo cáo chuyên đề: Bảo tồn tài nguyên động vật
phương. Tính bền vững của công tác bảo tồn đa dạng sinh học của một khu bảo tồn được
đảm bảo chỉ khi nào người dân địa phương thực sự tham gia vào các hoạt động bảo tồn
và ngược lại các hoạt động bảo tồn thực sự mang lại các lợi ích kinh tế cho cộng đồng
xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2013), Thông tư số 40/2013/TT-
BNNPTNT ban hành Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định
trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực
vật hoang dã nguy cấp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Đa dạng sinh học và Bảo tồn.
3. Chính phủ Việt Nam (2014), Quyết định số 539/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ giai đoạn 2014 –
2022.
4. Richard B. Primack, Cơ sở Sinh học bảo tồn, ND: Võ Quý, Phạm Bình Quyền,
Hoàng Văn Thắng (1999), NXB Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội.
5. Web: />6. Web: />7. Web: />ton-da-dang-sinh-hoc2
8. Web: />8

×