Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, hóa học và khả năng sử dụng một số loài trong chi trắc (dalbergia l. f.) ở một số tỉnh của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.06 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
PHẠM THANH LOAN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, HÓA HỌC VÀ
KHẢ NĂNG SỬ DỤNG MỘT SỐ LOÀI TRONG CHI TRẮC
(Dalbergia L. f.) Ở MỘT SỐ TỈNH CỦA VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Mã số: 62 42 01 11
Hà Nội, 2014
Luận án được hoàn thành tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Huy Thái
2. PGS.TS. Phan Văn Kiệm
Người phản biện 1: PGS.TS. Trần Minh Hợi
Người phản biện 2: GS.TSKH. Trần Văn Sung
Người phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Trung Thành
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Viện,
họp tại tầng 6, nhà A11, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2014
Có thể tìm luận án tại thư viện Quốc gia Việt Nam,
thư viện Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Chi Trắc (Dalbergia L. f.) thuộc họ Đậu (Fabaceae), trên thế
giới có khoảng 100 loài, ở Việt Nam hiện đã thống kê được khoảng
27 loài. Chúng gồm phần lớn là cây gỗ lớn, gỗ trung bình, dây leo
gỗ, cây bụi trườn. Một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) là cây cho gỗ


có chất lượng cao như loài Trắc (D. cochinchinensis) và Cẩm lai
(D. oliveri), hiện đã phải đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007), phân hạng
ở mức nguy cấp (EN). Do bị khai thác quá mức, nên loài Sưa
(D. tonkinensis) đã phải đưa vào Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) và
Danh mục của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Đến nay, những nghiên cứu về thành phần hóa học đã phân lập và
xác định được nhiều hợp chất hóa học từ một số loài thuộc chi Trắc
(Dalbergia) như: D. cochinchinensis, D. frutescens, D. odorifera,
D. parvifolia, D. oliveri, D. sisso, D. volubilis, Thành phần hóa học
của các loài thuộc chi Trắc (Dalbergia) thường gồm các lớp chất:
flavonoid và isoflavonoid, trong số đó nhiều hợp chất có hoạt tính
sinh học cao như: butein có hoạt tính chống oxi hóa mạnh (IC
50
: 3,3
µM); secundiflorol H có khả năng gây độc mạnh đối với các dòng tế
bào ung thư: NCI-H187, KB, MCF-7 (IC
50
tương ứng là: 3,47, 4,18
và 5,37 µg/ml); formononetin kháng loài trùng roi, gây bệnh tiêu
chảy Giardia intestinalis (IC
50
: 30 µg/ml).
Hiện nay, người Trung Quốc đã và đang tìm mua với khối lượng
lớn các loại gỗ Sưa (D. tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai
(D. oliveri), Trắc gai (D. vietnamensis) và Trắc dây (D. rimosa); song
mục đích sử dụng lại vẫn còn đang là vấn đề cần được làm rõ. Bởi
vậy, các loài kể trên đã và đang bị người dân khai thác tận lực để bán
sang Trung Quốc. Hiện chúng đã bị cạn kiệt ngoài tự nhiên. Nghiên
2

cứu cơ sở khoa học để làm sáng tỏ giá trị của các loài nói trên và
biện pháp bảo tồn, phát triển bền vững là vấn đề cấp thiết. Ở Việt
Nam những nghiên cứu đã có mới chủ yếu về phân loại và phân bố các
loài trong chi Trắc (Dalbergia) (Gagnepain, 1916; Niyomdham và
cộng sự, 1997; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Nguyễn Đăng Khôi (Nguyễn
Tiến Bân-chủ biên), 2003; Võ Văn Chi, 2003). Các nghiên cứu về hóa
học cũng mới chỉ bước đầu được tiến hành ở loài Sưa (D. tonkinensis)
(Trần Anh Tuấn và cộng sự, 2009). Vì vậy, “Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, hóa học và khả năng sử dụng một số loài trong chi Trắc
(Dalbergia L. f.) ở một số tỉnh của Việt Nam” là vấn đề cấp thiết,
mang tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
- Xác định được đặc điểm sinh học của 10 loài và 3 thứ trong
chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam: Cọ khẹt
(D. assamica), Cọ khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera), Trắc một
hạt (D. candenatensis), Trắc (D. cochinchinensis), Trắc hoàng đàn
(D. hancei), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây
(D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina), Trắc
nhung trung bộ (D. velutina var. annamensis), Trắc nhung hổ phách
đỏ (D. velutina var. succirubra), Trắc gai (D. vietnamensis) và nhân
giống được 3 loài Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc
(D. cochinchinensis).
- Phân lập và xác định được một số hợp chất hóa học từ 3 loài
trong chi Trắc (Dalbergia): Trắc gai (D. vietnamensis), Cẩm lai
(D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis).
- Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết methanol từ gỗ ở 6
loài trong chi Trắc (Dalbergia), hiện phân bố ở một số tỉnh của
Việt Nam: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây
(D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc
gai (D. vietnamensis).

3
- Bước đầu xác định triển vọng sử dụng và đề xuất được giải
pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài trong chi Trắc
(Dalbergia) ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả nghiên cứu mới, những dẫn liệu mới có giá trị khoa
học về sinh học, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của 10 loài, 3
thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu góp phần phục vụ thực tiễn đời sống,
sản xuất cho các ngành và địa phương về những vấn đề liên quan đến
các loài của chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam.
4. Những điểm mới của luận án
- Bổ sung và hoàn chỉnh các dẫn liệu sinh học của 10 loài và 3
thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở một số tỉnh của Việt Nam như: Đặc
điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố trong nước, tình trạng, kỹ
thuật nhân giống, giá trị sử dụng và biện pháp bảo tồn, nhiều ảnh và
hình vẽ từ mẫu nghiên cứu của tác giả.
- Lần đầu tiên cung cấp dẫn liệu về khả năng sinh trưởng của
loài Cẩm lai (D. oliveri) trong giai đoạn non tại khu vực trung du
miền núi phía Bắc (tỉnh Phú Thọ).
- Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về thành phần hóa học từ gỗ
phần thân của 3 loài: Trắc gai (D. vietnamensis), Cẩm lai (D. oliveri) và
Trắc (D. cochinchinensis) ở Việt Nam. Phát hiện được 2 hợp chất mới
DV1, DV2 từ loài Trắc gai (D. vietnamensis); 2 hợp chất DO2, DO5 lần
đầu tiên được phân lập và xác định từ loài Cẩm lai (D. oliveri); 4 hợp chất
DC1, DC2, DC3, DC4 lần đầu tiên được phân lập và xác định từ loài
Trắc (D. cochinchinensis).
- Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về hoạt tính sinh học của
6 loài: Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây
(D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc

gai (D. vietnamensis) ở Việt Nam.
4
5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 130 trang: Mở đầu - 4 trang (1-4); Chương 1.
Tổng quan tài liệu - 26 trang (5-30); Chương 2. Đối tượng, nội dung
và phương pháp nghiên cứu - 12 trang (31-42); Chương 3. Kết quả
nghiên cứu và thảo luận - 85 trang (43-127); Kết luận và kiến nghị -
3 trang (128-130); Danh mục các công trình công bố của tác giả liên
quan đến luận án (7); Tài liệu tham khảo (88) và các phụ lục. Còn có
31 bảng, 47 hình (13 hình vẽ các taxon) và 16 trang ảnh màu.
Chương 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và phân
loại các taxon trong chi Trắc (Dalbergia L. f.)
1.1.1. Nghiên cứu về phân loại chi Trắc (Dalbergia L. f.)
1.1.1.1. Nghiên cứu về phân loại chi Trắc (Dalbergia) trên thế giới
Năm 1781, Linnaeus đã đặt tên chi Trắc là Dalbergia L. f., với
2 loài D. lanceolaris L. f. và D. monelaria L. f.
Carvalho (1997), đã mô tả 39 loài thuộc chi Trắc (Dalbergia) ở
Brazil trong đó có 3 loài mới.
Bosser và Rabevohitra (2005) đã phát hiện ra 5 loài mới thuộc chi
Trắc (Dalbergia) từ Madagascar.
1.1.1.2. Nghiên cứu về phân loại các loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở
Việt Nam
Gagnepain (1916) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương”
đã nghiên cứu họ Đậu (Leguminosae), phân họ Papilionoideae, trong
đó có chi Trắc (Dalbergia). Tác giả đã mô tả và lập khóa định loại
cho 35 loài.
Niyomdham và cộng sự (1997) trong “Thực vật chí Campuchia,
Lào và Việt Nam” đã xây dựng khóa định loại và mô tả toàn bộ 29 loài,

8 thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia); Việt Nam có 24 loài, 7 thứ.
5
Nguyễn Đăng Khôi (2003), trong “Danh lục các loài thực vật Việt
Nam” (Nguyễn Tiến Bân-chủ biên) đã thống kê chi Trắc (Dalbergia) ở
Việt Nam có 27 loài và 7 thứ. Đây là tài liệu tương đối đầy đủ và danh
pháp được tu chỉnh về các loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam.
Phạm Hoàng Hộ (1991, 1999) đã nghiên cứu chi Trắc (Dalbergia)
ở Việt Nam, xác định có 44 loài và 3 thứ.
Trần Đình Lý (chủ biên) trong “Cây có ích ở Việt Nam” (1993)
đã thống kê 4 loài trong chi Trắc (Dalbergia) được sử dụng làm hàng
mỹ nghệ cao cấp.
Võ Văn Chi (2003) đã mô tả chi Trắc (Dalbergia) và loài; đặc
điểm sinh thái, công dụng, hình vẽ của 15 loài và 6 thứ ở Việt Nam.
Sách Đỏ Việt Nam (2007) có 2 loài của chi Trắc (Dalbergia) là
Trắc (D. cochinchinensis) và Cẩm lai (D. oliveri) ở mức nguy cấp (EN).
Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) có 3 loài Trắc (D. cochinchinensis),
Cẩm lai (D. oliveri) và Sưa (D. tonkinensis) ở mức sẽ nguy cấp (VU).
1.1.2. Đặc điểm sinh học của chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam
1.1.2.1. Đặc điểm sinh học của chi Trắc (Dalbergia)
Theo Niyomdham và cộng sự (1997), chi Trắc (Dalbergia)
bao gồm các loài: Cây gỗ, cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá kép lông
chim 1 lần lẻ, mọc cách. Hoa màu trắng, đỏ hay tím; bộ nhị 9 hay 10;
Bầu có đế, noãn ít, ngắn, cong; đầu nhụy nhỏ. Quả không mở, dài
hay hình elip. Hạt từ 1-2 (-3), hình thận, dẹt, không có phôi nhũ.
1.1.2.2. Khóa định loại các loài trong chi Trắc (Dalbergia)
Khóa định loại của Niyomdham và cộng sự (1997) xây dựng
theo kiểu lưỡng phân, các đặc điểm đối lập, dễ sử dụng.
1.1.2.3. Giá trị sử dụng của các loài trong chi Trắc (Dalbergia)
Trong số 27 loài và 7 thứ, có 21 loài và thứ hiện đã biết một
vài giá trị sử dụng (chiếm 61,8 %). Trong đó, cho gỗ xây dựng, đóng

đồ đạc có 12 loài (57,1 %); làm thuốc 10 loài (47,6 %); giá trị khác 9
loài (42,9 %): làm cảnh, cây chủ thả Cánh kiến đỏ,…
6
1.1.3. Nghiên cứu về nhân giống và gây trồng một số loài trong chi
Trắc (Dalbergia)
Hiện còn rất ít, mới có Vũ Xuân Phương và cộng sự (2011) đã
nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài Sưa (D. tonkinensis)
tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc). Kết quả đã nhân giống
thành công loài Sưa từ hạt, xác định được các điều kiện kỹ thuật để gieo
trồng, chăm sóc, kỹ thuật trồng rừng,…
1.2. Những công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của chi
Trắc (Dalbergia)
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố về thành phần hóa
học (185 hợp chất) của chi Trắc (Dalbergia) cho thấy sự đa dạng của
các nhóm chất trong tự nhiên với: 49 isoflavone, 30 isoflavanone,
10 flavanone, 14 flavonone, 12 isoflavane, 2 flavane, 19 propanoid,
7 chalcone, 6 dẫn xuất coumarin, 6 lignan và 30 hợp chất khác.
1.3. Những công trình nghiên cứu về hoạt tính sinh học của chi
Trắc (Dalbergia)
1.3.1. Hoạt tính chống oxi hóa
Cheng và cộng sự (1998), hợp chất butein phân lập từ loài
D. odorifera có tác dụng chống oxi hóa mạnh thông qua việc ức chế
sắt gây ra gốc lipid peroxy (LOO

) trong não chuột với giá trị IC
50
:
3,3±0,4 µM.
Wang và cộng sự (2000) đã phát hiện ra các hợp chất 3′-
methoxydaidzein, 2',3′,7-trihydroxy-4′-methoxyisoflavanone, vestitol,

medicarpin và benzophenone 2,4-dihydroxy-5-methoxybenzophenone
phân lập từ loài D. odorifera có hoạt tính chống oxi hóa mạnh.
1.3.2. Hoạt tính gây độc tế bào
Theo Songsiang (2009), 2 hợp chất mucronulatol và dalparvinene
phân lập từ gỗ loài D. parviflora có khả năng phát triển thành thuốc
để phòng ngừa ung thư trên các dòng tế bào KB (ung thư biểu mô),
NCI-H187 (ung thư phổi).
7
1.3.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Khan và cộng sự (2000), đã chỉ ra rằng hợp chất formononetin
phân lập từ loài D. frutescens kháng trùng roi Giardia intestinalis mạnh,
với giá trị IC
50
: 30 µg/ml.
Nghiên cứu của Beldjoudi và cộng sự (2003) cho thấy, bốn hợp chất
được phân lập từ gỗ loài D. louvelii: 7,4′-dihydroxy-3′-methoxyisoflavone,
(R)-4-methoxydalbergione, obtusafuran và isoliquiritigenin có tác dụng ức
chế mạnh sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
Chương 2.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc
(Dalbergia L. f.), họ Đậu (Fabaceae) tại một số tỉnh ở Việt Nam.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm sinh học một số loài trong chi Trắc (Dalbergia)
- Điều tra, nghiên cứu, thu thập tiêu bản, mẫu vật của 10 loài và 3
thứ thuộc chi Trắc (Dalbergia) phân bố ở một số tỉnh của Việt Nam:
Cọ khẹt (D. assamica), Cọ khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera),
Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc (D. cochinchinensis), Trắc hoàng
đàn (D. hancei), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây

(D. rimosa), Sưa (D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina), Trắc nhung
trung bộ (D. velutina var. annamensis), Trắc nhung hổ phách đỏ
(D. velutina var. succirubra), Trắc gai (D. vietnamensis).
- Mỗi loài được giới thiệu về danh pháp (tên khoa học,
synonym), tên Việt Nam; trích dẫn tài liệu đầu tiên và một số tài liệu
quan trọng; mô tả hình thái; mẫu nghiên cứu; sinh học, sinh thái;
phân bố; giá trị; tình trạng. Kèm theo 13 hình vẽ, 16 ảnh và 10 bản
đồ phân bố.
8
2.2.2. Nhân giống một số loài trong chi Trắc (Dalbergia)
Nhân giống 3 loài: Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri)
và Trắc (D. cochinchinensis) từ hạt và hom cành.
2.2.3. Phân lập, xác định cấu trúc hóa học một số hợp chất từ gỗ của
3 loài và thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết methanol của 6 loài
trong chi Trắc (Dalbergia)
- Phân lập, xác định cấu trúc hoá học một số hợp chất từ gỗ
phần thân (gồm giác và lõi) của 3 loài Trắc gai (D. vietnamensis),
Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis).
- Thử hoạt tính sinh học: Gây độc tế bào, chống oxi hoá và kháng
vi sinh vật kiểm định từ dịch chiết MeOH của 6 loài: Trắc
(D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc dây (D. rimosa), Sưa
(D. tonkinensis), Trắc nhung (D. velutina) và Trắc gai (D. vietnamensis).
2.2.4. Triển vọng sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền
vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam
- Triển vọng sử dụng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia).
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài
trong chi Trắc (Dalbergia).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra, thu thập mẫu vật, giám định tên và nghiên cứu một
số đặc điểm sinh học của các loài trong chi Trắc

(Dalbergia)
- Điều tra, thu thập mẫu vật được tiến hành từ tháng 3/2011 đến
tháng 4/2014. Các mẫu nghiên cứu được thu thập từ 7 tỉnh, thành tại
Việt Nam: Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh, Ninh Bình, Kon Tum,
Đắk Lắk, Lâm Đồng.
- Mẫu vật nghiên cứu phân loại là cành, lá, hoa, quả của loài
thực vật, được thu thập và xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật, có đủ
tiêu chuẩn xác định tên khoa học. Đồng thời cũng thu thập mẫu vật là
hạt, hom cành để thử nghiệm nhân giống; mẫu vật gỗ để tách chiết,
9
phân lập các hợp chất và thử hoạt tính sinh học của dịch chiết từ một
số loài. Mỗi loài thu thập 3÷5 mẫu.
- Mẫu được lưu trữ tại Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật (HN).
- Xác định tên khoa học của các loài dựa trên một số tài liệu
chủ yếu của Gagnepain (1916), Niyomdham và cộng sự (1997),
Phạm Hoàng Hộ (1999), Nguyễn Đăng Khôi (Nguyễn Tiến Bân-chủ
biên, 2003), và sự giúp đỡ của các chuyên gia. Đồng thời một số
loài được so sánh với mẫu đã định tên khoa học của các phòng tiêu
bản hoặc so với mẫu chuẩn qua ảnh trên internet.
2.3.2. Nhân giống 3 loài Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri),
Trắc (D. cochinchinensis)
2.3.2.1. Bố trí thí nghiệm
a. Loài Sưa (D. tonkinensis)
* Nhân giống bằng hạt:
Mỗi công thức thí nghiệm gieo ươm 100 hạt/giá thể. Thời gian xử
lý hạt trong nước ấm (40-45ºC) ở từng công thức thí nghiệm lần lượt là:
0 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ; trên các giá thể đất phù sa, bầu đất, khay đất.
* Nhân giống bằng hom:
Bố trí thí nghiệm giâm hom: Mỗi công thức 30 hom, lặp lại 3
lần. Hom được xử lý qua thuốc kích thích IAA, IBA ở nồng độ lần

lượt là 100 ppm, 200 ppm, 300 ppm trong thời gian 1 phút. Công
thức đối chứng không xử lý chất kích thích ra rễ.
b. Loài Cẩm lai (D. oliveri)
* Nhân giống bằng hạt:
Mỗi công thức thí nghiệm gieo ươm trên nền đất đồi 30 hạt và lặp
lại 3 lần. Thời gian xử lý hạt trong nước ấm (40-45ºC) ở từng công thức
thí nghiệm lần lượt là: 0 giờ, 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ.
c. Loài Trắc (D. cochinchinensis)
* Nhân giống bằng hom:
10
Mỗi công thức 30 hom, lặp lại 3 lần. Xử lý hom bằng thuốc
kích thích ra rễ IBA nồng độ 100 ppm, 200 ppm, 300 ppm trong thời
gian 1 phút. Công thức đối chứng không xử lý chất kích thích ra rễ.
2.3.2.2. Chỉ tiêu theo dõi
- Kích thước, trọng lượng của quả, hạt: Đo 30 quả và 30 hạt.
- Tỷ lệ hạt nảy mầm (%), tỷ lệ hom sống (%).
- Sinh trưởng cây con: Đo các chỉ tiêu sinh trưởng của 90 cây
tại vườn ươm: Chiều cao vút ngọn của cây (H
vn
); đường kính gốc cây
(D
0
); số lá của cây.
2.3.3. Nghiên cứu về hóa học
Phân lập và xác định cấu trúc hóa học các hợp chất từ gỗ (gồm
cả giác và lõi) phần thân của 3 loài Trắc gai (D. vietnamensis),
Cẩm lai (D. oliveri) và Trắc (D. cochinchinensis) được tiến hành tại
Phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh biển; Viện Hóa học;
Viện Hoá học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học &
Công nghệ Việt Nam.

Phổ khối lượng (ESI-MS); phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR):
1
H-NMR (500 MHz) và
13
C-NMR (125 MHz), DEPT, HSQC, HMBC
được đo trên máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, Viện Hóa học.
2.3.4. Nghiên cứu hoạt tính sinh học
Thử nghiệm hoạt tính sinh học các dịch chiết MeOH từ 6 loài:
D. cochinchinensis, D. oliveri, D. rimosa, D. tonkinensis, D. velutina,
D. vietnamensis và 9 hợp chất phân lập được từ loài D. oliveri: DO1:
(-)-liquiritigenin, DO2:

(3R)-5'-methoxyvestitol, DO3: (6aS,11aS)-
medicarpin, DO4:

(6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin, DO5: maackiain,
DO6:

formononetin,

DO7: pratensein, DO8: (3R)-violanone,

DO9:
isoliquiritigenin, được tiến hành tại Phòng Thử nghiệm sinh học,
Viện Công nghệ sinh học.
- Thử độ độc tế bào in vitro theo phương pháp của Monks (1991).
11
- Đánh giá hoạt tính chống oxi hóa thông qua phản ứng bao
vây gốc tự do trên hệ DPPH.
- Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định được tiến hành theo

phương pháp của Vander Bergher & Vlietlinck (1991).
2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài
trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam
Căn cứ vào hiện trạng về độ gặp các cá thể của các loài trong
tự nhiên qua các đợt điều tra, nghiên cứu thực tế tại các địa phương,
khu phân bố và nơi sống, và các văn bản, tài liệu như: Sách Đỏ
Việt Nam (1996, 2007), Danh lục Đỏ Việt Nam (2007), Nghị định
32/2006/NĐ-CP của Chính phủ để đề xuất giải pháp bảo tồn, phát
triển bền vững một số loài trong chi Trắc (Dalbegia) ở Việt Nam.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được xử lý trên Excel, SPSS 16.0 và phần mềm Table
curve 2D phiên bản 4.0.
Chương 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh học của 10 loài và 3 thứ thuộc chi Trắc
(Dalbergia)
Trong số 10 loài và 3 thứ nghiên cứu, có 3 loài là cây gỗ lớn, 1
loài và 1 thứ là cây gỗ trung bình, 4 loài và 2 thứ là cây bụi trườn, 2
loài dây leo thân gỗ. Có 9 loài và 1 thứ đã biết giá trị sử dụng như
cho gỗ 5 loài và 1 thứ, làm thuốc 5 loài, làm cảnh 1 loài, giá trị khác
2 loài và 1 thứ. Hiện có 3 loài và 2 thứ cần phải bảo tồn: Có tên trong
Sách Đỏ Việt Nam (2007) 2 loài, Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) 1
loài và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ 1 loài. Có 2 thứ
đặc hữu Việt Nam.
3.1.1. Dalbergia assamica Benth. 1852 – Cọ khẹt
12
Cây gỗ lớn, cao 15-30 m, phân cành nhiều. Lá kép lông chim,
có 11-21 lá chét. Hoa dài 7 mm. Quả hình thuôn, cỡ 5,5-8 x 2-2,5
cm. Gỗ dùng đóng đồ đạc, rễ làm thuốc, cây chủ thả cánh kiến đỏ.
Có 1 thứ đặc hữu: D. assamica var. laccifera (Eberh. & Dubard)

Niyomdham, 1996 – Cọ khẹt quả hẹp.
3.1.2. Dalbergia candenatensis (Dennst.) Prain, 1901 – Trắc một hạt
Cây bụi trườn hay dây leo thân gỗ, dài 3-5 m. Lá kép lông
chim, có 5-7 lá chét. Hoa dài 7 mm. Quả cong hình liềm, cỡ 2,5 x 1
cm. Dây thân dùng làm thuốc.
3.1.3. Dalbergia cochinchinensis Pierre, 1898 – Trắc
Cây gỗ lớn, cao 15-30 m. Lá kép lông chim, có 7-9 lá chét. Hoa
dài 5,5-6 mm. Quả đậu rất mỏng, hình đường, cỡ 4,5-7,5 x 0,8-1,2 cm.
Gỗ được dùng đóng đồ cao cấp. Loài được ghi trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), tiêu chuẩn IUCN (2010) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP
của Chính phủ.
3.1.4. Dalbergia hancei Benth. 1860 – Trắc hoàng đàn
Dây leo thân gỗ, dài khoảng 3-7 m. Lá kép lông chim, mang 7-
9 lá chét. Hoa dài 5,5 mm. Quả hình thuôn hay thuôn-hình đường, cỡ
3-7 x 1-2 cm. Gỗ thân, rễ cây dùng làm thuốc.
3.1.5. Dalbergia oliveri Gamble ex Prain, 1897 - Cẩm lai
Cây gỗ lớn, cao 15-30 m. Lá kép lông chim, mang 11-15 lá
chét. Hoa lưỡng tính không đều, dài 12 mm. Quả đậu dẹt, hình mũi
mác, cỡ 9-14 x 2,5-4 cm. Gỗ dùng đóng đồ cao cấp. Loài được ghi
trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), tiêu chuẩn IUCN (2010) và Nghị
định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
3.1.6. Dalbergia pinnata (Lour.) Prain, 1904 – Trắc lá me
Cây bụi trườn hay cây gỗ nhỏ, cao 5-15 m. Lá kép lông chim,
mang 21-35 lá chét. Hoa dài 6-6,5 mm. Quả hình thuôn dài, cỡ 5-6 x
1,2-1,3 cm. Rễ và dây thân dùng làm thuốc.
13
3.1.7. Dalbergia rimosa Roxb. 1837 – Trắc dây
Cây bụi trườn hay cây gỗ, cao 10-15 m. Lá kép lông chim có
5-7 lá chét. Hoa dài 3,5 mm. Quả dẹp, hình thuôn dài, cỡ 7-9 x 2-3,5
cm. Rễ và lá dùng làm thuốc.

3.1.8. Dalbergia tonkinensis Prain, 1901 – Sưa
Cây gỗ nhỏ hay trung bình, cao (5-) 10-15 (20) m. Hoa dài 4-
4,5 mm, có mùi thơm. Quả đậu, dẹt, dai, cứng; hình thận, bầu dục
hay trứng, cỡ 6-7 x 2-2,5 cm (khi 1 hạt), cỡ 11 x 2-2,7 cm (khi có 2
hạt). Gỗ dùng đóng đồ mộc cao cấp. Loài được ghi trong Danh lục đỏ
Việt Nam (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
3.1.9. Dalbergia velutina Benth. 1852 – Trắc nhung
Cây bụi trườn hay dây leo gỗ, dài tới 15 m. Lá kép lông chim,
có 11-15 (19) lá chét. Hoa dài 7 mm. Quả hình thuôn hẹp, cỡ 5-6,5 x
1,8-2 cm. Loài có 2 thứ, trong đó thứ D. velutina var. annamensis
Niyomdham, 1996 – Trắc nhung trung bộ, là đặc hữu Việt Nam và
thứ D. velutina var. succirubra (Gagnep. & Craib) Niyomdham,
1997 – Trắc nhung hổ phách đỏ.
3.1.10. Dalbergia vietnamensis Phamh. 1991 – Trắc gai
Dây leo gỗ hay gỗ nhỏ, cao 10-15 m, có gai ở thân. Lá kép lông
chim, có 5-7 lá chét. Hoa rất nhỏ, dài không tới 5 mm. Quả hình thuôn –
bầu dục, cỡ 3,5-4,5 x 1,5-1,7 cm (khi 1 hạt), cỡ 5,5-6 x 1,7 cm (khi 2
hạt). Gỗ dùng làm hàng mỹ nghệ.
3.2. Nhân giống một số loài trong chi Trắc (Dalbergia)
3.2.1. Nhân giống loài Sưa (D. tonkinensis)
3.2.1.1. Nhân giống D. tonkinensis bằng hạt
Luận án đã giới thiệu kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài
D. tonkinensis bằng hạt từ: Hạt giống, vườn ươm, kỹ thuật xử lý hạt
giống, chăm sóc cây giống, trồng và chăm sóc rừng trồng.
Đối với kỹ thuật xử lý hạt giống: Khi ngâm hạt trong nước ấm
(40-45
0
C) 4 giờ cho tỷ lệ nẩy mầm là cao nhất trên các giá thể: Nền đất
14
phù sa, bầu đất, khay đất (87,0%, 79,0% và 57,0%). Gieo hạt trên nền

đất phù sa và bầu đất cho tỷ lệ nảy mầm cao hơn gieo trên khay đất.
3.2.1.2. Nhân giống D. tonkinensis bằng hom
Khi xử lý hom cành bánh tẻ bằng chất kích thích ra rễ IAA
(300 ppm) và IBA (300 ppm) cho tỷ lệ sống trung bình cao (tương
ứng 63,3% và 60,0%) so với đối chứng (46,6%). Sau khi giâm
khoảng 2 tháng, hom bắt đầu ra rễ.
3.2.2. Nhân giống loài Cẩm lai (D. oliveri)
3.2.2.1. Nhân giống D. oliveri bằng hạt
Luận án đã giới thiệu kỹ thuật nhân giống và gây trồng loài
D. oliveri bằng hạt bao gồm: Hạt giống, vườn ươm, kỹ thuật xử lý hạt
giống, chăm sóc cây giống, trồng và chăm sóc rừng trồng.
Đối với kỹ thuật xử lý hạt giống: Khi xử lý hạt bằng nước ấm
trong 8 giờ, cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 86,6%.
3.2.2.2. Sinh trưởng của loài Cẩm lai (D. oliveri) trên mô hình trồng
thực nghiệm tại tỉnh Phú Thọ
Sau khi nuôi dưỡng tại vườn ươm, cây đạt 15 tháng tuổi được
đem trồng thử nghiệm tại Vườn Thực vật của Trường Đại học Hùng
Vương, tỉnh Phú Thọ để đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Cẩm
lai (D. oliveri) trong giai đoạn mùa đông tại khu vực Trung du miền
núi phía Bắc (từ tháng 12/2013 đến tháng 3/2014). Kết quả cho thấy:
Số lượng lá cây giảm dần qua các tháng, từ trung bình 18,9 lá vào
tháng 12/2013, đến khi chỉ còn trung bình 2,9 lá vào tháng 3/2014.
Tăng trưởng về đường kính gốc chậm (0,05 cm/tháng). Tăng trưởng về
chiều cao vút ngọn chậm (0,7 cm/tháng).
3.2.3. Nhân giống loài D. cochinchinensis
Sau 4 tháng giâm, hom trong công thức đối chứng không ra rễ
và bị chết. Hom cành ngọn được xử lý IBA 300 ppm cho tỷ lệ ra rễ
đạt 23,3%.
15
3.3. Các hợp chất phân lập từ gỗ của loài Trắc gai (D. vietnamensis)

Thực hiện kết hợp các phương pháp sắc kí cột pha thường, pha đảo,
sephadex, 4 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ gỗ loài
D. vietnamensis, trong đó có 2 hợp chất mới DV1: dalspinosin [7-O-β-D-
apiofuranosyl-(1→6)-O-β-D-glucopyranoside], DV2: caviunin [7-O-(5-O-
trans-p-coumaroyl)-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside] và 2
hợp chất đã biết: DV3: caviunin [7-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-
glucopyranoside], DV4: caviunin.
Hình 3.32. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được
từ gỗ loài Trắc gai (D. vietnamensis)
3.4. Các hợp chất phân lập từ gỗ của loài Cẩm lai (D. oliveri)
Thực hiện kết hợp các phương pháp sắc kí cột pha thường, pha
đảo, sephadex, 9 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ gỗ loài
D. oliveri: DO1: (-)-liquiritigenin, DO2:

(3R)-5'-methoxyvestitol, DO3:
(6aS,11aS)-medicarpin, DO4:

(6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin, DO5:
maackiain, DO6:

formononetin,

DO7: pratensein, DO8: (3R)-
violanone,

DO9: isoliquiritigenin. Trong đó: Hợp chất DO2 và DO5 lần
đầu tiên phân lập được từ loài D. oliveri.
16
Hình 3.42. Cấu trúc hóa học các hợp chất phân lập
từ gỗ loài Cẩm lai (D. oliveri)

3.5. Các hợp chất phân lập từ gỗ của loài Trắc (D. cochinchinensis)
Thực hiện kết hợp các phương pháp sắc kí cột pha thường, pha
đảo, sephadex, 4 hợp chất đã được phân lập và xác định cấu trúc từ
gỗ loài D. cochinchinensis: DC1: 5-O-methyllatifolin, DC2:
2,4,5-trimethoxy dalbergiquinol, DC3: (S)-4-methoxydalbergione,
DC4: obtusafuran. Đây cũng là 4 hợp chất lần đầu tiên được phân lập và
xác định cấu trúc từ loài Trắc (D. cochinchinensis).
Hình 3.47. Cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được
từ gỗ loài Trắc (D. cochinchinensis)
3.6. Hoạt tính sinh học của một số loài trong chi Trắc
(Dalbergia) ở Việt Nam
3.6.1. Hoạt tính gây độc tế bào
Các dịch chiết MeOH từ loài 6: D. cochinchinensis, D. oliveri,
D. rimosa, D. tonkinensis, D. velutina và D. vietnamensis đã được đánh
giá sơ bộ hoạt tính gây độc trên dòng tế bào Hep-G2. Kết quả cho thấy:
17
Dịch chiết MeOH của loài D. oliveri thể hiện hoạt tính mạnh với giá trị
IC
50
là 45,71 µg/ml, các loài còn lại không thể hiện hoạt tính. Vì vậy,
các hợp chất DO1 ÷ DO9 từ loài D. oliveri được tiếp tục đánh giá, sàng
lọc ở nồng độ ban đầu là 100 µg/ml đối với 4 dòng tế bào ung thư:
Hep-G2 (ung thư gan người), KB (ung thư biểu mô người), LU-1 (ung
thư phổi người) và MCF-7 (ung thư vú người).
Hợp chất DO3: (6aS,11aS)-medicarpin và DO4: (6aS,11aS)-8-
hydroxymedicarpin thể hiện hoạt tính gây độc mạnh trên cả 4 dòng tế
bào thử nghiệm KB, LU-1, Hep-G2 và MCF-7 với giá trị IC
50
trong
khoảng từ 3,76 ÷ 7,09 µg/ml; ellipticine có giá trị IC

50
từ 0,88 ÷ 0,97
µg/ml. Kết quả này đã chỉ ra hợp chất DO3 và DO4 có khả năng ức chế
sự phát triển của tế bào ung thư (bảng 3.29).
Bảng 3.29. Giá trị IC
50
của

các hợp chất phân lập từ gỗ loài D. oliveri
Mẫu thử
IC
50
(µg/ml)
Hep-G2 LU-1 KB MCF-7
DO1 75,51 98,76 81,03 98,82
DO2 56,23 67,77 56,45 44,11
DO3 4,42 4,49 3,76 4,08
DO4 6,16 7,09 6,03 7,06
DO5 86,43 97,22 98,44 98,81
DO6 53,92 83,73 56,53 81,03
DO7 37,88 70,99 58,01 61,99
DO9 38,77 56,65 46,23 39,45
Ellipticine 0,97 0,96 0,93 0,88

3.6.2. Hoạt tính chống oxi hóa
Dịch chiết MeOH từ quả loài D. tonkinensis có tác dụng quét
gốc tự do DPPH khá tốt với giá trị SC
50
là 117,5 µg/ml so với acid
ascorbic (SC

50
là 20,5 µg/ml); dịch chiết từ các bộ phận còn lại
không thể hiện hoạt tính chống oxi hóa trên hệ DPPH.
18
Bảng 3.30. Giá trị ED
50
của DO4 và dịch chiết MeOH từ gỗ loài
D. cochinchinensis trên tế bào gan
Nồng độ
(µg/ml)
% sống sót
DO4
Dịch chiết MeOH loài
D. cochinchinensis
Curcumin
100 54,72 62,35 88,20
20 49,48 53,53 71,66
4 32,32 45,19 22,54
0,8 21,35 33,27 0,78
ED
50
31,46 9,39 8,99
Dịch chiết MeOH loài D. cochinchinensis đã thể hiện hoạt tính
bảo vệ tế bào gan mạnh với giá trị ED
50
là 9,39 µg/ml, tương đương với
curcumin (ED
50
là 8,99 µg/ml). Hợp chất DO4 thể hiện khả năng bảo vệ
tế bào gan ở mức trung bình với ED

50
là 31,46 µg/ml (bảng 3.30).
3.6.3. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định
Bảng 3.31. Kết quả kháng vi sinh vật và nấm kiểm định của
dịch chiết MeOH từ một số loài trong chi Trắc (Dalbergia)
Mẫu
thử
Nồng độ ức chế tối thiểu MIC (µg/ml)
Gram (+) Gram (-) Nấm mốc Nấm men
B.
subtillis
S.
aureus
E. P.
aeruginosa
A.
niger
F.
oxysporum
S.
cerevisiae
C.
albicans
D.c (-) 50 (-) (-) 200 (-)
(-) (-)
D.o (-) (-) 50 (-) (-) 200
200 (-)
D.r (-) 200 (-) (-) (-) (-)
(-) (-)
D.t (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-) (-)

D.ve (-) (-) 100 (-) (-) (-)
200 (-)
D.vi (-) 100 (-) (-) (-) (-)
200 (-)
Ghi chú: D.c: Loài Trắc (D. cochinchinensis); D.o: Loài Cẩm lai
(D. oliveri); D.r: Loài Trắc dây (D. rimosa); D.t: Loài Sưa (D. tonkinensis);
D.ve: Loài Trắc nhung (D. velutina); D.vi: Loài Trắc gai (D. vietnamensis)
19
- Dịch chiết MeOH từ loài Cẩm lai (D. oliveri) ức chế 3 chủng:
Escherichia coli (gây bệnh tiêu chảy) (MIC: 50 µg/ml), Fusarium
oxysporum (gây bệnh thối rễ ở thực vật) (MIC: 200 µg/ml),
Saccharomyces cerevisiae (tạo men probiotic) (MIC: 200 µg/ml);
loài Trắc (D. cochinchinensis) ức chế 2 chủng: Staphylococcus
aureus (tác nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng) (MIC: 50 µg/ml),
Aspergillus niger (gây bệnh nấm mốc đen) (MIC: 200 µg/ml); loài
Trắc nhung (D. velutina) ức chế 2 chủng: E. coli (MIC: 100 µg/ml)
và S. cerevisiae (MIC: 200 µg/ml); loài Trắc gai (D. vietnamensis) ức
chế 2 chủng: S. aureus (MIC: 100 µg/ml) và S. cerevisiae (MIC: 200
µg/ml); loài Trắc dây (D. rimosa) ức chế được chủng S. aureus
(MIC: 200 µg/ml); loài Sưa (D. tonkinensis) không thể hiện khả năng
kháng vi sinh vật ở nồng độ thử nghiệm (bảng 3.31).
- Các hợp chất DO1 ÷

DO9 cũng được đánh giá hoạt tính
kháng vi sinh vật kiểm định. Kết quả cho thấy cả 9 hợp chất DO1 ÷
DO9 đều không thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ở
nồng độ 100 µg/ml (MIC>100 µg/ml).
3.7. Triển vọng sử dụng và các giải pháp bảo tồn, phát triển bền
vững một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam
3.7.1. Triển vọng sử dụng một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) ở

Việt Nam
Chi Trắc (Dalbergia) trong Hệ Thực vật Việt Nam rất đa dạng
và phong phú. Đây là nguồn tài nguyên thực vật quan trọng không chỉ
về vật liệu gỗ có chất lượng cao, mà còn là nguồn dược liệu phong phú
và đầy tiềm năng nếu được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống.
3.7.1.1. Giá trị về gỗ
- Các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục
Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP:
20
+ Loài Sưa (D. tonkinensis) đã được nhân giống và gây trồng khá
rộng rãi tại nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố.
+ Với cả 3 loài Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri)
và Sưa (D. tonkinensis) cần tổ chức các cơ sở nhân giống, cung cấp
cây con để trồng bổ sung tại vùng lõi cũng như vùng đệm của các
Vườn Quốc gia, các Khu Bảo tồn Thiên nhiên,
- Với các loài cây gỗ, dây leo thân gỗ khác trong chi Trắc
(Dalbergia) cũng cần có các biện pháp hạn chế khai thác, đồng thời
hướng dẫn người dân khai thác một cách hợp lý, kết hợp với nghiên
cứu nhân giống và triển vọng sử dụng chúng một cách tổng hợp.
3.7.1.2. Giá trị về dược liệu
- Một số loài đã được y học dân gian sử dụng làm thuốc như:
Loài Cọ khẹt (D. assamica), Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc
hoàng đàn (D. hancei), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa).
- Các kết quả nghiên cứu về hóa học và thử hoạt tính sinh học
của một số loài trong chi Trắc (Dalbergia) cho thấy:
+ Hai hợp chất DO3: (6aS,11aS)-medicarpin và DO4:
(6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin phân lập từ gỗ loài Cẩm lai (D. oliveri)
rất có triển vọng, nếu được tiếp tục nghiên cứu dược lý và lâm sàng theo
hướng ứng dụng và có thể phát triển thành sản phẩm thực phẩm chức
năng và thuốc chữa trị ung thư trong tương lai.

+ Dịch chiết MeOH từ quả loài Sưa (D. tonkinensis), dịch chiết
MeOH từ gỗ loài Trắc (D. cochinchinensis) và hợp chất DO4:
(6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin là nguồn nguyên liệu có nhiều tiềm
năng, nếu được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về dược lý, lâm sàng,…
+ Dịch chiết MeOH từ loài Cẩm lai (D. oliveri), Trắc (D.
cochinchinensis), Trắc nhung (D. velutina), Trắc gai (D. vietnamensis),
Trắc dây (D. rimosa) là nguồn nguyên liệu có giá trị trong việc nghiên
cứu và sử dụng các loài nêu trên trong phòng, chống một số chủng vi sinh
vật gây hại cho con người, vật nuôi và cây trồng.
21
- Thời gian gần đây, loài Trắc dây (D. rimosa) đã bị khai thác
ồ ạt để bán cho thương lái Trung Quốc. Vì thế, cũng cần có những
nghiên cứu sâu và đầy đủ về hóa học, dược lý, công dụng của loài
Trắc dây (D. rimosa).
3.7.1.3. Giá trị khác
- Loài Sưa (D. tonkinensis) có thể kết hợp làm cây bóng mát,
cây cảnh và cây cung cấp gỗ có giá trị trong các khu vực rừng phục
hồi, rừng trồng, vườn rừng,
- Loài Cọ khẹt (D. assamica) đã được sử dụng làm cây chủ thả
Cánh kiến đỏ.
3.7.2. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số loài
trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam
- Hiện nay, người dân vẫn tiếp tục vào rừng để tìm kiếm, khai
thác gỗ, nhất là các loài cho giá trị kinh tế đặc biệt như Sưa
(D. tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri) và
các loài cho nguyên liệu làm thuốc như Trắc hoàng đàn (D. hancei),
Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa),… Vì thế, chúng đang
bị cạn kiệt ngoài tự nhiên.
- Các kết quả điều tra, nghiên cứu 10 loài và 3 thứ trong chi
Trắc (Dalbergia) tại một số tỉnh ở Việt Nam đã cho thấy:

+ Đồng thời với hình thức bảo tồn nguyên vị (in situ), cần tiến
hành khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung tại
các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên, đối với các loài: Sưa
(D. tonkinensis), Trắc (D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Trắc
dây (D. rimosa), Trắc gai (D. vietnamensis).
+ Thực hiện hình thức bảo tồn chuyển vị (ex situ) tại các vùng
đệm của Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn Thiên nhiên, các Vườn thực
vật, thông qua việc sưu tầm, nhân giống và gây trồng đối với các loài
chi Trắc (Dalbergia). Hiện tại, đã nhân giống và trồng thử nghiệm
22
thành công các loài Sưa (D. tonkinensis), Cẩm lai (D. oliveri) tại các
Vườn thực vật (tại tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ).
+ Một số loài cây bụi hay dây leo thân gỗ trong chi Trắc
(Dalbergia), đặc biệt là loài Trắc dây (D. rimosa) đang bị săn lùng, khai
thác tận lực để bán qua Trung Quốc. Vì thế, ngoài các loài trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007), Nghị định 32/2006/NĐ-CP (Trắc (D. cochinchinensis),
Cẩm lai (D. oliveri), Sưa (D. tonkinensis)), thì các loài Trắc dây
(D. rimosa), Trắc gai (D. vietnamensis) cũng cần có biện pháp hạn chế,
thậm chí cấm khai thác. Đồng thời nghiên cứu, đánh giá hiện trạng của
chúng trong tự nhiên.
+ Những loài dạng thân dây leo hay bụi trườn cho nguyên liệu làm
thuốc: Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc hoàng đàn (D. hancei), Trắc
lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa), cần quản lý, khai thác một
cách khoa học.
+ Tiếp tục tiến hành nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng
những loài khác trong chi Trắc (Dalbergia), nhất là các loài cho nguyên
liệu làm thuốc như: Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc hoàng đàn
(D. hancei), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa),
+ Tiếp tục nghiên cứu các căn cứ để có thể đưa một số loài và
thứ vào Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ Việt Nam trong những năm

tới, như loài Trắc dây (D. rimosa), Trắc gai (D. vietnamensis); cùng
2 thứ đặc hữu Cọ khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera), Trắc
nhung trung bộ (D. velutina var. annamensis),
+ Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho người dân về những loài
thực vật cần bảo vệ, phát triển trong chi Trắc (Dalbergia) như: Trắc
(D. cochinchinensis), Cẩm lai (D. oliveri), Sưa (D. tonkinensis), Trắc
hoàng đàn (D. hancei), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc dây (D. rimosa).
KẾT LUẬN
23
1. Trong quá trình điều tra, nghiên cứu đã thu thập mẫu vật, mô tả
đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố và giám định tên khoa
học cho 10 loài và 3 thứ trong chi Trắc (Dalbergia) ở Việt Nam, bao
gồm các dạng thân gỗ (4 loài và 1 thứ) là: Cọ khẹt (D. assamica), Cọ
khẹt quả hẹp (D. assamica var. laccifera), Trắc (D. cochinchinensis),
Cẩm lai (D. oliveri), Sưa (D. tonkinensis); cây bụi trườn (4 loài và 2
thứ) là: Trắc một hạt (D. candenatensis), Trắc lá me (D. pinnata), Trắc
dây (D. rimosa), Trắc nhung (D. velutina), Trắc nhung trung bộ (D.
velutina var. annamensis), Trắc nhung hổ phách đỏ (D. velutina var.
succirubra) và dây leo thân gỗ (2 loài) là: Trắc hoàng đàn (D. hancei),
Trắc gai
(D. vietnamensis).
2. Cả 2 loài Sưa (D. tonkinensis) và Cẩm lai (D. oliveri) đều có
thể nhân giống thuận lợi bằng hạt và giâm hom cành. Tỷ lệ nảy mầm
của hạt 2 loài lần lượt là 87,0% và 86,6%. Tỷ lệ sống của hom cành
giâm của 2 loài cũng đạt được 58,3% (D. tonkinensis) và 23,3%
(D. cochinchinensis). Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy, loài Cẩm lai
(D. oliveri) có thể sinh trưởng bình thường trong giai đoạn non ở khu
vực trung du miền núi phía Bắc (tỉnh Phú Thọ).
3. Với dịch chiết từ gỗ (gồm gỗ giác và lõi) của loài Trắc gai
(D. vietnamensis) đã phân lập và xác định được 4 hợp chất, trong đó

có 2 hợp chất mới DV1: dalspinosin [7-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-
O-β-D-glucopyranoside], DV2: caviunin [7-O-(5-O-trans-p-
coumaroyl)-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside] và 2
hợp chất đã biết: DV3: caviunin [7-O-β-D-apiofuranosyl-(1→6)-β-
D-glucopyranoside], DV4: caviunin; của loài Cẩm lai (D. oliveri) đã
phân lập và xác định được 9 hợp chất: DO1: (-)-liquiritigenin, DO2:
(3R)-5'-methoxyvestitol, DO3: (6aS,11aS)-medicarpin, DO4:
(6aS,11aS)-8-hydroxymedicarpin, DO5: maackiain, DO6:
formononetin,

DO7: pratensein, DO8: (3R)-violanone,

DO9:
isoliquiritigenin, trong đó 2 hợp chất DO2 và DO5 lần đầu tiên được
phân lập và xác định từ loài Cẩm lai (D. oliveri); của loài Trắc

×