Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tâm lý tiếp nhận ngôn ngữ văn bản và hình ảnh trên báo Dân Trí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.81 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ
ĐỀ TÀI :
TÂM LÝ TIẾP NHẬN NGÔN NGỮ VĂN BẢN VÀ
HÌNH ẢNH TRÊN BÁO DÂN TRÍ
BÀI TẬP LỚN: MÔN TÂM LÝ HỌC BÁO CHÍ
Họ và tên: Vương Hồng Nhung
Giáo viên hướng dẫn: T.S Đỗ Thị Thu Hằng
Lớp: Báo In K32-A1
Hà Nội, 2015
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Báo chí đang ngày càng phát triển như vũ bão và trở thành món ăn tinh
thần của mọi người, mọi nhà và mọi nơi không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế
giới. Hơn nữa sự phát triển của công nghệ số càng thôi thúc báo chí phát triển
mạnh nhất là báo mạng điện tử. Từ khi ra đời báo điện tử đã làm thay đổi tói
quan tiếp nhận thông tin một rất nhiều người. Nó đã đáp ứng nhu cầu thông tin
của công chúng ở bất cứ mọi thời điểm. Báo mạng có cả sức chứa to lớn cả về
thời gian và không gian tức là dung lượng hình ảnh và thông tin không bao giờ
hạn chế. Mỗi một tờ báo lại có một cấu trúc thiết kế khác nhau nên tâm lý tiếp
nhận cũng khác nhau ở mọi mặt: khoa học, văn hóa, thể thao, thời sự, tin tức,
giải trí….Thế nhưng, hiện nay có rất nhiều các trang báo mạng điện tử xuất hiện
hay có mà dở cũng có. Điều này đã làm cho nhiều bộ phận công chúng cảm
thấy khó chịu vì sự phát triển ồ ạt của báo mạng. Chính vì vậy công chúng đã
phải tự điều chỉnh khả năng tiếp nhận và tiếp cận text, hình ảnh, video clip trên
báo mạng điện tử cho phù hợp với hiện tại. Dân trí là tờ báo mạng được coi là
có uy tín và chất lượng. Theo thống kê khảo sát thị trường trên toàn cầu thì báo
Dân trí có số lượt người truy cập chỉ sau Google. Mỗi ngày trung bình có 900
triệu page views và trên 10 triệu lượt người truy cập bằng tiếng việt và tiếng
anh. Trong quá trình phát, VnExpress luôn ý thức rõ sự phát triển mạnh mẽ của
tin tức trong kỷ nguyên số để có những hướng đi phù hợp tích cực cho tờ báo.


Chính vì vậy, VnExpress phải hiểu rõ về tâm lý tiếp nhận và tiếp cận text, hình
ảnh, video, đồ họa trên báo…, trong đó, text và hình ảnh được đặc biệt chú ý
quan tâm vì đây là hai yếu tố có bản tạo nên sự thành công của một bài báo.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận này là ngôn ngữ văn bản (text) và ảnh
trên báo Dân trí. Trong mỗi tác phẩm báo chí thì Text và hình ảnh hai phần
quan trọng không thể thiếu dù là ngắn hay dài, tin hay bài. Trong bài tiểu luận
em tập trung nghiên cứu về tâm lý tiếp cận và tiếp nhận text, hình ảnh và mối
quan hệ giữa chúng trên tờ báo cụ thể là báo Dân trí. Phạm vi nghiên cứu và
khảo sát trên báo Dân trí cuối năm 2014 và đầu năm 2015 với rất nhiều bài có ý
nghĩa nhân văn mang đến những thông tin vô cùng bổ ích.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện hiện đề tài này, em đã khảo sát báo Dân trí để tổng hợp và
phân tích những bài báo có chất lượng Text, hình ảnh tốt và chưa tốt để nêu ra
mối quan hệ cùng ưu và nhược điểm của tờ báo. Bên cạnh đó, còn sử dụng các
phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát, tổng hợp để đưa ra những điểm cần
chú ý trong khi viết bài để công chúng có thể tiếp cận và tiếp nhận bài báo một
cách tốt nhất.
4. Kết cấu của bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm có 3 chương:
Chương I : Lý luận chúng về khả năng tiếp cận và tiếp nhận Text và hình
ảnh trên báo chí.
Chương II: Khảo sát, phân tích và chứng minh cách viết text và sử dụng
hình ảnh trên báo Dân trí
Chương III: Bài học kinh nghiệm trong khi sử dụng text và hình ảnh.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ TIẾP CẬN VÀ TIẾP
NHẬN TEXT VÀ HÌNH ẢNH TRÊN BÁO CHÍ.
1. Quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng.
Theo như T.S Đỗ Thị Thu Hằng tác giả của cuốn sách Tâm lý học báo chí
có viết rằng: Nghiên cứu về quá trình tiếp nhận, A. P. Lazarfeld khẳng định 2

bước của quá trình truyền thông điệp là: tiếp nhận cá nhân với các sản phẩm
truyền thông và sự lan tỏa xã hội trong phạm vi nhóm và cộng đồng sau các tiếp
nhận cá thể. Xét theo quan điểm hệ thống, quá trình tiếp nhận của công chúng
với các sản phẩm báo chí bao gồm nhiều thành tố cấu thành trong mối quan hệ
chặt chẽ với nhau. Các thành tố đó bao gồm:
Công chúng báo chí: các nhóm người có tiếp cận, sử dụng và chịu ảnh
hưởng của các sản phẩm báo chí.
Nhu cầu, động cơ, mục đích tiếp nhận sản phẩm báo chí của công
chúng: họ có đọc báo, nghe radio, xem truyền hình, tiếp cận báo mạng điện tử…
mục đích có thể tùy vào nhu cầu của từng người.
Nội dung tiếp nhận chủ yếu của công chúng với các sản phẩm báo
chí: công chúng chủ yếu tiếp cận với những thông tin loại gì, với nội dung như
thế nào…
Phương thức và phương tiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của công
chúng: ví dụ, công chức thường đọc báo in và lướt web đọc tin tức trên máy
tính tại phòng làm việc, còn giới trẻ thì chủ yếu dùng laptop, i-pad, i-phone và
dòng điện thoại thông minh để đọc tin tức và tham gia vào các mạng xã hội…
Hình thức, bối cảnh tiếp nhận của công chúng: chẳng hạn, người Hà Nội
thường đọc báo vào thời gian rỗi trong ngày, còn người dân thành phố Hồ Chí
Minh thường đọc báo vào buổi sáng sớm, trong bữa ăn sáng hoặc trong khi
uống cà phê sáng.
Các sản phẩm báo chí hiện có trong thị trường: quá trình tiếp nhận của
công chúng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường báo chí ở địa phương hay quốc
gia, đặc biệt là hệ thống sản phẩm báo chí miễn phí (ví dụ như đài truyền thanh,
các sản phẩm báo chí truyền hình, các tờ báo miễn phí – đọc tại thư viện – hoặc
được trợ giá, internet không dây công cộng…).
Tiếp nhận của cá nhân về sản phẩm báo chí: bước tiếp nhận đầu tiên của
một cá nhân với sản phẩm báo chí.
Tiếp nhận nhóm và cộng đồng với sản phẩm báo chí: phụ thuộc nhiều
vào đặc tính của các nhóm trong xã hội trong hoạt động giao tiếp cũng như hệ

thống nhu cầu của họ với các loại thông tin báo chí khác nhau.
Hiệu quả tiếp nhận của các sản phẩm báo chí: là sự kết hợp giữa tiếp
nhận cá nhân và tiếp nhận cộng đồng, thể hiện sự hiểu biết, phạm vi lan truyền
và khả năng tác động vào hệ thống hành vi xã hội sau khi đã trải qua quá trình
tiếp thu thông tin từ báo chí.
Về tâm lý tiếp nhận, có thể hiểu tâm lý tiếp nhận của công chúng báo chí
là toàn bộ các hiện tượng tâm lý có tính quy luật của công chúng báo chí trong
quá trình họ tiếp nhận các sản phẩm báo chí.
Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí bao hàm cả quá trình lĩnh hội, thái
độ, tình cảm và ý chí; cả những hiện tượng thuộc tâm lý cá nhân và tâm lý xã
hội quy định hành vi tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng. Có thể chia
các vấn đề về tâm lý tiếp nhận thành những phần như sau:
Tâm lý cá nhân trong hoạt động tiếp nhận: các quy luật tâm lý cá nhân
như nhận thức, tình cảm, nhu cầu, động cơ… tác động đến hành vi tiếp cận và
hiệu quả tiếp nhận sản phẩm báo chí.
Tâm lý xã hội trong hoạt động tiếp nhận: các quy luật tâm lý xã hội tác
động đến quá trình tiếp nhận sản phẩm báo chí của các nhóm công chúng.
Các cơ chế của quá trình nhận thức, tình cảm và ý chí đến hoạt động tiếp
nhận của công chúng như: ảnh hưởng của tính tự giác và tính tự phát, cơ chế bắt
chước đến hiệu quả tiếp nhận của công chúng báo chí. Đây là một trong những
nhóm nội dung của tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí, rất quan trọng, là tâm
điểm của hoạt động nghiên cứu tâm lý tiếp nhận, rất cần thiết nhưng lại đang là
khoảng trống rất lớn trong nghiên cứu.
Các vấn đề nổi bật của tâm lý tiếp nhận như: thị hiếu báo chí, khả năng
tăng cường hiệu quả tiếp nhận của các nhóm công chúng qua cộng hưởng về
tâm lý, cụ thể là: về điều kiện thời gian, điều kiện vật chất, khả năng và thái độ
của nhóm với các loại thông tin báo chí, các sản phẩm báo chí ở các loại hình
báo chí khác nhau; động cơ và mục đích tiếp nhận sản phẩm báo chí của nhóm;
nội dung và sự lựa chọn các sản phẩm báo chí và thông tin báo chí của nhóm;
các phương thức tiếp nhận sản phẩm báo chí của nhóm; hiệu ứng lan truyền

thông tin báo chí trong nhóm; khả năng sử dụng thông tin báo chí trong cuộc
sống…
2. Một số khái niệm về text và hình ảnh trên báo chí
a. Text (ngôn ngữ văn bản) báo chí
Text (ngôn ngữ văn bản) là phần văn bản bao gồm toàn bộ phần chữ ghi
trong bài báo với yêu cầu ngắn gọn, súc tích, sử dụng từ ngữ toàn dân, dễ hiểu
tránh sử dụng những động từ mạnh gây hiểu lầm đối với công chúng. Tốt nhất
tác giả nên sử dụng những từ gần với đời sống, đơn giản, chính xác, gắn với
tính chất và mức độ quan trọng của vấn đề để sử dụng từ ngữ cho phù hợp.
Text trong tác phẩm báo chí viết ngắn hay dài phụ thuộc vào chủ đề của
bài viết thể hiện. Nếu là tin thì phần text ngắn chỉ khoảng 300 – 400 chữ, nếu là
bài phản ánh thì 800 – 1000 chữ, còn bài phóng sự thì tùy vào phóng sự dài,
phóng sự ngắn có thể lên đến 2000 chữ.
Đối với mỗi thể loại báo chí thì phần text lại được thể hiện khác nhau,
trang trọng, lịch lãm hay gần gũi, đơn giản thì cũng tùy vào chủ đề bài viết mà
tác giả lựa chọn text cho phù hợp. Trong text có Title, Sapo và thân bài. Có
nhiều trường hợp ảnh không phù hợp với một trong 3 phần text trên.
b. Ảnh báo chí
Ảnh báo chí là một loại hình thông tin báo chí phản ánh khách quan mọi
mặt của đời sống xã hội bằng một ảnh hay một nhóm ảnh để làm rõ các vấn đề
và sự kiện có tính định hướng nhằm đem lại cho bạn đọc một lượng thông tin và
một giá trị thẩm mỹ.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển ảnh báo chí sử dụng ngày càng
phong phú với chất lượng tốt, màu sắc đẹp hiện thì hình ảnh sắc nét, dễ nhìn, dễ
thấy và dễ cảm nhận
c. Mối quan hệ giữa text và ảnh báo chí
Có thể nói phần chữ và ảnh báo chí là bộ phận chính cấu thành nên một
tác phẩm báo chí. Phần chữ không chỉ mô tả chi tiết nội dung, vấn đề cần nói
mà còn là một phần chữ quan trọng để nêu lên nội dung của bức ảnh gọi là chú
thích ảnh. Chú thích ảnh là bộ phận không thể thiết trong mỗi bức ảnh, nó

chiếm một lượng diện tích nhỏ và gắn liện với nội dung bức ảnh.
Ảnh trên báo chí phải là những bức ảnh đặc sắc, điển hình phản ánh bản
chất của nhân vật, sự việc, sự kiện. Nhìn vào bức ảnh người đọc phần nào hiểu
được thông tin thông qua hình ảnh. Nó được coi là linh hồn của một tác phẩm
báo chí đặc sắc.
Một bài viết sẽ được người đọc chú ý nếu có một bức ảnh đẹp, có tít phù
hợp và nội dung bài viết sâu sắc. Bao giờ nội dung và hình ảnh bài viết cũng có
mối quan hệ mật thiết tạo nên sức mạnh tạo nên một tác phẩm hoàn hảo.
Thử hình dung, nếu một số báo chỉ có nguyên chữ mà không có hình ành
nào thì số báo đó trở thành một khổ sách lớn chứ không phải là một trang báo
nữa. Qua khảo sát trên báo Dân trí, bình quân mỗi số báo ở một thời điểm nhất
định có khoảng 20 – 25 tin, bài khác nhau ở những mảng đời sống khác nhau.
Mỗi bài có ít nhất một ảnh, có những bài có 3 – 6 hình ảnh. Trung bình mỗi
ngày, báo Dân trí có 25 – 30 tin bài và có trên 30 bức ảnh khác nhau được xuất
hiện. Nhìn chung việc sử dụng chữ kết hợp với hình ảnh làm cho thông tin trở
nên hấp dẫn và có sức thu hút đối với người đọc. Có rất nhiều tờ báo sử dụng
những bức ảnh độc ngay trên trang nhất, cũng có khi ảnh chiếm phần lớn diện
tích của một trang báo.
3. Tầm quan trọng của text và hình ảnh trên báo chí
Một tác phẩm báo chí thành công là sự kết hợp giữa hình ảnh và ngôn
ngữ văn bản. Hình ảnh chủ yếu thông tin bằng hình cụ thể, có chú thích theo
đúng chủ đề mà bức ảnh thể hiện. Phần chữ là toàn bộ nội dung mà bài báo
muốn phản ánh nhân vatajj, sự kiện, vấn đề. Nhờ có sự kết hợp giữa hai ngôn
ngữ hình ảnh và ngôn ngữ văn bản sẽ giúp cho bài báo phát huy đúng sức mạnh
và giá trị hiện thực.
Hình ảnh và chữ văn bản có mối quan hệ mật thiết qua lại với nhau, hình
ảnh bao giờ cũng hỗ trợ, chứng minh, giải thích và tăng thêm tinh chính xác cho
bài viết. Hình ảnh có thể được coi là dữ liệu chính xác nhất thể hiện trong bài
báo. Chữ văn bản, mô tả chi tiết từng hành động cụ thể, làm rõ thêm các vấn đề
mà bức ảnh thể hiện. Mối quan hệ giữa chữ văn bản với ảnh báo chí là rất quan

trọng khi nhìn vào một trang báo hay một tác phẩm báo chí. Nếu không có một
bức ảnh thực sự thì bài báo trở nên rối mắt, nhàm chán không muốn đọc.
Tóm lại, chữ văn bản và hình ảnh là hai thành phần không thể thiếu trong
một bài báo hoàn chỉnh đạt đến độ hay, sự hấp dẫn. Việc sử dụng text và hình
ảnh tùy vào sự lựa chọn của tác giả bài viết để có thể phát huy đúng sức mạnh
của bài báo.
CHƯƠNG II: KHẢO SÁT, PHÂN TÍCH VÀ CHỨNG MINH CÁCH
VIẾT TEXT VÀ SỦ DỤNG HÌNH ẢNH TRÊN BÁO DÂN TRÍ
1. Sơ lược về báo Dân trí
Dân trí là tờ báo điện tử trưc thuộc Trung ương Hội khuyến học Việt
Nam có lượng truy cập khá lớn. Theo công ty khảo sát thị trường uy tín có quy
mô toàn cầu thì Dân trí đứng thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Google và là wesite
được dùng thường xuyên trong nước. Mỗi tháng bình quân báo có 900 triệu
pageview, mỗi ngày trung bình trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân trí
bằng tiếng việt và tiếng anh, trong đó có hơn 20% người truy cập từ nước ngoài.
Báo Dân trí điện tử bắt đầu từ 4/2005 kế thừa giao diện và bố cục nội dung của
trang tin tổn hợp. Trong 7năm, tờ báo đã nhận được 9 giải thưởng báo chí lớn
và nhiều giải thưởng khác.
Năm 2009, báo Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện và người có vai trò
trong việc gây dựng và phát triển báo là ông Phạm Huy Hoàn, hiện đang làm
Tổng biên tập của báo.
2. Giao diện của một trang báo Dân trí
a. Trang chủ
Đây là một trang wed được quy hoạch theo kiểu dàn trải trên một trang.
Thanh menu đặt ở phía trên, ảnh nhỏ đạt bên trái màn hình dành khoảng trống
cho các bài text. Dân trí quy hoạch gọn chặt, không có nhiều khoảng trống. Cấu
trúc Dân trí được chia làm 3 cấp : Trang chủ, trang chuyên đề, trang nội dung.
Sự phân cấp thông tin để đưa tin mới nhất phù hợp với tiêu chí của nội dung, tin
quan trọng đưa trước, tin Đảng sau đó là những tin thời sự bình thường. Đối với
trang chủ của Dân trí thiết kế màu sắc hài hòa, bài mới nhất, quan trọng nhất

được phân cấp theo tứ tự từ trên xuống dưới.
Phông chữ của Dân trí sử dụng phông chữ nhỏ để thu hút sự chú ý của
người đọc, phông chữ của bài text cùng phông chữ với title. Tuy nhiên, phông
chữ của title được dùng màu sắc nổi bật hơn bằng cách in đậm. Ảnh trong trang
được đặt ngay dưới little nên mắt người đọc có thể chuyển hướng sang text.
Text và hình ảnh được gắn liền với nhau để tạo nên sự hài hòa giữa hình ảnh và
text. Số lượng lĩnh vực mà Dân trí muốn đề cập tới được trình bãy rõ trên thanh
menu, dễ hiểu, dễ tìm và dễ nhìn.
b. Trang thứ cấp
Ở trang thứ cấp có ảnh đặt ở phía bên trái so với text, ảnh nhỏ. Tít được
in đậm bằng phông chữ to để phân biệt với text. Tuy nhiên có nhiều bài vẫn
chưa gây được sự nổi bật vì quá nhiều chữ nên tạo cảm giác lười đọc đối với
độc giả. Các bài trong trang thứ cấp cũng có sự phân chia theo tính thời sự, tính
Đảng. Tóm lại, trong trang thứ cấp màu sắc nổi bật giữa hình ảnh và text, có
nhiều khoảng trắng tạo cảm giác thông thoáng, dễ đọc, dễ nhìn. Thông tin nổi
bật lên trên tất cả trang báo gồm cả ảnh và Title nên có thể nhìn thấy toàn bộ
các bài bài xuất hiện trong trang.
c. Trang nội dung
Text và ảnh trong trang nội dung nhỏ, title được in đậm, phông chữ to,
màu sắc phân biệt. Bài text trong trang nội dung không quá dài, cách viết lưu
loát, ngắn gọn, súc tích, mạch lạch nên không nhàm chán khi đọc.
Giao diện của trang báo là bộ mặt đầu tiên làm cho độc giả đọc hay
không đọc trang báo ý. Nó như một thương hiệu quảng bá sản phẩm đọc hay
không đọc. Vì vậy việc thiết kế giao diện trang báo, cách bố trí sắp xếp là việc
vô cùng quan trọng.
3. Thực trạng của việc sử dụng ngôn ngữ văn bản (text), hình ảnh và
tâm lý tiếp nhận của công chúng trong một số bài báo cụ thể.
a. Text trong bài phù hợp với ảnh báo chí
Đối với một bài báo thì text và hình ảnh là phần quan trọng nhất tạo nên
sự hoàn chỉnh của một tác phẩm. Đây là bài viết được đánh giá là có chất lượng

tốt trong việc sử dụng từ ngữ và hình ảnh:
Bắn pháo hoa 30 điểm mừng Giải phóng Thủ đô
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ban
hành kế hoạch bắn pháo hoa ở 30 điểm, trong đó có 5 điểm tầm cao, 25 điểm
tầm thấp, để chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô.
Cụ thể, kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/101954 - 10/10/2014), Hà
Nội bắn pháo hoa ở 30 điểm (31 trận địa), trong đó có 5 điểm tầm cao (6 trận
địa) và 25 điểm tầm thấp.
Hồ Hoàn Kiếm được đặt 2 trận địa pháo hoa tầm cao
30 điểm bắn pháo hoa trong ngày Giải phóng Thủ đô được phân bố đều ở các
quận huyện. Đối với 5 điểm bắn pháo hoa tầm cao được xác định ở hồ Hoàn
Kiếm (2 trận địa), Công viên Thống Nhất, Vườn hoa Lạc Long Quân, hồ Văn
Quán, và sân vận động Quốc gia Mỹ Đình.
Pháo hoa tầm cao được bắn với số lượng 3.100 quả, trong đó mỗi trận địa 500
quả, riêng sân vận động Quốc gia Mỹ đình 600 quả. Pháo hoa tầm thấp có tổng
số 1.500 giàn, trong đó mỗi điểm bắn 60 giàn.
Thời gian bắn kéo dài 15 phút ở mỗi điểm, bắt đầu từ 21 giờ đến 21 giờ 15 phút
ngày 10/10/2014.
Quang Phong
Trong tin “ Bắn pháo hoa 30 điểm mừng Giải phóng Thủ Đô” ra ngày
10/10/2014 đã mang đầy đủ nội dụng thông tin, đúng thời gian, địa điểm tại Hồ
Hoàn Kiếm, nơi được đặt 2 địa pháo hoa tầm cao. Trong ảnh là màn pháo hoa
nổ tưng bừng, sáng chói một vùng trời. Bức ảnh đã tôn thêm vẻ tưng bừng báo
nhiệt của ngày lễ trọng đại, chào giải phóng Thủ Đô. Chú thích trong ảnh phù
hợp với nội dung tin, cũng phù hợp với hình ảnh.
Text trong bài thì ngắn gọn, từ ngữ đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, cụ thể chi
tiết cùng hòa vào không khí tưng bừng của ngày lễ trọng đại này.
• Đối với tin này công chúng tiếp nhận : Tất cả mọi người đều có thể
tiếp nhận và cần thông tin về ngày 10/10 vì đây là ngày trọng đại của
toàn dân tộc.

• Nhu cầu và mục đích: Hiểu và nắm rõ hơn về thông tin, chi tiết để có
thể đi xem trực tiếp, không cần thông qua các kênh truyền hình. Họ
tiếp nhận thông tin qua báo điện tử Dân trí.
• Tiếp cận thông qua thể loại tin, với nội dung về địa điểm bắn pháo
hoa mừng ngày Giải phóng Thủ Đô.
• Hình thức tếp cận thông qua đọc báo Dân trí.
• Công chúng có thể xem một mình hay xem thông tin tập thể qua mạng
Internet.
• Sau khi xem xong, người dân có thể lựa chọn cho mình một địa điểm
phù hợp để có thể đi xem bắn pháo hoa trực tiếp.
Với tin có text và hình ảnh đã cung cấp cho công chúng những thông tin
cụ thể về lịch bắn pháo hoa trên địa bàn Hà Nội, cùng người dân hòa vào không
khi từng bừng náo nhiệt bằng ngôn từ ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Đây là bài
có đối tượng công chúng đọc và tiếp nhận nhiều nhất vì nó gắn liền với cuộc
sống hàng ngày.
b. Title phù hợp với hình ảnh
Trong bài báo “Indonesia mở rộng quy mô tìm kiếm máy bay mất tích lên
13 vùng” ra ngày 30/12/2014 trong đó có hình ảnh với chú thích “Bản đồ phần
chia khu vực tìm kiềm ngày 30/12”. Từ đó có thể nhận thấy hình ảnh luôn gắn
liền với nội dung trong bài, nhất là phù hợp với Title. Bên cạnh đó, còn có hình
ảnh tàu của Indonesia chuẩn bị lên đường tìm kiếm máy bay. Đây là một bài
viết tổng hợp với nhiều hình ảnh, nhiều nội dung chia nhỏ, nhưng nội dung và
hình ảnh luôn gắn liền với nhau từ từ đầu đến cuối. (Trích minh họa 1 phần bài
báo)
• Tiếp nhận hình ảnh tàu thuyền tìm kiếm máy bay trên biển bằng các
phương tiện tàu bè hiện đại.
• Mục đích chính để chờ đợi những thông tin mới nhất về chiếc máy
bay AriAsia mất tích trên đường bay từ Indonexia đến Singapo.
• Tưởng chủ đạo: Mong muốn nhanh chóng tìm thấy tín hiệu của chiếc
máy bay và cầu mong những điều tốt đẹp đến với những hành khách

trên chuyến bay.
c. Sapo phù hợp với hình ảnh
Trong bài viết “Giá xăng giảm hơn 2000 đồng/lít từ 15h chiều nay” ngày
22/12/2014. Trong bài chủ yếu đề cập đến vấn giá xăng A92 tiếp tục được chiều
chỉnh và đây là mức giảm tay mạnh nhất trong 12 đợt giảm xăng dầu liên tiếp
thời gian qua. Trong đó có hình ảnh chiếc vòi bơm xăng được đang nhỏ giọt
càng làm cho bài viết thêm hấp dẫn và thu hút.
Giá xăng giảm hơn 2.000 đồng/lít từ 15h chiều nay
Dân trí Với mức giảm 2.058 đồng/lít bắt đầu vào 15 giờ chiều nay, giá xăng
A92 sẽ được điều chỉnh về mức 17.881 đồng/lít. Đây là mức giảm mạnh tay
nhất trong 12 đợt giảm xăng dầu liên tiếp thời gian qua.
Giá xăng đã xuống mức rẻ nhất trong vòng 4 năm qua (Ảnh minh họa).
• Đối tượng tiếp cận: Tất cả mọi người đều nhu cầu tiếp cận thông tin
này: học sinh, sinh viên, công chức, lao động phổ thông, người lớn
tuổi….nhất là những người có nhu cầu đi lại cao.
• Người dân tiếp cận vấn đề một cách nhanh chóng vì đây là việc làm có
ích cho dân, giảm bớt khoản chi tiêu hàng ngày.
• Người dân đã tiếp cận thông tin bằng nhiều hình thức ngay sau khi
nghe được trên truyền hình. Đây là vấn đề liên quan đến lợi ích thiết
thực, cuộc sống hàng ngày của người dân.
• Tiếp cận nhanh chóng, sau khi biết thông tin giảm giá xăng dầu qua
báo chí còn vui mừng, phấn khởi.
d. Hình ảnh mang tư tưởng chủ đạo trong bài viết
Bài viết “Kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tại
Mỹ” ngày 19/12/2014 với chủ đề điểm lại chặng đường xây dựng và phát triển
của Quân đội nhân dân, với ý chí chiến đầu kiên cường của quân dân ta. Trong
bài có hình ảnh “Đại sứ Việt Nam tại Mỹ- Phạm Quang Vinh phát biểu tại buổi
lễ”. Hình ảnh với nội dung bài viết gắn liền với nhau, bởi trong bài sự phát biểu
của Đại sứ Phạm Quang Vinh là chủ đạo, chiếm phần lớn trong bài. Chính vì
vậy, hình ảnh ông, lời phát biểu của ông là tư tưởng chủ đạo trong bài.

• Đối tượng tiếp nhận chủ yếu là những người làm trong lĩnh vực quân
đội, cựu chiến binh đã nghỉ hữu, am hiểu về quân đội.
• Khẳng định sự hợp tác hữu nghĩ với các nước trên thế giới, tăng
cường tính đoàn kết, giao lưu hợp tác với nước bạn.
• Hình thức tiếp nhận thông qua đọc báo Dân trí
4. Text với hình ảnh không phù hợp
Như đã phần tích ở trên, text và hình ảnh là hai phần không thiểu thiếu
trong một bài báo hoàn chỉnh. Nhưng trong text có 3 phần rõ ràng nên rất nhiều
trường hợp ảnh không phù hợp với một trong 3 phần text. Trên báo Dân trí đã
thể hiện rất tốt những mặt tích cực, có nội dung và hình tốt bổ sung thông tin bài
biết có sức hấp dẫn. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều bài viết còn nhiều hạn
chế bởi text và hình ảnh chưa được gắn kết với nhau, còn nhiều điều trái chiều.
Trên báo Dân trí ngày 15/12/2014 có đăng tải bài viết “Đầu cơ vé tàu Tết.
“cò” vé vẫn hoành hoành”. Bài viết đề cập đến vấn đề nhiều khách hàng mua
thành công vé tàu quan mạng nhưng lại không nhận được vé do bị các đối tượng
xấu truy cập vào hủy chỗ của hành khách.VNR cùng với FPT đã khắc phục hạn
chế sự cố và đảm bảo quyền lợi của hành khách. (Trích một phần bài viết)
Đầu cơ vé tàu Tết, "cò" vé vẫn hoành hành
Mặc dù ngành đường sắt đã cải tiến bán vé tàu Tết qua mạng Internet, tuy
nhiên hàng trăm trường hợp mua vé thành công trên mạng đã bị “mất vé”.
Tại các ga Hà Nội và Sài Gòn, “cò” vé vẫn hoạt động. Cảnh người đứng
ngồi vạ vật chờ mua vé tàu Tết vẫn xảy ra.
Mua vé tàu Tết tại ga bắt buộc phải có CMND
Mặc dù nội dung của bài phản ánh vé tàu mua qua mạng thành công
nhưng không nhận được vé và vẫn xảy ra hiện tượng cò như đã nêu trên. Nhưng
bài biết sử dụng hình ảnh rất đông người chen nhau mua vé tại ga tàu với chú
thích ảnh “Mua vé tàu tại ga bắt buộc phải có CMND”. Như vậy thì hình ảnh sử
dụng trong bài chưa phù hợp với hoàn cảnh và nội dung bài viết. Nếu là bức ảnh
chụp những người “cò” đang mời khách mua vé thì sẽ hợp lý hơn.
• Đối tượng tiếp nhận chính là những người làm ăn xa có nhu cầu về

quê nghỉ Tết, học sinh sinh viên, những gia đình làm lên thành phố
làm ăn…cùng nhiều đối tượng khác.
• Hình thức đọc một mình ở nhà, trên cơ quan với nhiều người
• Mục đích tiếp nhận để có thể hiểu thêm về cách mua vé qua mạng và
những lưu ý khi mua thành công qua internet. Hơn nữa, công chúng
còn có thể tránh được sự lôi kéo, mồi vé của “cò”.
• Cách tiếp cận thông quan báo Dân trí.
Mặc dù, công chúng tiếp nhận bài viết qua cả văn bản và hình ảnh nên
vẫn hiểu được nội dung, mục đích phản ánh vấn đề của tác giả nhưng không có
sức hấp dẫn trong bài viết.
Báo Dân trí ngày 25/12/2014 có bài viết “UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu
làm rõ vụ việc hàng chục hộ dân “tố” trưởng thôn “ăn” tiền hỗ trợ bão lụt”.
UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu làm rõ vụ việc hàng chục hộ
dân “tố” trưởng thôn “ăn” tiền hỗ trợ bão lụt
Dân trí Sau khi bài viết “Hàng chục hộ dân “tố” trường thôn “ăn” tiền hỗ
trợ bão lụt” được đăng tải. UBND tỉnh Nghệ An đã có Công văn số 9572
giao cho Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu xác minh làm rõ vụ việc và xử
lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Cho rằng chính sự không minh bạch trong quá trình kê khai thiệt hại và và chi trả tiền
hỗ trợ bão lụt. Hàng chục hộ dân tại xóm 12, xã Quỳnh Thạch làm đơn gửi các cơ
quan chức năng yêu cầu làm rõ.
Trong bài có chụp bức ảnh một người đàn ông đang cần trên tay những tờ
đơn với chú thích “ Cho rằng chính sự không minh bạch trong quá trình kê khai
thiệt hại và chi trả tiền hỗ trợ bão lụt. Hàng chục hộ dân tại xóm 12, xã Quỳnh
Trạch làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu làm rõ”. Trong ảnh rõ ràng là
người đàn ông cầm đơn nếu ghi chú thích là ai đang cầm đơn sẽ hợp lý hơn.
Cũng có thể thay bức ảnh người đàn ông đó bằng chính hình ảnh của ông
Trưởng thôn đã tự ý thay mặt dân điền bào những khoản thiệt hại của nhân dân
xóm mình. Thì có lẽ, bài viết này sẽ trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn để mọi
người cùng biết được, ai là người đã điền thay tất cả mọi việc mà dân không hề

hay biết.
• Đối tượng tiếp cận chính là toàn bộ các hộ dân tại xóm 12, xã Quỳnh
Trạch, tỉnh Nghệ An. Cùng toàn thể nhân dân trên cả nước biết được
việc làm sai trái của cán bộ xã, ăn bớt của dân, kê khai không chính
xác.
• Hình thức tiếp cận ở nhà, nơi làm việc, giờ giải lao ở cơ quan, công ty,
lớp học…
• Mục đích của bài báo là đem lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân
trong xã Quỳnh Trạch và là bài học cho tất cả các xã, huyên, tỉnh trên
cả nước.
• Tiếp cận qua đọc báo Dân trí.
Ngày 04/1/2015, báo Dân trí có đăng tải bài “ Phát hiện 4 mảnh vỡ của
máy bay Air Asia”,
Phát hiện 4 mảnh vỡ của máy bay AirAsia
Dân trí Tính đến tối 3/1, tổng cộng có 4 mảnh vỡ nghi của máy bay AirAsia
mất tích đã được phát hiện, 30 thi thể được tìm thấy trong đó có 4 người
được nhận dạng. Với nhận định thời tiết thuận lợi trong ngày 4/1, đội tìm
kiếm hy vọng sẽ đạt được bước tiến quan trọng.
Công tác tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích đang đạt
những bước tiến quan trọng
Nội dung của bài viết xoay quanh vấn đề tìm kiếm chiếc máy bay mất
tích trên biển, và hiện tại đã tìm được 4 mảnh vỡ được cho là của chiếc máy
bay. Nhưng hình ảnh trong bài lại là một chiếc máy bay đang hạ cánh với rất
đông người, mỗi người một việc và chú thích “Công tác tìm kiếm máy bay Air
Asia mất tích đang đạt những bước tiến quan trọng”, nếu thay bức ảnh đó bằng
hình ảnh của những mảnh vỡ tìm thấy thì sẽ hợp lý hơn so với bức ảnh này.
• Đối tượng tiếp cận chính: Tất cả thân nhân của hành khách có trên
chuyến bay, những người làm trong lĩnh vực hàng không, công chúng
trong cả nước và trên thế giới.
• Tiếp cận một mình ở nhà hoặc nhiều người trong phòng, trên cơ quan,

ở lớp, nơi làm việc…
• Mục đích để hiểu thêm thông tin chi tiết về chuyến bay, đường bay là
nguyên nhân xảy ra vụ mất tích.
• Tiếp cận thông qua đọc báo Dân trí.
Ngày 1/9/2014 đã xảy ra vụ việc “Xe khách lao xuống vực tại Sapa, 12
người tử vong” 41 người bị thương. Đây là chuyến đi du lịch nghĩ lễ 2/9 hành
khách trên xe chủ yếu là sinh viên công chức. Trong đó có bài viết có tựa đề “
Người tài xế bí ẩn không cầm lái chiếc xe gặp tai nạn thảm khốc”. Bài viết xoay
quanh vấn đề ai là người cầm lái trước khi xảy ra tai nạn, nhiệm vụ lái xe của
ai? Nhưng trong bài lại không đưa ảnh của người lái xe mà lại đưa bức ảnh chụp
lại hiện trường vụ tai nạn với rất đông người xem. Rõ ràng, nội dung bài viết đề
cập tới người lái xe, thì việc đưa bức ảnh này là không hợp lý.
• Đối tượng tiếp cận chính: toàn bộ gia đình, người thân của những
hành khách có trên xe, học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức,
những người có nhu cầu đi lại cao…
• Mục đích để biết về nguyên nhân xảy ra tai nạn, xe gì, để có những sự
lựa chọn đúng đắn khi đi du lịch trong những ngày nghỉ
• Tiếp cận qua đọc báo Dân trí
So sánh với báo VnExpress – một tờ báo mạng điện có tiếng về nội dung
thông tin và chất lượng tin tức.Việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh khá chuyên
nghiệp, với cách thức trình bày, trang trí trang wed khác hẳn so với Dân trí.
VnExpress có phong cách viết khá độc đáo, cách tiếp cận sâu sắc, làm việc
chuyên nghiệp trong môi trường tòa soạn hội tụ. Tức là phóng viên và Biên tập
viên cùng làm việc trên một mặt phẳng nên việc trao đổi thông tin dễ dàng,
thuận tiến, ít xảy ra sai xót.
Nhưng dù ở hình thức nào, các tờ báo cũng nhằm đem đến cho công
chúng những thông tin mới lạ, có tính thời sự để giúp công chúng hiểu rõ hơn
về những gì cuộc sống hàng này đang diễn ra. Dù là tờ báo to hay nhỏ, có tiếng
hay không thì việc xảy ra sai xót là không tránh khỏi. Tuy nhiên, các tòa soạn
đã tích cực tiếp thu ý kiến và khắc phục hạn chế để làm hài lòng và thỏa mãn

nhu cầu thông tin của công chúng
5. Nhận xét chung
Nhìn chung, cách lựa chọn thể loại bài viết, ngôn ngữ văn bản và hình
ảnh trên báo Dân trí được thực hiện khá bài bản. Text được viết ngắn gọn, mạch
lạc có sự liên kết giữa các câu, các đoạn. Sử dụng từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và
không chứa nhiều hàm ý. Hình ảnh sử dụng rõ ràng, màu sắc nổi bật làm cho
bài viết phần nào tăng thêm tính xác thực.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết có nội dung và hình ảnh chưa hợp lý
báo sẽ khắc phục và không để xảy ra hiện tượng như vậy. Dù là báo lớn hay báo
nhỏ việc xảy ra tình trạng sai xót là không thể tránh khỏi. Nhưng điều đáng nói
ở đây, báo Dân trí luôn luôn lắng nghe ý kiến của người dân để khắc phục
những hạn chế đó với mong muốn đem đến những thông tin bổ ích cho cuộc
sống hàng ngày.
Năm 2009, báo Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện trang wed với cách
sắp xếp, bố trí nội dung hoàn toàn mới mẻ so với trước. Với những thay đổi
này, Dân trí hy vọng sẽ phần nào làm thỏa mãn nhu cầu thông tin của công
chúng nhất là trong thời kỳ thông tin bùng nổ. Bất cứ ở đâu, cũng đang có vô
vàn những sự kiện xảy ra và cần báo chí can thiệp.
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG VIỆC SỬ DỤNG
TEXT VÀ HÌNH ẢNH
1. Bài học nghề nghiệp
Đối với một phóng viên chuyên nghiệp việc sử dụng con chữ và hình ảnh
sao cho hợp lý là điều không phải dễ dàng. Với mỗi người lại có cách tiếp cận
và tiếp nhận thông tin báo chí khác nhau với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng
công chúng đều có mong muốn là sẽ tiếp thu được nhiều điều bổ ích từ chính
tác phẩm mình đang đọc.
Hiện nay, báo chí đang ngày càng phát triển đòi hỏi mỗi phóng viên phải
chuẩn bị những kỹ năng làm việc đa phương tiện tức là một phóng viên có thể
vừa viết bài và vừa chụp ảnh. Bởi lẽ, có rất nhiều sự kiện xảy ra cùng một lúc
nên việc phân công phóng viên ảnh đi kèm là rất khó. Nên phóng viên chính

phải chủ động cả phương tiện tác nghiệp để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Hơn nữa, vừa viết bài vừa chụp ảnh thì phóng viên sẽ chủ động hơn
trong việc lựa chọn hình ảnh kết hợp với nội dung tránh xảy ra hiện tượng “râu
ông nọ cắm cằm bà kia”.
Việc sử dụng ngôn ngữ văn bản trong bài biết phải ngắn gọn, không kể lể,
miêu tả theo lối viết văn. Câu cú có sự liên kết, mạch lạc về nội dung và ý
tưởng. Hình ảnh trong bài phải luôn gắn liền với nội dung bài viết tránh xa rời
hay không liên quan. Mặc dù, công chúng tiếp nhận sản phẩm vẫn hiểu nội
dung nhưng bài viết sẽ không gây sự hứng thú và sức hấp dẫn.
2. Bài học về nhận thức
Sau khi khảo sát một số bài bài chất lượng tốt và chưa tốt trên báo Dân trí
em cũng phần nào hiều được cách sử dụng ngôn ngữ báo chí và hình ảnh trên
báo chí. Giữa ngôn ngữ và hình ảnh luôn gắn liền với nhau, tránh hiện tượng
nội dung và hình không phù hợp.
Trong khi viết bài cần nhận thức rõ ràng nội dung viết gì, chủ đề gì đề lựa
chọn góc ảnh cho phù hợp, cùng chú thích ảnh hợp lý. Đây không phải là vấn đề
khó nhận thấy, chỉ cần phóng viên để ý là có thể nhận ra vấn đề.
Cần lựa chọn góc độ chụp ảnh rõ ràng, màu sắc tươi sáng để làm nổi bật
nhân vật, sự kiện mình đề cập tới trong bài. Hơn nữa, cần lựa chọn chế độ màu
phù hợp không quá sáng cũng không quá tối.
Nghề báo là nghề không khó nhưng đòi hỏi sự yêu nghề và tiếp thu học
hỏi kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tránh mắc phải những sai sót không
nên có.
Đối với bản thân, em sẽ cố gắng học tập, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức
để có thể trở thành người làm báo chuyên nghiệp. Hàng ngày em dành thời gian
để đọc báo, đọc để hiểu, đọc để biết thông tin trong nước và trên thế giới. Hơn
nữa, việc đọc báo là vô cùng quan trọng có thể rút ra được nhiều kinh nghiệm,
cách viết bài, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, chú thích ảnh…sao cho phù hợp.
Không chỉ đọc báo Dân trí mà còn đọc các báo khác như VnExpress,
Thanh niên, Vietnam net….để so sánh cách tiếp cận và thể hiện bài viết trên

cùng một nhân vật sự kiện. Có như vậy, mới có thể nhận ra ưu và nhược điểm
của mỗi tờ báo.
3. Giải pháp để nâng cao chất lượng bài viết trên báo Dân trí
Báo Dân trí đang ngày càng xây dựng đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp
làm việc đa phương tiện, có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu sử dụng bài viết
trong mọi trường hợp mà không cần phóng viên ảnh đi kèm. Không chỉ là
phóng viên chuyên nghiệp mà đội ngũ cộng tác viên cũng được đào tạo bài bản
quan các lớp học huấn luyện, bồi dưỡng kỹ năng làm báo.
Mỗi phóng viên cũng đang tự học tập và rèn luyện bản thân qua môi
trường làm báo chuyên nghiệp. Có tính thần sáng tạo trong việc tiếp thu vấn đề
mới, các góc cạnh tiếp cận mới mẻ. Mỗi bài báo là sản phẩm của sự thông minh
và kỹ năng tác nghiệp. Đội ngũ Biên tập viên làm việc chuyên nghiệp và hiệu
quả, tập trung cao độ trong giờ làm việc để tránh để có những sai xót không
đáng có.Tòa soạn đang ngày càng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuận hiện đại để
phục vụ tốt nhất cho phóng viên để có bức ảnh đẹp, chuyên nghiệp, thông tin
nhanh chóng, chính xác và độ tin cậy cao.
KẾT LUẬN
Tất cả những nội dung trình bày trong tiểu luận, một lần nữa em muốn
khẳng định lại vai trò của báo chí đối với công chúng trong cuộc sống ngày
ngày. Việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh trên báo chí như thế nào cho phù hợp
là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của mỗi tờ báo.
Ngôn ngữ bài viết và hình ảnh có mối quan hệ mật thiết, nội dung gì, hình
ảnh ấy nên tác giả các bài báo phải thận trọng trong việc sử dụng hình ảnh. Hình
ảnh là điểm mấu chốt quan trọng, là tư liệu hỗ trợ đắc lực cho thành công của
bài viết. Hơn nữa, hình ảnh còn làm tăng thêm chính xác, độ tin cậy cho bài
viết. Bởi lẽ có nhiều sự việc, nhân vật rất kỳ lạ, nếu không có hình ảnh thì có lẽ
công chúng đã không tin. Một bài viết có hay đến mấy mà không có hình ảnh
thì bài viết đó cũng chỉ đọc qua loa, không đọng lại trong công chúng ấn tượng
gì. Chính vì vậy, việc sử dụng hình ảnh trong bài báo là vô cùng quan trọng.
Với bài tiểu luận này, em mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhỏ bé

vào việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Qua khảo sát một số bài báo tiêu biểu
trên Dân trí để chứng minh được tầm quan trong trong việc sử dụng ngôn ngữ
kết hợp với hình ảnh.
Bài tiểu luận của em còn nhiều sai xót, rất mong nhận được sự đóng góp
ý kiến của người hướng dẫn cô Đỗ Thị Thu Hằng để cho bài tiểu luận của em
được hoàn thành hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tâm lý học báo chí của T.S Nguyễn Thị Thu Hằng, NXB Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Sách Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, của PGS.TS Nguyễn
Văn Dững và T.S Đỗ Thị Thu Hằng, NXB Lý luận chính trị Hà Nội.
3. Sách Cơ sở lý luận báo chí của PGS.TS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao
Động.
4. Sách Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, T.S
Nguyễn Thành Lợi, NXB Thông tin và truyền thông.
5. Sách Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trên báo trực tuyến có quan,
phát thành truyền hình, luận văn thạc sĩ Trần Thị Thúy Bình (2005) ĐH
Khoa học xã hội và nhân văn.

×