Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

GIẢI PHÁP để THỊ TRƯỜNG tài CHÍNH VIỆT NAM HIỆU QUẢ hơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.79 KB, 6 trang )

GIẢI PHÁP ĐỂ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM HIỆU QUẢ HƠN
Lê Ngọc Phú Thuận
Master of Finance-UEH
1. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
1.1. Thị trường liên ngân hàng
a. Thực trạng:
- Lãi suất hình thành trên thị trường Liên ngân hàng chưa phản ánh lãi suất của thị trường. Các tổ
chức tín dụng mới chỉ tham gia vào thị trường Liên ngân hàng với mục đích nhằm đảm bảo khả năng thanh
khoản của Ngân hàng mà chưa chú trọng nhiều đến hoạt động kinh doanh trên Thị trường, chưa tham
gia vào thị trường với mục đích đầu tư, với khả năng dự đoán thị trường.
- Bên cạnh đó, các giao dịch giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng chủ yếu
là song phương nên lãi suất hình thành trong giao dịch nhiều khi chỉ theo cảm tính của 2 bên tham gia,
nên chưa thể hiện được toàn bộ cung cầu vốn trên thị trường. Kết quả tất yếu là, lãi suất trên Thị trường
Liên ngân hàng chưa phản ánh đúng với bản chất của thị trường, gây trở ngại cho việc thực hiện các công
cụ của chính sách tiền tệ.
- Việc khai thác và sử dụng vốn của một số ngân hàng không hợp lý; đẩy mạnh tăng trưởng cho vay
quá mức, tạo ra những tác động ảnh hưởng về mặt dài hạn và đã tác động đến tình hình thị trường tín dụng
bất ổn.
- HoạtđộngnghiệpvụcủamộtsốTCTDchưaminhbạch,chưađúngquyđịnh, vẫnmang tính
c
h
ất
“lách
luật”nhiềuh
ơ
n
- LãisuấtVNIBORmặcdùđãhìnhthànhnhưngchưathựcsựtrởthànhloạilãisuấtthamchiếurộngrãi cho
cácgiaodịchtrên thịtrường
tiề
ntệtrongn
ước


.
- Sử dụng vốn vay trên thị rường liên ngân hàng với kỳ hạn ngắn để cho khách hàng vay lại với kỳ hạn
dài dẫn tới vốn khả dụng bị thiếu hụt Bởi thế, khi thiếu hụt vốn khả dụng, các ngân hàng này phải chấp
nhận vay với mức lãi suất cao để có vốn.
- Hoạt động tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng được hiểu là cho vay đi cùng với cơ chế phải có
thế chấp. Điều này không phải là thông lệ mà là tạo một tiền lệ xấu, bởi nó phát đi một tín hiệu: độ rủi ro
trong giao dịch giữa các ngân hàng ở một thị trường có độ tin cậy cao nhất lại bị đánh đồng như giao dịch
với một doanh nghiệp vay vốn thông thường.Là linh hồn của thị trường tiền tệ, những tín hiệu từ liên ngân
hàng đều có thể gây những tác động và ảnh hưởng lớn tới niềm tin, tâm lý thị trường. Tình trạng găm đô,
giữ vàng trong dân cư có thể mở rộng hơn và liên quan là câu chuyện thanh khoản hệ thống.
- Rõ ràng cơ chế lãi suất liên NH hiện nay đang dẫn đến tình trạng NHTM lớn "bắt chẹt" NHTM nhỏ,
thậm chí có trường hợp vừa mới giao dịch xong NHTM lớn yêu cầu tất toán trước hạn, NHTM nhỏ cũng phải
"ngậm bồ hòn" làm theo.
- Sự phòng thủ cục bộ của một số ngân hàng lớn với quan điểm đánh đồng với hoạt động cho vay như
phản ánh từ thành viên thị trường còn tạo thêm những xáo trộn trên thị trường liên ngân hàng, góp phần
tạo áp lực lãi suất và hiệu ứng tâm lý bất lợi, trong khi đó Ngân hàng Nhà nước đang nỗ lực giữ ổn định
chung trên thị trường này.
- Hoạt động tiền gửi bị đánh đồng là cho vay và làm lệch hướng đi của thị trường, cũng như làm lẫn
lộn vai trò của nó là kênh điều phối nguồn tiền gửi cho hệ thống thành một kênh cho vay, cũng như làm mất
đi đặc tính có độ tin cậy cao mà nó có được trong suốt quá trình hoạt động trước đó.
- Hiện nay nhiều ngân hàng dư vốn lợi dụng tình cảnh này, chém đẹp những NHTM thiếu vốn. Lãnh
đạo của một NHTM đã từng tuyên bố, lãi suất huy động cao đến 20-21%/năm cho vay ra quá rủi ro, đẩy vốn
lên thị trường liên ngân hàng có lợi hơn nhiều, vừa đảm bảo lợi nhuận vừa an toàn và đẩy rủi ro cho các
ngân hàng đi vay. Theo đó, các NHTM có lượng vốn dồi dào với hàng trăm nghìn tỷ đồng đã sử dụng lợi thế
này để "chém đẹp" các NHTM thiếu hụt vốn tạm thời.
=>Thực trạng này chẳng những làm mất đi ý nghĩa vốn có của thị trường liên ngân hàng là nơi vay mượn
vốn ngắn hạn giữa các ngân hàng với nhau, là nơi "bấu víu" của các ngân hàng tạm thời thiếu thanh khoản.
Không những vậy, việc làm này còn khiến đồng vốn chỉ chạy lòng vòng trong các ngân hàng mà không đi vào
nền kinh tế, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.
1

kp Chúc thi tốt^^
b. Giải pháp:
- Đã có nhiều quan điểm cho rằng vai trò của NHNN cần đặt ra trong việc tái cấp vốn hỗ trợ thanh khoản kịp
thời cho các NHTM, đồng thời tái định vị lại thị trường liên NH, trong đó cần tạo khuôn khổ và hành lang
pháp lý chặt chẽ cho thị trường liên NH đảm bảo tính ổn định và giá trị của thị trường, thay vì để các NHTM
tự "sát phạt" nhau.
- Để thị trường tiền tệ ổn định, NHNN cần quản lý chặt thị trường liên ngân hàng. Lãnh đạo nhiều NHTMCP
nhỏ cũng đề nghị, NHNN cần mở rộng cửa hơn để các NHTM nhỏ tham gia thị trường mở. Chỉ có như vậy,
các NHTM lớn mới không còn "làm mưa, làm gió" trên thị trường liên ngân hàng.
- NHNN theo dõi và quản lý hoạt động của thị trường liên NH thông qua những quy định về vay vốn giữa các
tổ chức tín dụng trên thị trường.Trong đó, quy định rõ về thời hạn vay vốn, mục đích sử dụng tiền vay mà
mục đích chính là bù đắp thiếu hụt tạm thời vốn ngắn hạn, lãi suất cho vay…
- Đadạnghóasảnphẩmthịt
r
ường.Mộtthịtrườnghoạtđộnghiệuquảthìphảicóđầyđủcácsảnphẩm,hànghóa,theot
hônglệthị
t
r
ườ
ngquốctế,ngoàicácsảnphẩmtruyềnthốnghiệnnaylàvayvàcho
vayvốn(nhậngửivàgửivốn),mu
a
báncácGTCG,muabáncókỳhạnGTCG(repo/reverserepo),nhómnghiệpvụcủaN
HNNđốivới
các
NHTM(chiếtkhấu,
tái
chiếtkhấu,thịtrườngmở,vaycầmcố,táicấpvốn),cònphảipháttriểncácsảnphẩm hiệnđại
đãphát
t

r
iể
ntrênthịtrường quốctế.
- Khuyến khích các tổ chức tín dụng Việt Nam tham gia vào hoạt động thị trường tiền tệ trong khu vực và trên
thế giới, trước hết là thị trường Hongkong và Singapore. Để thúc đẩy các tổ chức tín dụng tham gia hoạt
động thị trường tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Nhà nước cũng cần thay đổi một số những quy định pháp lý về
quản lý ngoại hối và sự di chuyển của những luồng vốn.
- Hoànthiệncơchếlãisuấtgiaodịch,đưalãisuấtVNIBORtrởthànhlãisuất tham chiếu
r
ộngrãichocácgiaodịch trên
thịtrườngtiềnt

.
1.2. Thị trường ngoại hối
a. Thực trạng:
- Thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự là
công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ. Thị trường ngoại hối Việt Nam và thị trường ngoại hối quốc tế còn có
một khoảng cách khá xa về tổ chức, quy mô, nghiệp vụ và kỹ năng giao dịch.
- Dự trữ ngoại tệ ngân hàng nhà nước còn mỏng, không ổn định, qua nhiều nấc quản lý, nhà nước chưa làm
tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng=> tình trạng căng thẳng
ngoại tệ thường xuyên xảy ra.
- Cơ chế tỷ giá còn cứng nhắc, chưa khuyến khích NHTM đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ, tạo tâm lý
giữ ngoại tệ đối với các NHTM cũng như các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Trong tất cả các năm, doanh số mua vào thường thấp hơn doanh số bán ra, điều này nói lên rằng thị trường
ngoại hối Việt Nam phát triển theo hướng một chiều và luôn chịu áp lực cầu lớn hơn cung. Hay nói cách
khác, thị trường thường ở tình trạng khan hiếm hàng hoá.
- Hệ thống thông tin cũng như hệ thống thanh toán bù trừ của VN còn chưa hoàn hảo, cùng với việc thanh
toán một số các giao dịch giao ngay ngay trong ngày đã làm cho thị trường ngoại hối trở nên phân đoạn, tỷ
giá có thể có chênh lệch giữa các địa bàn khác nhau.
- Việc quy định thời hạn tối thiểu đối với các hợp đồng kỳ hạn là một trong nhữngtrở ngại làm cho thịtrường

kỳ hạn trở nên kém linh hoạt và kém hấp dẫn đối với cáchoạt động ngoại thương.
2
kp Chúc thi tốt^^
b. Giải pháp:
- Cho phép doanh nghiệp được phát hành trái phiếu huy động ngoại tệ trôi nổi trong nền kinh tế và ngoại tệ
được cho là thừa của NHTM
- Tạo cơ chế mua bán đứt đoạn thay cho tín dụng ngoại tệ nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp, ngân
hàng và tính thị trường trong quan hệ ngoại hối.
- Làm thế nào đó để khơi thông cho được nguồn ngoại tệ ứ đọng trong doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa ngoại tệ, hạn chế neo vào USD.
- Để bên mua và bên bán gặp nhau đáp ứng yêu cầu hợp lý của thị trường.
- Tăng cường dự trữ ngoại hối, đưa ra những giải pháp thiết thực, đa dạng để hướng tới tỷ giá cân bằng.
- Xây dựng, điều chỉnh khung pháp lý cho thị trường quyền chọn ngoại tệ: Đồng bộ hóa các văn bản pháp lý liên
quan, nới rộng các điều kiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ, nâng cao hiệu quả thị trường thông qua việc công
khai hóa và minh bạch hóa thông tin
- NH không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ quyền chọn tới khách hàng. Tăng
cường hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính khu vực và thế giới
- Giải pháp để tiến tới thành lập một sàn giao dịch quyền chọn ngoại tệ niêm yết tập trung.
1.3. Thị trường vốn ngắn hạn
1.3.1. Thị trường tín dụng NH:
a. Thực trạng:
- Mức tăng trưởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng vẫn còn chậm do: nhiều công ty làm ăn thua lỗ, phá sản,
hàng loạt vụ án lớn đối với doanh nghiệp vay vốn bị đưa ra xét xử khiến NH e ngài không dám mở rộng cho vay
như trước. Nhiều doanh nghiệp chưa đủ điều kiện pháp lý đảm bảo an toàn vốn vay, chưa có phương án sử
dụng vốn khả thi. Nhiều ngành lâm vào tình trạng khó khăndo biến động thị truờng, khủng hoảng kinh tế=> NH
gặp khó khăn trong phát triển tín dụng.
- Tình trạng cạnh tranh lãi suất=> rủi ro đối với hoạt động tín dụng=> nợ quá hạn tăng.
- Cơ sở pháp lý cho việc xử lý tài sản thế chấp liên quan đến nợ xấu hiện nay còn chưa đồng bộ, việc thu hồi nợ
gặp nhiều khó khăn.
- sản phẩm tín dụng còn hạn chế, đơn điệu, KH ít có cơ hội lựa chọn, nhiều KH bắt buộc phải vay vốn ngắn hạn để

đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng lung túng tài chính.
- Trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế, nhất là ở vung sâu, vùng xa=> việc thẩm định cho vay không đầy đủ,
không đúng quy trình.
- Sở hữu chéo=> vốn ảo
b. Giải pháp
- Mỗi NH cần xây dựng chính sách tín dụng riêng, xác định chiến luợc phát triển, xây dựng chiến lược kinh
doanh trước mắt và lâu dài.
- NH thiết kế nhiều gói sản phẩm tín dụng đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng KH.
- Về chính sách lãi suất cho vay, ngân hàng cũng tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong quá trình quản
lý để giảm chi phí quản lý cũng như chi phí hoạt động của ngân hàng. Từ đó, có nguồn vốn với lãi suất rẻ và ổn định
hơn giúp đảm bảo dòng vốn đầu ra được khơi thông.
3
kp Chúc thi tốt^^
- Bên cạnh đó luôn đầu tư để nâng cao trình độ của tất cả cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định
dự án đầu tư, quản lý rủi ro được tốt hơn. Từ đó sẽ tránh được những tình trạng nợ xấu, tránh được sự sách nhiễu
của nhân viên đối với bên có nhu cầu vay vốn tín dụng
- NN tạo lập môi trường vĩ mô ổn định, phát triển bền vững, duy trì chỉ số lạm phát ổn định ở mức vừa phải.
Tập trung nghiên cứu để ban hành chính sách kịp thời và bền vững; bên cạnh đó tăng cường thanh tra, kiểm tra việc
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, chính sách của các bên tham gia thị trường để đảm bảo sự công bằng, minh
bạch cho thị trường; tạo tiền đề cho tính thanh khoản của dòng vốn, duy trì nền kinh tế phát triển ở mức độ vừa
phải, bảo đảm việc làm cho lực lượng lao động. Đó là cơ sở để ổn định xã hội, tạo sức cầu
+ NHNN quy định lãi suất sàn
+ Xử lý nợ xấu
1.3.2. Thị trường tín dụng TM:
a. Thực trạng:
- Các doanh nghiệp hiểu biết rất hạn chế về tín dụng thương mại.
- Các chủ thể tham gia chưa thực sự có niềm tin đối với thương phiếu và khả năng chuyển hóa thương phiếu
ra tiền của thương phiếu khi đến hạn.
- Rủi ro đầy rẫy trong TDTM ở Việt Nam do chưa được thừa nhận và bảo đảm bởi pháp luật.
- Nhà nước chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thương

phiếu, chưa ban hành mẫu biểu cụ thể để nó có thể trở thành một công cụ lưu thông tín dụng pháp định có thể thay
thế cho tiền mặt trong lưu thông.
- Pháp lệnh thương phiếu vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên tính khả thi vẫn còn kém. Thương phiếu và
các nghiệp vụ liên quan thương phiếu chưa đi vào đời sống kinh tế.
b. Giải pháp:
- Nhanh chóng tạo dựng một hành lang pháp lý cho sự tồn tại và cho việc thực hiện các nghiệp vụ liên quan
đến thương phiếu được an toàn và thuận lợi.
- Tổ chức phổ biến, thảo luận về thương phiếu và lợi ích của thương phiếu đến các doanh nghiệp, là những
chủ thể chủ yếu trong mối quan hệ thương phiếu.
- Nâng cao hiệu lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) để có thể cung cấp chính xác và kịp thời
năng lực chi trả, uy tín của các doanh nghiệp có nghĩa cụ thanh toán thương phiếu, đảm baot quyền lợi người thụ
hưởng.
- Nhà nước cần có những ưu đãi hợp lý cho các doanh nghiệp của như các tổ chức tín dụng có tham gia vào
quan hệ thương phiếu
- Nhà nước cần ban hành các thông tư hướng dẫn để NH có thể mạnh dạn thực hiện các nghiệp vụ liên quan
đến thưưong phiếu như bảo lãnh, chiết khấu và cầm cố thương phiếu, ban hành các mẫu biểu cho thương phiếu, ban
hành luật về các công cụ chuyển nhượng…
1.3.3. Thị trường tín dụng nhà nước
1.3.4. Thị trường tín dụng tự do giữa các tầng lớp dân cư
2. THỊ TRƯỜNG VỐN
1.1. Thị trường thế chấp
a.Thực trạng:
b. Giải pháp:
- Các NH cần tuân thủ đúng quy định về quy chế cho vay
- Tiêu chuẩn hóa các yếu tố của hợp đồng cho thế chấp để làm cơ sở cho việc mua bán nợ của các ngân hàng
và chứng kháon hóa các khoản vay.
- Đưa ra quy chế mua bán nợ hoàn chỉnh
- Giám sát tỷ trọng cho vay bất động sản trên tổng dư nợ
- Thành lập công ty chuyên trách chứng khoán hóa tài sản thế chấp
- Xây dựng quy trình chứng khóan hóa các khoản vay bất động sản

1.2. Thị trường cho thuê tài chính
a. Thực trạng:
- Số lượng doanh nghiệp cho thuê tài chính còn ít và vốn nhỏ.
- Phương thức cho thuê và tài sản cho thuê còn hạn chế, giá cho thuê cao. Tài sản cho thuê tài chính chủ yếu
tập trung vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị công nghệ=> đáp ứng 1 phần nhỏ nhu cầu.
4
kp Chúc thi tốt^^
- Chưa áp dụng tài sản cho thuê là bất động sản.
- Mạng lưới hoạt động chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn.
- Quy định về đối tượng cho thuê tài chính chỉ bó hẹp trong hoạt động sản xuất.
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn yếu kém về năng lực sản xuất, trình độ quản lý , tính khả thi dự án
chưa đủ thuyết phục.
c. Giải pháp:
- Các công ty cho thuê tài chính phải coi các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ là khách
hàng mục tiêu hướng tới.VìởViệt Nam số doanh nghiệp nhỏvà vừa chiếm trên 95% tổng số doanh nghiệp.
- Nhà nước từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến cho thuê tài chính. Tạo môi
trường bình đẳng để hoạt động cho thuê tài chính phát triển , mở rộng danh mục tài sản được phép CTTC, ưu đãi về
thuế
- Doanh nghiệp đi thuê nâng cao năng lực quản lý.
- Công ty cho thuê tài chính cần mở rộng thị trường cho thuê, khai thác tốt các lợi thế cạnh tranhcủa sản
phẩm cho thuê tài chính, đa dạng hóa phương thức tài trợ, đẩy mạnh marketing
1.3. Thị trường chứng khóan
a. Thực trạng:
- Thông tin bất cân xứng:người mua có rất ít thông tin và điều kiện để thẩm địnhgiá trị loại cổ phiếu mình
mua
- Nhà đầu tư cổ phiếu trên TTCKVN hầu hết là cá nhân mang tính đầu cơ hơn là đầu tư. Nhà đầu tư tổ chức
Việt Nam và nuớc ngoàicưa tham gia nhiều vào cổ phiếu các công ty niêm yết do tính kém hấp dẫn của cổ phiếu
công ty niêm yết và một phần do những khó khăn phức tạp liên quan đến khung pháp lý.Mảng dầu tư vào lĩnh vực
tài chính của các công ty còn thiếu tính chuyên nghiệp nên khi TTCK lâm vào khủng hoảng, các khoản lỗ tài chính
của doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới KQKD chung, đưa đến hậu quả xấu mang tính chất quay vòng.

- Hoạt động của thị trường OTC lớn hơn nhiều so với thị trường chính thức, nhưng hiện chưa có quy định
pháp luật kiểm soát hoạt động này nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư=> có nguy cơ sụp đổ và có thể gián tiếp làm
tổn hại đến thị trường chính thức.
- Chiến lược phát triển thị truờng vốn của chính phủ còn nhiều bất cập => nhà nước giữ it nhất 51% cổ phần
với các DN nhà nước gây cản trở tiến trình thị trường tự do theo quan hệ cung cầu
- Quy mô nhỏ và mức độ công khai thông tin thấp cảu các doanh nghiệp Việt Nam.
b. Giải pháp:
- Nhà nước cần đưa ra khung pháp lý bảo vệ cổ đông thiểu số.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
- Tăng cường giám sát năng lực tài chính, đạo đức nghề nghiệp các CTCK
- Đa dạng hóa các loại hình NĐT, cải thiện chất lượng NĐT. hoàn thiện một cơ chế cho NĐT nước ngoài sẽ
giúp TTCK Việt Nam thu hút được lượng vốn hoạt cho trung và dài hạn. Cần đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư,
tạo ưu đãi về thuế và phí để tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức nước ngoài đầu tư vào thị trường
- Đưa ra quy định về các chế độ thuế với nhà đầu tư. Đưa ra các chuẩn mực kế toán kiểm toán=> NN có thể
kiểm tra tính minh bạch của những thông tin do công ty cổ phần đưa ra.
- Đưa ra những chuẩn mực về công khai minh bạch
- Đa dạng hóa nguồn cung, chuẩn hóa các quy định.
ĐỀ SUẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM.
1. Đổi mới quy chế nghiệp vụ thị trường mở.
Quy chế nghiệp vụ thị trường mở chậm được điều chỉnh, sửa đổi theo sự đổi mới của môi trường pháp
lý, tạo ra những rủi ro về pháp lý và kinh tế cho các tổ chức tín dụng. Nhiều vấn đề cần phải bổ sung sửa đổi để
đồng bộ với các văn bản pháp luật mới (đặc biệt là các quy định mới về phát hành giấy tờ có giá, tiêu chuẩn giấy
tờ có giá, định giá giấy tờ có giá )nếu không sớm điều chỉnh sẽ phát sinh các rủi ro về pháp lý, rủi ro về kinh tế
cho các tổ chức tín dụng và làm giảm hiệu quả của công cụ Thị trường mở.
2. Đa dạng hóa cơ chế đấu thầu:
5
kp Chúc thi tốt^^
Cơ chế mua bán giấy tờ có giá trên thị trường mở hiện hành chủ yếu là đấu thầu khối lượng, các mức lãi
suất giao dịch thực tế phản ánh chưa chính xác quan hệ cung cầu vốn, không khuyến khích cạnh tranh thực sự
giữa các tổ chức tín dụng với mục tiêu hạ lãi suất thị trường.

3. Tự do hóa thị trường mở.
Khối lượng giao dịch trên thị trường mở bị hạn chế trong mức cung tiền mục tiêu hàng năm và khả
năng, điều kiện tham gia thị trường mở của các tổ chức tín dụng, làm giảm hiệu quả điều tiết, tác dụng của công
cụ thị trường mở.
4. Đa dạng hàng hóa trên thị trường mở.
Ở Việt Nam các công cụ tài chính chủ yếu giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở bao gồm các loại giấy tờ có giá
phát hàng bằng VNĐ như sau: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền
địa phương do UBND Hà Nội và UBND TP.HCM phát hành. Thực tế, ngân hàng trung ương các nước sử dụng rất
nhiều các loại giấy tờ có giá khác nhau được dùng trong giao dịch thị trường mở.
5. Mở rộng các thành viên tham gia.
Trong thời gian qua, các giao dịch lệ thuộc nhiều vào 04 ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân
hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đóng vai trò rất khiêm
tốn, nên phần nào hạn chế những hiệu quả của thị trường.Vì vậy, ngân hàng nhà nước cần tạo điều kiện cho các
ngân hàng có quy mô nhỏ hơn có điều kiện để tham gia và nghiệp vụ thị trường mở.
6. Đa dạng các kỳ hạn giao dịch.
Hiện nay, đa phần các kỳ hạn giao dịch chủ yếu phổ biến từ 06 tháng trở lại vì vậy cần tiếp tục đa dạng các
giao dịch khác nhau trong một phiên giao dịch, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn, dưới 01 tháng để các ngân hàng
thương mại có điều kiện lựa chọn tham gia đặt thầu phù hợp với nhu cầu điều tiết vốn khả dụng của mình.
7. Cải tiến về công nghệ.
Một hạn chế khác của nghiệp vụ thị trường mở là do hạ tầng thông tin, đường truyền chưa đáp ứng
được với yêu cầu thực tế, vì vậy, thời gian giao dịch còn dài và đường truyền còn bị tắc ngẽn.Cần tiếp tục nâng
cấp các thiết bị và tốc độ đường truyền cũng như hoàn thiện phần mềm thị trường mở để các thành viên tham
gia thực hiện nhanh chóng dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch.
Tham khảo: tổng hợp, biên soạn từ internet
6
kp Chúc thi tốt^^

×