Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

bộ đề thi môn địa từ năm 2008 đến 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
( Ôn thi ĐH, C
Đ kh
ối C )
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
BÔ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LỚP CĐSTOAN11
Bộ đề thi môn
ĐỊA LÍ
2008 - 2012
(Ôn thi ĐH, CĐ khối C)
( In lần thứ nhất )
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC
Lớp CĐSTOAN11 giữ bản quyền tài liệu, nghiêm cấm sao in dưới mọi hình
thức
271/GD-05/5612/903-00 Mã số: 2T618L5
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C
ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH

Câu I (3,5 điểm)

Anh (chị) hãy:
1. Nêu những điểm chung của các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản ở nước ta.


2. Phân tích thế mạnh để phát triển từng ngành nói trên.

Câu II (3,0 điểm)

Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta
Đơn vị: tỉ đồng
Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990 16 393,5 3 701,0 572,0
1995 66 793,8 16 168,2 2 545,6
1999 101 648,0 23 773,2 2 995,0
2001 101 403,1 25 501,4 3 273,1
2005 134 754,5 45 225,6 3 362,3

Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân
theo ngành của nước ta thời kì 1990 – 2005.
2. Nhận xét và giải thích về cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trong thời kì nói trên.

PHẦN RIÊNG Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b

Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3,5 điểm)

Phát triển cây công nghiệp là một hướng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nước ta.
Anh (chị) hãy:
1. Trình bày sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và
miền núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ.
2. Phân tích khả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta.

Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3,5 điểm)


Anh (chị) hãy:
1. Chứng minh rằng khí hậu, thủy văn nước ta có sự phân hóa đa dạng.
2. Trình bày sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh Số báo danh

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C

(Đáp án – Thang điểm có 04 trang)

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu Ý Nội dung Điểm
I

Về các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
3,50
1 Những điểm chung của các ngành (1,25 điểm)

- Vai trò: đều là những ngành quan trọng (công nghiệp trọng điểm), có vai trò to lớn
cả về kinh tế và xã hội.
0,50

- Nguồn lực: tuy có những hạn chế nhưng đều có thế mạnh phát triển lâu dài (ví dụ). 0,50

- Sự phát triển: nói chung, chúng đều khai thác được các lợi thế và phát triển mạnh. 0,25
2 Thế mạnh để phát triển từng ngành (2,25 điểm)


- Công nghiệp năng lượng
+ Tài nguyên dồi dào: than, dầu khí, thủy năng, nguồn năng lượng khác.
+ Thị trường rộng lớn.
+ Chính sách của nhà nước và các thế mạnh khác: công nghiệp năng lượng được
đầu tư phát triển đi trước một bước
0,75

- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản
+ Nguyên liệu tại chỗ phong phú từ các ngành nông, lâm, thủy sản.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Chính sách phát triển và các thế mạnh khác: được quan tâm phát triển, thu hút
đầu tư, lao động dồi dào
0,75


- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Các nhân tố khác: được quan tâm phát triển, thu hút đầu tư
0,75
II

Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích 3,00
1 Vẽ biểu đồ (1,50 điểm)




a) Xử lí số liệu. Kết quả như sau:
Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta (%)

Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
1990
79,3 17,9 2,8
1995
78,1 18,9 3,0
1999 79,2 18,5 2,3
2001
77,9 19,6 2,5
2005
73,5 24,7 1,8

0,50







2

b) Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thích hợp nhất là biểu đồ miền.
Yêu cầu:
- Chính xác về các khoảng chia trên hai trục.

- Có chú giải và tên biểu đồ.
- Chính xác về các đối tượng biểu hiện trên biểu đồ.
1,00


CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990 – 2005




















2 Nhận xét và giải thích (1,50 điểm)



a) Nhận xét: Thời kì 1990 - 2005
0,75

- Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỉ trọng rất lớn, tỉ trọng chăn nuôi
và dịch vụ còn nhỏ, nhất là dịch vụ (dẫn chứng).

- Cơ cấu nông nghiệp có sự thay đổi: hướng chung là tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi,
giảm tỉ trọng trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).


b) Giải thích: 0,75

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn do đây là ngành truyền thống, có nhiều nguồn lực
phát triển, nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng
hóa cơ cấu nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta
đang chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi được phát
huy và sự tác động của thị trường


3
PHẦN RIÊNG
III.a Về phát triển cây công nghiệp 3,50
1
Sự khác nhau về điều kiện sản xuất cây công nghiệp giữa vùng Trung du và miền

núi phía Bắc với vùng Đông Nam Bộ (2,00 điểm)


a) Điều kiện tự nhiên

1,00

- Địa hình: Đông Nam Bộ ít bị chia cắt, bằng phẳng hơn nên thuận lợi để tổ chức sản
xuất với quy mô lớn.


- Đất: Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đất feralit phát triển trên đá phiến, đá
vôi, Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan, đất xám.


- Khí hậu: Trung du và miền núi phía Bắc có một mùa đông lạnh, phân hóa theo độ
cao, Đông Nam Bộ mang tính chất cận xích đạo. Những đặc điểm này có ảnh hưởng
khác nhau tới việc phát triển cây công nghiệp.


- Các nhân tố khác: nguồn nước, sinh vật


b) Điều kiện kinh tế - xã hội 1,00


- Dân cư, lao động: Trung du và miền núi phía Bắc thưa dân, hạn chế về lao động,
trình độ phát triển thấp hơn Đông Nam Bộ.



- Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Trung du và miền núi phía Bắc có cơ sở vật chất - kĩ thuật
kém hơn Đông Nam Bộ.


- Thị trường: Đông Nam Bộ có nhiều lợi thế hơn cả về thị trường trong vùng và bên
ngoài.


- Sự khác nhau về các điều kiện khác: đầu tư nước ngoài, chính sách

2 Khả năng phát triển cây công nghiệp ở đồng bằng nước ta (1,50 điểm)

a) Thuận lợi:


-Tự nhiên:
+ Địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa thích hợp cho nhiều loại cây công
nghiệp.
0,50

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có sự phân hóa đa dạng, nguồn nước dồi dào tạo điều
kiện phát triển nhiều loại cây công nghiệp.


- Kinh tế – xã hội:
+ Dân số đông, lao động dồi dào có trình độ học vấn và chuyên môn kĩ thuật cao,
thị trường rộng lớn
+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật tương đối khá, có nhiều chính sách khuyến khích phát
triển cây công nghiệp
0,50


b) Khó khăn: có nhiều khó khăn xuất phát từ đặc điểm khí hậu, nguồn nước, dân cư tập
trung đông với nghề trồng lúa chiếm ưu thế trong nông nghiệp
0,25


c) Đánh giá chung: đồng bằng chủ yếu thích hợp với cây công nghiệp ngắn ngày.
0,25

4
III.b Phân hóa khí hậu, thủy văn – Chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta 3,50
1 Chứng minh khí hậu, thủy văn nước ta phân hóa đa dạng (2,00 điểm)

a) Khí hậu
- Phân hóa thành hai miền khí hậu với ranh giới là khối núi Bạch Mã:
0,50
+ Miền khí hậu phía Bắc là miền khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh.

+ Miền khí hậu phía Nam là miền khí hậu gió mùa cận xích đạo.

- Phân hóa thành các đai khí hậu theo độ cao địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới
trên núi, ôn đới núi cao.
0,25
- Bên cạnh sự phân hóa trên, khí hậu còn có sự phân hoá thành các vùng, kiểu khí hậu
địa phương.
0,25
b) Thủy văn: phân hóa thành 3 miền
0,75
- Miền thủy văn Bắc Bộ: hướng chảy chung tây bắc – đông nam, lũ vào mùa hạ, cạn
vào mùa đông


- Miền thủy văn Đông Trường Sơn: hướng chảy chung tây – đông, mùa lũ lệch vào thu
đông, có lũ tiểu mãn

- Miền thủy văn Tây Nguyên và Nam Bộ: lũ bắt đầu vào mùa hạ, đỉnh lũ rơi vào tháng
9 – 10


c) Sự phân hóa khí hậu, thủy văn còn thể hiện ở sự khác nhau giữa vùng biển - đảo và
đất liền, giữa các bộ phận biển - đảo.
0,25
2 Sự chuyển dịch kinh tế nông thôn nước ta (1,50 điểm)

- Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch về cơ cấu ngành: hoạt động phi nông nghiệp có
xu hướng ngày càng tăng mặc dù hoạt động nông nghiệp vẫn là bộ phận chủ yếu, cơ
cấu sản phẩm cũng có sự thay đổi.
0,50
- Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn được đa dạng hóa gồm nhiều thành phần: doanh
nghiệp (nhà nước, tư nhân, liên doanh ), hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình; tương
quan giữa các thành phần có sự thay đổi.
0,50


- Kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa trên
con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
0,50
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II + III.a (hoặc III.b) = 10,00 điểm


Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và chính xác thì

vẫn được điểm tối đa theo thang điểm đã quy định.
Hết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008
Môn thi: ĐỊA LÍ, khối C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu I (3,5 điểm)
Về các vấn đề phát triển kinh tế của nước ta, anh (chị) hãy:
1.Trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng.
2. Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp.
Câu II (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
Giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo giá so sánh 1994 phân theo nhóm cây trồng của nước ta.
( Đơn vị: tỉ đồng)
Trong đó
Năm Tổng số
Cây lương thực Cây công nghiệp Rau đậu Cây khác
1995 66183,4 42110,4 12149,4 4983,6 6940,0
2005 107897,6 63852,5 25585,7 8928,2 9531,2
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt theo
bảng số liệu trên.
2. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của năm 2005 so với
năm 1995.
PHẦN RIÊNG
__________

Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b
__________
Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3,5 điểm)
1. Hãy phân tích tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ. Vì sao ở vùng này việc khai
thác lãnh thổ theo chiều sâu lại là vấn đề được quan tâm ?
2. Dựa vào các điều kiện tự nhiên hãy giải thích sự khác biệt về cơ cấu cây trồng của vùng Trung
du và miền núi phía Bắc với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3,5 điểm)
1. Hãy kể tên 10 huyện đảo của nước ta, nêu rõ huyện đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào. Ý nghĩa
của các đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối
với cảnh quan tự nhiên nước ta.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: …………… ………………………Số báo danh: ……………………………….
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008

Môn: ĐỊA LÍ, khối C
(Đáp án - Thang điểm có 05 trang)
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu Ý Nội dung Điểm
Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp - Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm phân hóa lãnh
thổ sản xuất công nghiệp.
3,50
Trình bày vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng (2,5 điểm).

a) Đặc điểm và hiện trạng sử dụng đất ở các đồng bằng nói chung:
Đất phù sa, địa hình bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chủ yếu canh tác các nhóm cây
trồng hàng năm, chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

0,25
b) Vấn đề sử dụng đất nông nghiệp của các vùng đồng bằng
* Đồng bằng sông Hồng 0,75
- Đặc điểm vốn đất: Chịu sức ép về dân số đối với việc sử dụng đất (bình quân đất
nông nghiệp trên đầu người thấp nhất cả nước), đất nông nghiệp có dấu hiệu suy thoái.

- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:
+ Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ
thích hợp; tận dụng triệt để diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản.

+ Bảo vệ đất nông nghiệp (chống sự suy thoái, quy hoạch, sử dụng…).
* Đồng bằng sông Cửu Long 0,75
- Đặc điểm vốn đất: Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người lớn, đất phù sa
được bồi đắp thường xuyên, tỉ lệ đất phèn, đất mặn lớn.

- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:
+ Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ ở những nơi có điều kiện (dải phù sa ngọt ven sông
Tiền, sông Hậu…), sử dụng triệt để diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
+ Tăng cường công tác thủy lợi, cải tạo đất phèn, mặn.

* Các đồng bằng duyên hải miền Trung 0,75
- Đặc điểm vốn đất: Là những đồng bằng nhỏ, hẹp, đất kém màu mỡ, đất nông nghiệp
bị xâm lấn bởi cát biển, nhiều nơi bị khô hạn nghiêm trọng vào mùa khô.

1
- Hiện trạng sử dụng và giải pháp:

+ Ở Bắc Trung Bộ: Việc sử dụng đất gặp khó khăn do sự xâm lấn của cát biển. Vì
vậy, giải pháp cấp bách là chống nạn cát bay và sự di chuyển của cồn cát.
+ Ở các đồng bằng nhỏ duyên hải Nam Trung Bộ: Việc sử dụng đất gặp khó khăn lớn
là sự thiếu nước vào mùa khô. Vì vậy cung cấp nước về mùa khô để nâng cao khả năng
sử dụng đất là vấn đề rất quan trọng.

Nguyên nhân dẫn đến đặc điểm phân hóa lãnh thổ sản xuất công nghiệp (1,0 điểm).
I


































2


- Nêu nét chính trong sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp: Công nghiệp tập trung cao ở
một số vùng (Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận, Đông Nam Bộ), những vùng khác
(Tây Nguyên, Tây Bắc…) có mức độ tập trung thấp hơn.


0,25

1
- Nguyên nhân:
+ Những vùng tập trung công nghiệp cao là do có nhiều lợi thế về các nguồn lực (vị
trí, điều kiện tự nhiên, dân cư, nguồn lao động…)

0,50




+ Những vùng có mức độ tập trung công nghiệp thấp là do gặp phải những khó khăn
về điều kiện tự nhiên, nguồn lực con người và nhiều nhân tố khác.
0,25

Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích. 3,00
1
Xử lý số liệu và vẽ biểu đồ (1,5 điểm).
a. Xử lý số liệu
* Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng
(Đơn vị : % )
Trong đó Năm Tổng
số
Cây lương thực Cây công nghiệp Rau đậu Cây khác
1995 100 63,6 18,4 7,5 10,5
2005 100 59,2 23,7 8,3 8,8

* So sánh quy mô và bán kính biểu đồ

So sánh quy mô giá trị So sánh bán kính biểu đồ
1995 1,0 1,0
2005 1,6 1,3


0,50














II













































































b.Vẽ biểu đồ
Yêu cầu

- Vẽ hai biểu đồ hình tròn có bán kính khác nhau (Các loại khác không cho điểm).
- Biểu đồ có đủ các yếu tố (tên, nội dung biểu hiện, chú giải).
- Tương đối chính xác về tương quan bán kính và các đối tượng biểu hiện.





1,00

2

3
Nhận xét và giải thích (1,5 điểm).
a) Nhận xét :
Cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2005 có sự thay đổi so với năm 1995

0,75
- Tỉ trọng của nhóm cây công nghiệp và nhóm rau đậu tăng (dẫn chứng)
- Tỉ trọng của nhóm cây lương thực và các loại cây khác giảm (dẫn chứng)
- Tuy nhiên, nhóm cây lương thực vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng)
b) Giải thích :
- Cây công nghiệp và nhóm rau đậu tăng tỉ trọng do nước ta đa dạng hóa cơ cấu ngành
trồng trọt, hai nhóm này có nhiều lợi thế (đất đai, thị trường, sự khuyến khích của nhà
nước) nên phát triển mạnh nhất. Vì vậy, tỉ trọng của chúng tăng lên.
0,75

- Nhóm cây lương thực và các loại cây khác giảm tỉ trọng là do các nhóm này kém lợi thế hơn
(ví dụ: nhóm cây lương thực, mà chủ yếu là lúa, việc tăng diện tích và năng suất là hạn chế).


2







- Nhóm cây lương thực là nhóm cây trồng chủ yếu trong ngành trồng trọt của nước ta,
hiện nay nhu cầu vẫn rất lớn nên dù tỉ trọng giảm nhưng vẫn chiếm ưu thế so với các
nhóm cây trồng khác.

PHẦN RIÊNG
III.a Về các vùng kinh tế (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền
núi phía Bắc).
3,50
Tiềm năng phát triển - Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu của Đông Nam Bộ (2,5 điểm).
a) Tiềm năng phát triển kinh tế

- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên 0,75
+ Vị trí địa lí: Giáp biển, có biên giới với nước ngoài, giáp nhiều vùng kinh tế trong
nước tạo ra nhiều thuận lợi phát triển kinh tế.

+ Đất, địa hình, nguồn nước, khí hậu: Địa hình khá bằng phẳng, đất badan, đất xám
bạc màu có diện tích lớn, khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho cây công nghiệp, hệ thống
sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn…

+ Sinh vật, khoáng sản: Nằm gần các ngư trường lớn, hệ sinh thái rừng ngập mặn, các
khu vườn quốc gia; khoáng sản dầu khí trên vùng thềm lục địa, vật liệu xây dựng…

- Các điều kiện kinh tế - xã hội 0,75
+ Dân cư - lao động: Nguồn lao động dồi dào đặc biệt lao động có trình độ chuyên
môn kỹ thuật cao.

+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật: Khá hoàn thiện (mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc,

các khu công nghiệp tập trung - khu chế xuất…).

+ Các nhân tố khác: Nhận được sự quan tâm đầu tư phát triển của nhà nước, đặc biệt
thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

b) Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu



















1





















- Khái niệm: Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu tức là “nâng cao hiệu quả khai thác lãnh
thổ trên cơ sở tăng cường đầu tư khoa học kĩ thuật và vốn, để vừa tăng thêm tổng sản
phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, vừa bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên.”


0,25


4

- Nguyên nhân vấn đề phát triển theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ được quan tâm: 0,75
+ Xuất phát từ các tiềm năng của vùng (thuận lợi về điều kiện tự nhiên và điều kiện
kinh tế - xã hội).



+ Xuất phát từ vị trí của vùng trong nền kinh tế của đất nước (là một trong những vùng
có trình độ phát triển kinh tế vào loại bậc nhất cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam, dẫn đầu cả nước về nhiều chỉ tiêu kinh tế).


+ Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế của vùng (nhằm phát huy tối đa các lợi thế
vốn có, tiếp tục khẳng định vị trí kinh tế của vùng trong cả nước…).

Giải thích sự khác biệt về cơ cấu cây trồng của hai vùng… (1,0 điểm).
- Nêu sự khác biệt về cơ cấu cây trồng: Trung du và miền núi phía Bắc trồng nhiều loại
cây dài ngày ưa khí hậu có yếu tố cận nhiệt; Đồng bằng sông Cửu Long nghiêng về các
loại cây ngắn ngày ưa khí hậu nóng.

0,25
- Do sự khác nhau về khí hậu: Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khí hậu nhiệt
đới có mùa đông lạnh; Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính chất cận xích
đạo.
0,25
- Do sự khác nhau về địa hình - đất đai: Trung du và miền núi phía Bắc là nơi mà địa hình
dốc chiếm ưu thế nên trồng cây dài ngày thích hợp hơn; Đồng bằng sông Cửu Long là
vùng có điều kiện địa hình đất đai nói chung thích hợp hơn cho các loại cây ngắn ngày.
0,25

2
- Ngoài các nhân tố trên còn có các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội khác (tập quán canh
tác, kinh nghiệm sản xuất…).
0,25
Hệ thống đảo – Địa hình đồi núi nước ta. 3,50
1 Kể tên các huyện đảo - Ý nghĩa của các đảo và quần đảo (1,5 điểm).

a. Kể tên các huyện đảo ở nước ta
Kể đúng tên và địa chỉ của 10 huyện đảo.

1,00
b. Ý nghĩa của các đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước 0,50
- Các đảo và quần đảo là cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và
thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.







- Tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế
biến hải sản, đặc sản, khai thác khoáng sản, giao thông biển, du lịch biển đảo…

Ảnh hưởng của địa hình đồi núi (2,0 điểm).
a. Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
* Thuận lợi:

- Đối với công nghiệp: Là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp. 0,50
+ Dự trữ thủy năng để phát triển thủy điện.

III.b














2




+ Tập trung các mỏ khoáng sản tạo khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế
biến khoáng sản.



5

- Đối với nông, lâm nghiệp: 0,50
+ Tài nguyên rừng và đất rừng phong phú tạo điều kiện để phát triển lâm nghiệp.
+ Các cao nguyên thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây
ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn.

- Đối với du lịch: Khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi để hình thành các điểm du
lịch nổi tiếng.
0,25
* Khó khăn: Địa hình bị chia cắt mạnh, là nơi xảy ra nhiều thiên tai gây trở ngại cho các
hoạt động kinh tế xã hội (giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các

vùng…).

0,25
b. Ảnh hưởng đối với cảnh quan tự nhiên 0,50
- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều cao, trong đó cảnh quan rừng nhiệt đới
gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế.


- Làm cho cảnh quan tự nhiên phân hóa theo chiều bắc - nam, theo chiều đông - tây…
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III.a (hoặc III.b) = 10,00 điểm
Nếu thí sinh làm bài không theo dàn ý như trong đáp án, nhưng đủ ý và đúng thì vẫn được điểm tối đa
theo thang điểm đã quy định.

Hết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong lịch sử hình
thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam.
2. Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều giữa khu
vực nông thôn với khu vực thành thị. Phân tích tác động tích cực của quá trình đô thị
hoá ở nước ta tới sự phát triển kinh tế.
Câu II (3,0 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở nước ta. Giải

thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu giá trị
sản xuất của ngành thuỷ sản.
2. Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào ? Hãy phân tích thế
mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thuỷ điện của vùng này.
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA
Đơn vị : tỉ đồng
Năm
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế
ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
2000 39 206 177 744 3 461
2006 75 314 498 610 22 283
Nguồn : Niên giám thống kê Việt Nam 2007, NXB Thống kê, 2008, trang 443
Anh (chị) hãy :
1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu
dịch vụ tiêu dùng và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000
và năm 2006.
2. Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ.
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất trong
số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ? Nêu định hướng phát triển của vùng này.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta hiện nay ?
Nêu định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng này.
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh :
Số báo danh :
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
(Đáp án - thang điểm có 04 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Trình bày đặc điểm và ý nghĩa của giai đoạn Tiền Cambri trong
lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ Việt Nam
1,00
a) Đặc điểm :

- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt
Nam (diễn ra trong khoảng 2 tỉ năm, kết thúc cách đây 542 triệu năm).
0,25
- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay
(chủ yếu tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn và Trung Trung
Bộ).
0,25
- Các điều kiện cổ địa lí còn rất sơ khai và đơn điệu (cùng với sự xuất

hiện thạch quyển, lớp khí còn rất mỏng, thuỷ quyển mới hình thành và
sự sống ra đời, nhưng còn sơ khai nguyên thuỷ).
0,25
1
b) Ý nghĩa : Đây là giai đoạn hình thành nền móng ban đầu của lãnh thổ
Việt Nam.
0,25
Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều
giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị. Phân tích tác động
tích cực của quá trình đô thị hoá ở nước ta tới sự phát triển kinh tế
1,00
a) Chứng minh rằng nguồn lao động của nước ta phân bố không đều
giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị : Lao động ở nông thôn
nhiều hơn 3 lần so với lao động ở thành thị (tương ứng là 75% và 25%
lao động của cả nước, năm 2005).
0,25
b) Phân tích tác động tích cực của đô thị hoá :

- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 0,25
- Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu
vực đô thị đóng góp 70,4% GDP, 84% GDP công nghiệp - xây dựng,
87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách cả nước, năm 2005).
0,25
I
(2,0 đ)
2
- Các thành phố, thị xã là thị trường tiêu thụ lớn ; lực lượng lao động
đông và có trình độ, cơ sở vật chất - kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với
đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát
triển kinh tế.

0,25
Phân tích những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản ở
nước ta. Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng
ngày càng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản
1,50
1
a) Những thuận lợi đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản :

II
(3,0 đ)

- Vùng biển rộng, có nguồn lợi hải sản khá phong phú (tổng trữ lượng
0,25

1


3,9 - 4,0 triệu tấn, cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn.
Biển nước ta có hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài
nhuyễn thể, hơn 600 loài rong và nhiều đặc sản khác như hải sâm, bào
ngư, sò, điệp, ).


- Nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm : Cà Mau -
Kiên Giang (ngư trường vịnh Thái Lan), Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà
Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và
Hoàng Sa - Trường Sa.
0,25

- Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt hải sản ; các phương

tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn ; dịch vụ thuỷ sản và các
cơ sở chế biến thủy sản được mở rộng.
0,25

- Thị trường (trong nước, thế giới) ngày càng mở rộng ; sự đổi mới
trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động đánh bắt,
0,25
b) Giải thích tại sao hoạt động nuôi trồng lại chiếm tỉ trọng ngày càng
cao trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản :


- Hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và nhu cầu lớn trên thị trường (nhất là
các thị trường Hoa Kì, EU, ).
0,25

- Diện tích mặt nước còn nhiều, kĩ thuật nuôi trồng ngày càng hoàn
thiện và các lí do khác (kinh nghiệm nuôi trồng, chính sách, ).
0,25
Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm những tỉnh nào ? Hãy phân tích
thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển thuỷ điện của vùng này
1,50
2

a) Các tỉnh thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ : Điện Biên, Lai Châu,
Sơn La, Hoà Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên
Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang,
Quảng Ninh.
(15 tỉnh ; 0,25 điểm / 5 tỉnh).
0,75


b) Thế mạnh về tự nhiên để phát triển thuỷ điện : các sông suối có trữ
năng thuỷ điện lớn (hệ thống sông Hồng 11 triệu kW, chiếm hơn 1/3 trữ
năng thuỷ điện của cả nước ; riêng sông Đà gần 6 triệu kW).
0,25

c) Hiện trạng phát triển thuỷ điện :
- Nhiều nhà máy thuỷ điện đã được xây dựng : Thác Bà trên sông Chảy
(110 MW), Hoà Bình trên sông Đà (1920 MW), Tuyên Quang trên
sông Gâm (342 MW) và hàng loạt nhà máy thuỷ điện nhỏ.

0,25

- Đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La trên sông Đà (2400 MW).
0,25
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh
thu dịch vụ tiêu dùng và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế
năm 2000 và năm 2006
2,00
a) Xử lí số liệu :

III
(3,0 đ)
1
- Tính bán kính đường tròn (r) :

r
2000
= 1,0 đơn vị bán kính ; r
2006
=

596207
1, 6
220411
=
đơn vị bán kính

0,25

2






- Tính cơ cấu :
CƠ CẤU TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ, DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU DÙNG
THEO GIÁ THỰC TẾ PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA (%)
Năm Tổng số
Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế
ngoài Nhà nước
Khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài
2000 100,0 17,8 80,6 1,6
2006 100,0 12,6 83,6 3,8

0,25


b) Vẽ biểu đồ :

Biểu đồ quy mô tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng
và cơ cấu của nó phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và năm 2006
1,50
Rút ra nhận xét từ biểu đồ đã vẽ 1,00 2
a) Về quy mô : tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tiêu dùng
năm 2006 gấp hơn 2,7 lần năm 2000.
0,25

b) Về cơ cấu :

- Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước luôn lớn nhất. 0,25
- Tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đều tăng (tương ứng trong giai đoạn nói trên là 3,0% và 2,2%).
0,25

- Tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước giảm (5,2%). 0,25
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
1 Tại sao vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tốc độ tăng trưởng
GDP cao nhất trong số các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta ?
1,50
- Có vị trí địa lí đặc biệt thuận lợi (bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải
Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long ).
0,25
- Có nguồn tài nguyên đa dạng, nổi bật nhất là dầu khí ở thềm lục địa. 0,25
- Dân cư đông (15,2 triệu người năm 2006), nguồn lao động dồi dào, có
chất lượng.
0,25

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật tốt và đồng bộ. 0,25
IV.a
(2,0 đ)
- Tập trung tiềm lực và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước. 0,25
- Các nguyên nhân khác (thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, sự
năng động trong cơ chế thị trường, ).
0,25

3

2 Định hướng phát triển của vùng 0,50
- Phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm,
công nghệ cao ; hình thành các khu công nghiệp tập trung.
0,25
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ (thương mại, ngân
hàng, du lịch, ).
0,25
Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất ở nước ta
hiện nay ?
1,50
- Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa cả nước. 0,25
- Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu. 0,25
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo ; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch
chằng chịt.
0,25
- Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm trồng lúa, năng động. 0,25
- Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật (hệ thống thuỷ
lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xay xát, ).
0,25

1
- Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở
trong nước và xuất khẩu, ).
0,25
Định hướng phát triển sản xuất lương thực của vùng 0,50 2
- Tập trung thâm canh, tăng vụ kết hợp với khai hoang, chuyển dịch cơ
cấu cây trồng.
0,25
IV.b
(2,0 đ)
- Đẩy mạnh công nghiệp chế biến, công nghệ sau thu hoạch, 0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI : I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm




4

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1. Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực
đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
2. Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với vấn đề giải quyết

việc làm ở nước ta hiện nay ?
Câu II (3,0 điểm)
1. Lấy dẫn chứng từ hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chứng minh rằng điều kiện
tự nhiên tạo cơ sở cho việc lựa chọn sản phẩm chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp.
2. Hãy phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn
ở nước ta.
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu :
Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của một số địa điểm (°C)


Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
TP Hạ Long 17 18 19 24 27 29 29 27 27 27 24 19
TP Vũng Tàu 26 27 28 30 29 29 28 28 28 28 28 27

1. Vẽ biểu đồ đường thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long
và Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho.
2. Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng mùa hạ
ở hai thành phố trên.
3. Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu trên hãy nhận xét sự khác nhau về chế độ nhiệt của Hạ Long
và Vũng Tàu.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
1. Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc.
2. Trình bày tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Trung Bộ.
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

1. Theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp nước ta được chia thành mấy loại ? Là những loại nào ?
2. Hãy nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta. Để giảm thiệt hại do lũ quét gây ra
cần có những giải pháp nào ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh: Số báo danh



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
(Đáp án - thang điểm có 03 trang)

Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Nêu các đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên
của khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
1,50
- Nêu đúng 4 đặc điểm chính của tự nhiên Việt Nam : Đất nước nhiều đồi núi,
thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa,
thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.
0,50
- Phân tích các thế mạnh về tự nhiên của khu vực đồng bằng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội :



+ Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản. 0,25
+ Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác như thuỷ sản, khoáng sản và lâm sản. 0,25
+ Là điều kiện thuận lợi để tập trung các đô thị, các hoạt động công nghiệp và
thương mại.
0,25

1
+ Tạo thuận lợi cho phát triển giao thông vận tải. 0,25
Việc mở rộng, đa dạng hoá các loại hình đào tạo có ý nghĩa như thế nào đối với
vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay?
0,50
- Nêu ý nghĩa : Tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tự tạo ra hay tìm
kiếm việc làm
0,25
I
(2,0 đ)
2
- Diễn giải : nâng cao trình độ, tay nghề, đa dạng hoá cơ cấu ngành nghề cho
nguồn lao động tạo điều kiện cho họ đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang trong
tiến trình đa dạng hoá, hiện đại hoá.
0,25
Lấy dẫn chứng từ hai vùng Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long chứng minh
rằng điều kiện tự nhiên tạo cơ sở cho việc lựa chọn sản phẩm chuyên môn hoá
trong sản xuất nông nghiệp
2,00
a) Đối với Tây Nguyên.
- Nêu các sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất :

+ Các sản phẩm từ cây công nghiệp lâu năm bao gồm các loại cây nhiệt đới

và cận nhiệt (cà phê, cao su, chè ).
0,25
+ Các sản phẩm từ chăn nuôi gia súc lớn. 0,25
- Các sản phẩm trên được lựa chọn sản xuất trên cơ sở các thuận lợi về điều kiện
tự nhiên của vùng :


+ Đất, địa hình (đất ba dan, với các cao nguyên mặt bằng rộng ). 0,25
+ Khí hậu, sinh vật (khí hậu cận xích đạo, có sự phân hoá theo độ cao;
nguồn thức ăn tự nhiên).
0,25
b) Đối với Đồng bằng sông Cửu Long.

- Nêu các sản phẩm chuyên môn hoá sản xuất :
+ Các sản phẩm từ lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả nhiệt đới. 0,25
II
(3,0 đ)












1














+ Thuỷ sản (tôm, cá), gia cầm (đặc biệt là thuỷ cầm). 0,25

1
- Các sản phẩm trên được lựa chọn sản xuất trên cơ sở các thuận lợi về điều kiện
tự nhiên của vùng :

+ Đất, địa hình (đất phù sa màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng ). 0,25


+ Các yếu tố về khí hậu, thuỷ văn, sinh vật (môi trường nuôi trồng thuận lợi,
nguồn thuỷ sản giàu có).
0,25
Hãy phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp. Kể tên các trung tâm
công nghiệp lớn ở nước ta
1,00
- Phân biệt khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp.
+ Khu công nghiệp : có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống. 0,25

+ Trung tâm công nghiệp: thường gắn với các đô thị vừa và lớn, có thể bao gồm
các khu công nghiệp và điểm công nghiệp.
0,25
+ Các dấu hiệu phân biệt khác (kể đúng ít nhất một dấu hiệu khác). 0,25






2
- Các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta: Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Biên Hoà,
Thủ Dầu Một.
0,25
Vẽ biểu đồ 1,25




- Tên biểu đồ. 0,25
- Chú giải (có thể ghi trực tiếp vào biểu đồ). 0,25
- Vẽ đúng 2 trục Nhiệt độ và Tháng (chính xác về khoảng cách). 0,25
1
- Vẽ đúng hai đường biểu diễn nhiệt độ. 0,50
Xác định biên độ nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình của các tháng
mùa hạ
0,75
- Biên độ nhiệt: Hạ Long 12,0
0
C; Vũng Tàu 4,0

0
C. 0,25
- Nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ :
+ Hạ Long: 27,7
0
C. 0,25
2



+ Vũng Tàu: 28,3
0
C. 0,25
Nhận xét 1,00
- Nền nhiệt độ của Vũng Tàu cao hơn Hạ Long (dẫn chứng). 0,50
III
(3,0 đ)

































3
- Nhiệt độ trong năm của Vũng Tàu ổn định hơn của Hạ Long (dẫn chứng). 0,50

2

3
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Kể tên các tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc
0,50
Kể đúng tên và thứ tự từ 5 tỉnh trở lên 0,50

1
(Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ theo thứ tự từ Nam ra Bắc : Bình Thuận,
Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam).

Trình bày tóm tắt việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp theo lãnh
thổ ở Bắc Trung Bộ

1,50
-Vùng núi phía Tây : Phát triển hoạt động lâm nghiệp nhằm mục đích kết hợp
khai thác với bảo vệ tính đa dạng sinh học và rừng phòng hộ đầu nguồn
0,50
- Vùng gò đồi chuyển tiếp : Chủ yếu phát triển các hoạt động chăn nuôi gia súc
lớn, trồng cây công nghiệp lâu năm.
0,25
- Vùng đồng bằng : Chủ yếu trồng các cây hàng năm (cây lương thực, cây công
nghiệp ngắn ngày )
0,25
- Vùng ven biển và không gian biển đảo : Phát triển hoạt động nuôi trồng, đánh
bắt thuỷ, hải sản và trồng rừng phòng hộ ven biển.
0,25
IV.a
(2,0đ)

2
- Việc hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp tạo thế liên hoàn trong phát
triển kinh tế theo không gian, gắn kết các hoạt động kinh tế dựa trên lợi thế của
các khu vực địa hình trong vùng.
0,25

Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

Theo mục đích sử dụng, đất nông nghiệp nước ta được chia thành mấy loại?
Là những loại nào?
0,50
- Đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng được chia thành 5 loại chính. 0,25
1
- Các loại : đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp, đất trồng cây lâu năm, đất cỏ
dùng vào chăn nuôi và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản.
0,25
Hãy nêu nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta. Để giảm thiệt hại do
lũ quét gây ra cần có những giải pháp nào?
1,50
a) Nguyên nhân và thời gian xảy ra lũ quét ở nước ta.
- Nguyên nhân.


+ Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, mưa nhiều trên diện rộng. 0,25
+ Các nguyên nhân khác (từ đặc điểm lớp phủ thực vật, mạng lưới thuỷ văn ). 0,25
- Thời gian xảy ra lũ quét.
+ Miền Bắc thường xảy ra vào các tháng VI - X. 0,25
+ Miền Trung thường xảy ra vào các tháng X - XII. 0,25
b) Các giải pháp giảm thiệt hại do lũ quét gây ra.
- Quy hoạch đồng bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, sử dụng hợp lí tài nguyên
đất, rừng

0,25
IV.b
(2,0 đ)














2








- Các giải pháp khác (thuỷ lợi, chú ý kĩ thuật khai thác kinh tế trên đất dốc nhằm
hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn ).
0,25
ĐIỂM TOẦN BÀI THI: I + II + III + IV.a (hoặc IV.b) = 10,00 điểm

Hết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I (2,0 điểm)
1. Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở
nước ta.
2. Chứng minh rằng dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây ra khó khăn
như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ?
Câu II (3,0 điểm)
1. Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải phát triển
các ngành công nghiệp trọng điểm ?
2. Phân tích những thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông
Cửu Long. Để sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng này, vấn đề quan trọng
hàng đầu cần phải quan tâm là gì ? Tại sao ?
Câu III (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu:
KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐƯỢC VẬN CHUYỂN THÔNG QUA
CÁC CẢNG BIỂN CỦA NƯỚC TA DO TRUNG ƯƠNG QUẢN LÍ
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
Loại hàng
2000 2003 2005 2007
Tổng số 21 903 34 019 38 328 46 247
- Hàng xuất khẩu 5 461 7 118 9 916 11 661
- Hàng nhập khẩu 9 293 13 575 14 859 17 856
- Hàng nội địa 7 149 13 326 13 553 16 730
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2008, NXB Thống kê, 2009, trang 516
Anh (chị) hãy:
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng vận chuyển
phân theo loại hàng hóa thông qua các cảng biển trong giai đoạn 2000 – 2007.
2. Nhận xét sự thay đổi đó từ biểu đồ đã vẽ và giải thích.

II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Trình bày những thay đổi trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta. Tại sao
Đông Nam Bộ trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất trong cả nước ?
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
So sánh chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp giữa Đồng bằng sông Hồng và
Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao giữa hai vùng này lại có sự khác nhau về chuyên
môn hoá ?
Hết
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:
; Số báo danh:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010
Môn: ĐỊA LÍ; Khối: C
(Đáp án - thang điểm có 04 trang)



Câu Ý Nội dung Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8,0 điểm)
Trình bày những biểu hiện suy giảm và các biện pháp bảo vệ
đa dạng sinh học ở nước ta
1,00
a) Những biểu hiện suy giảm


Suy giảm về số lượng loài, các kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quý hiếm. 0,25
b) Biện pháp bảo vệ

- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia, các khu bảo tồn
thiên nhiên.
0,25
- Ban hành Sách đỏ Việt Nam nhằm bảo vệ nguồn gen động, thực vật
quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
0,25
1
- Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi
sinh vật của đất nước.
0,25
Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh. Điều đó gây khó khăn
như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ?
1,00
a) Chứng minh dân số nước ta còn tăng nhanh

- Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên ở mức cao, tuy đã giảm trong những
năm gần đây nhưng vẫn còn chậm (dẫn chứng).
0,25
- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng thêm
trung bình hơn 1 triệu người.
0,25
b) Khó khăn

- Làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, hạn chế khả năng tích luỹ để
tái sản xuất mở rộng…
0,25

I
(2,0 đ)
2
- Tạo ra sức ép rất lớn đối với vấn đề việc làm, giáo dục, y tế, chất lượng
cuộc sống…
0,25
Trình bày cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta. Tại sao cần phải
phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?
1,50
a) Cơ cấu công nghiệp theo ngành

- Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành)
trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
0,25
II
(3,0 đ)
1
- Tương đối đa dạng (3 nhóm ngành gồm 29 ngành công nghiệp).
0,25

1

×