Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

các biện pháp giảm stress và lo âu ở bệnh nhân copd

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.21 KB, 16 trang )

BS NGUYỄN DŨNG
KHOA HÔ HẤP BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG

COPD là một bệnh mà ảnh hưởng nghiêm trọng mọi hoạt đông sống của
bệnh nhân, kể cả những hoạt động đơn giản như đi bộ, mặc áo quần, đi vệ
sinh, hơn nữa những đợt kịch phát của bệnh làm ảnh hưởng nhiều đến chất
lượng cuộc sống.

Có nhiều cách có thể khắc phục và ngừa những hạn chế này. Ngoài việc
dùng thuốc ngừa cơn thì các phương pháp được đề cập trong buổi sinh hoạt
hôm nay sẽ giúp các bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Stress là một phần của cuộc sống và khi bạn bị bệnh COPD thì bạn sẽ gặp
nhiều stress hơn nữa, bạn thường xuyên lo lắng về tình trạng bệnh của
mình. Vì vậy để hạn chế các stress ảnh hưởng đến cuộc sống bạn phải biết
kiểm soát phản ứng của mình khi đối diện với các stress.

Để làm được điều đó bạn phải thực hiện các bước sau:
- Xác định các “stress” và phản ứng của bạn đối với các stress đó.
- Làm thế nào để ngăn chặn vòng luẩn quẩn của vấn đề lo âu và cảm giác
khó thở.
- Thư giãn suy nghĩ và cơ thể của bạn nhờ các kỹ thuật: thở sâu và hình
dung tưởng tượng mang tính tích cực (ví dụ hình ảnh thơ mộng, tươi đẹp).
- Áp dụng những nguyên tắc sống: cuộc sống khỏe mạnh.
Xác định các stress trong cuộc sống
* Cá nhân:

Bệnh tật.

Lòng tự trọng bị tổn thương.


Tài chính khó khăn.

Thay đổi thói quen (giấc ngủ, dinh dưỡng, thể dục, thuốc lá).
* Công việc, hoạt động hàng ngày và môi trường:

Hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động sống: mặc áo quần, vệ sinh tắm rửa,
đi mua sắm.

Mất việc, về hưu, thay đổi chổ ở.
* Gia đình và xã hội: ly thân, ly dị, khó khăn trong sinh hoạt tình dục, có thân
nhân, bạn bè đau ốm hoặc chết, gây gỗ với gia đình, bạn bè.
Stress là những sự kiện, tình huống trong cuộc sống hàng ngày mà bạn hoặc
phải thích nghi hoặc thay đổi nó. Các stress có liên quan đến phản ứng tâm sinh
lý. (Cho ví dụ và phân tích, cách giải quyết tình huống).

Bạn học cách kiểm soát các stress cho phép bạn nâng cao mức độ chịu
đựng và cảm thấy thoải mái hơn khi đối diện các vấn đề rắc rối.

Bạn biết lên kế hoạch trước khi các stress đến sẽ giúp bạn giảm mức độ lo
âu.
VÒNG XOẮN BỆNH LÝ THỞ HỤT HƠI VÀ
LO ÂU
Kiểm soát lo âu tốt sẽ phòng ngừa và giảm
cảm giác thở hụt hơi.
- Triệu chứng chính của COPD là thở hụt hơi, cảm giác thở như vậy sẽ làm bạn lo lắng.
-Lo lắng làm bạn thở nhanh hơn, điều đó làm tăng thở hụt hơi và bạn sẽ lo lắng hơn.
Đó là vòng lẩn quẩn mà bạn phải trải qua. Vậy làm thế nào để phá vỡ vòng xoắn bệnh lý
này? Bạn thực hiện các bước sau:



Ghi nhận các điều lo sợ hay gặp, hiểu cái gì làm bạn lo âu đó là bước đầu tiên của việc
kiểm soát phản ứng của bạn.

Bạn lo lắng quá mức điều xảy ra hay khơng?

Khơng nên lo lắng về những sự kiện sắp xảy ra. Những bệnh nhân lo âu thường trăn trở về hậu
quả tiêu cực và chờ điều tời tệ xảy đến. Bạn cớ gắng sớng cho hiện tại.

Thay vì lo lắng bạn nên vạch ra mợt kế hoạch trước. Bạn sẽ ít lo hơn và biết mình sắp đới diện
với stress.


Bạn hãy làm những việc mà mình thích: tập thể dục, xem ca nhạc, thể
thao…

Cố gắng chỉ giải quyết một vấn đề rắc rối, nếu giải quyết nhiều vấn đề một
lúc sẽ làm bạn thêm lo lắng.

Chọn nhiều phương án để giải quyết vấn đề.

Bạn luôn luôn duy trì tinh thần lạc quan. Nếu bạn bi quan sẽ khiến bạn khó
nghĩ ra giải pháp làm cho vấn đề càng phức tạp hơn.

Vui vẻ, hài hước sẽ giúp bạn giảm stress và tạo không khí vui vẻ, yêu đời.

Học cách thư giãn (kỹ thuật thư giãn sẽ đề cập sau)

Nếu bạn cảm thấy băn khoăn, bực bội, hãy đặt câu hỏi và tìm câu trả lời.
Bạn đừng ngần ngại nói chuyện với mọi người về cảm giác và tình trạng
của bạn.


Cuối cùng bạn có thể nhờ BS tư vấn cho bạn.

Bạn không nên cố gắng xử lý mọi việc. Người thân, bạn bè, chuyên gia tư
vấn có thể giúp bạn học cách sống với bệnh COPD.

Bạn cần có danh sách tên, điện thoại người giúp bạn. Ai là người giúp bạn
tốt nhất? Cơ cở y tế nào gần gia đình bạn nhất?

Nên nhớ:
- Hãy nói về lo lắng của bạn.
- Không để bực bội, khó chịu trong bản thân.
- Đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ.
Kỹ thuật thư giãn giúp bạn giảm stress,sợ hãi và
lo âu

Mục tiêu: Thư giãn cơ thể và suy nghĩ của bạn.

Lợi ích:
- Giúp bạn kiểm soát cảm xúc của mình tốt hơn.
-Làm chậm hơi thở, giúp cảm giác không bị khó thở.
-Giảm sự căng cơ toàn thân.
-Giảm stress và lo âu.

Kỹ thuật thở sâu: (thở trợ giúp của cơ hoành), bạn sẽ thư giãn hơn nếu bạn
nhắm mắt và nghĩ về một không gian yên tĩnh.
1. Đặt một tay lên bụng.
2. Hít vào sâu.
3. Cảm thấy bụng phồng lên. Đẩy bụng ra ngoài càng nhiều càng tốt khi
bạn hít vào. Điều này sẽ làm phổi bạn nở ra hết mức.

4. Thở ra qua đường miệng với 2 môi mím lại.
5. Cảm thấy bụng trở lại vị trí ban đầu.
6. Thở ra hết mức, bạn sẵn sàng lấy nhịp thở sâu mới.
7. Sau vài lần, bạn sẽ biết được nhịp thở riêng của mình.Ví dụ: 5 nhịp thở
bình thường đến 1 nhịp thở sâu.
Nếu bạn cảm thấy bắt đầu hoa mắt choáng váng thì lấy vài nhịp thở
bình thường.
Biện pháp giảm stress và lo âu bằng cách hình dung tưởng tượng ra
khung cảnh, cuộc sống tươi đẹp

Kỹ thuật này mang tính trừu tượng nhưng giúp cho bệnh nhân có suy nghĩ
và thái độ tích cực với cuộc sống. Bạn nghĩ cái gì bạn đã có, bạn có khả
năng cải thiện cuộc sống, cái gì giúp bạn hạnh phúc hơn. Trong kỹ thuật
này bạn cần có kỹ năng:

1. Tập trung vào hình ảnh mang tính lạc quan, tươi đẹp.

2. Bắt đầu thư giãn.

3. Sử dụng hiệu quả các giác quan để làm hình ảnh dường như có thực hơn.
Ví dụ: Bạn đang đi du thuyền trên biển, ngắm bầu trời xanh trong, mặt biển
lấp lánh và khung cảnh thật tuyệt vời.

3. Kết thúc bài tập này bằng cách lưu lại hình ảnh đó trong tâm trí của bạn.

4. Thực hiện bài tập 1 lần một ngày.
M t s hình nh th gi nộ ố ả ư ả
BÀI TẬP THƯ GIÃN KẾT HỢP HAI KỸ THUẬT MÀ CHÚNG
TA VỪA THAM KHẢO TRÊN: THỞ SÂU & SUY NGHĨ


Hãy làm cho bạn thoải mái: nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế.

Nhắm mắt lại, thở sâu và thư giãn - Hình dung cảm giác ấm áp lan tỏa cơ thể
bạn - Tiếp tục thở sâu và đều đặn - Hơi ấm lan từ các đầu ngón tay lên bàn
tay….cánh tay…

Hơi ấm lan lên cổ, đầu, ngực, bụng, Khi bạn thư giãn, cảm thấy hơi ấm đến
phần hông, đùi, cẳng chân, bàn chân. Bây giờ toàn bộ cơ thể được thư giãn.

Cơ thể của bạn đang nghĩ ngơi thoải mái - giữ hơi thở sâu và đều đặn - Hãy để
suy nghĩ miên man và hình dung bạn đang đi trên thảm cỏ đẹp - Thở sâu, cơ thể
bạn thả lỏng khi bạn thở ra - Cảm thấy dễ chịu, bình yên và hạnh phúc.

Thở sâu - Nói từ” dễ chịu “ mỗi lần thở ra.

Khi bạn kiểm soát mọi cử động, suy nghĩ, cảm giác, bạn có thể kết thúc bài tập
thư giãn - Mở mắt, nhìn xung quanh và ngồi dậy, duỗi tay chân.

NGUYÊN TẮC SỐNG KHỎE MẠNH

1. Mỉm cười 2 lần mỗi ngày.

2. Ngâm nga giai điệu 15 phút.

3. Dùng thực phẩm tươi tốt.

4. Học một điều hay.

5. Diễn tả ý kiến của mình.


6. Tự lắng nghe và làm gì mà mình thích.

7. Giải quyết một vấn đề tại một thời điểm.

8. Chú ý vào cái đẹp: bức tranh, thiên nhiên, con người.

9. Khen một ai đó.

10. Hãy xem làm thế nào có thể cố gắng cải thiện chất lượng cuộc sống.

11. Thực hiện bài tập thư giãn.
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN

×