1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
o0o
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Đặng Thị Lan Phương
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Anh Tuấn
Mã sinh viên: 09D180455
Lớp: K45H6
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
2
Hà Nội -2013
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THUƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Công thương VN và
Ngân Hàng TMCP Công thương chi nhánh Đống Đa
1.1.1. Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Công thương
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Là Ngân hàng thương mại lớn,
giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Hệ thống mạng lưới của
VietinBank trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
3
điểm/phòng giao dịch. VietinBank có 04 công ty thành viên hạch toán độc lập là Công
ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác
Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ
Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. VietinBank
là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển
mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet). Ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 850
ngân hàng lớn trên toàn thế giới và là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam,
Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn
cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Năm 2012 là năm nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thử thách, tác
động lớn vào các hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng. VietinBank đã vượt qua
nhiều khó khăn, thử thách, tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng đã đạt được trong những
năm qua. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản có của VietinBank đã tăng 30% so
với cuối năm 2011. vốn điều lệ đạt 26.217 nghìn tỷ đồng, trở thành ngân hàng thương
mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. lợi nhuận trước thuế tăng 12%. nợ xấu
dưới 1,5%. nguồn vốn huy động và tín dụng đầu tư, cho vay đều tăng hơn năm trước
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Đống Đa (Vietinbank Đống Đa)
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
4
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa (Vietinbank
Đống Đa) được hình thành năm 1959 từ phòng Công thương nghiệp Ô Chợ Dừa và
được đổi thành Chi điếm Nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước khu phố Đống Đa có trụ sở
ở 237 Khâm Thiên – Hà Nội, với tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 50 người.Từ
ngày 1/7/1988 là đơn vị hạch toán phụ thuộc VietinBank, là chi nhánh loại I có doanh
số hoạt động lớn trong hệ thống NHCT và trên địa bàn thành phố Hà Nội, có trụ sở
chính tại số 187 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa. Chi nhánh có khoảng gần 300
cán bộ công nhân viên, 6 phòng giao dịch ở Kim Liên , Cát Linh, Đặng Văn Ngữ , Thái
Hà, Nguyễn Khuyến , Văn Chương với mạng lưới huy động vốn rộng khắp gồm 2
điểm giao dịch và 9 quĩ tiết kiệm.
Trong những năm qua , Chi nhánh liên tục mở rộng về quy mô hoạt động,về tổ
chức bộ máy và mạng lưới, kết quả hoạt động kinh doanh cũng không ngừng tăng
trưởng cho nên chi nhánh ngày càng có uy tín được nhiều bạn hàng đánh giá cao.Chính
vì vậy, đến nay chi nhánh luôn giữ vững là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống
VietinBank. Do những thành tích xuất sắc trong hoạt động nên chi nhánh đã được Chủ
tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba năm 1995, năm 1998 được tặng
thưởng huân chuơng lao động hạng hai và năm 2002 được tặng thưởng huân chương
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
5
lao động hạng nhất. Đặc biệt năm 2003 chi nhánh đã được trao tặng danh hiệu “Anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới”.
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh VietinBank Đống Đa
1.2.1. Bộ máy tổ chức
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
G
I
Á
M
Đ
C
Á
C
P
H
Ó
G
KHỐI KINH
DOANH
Phòng khách
hàng số 1
Phòng khách
hàng số 2
Phòng khách
hàng cá nhân
9 QTK
2 ĐGD
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO
Phòng quản lý
rủi ro
Phòng quản lý
nợ có vấn đề
KHỐI TÁC
NGHIỆP
Phòng kế toán
Phòng tiền tệ -
kho quỹ
Phòng thanh
toán xuất nhập
KHỐI HỖ
TRỢ
Phòng tổng hợp
Phòng thông tin
điện toán
Phòng tổ chức –
hành chính
6
Nguồn: VietinBank Đống Đa
1.2.2. Hoạt động của các phòng ban
Phòng khách hàng số 1 là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các doanh
nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến
tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ,thể lệ hiện hành và hướng
dẫn của VietinBank. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch
vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp.
Phòng khách hàng số 2 Có nghiệp vụ giống với phòng khách hàng 1, đối tượng
khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
6 PHÒNG GIAO
DỊCH
7
Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với các khách
hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ.
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công
tác quản lý rủi ro của chi nhánh. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong
toàn bộ các hoạt động kinh doanh của VietinBank Đống Đa theo chỉ đạo của
VietinBank.
Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ
có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu).
Phòng kế toán là các phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với
khách hàng.Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính,
chỉ tiêu nội bộ tại chi nhánh.
Phòng thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp
vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo qui định của
VietinBank
Phòng tiền tệ - kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
tiền mặt theo quy định của NHNN và VietinBank.
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
8
Phòng tổ chức – hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán
bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định
của VietinBank.
Phòng thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin
điện toán tại chi nhánh.
Phòng tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến
kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh,thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
1.3. Diễn biến giá cổ phiếu của ngân hàng:
Trong bối cảnh chung tương đối ảm đạm của TTCK, nhóm cổ phiếu Ngân
hàng, CTG là cố phiếu ngân hàng tăng giá mạnh nhất với mức trên 60% trong quý
I/2012, được các quỹ ETF mua vào nhiều nhất và trở thành cổ phiếu có tỷ trọng lớn
nhất của Quỹ Market Vector Vietnam ETF tại thời điểm cuối quý I/2012.
Xu hướng tăng điểm mạnh của CTG trong quý I/2012 tạo ra 2 đỉnh giá mới.
Tháng 1 giá CTG tăng liên tục từ giá 17.000 đồng (03/01/2012) lên mức đỉnh mới
23.700 đồng (30/01/2012) và tháng 3, giá CTG lại lập đỉnh mới với giá 27.800
đồng (28/3/2012). Đóng cửa phiên kết thúc quý I/2012, giá CTG ở mức 22.000
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
9
đồng, tăng 60,6% so với cuối năm 2011 (tính theo giá điều chỉnh), cao hơn so với
các ngân hàng niêm yết khác: VCB 30%, ACB 14%, STB 54%, EIB 21%.
Đặc biệt thanh khoản của CP CTG cải thiện đáng kể với khối lượng giao dịch
tăng liên tục qua các tháng trong quý. Trong phiên giao dịch ngày 26/3/2012, khối
lượng giao dịch CTG tăng đột biến lên gần 4 triệu đơn vị, với giá trị chuyển
nhượng trên 100 tỷ đồng. Trong quý I/2012, khối nhà đầu tư nước ngoài có xu
hướng mua ròng cổ phiếu CTG, với khối lượng mua ròng lên đến gần 7 triệu đơn
vị. Đặc biệt, nửa cuối tháng 3, sau ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức
bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu, Quỹ Market Vectors Vietnam ETF đã liên tục
mua ròng hơn 5 triệu cổ phiếu CTG, góp phần tăng giá trị đầu tư thêm 8,5 triệu
USD. Thông tin trên đã phản ánh tích cực vào diễn biến cổ phiếu CTG ngày
14/09/2012, thể hiện ở: giá cổ phiếu CTG tăng trần, kèm theo dư mua ở mức giá trần
vào cuối phiên, khối lượng giao dịch tăng mạnh so với những phiên trước, và khối
lượng mua ròng của NĐTNN tăng vọt và chiếm gần 60% tổng khối lượng giao dịch
trong ngày.
Chương 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA
2.1 Số liệu bảng cân đối kế toán
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
10
Để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thời gian gần đây ta có thể theo
dõi bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng từ năm 2010 tới 2012:
Bảng 2.1: Bảng Cân đối kế toán rút gọn của VietinBank 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
A. TÀI SẢN
Tiền mặt, vàng bạc, đá
quý
74.693 0,79 57.565 0,81 47.837 0,77
Tiền gửi tại NHNN 228.807 2,42 187.566 2,63 85.626 1,37
Tiền, vàng gửi tại các
TCTD khác và cho vay
các TCTD khác
1.300.984 13,76 1.014.505 14,21 866.333 13,86
Chứng khoán kinh doanh 17.019 0,18 8.412 0,12 3.811 0,06
Các công cụ tài chính phái
sinh và các tài sản tài
chính khác
945 0,01 314 0,004 327 0,01
Cho vay và cho thuê tài
chính khách hàng
6.063.382 64,13 4.501.166 63,05 3.934.379 62,94
Chứng khoán đầu tư 1.283.020 13,57 1.045.458 14,64 1.046.951 16,75
Góp vốn đầu tư dài hạn 47.274 0,5 45.330 0,63 35.577 0,57
Tài sản cố định 74.693 0,79 58.066 0,81 56.140 0,90
Tài sản có khác 364.011 3,85 220.980 3,10 174.440 2,79
TỔNG TÀI SẢN 9.454.829 100 7.139.361 100 6.251.421 100
B. NGUỒN VỐN
Các khoản nợ Chính phủ
và NHNN
570.963 6,04 423.053 6,32 71.752 1,15
Tiền gửi và tiền vay các 1.165.848 12,33 1.153.323 16,15 596.644 9,54
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
11
TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng 5.759.064 60,91 3.987.742 55,86 3.500.618 56,00
Vốn tài trợ ủy thác đầu tư,
cho vay TCTD chịu rủi ro
604.522 6,39 570.780 7,99 405.294 6,48
Phát hành giấy tờ có giá 357.313 3,78 171.881 2,41 182.381 2,92
Các khoản nợ khác 440.004 4,65 387.741 5,43 518.890 8,30
Tổng nợ phải trả 8.897.714 94,11 6.694.520 93,77 5.275.579 84,39
Vốn chủ sở hữu 557.115 5,72 444.841 6,23 975.842 15,61
TỔNG NGUỒN VỐN 9.454.829 100 7.139.361 100 6.251.421 100
(Nguồn: Phòng Tổng hợp và xử lý số liệu của tác giả)
Về cơ cấu tổng tài sản của chi nhánh trong 3 năm hầu như không có sự biến động
đáng kể, chiếm tỉ trọng cao nhất là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân, sau đó là
tiền vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác. Năm 2010, tổng tài sản
của chi nhánh là 6.251 tỷ đồng trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là 62,94% tương
đương với 3.934 tỷ đồng là cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân, chiếm tỷ trọng
tương đối nhỏ 0,01% là Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản khác với 327
triệu đồng, tiền mặt trong hệ thống chiếm tỉ trọng nhỏ, chỉ 0,77% tương đương với
74,693 tỷ đồng. Sang năm 2011 tỷ lệ này lần lượt là 63,05%, 0,004% và 0,81%, đến
2012 là 64,13%, 0,01% và 0,79%. Có thể nhận thấy VietinBank Đống Đa đã tồn đọng
hầu hết tài sản của mình vào các khoản cho vay tổ chức cũng như là cá nhân, các tài
sản khác và tiền mặt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
12
Về nguồn vốn, ta có thể thấy tổng nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng
trưởng, Số liệu cho thấy nguồn vốn huy động từ dân vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
nhưng đang có xu hướng cân đối với nguồn vốn huy động từ TCKT, Năm 2012. tổng
nguồn vốn huy động được là 7282 tỷ đồng. tăng 1970 tỷ so với năm 2011 và tương
đương tăng 37,08% Trong khi đó. tổng nguồn vốn huy động năm 2011 tăng so với năm
2010 là 1033 tỷ đồng. tương đương tăng 24,14%, Như vậy. năm 2012 tổng nguồn vốn
huy động được lớn hơn rất nhiều so với năm 2010, Nguyên nhân là do từ năm 2010
đến năm 2012. kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đã dần phục hồi sau cuộc khủng
hoảng. cùng với đó là các chính sách tiền tệ linh loạt của nhà nước đã góp phần ổn định
thị trường tài chính và ngành ngân hàng, Vì vậy. dân cư cũng đã yên tâm hơn khi đầu
tư vào tiền gửi tại ngân hàng. tiền gửi vào ngân hàng có tăng nhưng với một tốc độ còn
khiêm tốn, Đến năm 2012. với sự bất ổn của thị trường vàng và bất động sản. cũng như
sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. người dân cũng như doanh nghiệp và tổ chức
kinh tế đã tìm đến ngân hàng như một sự trú ẩn an toàn trong khi không có kênh đầu tư
nào có thể sinh lãi và an toàn hơn,
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
13
2,2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012
Năm
2011
Năm
2010
1 Thu nhập thuần từ lãi
691.658 461.105 350.585
2 Lãi lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
39.755 26.504 4.275
3 Lãi lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối
13.198 8.799 4.595
4 Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh
377 251 1.119
5 Lãi lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư
(17.289) (11.526) (7.545)
6 Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác
35.332 23.554 36.877
7 Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần
8.878 5.919 4.762
Tổng thu nhập kinh doanh
771.909 514.606 394.667
8 Chi phí hoạt động
493.188 328.792 264.430
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước phòng
ngừa RRTD
278.721 185.814 130.238
11 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
(61.197) (40.798) (29.727)
12 Tổng lợi nhuận trước thuế
217.525 145.016 100.510
13 Chi phí thuế TNDN
(54.381) (36.254) (25.128)
14 Lợi nhuận sau thuế 163.144 108.762 75.383
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
14
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Bảng 2,3 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh Đống
Đa giai đoạn 2010-2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012
Năm
2011
Năm 2010
Biến động
Năm 2011 Năm 2012
Lợi nhuận sau thuế 163.144 108.762 75.383 33.380 54.381
Doanh thu 771.909 514.606 394.667 119.939 257.303
Lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2010 là
75.382,63 triệu đồng, năm 2011 là 108.762,36 triệu đồng (tăng 44,28 % so với năm
2010), năm 2012 là 163.143,54 triệu đồng (tăng 50%). Năm 2012 là một năm đầy thử
thách và khó khăn với ngành ngân hàng nói chung, VietinBank nói riêng, vậy mà thực
tế VietinBank chi nhánh ĐốngĐa vẫn tăng trưởng dương và có được lợi nhuận ấn
tượng.
Doanh thu qua các năm của chi nhánh đều tăng trưởng mức ổn định dù thị
trường chứng khoán chưa có nhiều khởi sắc nhưng những hoạt động đầu tư kinh doanh
vào chứng khoán và cổ phiếu mang lại hiệu quả khá tốt
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
15
Để phân tích cụ thể hơn tình hình tài chính của chi nhánh có thể phân tích qua
bảng sô liệu dưới đây
Bảng 2.4:Bảng các chỉ tiêu tài chính ngân hàng VietinBank Đống Đa
Đơn vị: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010
1 Doanh thu 771.909 514.606 394.667
2 LNST 163.144 108.762 75.383
3 Nợ phải trả 8.897.714 6.694.520 5.275.579
4 Tổng tài sản 9.454.829 7.139.361 6.251.421
5 Tổng tài sản binh quân 8.297.095 6.695.391 .
6
Số vòng quay tổng tài sản = doanh
thu/ tổng tài sản bình quân
9.30% 7.69%
7 Hệ số nợ = Nợ phải trả/Tổng tài sản 94.11% 93.77% 84.39%
8
ROS = Lợi nhuận sau thuế/Doanh
thu
21.14% 21.14% 19.10%
9 ROA = LNST/ Tổng tài sản 1.73% 1.52% 120.58%
- Số vòng quay tài sản:
Theo bảng trên ta thấy số vòng quay tổng tài sản của chi nhánh cao hơn so
với trung bình ngành(1%) chứng tỏ việc sử dụng tài sản, nguồn lực của chi nhánh
khá hiệu quả. Dù trong năm 2012 chịu ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Châu Âu
lạm phát tăng cao ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhưng số vòng
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
16
quay tài sản của chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm, do chi nhánh đã tập trung
đầu tư máy móc công nghệ rất khao học và chủ động.
- Tỷ lệ nợ:
Nhìn vào chỉ tiêu hệ số nợ cho thấy khả năng tự chủ tài chính của chi nhánh
là khá thấp.Các khoản nợ phải trả là khá cao và chi nhánh sử dụng nhiều khoản đi
vay để đảm bảo hoạt động. Và hệ số này có xu hướng giảm dần tương đối qua các
năm từ 2010 đến 2011 và tăng nhẹ khi hết năm 2012, điều này cho thấy công tác
quản lý nợ hiệu quả chưa cao và ổn định,đặc biệt con số này vẫn ở mức cao so với
mức chung của ngành và chi nhánh cần phải tích cực giảm con số này xuống. Như
vậy khả năng tự chủ tài chính của chi nhánh sẽ tốt hơn và chống chọi được với sự
thay đổi đột ngột của thị trường.
- ROS(Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu):
Nhìn chung chỉ tiêu ROS của chi nhánh cũng đạt mức khá cao và là một con
số khá hấp dẫn so với mức chung của ngành ngân hàng. Nhưng do một mặt chịu
ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế nhiều biến động một mặt công tác quản lý nợ của
chi nhánh chưa có hiệu quả sâu và đồng bộ nên ROS của chi nhánh đang có dâu
hiệu chững lại. Chi nhánh cần có biện pháp kịp thời để duy trì sự hấp dẫn so với
mặt bằng chung của ngành
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
17
- ROA(tỷ lệ sinh lới trên tổng tài sản):
Chi nhánh có chỉ tiêu ROA qua cả 3 năm đều tăng trưởng,chi nhánh đã vượt
qua những khó khăn của tình hình kinh tế trong nước và thế giới để phát triển. Đây
là điều mà các nhà đầu tư cũng như khách hàng rất thu hút ở chi nhánh.
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
18
PHẦN 3:
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của Ngân hàng thương mại cổ phần
Công Thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa
Vấn đề 1:
Nợ quá hạn đang là một vấn đề với VietinBank cũng như toàn ngành ngân hàng
khi lãi suất cho vay quá cao và khách hàng vay vốn bị suy yếu về năng lực tài chính,
vấn đề nợ xấu đang làm giảm động cơ kinh doanh tín dụng của các ngân hàng. Bởi nợ
xấu gia tăng tại các ngân hàng thương mại đã làm ảnh hưởng tới tổng tài sản sinh lời,
làm suy giảm lợi nhuận dẫn đến thua lỗ…Hiện nay nợ xấu và nợ quá hạn mặc dù gia
tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Vì vậy vấn đề đặt ra với VietinBank-Đống Đa là
làm cách nào để quản lí được tình trạng nợ xấu của mình một cách có hiệu quả nhất.
Vấn đề 2:
Do đặc thù kinh doanh ngân hàng chủ yếu dựa vào tiền của người khác, kinh
doanh qua tay người khác nên rủi ro hoạt động tín dụng cao hơn nhiều so với các
doanh nghiệp vì nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của chính bản thân Ngân hàng
và phụ thuộc vào cả doanh nghiệp. Trong tình trạng kinh tế khó khăn hiện nay số lượng
các doanh nghiệp và các dự án đầu tư có hiệu quả là không nhiều, chính vì vậy vai trò
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
19
to lớn của công tác thẩm định tín dụng dự án đặc biệt là thẩm định tài chính dự án đầu
tư là không thể phủ nhận được.
Một yêu cầu có tính nguyên tắc của VietinBank-Đống Đa trong hoạt động đầu
tư tín dụng là phải xem xét, lựa chọn các dự án đầu tư thực sư có hiệu quả vừa mang lại
lợi ích cho nền kinh tế, vừa phải đảm bảo lợi nhuận, đồng thời hạn chế rủi ro. Công tác
thẩm định dự án đầu tư là công cụ đắc lực giúp chi nhánh thực hiện được yêu cầu này,
tuy nhiên thực trạng công tác thẩm định dư án vẫn còn gặp nhiều khó khăn một mặt do
khách quan tình trạng kinh tế khó khăn, một mặt do sự đánh giá thẩm định của các
nhân viên còn nhiều hạn chế. Vì vậy vấn đề đặt ra cho VietinBank-Đống Đa là có
những biện pháp nào để nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án.
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
20
PHẦN 4:
Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Hướng 1: ” Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh
Đống Đa”.
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn
21
Hướng 2: “ Nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng TMCP Công
Thương chi nhánh Đống Đa”
Hướng 3: “ Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng TMCP Công Thương chi
nhanh Đống Đa”
Báo cao thực tập tổng hợp Nguyễn Anh
Tuấn