Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh - lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.61 KB, 104 trang )

777Bệ̃ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
======
ĐOÀN BÍCH HẠNH
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU
NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH - LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Kinh tế và quản lý thương mại
Mã số: 180814
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Hà Nội - 2011
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
WTO: Tổ chức thương mại thế giới vii
VPCP: Văn phòng chính phủ vii
VAT: Giá trị gia tăng vii
EEC: khối thị trường chung chõu õu vii
C/O: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa vii
DN: Doanh nghiệp vii
XK: Xuất khẩu vii
NK: nhập khẩu vii
NDT: Đồng nhân dân tệ vii
VNĐ: Đụ̀ng viợ̀t nam vii
DANH MỤC BẢNG BIấ̉U viii
DANH MỤC HÌNH VẼ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1


2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Đóng góp của luận văn 3
6. Bố cục của luận văn: 4
Gồm 3 chương 4
CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 5
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRễ̀ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH.5
1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu tiểu ngạch 5
1.1.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu tiểu ngạch 7
ii
1.1.3 Tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch 9
1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP
KHẨU TIỂU NGẠCH 18
1.2.1 Khái niệm 18
1.2.2 Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập
khẩu tiểu ngạch 19
1.2.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu
tiểu ngạch 21
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP
KHẨU TIỂU NGẠCH VÀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI 27
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 27
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 28
1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ 31
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA
CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 32
2.1 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH CỦA VIỆT
NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 32

2.1.1 Tỡnh hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung quốc
qua cửa khẩu Tân Thanh 32
2.1.2 Tình hình nhập khẩu tiểu ngạch của Việt nam từ Trung Quốc qua
cửa Khẩu Tân Thanh 38
Nền kinh tế thế giới và kinh tế nội địa đang phục hồi, nên hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng như số lượng các doanh nghiệp, tư
thương có có chiều hướng gia tăng. Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy, tốc độ
tăng các tư thương tham gia xuất nhập khẩu nhanh hơn các doanh nghiệp.
Năm 2010, số doanh nghiệp tăng thêm là 15 trong khi đó số tư thương tăng
thêm là 45. Trong đó, số doanh nghiệp, tư thương xuất khẩu năm 2008 thấp
iii
hơn số doanh nghiệp tư thương nhập khẩu (doanh nghiệp: 5, tư thương:39)
nhưng bắt đầu từ năm 2009 trở đi, số doanh nghiệp, tư thương xuất khẩu
tiểu ngạch sang Trung quốc nhiều hơn số doanh nghiệp, tư thương nhập
khẩu của Trung quốc. Điều này chứng tỏ ràng nhận thức của người dân
ngày càng được nâng cao, họ dần dần giảm tiêu dùng hàng Trung quốc (chủ
yếu là hoa quả tươi) mà tăng lượng tiêu dùng của hàng Việt nam. Vì theo
nguồn thông tin, hàng nông sản của Trung quốc sử dụng quá dư lượng
thuốc bảo quản, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng 45
Theo chi cục Hải quan cửa khẩu Tân thanh cho biết, hiện tượng hàng xuất
khẩu tiểu ngạch của Việt Nam bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân thanh vào mùa thu
hoạch rộ một số loại trái cây đã diễn ra nhiều trong vài năm gần đây, một
phần là do doanh nghiệp xuất khẩu, tư thương ở các tỉnh phía nam không
nắm kịp các thông tin về sự thay đổi quy định, thủ tục nhập hàng của phía
Trung quụ́c nờn dùng xe container vận chuyển đường dài ra cửa khẩu và
khi bị ách tắc, phải chờ đợi chứ không thể chở hàng về, lại càng thêm ùn
tắc 45
. Hình 2.1: Xe hàng ách tắc tại cửa khẩu Tân
thanh 46
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP

KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN
46
2.2.1 Thực trạng nhận thức về mậu dịch biên giới và quản lý mậu dịch
biên giới ở nước ta 46
2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu
ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn 48
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA
KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 61
iv
2.3.1 Những mặt đạt được 61
2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT
NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH LẠNG
SƠN 69
3.1 DỰ BÁO XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH GIỮA VIậ́T NAM VÀ
TRUNG QUễ́C QUA CỬA KHẨU TÂN THANH Đấ́N 2020 70
Qua nghiên cứu và phân tích về xuất nhập khẩu Việt nam và Trung quốc
qua cửa khẩu Tân thanh trong bối cảnh mới và những thay đổi về chính
sách của hai nước trong thời gian vừa qua có thể thấy, không gian để
xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu là rất lớn. Có thể khẳng định
rằng, quan hệ giao thương kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc mặc dù
cũn cú những tồn tại, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua
cửa khẩu Tân thanh - Lạng Sơn đã đạt được những thành tựu đáng khích
lệ trong những năm qua. Phát triển xuất nhập khẩu tiờ̉u ngạch qua biên
giới đã làm cho các tỉnh có đường biên giới giàu lên, góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội tạo thêm những
ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm không chỉ ở các tỉnh biên
giới mà cả ở các tỉnh kế cận. Tình hình này cho thấy triển vọng xuất

nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước nói chung và khu vực cửa khẩu Tân
thanh nói riêng, trong những năm tới sẽ rất khả quan, có nhiều hứa hẹn
và sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực hơn 70
Trong mười tháng đầu năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu
ngạch qua cửa khẩu Tân thanh đạt gần 215 triệu USD (giảm 3,5% so với
cùng kỳ năm ngoái) trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu 190 Triệu
USD. Việc nhập khẩu giảm là do chúng ta áp dụng các biện pháp kiềm
chế lạm phát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hàng hóa. Đặc biệt trước
v
đây, phía Trung quốc khi các doanh nghiệp Viợ̀t nam lấy hàng được nợ
khoảng 1 quý nhưng 6 tháng nay họ bắt lấy hàng phải trả tiền ngay nờn
nhiờ̀u doanh nghiệp khụng nhọ̃p nữa 70
3.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU
TIỂU NGẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI 71
3.2.1 Phương hướng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân
thanh 71
3.2.2 Mục tiêu quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh
73
3.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP
KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 74
3.3.1 Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập
khẩu tiểu ngạch 74
3.3.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 77
3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ quản lý hiện
đại 79
3.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức 80
3.3.5 Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc 81
3.3.6 Các giải pháp tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại ở
cửa khẩu Tân thanh 82
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU

QUAN 88
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
3.4.2 Kiến nghị với tỉnh Lạng sơn 89
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
VPCP: Văn phòng chính phủ
VAT: Giá trị gia tăng
EEC: khối thị trường chung chõu õu
C/O: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
DN: Doanh nghiệp
XK: Xuất khẩu
NK: nhập khẩu
NDT: Đồng nhân dân tệ
VNĐ: Đụ̀ng viợ̀t nam
vii
DANH MỤC BẢNG BIấ̉U
Bảng 2.1 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 33
Bảng 2.2 : Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 34
Bảng 2.3: Giá trị kim ngạch xuất khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh
sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm 35
Bảng 2.4: Giá trị kim ngạch nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh
sang Trung Quốc qua cửa khẩu Tân thanh giai đoạn năm 2007-2010 38
Bảng 2.5: Số lượng một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung
Quốc qua cửa khẩu Tân thanh năm 2010 39
Bảng 2.6 : Giá trị một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam nhập khẩu từ Trung

Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh năm 2010 40
Bảng 2.7: Số lượng các Doanh nghiệp, tư thương xuất nhập khẩu qua cửa
khẩu Tân thanh qua 3 năm 2008 – 2010 44
Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân
thanh - Lạng Sơn đến năm 2020 70
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Xe hàng ách tắc tại cửa khẩu Tân thanh…………………………… 45
Hình 2.2: Hải quan Tân Thanh bắt giữ đối tượng buôn bán tiền giả …………. 57
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thị trường khu vực và thế
giới, trong đó thị trường Trung Quốc với những đặc thù riêng về sự hấp dẫn ngày
càng được coi là thị trường quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến thị trường Việt
Nam, vì vậy giao lưu buôn bán hàng hóa qua khu vực biên giới Trung Quốc trở
thành vấn đề nóng bỏng, luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý
mà cả các nhà kinh doanh nhằm phát triển hoạt động thương mại.
Lạng sơn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có
đường biên giới giáp với Trung Quốc. Lạng sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế mậu biên, hàng hóa được xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng
Sơn rất phong phú, trong đó Tân Thanh là cửa khẩu có số lượng hàng hóa lưu thông
lớn nhất chủ yếu hàng nông sản … Thị trường hơn 300 triệu dân của các tỉnh Tây
Nam Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam nằm sát biên giới nước ta là một thị
trường đầy hứa hẹn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam với số lượng lớn và chủ yếu
theo hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Sau khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
được bình thường hóa, các cửa khẩu được mở cửa, hoạt động thương mại nói chung
và các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đó cú sự phát triển nhanh chóng, kim
ngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã có
tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh cũng như đóng
góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên việc tổ chức quản lý nhà

nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn còn nhiều yếu kém nên hiệu
quả của hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn thấp, tình trạng trốn thuế, buôn
lậu và gian lận thương mại chưa được ngăn chặn… Những năm gần đây có nhiều
bài học đắt giá như vụ án nhận hối lộ của cán bộ cửa khẩu Tân thanh, hay những
ngày cuối tháng 3 năm 2011 lượng hàng hóa xuất khẩu tại Tân Thanh tăng đột biến,
chủ yếu là dưa hấu tươi cũng đã gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ. Lúc cao điểm có tới
hơn 300 xe tồn đọng, mắc kẹt ở khu cửa khẩu này… Tình trạng hàng Việt Nam rơi
vào tình thế “ cho không ai lấy” tại cửa khẩu, khiến cho cả nông dân và doanh
nghiệp kinh doanh vận tải nông sản phải lao đao.
2
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trờn, Tụi chọn đề tài : “Tăng cường
quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu Tân
Thanh – Lạng Sơn
- Phân tích thực trạng về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và thực trạng quản
lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh trờn cỏc nội
dung về bộ máy quản lý, nguồn nhân lực, thể chế quản lý nhà nước.
- Đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhập
khẩu tiểu ngạch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh.
b. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại cửa khẩu Tân Thanh,
huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Thời gian: Đề tài sử dụng các thông tin số liệu trong các năm từ 2007 – 2010

Nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng về xuất nhập khẩu tiểu ngạch
và quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa Việt Nam – Trung Quốc qua cửa khẩu
Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua; Đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch
qua cửa khẩu Tân thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng một số phương pháp
phổ biến trong nghiên cứu kinh tế sau đây:
- Phương pháp thu thập tài liệu:
3
+ Tài liệu thứ cấp: Báo, tạp chí, mạng internet, các báo cáo tổng kết của chi
cục hải quan cửa khẩu Tân thanh, sở Công Thương, ban quản lý cửa khẩu Tân
Thanh, Biờn phũng…
+ Tài liệu sơ cấp: tham khảo ý kiến chuyên gia, sử dụng mẫu điều tra bằng
bảng câu hỏi.
- Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử: phương pháp này vận
dụng các học thuyết của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
để xem xét, phân tích các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa và xuất nhập
khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Những vấn đề lý luận và thực tiễn
được xem xét trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
+ Phương pháp thống kê mô tả: Với phương pháp này luận văn sử dụng các
chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, độ lệch tiêu chuẩn để nêu lên các
đặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong luận
văn để làm sáng tỏ hơn các kết luận trong từng hoàn cảnh cụ thể.
+ Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: phương pháp này được sử dụng
thông qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và
quản lý:
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và các chính sách liờn quan đến hoạt động

xuất nhập khẩu.
Lãnh đạo các cơ sở ban ngành có liên quan.
Thông qua nghiên cứu các công trình có liên quan đã công bố trước đó.
5. Đóng góp của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về xuất nhập khẩu và
quản lý nhà nước đối với hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch
- Đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch và quản lý nhà nước đối với
xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cưả khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng cũng như những tồn tại trong công
tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch; Từ đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp,
4
kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa
khẩu Tân Thanh.
6. Bố cục của luận văn:
Gồm 3 chương
CHƯƠNG I: Những lí luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hình thức
xuất nhập khẩu tiểu ngạch
CHƯƠNG II: Thực trạng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu
Tân thanh – Lạng sơn
CHƯƠNG III: Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhập
khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân thanh – Lạng sơn
5
CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH
1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRễ̀ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH
1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu tiểu ngạch
Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, do sự lý giải và nhận thức của con người
về xuất, nhập khẩu tiểu ngạch không giống nhau, vì vậy có một số khái niệm khác
nhau về xuất, nhập khẩu tiểu ngạch như sau:
Những hàng hoá xuất nhập khẩu theo giấy phép của Uỷ ban nhân dân các tỉnh

biên giới cấp thì được gọi là xuất nhập khẩu tiểu ngạch (mậu dịch tiểu ngạch).
Những hàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và
các cửa khẩu địa phương biên giới.
Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch còn được hiểu theo cách khác đó là: các hàng hóa
xuất nhập khẩu khác không xác định ở chính ngạch được mua bán qua biên giới
(còn gọi là buôn bán tiểu ngạch, mậu dịch tiểu ngạch, thương mại tiểu ngạch), là
hình thức thương mại quốc tế hợp pháp, được tiến hành giữa nhân dân hai nước
sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà trị giá, số lượng hàng hóa có qui
mô nhỏ. Nhưng kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải xin phép và chịu thuế
đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi
qua biên giới phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên
phòng, xuất nhập cảnh
Xuất, nhập khẩu tiểu ngạch hay còn gọi là thương mại hàng hoá qua biên giới
trên bộ là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được diễn ra tại khu vực biên giới
đường bộ của các nước láng giềng (được xác định về mặt địa lý) mà đối tượng trao
đổi là các sản phẩm, hàng hóa ( hữu hình ).
“ Đây là phương thức mậu dịch do tập quán truyền thống của lịch sử hình thành,
không xếp vào mậu dịch đối ngoại quốc gia. Nói chung các nước đều dành cho
phương thức mậu dịch này sự đãi ngộ về thuế quan. Theo sự phát triển của mậu
dịch quốc gia, thương mại hàng hóa với nghĩa hẹp như ở trên được phát triển thành
phương thức mậu dịch theo nghĩa rộng, tức là giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa
6
được tiến hành tại vùng biên giới hai nước. Nó được liệt vào phạm vi mậu dịch đối
ngoại của quốc gia, thuộc một trong những phương thức mậu dịch xuất nhập khẩu”.
( Đại từ điển kinh tế thị trường – trang139 ).
Như vậy, xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước không chỉ đơn thuần là hoạt
động buôn bán hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới mà nú cũn cú phạm vi rộng
hơn, bao trùm các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được diễn ra trên toàn bộ khu
vực biên giới đường bộ giữa hai nước. Hơn nữa, việc trao đổi các sản phẩm vô hình
( dịch vụ hoặc các loại hàng hóa có liên quan đến sở hữu trí tuệ) không thuộc phạm

vi của hoạt động này.
Tuy nhiên, trên thực tế sự phân biệt giữa hàng hoá chính ngạch và hàng hoá tiểu
ngạch không phải lúc nào cũng rõ ràng. Bởi vì, nhiều khi hàng chính ngạch lại được
chuyển qua các cửa khẩu dành cho buôn bán tiểu ngạch, điều đó tuỳ thuộc vào biểu
thuế, mức thuế của các loại hàng hoá trong những thời điểm khác nhau. Ngoài ra,
quan niệm của hai nước Việt Nam và Trung Quốc đối với hàng hoá xuất nhập khẩu
qua biên giới cũng khác nhau. Đối với Trung Quốc, thương mại quốc tế hiện nay
được phân làm hai loại: Mậu dịch quốc gia (gọi tắt là quốc mậu) và mậu dịch biên
giới (gọi tắt là biên mậu). Theo văn bản "Biện pháp tạm thời quản lý mậu dịch biên
giới" do Cục quản lý ngoại tệ Nhà nước Trung Quốc ban hành năm 1997 thì mậu
dịch biên giới được giải thích bao gồm: Mậu dịch chợ cư dân biên giới, mậu dịch
tiểu ngạch biên giới, hợp tác kinh tế - kỹ thuật đối ngoại của khu vực biên giới. Do
quan niệm khác nhau, nờn cú những lô hàng qua biên giới mà Việt Nam gọi là
chính ngạch thì Trung Quốc lại xem như là hàng biên mậu. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến những khác biệt trong các con số thống kê giữa hai nước Việt
Nam, Trung Quốc về hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới.
Hoạt động của cư dân biên giới thời gian qua cũng diễn ra rất sôi động ở các
cửa khẩu và chợ biên giới. Nú đó nhanh chóng đáp ứng và điều tiết cung cầu của
hai bên biên giới, tạo ra các công ăn việc làm và thu nhập cho cư dân hai bên biên
giới, tạo ra các công ăn việc làm và thu nhập, kích thích sản xuất và dịch vụ ở vựng
biờn phát triển. Tuy nhiên, đây là hình thức buôn bán dân gian, tự phát, nhiều người
tham gia nên rất khó kiểm soát và quản lý, dẫn đến buôn lậu và trốn thuế.
7
Ngoài các hình thức nêu trên, ở khu vực biên giới Việt-Trung cũng đã và đang
xuất hiện các hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu qua biên giới khác như: tạm nhập
tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh, kho ngoại quan, trong đó phương thức tạm nhập
tái xuất phát triển khá nhanh.
Tóm lại, theo quan niệm hiện nay thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức
thương mại quốc tế hợp pháp, trong đó hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá được
diễn ra tại khu vực biên giới đường bộ của các nước láng giềng (được xác định về

mặt địa lý) mà đối tượng trao đổi là các sản phẩm, hàng hóa (hữu hình). Những
hàng hoá thuộc loại này được phép đi qua các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và các cửa
khẩu địa phương biên giới.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch bao gồm mua bán trao đổi hàng hóa của cư dân biên
giới, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các phương thức thỏa
thuận trong hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước có
chung biên giới. Hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch phải nộp thuế và các lệ phí khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam và được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu hàng hóa qua biên giới theo các thỏa thuận song phương giữa Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ có chung biên giới.
1.1.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu tiểu ngạch
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch có những đặc trưng như thường (song không nhất
thiết) thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán. Xuất nhập khẩu tiểu
ngạch không phải là buôn lậu mà kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần
phải xin giấy phép. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trị
giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn
phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhập
cảnh…. Lợi thế của xuất nhập khẩu tiểu ngạch là ít thủ tục hơn và thời gian gao
dịch nhanh chóng trong khi đó xuất nhập khẩu chính ngạch đòi hỏi nhiều thủ tục về
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, kiểm dịch, hải quan và chứng từ vận chuyển, hợp
đồng ngoại thương, chứng từ giao nhận, thanh toán.
Đây là một cơ chế hoạt động thương mại đặc biệt không bị ràng buộc bởi
quy định của WTO, các quốc gia có thể đơn phương ban hành chính sách về quản lý
8
xuất nhập khẩu tiểu ngạch hoặc ký kết điều ước với các nước có chung biên giới về
tạo điều kiện cho xuất nhập khẩu tiểu ngạch mà không phải tuân thủ các cam kết
quốc tế. Chính sách ưu đãi đặc biệt của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm
mục tiêu khuyến khích hoạt động kinh tế –thương mại vùng biên giới nói chung đặc
biệt là vùng biên giới Việt Nam và Trung quốc nói riêng. Vọ̃y Việt nam có thể chủ
động về chính sách ưu đãi đặc thù để khuyến khích thương nhân phát triển thị

trường lân cận. Nếu sử dụng hiệu quả, xuất nhập khẩu tiểu ngạch sẽ là đòn bẩy năng
lực cạnh tranh hàng hóa Việt nam tiếp cận thị trường khu vực.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp. Do giá trị mỗi
giao dịch nhỏ, nên trong nhiều trường hợp mặt hàng được buôn bán là các loại hoa
quả. Điều này khiến cho kim ngạch xuất, nhập khẩu tiểu ngạch nói chung có thể
thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch. Xuất, nhập
khẩu tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để tránh thuế. Vì thuế xuất nhập
khẩu tiểu ngạch thường có thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ
tục liên quan phải làm đơn giản hơn, nờn cỏc doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều
người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đóng góp một phần đáng kể vào tổng kim ngạch
xuất khẩu, xuất nhập khẩu tiểu ngạch phát triển mạnh mẽ với quy mô và số lượng
ngày càng lớn. Các nhà nghiên cứu đưa ra những con số khác nhau về tổng giá trị
hàng hóa buôn bán qua biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam nhưng có thể thấy
tổng giá trị thương mại tiểu ngạch là một con số không nhỏ so với tổng giá trị
thương mại chính ngạch (Con số này theo tổng cục hải quan Việt Nam là khoảng từ
50 -70%). Sở dĩ như vậy là do: Một là, một số hàng hóa hoặc có số lượng ít hoặc có
phẩm chất kém, không thể tiến hành trao đổi qua thương mại chính ngạch. Hai là,
một số kẻ buôn bán lợi dụng công tác quản lý buôn bán đường biên chưa tốt để tiến
hành kiếm lợi nhuận. Ba là, việc thanh toán trong biên mậu giữa hai nước được tiến
hành linh hoạt, có thể bằng bản tệ hoặc bằng hình thức hàng đổi hàng. Trong khi đó
việc thanh toán trong thương mại chính ngạch phải tuân thủ theo những quy định có
tính pháp quy của từng nước.
9
Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đặc biệt này rất đa dạng
và đông đảo. Điều kiện để tham gia buôn bán chỉ là có vốn, có nguồn hàng và nơi
tiêu thụ hàng, nhiều khi không cần phải có trình độ ngoại thương đúng tiêu chuẩn
như các thị trường tiêu thụ khác. Vì vậy, hầu như mọi đối tượng cả doanh nghiệp
nhà nước, tập thể và tư nhân đều có thể tham gia vào thị trường này. Có chủ thể đã
tham gia buôn bán với bạn hàng Trung Quốc nhiều năm, nhưng cũng có thể chỉ làm

theo vụ, có khi chỉ một lần. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch giúp doanh nghiệp bán được
hàng hóa một cách nhanh chóng, thuận tiện và giảm chi phí, tiện thanh toán và dễ
trốn thuế. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp là chắc chắn doanh nghiệp chịu thua
thiệt.
Hàng hóa xuất nhập khẩu qua đường tiểu ngạch này rất đa dạng và phong
phú, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, từ hàng nông lâm thủy sản, hải sản tươi
sống đến các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, từ hàng nguyên liệu phục vụ cho sản
xuất đến các sản phẩm cao cấp như máy móc, thiết bị điện tử. Chất lượng các loại
hàng hóa rất khác nhau thường chưa được đánh giá về phẩm cấp.
1.1.3 Tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch
1.1.3.1 Tác động tích cực của xuất nhập khẩu tiểu ngạch
Về mặt lý thuyết, nhu cầu trao đổi hàng hóa xuất hiện từ thời cổ đại nhưng
chỉ từ khi ra đời nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa mới dẫn đến sự phá vỡ tính
chất khép kín của từng đơn vị kinh tế trong từng quốc gia. Ngoại thương hay chính
là thương mại quốc tế trong đó bao gồm cả xuất nhập khẩu tiểu ngạch xuất hiện và
trở nên không thể thiếu được đối với nền kinh tế của các nước tư bản thời đó và đối
với tất cả các quốc gia trong thời đại hiện nay. Vai trò to lớn này đã được một số
nhà kinh tế học điển hình thuộc các trường phái từ cổ điển đến hiện đại đều đề cập
đến các công trình nghiên cứu của mỡnh. Cỏc lý thuyết đã chỉ ra rằng thương mại
quốc tế là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong nền sản xuất của
mỗi quốc gia cũng như toàn thế giới. Hoạt động xuất, nhập khẩu tiểu ngạch giỳp
cỏc nước đẩy mạnh hơn nữa hoạt động sản xuất mua bán, trao đổi hàng hóa của
mình. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa cho các
10
nước đú, giỳp tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, giảm bớt rủi ro khi nền kinh tế của
một số đối tác thương mại lớn bị suy yếu.
a. Thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn
Từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung quốc vào năm 1991
đến nay, việc giao lưu kinh tế trong nông nghiệp đã phát triển và đạt một số thành
quả: tăng trao đổi hàng hóa nụng, lõm, hải sản với Trung quốc, vì đây là thị trường

tiêu thụ nhiều sản phẩm nụng, lõm, hải sản Giá cả trên thị trường này tuy không
ổn định nhưng nhiều khi và nhiều sản phẩm có giá cao hơn thị trường quốc tế khác
chẳng hạn như nguyên liệu cao su. Trung quốc là thị trường khá dễ tính, không đòi
hỏi chất lượng quá cao nên có tác dụng quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp
và xuất khẩu ở phía ta. Chúng ta đã nhập được nhiều thiết bị, vật tư, giống cây trồng
vật nuôi cần thiết cho nông nghiệp, một số sản phẩm có hiệu quả và năng suất phù
hợp với điều kiện thổ nhưỡng và trình độ sản xuất nông nghiệp Việt Nam. Hơn thế
nữa phần lớn việc trao đổi này không đòi hỏi ngoại tệ mạnh, thời gian mua bán
nhanh chóng, thuận tiện cho việc đưa sản phẩm vào sử dụng.
b. Về thu ngân sỏch trờn địa bàn
Từ năm 2000 đến năm 2011, lượng hàng trao đổi theo hình thức xuất nhập khẩu
tiểu ngạch ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng nhất là đối với Trung
quốc. Giá trị thuế xuất nhập khẩu ngày càng tăng qua các năm, cụ thể như trong
tổng số thu ngân sỏch cỏc tỉnh biên giới phía Bắc, tỷ trọng của thuế xuất nhập khẩu
chiếm tỷ lệ cao, trong đó thuế tiểu ngạch chiếm 60%. Các cửa khẩu ở địa phương có
số thu cao là Lạng Sơn, Quảng Ninh; Số thu trung bình là Lào Cai, rồi đến Cao
Bằng, Hà Giang và Lai Châu. Thuế xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung hàng
năm đều có đặc điểm là thu qua buôn bán tiểu ngạch đều cao hơn thu qua buôn bán
chính ngạch, nhịp độ tăng trưởng của hình thức buôn bán tiểu ngạch tăng trưởng tốt
hơn so với hình thức buôn bán chính ngạch. Điều này cho thấy vai trò quan trọng
của việc xuất nhập khẩu tiểu ngạch giữa hai nước.
Dưới tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch, hoạt động của các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ tăng lên, thu ngân sách của các tỉnh biên giới cũng
tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu có khối lượng buôn bán
11
thông qua lớn như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai. Một số tỉnh từ chỗ trước kia
chưa cân đối được ngân sách, nay thu đủ bù chi và còn nộp được cho ngân sách
Trung ương phần đóng góp của tỉnh mình, tuy nhỏ nhưng rất có ý nghĩa.
Nhờ nguồn thu ngân sách tăng, phần chi ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng,
kinh tế và văn hóa xã hội, y tế, giáo dục các tỉnh biên giới phía Bắc cũng tăng lên

nhanh chóng, góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực này.
c. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng vựng biờn
Giao thông vận tải ở các tỉnh biên giới phía Bắc phần lớn dựa vào mạng
đường bộ, đặc biệt là các tỉnh phía Tây Bắc. Trước đây, hệ thống giao thông của các
tỉnh này chất lượng rất thấp, từ ngày có chính sách mở cửa biên giới, Bộ Giao thông
vận tải đã phối hợp cùng với các địa phương cải tạo, nâng cấp nhiều đoạn đường,
nhiều tuyến đường nối tới các cửa khẩu chính như: tuyến đường Lộc Bình -Chi Ma
dài 18 km; Đoạn nối quốc lộ 4A tới cửa khẩu Tân Thanh. Bộ Giao thông vận tải
cũng đã nâng cấp, sửa chữa các đoạn đường trên quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 70
và khôi phục các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai để nối Hà Nội với các tỉnh biên
giới và các giữa các địa phương với nhau.
Ngoài ra, để giúp đẩy mạnh thêm việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở các tỉnh
miền núi, nhà nước ta đó cú chương trình phát triển kinh tế - xã hội cỏc xó đặc biệt
khó khăn vùng núi và vựng sõu vựng xa, đầu tư xây dựng 6 loại công trình là: điện,
đường, trường, trạm, thuỷ lợi nhỏ, cấp nước sinh hoạt; với cỏc xó biên giới được
đầu tư thêm danh mục xây dựng chợ. Ta đã cùng với Trung Quốc xây dựng được
một số cầu tại các cửa khẩu Quảng Ninh, Lai Châu, Hà Giang và Lào Cai.
Về thông tin liên lạc, ngành bưu chính viễn thông đã phát triển nhanh nhờ
một phần tác động của mở rộng buôn bán biên giới và ngược lại ngành bưu chính
viễn thông đã góp phần tích cực thúc đẩy giao lưu kinh tế và làm sôi động thêm thị
trường vùng biên giới.
Nhìn chung, các đường ra cửa khẩu, đến cỏc xó biên giới tuy giao thông đi
lại còn nhiều khó khăn, song đã được cải thiện thêm một bước, góp phần đáng kể
vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc.
12
d. Đời sống nhân dân ở các tỉnh miền núi biên giới được cải thiện rõ rệt
Những thành tựu kinh tế - xã hội trong thời kỳ qua bắt nguồn chủ yếu từ
đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước Việt Nam và sự nỗ lực của toàn dân. Song
đối với các tỉnh biên giới, những thành tựu đú cú sự đóng góp đáng kể của giao lưu
buôn bán biên giới đặc biệt phải kể đến hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. So

sánh với các tỉnh miền núi không có biên giới, hoặc so sánh giữa các tỉnh biên giới
với nhau, chúng ta thấy các tỉnh có khối lượng buôn bán lớn hơn và đáng kể như
Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, đời sống nhân dân được cải thiện nhanh hơn, diện
mạo các tỉnh này cũng sáng sủa hơn.
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã góp phần làm giảm bớt tỷ lệ đúi nghốo, tăng tỷ
lệ trung bình và giàu có ở các thị xã, thị trấn, khu vực cửa khẩu. Đời sống một bộ
phận nhân dân được cải thiện một cách rõ rệt. Nhiều tỉnh vùng biên giới đang hình
thành những thị trấn, trung tâm cụm xã như những điểm giao lưu kinh tế - xã hội.
Hệ thống chợ vựng biờn phát triển phong phú, đa dạng, cơ sở hạ tầng được nâng
cấp, sửa chữa, đời sống văn hoá, tinh thần được cải thiện, bộ mặt nông thôn được
đổi mới.
Mỗi năm nhờ buôn bán tiểu ngạch qua biên giới, các địa phương ở biên giới
cú thờm hàng vạn lao động có việc làm và hàng ngàn lao động từ cỏc vựng trong
nước đến làm ăn; Nhiều nhà trên các trục đường giao thông, trờn cỏc địa điểm giao
lưu được sửa sang và xây dựng mới.
e. Góp phần cải thiện và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân
Kinh tế phát triển đã góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân tộc khu vực biên giới. Có thể nói, từ
khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, các hoạt động văn hoá của các tỉnh biên
giới đều rất phát triển, phong phú về nội dung và đề tài, đa dạng về hình thức, thể
loại và phong cách biểu diễn. Những ngày hội văn hóa thể thao của các dân tộc
được tổ chức có quy mô với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp nhân dân, góp
phần khuấy động phong trào và tạo niềm hưng phấn cho bà con các dân tộc mong
muốn được góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương.
Hệ thống các đài thu phỏt hỡnh và đài truyền hỡnh,truyền thanh phát triển với
13
nhiều hình thức khác nhau đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân ở
vùng thấp và một bộ phận ở vùng cao. Phong trào "thể thao cho mọi người" đã và
đang được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; Nhiều xã vùng cao, vùng xa đã
xây dựng được đội bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, phi ngựa, nộm cũn, bắn ná,

chọi chim Nhiều cuộc trình diễn lớn như Hội khoẻ Phù Đổng, Hội thi văn nghệ thể
thao được tổ chức ở các tỉnh, đã thực sự là những cuộc trình diễn đẹp cả về văn
hóa lẫn thể chất, nói lên hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong trường học.
1.1.3.2 Tác động tiêu cực của xuất nhập khẩu tiểu ngạch
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch thời gian qua đã phát triển rất nhanh, góp phần
nhất định làm biến đổi bộ mặt kinh tế - xã hội và văn hóa khu vực biên giới phía
Bắc. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu buôn bán cũng còn những hạn chế và xuất
hiện nhiều vấn đề tiêu cực.
a. Vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại
Đây là vấn đề phát sinh và tồn tại dai dẳng nhất, đồng thời đã và đang trở thành
một cuộc đấu tranh đầy cam go. Ngày 19/5 Công văn 3181/VPCP-KNTN về đẩy
mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2011 do Văn
phòng Chính phủ đã ban hành, Việc triển khai các Chỉ thị trên cùng với việc dán
tem các mặt hàng đã hạn chế một phần mức độ buôn bán và nhập lậu các mặt hàng
chủ yếu này, bước đầu bảo vệ và thúc đẩy sản xuất công nghiệp trong nước, số thuế
xuất nhập khẩu tiểu ngạch của ngân sách thu được đáng kể.
Tuy nhiên, Do sự quản lý lỏng lẻo đối với hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch,
thường không thanh toán qua ngân hàng, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chưa
được bồi dưỡng thường xuyên thêm vào đó là đặc điểm địa lý có nhiều đường mòn
cắt qua biên giới. Dựa vào đó gây nên tình hình buôn lậu ngày càng phức tạp, tinh
vi hơn. Hoạt động buôn lậu diễn ra sôi động nhất là ở các khu vực cửa khẩu Hữu
Nghị, Tân Thanh, Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Lãng (Lạng Sơn) Thủ đoạn mà bọn
buôn lậu thường áp dụng là tập chung hàng hoá ở hai bên cánh gà cửa khẩu, các
đường mòn tiểu ngạch, dùng cửu vạn khuân vác suốt ngày đêm với số lượng hàng
nghìn người. Số lượng hàng hóa này nhập lậu vào Việt Nam hàng ngày, hàng tháng,
hàng năm thật không tài nào thống kê được. Về buôn lậu ma túy, số đối tượng này
14
luôn sử dụng những thủ đoạn hết sức tinh vi đờ̉ “tuụ̀n” ma túy tổng hợp vào khu
vực nội địa thông qua hệ thống đường mòn tiểu ngạch: thuê người quấn ma túy
quanh cơ thể, để ma túy giấu dưới giầu dép, đờ̉ lõ̃n trong hành lý núp dưới bóng

khác du lịch, buôn bán…
Như vậy, cho đến nay tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn
các tỉnh biên giới còn rất phức tạp, có chiều hướng ra tăng, mức độ gian lận tinh vi
hơn. Hầu hết các chủ buôn lậu lớn đều đã rút vào hoạt động chìm, núp bóng, chuyển
hướng hoạt động, thiết lập đường dây mới, xé nhỏ lẻ hàng hoá, thuê mướn nhân
công bằng nhiều hình thức và quy mô khác nhau. Điều đáng chú ý là do chạy theo
lợi ích trước mắt, một số đơn vị và tư thương đã xuất khẩu sang Trung Quốc những
mặt hàng mà Nhà nước cấm xuất khẩu qua biên giới như gỗ tròn, gỗ xẻ, động vật
hoang dã quý hiếm, đồ cổ có giá trị lịch sử văn hoá cao, và nhập về những mặt
hàng cấm, hàng kém chất lượng, trong đó có cả những loại đồ chơi có tác dụng xấu
đến giáo dục nhân cách và đạo đức cho các em học sinh và an toàn xã hội, những
hàng hoá gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người tiêu dùng Việt Nam. Điều đó, đã
làm mất đi sự tín nhiệm lâu nay của người tiêu dùng Việt Nam đối với hàng hoá
Trung Quốc, ngoài ra, việc nhập máy móc không đảm bảo chất lượng cũng gây thiệt
hại không nhỏ về mặt kinh tế cho một số tỉnh ở Việt Nam.
b. Những tiêu cực về sản xuất kinh doanh
Xuất nhập khẩu tiểu ngạch không có hợp đồng từ trước, thiếu hiểu biết về
thông tin trên thị trường, các doanh nghiệp thường chở tới cửa khẩu rồi làm thủ tục
hải quan sau đó mṍt nhiều thời gian mới tìm mối bán ở bên kia biên giới chính vì
vậy gây nên hiện tượng ách tắc hàng hóa theo đường tiểu ngạch, hậu quả là nhiều
thời điểm hàng nghìn tấn nông sản đổ bỏ “ cho không ai lṍy” gây thiệt hại rất lớn
tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, phá vỡ quy hoạch nhiều nơi và phần thiệt hại bao
giờ người nông dân cũng sẽ bị thua thiệt nhất bởi do hợp đồng bị phá, không ổn
định tiêu thụ.
Thông thường những công ty làm ăn lớn và có quy mô thì chuộng hình thức
xuất nhập khẩu chính ngạch, vì đảm bảo an toàn hơn. Doanh nghiệp Việt Nam tham
gia thương mại quốc tế hiện chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực hạn
15
chế, do đó xuất nhập khẩu tiểu ngạch được đánh giá là hình thức phù hợp để mở
rộng thị trường Lào, Campuchia, Trung Quốc bởi các thủ tục xuất nhập khẩu tiểu

ngạch đơn giản. Tuy nhiên đó chính là con dao hai lưỡi, vì nếu cứ bán hàng hóa
chất lượng thấp, không chịu đầu tư cải thiện mẫu mã, chất lượng thì hậu quả chính
doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu. Xuất nhập khẩu tiểu ngạch không qua hợp đồng,
doanh nghiệp cũng chỉ qua thương lái Trung quốc chứ không thực sự tìm được đầu
mối của cung – cõ̀u nờn hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm.
Xuất khẩu tiểu ngạch xuất hiện trung gian môi giới, các doanh nghiệp với
container chở hàng ra cửa khẩu để xếp hàng chờ thương nhân Trung quốc mua. Tại
đây, xuất hiện hình thức bán cho thương nhân Trung quốc qua người môi giới ,
người môi giới này có nhiệm vụ giao dịch giá, đổi tiền và chuyển thanh toán cho
các doanh nghiệp Việt nam thậm chí cả các thủ tục thông quan với hàng hóa, sau đó
người môi giới sẽ nhận được hoa hồng. Tuy nhiên đó chưa phải là khoản chi cuối
cùng, khi thương nhân Trung quụ́c chờ hàng, doanh nghiệp Việt nam cũng phải nhờ
môi giới thuyết phục khách giúp vì người môi giới biết tiếng Trung và doanh nghiệp
phải chi cho khoản này. Đo đó sẽ làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu theo hình thức tiểu ngạch.
Các doanh nghiệp Việt nam còn bị ép giá khi xuất khẩu tiểu ngạch: do thiếu
thông tin, nhiều doanh nghiệp chở hàng ra cửa khõ̉u để bán cho thương nhân Trung
quốc, khi hàng thiếu doanh nghiệp có thể dễ dàng xuất hàng nhưng khi hàng trăm
xe tải xếp hàng nhiều cây số, hàng hóa lên cửa khẩu với số lượng dư thừa, nhiều
loại nông sản như dưa hấu, nhãn, thanh long… không để lâu được phải bán theo giá
rẻ hoặc thậm chí phải đổ bỏ. Thêm nữa do thương nhân Trung quốc ra điều kiện
thanh toán tiền sau khi đã lấy hàng nên mặc dù hai bên đã thỏa thuận giá xong, các
doanh nghiệp Việt nam thường bị yêu cầu giảm giá so với thỏa thuận bởi những lý
do rất vô lý như hàng đem về Trung quốc không bán được, hàng xấu, hàng sai quy
cách….
Các doanh nghiệp thương nhân xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch thường
không qua hợp đồng, thương nhân Trung quốc thường ra điều kiện thanh toán tiền
sau khi lấy hàng, hoạt động xuất khẩu này chưa có thanh toán qua hệ thống ngân
16
hàng và hành lang pháp lý do đó, rủi ro luôn được chuyển cho người bán chứ không

phải người mua, thực tế không ít chủ hàng Việt Nam bị con nợ không trả tiền.
c. T ệ nạn xã hội
Trờn địa bàn đã và đang thu hút nhiều đối tượng thuộc các thành phần kinh tế
khác nhau cùng tham gia buôn bán. Những đối tượng này lại không được tổ chức
phối hợp chặt chẽ dẫn đến tình trạng lộn xộn, non yếu trong làm ăn nên xảy ra tình
trạng tranh mua tranh bán, giật khách của nhau và có khi xảy ra xung đột, gây thiệt
hại về kinh tế và khó khăn cho công tác quản lý.
Vấn đề nhức nhối nhất là buôn bán và vận chuyển ma tuý. Mấy năm gần đây,
lợi dụng địa bàn hiểm trở, lợi dụng chủ trương tăng cường buôn bán thông thương
giữa hai nước, thông qua các đường mòn tiểu ngạch bọn tội phạm ma tuý tăng
cường hoạt động cả về số vụ, quy mô lẫn tính nghiêm trọng. Gây nên các tệ nạn
nghiên hút ma túy và từ đó nảy sinh trộm cắp, thoái hóa nếp sống xã hụ̣i….
Việc quản lý người và hàng hoá qua lại còn nhiều sơ hở làm nảy sinh những
hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội khác như buôn bán thuốc phiện, buôn bán phụ
nữ, trẻ em, thậm chí cả súng đạn qua biên giới. Trong những tệ nạn nói trên thì nạn
buôn bán phụ nữ qua biên giới đã và đang trở thành vấn đề xã hội rất bức xúc,
không chỉ vi phạm quyền tự do bình đẳng của phụ nữ mà còn để lại hậu quả sau này
không lường trước được.
c. Vấn đề thanh toán
Do xuất nhập khẩu tiểu ngạch có tính chất đặc thự, nờn mặc dù ngành ngân
hàng đã có rất nhiều cố gắng, nhưng việc thanh toán xuất nhập tiểu ngạch chủ yếu
là bằng tiền mặt không thanh toán qua ngân hàng. Điều này đã dẫn tới một số hậu
quả nhất định:
− Do việc thanh toán nằm ngoài hệ thống ngân hàng nên ngân hàng không có
điều kiện kiểm soát và là môi trường tốt để hoạt động buôn lậu phát triển mạnh ở
vựng biờn. Đi đôi với nó là các hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ phát
triển. Từ đó, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hai bên, hạn chế quan hệ
thương mại hai nước. Đồng thời, ngân sách địa phương cũng sẽ không thu được
thuế từ các hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.
17

−Do thanh toán xuất nhập khẩu không thông qua ngân hàng nên nhiều doanh
nghiệp lớn có uy tín không muốn tham gia vào xuất nhập khẩu, chỉ còn lại các
doanh nghiệp nhỏ chưa có uy tín và thiếu kinh nghiệm kinh doanh tham gia. Từ đó
dẫn đến các hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn xảy ra, nhiều hàng hoá tồn đọng
ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước.
−Việc thanh toán không thông qua ngân hàng đã làm hạn chế hoạt động tín
dụng của các ngân hàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, các ngân hàng thương mại
thường không muốn tài trợ xuất nhập khẩu vì không kiểm soát được luồng vốn chu
chuyển ngoài ngân hàng, dễ xảy ra rủi ro, mất vốn.
− Do công tác thanh toán xuất nhập khẩu thường không qua ngân hàng, các
doanh nghiệp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt nên sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng
tiêu cực, tiền giả,
Như vậy, quy mô xuất nhập khẩu tiểu ngạch ngày càng lớn, kim ngạch xuất
nhập khẩu tiểu ngạch ngày một tăng, nhưng hoạt động thanh toán hiện nay vẫn
mang tính tự phát, gây tình trạng lộn xộn trên biên giới, các hiện tượng lừa đảo xảy
ra thường xuyên. Điều này còn tạo điều kiện cho việc hình thành các "chợ tiền" tự
do hoạt động như một trung tâm thanh toán tiền hàng hai chiều nằm ngoài sự kiểm
soát của ngân hàng Nhà nước.
d. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Thực tế thời gian qua cho thấy, các hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch đó có
những đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
của khu vực và của hai quốc gia, nhưng với sự phát triển nhanh, thiếu tổ chức và
quản lý, đối tượng xuất nhập khẩu tiểu ngạch thiếu thông tin thị trường nên những
hoạt động này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ môi trường sinh thái ở
Việt Nam. Biểu hiện qua những mặt sau:
− Ảnh hưởng của việc xuất nhập khẩu tiểu ngạch hàng nông sản qua các cửa
khẩu thường xuyên bị ùn tắc, những nông sản như dưa hấu, thanh long, vải… với
khối lượng lớn không để lâu được do bảo quản và tiêu thụ không kịp thời, làm ứ
đọng, thối nát, trong khi đó việc xử lý các loại rác thải, phế thải diễn ra còn chậm
gây nên ảnh hưởng đối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người.

×