Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai có triển vọng vụ xuân và đông năm 2010 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 125 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM







TRẦN MẠNH HÙNG






NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG
VỤ XUÂN VÀ ĐÔNG NĂM 2010 TẠI THÁI NGUYÊN




LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP















THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






TRẦN MẠNH HÙNG






NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ LAI CÓ TRIỂN VỌNG
VỤ XUÂN VÀ ĐÔNG NĂM 2010 TẠI THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHAN THỊ VÂN








THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu khoa học nào.
Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để hoàn thành luận
văn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả



Trần Mạnh Hùng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp đến khi hoàn thành luận văn
thạc sỹ khoa học nông nghiệp, tôi luôn nhận đƣợc sự giúp đỡ, quan tâm và
hƣớng dẫn tận tình về phƣơng pháp nghiên cứu thí nghiệm cũng nhƣ hoàn
thiện luận văn của cô giáo TS. Phan Thị Vân; Sự hợp tác rất nhiệt tình và có
trách nhiệm của các em sinh viên cũng nhƣ sự yêu thích học hỏi, ứng dụng
những tiến bộ khoa học mới vào sản xuất của bà con nông dân tại xã Hồng
Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
Để luận văn này đƣợc hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn:
Tiến sỹ Phan Thị Vân, Trƣởng Bộ môn cây Lƣơng thực, cây công
nghiệp trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ngƣời tận tâm theo dõi, chỉ
bảo và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa đào tạo Sau Đại học;
Khoa Nông học, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các cán bộ Viện
nghiên cứu ngô đã tạo điều kiện tốt nhất trong quá tình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên,
Thái Nguyên đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện và đánh giá hiệu
quả mô hình trình diễn giống ngô mới có triển vọng.
Và cuối cùng, xin chân thành cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và bạn
bè, những ngƣời luôn quan tâm, sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập

và nghiên cứu vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả


Trần Mạnh Hùng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3
4.1. Ý nghĩa khoa học 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Ƣu thế lai và phƣơng pháp đánh giá ƣu thế lai ở ngô 5
1.2.1. Khái niệm ƣu thế lai 5
1.2.2. Phân loại ƣu thế lai 5
1.2.3. Cơ sở di truyền của hiện tƣợng ƣu thế lai 6

1.2.4. Phƣơng pháp đánh giá ƣu thế lai 7
1.3. Các loại giống ngô 8
1.3.1. Giống ngô thụ phấn tự do 8
1.3.1.1. Giống địa phƣơng 8
1.3.1.2. Giống tổng hợp 9
1.3.1.3. Giống hỗn hợp 9
1.3.2. Giống ngô lai 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

iv
1.3.2.1. Giống ngô không quy ƣớc 10
1.3.2.2. Giống lai quy ƣớc 11
1.4. Mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái 12
1.4.1. Nhu cầu của cây ngô đối với điều kiện khí hậu 12
1.4.1.1. Nhu cầu về nhiệt độ của cây ngô 12
1.4.1.2. Nhu cầu nƣớc của cây ngô 12
1.4.1.3. Ảnh hƣởng của ánh sáng đến sinh trƣởng, phát triển của cây ngô 14
1.4.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái 15
1.5. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô 17
1.5.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô trên thế giới 17
1.5.2. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô ở Việt Nam 22
1.6. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 25
1.6.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới 25
1.6.2.Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam 28
1.6.3. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 30
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Vật liệu nghiên cứu 32
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 32
2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm 32

2.4. Nội dung nghiên cứu 33
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng phát triển của các giống ngô lai
thí nghiệm 34
2.5.1.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm 34
2.5.1.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.5.2. Xây dựng mô hình trình diễn 39
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu 41

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

v
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm 42
3.1.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống ngô thí nghiệm 42
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 44
3.1.1.2. Giai đoạn gieo đến tung phấn, phun râu 44
3.1.1.3. Giai đoạn chín sinh lý 46
3.1.2. Đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm 46
3.1.2.1. Chiều cao cây 49
3.1.2.2. Chiều cao đóng bắp 49
3.1.2.3. Số lá 50
3.1.2.4. Chỉ số diện tích lá 52
3.1.3. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao của các giống thí nghiệm 53
3.1.3.1. Giai đoạn 20 ngày sau trồng 54
3.1.3.2. Giai đoạn 30 ngày sau trồng 56
3.1.3.3.Giai đoạn 40 ngày sau trồng 56
3.1.3.4. Giai đoạn 50 ngày sau trồng 56
3.1.3.5. Giai đoạn 60 ngày sau trồng 57
3.1.4. Tốc độ ra lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm 57

3.1.4.1. Giai đoạn sau trồng 20 ngày 57
3.1.4.2. Giai đoạn sau trồng 30 ngày 58
3.1.4.3. Giai đoạn 40 ngày sau trồng 58
3.1.4.4. Giai đoạn sau trồng 50 ngày 59
3.1.4.5. Giai đoạn sau trồng 60 ngày 59
3.1.5. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010 59
3.1.5.1. Trạng thái cây 60
3.1.5.2. Trạng thái bắp 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vi
3.1.5.3. Độ bao bắp 61
3.1.6. Khả năng chống chịu của các giống ngô thí nghiệm 62
3.1.6.1. Sâu đục thân ngô 62
3.1.6.2. Sâu cắn râu 63
3.1.6.3. Bệnh khô vằn 64
3.1.7. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 65
3.1.7.1. Số bắp/cây 67
3.1.7.2. Chiều dài bắp 68
3.1.7.3. Đƣờng kính bắp 68
3.1.7.4. Số hàng/bắp 69
3.1.7.5. Số hạt/hàng 69
3.1.7.6. Khối lƣợng 1000 hạt 70
3.1.7.7. Năng suất lý thuyết 71
3.1.7.8. Năng suất thực thu 72
3.2. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn giống ƣu tú 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

1. Kết luận 77
2. Kiến nghị 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CV %
:
Hệ số biến động
CIMMYT
:
Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế
CSDTL
:
Chỉ số diện tích lá
B/c
:
Bắp trên cây
CD
:
Chiều dài bắp
ĐK
:
Đƣờng kính bắp
H/B
:

Hàng trên bắp
H/H
:
Hạt trên hàng
M1000
:
Khối lƣợng ngàn hạt
FAO
:
Tổ chức nông nghiệp và lƣơng thực Liên Hợp Quốc
IPRI
:
Viện nghiên cứu chƣơng trình lƣơng thực thế giới
LSD
5%

:
Sự sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 0,05
TAMNET
:
Mạng lƣới khảo nghiệm ngô vùng Châu Á
AMBIONET
:
Mạng lƣới công nghệ sinh học cây ngô Châu Á
LAI
:
Chỉ số diện tích lá
NSLT
:
Năng suất lý thuyết

NSTT
:
Năng suất thực thu
OPV
:
Giống ngô thụ phấn tự do
TPTD
:
Thụ phấn tự do
WTO
:
Tổ chức thƣơng mại thế giới


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới năm 1961 - 2009 26
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô của một số nƣớc năm 2009 26
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 1961 - 2010 29
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô ở Thái Nguyên 2001 - 2009 31
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm vụ
Xuân và Đông năm 2010 43
Bảng 3.2. Chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của các giống ngô thí nghiệm vụ
Xuân 2010 và Đông 2010 47
Bảng 3.3. Số lá và chỉ số diện tích lá của các giống ngô tham gia thí nghiệm
trong vụ Xuân 2010 và Đông 2010 51
Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ
Xuân 2010 tại Thái Nguyên 54

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ
Đông 2010 tại Thái Nguyên 55
Bảng 3.6. Tốc độ ra lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 58
Bảng 3.7. Trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của các giống ngô thí
nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 60
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm vụ xuân và Đông 2010 64
Bảng 3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô tham gia thí
nghiệm trong vụ Xuân 2010 66
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô thí nghiệm
trong vụ Đông 2010 67
Bảng 3.11. Năng suất của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông năm 2010 71
Bảng 3.12. Giống, địa điểm và quy mô trình diễn giống ƣu tú tại Phổ Yên,
Thái Nguyên 75
Bảng 3.13. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất của giống H09-1 và LVN99
trong vụ Xuân 2011 tại Phổ Yên- Thái Nguyên 75
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá của nông dân đối với các giống trong mô hình
trình diễn vụ Xuân 2011 tại Phổ Yên - Thái Nguyên 76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Biểu đồ 3.1. Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 48
Biểu đồ 3.2. Chiều cao đóng bắp của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông 2010 48
Biểu đồ 3.3. Năng suất lý thuyết của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông
năm 2010 73
Biểu đồ 3.4. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Đông

năm 2010 74






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây trồng đảm bảo an ninh lƣơng
thực cho nhiều quốc gia trên thế giới. Toàn thế giới sử dụng 17% tổng sản
lƣợng ngô làm lƣơng thực, các nƣớc sử dụng ngô làm lƣơng thực chính nhƣ:
Mozambique (93% sản lƣợng), Kenya (91%), Congo (86%), Ethiopia (86%),
Angola (84%), Indonesia(79%), Ấn Độ (77%) (Ngô Hữu Tình, 2003)
[26]. Không chỉ cung cấp lƣơng thực cho con ngƣời, ngô còn là nguồn thức
ăn quan trọng cho chăn nuôi, 66% sản lƣợng ngô của thế giới đƣợc dùng làm
thức ăn cho chăn nuôi (Bùi Mạnh Cƣờng, 2007)[5].
Ngoài ra ngô còn đƣợc sử dụng làm nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp thực phẩm (sản xuất rƣợu, cồn, tinh bột, bánh kẹo…). Có khoảng 670
mặt hàng đƣợc chế biến từ ngô. Hàng năm ở Mỹ sử dụng 18% tổng lƣợng ngô
để sản xuất tinh bột, 37% sản xuất cồn, 5,8% sản xuất bánh kẹo (Nguyễn Thế
Hùng, 2006) [12].
Ngày nay với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ, ngô là nguồn
nguyên liệu quan trọng để chế biến Ethanol một nguồn nhiên liệu sinh học thay
thế các nguồn nhiên liệu tự nhiên nhƣ: Dầu mỏ, than đá đang dần bị cạn kiệt. Sử
dụng Ethanol làm giảm ô nhiễm môi trƣờng vì có lƣợng khí thải CO
2

thấp hơn
xe chạy xăng gần một nửa.
Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và có khả năng thích ứng rộng
với các vùng sinh thái, khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất
thuận, sâu bệnh, có tiềm năng năng suất cao nên ngô đã đƣợc hầu hết các nƣớc
và lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển không ngừng. Năm 1961 diện
tích trồng ngô trên thế giới chỉ đạt 105,48 triệu ha với tổng sản lƣợng là 205,00
triệu tấn, nhƣng đến năm 2009 diện tích đã đạt 159,53 triệu ha với sản lƣợng
817,11 triệu tấn (FAO, 2011) [35].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

2
Ở Việt Nam, ngô là cây lƣơng thực quan trọng thứ 2 sau cây lúa và là
nguồn thức ăn chính phục vụ cho chăn nuôi. Trong những năm qua, cây ngô
đã đƣợc mở rộng diện tích, chuyển đổi cơ cấu giống, thâm canh và áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác để cải thiện năng suất.
Những tiến bộ về sản xuất ngô ở Việt Nam thể hiện rất rõ trong giai đoạn
20 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng. Trong suốt 20 năm qua (1989-
2009) diện tích, năng suất, sản lƣợng ngô tăng liên tục với tốc độ rất cao. Tỷ
lệ tăng trƣởng hàng năm trong giai đoạn 1989-2009 về diện tích là 5,7%/năm,
năng suất 7,2%/năm và sản lƣợng là 21,1%/năm, trong đó mức độ tăng trƣởng
về năng suất cao hơn diện tích là 1,5%/năm. Diện tích trồng ngô tăng chậm là
do công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh và do biến động bất thƣờng
trong thiên nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt
Mặc dù năng suất ngô ở nƣớc ta đã đƣợc cải thiện nhƣng vẫn còn thấp hơn
rất nhiều so với thế giới. Theo thống kê của FAO (2011) [35], năm 2009 năng
suất ngô của Việt Nam chỉ bằng 78,7% năng suất trung bình thế giới, 73,5%
năng suất trung bình của Trung Quốc; 38,9% năng suất trung bình của Mỹ.
Hiện nay nhu cầu sử dụng ngô không ngừng tăng lên do ngành chăn

nuôi phát triển, nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở nƣớc ta rất lớn khoảng 8 triệu
tấn/năm. Trong khi đó sản lƣợng ngô sản xuất trong nƣớc mới chỉ đáp ứng một
nửa nhu cầu làm thức ăn cho gia súc. Năm 2009 nƣớc ta phải nhập khẩu
900.000 tấn ngô hạt để làm thức ăn cho chăn nuôi (Cục Chăn nuôi, 2011) [3].
Vì vậy để đáp ứng đủ nhu cầu ngô tiêu dùng trong nƣớc cần mở rộng
diện tích và tăng năng suất ngô. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích trồng ngô
rất khó khăn do diện tích sản xuất nông nghiệp hạn chế và phải cạnh tranh với
nhiều loại cây trồng khác nên tăng năng suất là giải pháp chủ yếu. Trong giải
pháp tăng năng suất thì giống đƣợc coi là hƣớng đột phá có ý nghĩa quyết
định để nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng nông sản. Giống tốt sẽ cho sản
lƣợng cao hơn giống bình thƣờng từ 20 - 25%. Do đó một yêu cầu lớn đặt ra
cho ngành sản xuất ngô nƣớc ta, đó là phải nghiên cứu và xác định đúng
những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt với điều kiện sinh
thái của từng vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

3
Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống ngô lai
có triển vọng vụ Xuân và Đông tại Thái Nguyên”.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định đƣợc giống ngô lai có triển vọng để giới thiệu cho sản
xuất tại Thái Nguyên, làm cơ sở cho quá trình chọn tạo giống ở các tỉnh
Trung du và miền núi phía Bắc.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các giống thí nghiệm.

- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng sinh trƣởng, phát triển của các
giống thí nghiệm, chọn giống ƣu tú để khảo nghiệm sản xuất.
- Theo dõi một số đặc điểm nông học của giống có triển vọng trong thí
nghiệm khảo nghiệm sản xuất.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học xác định đƣợc giống
ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh Trung
du và miền núi phía Bắc.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng cho các nghiên cứu
về sinh trƣởng, phát triển và khả năng chống chịu ở cây ngô.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài góp phần làm đa dạng tập đoàn giống ngô phù hợp với điều kiện
sinh thái tại Thái Nguyên.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một nhân tố quyết định năng suất,
chất lƣợng của sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể đạt đƣợc
hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt. Các nhà khoa học ƣớc tính khoảng 30
đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lƣơng thực trên thế giới là nhờ
việc đƣa vào sản xuất những giống tốt. Ở nƣớc ta, từ năm 1981 đến 1996
giống đã đóng góp cho sự tăng sản lƣợng cây trồng lên 43,68% trong khi đó

yếu tố phân bón hóa học - thuốc bảo vệ thực vật và yếu tố thủy lợi đóng góp
với các tỷ lệ tƣơng ứng là 32,57% và 31,97%, thấp hơn khoảng 10% so với
giống (Phan Huy Thông, 2007) [28]. Sản xuất nông nghiệp thế giới ngày nay
luôn luôn phải trả lời câu hỏi: Làm thế nào để cung cấp đủ năng lƣợng cho 8
tỷ ngƣời vào năm 2021 và 16 tỷ ngƣời vào năm 2030? Để giải quyết vấn đề
này ngoài biện pháp phát triển kỹ thuật canh tác bền vững, đòi hỏi các nhà
khoa học phải nhanh chóng tạo ra những giống mới có năng suất cao, ổn định
đáp ứng đƣợc yêu cầu của một nền nông nghiệp hiện đại.
Chọn tạo các giống tốt, thích hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện
canh tác là cơ sở đạt đƣợc năng suất cao, ổn định với mức chi phí sản xuất
thấp nhất. Giống mới đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao
năng suất và sản lƣợng cây trồng, nhƣng để giống phát huy hiệu quả phải sử
dụng chúng hợp lý với điều kiện khí hậu, đất đai, kinh tế xã hội từng vùng.
Giống cao sản của vùng thâm canh sẽ không cho năng suất mong muốn nếu
trồng ở vùng nông nghiệp quảng canh, thậm chí hiệu quả kinh tế còn thấp hơn
sử dụng giống địa phƣơng. Vì vậy, xác định bộ giống thích hợp với mỗi vùng
sinh thái là rất cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

5
Do điều kiện sinh thái và trình độ canh tác của các vùng khác nhau nên
giống mới phải qua quá trình đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển, khả
năng thích nghi, tính ổn định, độ đồng đều, trƣớc khi mở rộng sản xuất.
1.2. ƢU THẾ LAI VÀ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ƢU THẾ LAI Ở NGÔ
1.2.1. Khái niệm ƣu thế lai
Ƣu thế lai là sự tăng cƣờng về sức sống, khả năng phát triển, khả năng
thích ứng, khả năng sinh sản của con lai thế hệ thứ nhất so với bố mẹ.
Khi lai các dòng tự thụ phấn hoặc cận phối với nhau (đặc biệt là các
dòng đã đạt tới mức cận phối tối thiểu) con lai thế hệ thứ nhất luôn luôn đồng

nhất, có sức sống và năng suất cao hơn hẳn bố mẹ. Từ thế hệ thứ hai trở đi,
tính ƣu việt đó giảm đi nhanh chóng và mất dần ở các thế hệ tiếp theo.
1.2.2. Phân loại ƣu thế lai
Ngô lai là kết quả tác động của hiệu ứng gen trội và siêu trội. Ƣu thế lai đƣợc
biểu hiện ở hầu hết các tính trạng, cụ thể nhƣ sau:
- Ƣu thế lai về hình thái: Biểu hiện qua sức mạnh phát triển trong thời
gian sinh trƣởng và phát triển nhƣ tầm vóc cây, số lá…
- Ƣu thế lai về năng suất: Là biểu hiện quan trọng nhất của giống ngô lai
đối với sản xuất đại trà. Ƣu thế lai về năng suất đƣợc biểu hiện qua tỷ lệ
hạt/bắp, khối lƣợng hạt, chiều dài bắp, số bắp/cây… Theo Richey (1927) ƣu
thế lai về năng suất ở cây ngô với giống lai đơn giữa các dòng có thể đạt từ
193% - 263% so với trung bình bố mẹ (Trần Hồng Uy, 1985)[31].
- Ƣu thế lai thích ứng: Biểu hiện thông qua khả năng chống chịu với điều
kiện bất thuận nhƣ hạn, rét, sâu bệnh…
- Ƣu thế lai về tính chín sớm: Biểu hiện tổ hợp lai chín sớm hơn so với
trung bình bố mẹ. Nguyên nhân là do sự tăng cƣờng hoạt động của quá trình
sinh lý, sinh hóa, trao đổi chất của tổ hợp lai mạnh hơn bố mẹ.
- Ƣu thế lai về sinh lý, sinh hóa: Là sự tăng cƣờng biểu hiện quá trình
trao đổi chất (Nguyễn Văn Cƣơng, 1995) [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

6
Ƣu thế lai ở ngô thể hiện rất rõ khi lai giữa các giống và khi lai giữa các
dòng tự phối. Kết quả nghiên cứu ở nhiều nƣớc cho thấy trong điều kiện
tƣơng tự, ngô lai giữa các giống tăng năng suất 10-20%, giống lai giữa các
dòng thuần tăng năng suất 20-30% so với các giống địa phƣơng tốt nhất.
Sự tăng năng suất ở thế hệ lai F1 ở ngô là 20 - 30%. Hiện tƣợng ƣu thế lai
không nhất thiết phải biểu hiện ra đồng thời ở tất cả các tính trạng của cây lai.
Có thể ở tính trạng này ƣu thế lai biểu hiện mạnh còn ở một số tính trạng khác

ƣu thế lai biểu hiện yếu hoặc không có. Khi lai hai vật liệu với nhau có thể thu
đƣợc cây lai với 3 mức độ biểu hiện: Tốt hơn hẳn so với bố mẹ, đạt mức trung
bình giữa bố và mẹ, kém hơn so với bố mẹ. Theo Xôcôlốp (1995) chỉ có 37%
số tổ hợp có năng suất cao hơn bố mẹ, 46% số tổ hợp bằng mức trung gian của
bố mẹ, 17% số tổ hợp thấp hơn bố mẹ (Trần Văn Minh, 2004) [17].
1.2.3. Cơ sở di truyền của hiện tƣợng ƣu thế lai
Để sử dụng tối đa hiệu ứng ƣu thế lai, cần hiểu rõ về cơ sở di truyền của
ƣu thế lai. Tuy nhiên, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng vẫn chƣa có
một cơ sở lý thuyết thống nhất và trọn vẹn về ƣu thế lai. Hiện tại vẫn tồn tại
nhiều giả thuyết, mỗi giả thuyết chỉ giới hạn bởi những kết quả thực nghiệm
nhất định. Ƣu thế lai có thể là kết quả của trội hoàn toàn và không hoàn toàn
(siêu trội), tƣơng tác giữa các gen (ức chế), tƣơng tác giữa tế bào chất của mẹ
và nhân của bố hoặc có thể tổ hợp tất cả các yếu tố trên.
Về bản chất, ƣu thế lai là một biểu hiện phức tạp không thể giải thích
đƣợc khi dựa vào một nguyên nhân đơn lẻ nào. Hai giả thuyết quan trọng có ý
nghĩa ứng dụng thực tế nhất là giả thuyết tính trội và siêu trội. Để tạo ra giống
lai có ƣu thế lai cao, nguồn bố mẹ phải đa dạng, xa nhau về di truyền và thuộc
các nhóm ƣu thế lai khác nhau.
* Giả thuyết tính trội: Theo giả thuyết tính trội, ƣu thế lai là kết quả tác
động và tƣơng tác của alen trội có lợi. Dị hợp tử không cần thiết chừng nào bố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

7
mẹ của con lai có tối đa số alen trội kết hợp với nhau hay bổ sung tính trội
(tác động tích lũy các gen trội có lợi).
* Giả thuyết siêu trội: Đối với giả thuyết siêu trội, dị hợp tử là cần thiết
để tạo nên ƣu thế lai. Trạng thái dị hợp tử vƣợt hiệu ứng của gen trội; kiểu
hình của thể dị hợp tử ƣu việt hơn kiểu hình thể đồng hợp tử.
Thuyết này giải thích sự suy yếu của các dòng cận phối là do tích lũy

các gen lặn cũng nhƣ gen trội ở trạng thái đồng hợp tử đều yếu hơn, kém ƣu
việt hơn kiểu gen ở trạng thái dị hợp tử. Thuyết siêu trội giải thích ƣu thế lai
nhƣ tích lũy các gen ở trạng thái dị hợp tử làm tăng tính trội, ảnh hƣởng đến
sức sống vƣợt xa bất cứ tác dụng của một loại alen đồng hợp tử nào.
1.2.4. Phƣơng pháp đánh giá ƣu thế lai
Ƣu thế lai ở cây trồng đƣợc biểu hiện thông qua các tính trạng, tùy thuộc
vào mục đích đƣợc sử dụng để so sánh năng suất của con lai.
- Ƣu thế lai trung bình (heterosis) còn gọi là ƣu thế lai giả định: Là sự
hơn hẳn của con lai so với giá trị trung bình của bố mẹ.
100
2
2
21
21
1
x
PP
PP
F
H
m





H
m
: Ƣu thế lai trung bình
F1: Giá trị trung bình của tính trạng ở cây lai F1

- Ƣu thế lai thực (heterobetiosis): Là sự hơn hẳn của con lai so với bố
hoặc mẹ tốt nhất ở một tính trạng nào đó.
100
1
x
P
PF
H
B
B
B


(H
B
: Ƣu thế lai thực)
- Ƣu thế lai chuẩn (standar heterosis): Biểu thị tính ƣu việt của con lai về
một hay một số tính trạng nào đó so với giống thƣờng dùng tốt nhất ở một
vùng nhất định.
100
1
x
S
SF
Hs




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


8
Hs: Ƣu thế lai chuẩn
F
1
: Chỉ giá trị tính trạng cần quan tâm của con lai F
1

P
1
, P
2
: Chỉ giá trị tính trạng tƣơng ứng của bố mẹ đem lai
P
B
: Chỉ giá trị tƣơng ứng của bố hoặc mẹ tốt nhất
S: Chỉ giá trị tính trạng của giống chuẩn tốt nhất của vùng
- Ƣu thế lai có thể có giá trị dƣơng (F
1
tốt hơn bố hoặc mẹ, giống chuẩn), có
thể có giá trị âm (F
1
thấp hơn bố hoặc mẹ hoặc giống chuẩn về chiều cao cây,
thời gian sinh trƣởng ).
Đối với cây giao phấn, ƣu thế lai đƣợc tạo ra qua các tổ hợp lai từ các
dòng thuần cho nên khi đánh giá ƣu thế lai chỉ cần dựa vào công thức tính của
ƣu thế lai chuẩn (Trần Văn Minh, 2004) [17].
1.3. CÁC LOẠI GIỐNG NGÔ
Sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam những năm gần đây có sự thay
đổi đáng kể nhờ công tác nghiên cứu và chọn tạo giống. Theo phƣơng pháp

chọn tạo giống, giống ngô đƣợc chia làm 2 nhóm chính là nhóm ngô thụ phấn
tự do và nhóm ngô lai.
1.3.1. Giống ngô thụ phấn tự do (Maize open pollinated variety - OPV)
Giống ngô thụ phấn tự do là những giống mà trong quá trình sản xuất hạt
giống con ngƣời không cần can thiệp vào quá trình thụ phấn, chúng đƣợc tự do
thụ phấn - thụ phấn mở (Ngô Hữu Tình, 2003) [26]. Đây là khái niệm tƣơng đối
để phân biệt với loại giống lai. Giống thụ phấn tự do đƣợc chia làm 2 loại:
1.3.1.1. Giống địa phương (local variety)
Là những giống đƣợc trồng lâu đời ở một địa phƣơng nhất định. Ƣu
điểm của giống địa phƣơng là có khả năng thích nghi cao, có chất lƣợng
tốt nhƣng năng suất thấp. Ngoài việc sử dụng trong sản xuất, giống địa
phƣơng còn là vật liệu quan trọng trong quá trình tạo giống. Phần lớn các
giống ngô đƣợc tạo ra từ vật liệu địa phƣơng có tính thích nghi cao, cấu trúc
bắp tốt, chống chịu sâu đục thân khá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

9
Hiện nay, ở một số vùng vẫn sử dụng giống ngô địa phƣơng, đặc biệt ở
các vùng xa xôi, hẻo lánh nhƣ miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,….
1.3.1.2. Giống tổng hợp (Synthetic variety)
Là thế hệ tiên tiến của của giống lai nhiều dòng (thƣờng là đòng đời
thấp) bằng thụ phấn tự do. Giống tổng hợp đƣợc sử dụng đầu tiên trong sản
xuất nhờ đề xuất của Hayse và Garber năm 1919 (Ngô Hữu Tình, 1997) [25].
Các tác giả này cho rằng sản xuất hạt giống ngô tổng hợp bằng cách tái hợp
nhiều dòng tự phối có ƣu điểm hơn so với lai đơn, lai kép vì nông dân có thể
giữ đƣợc giống từ 2-3 vụ.
Giống tổng hợp đƣợc coi là giống ngô ƣu tú của thời kì quá độ trƣớc khi
sử dụng giống lai. Ở nƣớc ta đã có một số giống ngô tổng hợp nổi tiếng nhƣ
giống ngô TH2A, TH nếp trắng, HSB1

Giống tổng hợp ngoài việc sử dụng trực tiếp vào sản xuất còn là nguồn
nguyên liệu tốt cho công tác rút dòng để tạo giống lai (Ngô Hữu Tình, 1997) [25].
1.3.1.3. Giống hỗn hợp (compsite variety)
Là thế hệ tiến triển của tổ hợp các nguồn vật liệu ƣu tú có nền di truyền
khác nhau thông qua con đƣờng tự do thụ phấn. Nguồn vật liệu này bao gồm
các giống thụ phấn tự do, giống tổng hợp, giống lai kép đƣợc chọn theo một
số chỉ tiêu nhƣ năng suất hạt, thời gian sinh trƣởng, dạng và màu hạt, tính
chống chịu với điều kiện ngoại cảnh (Ngô Hữu Tình, 1997) [25].
Mai Xuân Triệu (1998) [30] cho rằng sử dụng giống hỗn hợp vẫn có một
vài nhƣợc điểm vì giống hỗn hợp có nền di truyền rộng nên không thể kiểm
soát đƣợc chặt chẽ khả năng kết hợp của các vật liệu tạo giống.
1.3.2. Giống ngô lai (Hybrid maize)
Trƣớc những năm1990, nƣớc ta chỉ gieo trồng những giống ngô thụ
phấn tự do, các giống ngô lai tuy đã đƣợc nghiên cứu nhƣng diện tích trong
sản xuất không đáng kể. Những năm gần đây do hiệu quả kinh tế cao nên diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

10
tích trồng ngô lai của nƣớc ta tăng lên rất nhanh, diện tích trồng ngô lai tăng
từ 0% (1990) lên 75% năm 2004 (Phạm Thị Tài, Trƣơng Đích, 2005) [23] và
đạt 95% năm 2009.
Ngô lai là thành tựu nông nghiệp quan trọng của loài ngƣời trong thế kỷ
XX, là kết quả của việc ứng dụng ƣu thế lai trong chọn tạo giống. Ngô lai
đƣợc chia làm 2 nhóm: Ngô lai không quy ƣớc và ngô lai quy ƣớc.
1.3.2.1. Giống ngô không quy ước (Nonconventional hybrid)
Giống lai không quy ƣớc là giống lai trong đó ít nhất có một bố hoặc mẹ
không phải là dòng thuần.
Sử dụng giống ngô lai không quy ƣớc là bƣớc chuyển tiếp từ việc gieo
trồng giống ngô thụ phấn tự do sang giống lai quy ƣớc. Giống lai không quy

ƣớc có năng suất và các đặc điểm nông sinh học cao hơn giống thụ phấn tự do
nhƣng thấp hơn giống lai quy ƣớc, do đó phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ
thuật ở những vùng có điều kiện thâm canh chƣa cao.
Các giống lai không quy ƣớc có thể là:
+ Giống x giống: Là lai giữa hai giống TPTD
+ Dòng x giống (lai đỉnh): Là giống lai giữa một dòng thuần và một
giống. Các tổ hợp lai đỉnh cho năng suất cao hơn 25 - 30% so với giống thụ
phấn tự do có cùng thời gian sinh trƣởng.
+ Lai đơn x giống (lai đỉnh kép): Là giống lai giữa một lai đơn và một
giống. Lai đỉnh kép cho năng suất cao hơn 20 -30% so với giống thụ phấn tự
do có cùng thời gian sinh trƣởng,
+ Gia đình x gia đình
Ở Việt Nam giai đoạn (1990 - 1995) giống lai không quy ƣớc đƣợc sử
dụng nhiều và mang lại hiệu quả cao cho ngƣời sản xuất. Đây là giai đoạn
ngƣời nông dân bắt đầu tiếp cận với giống lai, tạo cơ sở cho việc phát triển
ngô lai sau này. Những giống lai không quy ƣớc đƣợc sử dụng phổ biến trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

11
giai đoạn này là: LS5, LS6, LS8 thuộc thể loại lai đỉnh kép không những
cho năng suất cao mà quá trình sản xuất hạt giống cũng dễ dàng, giá thành hạt
giống rẻ.
1.3.2.2. Giống lai quy ước (Conventional hybrid)
Là giống ngô tạo ra bằng cách lai các dòng thuần. Đây là phƣơng thức sử
dụng có hiệu quả nhất hiện tƣợng ƣu thế lai do lợi dụng đƣợc hiệu ứng trội và
siêu trội khi lai các dòng tự phối đời cao với nhau, hiện nay giống ngô lai quy
ƣớc đƣợc sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nƣớc trên thế giới đặc biệt ở Mỹ và
Châu Âu. Các giống ngô lai có đặc điểm là năng suất cao, độ đồng đều tốt. Có
nền di truyền hẹp nên khả năng thích ứng hẹp, yêu cầu thâm canh cao, cần

trồng trên đất tốt và lƣợng phân bón cao hơn trồng ngô thƣờng mới phát huy
hết ƣu thế về năng suất. Khả năng chịu đựng khó khăn nhƣ hạn, úng, đất xấu,
thiếu phân,… thƣờng không bằng các giống thụ phấn tự do. Hạt giống chỉ sản
xuất 1 vụ, giá giống đắt (gấp 5 -10 lần giống TPTD). Dựa vào số dòng thuần
tham gia, giống ngô lai quy ƣớc có các loại chính là: Lai đơn, lai đơn cải tiến,
lai ba, lai ba cải tiến, lai kép.
- Giống lai đơn (A x B): Là giống lai giữa hai dòng thuần nhƣ: LVN 10,
LVN 20, LVN23, LVN25,…
Ƣu điểm: Cho năng suất cao, có thể đạt 8 - 12 tấn/ha trong điều kiện Việt
Nam, độ đồng đều cao, cây sinh trƣởng mạnh.
- Giống lai ba (A x B) x C: Là giống tạo ra từ 3 dòng tự phối nhƣ:
LVN17, Pacific 60, Uniseed 38
- Giống lai kép (A x B) x (C x D): Là giống tạo ra từ 4 dòng tự phối nhƣ:
P60, Pacific 11, Bioseed 9670, Bioseed 9681, LVN12…
- Giống lai nhiều dòng (A x B) x (C x D) x E: Là giống lai 5 dòng.
Trong các giống lai quy ƣớc, lai đơn là giống lai ƣu tú nhất, thể hiện ƣu
thế lai cao nhất, nhƣng do giá thành sản xuất hạt giống cao nên giá giống đắt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

12
Giống lai ba và lai kép chỉ là biện pháp làm giảm giá thành hạt giống nhằm phổ
cập nhanh giống lai vào sản xuất, không có ý nghĩa lớn về mặt cải thiện tính di
truyền của giống (Ngô Hữu Tình, 2003) [26].
1.4. MỐI QUAN HỆ GIỮA GIỐNG VỚI ĐIỀU KIỆN SINH THÁI
1.4.1. Nhu cầu của cây ngô đối với điều kiện khí hậu
Ngô là cây trồng có nguồn gốc ở Châu Mỹ, chính vì vậy các yếu tố về
khí hậu nhƣ nhiệt độ, ánh sáng và lƣợng mƣa ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình
sinh trƣởng, phát triển của cây trên đồng ruộng.
1.4.1.1. Nhu cầu về nhiệt độ của cây ngô

Ngô là cây ƣa nóng, nhu cầu về nhiệt độ đƣợc thể hiện bằng tổng nhiệt
độ cao hơn nhiều cây trồng khác để hoàn thành chu kì sống từ gieo đến chín.
Các nhà khoa học CIMMYT cho rằng ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt
độ ngày từ 24 - 30
0
C; nhiệt độ lớn hơn 38
0
C ảnh hƣởng xấu đến quá trình sinh
trƣởng và phát triển của cây ngô. Nhiệt độ quá thấp(<12
0
C) cũng ảnh hƣởng
xấu đến quá trình sống của cây, đặc biệt là giai đoạn nảy mầm và ra hoa.
Trong các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây ngô, giai đoạn ra hoa cây
ngô mẫn cảm nhất với yếu tố nhiệt độ. Thời kỳ này nếu gặp nhiệt độ thấp,
khoảng cách tung phấn của cây ngô tăng làm giảm quá trình thụ phấn thụ tinh
hình thành hạt, nếu nhiệt độ cao ( >35
0
C) hạt phấn và râu ngô có thể bị chết
(Ngô Hữu Tình, 2003) [26].
1.4.1.2. Nhu cầu nước của cây ngô
Nƣớc là yếu tố môi trƣờng quan trọng đối với đời sống cây ngô, vì vậy
nhu cầu nƣớc của cây ngô rất lớn. Ở những vùng nóng, nơi có sự bốc hơi
nƣớc và thoát hơi nƣớc cao, nhu cầu nƣớc của cây ngô càng lớn. Trong quá
trình sinh trƣởng và phát triển, lƣợng nƣớc cây ngô cần tƣơng đƣơng với
lƣợng mƣa 175mm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

13
Do sinh trƣởng mạnh, tạo ra khối lƣợng chất xanh lớn nên cây ngô cần

lƣợng nƣớc lớn hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Trung bình một ha
ngô từ khi gieo đến khi chín cần khoảng 3000-4000 tấn nƣớc (Trần Văn
Minh, 2004)[17].
Kết quả nghiên cứu của Trần Hữu Miện (1987)[16] cho biết để hoàn
thành một chu kỳ sống, mỗi cây ngô cần 200-220 lít nƣớc, thời kỳ đầu cây
phát triển chậm, tích lũy chất xanh ít nên không cần nhiều nƣớc. Thời kỳ 7-13
lá, ngô cần 28-35m
3
nƣớc/ha/ngày. Thời kỳ xoáy nõn, trỗ cờ, phun râu cần
65-70 m
3
nƣớc/ha/ngày.
Ngô là cây trồng cạn có bộ rễ phát triển mạnh nên có khả năng hút nƣớc
rất khỏe, cho nên lƣợng nƣớc cần để tạo ra một đơn vị chất khô thấp. Để hình
thành một đơn vị chất khô cây ngô cần 260 đơn vị nƣớc ở vùng ít mƣa và 349
đơn vị nƣớc ở vùng mƣa nhiều (Trần Văn Minh, 2004)[17].
Ngô thuộc loài cây C4 nên sử dụng nƣớc hiệu quả hơn nhiều loại cây C3.
Để sản sinh ra một kg hạt cây ngô cần 350 - 500 lít nƣớc (tuỳ thuộc vào khí hậu
và đất đai). Trong khi đó ở cây C
3
(cây hƣớng dƣơng) để có một kg hạt cần 700 -
800 lít nƣớc (Ruaan, 2003) [42]. Một số nghiên cứu khác cho thấy để sản xuất ra
một kg lúa gạo cần 2300 lít nƣớc, để làm ra một kg bột mì cần 1100 lít nƣớc
trong khi đó để có một kg ngô chỉ cần 900 lít nƣớc (Hari Srinivas, 2005) [37].
Nhu cầu nƣớc của cây ngô thay đổi theo từng loại đất. Để đạt năng suất
cực đại, trên đất có thành phần cơ giới nhẹ nên tƣới kịp thời khi độ ẩm đất ở
70%, ở đất thịt nặng thì cần tƣới nƣớc khi độ ẩm xuống 30% vào thời kỳ sinh
dƣỡng và 70% vào thời kỳ sinh thực (Monsanto, 2001)[40].
Cây ngô cần nƣớc ở tất cả các giai đoạn sinh trƣởng, giai đoạn cây con
nếu thiếu nƣớc cũng làm giảm năng suất. Trong giai đoạn trỗ cờ - tung phấn

nếu gặp hạn, nhiệt độ > 35
0
C, độ ẩm không khí < 70% thì hạt phấn bị chết dẫn
tới ngô không kết hạt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

14
Denmead (1960) [33] tiến hành thí nghiệm gây hạn ở 3 thời kỳ: Trƣớc trỗ
7 ngày, thời kỳ trỗ và sau thụ phấn 15 ngày đã kết luận: Hạn ở các thời kỳ trên
đã làm giảm năng suất tƣơng ứng là 25; 50; và 21%.
1.4.1.3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng quyết định quá trình quang hợp, tổng
hợp và tích lũy chất khô ở cây ngô.
Cƣờng độ và chất lƣợng ánh sáng là yếu tố quan trọng hơn độ dài chiếu
sáng. Khi nghiên cứu mối tƣơng quan giữa năng suất ngô và bức xạ mặt trời
Humlum nhận thấy rằng để có năng suất ngô cao các giờ chiếu sáng của mặt
trời so với tổng lý thuyết là 55 - 64% vào tháng 5, 45 - 54% vào tháng 6 và
55-74% vào tháng 7, 8 và 9. Độ dài chiếu sáng dƣới 55% vào các tháng 7 - 9
sẽ làm giảm năng suất ngô dƣới mức trung bình (Ngô Hữu Tình, 2003) [26].
Kết quả nghiên cứu quang hợp ở cây ngô của Blagovensenskoi (1984)
cho biết: Cây ngô quang hợp theo chu trình c
4,
có cƣờng độ quang hợp cao
gấp ba lần cây quang hợp theo chu trình C
3
. Ở cây ngô quá trình cacbonxyl
hoá mạnh, có điểm bão hoà ánh sáng cao, có khả năng quang hợp cao ở điều
kiện nồng độ CO
2

thấp, điều này làm cho cây ngô phát triển mạnh và cho
năng suất cao. Ở Việt Nam, theo Nacargaele (1986), hiệu suất tích luỹ chất
khô (kg/ha/ngày) của cây ngô ở Hà Nội là 225 vào mùa mƣa, 151 vào mùa
khô, ở Dầu Tiếng vào mùa mƣa là 227, mùa khô là 249. Việc khám phá ra
chu trình quang hợp C
4
, đặc biệt ở cây ngô đã đánh thức tiềm năng năng suất
cao của các vùng sinh thái nông nghiệp nhiệt đới mà từ trƣớc đến nay chƣa
đƣợc khai thác triệt để (Cao Đắc Điểm, 1988) [9].
Với điều kiện khí hậu của Việt Nam, vụ trồng ngô càng có nhiều bức xạ
càng có lợi cho cây sinh trƣởng và tạo năng suất. Do tổng số giờ chiếu sáng
trong ngày ngắn nên các vụ ngô ở Việt Nam thƣờng nhận đƣợc tổng lƣợng
bức xạ thấp hơn so với các vụ ngô ở vùng ôn đới. Theo Đào Thế Tuấn một vụ

×