Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã la bằng huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.54 KB, 93 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––





NGUYỄN TÁ




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP
BÓN PHÂN QUA LÁ CHO GIỐNG CHÈ CÓ TRIỂN VỌNG TẠI
XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”










L
L


U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ



K
K
H
H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G



N
N
G
G
H
H
I
I


P
P















THÁI NGUYÊN - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––




NGUYỄN TÁ




NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƢỢNG MỘT SỐ GIỐNG CHÈ NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP
BÓN PHÂN QUA LÁ CHO GIỐNG CHÈ CÓ TRIỂN VỌNG TẠI
XÃ LA BẰNG, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN”

Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01



L
L
U
U


N

N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


K
K
H

H
O
O
A
A


H
H


C
C


N
N
Ô
Ô
N
N
G
G


N
N
G
G
H

H
I
I


P
P





NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. LÊ TẤT KHƢƠNG
2. PGS.TS. NGUYỄN THẾ HÙNG





THÁI NGUYÊN - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ để tác giả hoàn thành luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích

dẫn trong luận văn đều đƣợc ghi rõ nguồn ngốc.


Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011

Tác giả






Nguyễn Tá



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn
PGS.TS Lê Tất Khương, PGS.TS Nguyễn Thế Hùng - đã nhiệt tình hướng dẫn
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Sau đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương
trình học tập và hoàn thành luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông học cùng toàn
thể các thầy cô giáo trong nhà trường đã giảng dạy, khuyến khích tôi trong
toàn khoá học và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các anh chi tại Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Thái Nguyên, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Chi cục Thống Kê huyện,
Phòng Nông nghiệp huyện Đại Từ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình ông Trần Trọng Bình xã La
Bằng và các hộ nông dân thuộc xóm Đồng Đình Xã La Bằng đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này.
Công trình được hoàn thành còn có sự động viên, khuyến khích của
gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011
Tác giả


Nguyễn Tá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iii
MỤC LỤC


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt và kí hiệu vi
Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích và yêu cầu 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.1.1. Nguồn gốc của cây chè 6
2.1.2. Phân loại cây chè 7
2.1.3. Sự phân bố của cây chè 8
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và trong nƣớc 9
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 9
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam. 13
2.2.2.1. Về diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Việt Nam. 13
2.2.2.2. Thị trƣờng nội tiêu và xuất khẩu. 17
2.3. Kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài 19
2.3.1. Tình hình nghiên cứu chè trên thế giới 19
2.3.1.1. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè 19
2.3.1.2. Kết quả nghiên cứu về giống chè 22
2.3.2. Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam 26
2.3.2.1. Những kết quả nghiên cứu giống chè ở Việt Nam 26
2.3.2.2. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây chè 28
2.3.3. Ảnh hƣởng của phân bón lá đến sinh trƣởng và năng suất chè 33
PHẦN II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
3.1. Vật liệu nghiên cứu 34

3.1.1. Các giống chè 34
3.1.2. Các loại phân bón nghiên cứu 35
3.1.2.1. Các loại phân bón lá 35
3.1.2.2. Các loại phân bón khác 36
3.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 36
3.2.1.Thời gian nghiên cứu 36
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu 36
3.3. Nội dung nghiên cứu 36
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện Đại Từ 36
3.3.2. Nghiên cứu tình hình sinh trƣởng, năng suất và chất lƣợng của một
số giống chè mới ở huyện Đại Từ 36
3.3.3. Ảnh hƣởng của một số loại phân bón lá đến năng suất và chất
lƣợng giống chè có triển vọng 37
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 37
3.4.1. Phƣơng pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp 37
3.4.2. Điều tra và theo dõi trực tiếp trên đồng ruộng 37
3.4.2.1. Chọn địa điểm 37
3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm bón phân qua lá 37
3.4.3. Phƣơng pháp theo dõi, đo đếm các chỉ tiêu nghiên cứu thí nghiệm 38
3.4.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu hình thái 38
3.4.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng 39
3.4.3.3. Các chỉ tiêu chất lƣợng 39
3.4.3.4. Chỉ tiêu sâu bệnh 40
3.4.3.5. Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu khác 40
3.4.4 Phƣơng pháp xử lý số liệu 40
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tác động đến phát triển chè
tại huyện Đại Từ 41
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 41
4.1.2. Điều kiện về khí hậu 43


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.1.3. Tình hình sản xuất chè của huyện Đại Từ 45
4.2. Kết quả nghiên cứu sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng của một số
giống chè nhập nội trong sản xuất của huyện Đại Từ 49
4.2.1. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm thực vật học của các giống chè 49
4.2.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân, cành 49
4.2.1.2. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè nghiên cứu 50
4.2.1.3. Đặc điểm hình thái búp của các giống chè 52
4.2.1.4. Thành phần cơ giới của búp chè 53
4.2.2. Đặc điểm sinh trƣởng của các giống chè nghiên cứu 54
4.2.2.1. Thời gian sinh trƣởng của các giống chè 54
4.2.2.2. Đợt sinh trƣởng của các giống chè nghiên cứu 55
4.2.2.3. Tốc độ sinh trƣởng của các giống nghiên cứu 56
4.2.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè
nghiên cứu 57
4.2.4. Chất lƣợng nguyên liệu và thành phẩm của các giống chè 59
4.2.5. Tình hình sâu bệnh hại của các giống chè nghiên cứu 60
4.3. Kết quả khảo nghiệm một số loại phân bón qua lá đến sinh trƣởng của
giống chè Kim Tuyên 65
4.3.1. Ảnh hƣởng của phân bón qua lá tới chất lƣợng búp chè. 66
4.3.2. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế khi áp dụng biện pháp bón phân
qua lá cho giống chè Kim Tuyên tại xã La Bằng huyện Đại Từ 68
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 71
5.1. Kết luận 71
5.2. Đề nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

CT : Công thức
CN : Công nghệ
ĐC : Đối chứng
LN : Lần nhắc
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới và một số nƣớc
trồng chè chính đến năm 2008 9
Bảng 2.2: Lƣợng tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới 12
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất chè Việt Nam giai đoạn 2005-2009 15
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất sản xuất Nông lâm nghiệp huyện Đại Từ
năm 2010 42
Bảng 4.2. Diễn biến khí hậu huyện Đại Từ qua các tháng 43
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè Đại Từ giai đoạn 2000- 2010 46
Bảng 4.4: Hiện trạng giống và cơ cấu giống chè ở huyện Đại Từ năm 2010 48
Bảng 4.5: Đặc điểm thân cành của các giống chè nghiên cứu 49
Bảng 4.6: Đặc điểm hình thái lá của các giống chè nghiên cứu 51
Bảng 4.7: Đặc điểm hình thái búp của các giống chè (búp 1 tôm 3 lá) 52
Bảng 4.8: Thành phần cơ giới búp các giống chè nghiên cứu. 53
Bảng 4.9: Thời gian sinh trƣởng của các giống chè nghiên cứu năm 2010 54

Bảng 4.10: Số đợt sinh trƣởng trong năm 2010 của các giống chè nghiên cứu 56
Bảng 4.11: Tốc độ sinh trƣởng của các giống nghiên cứu 56
Bảng 4.12: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống chè
nghiên cứu 58
Bảng 4.13: Thành phần sinh hóa búp chè 1 tôm 2 lá của các giống chè nghiên cứu 59
Bảng 4.14: Chất lƣợng chè thành phẩm của các giống chè nghiên cứu 60
Bảng 4.15: Diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các
giống chè mới tại xã La Bằng năm 2010 61
Bảng 4.16: Diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) trên các
giống chè tại xã La Bằng năm 2010 62
Bảng 4.17: Diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống chè
tại xã La Bằng 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
Bảng 4.18: Diễn biến Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora.W) trên các giống chè
tại xã La Bằng năm 2010 64
Bảng 4.19: Ảnh hƣởng của phân bón lá tới các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất trên giống chè Kim Tuyên 66
Bảng 4.20: Ảnh hƣởng của phân bón lá tới chất lƣợng búp tƣơi giống chè
Kim Tuyên 67
Bảng 4.21: Ảnh hƣởng của phân bón lá tới chất lƣợng chè thành phẩm giống
chè Kim Tuyên 68
Bảng 4.22: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế áp dụng biện pháp bón phân qua
lá đối với giống chè Kim Tuyên 70







Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ix
DANH MỤC HÌNH

Hình 4. 1. Đồ thị cơ cấu sử dụng đất của huyện Đại Từ năm 2010. 42
Hình 4.2: Đồ thị diễn biến nhiệt độ, ẩm độ và lƣợng mƣa qua các tháng trung
bình 3 năm ((2008- 2010) 44
Hình 4.3. Đồ thị diễn biến hiện trạng giống và cơ cấu giống chè ở huyện Đại
Từ năm 2010. 48
Hình 4.4. Tốc độ sinh trƣởng của các giống nghiên chè cứu 57
Hình 4.5. Đồ thị diễn biến Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) hại trên các
giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010. 61
Hình 4.6. Đồ thị diễn biến Bọ cánh tơ (Physothrips setiventris Bagn) hại trên
các giống chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010. 63
Hình 4. 7. Đồ thị diễn biến Nhện đỏ (Oligonychus coffeae. N) trên các giống
chè nghiên cứu tại xã La Bằng năm 2010. 64
Hình 4.8: Đồ thị diễn biến Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora.W) trên các giống
chè tại xã La Bằng năm 2010. 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây chè: (Camellia sinensis) đƣợc trồng ở nƣớc ta từ lâu đời chủ yếu ở các
tỉnh Trung du và miền núi, là loài cây trồng chiếm vị trí quan trọng cả mặt kinh
tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Sản phẩm chè là đồ uống thông dụng và có

nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Chè có khả năng làm tăng sức bảo vệ của thành
mạch máu. nƣớc chè là thứ nƣớc uống giải khát phổ biến của 2/3 dân số toàn thế
giới. Uống chè còn có tác dụng chống lạnh, khắc phục đƣợc sự mệt mỏi của cơ
bắp và hệ thần kinh trung ƣơng, kích thích vỏ đại não, làm cho tinh thần minh
mẫn, sảng khoái, chữa đƣợc một số bệnh nhƣ kiết lị, viêm gan, thấp khớp, có
tác dụng lợi tiểu, kích thích tiêu hoá mỡ, chống béo phì…trong chè còn có nhiều
vitamin C, B2, PP, K, E… và các axít amin rất cần thiết cho cơ thể. Cây chè còn
là cây bản địa truyền thống, trồng chè đúng quy trình kỹ thuật sẽ tạo ra một thảm
thực vật phủ xanh đất dốc đồi núi trọc, có tác dụng bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở
Việt Nam. Ngoài ra cây chè còn giải quyết công ăn việc làm, thu nhập kinh tế ổn
định cho ngƣời lao động, là mặt hàng nông sản xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất
nƣớc ( Đỗ Ngọc Quỹ – Nguyễn Kim Phong 1997) [26].
Sản xuất chè ở Việt Nam có nhiều lợi thế nhƣ: Đa dạng và phong phú về
nguồn giống, đất đai, khí hậu phù hợp, có nhiều mô hình năng suất cao (trên
30 tấn/ha), nhiều vùng chè có chất lƣợng cao nhƣ xã La Bằng huyện Đại Từ;
Tân Cƣơng (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng). Các
giống chè mới có năng suất ổn định, chất lƣợng tốt có thể chế biến chè xanh
có giá trị kinh tế cao.
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tƣơng đƣơng năng suất chè thế giới.
Tuy vậy, sản xuất chè chƣa phát huy hết tiềm năng của cây chè Việt Nam, giá
bán bình quân của sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân
của chè thế giới, do sản phẩm chè Việt Nam chƣa đa dạng hoá, mẫu mã sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
phẩm chƣa thu hút khách hàng và sức cạnh tranh thấp, đặc biệt nhà máy chế
biến chƣa gắn với vùng nguyên liệu. Do đó nguyên liệu chè cung cấp cho nhà
máy chế biến chƣa đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm và sản
phẩm chè Việt Nam chƣa đạt tiêu chuẩn an toàn.

Tình hình trên đây, do nhiều nguyên nhân nhƣng một trong những
nguyên nhân tác động trực tiếp đó là nguyên liệu chƣa đạt tiêu chuẩn chất
lƣợng để chế biến và đa dạng sản phẩm chè, chậm áp dụng các quy trình kỹ
thuật tiên tiến và đƣa các thiết bị tiên tiến vào sản xuất đã làm cho nguyên
liệu không đáp ứng yêu cầu chế biến sản phẩm có chất lƣợng và an toàn. Mặt
khác trong sản xuất chè chƣa chú ý đến nhu cầu của thị trƣờng để lựa chọn
giống, kỹ thuật trồng, thu hái và chế biến sản phẩm, chƣa gắn việc xây dựng
vùng nguyên liệu với nhà máy chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm. Vì
vậy không những sản phẩm chè sản xuất chƣa đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng,
giá bán thấp mà còn có hiện tƣợng cung cầu thất thƣờng, không ổn định.
Để khắc phục tình hình trên trƣớc hết cần có những giống chè có chất
lƣợng cao, có khả năng chế biến nhiều loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị
trƣờng, đồng thời xây dựng vùng nguyên liệu chè giống mới gắn liền với nhà
máy và dây chuyền thiết bị chế biến phù hợp để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng
yêu cầu của ngƣời tiêu dùng.
Những năm 90 của thế kỷ 20 diện tích chè Việt Nam chủ yếu trồng bằng
các giống quần thể địa phƣơng (Trung Du, Shan) do chƣa đƣợc chọn lọc và
trồng theo kỹ thuật trồng hạt nên năng suất thấp (trung bình 3.0 - 3,5tấn/ha)
độ thuần thấp vì vậy chất lƣợng nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu chế biến
các sản phẩm chất lƣợng và đa dạng hoá sản phẩm.
Từ năm 1995 - 2005 đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc công tác nghiên
cứu khoa học chè đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, hàng loạt giống chè
mới đƣợc nhập nội, lai tạo và chọn lọc đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
và đặc biệt là chất lƣợng đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao
của thị trƣờng chè.
Theo số liệu Niên gián thống kê năm 2010, diện tích chè Thái Nguyên

đạt 17.661 ha, năng suất trung bình chung toàn tỉnh đạt 100,58 tạ/ha, sản
lƣợng 171.900 tấn. Tỷ lệ tăng diện tích từ 2005 đến 2009 đạt 17,75%, cao hơn
so với tỷ lệ tăng diện tích chè của cả nƣớc; tỷ lệ tăng năng suất đạt 52,39%,
cao hơn rất nhiều so tỷ lệ tăng năng suất của vùng Trung du (29,50%) và cả
nƣớc; tỷ lệ tăng sản lƣợng rất cao: 102,23%. Tuy nhiên qua điều tra cho thấy
cơ cấu giống chè hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên giống chè Trung Du trồng hạt
vẫn chiếm tỷ lệ lớn: 69,4% do đó đã ảnh hƣởng không nhỏ đến năng suất và
chất lƣợng chè của tỉnh Thái Nguyên.
Trong những năm gần đây có một số giống chè mới bằng nhiều con
đƣờng khác nhau đã đƣợc các hộ nông dân đƣa vào trồng và sản xuất kinh
doanh. Cho đến nay việc đánh giá đặc điểm sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng
của một số giống chè mới và phân bón qua lá trên chè trong điều kiện huyện
Đại Từ chƣa đƣợc nghiên cứu và đánh giá bài bản.
Đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một
số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển
vọng tại xã La Bằng huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên” sẽ đáp ứng yêu cầu
thực tế đó.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Đánh giá về đặc điểm hình thái, khả năng sinh trƣởng, năng suất, chất
lƣợng của 5 giống chè: Trung Du, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên và
Keo Am Tích, hiện đang trồng tại xã La Bằng, huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên. Các kết quả thu đƣợc sẽ góp phần đề xuất các giống chè có năng suất
và chất lƣợng tốt cho huyện Đại Từ giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của biện pháp bón phân qua lá đến năng suất,
chất lƣợng và hiệu quả kinh tế ở giống chè có triển vọng (giống Kim Tuyên).

1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá một số chỉ tiêu hình thái chủ yếu của 5 giống chè nghiên cứu.
Đánh giá đặc điểm sinh trƣởng các yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất, chất lƣợng của các giống chè.
Đánh giá ảnh hƣởng của phân bón qua lá đến sinh trƣởng năng suất và
chất lƣợng của giống chè có triển vọng.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trƣởng, năng suất chất
lƣợng của các giống chè. Từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu, xây dựng quy
trình kỹ thuật các giống chè phù hợp với điều kiện sinh thái vùng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở điều tra đánh giá tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình
hình sản xuất chè ở Thái Nguyên. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, năng
suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế của một số giống chè mới trồng ở Đại Từ
trên cơ sở đó xác định những giống chè thích hợp với điều kiện sinh thái.
Biện pháp bón phân qua lá cho giống chè triển vọng sẽ xác định loại phân
thích hợp có thể làm tăng năng suất và chất lƣợng chè
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là 5 giống chè: Keo Am Tích, Phúc Vân
Tiên, Kim Tuyên, Bát Tiên và giống Trung Du làm đối chứng. Bốn loại phân
bón lá.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa một số kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc của các tác giả
trong và ngoài nƣớc, đề tài nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng, năng suất,
chất lƣợng một số giống chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống
chè có triển vọng trong điều kiện tự nhiên ở xã La Bằng huyện Đại Từ,



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Chè là cây công nghiệp dài ngày, trong điều kiện sản xuất kinh doanh
chu kỳ kinh tế có thể 50 - 60 năm phụ thuộc vào giống, điều kiện đất đai, khí
hậu và các biện pháp kỹ thuật. Năng suất chè phụ thuộc rất nhiều vào đặc
điểm sinh trƣởng của từng giống nhƣ: Khả năng phân cành, đặc điểm hình
thái, khả năng ra búp, sinh hoá búp và thời gian sinh trƣởng búp của giống.
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979), [10], từ lúc bắt đầu hình thành phôi
đến khi già chết (tự nhiên) đời sống tự nhiên của cây chè chia làm các thời kỳ:
Thời kỳ phôi thai: Từ lúc cây ra hoa thụ phấn cho đến lúc quả chín, quá
trình này mất thời gian 1 năm. Giai đoạn phôi của mầm dinh dƣỡng là từ lúc
mầm phôi phát dục đến hình thành một búp (cành) mới, nếu tách rời cây mẹ
nó có khả năng mọc mầm để hình thành một cá thể mới.
Thời kỳ cây con: Tính từ khi thụ tinh tạo phôi (với cây đƣợc tạo ra từ
hạt) hoặc từ khi nảy chồi (với cây đƣợc tạo ra từ giâm hom), thời kỳ này
thƣờng kéo dài 1 năm, tƣơng ứng với thời kỳ này trong sản xuất gọi là thời kỳ
vƣờn ƣơm và trồng mới nƣơng chè.
Thời kỳ cây non: Là thời kỳ cây chè bắt đầu sinh trƣởng, phát triển trên
nƣơng chè nhƣng chƣa cho thu hoạch, thời kỳ này kéo dài 3 năm (với nƣơng
chè trồng bằng cây con đƣợc tạo ra bằng giâm hom), kéo dài 4 năm (với
nƣơng chè trồng bằng cây con đƣợc tạo ra bằng hạt), thời kỳ này cây chè sinh
trƣởng mạnh, tạo khung tán, hoa quả ít, trong sản xuất gọi là thời kỳ kiến thiết
cơ bản. Đây là thời kỳ đầu tƣ xây dựng để cây chè phát triển khung tán to
khỏe cho nhiều búp về sau .
Thời kỳ cây lớn: Là thời kỳ cây chè bắt đầu cho thu hoạch đến khi cây
chè bắt đầu suy giảm về sinh trƣởng và năng suất, thời kỳ này kéo dài 30-35

năm tùy thuộc vào giống chè, điều kiện đất đai, khí hậu và điều kiện chăm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
sóc, trong sản xuất gọi là thời kỳ sản xuất kinh doanh. Thời kỳ này cây chè ổn
định về sinh trƣởng và khung tán do đó cần đầu tƣ chăm sóc tốt để kéo dài
tuổi thọ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thời kỳ cây già: giai đoạn này cây chè đã trải qua thời kỳ sản xuất kinh
doanh, cây chè có biểu hiện già cỗi, năng xuất giảm nhanh chóng.
Nhƣ vậy để xác định đƣợc những giống chè phù hợp cho từng vùng sản
xuất nhất định thì việc đánh giá khả năng thích nghi của giống với điều kiện
sinh thái của vùng sản xuất còn cần thiết phải đánh giá đặc điểm hình thái,
đặc điểm sinh trƣởng, khả năng sản xuất, chất lƣợng và khả năng nhân giống
vô tính của các giống đó.
2.1.1. Nguồn gốc của cây chè
Nguồn gốc của cây chè là vấn đề phức tạp cho đến nay có nhiều quan
điểm khác nhau dựa trên những cơ sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học.
Một số quan điểm đƣợc nhiều ngƣời công nhận là.
Theo Carl Von Linnaeus, nhà thực vật học thụy điển lần đầu tiên trên thế
giới đã xác nhận Trung Quốc là vùng nguyên sản của cây chè thế giới và định
tên khoa học là Thea sinnensis, phân thành 2 thứ chè là: Thea bohea (chè đen)
và thea viridis (chè xanh). Cây chè có nguồn gốc từ các tỉnh miền núi phía
Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), theo Dalaselia -1989 đã
giải thích sự phân bố của cây chè mẹ là: tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu hàng
loạt các con sông đổ về các con sông lớn ở Việt Nam, Lào, Campuchia và
Miến Điện. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân Nam, sau đó hạt chè đƣợc di chuyển
đến các nƣớc nói trên.
- Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc Ấn Độ: Năm 1823, Robert
Bruel đã phát hiện đƣợc những cây chè dại, lá to hoàn toàn khác với cây chè

Trung quốc ở vùng cao Atxam Đông Bắc của Ấn Độ và cây chè đƣợc tìm
thấy ở tất cả những nơi theo các tuyến đƣờng giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Từ
đó ông cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Quan điểm cho rằng cây chè có nguồn gốc giống tại Việt nam : Những
công trình nghiên cứu của Dzemukhate K.M, Cây chè miền Bắc Việt Nam,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội [41], từ năm 1961 đến năm 1976, đã tiến hành
điểu tra cây chè dại tại Hà Giang, Nghĩa Lộ, Lào Cai, Tam Đảo và tiến hành
phân tích sinh hóa để so sánh từng loại cây chè trồng trọt, Từ đó tìm ra tiến
hóa của cây chè làm cơ sở xác định nguồn gốc. Dzemukhate K.M đã thấy
rằng phức catechin có nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất
catechin giữa chè đƣợc trồng và chè hoang dại, Dzemukhate K.M đã nêu quan
điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè. Dựa trên cơ sở đó, Dzemukhate K.M đi
đến kết luận “ Nguồn gốc cây chè chính là ở Việt Nam” [41].
2.1.2. Phân loại cây chè
Tên của cây chè đã trải qua nhiều tranh luận và có rất nhiều cách đặt tên.
Tên gọi đầu tiên đƣợc nhà khoa học Thuỵ Điển Linne đặt tên là Thea sinensis
vào năm 1753. Đến nay tên khoa học của cây chè đƣợc nhiều ngƣời công
nhận nhất là: Camellia sinensis (L) Okuntze, xếp trong hệ thống phân loại
thực vật sau:
- Ngành hạt kín: Angiosepermae.
- Lớp 2 lá mầm: Dicotyleonae.
- Bộ chè: Theales.
- Họ chè: Thea ceae.
- Chi chè: Camellia (Thea).
- Loài: Sinensis.
Cây chè đƣợc chia thành những thứ chè (Varietas) căn cứ vào đặc điểm

hình thái, đặc điểm sinh lý, sinh hoá và tính chống chịu, có nhiều cách phân
loại nhƣng bảng phân loại nhà Bác học Hà Lan Cohen Stuar - 1916 đƣợc
nhiều ngƣời công nhận (Nguyễn Ngọc Kính 1979) Cohen Stuar đã chia chè ra
làm 4 thứ sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia Sinensis Var Macrophylla)
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia Var Bohea):
- Chè Shan ( Camellia sinensis Var shan):
- Átxam ( Ấn Độ) (Camellia Sinensis Var Atxamica):
- Chè Trung Quốc lá to: Có đặc điểm thân gỗ nhỡ cao tới 4 - 5m, trong
điều kiện sinh trƣởng tự nhiên. Lá to trung bình màu xanh nhạt dài 12 - 15cm,
rộng 5 - 7cm, có 8 - 9 đôi gân chính, búp to hoa quả nhiều, khả năng chịu rét kém.
- Chè Trung Quốc lá nhỏ: có đặc điểm thân bụi thấp, phân cành nhiều,
búp nhỏ mù xoè nhanh năng suất không cao, phẩm chất bình thƣờng, nhiều
hoa quả, khả năng chống chịu tốt, có thể chịu rét từ -12
0
c đến - 15
0
c.
- Chè Ấn Độ: Nếu để mọc tự nhiên là cây gỗ lớn lá to thích ứng với điều
kiện nhiệt đới Năng suất cao và và có nhiều giống có chất lƣợng tốt.
- Chè Shan Hình thái: thân gỗ to, lá thuôn dài, phân cành thƣa, phiến lá
to xanh, có tuyết trắng cho năng suất cao, chất lƣợng tốt, Chịu rét khá, ƣa đất
tốt ở vùng núi có đọ ẩm và ánh sáng yếu.
Hiện nay, cả 4 thứ chè trên đều đã đƣợc trồng ở Việt Nam nhƣng phổ
biến hơn cả là 2 thứ chè Trung Quốc lá to (chè Trung Du xanh) và chè Shan.
2.1.3. Sự phân bố của cây chè

Sự phân bố của cây chè chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện tự nhiên,
khí hậu. Kết quả nghiên cứu đều đi đến kết luận chung: vùng khí hậu thích
hợp của cây chè là vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Đều thích hợp cho
sự phát triển cây chè.
ở vùng biên khu Kratxnoda trên núi Pôchi có thể gọi khu vục cao nhất
nam địa cầu; vùng chè Miosiones của Achentina là khu vục thấp nhất nam
địac cầu, vùng chè tập chung nhất là ở giữa 6 – 22
o
vĩ Bắc. Ngày nay sinh
trƣởng cây chè thiên về 5 châu lục trong đó nhiều nhất là Châu Á, sau đó là
Châu Phi, Châu Mỹ, rồi đến châu Đại Dƣơng là ít nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
Đến nay trên thế giới có 58 nƣớc trồng chè, sản xuất chế biến chè ở các
quy mô khác nhau, phân bố ở khắp 5 châu nhƣ sau:
Châu Á có 20 nƣớc, Châu Phi có 221 nƣớc, Châu Mỹ có 12 nƣớc.
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHÈ TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƢỚC
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Cây chè là một thực vật có tính thích nghi tƣơng đối mạnh, tuy nhiên
cũng đòi hỏi những yêu cầu nhất định về hoàn cảnh sinh thái, điều kiện đất
đai, nhiệt độ và lƣợng mƣa. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ
hiện nay, bằng con đƣờng lai tạo, chọn lọc. Cây chè đã đƣợc trồng ở những
nơi khác xa so với nguyên sản của chúng, từ 42
0
vĩ Bắc (Gruzia) đến 27
0


Nam (Achentina), với lịch sử có từ rất lâu đời khoảng 4000 năm. Trong đó
Châu Á chiếm vị trí chủ đạo, đến Châu Đại Dƣơng là ít nhất, địa hình trồng
chè khá lớn từ 0- 2000m so với mực nƣớc biển. Trong những thập kỷ gần đây,
ngành chè đã phát triển một cách vững chắc cùng với sự phồn vinh của nền kinh
tế thế giới, vùng sản xuất chè không ngừng mở rộng, diện tích cây chè tăng nhanh
chóng, khoa học kỹ thuật chè phát triển kéo theo sản lƣợng chè của các nƣớc trên
thế giới ngày càng cao, đƣợc thể hiện qua số liệu ở Bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè trên thế giới và một số nƣớc
trồng chè chính đến năm 2008
Nƣớc sản
xuất
Diện tích (ha)
Năng suất
(kg khô/ha)
Sản lƣợng (tấn)
Sản phẩm
chè chủ yếu
Thế giới
2.806.443,0
1.487,5
4.174.583,0
Chè xanh,
đen
Trung Quốc
1.215.174,0
1.034,7
1.257.384,0
Chè xanh
Ấn Độ
474.000,0

1.898,6
899.936 ,4
Chè đen
SriLanka
212.720,0
1.497,1
318.470,0
Chè đen
Kênya
157.700,0
2.192,7
345.800,0
Chè đen
Việt Nam
129.300,0
1.440,0
186.192,0
Chè xanh,
đen
Inđônêsia
106.948,0
1.410,5
150.851,0
Chè xanh,
đen
Nhật Bản
48.200,0
2.063,2
99.446,2
Chè xanh

Nguồn: Số liệu FAO năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
Trên thế giới hiện có khoảng trên 50 quốc gia sản xuất chè chính, trong
đó Châu Á có 18 nƣớc, Châu Phi có 19 nƣớc, Châu Mỹ có 11 nƣớc, Châu Đại
Dƣơng có 2 nƣớc. Theo số liệu thống kê đến năm 2009, diện tích chè thế giới
đạt 2,806443 triệu ha, năng suất 1,4875 tấn khô/ha (tƣơng đƣơng 8,437 tấn
búp tƣơi/ha), sản lƣợng đạt 4.174,583 nghìn tấn; chè đen, chè xanh là hai loại
sản phẩm chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu sản phẩm .
Nói chung, diện tích chè thế giới giai đoạn 2005 - 2009 tăng chậm: 3%
(tốc độ tăng 0,7%/năm). Diện tích chè toàn thế giới qua các năm 2006 và
2009 tƣơng ứng là 2,40 triệu ha và 2,806 triệu ha. Trong đó, diện tích tăng ở
một số nƣớc sản xuất chè chủ yếu nhƣ: Indonesia, Bangladesh, Ấn Độ,
Srilanka, Trung Quốc trong đó Việt Nam là một trong số ít nƣớc có tỷ lệ
tăng diện tích chè khá cao: 2,6%/năm; riêng Nhật Bản, diện tích chè giảm, tốc
độ giảm trung bình là 2,0%.
Diễn biến diện tích Việt Nam qua các năm 2005 và 2009 tăng mạnh, số
liệu tƣơng ứng là: 122,7 nghìn ha và 129,3 nghìn ha. Tỷ lệ diện tích tăng từ
2005 đến 2009 là 10,53%, tăng trung bình 2,6%/năm (tỷ lệ tăng diện tích cao
trên thế giới).
Sản lƣợng chè thế giới qua các năm 2005 và 2009 tƣơng ứng là 3.524
nghìn tấn và 4.174 nghìn tấn. Mức tăng trung bình giai đoạn 2005 - 2009 là
2,3%/năm. So với diện tích, sản lƣợng chè thế giới tăng nhanh hơn, chứng tỏ
việc quan tâm của thế giới đã có xu hƣớng chú trọng thâm canh hơn là mở
rộng diện tích.
Các nƣớc có tỷ trọng sản lƣợng chè lớn gồm: Trung Quốc chiếm
30,11%, Ấn Độ chiếm 21,55%, Srilanca chiếm 6,72%, Kenya chiếm 8,28%.
Đây cũng là những nƣớc có tốc độ phát triển diện tích lớn nhất thế giới. Sản

lƣợng chè của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới (chiếm 4,46%), tiếp theo sau là
Inđônêsia (chiếm 3,61%). Cơ cấu sản lƣợng chè phân theo châu lục: châu Á
chiếm 82,22%, châu Phi chiếm 14,61%, châu Mỹ (Nam Mỹ) chiếm 2,45%,
châu Đại Dƣơng 0,24%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
Nếu tính theo quy mô sản xuất, có thế xếp các nƣớc sản xuất chè lớn trên
thế giới theo thứ tự giảm dần là: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Srilanka, Việt
Nam, Indonesia, Nhật Bản. Nếu tính về diện tích thì Kenya đứng sau
Srilanka, nhƣng về sản lƣợng thì Kenya đứng trƣớc Srilanka.
Về năng suất chè, các nƣớc có năng suất cao đƣợc xếp theo thứ tự giảm
dần là: Kenya, Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka,Việt Nam, Inđônêsia, Trung Quốc
(số liệu Bảng 2.1). Qua phân tích cho thấy, hầu hết các nƣớc sản xuất chè lớn
trên thế giới đều có xu hƣớng ổn định diện tích (diện tích có tăng nhƣng với
tốc độ không đáng kể, trừ một số nƣớc trong đó có Việt Nam).
Trong những thập kỷ gần đây, ngành chè đã phát triển một cách vững
chắc cùng với sự phồn vinh của nền kinh tế thế giới, vùng sản xuất chè không
ngừng mở rộng, diện tích cây chè tăng nhanh chóng, khoa học kỹ thuật chè
phát triển kéo theo sản lƣợng chè của các nƣớc trên thế giới ngày càng cao.
Phân loại các quốc gia sản xuất chè theo sản lƣợng cho thấy: Sản lƣợng đạt
trên 20 vạn tấn/năm gồm 3 nƣớc: Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanca (chiếm trên
60% tổng sản lƣợng chè trên thế giới). Sản lƣợng đạt trên 10 vạn tấn có 5
nƣớc: Inđônêxia, Kênia, Nhật Bản, Liên Xô cũ và Thổ Nhĩ Kỳ. Sản lƣợng đạt
trên 5 vạn tấn có 12 nƣớc, trong đó có Việt Nam. Bốn quốc gia sản xuất và
xuất khẩu chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Kênya và Srilanca.
Nhìn chung, sản xuất chè thế giới có truyền thống, sản phẩm đa dạng,
sản xuất ổn định cả về quy mô diện tích, sản lƣợng; giá bán ít có đột biến; sản
xuất chè gắn liền với đời sống của các nƣớc có nhiều lao động, có truyền

thống văn hóa chè lâu đời. Các công nghệ mới càng ngày càng đƣợc áp dụng
nhiều trong sản xuất, đặc biệt là các giống mới, kĩ thuật canh tác mới và thiết
bị cơ giới hóa, tự động hóa ngày càng nhiều. Sản phẩm chè có 3 loại chính:
chè đen, chè xanh, chè lên men bán phẩn (chè vàng, chè ôlong). Sản phẩm
chè đen chiếm trên 65% tổng sản lƣợng chè thế giới, xuất khẩu chè đen cũng
chiếm tỷ trọng lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Về tiêu thụ, chè là thứ nƣớc uống phổ biến nhất trên thế giới, ngoài giá
trị giải khát, nƣớc chè còn có giá trị dinh dƣỡng và giá trị dƣợc liệu, do vậy
nhu cầu tiêu thụ chè trên thế giới ngày càng tăng. Sản phẩm chè đƣợc tiêu thụ
tại 115 nƣớc trên thế giới, trong đó: Châu Âu có 28 nƣớc, Châu Á có 29 nƣớc,
Châu Phi có 34 nƣớc…
Bảng 2.2: Lƣợng tiêu thụ của một số quốc gia trên thế giới
Đơn vị tính: (1000 tấn)
Nƣớc/khu vực
Giai đoạn
2001-2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Toàn thế giới
1.360,6

1.370,1
1.416,6
1.533,4
1.551,0
Châu Phi
413,0
419,7
442,8
445,5
408,4
Kenya
267,9
270,7
294,2
310,4
272,0
Malawi
39,4
42,0
46,6
43,0
42,0
Rwanda
11,5
11,5
11,5
11,7
13,3
Tanzania
21,7

20,4
24,2
23,3
24,1
Uganda
31,9
34,1
29,7
33,1
32,7
Zimbawe
17,3
17,1
14,9
8,5
11,4
Các nƣớc khác
23,5
23,9
21,8
15,6
12,8
Vùng Viễn Đông
866,9
870,5
886,2
999,6
1.048,2
Bangladish
12,9

12,2
12,2
9,0
4,8
Trung Quốc (lục địa)
211,4
219,0
193,1
286,6
286,6
Đài Loan – TQ
2,6
2,7
2,4
1,7
2,0
Ấn độ
185,8
175,5
197,7
191,9
218,7
Indonesia
96,0
88,2
98,6
102,3
95,3
Sra lanka
291,8

298,3
290,8
298,8
314,9
Việt Nam
52,1
56,8
73,4
85,4
105,6
Các nƣớc khác
14,2
17,8
18,2
24,0
20,2
Châu Mỹ la tinh
63,0
64,2
71,7
71,0
76,9
Achentina
57,6
58,8
66,4
66,4
72,0
Brasil
4,1

4,2
4,2
3,6
3,4
Các nƣớc khác
1,3
1,2
1,1
1,0
1,5
Châu đại dƣơng
8,8
7,2
7,4
6,1
6,3
Các nƣớc đang phát triển khác
1.343,1
1.353,0
1.400,9
1.520,4
1.537,5
Các nƣớc phát triển khác
17,5
17,0
15,7
13,0
13,5
(Nguồn: Số liệu FAO, 2009))


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Theo số liệu thống kê năm 2008, 5 nƣớc có giá trị kim ngạch nhập khẩu
chè lớn nhất thế giới là: Nga (510,6 triệu USD), Anh (364,0 triệu USD), Mỹ
(318,5 triệu USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức (181,4 triệu USD).
Đây đồng thời cũng là những nƣớc có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trong
các năm 2006, 2007. Tổng kim ngạch của 10 nƣớc xuất khẩu chè thế giới đạt
gần 3,5 tỷ USD, trong đó 3 nƣớc dẫn đầu là Srilanca (1,2 tỷ USD), Trung
Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3 triệu USD) (Báo cáo ngành chè
Việt Nam quý I năm 2009).
Theo thống kê của Hiệp hội chè xanh thế giới, có khoảng 65% sản lƣợng
chè đƣợc tiêu thụ hàng năm là chè đen, 25% là chè xanh, 10% còn lại là các
loại chè khác. Sản phẩm chè đen đƣợc tiêu thụ mạnh tại thị trƣờng Châu Âu,
Châu Phi, Mỹ và Úc. Chè xanh đƣợc tiêu thụ mạnh tại thị trƣờng Châu Á, đặc
biệt là Nhật Bản (trung bình nhu cầu tiêu thụ chè xanh tại Nhật là 100 nghìn
tấn/năm). Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2009, tổng lƣợng tiêu thụ chè
thế giới đạt 3.812,5 nghìn tấn, trong đó lƣợng tiêu thụ chè tại các nƣớc phát
triển: 809,5 nghìn tấn, tại các nƣớc đang phát triển: 3.002,9 nghìn tấn. Nhìn
chung lƣợng chè tiêu thụ của thế giới ổn định qua các năm.
2.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam.
2.2.2.1. Về diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, có điều kiện thích
hợp cho cây chè sinh trƣởng và phát triển, tuy nhiên cây chè chỉ thực sự đƣợc
quan tâm và đầu tƣ sản xuất từ những năm đầu của thế kỷ 20 trở lại đây.
Cây chè Việt Nam đƣợc chính thức khảo sát nghiên cứu vào năm 1885
do ngƣời Pháp tiến hành. Sau đó vào các năm 1890 - 1891 ngƣời Pháp tiếp
tục điều tra và thành lập đồn điền trồng chè đầu tiên ở Việt Nam năm 1890 ở
tỉnh Phú Thọ và thành lập các trạm nghiên cứu chè ở Phú Hộ (1918), Pleicu
(1927) và Bảo Lộc (1931).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
Thời kỳ đầu (1890) Việt Nam có khoảng 300 ha, đến năm 1939 chúng ta
có khoảng 13.408 ha với sản lƣợng 10.900 tấn búp khô đứng thứ 6 trên thế
giới theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [10].
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954): Do ảnh hƣởng của
chiến tranh hai miền Nam - Bắc chia cắt nên sản xuất chè bị đình trệ, diện tích
năng suất, sản lƣợng chè giảm nghiêm trọng. Sau khi hoà bình đƣợc lập lại
cây chè lại đƣợc chú trọng phát triển, các nông trƣờng đƣợc thành lập, các
vùng kinh tế mới và lúc này thị trƣờng đƣợc mở rộng. Năm 1977, cả nƣớc có
44.330 ha sản lƣợng là 17.890 tấn chè búp khô. Đến năm 1985 cả nƣớc có
52.047 ha, sản lƣợng đạt 25.392 tấn chè búp khô “ theo báo cáo định hƣớng
phát triển của ngành chè” (1985).
Giai đoạn sau chiến tranh (1954-1990), sản xuất chè đƣợc phục hồi trở
lại, năm 1990 diện tích chè cả nƣớc đã có 60 nghìn ha, sản lƣợng đạt 32,2
nghìn tấn khô (tăng 53% so với năm 1980). Công nghiệp chế biến phát triển
mạnh, nhiều cơ sở sản xuất, nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen đƣợc
thành lập với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, sản phẩm chế biến chủ
yếu đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc Đông Âu và Liên Xô (cũ). Trong thời kỳ
này một số tổ chức sản xuất, kinh doanh chè của cả nƣớc đƣợc thành lập nhƣ:
Tổng công ty chè Việt Nam (VINATEA) năm 1987; Hiệp hội chè Việt Nam
(VITAS) năm 1988; Viện Nghiên cứu chè Phú Hộ năm 1988.
Sau năm 1990, do biến động tại thị trƣờng Liên Xô cũ và Đông Âu, sản
xuất chè ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thị trƣờng truyền thống (Liên Xô và
Đông Âu) giảm sút, thị trƣờng mới chƣa đƣợc mở ra hoặc công nghệ chƣa kịp
đổi mới nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng mới (Tây Âu).
Từ năm 1995 trở lại đây, cùng với sự đổi mới về quản lý ngành chè,
nhiều hình thức liên doanh liên kết đƣợc hình thành (với các nhà sản xuất

Nhật Bản, Đài Loan, ) cơ chế quản lý đƣợc đổi mới, nhiều công nghệ tiên

×