Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Nokia , công ty điện thoại tiên phong trong lĩnh vực điện thoại di động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.65 KB, 32 trang )

Phần 1: Tổng quan về Nokia
1.1. Lịch sử hình thành
Câu chuyện về thương hiệu di động nổi tiếng số 1 thế giới bắt đầu từ năm1865, khi kỹ sư mỏ Fredrik Idestam - cha đẻ
của Nokia cho xây dựng Nhà máy sản xuất bột gỗ, giấy công nghiệp Nokia trên bờ song Tammerkoski tại Tampere thuộc
miền Tây Nam Phần Lan. Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng
thủy điện từ con sông nơi đây. Chính tên gọi của thị trấn nhỏ này là ý tưởng để về sau, Idestam đổi tên nhà máy thành
công ty Nokia – công ty sản xuất giấy và năng lượng thủy điện.
Tiếp đó là sự ra đời của nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan (sản xuất ủng cao su, lốp, các sản phẩm cao su công nghiệp
và tiêu dùng khác) vào năm 1898 nhằm khai thác nguồn lợi thủy điện của dòng sông bên bờ thị trấn Nokia.
Cao su, hoá chất các loại là những ngành công nghiệp mũi nhọn cơ bản vào thời bấy giờ. Vào đầu thế kỷ 20 diễn ra một
sự thay đổi lớn lao nữa là sự phát triển, mở rộng của công nghiệp điện và điều này đã dẫn đến sự ra đời của nhà máy sản
phẩm cáp Phần Lan (cung cấp dây cáp cho các mạng truyền tải điện, điện tín và điện thoại) vào năm 1912. Ngay từ đầu
những năm 60, nhà máy này đã thành lập một phòng nghiên cứu công nghệ bán dẫn. Đây là điểm khởi phát của Nokia
trong cuộc hành trình vào thị trường viễn thông.
Năm 1967, tập đoàn Nokia được thành lập từ sự sáp nhập của ba công ty Phần Lan: Nokia Company(nhà máy sản xuất bột
gỗ làm giấy), Finnish Rubber Works Ltd., (nhà máy sản phẩm cao su Phần Lan) và Finnish Cable works (nhà máy sản
phẩm cáp Phần Lan)
Nokia có trụ sở chính đặt tại Espoo, ngoại ô thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các nhà máy sản xuất chính nằm ở Phần Lan,
Đức, Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Brazil…Trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nokia đặt tại Phần Lan, Đức,
Trung Quốc và Mỹ với hơn một 100 ngàn nhân viên tại 120 quốc gia.
1.1. Quá trình phát triển
Cuộc hành trình vào thị trường viễn thông không dây
Tiền thân là một công ty sản xuất bột gỗ và ủng cao su, trong những năm 1960, Nokia bắt đầu thâm nhập vào thị trường
viễn thông.
Năm 1963, điện thoại vô tuyến đã được Nokia phát triển, sau đó là mô-đem dữ liệu vào năm 1965, rất lâu trước khi những
phương tiện trên được thị trường đại chúng biết đến.
Vào đầu thập niên 70, khi mà hầu hết các trao đổi điên thoại đều sử dụng bộ chuyển mạch cơ điện analog thì Nokia bắt
đầu phát triển bộ chuyển kĩ thuật số (Nokia DX 200) và đạt được nhiều thành công.Nokia DX 200 được trang bị ngôn ngữ
máy tính cao cấp và bộ xử lý Intel đã trở thành nền tảng để Nokia phát triển cơ sở hạ tầng mạng điện thoại như hiện nay.
Cũng vào thời điểm này, luật pháp cho phép các công ty viễn thông lập các mạng di động chung cho điện thoại lắp đặt
trên ô tô. Và kết quả là mạng điện thoại di động Bắc Âu (NMT) ra đời. NMT là mạng di động đa quốc gia đầu tiên trên


thế giới, mở ra nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng cho ngành công nghiệp di động sau đó.
Năm 1984, Nokia bắt đầu sản xuất ra chiếc điện thoại cầm tay đầu tiên - Mobira Talkman tuy nhiên với trọng lượng gần…
5kg. Có lẽ, với trọng lượng như vậy thì người ta cũng khó lòng có thể coi đây là một chiếc điện thoại cầm tay được. Mãi
đến năm 1987, Nokia mới cho ra đời chiếc điện thoại di động đúng nghĩa là Mobira Cityman 900 (chỉ nặng 800g), sử
dụng trên mạng NMT – 900 và đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ nghịch với kích thước của điện thoại ngày càng thu nhỏ.
Kể từ đây, Nokia bắt đầu đi sâu vào khai thác thị trường điện thoại di động để trở thành một trong những nhà sản xuất
điện thoại di động hàng đầu thế giới.
Vào cuối những năm 80, một tiêu chuẩn chung cho mạng điện thoại di động được áp dụng đó là mạng GSM. Những thay
đổi kinh ngạc về công nghệ cũng như là những thay đổi trong môi trường chính trị đã tạo điều kiện cho sự ra đời của
mạng không dây toàn cầu. Công nghệ trong thời điểm này là công nghệ tiêu chuẩn kỹ thuật số, GMS, có thể truyền dữ liệu
đồng thời với âm thanh chất lượng cao.
Năm 1991, Nokia đồng ý cung cấp mạng GSM cho 9 quốc gia châu Âu và tạo một bước đột phá khi quyết định từ bỏ
những hoạt động không phải là chủ lực của tập đoàn và tập trung vào thị trường viễn thông trong kỷ nguyên kỹ thuật số
vào năm 1992. Đến năm 1997, hệ thống mạng GSM của hãng đã lên tới 59 quốc gia.
Vào năm 2000, chính chức năng cơ bản của tổ hợp cầm tay đã thay đổi nhanh chóng. Dĩ nhiên, nó vẫn có nhiệm vụ cung
cấp dịch vụ điện thoại truyền thống song sự bùng nổ về dữ liệu đã chuyển dịch các dịch vụ viễn thông truyền thống sang
cuộc cách mạng truyền thông di động, ngay cả trước khi có cạnh tranh công nghệ thế hệ thứ 3. Lấy ví dụ, dịch vụ gửi tin
nhắn (SMS) là đặc tính nhắn tin kiểu văn bản của điện thoại tế bào số GSM (Hệ thống truyền thông di động toàn cầu)
được sử dụng khắp châu Âu. Dù có những khả năng giới hạn, SMS vẫn là một lĩnh vực kinh doanh đầy ấn tượng và là
hiện tượng xã hội ở châu Âu, đặc biệt ở Phần Lan nơi giới trẻ nhanh chóng sử dụng dịch vụ này. Sonera, tiền thân của
Telecom Finland và đối thủ cạnh tranh Radiolinja đã cung cấp dịch vụ nhắn tin nhóm để tin nhắn được gửi tới nhiều
người sử dụng, kiểu như một loại phòng chat di động. Qua thiết bị Zed của Sonera, “cổng vào di động” của nhà khai thác,
người sử dụng có thể truy nhập vào các trang Web cá nhân và cấu hình cho dịch vụ qua điện thoại. Những dịch vụ này
bao gồm thông tin chi tiết, danh sách nhắn tin nhóm, các kiểu chuông cá nhân và các kiểu bưu thiếp với phong cách riêng
có thể gửi tới điện thoại cá nhân hoặc tới điện thoại của bè bạn.
Vào năm 1999, Sonera cộng tác với Nokia để phát triển giao thức ứng dụng không dây (WAP) đầu tiên - dựa trên dịch vụ
gửi ảnh qua môi trường không dây. Hai công ty này cùng phát triển việc truyền và nhận hình ảnh số với điện thoại WAP.
Ngoài ra, Sonera còn đưa ra các dịch vụ theo yêu cầu hoặc thực hiện mua bán qua điện thoại di động. Ví dụ, đồ uống nhẹ,
một đoạn nhạc hoặc là dịch vụ rửa xe có thể được mua bán, yêu cầu từ máy bán hàng thông qua việc sử dụng điện thoại di
động và chi phí sẽ được tính vào hóa đơn của điện thoại di động. Trong khi đó ngân hàng Phần Lan - Thuỵ Điển là

Merita-Nordbanken trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên làm việc với Sonera để khám phá ra những cơ hội kinh
doanh tài chính mới sản sinh từ Internet di động.
Sử dụng thiết bị tổ hợp cầm tay với nhiều mục đích, sự tăng trưởng ngoạn mục của SMS, phòng chat di động và cổng vào
di động, thương mại di động và mua bán bằng di động, ngân hàng di động, WAP và những ứng dụng dựa trên WAP,
những cải tiến ngoạn mục khác giờ đây đã là điều có ý nghĩa trên toàn thế giới. Hầu hết, có thể nói là tất cả, đều có khả
năng tập trung Nokia. Cái mà người Phần Lan nắm được đầu tiên vào cuối những năm 1990 sau đó cũng đã thâm nhập các
thị trường khác. Cùng với các nước Bắc Âu khác, Phần Lan được biết đến về kinh doanh di động nhiều hơn so với các đại
gia công nghiệp truyền thống ở Mỹ hay Nhật Bản.
Những đổi mới và phát triển
Từ thập niên 90, Nokia đã tập trung vào những thiết kế mang tính cấp cao và đổi mới công nghệ để trở thành công ty
hàng đầu thế giới về những thiết bị liên lạc bằng di động
Từ khi cho ra đời loại điện thoại di động nhỏ cầm tay đầu tiên vào năm 1987, Nokia đã trở thành một nhà tiên phong về
công nghệ. Điện thoại Nokia là sản phẩm đầu tiên có những đặc tính như: nhắn tin, kết nối với dịch vụ thông tin trên
Internet và bao gồm cả quay phim đa chức năng. Ngày nay, Nokia đang dẫn đầu về sự thay đổi trong thế hệ thứ ba của
chức năng điện thoại di động, điều này đã được chứng minh bằng dòng sêri Nokia máy tính truyền thông đạt hiệu quả cao,
đem đến các dịch vụ di động bao gồm: internet, âm nhạc di động, và cả quay phim hình ảnh, email và game.
Điện thoại Nokia dòng Eseries cũng được mong chờ xuất hiện trên thị trường vào năm 2006, với những giải pháp được
tận dụng như email di động dành cho doanh nhân.
Nokia cũng dẫn đầu trên thị trường về lĩnh vực âm nhạc di động- điện thoại di động Nokia đầu tiên với chức năng bao
gốm máy MP3 được cho ra mắt vào năm 2002.Từ đó, chức năng âm nhạc đã trở thành thứ cố định trong dòng điện thoại
Nokia - dẫn đầu là điện thoại N91, với khả năng chứa 3000 bài hát.Trong năm 2005, Nokia đã bán được hơn 45 triệu điện
thoại di động có gắn máy nghe nhạc kĩ thuật số đa chức năng,điều này làm cho Nokia trở thành nhà sản xuất lớn nhất
toàn cầu về thiết bị nghe nhạc kĩ thuật số.
Thiết kế cũng là lĩnh vực quan trọng của thương hiệu Nokia.Cách đây gần một thập niên,hầu hết màu sắc của điện thoại di
động là màu đen.Sau đó, Nokia đã giới thiệu các nắp di động có màu sắc đa dạng và lập tức điện thoại di động trở thành
một sản phẩm thời trang.Tiếng tăm của Nokia về thiết kế biểu tượng được biểu hiện với hai bộ sưu tập thời trang (Fashion
Collections) – bộ sưu tập được thiết kế để làm đẹp cho khuynh hướng sàn diễn thời trang hiện nay.
Thành công lâu dài của Nokia không bởi vì do sản phẩm của mình – bên cạnh đó, chiến lược marketing thực tiễn, đổi mới
và mang tính tương tác cũng đóng vai trò quan trọng và Nokia tiếp tục trao đổi với người tiêu dùng của mình với một cách
đầy xúc cảm - sử dụng hoạt động tài trợ để mang lại giá trị cho khách hàng, và tạo ra sự khát khao cho thương hiệu của

mình.
Nokia là một trong những thương hiệu công nghệ đầu tiên tham gia vào nghành công nghiệp thời trang. Nokia đã tài trợ
cho tuần lễ thời trang Luân Đôn từ năm 1999 đến 2004 và cộng tác với các nhà thiết kế thời trang như: Kenzo, Louis
Vuitton và Donatella Versace.
Trong lĩnh vực âm nhạc, Nokia là thương hiệu đầu tiên bắt đầu tài trợ cho các tài năng mới và các sự kiện trực tiếp vào
năm 1997 và tiếp tục hoạt động này trong năm 2006, với năm thứ ba tham gia vào lễ hội “The Isle of Wight” (Tạm
dịch:”Đảo của những linh hồn” ) và năm thứ hai với tuần lễ Carling: lễ hội Reading và Leeds, nơi mà chương trình”Rock
Up and Play” mang cho những nhạc sĩ trẻ có có cơ hội để thể hiện tài năng của họ và trình diễn trên sân khấu cùng với
những tên tuổi lớn.
Năm 2006, hãng Nokia tại Anh đã cộng tác với công ty tổ chức âm nhạc hàng đầu thế giới, Live Nation, cho ra mắt một
dịch vụ âm nhạc mobile trực tiếp độc quyền, đó là Tickettrush, một chương trình mang lại cho các fan âm nhạc cơ hội
mua vé những chương trình âm nhạc và lễ hội ưa thích của họ - đó là những show cháy vé. Năm 2006 cũng là năm mà
Nokia tài trợ cho chương trình năm thứ ba “X-Factor của ITV – một chương trình đặt ra thử thách cho các nhân tố âm
nhạc với những gíam khảo nổi tiếng như Simon Cowell, Sharon Osbourne và Louis Walsh.
Nokia cũng phát triển lĩnh vực làm phim với cuộc thi làm những đoạn phim ngắn trên điện thoại Nokia,cuộc thi này đã
thực hiện được bốn năm.Từ khi ra đời,cuộc thi này đã tạo ra trào lưu mới cho các nhà làm phim - chỉ kể một câu chuyện
trong 15 giây – và đã tạo ra một vị trí cho Nokia trong thị trường tài trợ phim đông đảo.
. Là nhà tiên phong trong lĩnh vực sản xuất điện thoại di động, hiện nay Nokia đã khẳng định vị trí “đại gia” của
mình. Nokia đang dẫn đầu về doanh số bán, doanh thu và lợi nhuận. Năm 2006 và 2007, thương hiệu Nokia liên tục được
xếp hạng Nhất tại Châu Á do Synovate bình chọn, đồng thời năm 2007, Nokia cũng giữ vị trí số 1 tại Châu Âu do
European Brand Institute bình chọn. Hơn thế nữa, trong bảng xếp hạng thương hiệu toàn cầu, Nokia đã từ vị trí thứ 6 vượt
lên chiếm giữ vị trí thứ 5 cũng trong năm 2007. Có mặt trên khắp các châu lục, Nokia chiếm trung bình hơn 35% thị phần
điện thoại di động trên toàn thế giới và con số này vẫn luôn duy trì ổn định trong những năm gần đây.Theo thống kê của
Nokia hiện nay :
• Hơn 800 triệu người sử dụng thiết bị Nokia mỗi ngày.
• Là nhà cung cấp cho 58 mạng lưới WCDMA.
• Nokia cho doanh nghiệp sẵn sàng phục vụ các nghiệp vụ kinh doanh trên toàn cầu.
• Cứ mỗi giây có 10 điện thoại mang thương hiệu Nokia ra đời.
• Tiên phong trong việc khai thác và sử dụng những công nghệ mới (sản xuất thiết bị di động Wifi đầu tiên;
kênh truyền hình di động đầu tiên; máy thu phát sóng cầm tay với cơ chế kép, sóng 3 băng tần đầu tiên).

Nokia có sự khởi đầu thuận lợi tại những thị trường đang tăng trưởng nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ. Công ty
này còn có khoản vốn là 9,5 tỷ USD tiền mặt và không hề có nợ nần. Do đó, Nokia có thể đầu tư những khoản lớn hơn rất
nhiều so với các đối thủ khác trong việc phát triển các sản phẩm mới và chiếm lĩnh các thị trường mới. Anssi Vanjoki,
Giám đốc phụ trách bộ phận thiết bị đa phương tiện của Nokia nói: “Chúng tôi muốn được công bố về khách hàng thứ
hàng tỉ của mình, do đó, chúng tôi buộc phải làm mọi thứ theo cách đúng đắn.”
1.2. Cấu trúc tổ chức - Các bộ phận kinh doanh của Nokia.
Từ tháng 1 năm 2004, Nokia đã sắp xếp lại cấu trúc tổ chức toàn cầu nhằm tập trung vào tính hội tụ, các thị trường di
động mới và đang tăng trưởng. Để phục vụ các lãnh vực kinh doanh mới trong thời đại di động trong khi vẫn củng cố
được vị trí hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông thoại di động, Nokia đã có 4 bộ phận kinh doanh để đáp ứng tốt nhất
những yêu cầu của mỗi lĩnh vực.
Mobile Phones cung cấp nhiều sản phẩm điện thoại di động có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu cho các phân khúc khách
hàng lớn và phát triển điện thoại di động cho tất cả các chuẩn chính và các phân khúc khách hàng tại hơn 130 quốc gia.
Bộ phận này chịu trách nhiệm kinh doanh điện thoại di động chính, chủ yếu dựa trên các công nghệ WCDMA, GSM,
CDMA và TDMA. Mobile Phones tập trung cung cấp những sản phẩm điện thoại giàu tính năng cho tất cả các phân khúc
trên thị trường toàn cầu.
Multimedia cung cấp đa truyền thông di động cho khách hàng qua các thiết bị di động và ứng dụng tiên tiến. Các sản
phẩm có tính năng và chức năng như hình ảnh, trò chơi, âm nhạc, truyền thông và một loạt các nội dung hấp dẫn khác
cũng như các phụ kiện di động và giải pháp sáng tạo.
Networks tiếp tục cung cấp hạ tầng mạng, công nghệ hàng đầu và các dịch vụ liên quan dựa trên các chuẩn không dây
chính cho các nhà điều hành di động và các nhà cung cấp dịch vụ. Tập trung vào các công nghệ GSM, bộ phận Networks
hướng đến vị trí hàng đầu trong lĩnh vực mạng GSM, EDGE và WCDMA. Các mạng của chúng tôi được lắp đặt ở tất cả
các thị trường chính trên toàn cầu theo những tiêu chuẩn này. Networks cũng là bộ phận cung cấp hàng đầu việc truy cập
băng thông rộng và các mạng TETRA cho những người sử dụng chuyện nghiệp trong lĩnh vực an toàn và bảo mật.
Enterprise Solutions cung cấp hàng loạt các thiết bị đầu cuối và giải pháp kết nối di động không dây dựa trên cấu trúc di
động cuối-cuối chuyên dành cho doanh nghiệp và các tổ chức trên toàn cầu giúp cải tiến hoạt động thông qua tính di động
mở rộng. Các giải pháp cuối-cuối bao gồm từ các thiết bị di động tối ưu hóa cho doanh nghiệp trên front end đến một
danh sách nhiều cổng gateway tối ưu hóa doanh nghiệp di động bao gồm: internet và email không dây, di động ứng dụng,
bảo vệ tin nhắn, các mạng cá nhân ảo, bức tường lửa và bảo vệ chống xâm nhập.
Phần 2: Nokia cải tổ bộ máy lãnh đạo – chiến lược mới vì ngôi vị số 1
2.1. Nokia thay CEO

Từ năm 2009 trở lại đây, thương hiệu Nokia gắn liền với sự trì trệ và bảo thủ cả trong tính năng lẫn thiết kế. Không một
chiến lược mới mà vẫn tập trung quanh quẩn các dòng sản phẩm cũ đã khiến điện thoại Nokia dần mất điểm trong mắt
người dùng.
• Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao,
nhằm bù đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương
diện. Trong 4 năm nắm giữ vị trí lãnh đạo này, ông Olli-Pekka Kallasvuo đã thất bại trong việc ngăn chặn sự suy
giảm lợi nhuận và thị phần thị trường khiến giá cổ phiếu của Nokia liên tục sụt giảm.
• Cùng với đó, doanh thu của công ty mạng Nokia Siemens Networks, một liên doanh giữa Nokia và tập đoàn
Siemens AG của Đức, tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc của doanh thu.
• Đang chiếm vị trí số một trên thị trường di động thế giới, Nokia vẫn đang phải đối mặt với sự sụt giảm thị phần
đáng kể trong cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Mặc dù vẫn giữ ngôi vị hãng điện thoại di động lớn nhất
thế giới về doanh thu, với thị phần 33%, Nokia tỏ ra khá “lề mề” trong việc phát hiện những xu hướng mới như
điện thoại vỏ sò trước đây hay điện thoại màn hình cảm ứng hiện nay. Tính đến ngày 9/9/2010, thị phần của
Nokia đã giảm 60% kể từ khi Apple giới thiệu iPhone vào tháng 6/2007, giá trị thị trường của Nokia bị mất đi 48
tỷ Euro (61 tỷ USD). Thị phần smartphone của Nokia, bộ phận phát triển nhanh nhất của ngành này, cũng đã thu
hẹp lại
Kallasvuo đảm trách chức vụ CEO của Nokia từ năm 2006 - một năm trước khi Apple tung ra thị trường chiếc điện thoại
iPhone đầu tiên và “xân lấn” mảnh đất màu mỡ vốn từ trước đến nay thuộc về Nokia. Hãng sản xuất đến từ Phần Lan đã
để lỡ nhiều lần cơ hội vượt mặt Apple. Mặc dù vẫn giữ ngôi vị hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới về doanh thu, với
thị phần 33%, Nokia tỏ ra khá “lề mề” trong việc phát hiện những xu hướng mới như điện thoại vỏ sò trước đây hay điện
thoại màn hình cảm ứng hiện nay.
Thị trường liên tục kỳ vọng những điều mới mẻ từ Nokia, một tập đoàn từng dẫn đầu về năng lực sáng tạo trong lĩnh vực
điện thoại di động, nhưng điều này đã không xảy ra kể từ khi ông Kallasvuo lên nắm chức CEO vào năm 2006. Vị CEO này
đã không thể giải quyết những vấn đề mà Nokia phải đương đầu ở thị trường Bắc Mỹ, nơi được xem là thị trường chông gai
nhất của hãng, dù đã cam kết đưa mục tiêu này vào ưu tiên hàng đầu.
Nokia dự báo, thị trường điện thoại di động toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% trong năm nay. Tuy nhiên, doanh số của hãng
gần như vẫn đi ngang. Cùng với đó, doanh thu của công ty mạng Nokia Siemens Networks, một liên doanh giữa Nokia và
tập đoàn Siemens AG của Đức, tiếp tục chứng kiến sự xuống dốc của doanh thu.
Tháng 5/2010, một tháng sau khi Nokia công bố doanh thu sụt giảm trong quý I, hãng đã bắt đầu cải tổ bộ máy
quản lý, thay thế những lãnh đạo chủ chốt và mở thêm một bộ phận chuyên trách sản xuất smartphone. Mới đây,

Nokia cũng tuyên bố sẽ trình làng một dòng smartphone mới vào cuối năm nay.
Đến giữa tháng 6, Nokia lại tiếp tục hạ mức dự đoán doanh thu với lý do “môi trường cạnh tranh khốc liệt, đặt
biệt là trên thị trường điện thoại cao cấp”
Giới phân tích cho rằng Nokia nên “tân trang” lại hệ điều hành của mình và kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà phát
triển phần mềm để cạnh tranh với iPhone và các điện thoại Android.
Nokia dự kiến sẽ tung ra phiên bản mới của hệ điều hành Symbian trong quý II này. Và mới đây, Nokia lại quyết
định lựa chọn hệ điều hành của Intel có tên là MeeGo để “tăng lực” cho smartphone của mình.
Hiện tại Nokia đang chiếm giữ 40% thị phần trên thị trường di động, chiếm ưu thế nhất là tại thị trường châu Âu
và các nước đang phát triển. Mặt hàng mà Nokia bán chạy nhất là các mẫu điện thoại giá rẻ.
• Trước tình hình đó, tháng 9/2010, Nokia đã mời Stephen Elop, Giám đốc kinh doanh của tập toàn Microsoft về
làm CEO
Ông Kallasvuo sẽ rời ghế CEO của Nokia, đồng thời sẽ thôi giữ vị trí trong Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, ông Kallasvuo
sẽ tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia Siemens Networks, một công ty con của Nokia.
Nhiệm vụ đầu tiên của ông Elop tại Nokia là sẽ phát triển một đối thủ xứng tầm đối với chiếc iPhone đình đám của Appe,
điều mà ông Kallasvuo đã không thể làm được mặc dù đã mất nhiều năm nỗ lực. Nhiều chuyên gia phân tích cảm thấy
Nokia đang cố bắt kịp thành công của iPhone và đổ lỗi cho sự yếu kém của hãng trong lĩnh vực smartphone khiến Nokia
mất đi 70% (khoảng 90 tỷ USD) giá trị thị trường của Nokia trong 3 năm qua.
Việc lựa chọn một giám đốc điều hành phần mềm của Nokia cho thấy tầm nhìn đối với thị trường điện thoại di động.
Apple đã có công biến điện thoại di động giống như một chiếc máy tính cầm tay, có thể chạy 1.000 ứng dụng phần mềm
cho tất cả mọi thứ từ chơi game video, xem phim, ghi âm thời gian biểu cho đến việc tìm một nơi để dùng bữa.
Giới đầu tư đã hoan nghênh quyết định thay CEO của Nokia, giúp giá cổ phiếu của tập đoàn này tăng 2% lên mức 9,94
USD tại Sở giao dịch chứng khoán New York.
Ông Elop đầu quân cho hãng phần mềm Microsoft từ năm 2008 và từng giữ chúc Chủ tịch bộ phận kinh doanh của hãng
này. Với nhiều năm kinh nghiệm, ông Elop được kì vọng sẽ đưa Nokia vươn được bàn tay của mình sang mảnh đất mới là
phần mềm và mang đến cho tập đoàn này những tầm nhìn mới. Khi còn đương chức tại Microsoft, ông Elop chịu trách
nhiệm về các sản phẩm như Microsoft Office. Trước đó, ông Eop là COO của Juniper Networks và là Chủ tịch kiêm CEO
của Macromedia khi Adobe mua lại công ty này.
Stephen Elop chính thức ngồi vào ghế CEO Nokia từ 21/9. Theo Reuters, Elop phải đối mặt với 5 thách thức không dễ
giải quyết chút nào.
1. Mảng điện thoại thông minh yếu kém

Sự phụ thuộc lâu năm của Nokia vào hệ điều hành Symbian trong những chiếc điện thoại thông minh của hãng đã khiến
tập đoàn Phần Lan này “chịu trận”, kể từ khi đối thủ Apple tung ra chiếc iPhone vào năm 2007. Sức mạnh của Nokia trên
phân khúc thị trường điện thoại thông minh đã sa sút, bất chấp việc sản xuất khối lượng lớn vẫn đảm bảo được lợi nhuận
cho hãng.
Mặc dù Nokia hiện vẫn là đối thủ dẫn đầu thị trường điện thoại di động toàn cầu, nhờ sự hiện diện rộng khắp ở các nước
như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhưng điểm yếu của hãng trong lĩnh vực điện thoại thông minh đã góp phần đưa
Apple trở thành hãng sản xuất điện thoại cầm tay có tỷ suất lợi nhuận cao nhất.
Sự chậm chân của Nokia trong cuộc cạnh tranh với Apple ở công nghệ màn hình cảm ứng, cộng với việc hãng “lề mề” khi
tận dụng một số lượng lớn những nhà phát triển ứng dụng trên điện thoại di động, khiến người tiêu dùng kém mặn mà với
những chiếc điện thoại gắn mác Nokia. Trong khi đó, cả Apple và Google - tác giả của hệ điều hành mã nguồn mở
Android dành cho điện thoại di động - đều đã rất đề cao việc phát triển ứng dụng.
Hồi tháng 4, CEO Kallasvuo của Nokia khiến giới đầu tư thất vọng khi cho biết, việc tung ra phần mềm Symbian mới
nhất - vũ khí chủ chốt của Nokia trong cuộc chiến với Apple - sẽ bị trì hoãn tới cuối năm 2010 và việc nâng cấp sẽ được
chuyển sang năm 2011.
Từ khi chiếc N95 được đưa ra thị trường vào năm 2006 tới nay, Nokia hầu như không tung ra được một chiếc điện thoại
cao cấp nào thực sự gây ấn tượng. Điều đáng nói là, sự chậm trễ này của Nokia xảy ra đúng lúc những đối thủ mạnh nhất
về thiết kế công nghệ và quảng bá sản phẩm như Apple bắt đầu bước chân vào thị trường điện thoại thông minh.
2. Tình trạng xuống dốc ở thị trường Mỹ
Vào cuối thập niên 1990, khi Nokia vượt qua Motorola để trở thành hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới,
một yếu tố quan trọng tạo ra thành công này chính là sự thống trị của Nokia tại thị trường Mỹ cả về phương diện lợi nhuận
và sức hấp dẫn đối với người tiêu dùng.
Nhưng đến nay, sức hấp dẫn đó đã không còn nữa. Giờ Nokia chỉ chiếm thị phần chưa đầy 10% tại Mỹ, bị bỏ xa bởi các
đối thủ nặng ký như Apple, Samsung và LG. Nokia đang thiếu sức sống ở thị trường công nghệ hàng đầu thế giới đúng
lúc hãng cần tới sức mạnh đó nhất.
Khi nhậm chức CEO Nokia vào năm 2006, ông Kallasvuo đã “mạnh miệng” hứa là sẽ tập trung vào giải quyết những khó
khăn ở thị trường Mỹ, rằng ông sẽ dành mỗi tháng 1 tuần cho vấn đề này. Nhưng từ đó tới nay, tình hình chẳng có chuyển
biến gì.
Một rào cản lớn đối với Nokia tại thị trường Mỹ là sự thống trị của các nhà mạng lớn như AT&T và Verizon cộng với sự
“ngạo mạn” của hãng khi không chịu thiết kế và bán điện thoại qua các nhà mạng này.
3. Ban lãnh đạo “cũ kỹ” của Nokia

Việc bổ nhiệm Elop được xem là một bước tiến mới của Nokia, vì từ rất lâu, hãng này không đưa những gương mặt mới
vào thay thế cho những nhân vật cũ, chủ yếu là người Phần Lan - vốn là những người có công đưa Nokia từ một doanh
nghiệp kinh doanh gỗ và giấy thành “đế chế” điện thoại di động.
Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia là ông Jorma Ollila và CEO Kallasvuo đã làm việc cùng nhau từ thập niên 1980, khi
Nokia bắt đầu tăng đầu tư vào lĩnh vực điện thoại di động và loại bỏ dần những mảng kinh doanh như màn hình máy tính,
TV, lốp xe, dây cáp…
Việc bổ nhiệm ông Elop vào ghế CEO của Nokia làm gia tăng sự hiện diện của người nước ngoài trong ban lãnh đạo
hãng. Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Nokia hiện là bà Marjorie Scardino, một người Mỹ. Hai thành viên nước ngoài
khác trong Hội đồng quản trị Nokia là ông Alberto Torres, một người Venezuela, và bà Mary McDowell người Mỹ.
4. Nỗ lực bất thành ở mảng dịch vụ
Một trong những sáng kiến hàng đầu của CEO Kallasvuo là thúc đẩy mảng kinh doanh Internet lợi nhuận cao, nhằm bù
đắp cho sự sa sút của tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phần cứng có thể nói đã thất bại trên nhiều phương diện.
Công cụ chủ lực của Nokia trong mảng dịch vụ là trang dịch vụ Ovi không thể thu hút được số lượng người sử dụng đông
đảo như ở gian hàng ứng dụng App Store của Apple. Trang chia sẻ hình ảnh và video “Share on Ovi” của Nokia mở cửa
vào năm 2008 đã phải ngưng hoạt động vào năm 2009. Dịch vụ trò chơi N-Gage cũng sẽ giải thể vào năm nay. Tháng
trước, Nokia cho biết, một dịch vụ khác là Ovi Files sẽ “đội nón ra đi” từ ngày 1/10 tới đây.
Vào năm 2007, Nokia chi 8,1 tỷ USD để mua hãng sản xuất bản đồ kỹ thuật số Navted, đánh dấu bước đi tốn kém nhất
vào lĩnh vực dịch vụ, nhưng tới nay, vẫn chưa được hưởng thành quả nào từ vụ mua lại này. Tháng 1 năm nay, Nokia
tuyên bố sẽ cung cấp dịch vụ chỉ đường miễn phí trên điện thoại của hãng nhằm nỗ lực tăng doanh số và giá bán điện
thoại.
5. Sự tham gia tốn kém vào thị trường thiết bị viễn thông
Nokia vẫn cho rằng, việc tham gia vào thị trường hạ tầng viễn thông, đầu tiên là qua công ty Nokia Networks và tiếp đó là
qua liên doanh Nokia Siemens Networks, giúp ích cho hãng trong việc thiết kế điện thoại. Điều này có thể là thật, nhưng
chi phí cho sự hiện diện của Nokia trong lĩnh vực trên không phải là nhỏ.
Nokia Siemens Networks đã chật vật suốt nhiều năm nay do ảnh hưởng từ xu hướng giảm đầu tư của các nhà mạng và sự
cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như Huawei và ZTE của Trung Quốc
2.2. Nokia hợp tác cùng Microsoft với đội ngũ lãnh dạo và cơ cấu hoạt động mới
Ngôi vị số 1 của Nokia lung lay
Đối mặt sức ép cạnh tranh ngày một tăng từ các đối thủ mới nổi, Nokia dự định sẽ giới thiệu một loạt các sản phẩm mới
trong năm nay. Tuy nhiên, theo giới phân tích, hãng đang vấp phải một cuộc chiến khốc liệt để bảo toàn thế thống trị.

Để phản công lại iPhone của Apple và Blackberry của RIM, Nokia tuyên bố kế hoạch ra mắt 3 chiếc smartphone mới có
màn hình cảm ứng, một chiếc Netbook cơ động và hợp tác với Microsoft để tích hợp Office trên các thiết bị của hãng.
Giới quan sát chỉ trích gã khổng lồ di động Phần Lan vì đã để “lão hóa” các dòng sản phẩm và không đưa các smartphone
mới ra thị trường đủ sớm để cạnh tranh với các đối thủ mới nổi.
Một số nhà phân tích khi được phỏng vấn bởi hãng tin AFP, đã đồng ý rằng Nokia chưa có sản phẩm nào đủ sức thách
thức iPhone khi đa số các thiết bị của hãng vẫn sử dụng hệ điều hành đã lỗi thời.
“Phải đến sau năm 2011 họ mới có được hệ điều hành đủ “chuẩn” để tạo sức cạnh tranh thực sự”, Richard Windsor, một
nhà phân tích thuộc Nomura Securities ở London, nói với hãng tin AFP.
Chiếc smartphone mới nhất của Nokia, N97, cho đến nay mới đạt được doanh số bán ra rất khiêm tốn so với iPhone.
Hãng tư vấn công nghệ Gartner ước tính Nokia chỉ bán được khoảng 500.000 chiếc N97 kể từ khi nó được giới thiệu hồi
tháng Sáu. iPhone thế hệ thứ 3 của Apple đã bán được tới 1 triệu chiếc chỉ trong mấy ngày cuối tuần đầu tiền sau khi ra
mắt.
Nokia cần phát triển các model mới với khả năng kết nối Internet tốc độ cao để tạo ra những chiếc smartphone thực sự
thành công. Đây đang là phân khúc thị trường điện thoại di động tăng trưởng nhanh nhất với giá thành cao, đồng nghĩa
với lợi nhuận lớn hơn các điện thoại đơn giản giá rẻ hơn.
Thị phần của gã khổng lồ điện thoại Phần Lan ở phân khúc smartphone đã giảm khá nghiêm trọng trong những tháng gần
đây. Trong quý II năm nay, Nokia chiếm 45% trong tổng số 40 triệu chiếc smartphone bán ra trên toàn thế giới.
Theo số liệu thống kê của Gartner, cùng kỳ năm trước, Nokia chiếm 47,4% trong tổng số 32 triệu chiếc smartphone bán
ra.
“Một sản phẩm high-end thực sự và các dịch vụ có trọng tâm hơn là nhiệm vụ sống còn của Nokia nếu muốn lấy lại danh
tiếng cũng như làm hài lòng các nhà đầu tư”, Carolina Milanesi, nhà phân tích của Gartner, nhận xét.
Bên cạnh việc hợp tác với Microsoft, Nokia cũng sẽ sử dụng hệ điều hành Linux và đàm phán với mạng xã hội số 1 thế
giới, Facebook, để phát triển các dịch vụ mới
“Họ đã ý thức được điều gì thực sự có ý nghĩa đối với các cổ đông”, Ben Wood, giám đốc bộ phận nghiên cứu của CCS
Insight, nói với AFP.
Apple cũng đã đánh bại Nokia trong việc thu thêm lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm “ăn theo” trên dịch vụ trực tuyến
như nhạc chuông, video, game…
Cửa hàng ứng dụng trực tuyến Store của Apple khai trương vài tháng Bảy năm ngoái, trong khi Ovi của Nokia mới được
khai trương hồi tháng Năm năm nay.
“Nokia đã không thể tạo ra một “sảm phẩm sát thủ” để đánh bại Apple và Google. Nokia cần phải có một giải pháp để tạo

những sản phẩm đủ hấp dẫn khách hàng tới mức họ phải thốt lên “tôi mãn nguyện với chiếc điện thoại này”, ông Wood
nói.
Olli-Pekka Kallasvuo, giám đốc điều hành Nokia, nói với các phóng viên hôm 2/9 rằng những dịch vụ ăn theo là “vấn đề
then chốt trong tương lai”, và rằng hãng của ông muốn tạo ra những chiếc smartphone giá cả phải chăng hơn để vươn tới
phạm vi khách hàng rộng lớn hơn.
Nhưng đó là nhiệm vụ vô cùng khó khăn trong tình hình hiện tại của nền kinh tế.
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến nhu cầu điện thoại di động sụt giảm sau 6 năm tăng trưởng liên tục.
Nokia, hãng có 1,1 tỷ khách hàng trên toàn thế giới, đã thông báo giảm 66% lãi ròng trong quý II của năm 2009 và giảm
25% tổng doanh thu trong 12 tháng gần đây.
Trong một nỗ lực kéo lại lợi nhuận, Nokia đã khởi động kế hoạch cắt giảm chi tiêu hồi tháng Giêng, hướng đến cho thôi
việc khoảng 4.000 nhân viên.Ba tháng đã trôi qua kể từ khi cựu giám đốc điều hành Microsoft nắm quyền tại hãng sản
xuất di động Phần Lan. Đó cũng là khoảng thời gian xuất hiện liên tiếp những tin xấu mà hệ quả là 560 nhân viên phát
triển phần mềm đã bị sa thải bởi Elop.
Rắc rối thì rất nhiều, từ vụ Nokia N8 bị chậm ra mắt do vấn đề phần mềm đến một loạt các thiết bị mới gặp lỗi không thể
khởi động. Niềm hy vọng duy nhất của hãng đặt tại hệ điều hành MeeGo mới, song đó lại là câu chuyện của năm 2011.
Hào quang của quá khứ
Trong nhiều năm , vị trí số 1 của Nokia là chẳng thể nghi ngờ, nhưng giờ đây có vẻ như điều đó đã thay đổi. Thực vậy,
giấc mơ cạnh tranh của châu Âu với các chú dế đến từ Mỹ đặt cả trong tay hãng sản xuất Phần Lan. Hãy nhớ, vào đầu
thiên niên kỷ mới, giá trị của công ty ước tính lên tới 395 tỷ đô la và chiếm tỷ trọng GDP cao ngất ngưởng ở nước sở tại.
Vào những năm 90, Nokia thành công trên hầu hết mọi lĩnh vực hãng kinh doanh. Người người, nhà nhà mong sở hữu
một chiếc di động mang thương hiệu Nokia. Đó là đại điện của sự sang trọng. Đó là một tôn giáo.
Thảm họa iPhone
Thực tế, Nokia bán nhiều điện thoại hơn bất kỳ hãng sản xuất nào trên thế giới, gần như cứ mỗi 3 chiếc di động sẽ có 1
chiếc của Nokia. Thậm chí, ngay cả trên sân nhà của mình, các công ty thuộc thung lũng Silicon (Mỹ) cũng phải chào
thua. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm của họ đều là các mẫu máy giá rẻ, tiêu thụ ở thị trường mới nổi với lợi nhuận thấp.
Trong khi trên mảnh đất màu mỡ nhất là smartphone, họ lại ngày càng chìm nghỉm trước những đối thủ đến từ California.
Vấn đề nằm ở chỗ, các công ty của Mỹ không chỉ đề ra một cấp độ mới về chất lượng của smartphone hay hệ điều hành,
mà họ còn tái cơ cấu lại toàn bộ quy trình sản xuất. Trong đó, nổi bật là khía cạnh phần cứng – vốn là thế mạnh một thời
của Nokia.
iPhone đã vượt qua ranh giới của một smartphone tao nhã và thân thiện. Đó là hệ thống hoàn chỉnh với trung tâm là App

Store có hơn 300.000 ứng dụng. Hơn nữa, khả năng hỗ trợ chơi game tuyệt vời cũng là cú đấm thực sự cho hãng di động
Phần Lan. Với Apple iPhone, di động Internet đã thực sự chiếm được thị trường. Và dĩ nhiên, “quả táo cắn dở” là vị vua
mới.
Cơn ác mộng Android
Cùng với Apple, một kẻ phá bĩnh khác mang tên Android của Google. Mặc dù Google Nexus là dòng sản phẩm thất bại,
song hệ điều hành mở của gã khổng lồ tìm kiếm đã quá mức thành công.
Android trở thành đối tượng yêu thích cho các nhà phát triển phần mềm. Đến như Samsung hay Sony Ericsson – bạn hàng
lâu năm của Symbian do Nokia khởi xướng, nay cũng chuyển sang nền tảng này. Tính đến quý 3 năm 2010, thị phần của
Android chiếm tới ¼ số lượng smartphone, tăng 3,5% so với năm ngoái. Trong khi đó, Nokia giảm chỉ số tới 8%, chỉ còn
36,6%.
Có vẻ vô lý, song mối đe dọa thực sự của “cựu hoàng di động” lại đến từ một công ty chẳng làm lấy nổi một “chú dế” ra
hồn.
Quá nhiều mẫu mã
Thành công của Apple và Google cho thấy một sự thật, đó là thay đổi cơ bản trong kinh doanh điện thoại thông minh ở cả
phần cứng và phần mềm. Cựu giám đốc điều hành Ollila đã công nhận điều này khi cách đây khá lâu, ông cho hay tương
lai của smartphone nằm ở khả năng truy cập Internet và các ứng dụng đi kèm. Đồng thời, ông cũng đề cập tới khả năng
một bộ phận của hãng sản xuất Phần Lan sẽ chuyển đổi thành công ty phần mềm.
Trên thực tế, những nỗ lực ban đầu của Nokia rất đáng được ghi nhận. Năm 1996, Communicator 9000 – điện thoại đầu
tiên có biểu lịch, trình duyệt Internet và email đã được hãng cho ra mắt. Song, thành công thu về không đáng kể.
Tới năm 1999, Nokia 7110 với trình duyệt WAP xuất hiện. Tuy vẫn có chút rườm rà và chậm chạp nhưng đây vẫn là một
bước đột phá lớn.
Ấy vậy mà tất cả đã thay đổi vào năm 2000. Oillila muốn Nokia hướng tới những thị trường bùng nổ một cách toàn diện
hơn. Sản xuất từ 40 đến 50 model mỗi năm – có nghĩa là mỗi người mỗi điện thoại khác nhau. Song chu kỳ thành công thì
dường như đã kết thúc.
Có quá nhiều vấn đề tồn đọng ở Nokia, ngay trong nội bộ và cả những thách thức đến từ những đối thủ sừng sỏ. Và cứ
như thế, chiếc ngai vàng một thủa sẽ không thể trở về với công ty này nữa.
Nokia: Chiến lược mới vì ngôi vị số 1
Đang chiếm vị trí số một trên thị trường di động thế giới, Nokia vẫn đang phải đối mặt với sự sụt giảm thị phần đáng
kể trong cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Để giữ vững vị trí này, có rất nhiều chiến lược mà Nokia cần thay đổi
trong thời gian sắp tới.

Nokia sẽ dừng dự án phát triển N9-00 MeeGo
Đơn cử nhìn vào doanh số bán hàng, Apple iPhone và các thiết bị Android nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần, khiến
doanh thu của Nokia giảm đáng kể. Giám đốc điều hành mới của Nokia là Stephen Elop cũng nhận định, trong suốt bốn
năm kể từ khi iPhone trình làng, Nokia đã không cho ra thêm được sản phẩm nào vượt trội, hay ít nhất là ngang tầm với
đối thủ.
Những thông tin rò rỉ gần đây cho thấy Nokia đang có những thay đổi chiến lược nhằm giành lại ngôi vị đầu bảng của
mình. Dưới đây là những bước đi cơ bản của Nokia khẳng định quyết tâm của hãng.
Từ bỏ MeeGo
MeeGo có thể đã trở thành lựa chọn của Nokia cho nền tảng smartphone của hãng, nhưng trên thực tế chưa từng có bất kỳ
điện thoại MeeGo nào được công bố, thậm chí dự án phát triển smartphone N9-00 chạy MeeGo đầu tiên đã bị hủy bỏ.
Dường như Nokia không còn đặt niềm tin vào hệ điều hành mà chính hãng này đồng sáng lập nữa.
Tuy nhiên, đây được xem là một động thái khôn ngoan của Nokia tại thời điểm này. Với cung cách làm việc của những
nhà điều hành Nokia, MeeGo có thể sẽ được thế chấp thiệt hại trong vụ thải hồi, thậm chí ngay cả khi công ty không tuyên
bố rõ ràng rằng đã ngừng hỗ trợ nền tảng.
Hợp tác với Microsoft sản xuất thiết bị nền tảng Windows Phone 7
Thông tin mới nhất từ phía Nokia cho biết nhà sản xuất di động Phần Lan sẽ chính thức hợp tác với Microsoft sản xuất
đện thoại WP7. Symbian là nền tảng riêng của Nokia nhưng mới dừng ở bản nâng cấp thứ 2.
Người dùng sẽ sớm được trải nghiệm smartphone tương tự N8 nền tảng WP7?
Trong khi đang đánh mất thị phần và không có ưu thế tại Mỹ, Nokia đang chuyển hướng tới Microsoft và hệ điều hành
Windows Phone 7. Nokia cam kết sẽ mang đến những thiết kế mới, bổ sung thêm các ngôn ngữ đồng thời mở rộng thêm
nhiều phân khúc giá và thị trường hơn.
Ngoài ra, hai công ty còn hợp tác trong lĩnh vực marketing, phát triển phần mềm cho điện thoại di động. Tiêu biểu
phải kế đến những điểm cơ bản sau:
- Bing sẽ trở thành dịch vụ tìm kiếm chính trên thiết bị và các dịch vụ của Nokia
- Microsoft adCenter sẽ cung cấp dịch vụ quảng cáo cho thiết bị
- Dịch vụ định vị Nokia Maps sẽ tích hợp vào Bing Maps
- Nokia giúp mở rộng thanh toán thông qua các nhà mạng thay vì thanh toán tín dụng
- Microsoft cũng sẽ phát triển các các ứng dụng chạy trên điện thoại Nokia WP7
- Kho ứng dụng của Nokia cũng sẽ tích hợp chung với Marketplace.
Những yếu tố chính của chiến lược mới bao gồm:

• Hoạch định một mối quan hệ hợp tác chiến lược rộng lớn với Microsoft nhằm xây dựng một hệ thống sinh thái di
động toàn cầu mới; Windows Phone sẽ đóng vai trò nền tảng chính cho điện thoại thông minh của Nokia.
• Một phương thức tiếp cận đổi mới để đạt tăng trưởng doanh số và giá trị nhằm kết nối "một tỷ người sử dụng tiếp
theo" với Internet tại các thị trường đang phát triển.
• Tập trung đầu tư vào những công nghệ đột phá thế hệ tiếp theo.
• Một đội ngũ lãnh đạo và cơ cấu tổ chức mới với sự tập trung rõ ràng vào tốc độ, kết quả và tinh thần trách nhiệm
“Nokia đang ở một bước ngoặt quan trọng, trong đó sự thay đổi quan trọng là cần thiết và không thể tránh khỏi trong hành
trình hướng đến tương lai của chúng tôi,” Stephen Elop, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Nokia phát biểu. “Hôm nay,
chúng tôi đang đẩy mạnh thay đổi đó thông qua một lộ trình mới, hướng đến việc giành lại vị thế lãnh đạo về điện thoại
thông minh của chúng tôi, củng cố nền tảng thiết bị di động của chúng tôi và thực hiện đầu tư cho tương lai.”
Nokia dự kiến thiết lập một mối quan hệ hợp tác chiến lược với Microsoft nhằm xây dựng một hệ thống sinh thái di động
toàn cầu dựa trên những tài sản mang tính bổ sung cao. Hệ thống sinh thái Nokia-Microsoft hướng đến việc tạo ra những
sản phẩm sáng tạo và khác biệt và có được qui mô, sự đa dạng về sản phẩm, tầm bao phủ địa lý và bản sắc nhãn hiệu vô
song. Với Windows Phone như nền tảng chính cho điện thoại thông minh, Nokia sẽ giúp thúc đẩy tương lai của nền tảng
bằng cách phát huy kinh nghiệm của Nokia về tối ưu hóa phần cứng, thiết kế phần mềm, hỗ trợ ngôn ngữ và qui mô.
Nokia và Microsoft cũng sẽ kết hợp những tài sản dịch vụ để thúc đẩy khả năng sáng tạo. Chẳng hạn, Nokia Maps sẽ là
tâm điểm của những tài sản chính của Microsoft như Bing và AdCenter và ứng dụng và các nội dung của Nokia sẽ được
tích hợp vào Microsoft Marketplace. Trong mối quan hệ hợp tác dự tính này, Microsoft sẽ cung cấp các công cụ dành cho
công ty phát triển, giúp các công ty phát triển ứng dụng phát huy qui mô toàn cầu của Nokia một cách dễ dàng hơn.
Với việc Nokia dự kiến chuyển sang Windows Phone như nền tảng chính cho điện thoại thông minh của mình, Symbian
trở thành một nền tảng nhượng quyền, tận dụng những khoản đầu tư trước đây để thu được giá trị bổ sung. Chiến lược này
nhận thức cơ hội để giữ lại và chuyển tiếp một cơ sở đã được thiết lập gồm 200 triệu chủ sở hữu Symbian. Nokia dự kiến
bán khoảng 150 triệu thiết bị Symbian nữa trong những năm sắp tới.
Theo chiến lược mới này, MeeGo trở thành một dự án hệ điều hành di động mã nguồn mở. MeeGo sẽ tập trung nhiều hơn
vào việc khám phá thị trường dài hạn hơn cho những thiết bị, nền tảng và trải nghiệm sử dụng thế hệ tiếp theo. Nokia vẫn
dự kiến xuất hàng một sản phẩm liên quan đến MeeGo-tại một thời điểm sau trong năm nay.
Về điện thoại phổ thông, Nokia công bố một chiến lược đổi mới để phát huy tính sáng tạo và thế mạnh của Nokia tại
những thị trường đang tăng trưởng để kết nối 1 tỷ người kế tiếp với trải nghiệm đầu tiên của họ về Internet và ứng dụng.
Đội ngũ lãnh đạo và cơ cấu hoạt động mới
Chiến lược mới này được sự hỗ trợ bởi những thay đổi quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo, hoạt động và phương thức tiếp

cận của Nokia. Kể từ hôm nay, Nokia có một đội ngũ lãnh đạo mới với sự cam kết, khả năng chuyên môn và suy nghĩ
sáng tạo cần thiết trong môi trường năng động hiện nay.
Đội ngũ lãnh đạo mới của Nokia, trước đây là Ban Lãnh đạo Tập đoàn, sẽ bao gồm những thành viên sau: Stephen Elop,
Esko Aho, Juha Akras, Jerri DeVard, Colin Giles, Rich Green, Jo Harlow, Timo Ihamuotila, Mary McDowell, Kai
Oistamo, Tero Ojanpera, Louise Pentland và Niklas Savander.
Alberto Torres đã từ nhiệm khỏi ban lãnh đạo kể từ ngày 10/2 để theo đuổi những mối quan tâm khác bên ngoài công ty.
Ban lãnh đạo mới sẽ thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định và thời gian tung ra thị trường các sản phẩm và phát minh, đặt
trọng tâm vào kết quả, tốc độ và tinh thần trách nhiệm. Chiến lược và cơ cấu hoạt động mới dự kiến sẽ có tác động quan
trọng đối với các hoạt động và nhân sự của Nokia.
Cơ cấu công ty mới
Vào ngày 01/04, Nokia sẽ có một cơ cấu công ty mới thể hiện hai bộ phận kinh doanh riêng biệt là Smart Devices và
Mobile Phones. Các bộ phận này sẽ tập trung vào những lãnh vực kinh doanh then chốt của Nokia: các điện thoại thông
minh cao cấp và các điện thoại di động dành cho thị trường đại chúng. Mỗi bộ phận sẽ chịu trách nhiệm về lãi lỗ và trách
nhiệm cuối cùng về trải nghiệm đầy đủ của người tiêu dùng, bao gồm phát triển sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiếp thị
sản phẩm.
Smart Devices sẽ chịu trách nhiệm thiết lập vị thế lãnh đạo của Nokia về điện thoại thông minh và sẽ do Jo Harlow lãnh
đạo. Những đơn vị trực thuộc hiện thuộc Mobile Solutions sẽ được chuyển sang Smart Devices:
• Symbian Smartphones
• MeeGo Computers
• Strategic Business Operations
Để hỗ trợ mối quan hệ hợp tác mới được hoạch định với Microsoft, Smart Devices sẽ chịu trách nhiệm tạo ra một danh
sách sản phẩm Windows Phone giành chiến thắng.
Mobile Phones sẽ thúc đẩy chiến lược ”web cho một tỷ người kế tiếp” của Nokia. Mobile Phones sẽ phát huy khả năng
sáng tạo và thế mạnh của mình tại những thị trường tăng trưởng để kết nối một tỷ người kế tiếp và mang lại cho họ khả
năng truy cập với giá cả hợp lý vào Internet và các ứng dụng. Bộ phận Mobile Phones sẽ do Mary McDowell lãnh đạo.
Markets sẽ chịu trách nhiệm bán sản phẩm, tiến hành các hoạt động tiếp thị và truyền thông, tạo ra một hệ thống sinh thái
địa phương cạnh tranh, tìm nguồn cung cấp, chăm sóc khách hàng, sản xuất, công nghệ thông tin và hậu cần cho mọi sản
phẩm Nokia. Bộ phận này sẽ do Niklas Savander lãnh đạo.
Services and Developer Experience sẽ chịu trách nhiệm về danh sách dịch vụ toàn cầu của Nokia, các đề nghị dành cho
công ty phát triển, quan hệ với công ty phát triển và tích hợp các dịch vụ của đối tác. Tero Ojanpera sẽ lãnh đạo bộ phận

Services and Developer Experience.
NAVTEQ, một bộ phận quan trọng của việc kinh doanh quảng cáo và địa điểm của Nokia, sẽ do Larry Kaplan lãnh đạo và
tiếp tục hoạt động như một bộ phận báo cáo độc lập.
CTO Office sẽ chịu trách nhiệm về chiến lược công nghệ và các hoạt động công nghệ tương lai của Nokia, bao gồm
Nokia Research Center. Bộ phận này sẽ do Rich Green lãnh đạo.
Design, chịu trách nhiệm thiết kế trải nghiệm sử dụng và sản phẩm Nokia, sẽ do Marko Ahtisaari lãnh đạo.
CFO Office, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tài chính, sẽ do Timo Ihamuotila lãnh đạo.
Corporate Development, chịu trách nhiệm thúc đẩy việc thực thi chiến lược hệ thống sinh thái và các quan hệ đối tác
chiến lược của Nokia, sẽ do Kai Oistamo lãnh đạo.
Corporate Relations & Responsibility, chịu trách nhiệm về các quan hệ chính quyền và đối ngoại, phát triển bền vững và
trách nhiệm xã hội của Nokia, sẽ do Esko Aho lãnh đạo.
Human Resources sẽ do Juha Akras lãnh đạo.
Legal and Intellectual Property sẽ do Louise Pentland lãnh đạo.
Nokia Siemens Networks tiếp tục hoạt động như một bộ phận báo cáo độc lập trong Tập đoàn Nokia.
Cải tổ Hội đồng quản trị
Nokia đang tiến hành cải tổ bộ máy, hàng loạt các thành viên cấp cao của Hội đồng quản trị sẽ phải ra đi. Bản
thân Stephen Elop - cựu lãnh đạo Microsoft mới được bổ nhiệm làm CEO Nokia cuối năm ngoái cũng không giúp tương
lai của Symbian sáng sủa hơn. Stephen Elop cũng nhấn mạnh Nokia đang ở trong một thời điểm quan trọng cần nhiều sự
thay đổi nhằm củng cố từ nhân lực, sản phẩm đến các khoản đầu tư trong tương lai.
Stephen Elop - CEO khẳng định việc cải tổ bộ máy lãnh đạo là hết sức cần thiết với Nokia trong thời điểm này.
Nokia cũng đưa ra một cơ cấu mới cho hoạt động của công ty, gồm hai đơn vị kinh doanh khác biệt: Đơn vị kinh doanh
các thiết bị thông minh và điện thoại di động phổ thông. Mỗi một đơn vị sẽ có những chiến lược riêng, từ phát triển, quản
lý, tiếp thị sản phẩm cũng như hạch toán độc lập về tài chính.
Do vậy, hãng rất cần một đội ngũ lãnh đạo mới với cơ cấu tổ chức chặt chẽ và có trách nhiệm với công việc. Đội ngũ lãnh
đạo mớiđược đổi tên thành Leadership Team (trước đó là Group Executive Board), gồm có các thành viên sau: Stephen
Elop, Esko Aho, Juha Akras, Jerri DeVard, Colin Giles, Rich Green, Jo Harlow, Timo Ihamuotila, Mary McDowell, Kai
Oistamo, Tero Ojanpera, Louise Pentland và Niklas Savander. Alberto Torres sẽ chính thức rời khỏi hàng ngũ quản lý kể từ
ngày 10/2.
Cụ thể:
- Mary McDowell phụ trách bộ phận điện thoại di động

- Niklas Savander sẽ quản lý tìm hiểu thị trường, nguồn cung, tiếp thị sản phẩm và truyền thông
- Tero Ojanpera chịu trách nhiệm về phát triển các dịch vụ toàn cầu của Nokia
- Larry Kaplan phụ trách NAVTEQ - một bộ phận định vị và kinh doanh quảng cáo của Nokia
- Rich Green sẽ dẫn dắt CTO Office tập trung vào các chiến lược công nghệ của hãng
- Marko Ahtisaari chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến thiết kế
- Timo Ihamuotila sẽ nhận vai trò Giám đốc tài chính
- Kai Oistamo đảm nhiệm chức vụ Giám đốc phát triển
- Esko Aho sẽ có trách nhiệm về ngoại giao, duy trì quan hệ với chính phủ cũng như các cơ quan xã hội
- Juha Akras làm Giám đốc nhân sự
- Louise Pentland quản lý các vấn đề pháp lý và sở hữu trí tuệ.
Chuyển trụ sở đến thung lũng Silicon
Hiện Nokia có trụ sở tại Phần Lan nhưng hãng đang nhắm đến việc di chuyển tới thung lũng Silicon. Việc này sẽ kéo theo
phải di chuyển toàn bộ hoạt động của công ty cùng hàng ngàn người đến California nhưng sẽ có lợi thế là địa điểm
này chỉ cách Redmond - nơi sẽ diễn ra cuộc họp của hãng với các đối tác vài giờ ngắn ngủi.
Tuy nhiên, chuyển trụ sở cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể nhiều phương diện, như đội ngũ điều hành, và có thể là cả
các nhà phát triển ở bờ biển phía Tây.
Nhà sản xuất Phần Lan thông báo, từ 1/7, các bộ phận thiết bị và dịch vụ trước đây cũng hãng sẽ được bỏ và Nokia sẽ đưa
ra 3 bộ phận mới là Mobile Solution, Mobile Phones và Markets.
Mobile Solution nhắm tới phân khúc smartphone và di động cao cấp, Mobile Phones quản lý các dòng di động tập trung
chạy S40. Đây là hai bộ phận riêng về quản lý, nghiên cứu và phát triển. Trong khi đó, bộ phận Markets sẽ hướng vào
phát triển thị trường, marketing sản phẩm.
Song song với quá trình cơ cấu lại bộ máy, nhân sự của Nokia cũng được thay đổi lại. Mỗi bộ phận sẽ có một trưởng
nhóm chuyên trách, đáng chú ý, Mobile Solution sẽ có các nhóm nhỏ hơn như Meego, Symbian, Dịch vụ. Ông Olli-Pekka
Kallasvuo vẫn là CEO của hãng.
Những thay đổi của Nokia được các nhà phân tích đánh giá là chịu sức ép từ các cổ đông, rất nhiều trong số họ đã bán
tháo cổ phiếu khi nhà sản xuất số một thế giới công bố kết quả kinh doanh quý I. Nokia vẫn chưa tạo ra một chiếc
smartphone đủ mạnh để cạnh tranh với Apple iPhone và các đối thủ khác đang mở rộng thị phần.
Thứ Sáu, 28/01/2011 - 14:25
Nokia đang mất dần vị thế trên thị trường di động
(Dân trí) - Nokia vẫn được xem là hãng sản xuất điện thoại di động số 1 thế giới hiện nay. Tuy nhiên, kết quả tổng kết

doanh thu năm 2010 của Nokia khiến nhiều người yêu mến hãng sản xuất điện thoại đến từ Phần Lan không khỏi lo lắng.
Nokia mới đây đã thông báo về thống kê tình hình tài chính trong năm qua. Doanh thu tính riêng quý IV đã giảm xuống
còn 745 triệu Euro (tương đương 1,02 tỉ USD), so với 948 triệu Euro (1,3 tỉ USD) cùng kỳ năm trước.
Không chỉ thế, cũng trong Quý IV/2010, Nokia chỉ còn chiếm 31% thị trường smartphone trên toàn thế giới, so với 40%
của Quý IV/2009.
Dù vậy, doanh thu cả năm vẫn tăng 6% so với 2009, từ 12 tỉ Euro (tương đương 16,6 tỉ USD) vào năm 2009 lên 12,7 tỉ
Euro (17,4 tỉ USD). Riêng thị trường smartphone hãng cũng đã thu về 28,3 triệu USD tính riêng trong Quý IV/2010.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng của Nokia vẫn bị xem là vẫn chưa đủ nhanh để bắt kịp với sự tăng trưởng của các đối thủ trên
thị trường smartphon
Nguyên do chính giải thích cho sự phát triển chậm chạp này của Nokia là hãng đã chậm đổi mới trong công nghệ, đặc biệt
vẫn còn quá đặt nhiều lòng tin vào hệ điều hành Symbia đã cho là quá “già cỗi”, không đủ sức để cạnh tranh với sự bùng
nổ của Android hay iOS.
Đáp lại nhận định này, Nokia tung ra hệ điều hành MeeGo mới với nhiều sự cải tiến. Tuy nhiên, chưa có nhiều sản phẩm
hoạt động trên nền tảng này, ngoại trừ N900 và N9… xuất hiện dưới dạng... tin đồn.
Trước kết quả doanh thu giảm, Stephen Elop, CEO của Nokia vẫn lạc quan về tương lai của hãng: “Trong Quý IV vừa qua,
chúng tôi đã có màn hình trình diễn hoàn hảo để kéo lại doanh thu cho 3 quý trước. Thêm vào đó, xu hướng phát triển trên
thị trường smartphone trong quý vừa qua đã giúp chúng tôi có thêm tự tin để tiếp tục. Nokia đang phải đối mặt với nhiều
đối thủ trong cuộc cạnh tranh trên thị trường di động, nhưng đây sẽ là “cuộc trình diễn” của chúng tôi. Đây là thời điểm
chúng tôi sẽ thay đổi và phát triển nhanh hơn”.
Lời tuyên bố của Stephen Elop khiến những người yêu mến Nokia cảm thấy an tâm phần nào, nhưng thử thách thực sự
của hãng sẽ đến khi Apple bắt đầu tung ra iPhone 5, dự kiến trong năm nay.
Nokia 2002
Nokia bao gồm hai tập đoàn kinh doanh: Nokia Mobile Phones và Nokia Networks. Ngoài ra, công ty còn có đơn vị
Nokia Venture Organization riêng biệt và đơn vị nghiên cứu Nokia Research Center.
* Nokia Mobile Phones là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới. Với danh mục sản phẩm toàn diện bao gồm
mọi phân khúc thị trường tiêu dùng và các loại sản phẩm cầm tay, Nokia ở vào một vị thế mạnh để dẫn dắt sự phát triển
của ngành dựa trên tầm nhìn của công ty về một thế giới trong đó truyền thông cá nhân chiếm phần ngày càng lớn trên các
thiết bị vô tuyến cá nhân đầu cuối như điện thoại di động.
* Nokia Networks là một nhà cung cấp hàng đầu cơ sở hạ tầng mạng di động, băng thông rộng và IP và các dịch vụ có
liên quan. Chúng tôi đặt mục tiêu trở thành công ty hàng đầu về lõi di động IP, truy cập vô tuyến và băng thông rộng dành

cho các nhà điều hành mạng và nhà cung cấp dịch vụ. Nokia Networks cũng tìm cách phát huy tiềm năng của các ứng
dụng đa phương tiện di động và Internet nhằm đạt được và duy trì ở mức cao những công việc kinh doanh giá trị gia tăng
với các nhà điều hành mạng và nhà cung cấp dịch vụ và trở thành một đối tác được ưa chuộng của các nhà điều hành lớn.
* Nokia Venture Organization có chức năng nhận diện và phát triển những ý tưởng kinh doanh mới ngoài mối quan tâm
chính hiện nay của Nokia và góp phần phát triển và đổi mới những công việc kinh doanh then chốt hiện nay của chúng tôi.
Bộ phận này bao gồm hai doanh nghiệp là Nokia Internet Communications cung cấp những giải pháp an toàn IP và mạng
cá nhân ảo (VPN) hàng đầu thế giới cho mạng điện thoại của các doanh nghiệp và những nhà cung cấp dịch vụ; và Nokia
Home Communications thiết kế và sản xuất những giải pháp truyền thông kỹ thuật số cho môi trường tại nhà. Nokia
Ventures Organization cũng đầu tư vào Nokia Venture Partners, một công ty vốn rủi ro độc lập chuyên đầu tư vào những
doanh nghiệp mới khởi đầu liên quan đến IP và di động.
* Nokia Research Center tạo ra khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ của Nokia trong những lãnh vực công nghệ
thiết yếu cho sự thành công của công ty trong tương lai. Có quan hệ mật thiết với tất cả các đơn vị kinh doanh của Nokia,
trung tâm nghiên cứu này hỗ trợ những doanh nghiệp then chốt của Nokia bằng cách phát triển những khái niệm, công
nghệ và ứng dụng mới. Ngoài việc tập trung phát triển sản phẩm hiện tại, trung tâm nghiên cứu còn đẩy mạnh phát triển
những công nghệ mang tính đột phá và cũng đóng vai trò một vườn ươm cho những công việc kinh doanh mạo hiểm theo
định hướng công nghệ mới với ý tưởng kinh doanh rõ ràng. Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2002, Nokia tuyển dụng
19.579 người trong các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại 14 quốc gia, chiếm khoảng 38% lực lượng lao động.
Mỹ và Anh là những thị trường lớn nhất của Nokia
Năm 2002, 10 thị trường lớn nhất của Nokia là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức, Ý, Pháp, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất, Thái Lan, Braxin và Ba Lan.
Tính theo khu vực thì châu Âu chiếm 54% doanh số bán ròng của Nokia, châu Á – Thái Bình Dương chiếm 24% và châu
Mỹ 22%.
Nokia có cơ sở sản xuất tại chín quốc gia
Cuối năm 2002, Nokia có 17 cơ sở sản xuất hoạt động tại Braxin, Trung Quốc, Phần Lan, Đức, Hungary, Mêhicô, Hàn
Quốc, Anh và Mỹ.
Doanh số điện thoại di động Nokia đạt mức kỷ lục năm 2002
Năm 2002, Nokia bán 152 triệu điện thoại di động, đây là một mức kỷ lục, nhanh hơn mức tăng trưởng của thị trường là
9%, so với năm 2001. Thị phần toàn cầu của công ty trong cả năm về điện thoại cầm tay vào khoảng 39%.
Năm 2002, doanh số bán ròng của Nokia đạt 30 tỷ euro (giảm 4% so với năm trước), thu nhập từ các hoạt động kinh
doanh của công ty là 4,78 tỷ euro (tăng 42% so với năm trước) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (đã điều chỉnh sau khi hạ

bớt giá cổ phiếu) là 0,71 euro (năm 2001 là 0,48 euro).
Trên thị trường điện thoại cầm tay năm 2002, Nokia gia tăng thị phần của mình trong năm thứ năm liên tiếp, đạt mức
khoảng 38%.
++++++
Nokia hôm nay vừa công bố báo cáo tài chính mới nhất của hãng này trong quý 1-2010. Qua những số liệu thống kê dưới
đây, dễ thấy Nokia đã có được sự khởi đầu thuận lợi trong năm tài chính 2010:
+ Doanh thu trong Quý 1 là 9.5 tỉ Euro, cao hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 21% so với quý 4 năm 2009.
+ Đơn vị sản xuất dịch vụ và cung cấp thiết bị của Nokia đạt tổng doanh thu 6.7 tỉ Euro, tăng lũy tiến 8% mỗi năm nhưng
giảm 19% so với quý trước.
+ 107.8 triệu điện thoại đã được bán ra, tăng lũy tiến 16% mỗi năm, nhưng cũng giảm 15% so với quý trước.
+ Trong số các điện thoại được bán ra, thì 21.5 triệu máy thuộc dòng smart phone, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái, và
tăng 3% so với quý trước.
+ Giá bán trung bình của mỗi đơn vị thiết bị giảm từ 64 Euro trong quý 4-2009 xuống 62 Euro.
+ Trong đó, giá bán trong bình của mỗi thiết bị thuộc các dòng S30/S40 chỉ đạt mức 39 Euro, trong khi giá bán trung bình
của mỗi máy smart phone là 155 Euro.
+ Lợi nhuận biên của Đơn vị dịch vụ và thiết bị tiếp tục biến động: tăng 10.4% trong quý 1-2010, nhưng giảm 15.4%
trong quý 4-2009.
+ Tổng số tiền mặt và tài sản thực tế : 9.7 tỉ Euro.
Một vài số liệu khác:
+ 10 triệu người dùng đã tải về phiên bản mới của Ovi Maps - để sử dụng tính năng tìm đường miễn phí mà Nokia vừa
nâng cấp cho Ovi Maps.
+ Nokia hy vọng số đơn vị thiết bị được bán ra trong cả năm 2010 tăng 10% so với năm 2009.
+ Nokia giảm kỳ vọng lợi nhuận biên của đơn vị dịch vụ và thiết bị xuống trong khoảng từ 11% - 13%.Dưới đây là bảng
số liệu biểu thị sự thay đổi trong doanh số của đơn vị dịch vụ và thiết bị: (thị trường EU vẫn không có nhiều biến động,
trong khi thị trường Mỹ và châu Á có sự tụt giảm đáng kể về tổng doanh số của đơn vị trên):
+ Thị phần của Nokia giảm 33% - tăng lên 32% trong quý 1-2009, sau đó giảm 35% trong quý 4-2009.
+ Nokia ước tính rằng 52.6 triệu smart phone của hãng này đã được bán trong quý 1-2010. Với dự tính này, Nokia hy
vọng mình sẽ gia tăng thị phần lên 41%, tăng 40% so với quý trước.
+ Thông tin về thời điểm ra mắt của smart phone Symbian^3: "Nokia dự tính sẽ tung ra một dòng smart phone mới hoàn
toàn dựa trên nền tảng Symbian^3. Chúng tôi sẽ công bố thông tin đầu tiên smart phone đầu tiên thuộc dòng Symbian^3 vào

quý 2 năm 2010, và sẽ ra mắt chính thức trong quý 3-2010".
+ Ovi Store hiện nay có 9500 ứng dụng, đạt 1.7 triệu lượt tải về trong 1 ngày, và mỗi người dùng của Ovi Store đã tải về
trung bình 8 ứng dụng mỗi tháng.
+ Hiện số tài khoản Nokia Messaging đã lên đến hơn 3 triệu tài khoản và hơn 1 triệu người đang sử dụng Nokia Life
Tools.
Sự sụt giảm doanh số trong quý 1-2010 so với quý 4-2009 là điều hoàn toàn dự đoán được và mang tính chu kỳ (dựa theo
chu kỳ kinh doanh và tiêu dùng). Dù vậy, người viết có hơi ngạc nhiên khi Apple đã bán được nhiều iPhone trong quý này
hơn số iPhone bán được trong quý 4-2009. Nhưng dù sao thì con số 52.6 triệu smart phone của Nokia so với 8.75 triệu
iPhone của Apple cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể về thị phần của 2 hãng.
Sụt giảm 35 Euro trong giá bán trung bình của smart phone trong quý 1-2010 cho thấy, mùa giáng sinh 2009, hầu hết mọi
smart phone của Nokia đều bị xếp xó trên kệ. Thị trường duy nhất góp phần gia tăng doanh thu của Nokia trong quý 4-
2009 là Trung Quốc - tăng gần 20% so với quý trước.
Nokia khó khăn - CEO trước nguy cơ bị sa thải
Thế giới viễn thông lại thêm một phen rúng động khi ban giám đốc của Nokia đang chịu áp lực từ các cổ đông lớn đòi cho
thôi việc Olli-Pekka Kallasuvo, CEO của Nokia do những sai lầm trong chiến lược kinh doanh gần đây của hãng.
Cũng không có gì quá ngạc nhiên vào thời điểm xảy ra vụ việc, bởi Nokia trong quá khứ và hiện tại liên tục bị Apple và
HTC qua mặt trên thị trường. Đành rằng Nokia đang là hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới - nhưng đó cũng
là tử huyệt của "gã khổng lồ Phần Lan" : càng đồ sộ bao nhiêu thì Nokia càng "di chuyển" chậm chạp bấy nhiêu. Nhìn sơ
thì số liệu doanh thu của Nokia có thể "một trời một vực" so với Apple, nhưng xét theo tỷ lệ tăng trưởng thì tốc độ của
Nokia hiện nay lại quá chậm so với Apple.
Sự chậm chạp này đã ảnh hưởng khá nặng nề đến chiến lược của Nokia trong phân khúc thị trường cao cấp - bằng chứng
là thất bại điển hình của N97. Ngoài N97, Symbian^4 cũng đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực khi ngày ra mắt của
những smart phone đầu tiên sử dụng OS bị dời đến tận năm sau - đến khi ấy thì nhiều công nghệ "tân tiến" hiện nay mà
Nokia đưa vào Symbian^4 sẽ trở nên "lỗi thời" so với các sản phẩm cùng loại từ Apple, Microsoft hoặc Google.
Sai lầm của Nokia cũng đến từ triết lý sản xuất: đưa vào mỗi điện thoại gần như đầy đủ các tính năng thông dụng trên thị
trường, nhưng không tính năng nào thật sự nổi bật. Hơn nữa, điện thoại có cấu hình mạnh, nhưng lại thiếu các phần mềm
tương thích thì cũng trở nên vô dụng. Và quả thực là Symbian chưa hề và sẽ khó mà nổi bật hơn iPhone OS, Android hay
Windows Phone 7 trong việc thu hút chất xám từ giới lập trình viên. Thiếu tính cộng đồng thì OS sẽ sớm "ra đi không lời
từ biệt" - như trường hợp của Palm.
Ngoài những điểm yếu kể trên, Nokia vẫn có một số điểm mạnh nhất định, mà tiêu biểu là hệ thống phân phối nhạc số

"Come with Music" - hệ thống tương tự iTunes của Apple. Hiện nay Come with Music đang được cung cấp miễn phí tại
Trung Quốc trên một số smart phone top của Nokia. Hy vọng, trong tương lai, Come with Music sẽ được cung cấp miễn
phí tại các quốc gia khác - nhất là tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
Nokia công bố tình hình kinh doanh quý I, 2010
Tổng quan thị trường di động hiện nay, Nokia vẫn chiếm giữ đến 1/3 thị phần (33%) với 107,8 triệu thiết bị được bán ra
trong quý I năm 2010, trong số số đó chỉ có 21,5% triệu smartphone, giảm 15% so với quý trước đó. Tổng doanh thu từ
mọi dịch vụ là 9,52 tỉ Euro, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2009 nhưng lại giảm đến 21% so với quý trước đó (quý IV,
2009).
Hai điểm "thiếu sáng" trong việc kinh doanh thiết bị di động được Nokia công bố chính là: giá trị trung bình của một thiết
bị giảm từ 64 Euro (quý IV, 2009) xuống còn 62 Euro và giá trị trung bình của một smartphone Nokia giảm mạnh đến
18%, từ 190 Euro xuống còn 155 Euro. Việc giảm giá trị trung bình đó cũng không có gì là khó để giải thích nếu chúng ta
để ý. Xét về khía cạnh các smartphone cao cấp thì có lẽ trong quý I vừa qua, nổi bật nhất chỉ là N900, và trước đó một
chút là N97 (thu về lợi nhuận cho Nokia khá nhiều từ giữa năm 2009). Tuy nhiên, với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các
thiết bị Android cao cấp và đặc biệt là Apple's iPhone thì rõ ràng N900 không thể là "cánh én làm nên mùa xuân" cho
Nokia. Còn nếu nhìn về thị trường smartphone trung và thấp cấp thì chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra rằng: đây chính là điểm
kinh doanh nổi bật của Nokia, góp phần nhiều trong việc kéo lại thị phần smartphone cho chính họ. Và theo báo cáo,
những mẫu di động sử dụng Symbian tầm trung như: 5230, 5530, hay thậm chí là E63... đã góp phần tăng 57% tổng lượng
smartphone Nokia phân phối ra thị trường.
Song song đó, khuynh hướng phát triển smartphone cũng đã được Nokia bày tỏ: nền tảng hệ điều hành Symbian^3 mà họ
đã giới thiệu (và sau đó là Symbian^4) sẽ là nền tảng áp dụng cho các di động thông minh cao cấp. Riêng về các phiên bản
Symbian^1/ Symbian 3rd và cả Symbian S60 5th vẫn sẽ còn được "trọng dụng", nhưng sẽ trở thành nền tảng hệ điều hành
cho các smartphone tầm trung và thấp cấp. Chưa rõ là việc tái định hướng này sẽ có khiến cho người dùng chú ý hay
không nhưng trên thực tế, sự chậm trễ trong việc thay đổi và đặc biệt là sự trì hoãn tới lui của Symbian^3 đã khiến cho
Nokia mất điểm dần.
Một số điểm nhấn về sự phát triển các dịch vụ gia tăng riêng, đáng chú ý trong bản công bố tình hình kinh doanh của
Nokia:
• Doanh thu từ các dịch vụ trực tuyến của Nokia tăng 1% so với quý trước, được 228 triệu Euro.
• "Chợ" OVI Store thu hút nhiều khách hơn, tăng đến 70%, từ 1 triệu lượt tải/ ngày vọt lên 1,7 triệu lượt tải/
ngày.
• Hơn 10 triệu lượt tải về các phiên bản OVI Maps tích hợp tính năng dẫn đường bằng giọng nói miễn phí.

• Dịch vụ Nokia Messaging đã có 3 triệu tài khoản cá nhân đăng ký.
Nokia cũng đã công bố báo cáo tài chính của mình trong quý IV cũng như cả năm 2010 . Dù doanh thu có tăng nhưng trong
quý cuối cùng của năm 2010 này, Nokia đã để mất 4% thị phần toàn cầu, giờ chỉ còn 31%.
Doanh thu của Nokia trong quý IV vừa rồi đạt 12,7 tỉ EUR, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái và 23% so với một quý
trước đó. Bên cạnh doanh thu tăng thì doanh số bán ra smartphone cũng tăng 36% so với một năm trước đó đạt 28,3 triệu
máy. Nếu tính toàn bộ (điện thoại phổ thông + smartphone) thì Nokia lại giảm về doanh số bán ra so với cùng kỳ năm
ngoái. Cụ thể, nhà sản xuất tới từ Phần Lan trong quý IV chỉ bán ra tổng cộng 123,7 triệu máy trong khi con số này một
năm về trước là 126,9 triệu máy. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Nokia mất đi 4% thị phần toàn cầu, từ 35% giờ
xuống còn 31%.
Mặc dù doanh số bán ra smartphone tăng 36% nhưng tốc độ tăng trưởng này vẫn chậm hơn so với các đối thủ khác trên
thị trường smartphone, khiến Nokia mất 9% thị phần trên mảng kinh doanh smartphone, từ 40% xuống còn 31%. Một
trong những nguyên nhân được nhiều người đưa ra đó là việc Nokia chậm trễ giới thiệu MeeGo. Mặc dù đã xuất hiện từ
lâu nhưng hiện tại vẫn chưa có một thiết bị chạy MeeGo nào được Nokia trình làng.

×