Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Công ty TNHH sản xuất cơ khí Tiến Đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.7 KB, 21 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẾ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
CƠ KHÍ TIẾN ĐẠT
1.1.Qúa trình hình thành và phát triển Công ty TNHH sản xuất cơ khí
Tiến Đạt
Tên công ty : Công ty TNHH sản xuất cơ khí Tiến Đạt
Trụ sở chính : 334 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại : (04) 3987 5629 / 30
Fax : (04) 3987 5631
Công ty TNHH sản xuất cơ khí Tiến Đạt là đơn vị thành viên của Tập
đoàn thép không gỉ Tiến Đạt, tiền thân là công ty TNHH Tiến Đạt được
thành lập năm 1998. Nỗ lực trở thành nhà sản xuất đi đầu trong công nghệ,
Inox Tiến Đạt đã tạo nên một hình ảnh tiên phong trong nền công nghiệp
Thép không gỉ tại Việt Nam. Vào năm 2000, Tiến Đạt là doanh nghiệp đầu
tiên tại Việt Nam sản xuất ống hộp Inox, đến năm 2004 Tiến Đạt tiếp tục là
nhà tiên phong khi áp dụng công nghệ Cán và Nhiệt luyện Inox vào quy
trình sản xuất, năm 2008 Tiến Đạt lại một lần nữa khẳng định vị trí dẫn đầu
khi đưa công nghệ sản xuất Cây đặc Inox vào Việt Nam. Điều này đã làm
cho Inox Tiến Đạt đi trước một bước so với các nhà sản xuất và thương mại
khác, là biện pháp hữu hiệu để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất và
kinh doanh.
Với nỗ lực, trí tuệ và lao động miệt mài, Inox Tiến Đạt trở thành đối
tác phân phối tin cậy của hầu hết những nhà sản xuất, cung cấp uy tín trên
thế giới như: Ý, Đức, Nhật Bản , Hà Lan, Ấn Độ…, trở thành nhà cung cấp
tin cậy cho các khách hàng cả nước cũng như tại Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Lào, Campuchia….
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
Kế hoạch của Inox Tiến Đạt trong những năm tới sẽ đẩy mạnh hơn


nữa việc sản xuất và cung cấp nguyên liệu Inox dùng trong sản xuất hàng
công nghiệp, cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
1.2.Chức năng kinh doanh của công ty
* Nhập khẩu - phân phối nguyên vật liệu Inox.
* Sản xuất - phân phối sản phẩm Inox.
1.3.Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty
Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm: (Phụ lục 01)
Quy trình công nghệ sản xuất Inox Tiến Đạt là công nghệ sản xuất chế
biến liên tục. Sau mỗi giai đoạn sản xuất thu được các bán thành phẩm. Các
bán thành phẩm của giai đoạn trước sau khi được kiểm tra là đối tượng chế
biến của giai đoạn tiếp theo. Đặc điểm về quy trình sản xuất này có ảnh
hưởng quan trọng tới việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và
phương pháp tính giá thành sản phẩm.
1.4.Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty
1.4.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty: (phụ lục 02)
1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
* Ban giám đốc: Gồm 3 người: Giám đốc, Phó giám đốc sản xuất,
Phó giám đốc kinh doanh.
- Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm trước tổng
công ty, trước pháp luật và toàn thể lao động trong công ty về kết quả sản
xuất kinh doanh và tình hình tuân thủ pháp luật của công ty.
- Phó giám đốc sản xuất: Phụ trách sản xuất, chịu trách nhiệm giám
sát việc điều hành sản xuất, đảm bảo công tác sản xuất đạt chất lượng và
đúng kế hoạch đề ra.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc
thực hiện công tác bán hàng, chỉ đạo xây dựng các phương án tiêu thụ các
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
sản phẩm của Công ty, tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của

Công ty.
* Các phòng ban chức năng chính:
- Phòng Tài chính-Kế toán: Làm công việc ghi chép, phản ánh, giám
sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thông qua chỉ tiêu các
giá trị của các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh và thống kê các vấn đề tài chính khác.
- Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm thực hiện các công tác có liên
quan hành chính, tổ chức và các giao dịch với các cơ quan chính quyền địa
phương về các hoạt động.
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nghiệm thực hiện các công việc mua
sắm nguyên vật liệu đầu vào, giao dịch với khách hàng, tìm kiếm nguồn
khách hàng, quảng cáo, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, thực hiện các dịch vụ sau
bán hàng…
- Phòng xuất, nhập khẩu khẩu: Quản lý các hoạt động xuất khẩu sản
phẩm của công ty ra nước ngoài cũng như việc nhập khẩu các thiết bị, máy
móc, phụ tùng phục vụ cho quá trình cải tiến kỹ thuật, sản xuất sản phẩm.
- Văn phòng: Phụ trách công tác văn thư, hành chính.
- Các chi nhánh đại diện: Nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối
hàng hóa cho các đại lý, ký kết hợ đồng tiêu thụ sản phẩm.
1.5 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty TNHH Tiến Đạt sản xuất các mặt hàng Inox trên một dây
chuyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ các nhà sản xuất có công nghệ
hàng đầu trên thế giới.
Nhà máy Inox Tiến Đạt là nơi triển khai nghiên cứu, chế tạo sản phẩm
theo yêu cầu để đưa vào sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ cao
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
như: Cán, Nhiệt luyện, Sản xuất ống công nghiệp & dân dụng, cắt xẻ tấm,
cuộn, sản xuất tấm BA,HL,8k…công suất hiện tại lên đến 20.000 tấn mỗi

năm vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường.
1.6.Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2007-2008
Thành quả của Công ty đạt được trong năm 2007 và 2008 được thể
hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008
So sánh 08/07
Giá trị %
Tổng tài sản 538.395.298.280 558.023.509.485 19.628.211.205 3,6%
Doanh thu thuần 437.086.269.004 479.470.087.364 42.383.818.360 9,7%
LN trước thuế 53.085.274.260 51.485.073.369 -1.600.200.891 -0,3%
Nộp ngân sách 39.569.359.000 40.748.204.206 1.178.845.206 3%
Nợ phải trả 178.205.365.308 180.086.375.205 1.881.009.897 1,1%
Nợ phải thu 114.730.164.596 121.374.205.275 6.644.040.679 5,8%
Lao động 370 375 5 1,4%
Thu nhập BQ 2.500.000 2.800.000 300.000 12%

Nhận xét:
Theo số liệu trên ta thấy doanh thu 2008 đã tăng 9,7% so với 2007 tuy
nhiên lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ 0,3% do biến động suy thoái kinh tế
toàn cầu, mức tăng trưởng doanh thu không bù đắp đủ mức tăng chi phí. Các
khoản nợ phải trả, nợ phải thu đều tăng do dòng vốn luân chuyển trong năm
2008 chậm hơn so với 2007 đi liền với sự tăng trưởng, mở rộng quy mô sản
xuất. Lương bình quân của người lao động tăng với tỷ lệ là 12% do thay đổi
chính sách về tiền lương năm 2008, có cắt giảm lao động ở một số bộ phận
phụ trợ.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT CƠ KHÍ TIẾN ĐẠT
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương

4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại Công ty
2.1.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán của Công ty theo hình thức kế toán tập
trung, xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh, tổ chức quản lý và quy mô
của công ty là hoạt động tập trung trên một địa bàn.
2.1.2 Tổ chức bộ máy kế toán
* Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: ( Phụ lục 03)
* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: Nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán và điều hành toàn bộ
công tác kế toán của công ty và chịu trách nhiệm chung về thông tin của
phòng kế toán và cung cấp thông tin chung cho quản lý.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền mặt: Nhiệm vụ theo dõi và phản
ánh tình hình thanh toán các khoản nợ của Công ty và các khoản tiền mặt.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng, tiền vay: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền
vay ngân hàng, viết ủy nhiệm thu để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán với
ngân hàng, kiểm tra tình hợp lý hợp lệ các chứng từ chuyển tiền.
- Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán bán hàng: Theo dõi ghi chép phản
ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời theo dõi biến động của TSCĐ.
- Kế toán vật tư: Theo dõi, ghi chép, phản ánh về tình hình xuất, nhập kho
vật tư. Theo dõi tình hình tăng giảm, trích phân bổ khấu hao cho các đối
tượng.
- Thủ quỹ: Nhiệm vụ đảm nhiệm thu chi tiền mặt hàng ngày và việc quản lý
quỹ của Công ty.
- Kế toán thuế: Thực hiện các công tác có liên quan đến thuế.
2.2. Chính sách kế toán của Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Căn cứ vào chế độ kế toán doanh nghiệp
ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương

5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm.
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung (Phụ lục 04)
- Kì kế toán: Theo tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam Đồng (VNĐ)
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Tính bình quân gia quyền cả kỳ
dự trữ.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
- Kỳ lập báo cáo tài chính: Quý, năm.
2.3 Phương pháp kế toán và một số phần hành kế toán tại Công ty.
2.3.1 Kế toán toán tài sản cố định.
2.3.1.1 Đặc điểm và phân loại tài sản cố định
TSCĐ sử dụng cho sản xuất của Công ty TNHH sản xuất cơ khí Tiến
Đạt bao gồm nhiều loại khác nhau như nhà xưởng, máy nén khí, máy phát
điện, máy cắt,xẻ…Tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất đều là TSCĐ hữu
hình, không có TSCĐ vô hình.
Công ty áp dụng khấu hao TSCĐ theo đường thẳng, thực hiện quyết
định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
* Phân loại TSCĐ
TSCĐHH được phân loại theo tính năng sử dụng bao gồm các loại sau:
- Nhà xưởng, vật kiến trúc.
- Thiết bị sản xuất
- Phương tiện vận tải
- Thiết bị văn phòng
- TSCĐ khác
2.3.1.2 Đánh giá tài sản cố định.
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương

6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
TSCĐ của doanh nghiệp đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại.
* Xác định nguyên gía TSCĐ: Là toàn bộ chi phí bình thường và hợp lý mà
doang nghiệp bỏ ra để có TSCĐ đó và đưa TSCĐ sẵn sàng vào sử dụng.
Nguyên giá = Trị giá mua thực tế + Các khoản thuế + Chi phí liên quan
TSCĐ (đã trừ CKTM, GG) (nếu có) trực tiếp khác
Ví dụ: Ngày 07/08/2008 mua một máy in. Giá mua thực tế là 5.200.000
đồng. Thuế 520.000 đồng. Chi phí vận chuyển là 200.000đồng.
Nguyên giá TSCĐ = 5.200.000 + 520.000 + 200.000 =5.920.000đồng.
* Giá trị còn lại của TSCĐ
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Số khấu hao
Của TSCĐ TSCĐ lũy kế
2.3.1.3 Kế toán chi tiết TSCĐ
- Kế toán chi tiết TSCĐ tại nơi sử dụng TSCĐ: Để quản lý theo dõi TSCĐ
công ty mở “ Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng ” cho từng đơn vị bộ phận. Sổ
này dùng theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại
đơn vị trên cơ sở các chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ.
- Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán: Kế toán sử dụng thẻ TSCĐ để
theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ của công ty, tình hình thay đổi nguyên giá
và giá trị hao mòn trích hàng năm của từng TSCĐ. Căn cứ để lập thẻ TSCĐ
là: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ…
2.3.1.4 Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định
*TK sử dụng: TK 211 và các TK liên quan
* Chứng từ kế toán sử dụng: Biên bản giao nhận tài sản, biên bản thanh lý
TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao, biên bản đánh giá lại, thanh lý TSCĐ…
* Phương pháp kế toán:
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương
7

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ
Ví dụ: Ngày 03/07/2008 Công ty mua một ô tô tải (huyndai) giá mua chưa
thuế GTGT 750,000,000đ. Thuế G TGT 10% đã thanh bằng chuyển khoản.
Ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211 750.000.000
Nợ TK 133 75.000000
Có TK 112 825,000,000
- Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ
Ví dụ: Ngày 20/07/2008 Công ty thanh lý một TSCĐ nguyên giá la
25,000,000 gía trị khấu hao là 20.000.000đ (đã bao gồm thuế đầu vào), thu
từ thanh lý 5.500.000đ bằng tiền gửi ngân hàng (bao gồm thuế giá trị gia
tăng đầu ra)
Kế toán ghi: BT1: Kế toán ghi giảm nguyên giá
Nợ TK 214 20.000.000
Nợ TK 811 5.000.000
Có TK 211 25.000.000
BT2: Phản ánh số chi phí về thanh lý TSCĐ
Nợ TK 811 2.000.000
Nợ TK 133 (1) 200.000
Có TK 112 2.200.000
BT3: Phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ
Nợ TK 112 5.000.000
Có TK 711 5.000.000
Có TK 333 (1) 500.000
2.3.2 Kế toán NVL, CCDC
2.3.2.1 Phân loại NVL, CCDC
Sinh viên: Hà Thanh Nga GVHD:Th.s Đỗ Thị Phương
8

×