Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn phường cam giá TP thái nguyên tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.17 KB, 53 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt
Nguyên nghĩa
BĐKH
Biến đổi khí hậu
BVTV
Bảo vệ thực vật
CTR
Chất thải rắn
ĐBSCL
Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
Đồng bằng sông Hồng
GHTĐCP
Giới hạn tối đa cho phép
GTNT
Giao thông nông thôn
HĐND
Hội đồng nhân dân
LVS
Lưu vực sông
QCCP
Quy chuẩn cho phép
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
UBND
Ủy ban nhân dân


VK
Vi khuẩn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Phương pháp phân tích cụ thể từng chỉ tiêu 22
Bảng 4.1: Nguồn cấp nước cho sinh hoạt của người dân phường Cam Giá 30
Bảng 4.2: Kết quả phân tích mẫu nước mặt Suối Cam Giá 32
Bảng 4.3: Kết quả phân tích mẫu nước tại suối Loàng 33
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu nước tại sông Cầu 34
Bảng 4.5: Ý kiến của người dân về chất lượng nước mặt tại địa bàn phường Cam Giá 36
Bảng 4.6: Một số vấn đề của nguồn nước mặt tại phường Cam Giá 37
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu giếng khoan 38
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu giếng đào 39
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1 Vị trí địa lý 23
30
Hình 4.2: Biểu đồ nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân 30
Hình 4.3 Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu As, Pb, Fe với QCVN 08:2008/BTNMT cột
B1 32
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu As, Pb, Fe với QCVN 08:2008/BTNMT
cột B1 33
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu As, Pb, Fe tại sông Cầu với QCVN
08:2008/BTNMT cột B1 35
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện ý kiến của người dân về chất lượng nước mặt tại
phường Cam Giá 36
Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện các vấn đề về nước mặt tại phường Cam Giá 37
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu COD, As, Pb, Fe với QCVN 38
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu COD, As, Pb, Fe với QCVN
09:2008/BTNMT 40
MỤC LỤC
PHẦN 1 1

MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Yêu cầu của đề tài 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Cơ sở khoa học 3
2.1.1. Cơ sở lý luận 3
2.1.2. Cơ sở pháp lý 12
2.2. Tình hình nghiên cứu về môi trường nước 13
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới 13
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 14
2.2.3. Một số biện pháp xử lý ô nhiềm nước đã áp dụng trên Thế giới và Việt
Nam 18
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
3.3. Nội dung nghiên cứu 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu 20
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 20
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 20
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu, phân tích mẫu 21
3.4.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 22
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Cam Giá 23

4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2. Điều kiện kinh tế - Xã hội 26
4.2. Tổng quan về tài nguyên nước tại khu vực phường Cam Giá – Thành phố
Thái Nguyên 29
4.2.1. Tài nguyên nước mặt 29
4.2.2. Nguồn nước ngầm 30
4.3. Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại phường Cam Giá 31
4.3.1. Đánh giá chất lượng môi trường nước suối Cam Giá 31
4.3.2. Đánh giá chất lượng nước suối Loàng (Đoạn chảy qua địa bàn phường
Cam Giá) 32
4.3.3. Đánh giá chất lượng nước sông Cầu (Đoạn chảy qua địa bàn phường
Cam Giá) 34
4.3.4. Ý kiến của người dân về chất lượng nước mặt tại phường Cam Giá 36
4.4.1. Hiện trạng chất lượng nước giếng khoan 37
4.4.2. Hiện trạng chất lượng nước giếng đào 39
4.5 Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nước 41
4.5.1. Giải pháp kỹ thuật 41
4.5.2. Giải pháp xã hội 42
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 43
5.1 Kết luận 43
5.2 Kiến nghị 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chúng ta đang sống trong một thời kì mà nguồn nước ngày càng khan
hiếm, môi trường nước đang bị ô nhiễm nặng nề. Đó là một trong những vấn đề
bức xúc và nóng bỏng của thế giới, đặc biệt trong tình hình hiện nay toàn thể
nhân loại đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng kết hợp

cùng với những ảnh hưởng từ tình trạng biến đổi khí hậu, cái giá mà chúng ta
phải trả cao hơn rất nhiều. Việc ô nhiễm nguồn nước sạch ảnh hưởng trực tiếp
tới sự thịnh vượng và cuộc sống của các dân tộc, cả hiện tại và trong tương lai xa.
Phường Cam Giá nằm ở phía Đông Nam của thành phố Thái Nguyên.
Nằm trên địa bàn phường có khá nhiều các cơ sở, nhà máy công nghiệp đã,
đang và sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới; Đặc biệt là Công ty cổ phần
Gang Thép Thái Nguyên (TISCO) một cơ sở kinh tế quan trọng trong quá
trình phát triển của thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh sự phát triển của ngành
công nghiệp nặng thì sự xả thải của một số nhà máy ra môi trường trên địa
bàn phường đã gây ra sự nhức nhối về vấn đề môi trường đặc biệt là môi
trường nước mặt và nước ngầm đang có nguy cơ ô nhiễm rất cao. Trên địa
bàn phường có sông Cầu chảy qua, là một thuỷ vực rất quan trọng trong việc
cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cũng như các hoạt động khác.
Tuy nhiên do tiếp nhận nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, nhà máy công nghiệp… từ thành phố Thái Nguyên nên nước đang bị ô
nhiễm. Bên cạnh đó, do lạm dụng phân bón, hoá chất BVTV cùng với
chất thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý, rác
thải rắn bừa bãi đã làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.
Xuất phát từ vấn đề môi trường nước tại địa bàn phường hiện nay;
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Quản lý Tài nguyên - ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên Th.S Dương Thị
Minh Hòa tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên
địa bàn phường Cam Giá - TP Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên”
1
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm tại
phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
- Đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và nâng cao chất lượng
nước trên địa bàn phường
1.3. Yêu cầu của đề tài

- Nắm được tình hình sử dụng nguồn nước tại địa bàn phường Cam Giá.
- Nắm được hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm và
nguồn gây ô nhiễm nước. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn phường Cam Giá.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu và rút ra
những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này.
- Tạo cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế, cách thức tiếp cận và thực
hiện một đề tài.
- Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Biết được chất lượng môi trường nước và các tác nhân gây ô nhiễm
nguồn nước của phường Cam Giá – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
- Cung cấp số liệu cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn
phường và từ đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường một cách phù hợp.
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Một số khái niệm
* Môi trường: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất
nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống con người, sản
xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật [8].
* Nước mặt: Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các hồ chứa,
sông suối hoặc nước trong vùng đất ngập nước. Do kết hợp từ các dòng chảy
trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của
nước mặt là:

+ Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy
+ Chứa nhiều chất rắn lơ lửng
+ Có hàm lượng chất hữu cơ cao
+ Chứa nhiều vi sinh vật
* Nước ngầm: Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong
các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong khe nứt, hang
cacxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.
* Ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các
tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở
thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh
vật, làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy
mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
* Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép
của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của
chất lượng gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường [8].
3
2.1.1.2. Nguồn gốc và chất lượng nước
a, Nguồn nước mặt
* Nguồn gốc:
Nước mặt là loại nước tồn tại lộ thiên trên mặt đất như sông, suối, hồ,
ao,…. Nguồn bổ sung cho nước mặt là nước mưa và trong một số trường hợp
cả nước ngầm. Nguồn nước mặt ở nước ta rất phong phú và được phân bổ ở
khắp mọi nơi. Đây là nguồn nước quan trọng được sử dụng vào mục đích cấp nước.
* Đặc tính chung:
- Nước sông: Là nguồn chủ yếu để cấp nước. Nước sông có các đặc điểm:
+ Giữa các mùa có sự chênh lệch tương đối lớn về mực nước, lưu
lượng, hàm lượng cặn và nhiệt độ nước.
+ Độ đục cao nên xử lý khá phức tạp và tốn kém.
+ Nước sông cũng là nguồn tiếp nhận nước mưa và nước thải. Vì vậy

nó chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường bên ngoài. So với nước ngầm,
nước mặt thường có độ nhiễm bẩn cao hơn.
- Nước suối: Đặc điểm nổi bật của nước suối là không ổn định về chất
lượng nước, mực nước, lưu lượng, vận tốc dòng chảy giữa mùa lũ và mùa
cạn. Về mùa lũ, nước suối thường đục và có những dao động đột biến về mực
nước và vận tốc dòng chảy. Mùa khô, nước suối rất trong nhưng mực nước lại thấp.
- Nước ao, hồ: Thường có hàm lượng cặn nhỏ, rong rêu và các thủy
sinh phát triển. Điều đó làm cho nước có màu, có mùi và dễ nhiễm bẩn.
b, Nguồn nước ngầm
* Nguồn gốc:
Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm
thấu vào lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển
động trong các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm
nước. Khả năng ngậm nước của các tầng đất đá phụ thuộc vào độ nứt nẻ. Các
loại đất sét, hoàng thổ không chứa nước. Ở nước ta, một số nơi phát hiện
nước ngầm phong phú trong các tầng trầm tích biển, tràm tích sông và tầng đá
vôi nứt nẻ.
Các trạng thái tồn tại của nước ngầm:
+ Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ hổng của đất đá.
4
+ Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn
chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được.
+ Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân
tử, có thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng
không thể truyền được áp suất.
+ Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác
dụng của sức căng mặt ngoài và trong lực. Nước mao dẫn có thể di chuyển
trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực
nước trọng lực.
+ Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong các lỗ hổng của đất,

chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất.
Trong các dạng trên chỉ có nước thấm là có trữ lượng đáng kể và có
khả năng khai thác được.
* Đặc tính chung
Nước ngầm ở nước ta được phân bố gần như gần như khắp mọi nơi và
nằm ở độ sâu không lớn. Tầng chứa nước rất dày, trung bình 15m - 30m, có
nhiều nơi tới 50m - 70m.
Do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và được bảo vệ bởi các tầng cản
nước nên nước ngầm ở nước ta có chất lượng tốt: hàm lượng cặn nhỏ, ít vi
trùng, nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành sản xuất rẻ
Tùy thuộc vào hóa địa của tầng chứa nước và chất lượng của nguồn bổ
cập mà trong tầng nước ngầm thường có hàm lượng muối khoáng lớn, nhất là
các muối cứng, nếu dùng để cấp nước cho nồi hơi thường phải làm mềm.
Đặc điểm nổi bật của nước ngầm là có hàm lượng sắt tương đối lớn,
đặc biệt là Fe
2+
. Tại một số nơi có lượng mangan đáng kể trong nước ngầm,
đôi khi các công nghệ xử lý nước ngầm ngoài khử sắt cần khử được
mangan, silic…
Nước ngầm vùng ven biển thường bị nhiễm mặn, nếu sử dụng để cấp
nước thì việc xử lý sẽ rất khó khăn và tốn kém. Các vùng ven biển ở nước ta
như Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh,… mặc dù nguồn nước
ngầm rất dồi dào nhưng lại bị nhiễm mặn nên phải dung nước mặt làm nguồn
cung cấp nước. Nước ngầm trong các tầng đá vôi nứt nẻ phần lớn có chất
5
lượng tốt. Nước ngầm mạch sâu được các tầng đất đá bảo vệ nên ít bị nhiễm
bẩn, cũng do đó mà nước ngầm thường có nhiệt độ ổn định hơn so với nước
mặt (18 – 27°C).
2.1.1.3. Vai trò của nước
Nước là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của sinh

giới, không có nước cuộc sống lập tức bị rối loạn, ngưng lại và bị tiêu diệt.
Nước chiếm thành phần chủ yếu trong cấu tạo cơ thể sinh vật trong đó
có con người. Trọng lượng nước trong cơ thể con người có khoảng 60 – 70%;
trong cây trên cạn là khoảng 50 – 70%; rong rêu và trong các loại thủy sinh
khác là khoảng 95 – 98%.
Muốn có thực phẩm cho người và gia súc cần có nước: Muốn có 1 tấn
lúa mì cần có 300 – 500m
3
nước, 1 tấn gạo cần tiêu thụ 1500 – 2000m
3
nước
và để có 1 tấn thịt trong chăn nuôi cần tốn 20000 – 50.000m
3
nước [3].
Lượng nước trên trái đất là một máy điều hòa nhiệt và làm cho cán cân
sinh thái được cân bằng. Sự sống thường tập trung ở các nguồn nước, phần
lớn các nền văn minh, các trung tâm kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, khoa
học kỹ thuật, văn hóa xã hội dân cư…. Đều nằm dọc theo các vùng tập trung nước.
Sự thay đổi cán cân phân phối nước hay sự phá hoại nguồn nước có thể
tàn lụi các vùng trù phú, biến các vùng đất màu mỡ thành các vùng đất khô cằn.
2.1.1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
a, Ô nhiễm tự nhiên
Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão,…hoặc do các sản phẩm hoạt động
sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng
bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất sau
đó ăn sâu vào nước ngầm gây nên ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa
vào dòng lớn.
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn ) có thể rất
nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân
chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.

b, Ô nhiễm nhân tạo
- Từ sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ hộ gia
đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học; chứa các chất thải trong quá
trình sinh hoạt và vệ sinh của con người.
6
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân
hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi
trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà chất lượng nước thải cũng như tải
lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau.
Nhìn chung mức sống càng cao thì tải lượng càng cao.
Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải
sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các sơ sở thương mại, công
nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ
thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô
thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô
thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống.
- Từ hoạt động công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các
cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác
với nước thải sinh hoat hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có
thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp
cụ thể. Ví dụ: nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim
loại nặng, nước thải của xí nghiệp cán thép chủ yếu là sắt, chì….
Hàm lượng nước thải chứa các chất độc hại vượt hàng chục lần tiêu
chuẩn cho phép đã gây nên ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt trong vùng dân
cư lân cận. Mức độ ô nhiễm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công
nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất
công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải
và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
- Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu
thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,

rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng, cũng có thể từ các hoạt
động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân
viên làm việc trong bệnh viện. Điểm đặc thù của nước thải y tế có khả năng
lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải được xả ra từ
những bệnh viện hay nhưng khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Những nguồn
nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người
và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.
7
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh
sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa
chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó,
được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
- Từ hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc, phân,
nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các
hoạt động sản xuất nông nghiệp khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng
lúa, ngô, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng
thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn
sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm trên thị trường như Aldrin,
Thiodol, Monitor, Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông
dân không hề trang bị bảo hộ lao động.
Đa số nông dân không có kho cất giữ, bảo quản thuốc, thuốc khi mua
về chưa sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được thu gom bán
phế liệu
2.1.1.5. Các dạng ô nhiễm nước
Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô
nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa
vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương.
Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.

a, Ô nhiễm vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ
lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là nguồn gốc vô cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi
sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên
thấu của ánh sáng.
Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu
hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ.
Ngoài ra, các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học
như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol, làm cho nước có vị
8
không bình thường. Các chất amoniac, sulfua, cyanua, dầu làm cho nước có
mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm cho
nước có mùi tanh của cá.
b, Ô nhiễm sinh học của nước
Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao
gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy,
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có
thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh
hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh,
Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng.
Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc
gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng
lớn mầm bệnh.
Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều
có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng
bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H
2
S, nhiều chất chứa S và
P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là

do indol và dẫn xuất chứa methyl.
c, Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và
các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là
những chất độc cho thủy sinh vật.
Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác
như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh.
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo
ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm.
Nhưng các cây trồng chỉ được khoảng 30 – 40 % lượng phân bón, lượng dư
thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu
hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới.
d, Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu là do hydrocacbon, nông dược, chất tẩy rửa,
9
* Hydrocacbon
Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít
tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là
một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức
nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá.
Sự ô nhiễm bởi các hydrocacbon là do các hiện tượng khai thác mỏ
dầu, vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn
đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên.
Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi các hydrocacbon. Sự
thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý vãi xăng
dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước
ngầm bị nhiễm.
* Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông
Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có
cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột

giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen
sulfonate), không bị phân hủy sinh học.
Xà bông là tên gọi chung có muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà
bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các
xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm, sử dụng trong kỹ thuật (các
chất bôi trơn, sơn, verni, )
* Nông dược
Người ta phân biệt:
- Thuốc sát trùng
- Thuốc diệt nấm
- Thuốc diệt cỏ
- Thuốc diệt chuột
Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực
nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra
sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm
nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển.
10
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng
hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể.
Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước
và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
2.1.1.6. Cơ sở đánh giá chất lượng nước
Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước
là thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học.
* Thông số vật lý
Thông số vật lý bao gồm màu sắc, vị, nhiệt độ của nước, lượng các chất
rắn lơ lửng và hòa tan trong nước, các chất dầu mỡ trên bề mặt nước.
Phân tích màu sắc của nguồn nước cần phân biệt màu sắc thực của
nước và màu sắc của nước khi đã nhiễm bẩn. Loại và mật độ chất bẩn làm
thay đổi màu sắc của nước. Nước tự nhiên không màu khi nhiễm bẩn thường

ngả sang màu sẫm. Còn lượng các chất rắn trong nước được phản ánh qua độ
đục của nước.
* Thông số hóa học
Thông số hóa học phản ánh những đặc tính hóa học hữu cơ và vô cơ
của nước:
- Đặc tính hóa hữu cơ của nước thể hiện trong quá trình sử dụng oxy
hòa tan trong nước của các loại vi khuẩn, vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ.
Nước tự nhiên tinh khiết hoàn toàn không chứa những chất hữu cơ nào
cả. Nước tự nhiên đã nhiễm bẩn thì thành phần các chất hữu cơ tăng lên các
chất này luôn bị tác dụng phân hủy của các vi sinh vật. Nếu lượng chất hữu cơ
càng nhiều thì lượng oxy cần thiết cho qua trình phân hủy càng lớn, do đó
lượng oxy hòa tan sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình sống của các vi
sinh vật trong nước.
Phản ánh đặc tính của quá trình trên, có thể dùng một số thông số sau:
+ Nhu cầu oxy sinh học BOD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy hóa học COD (mg/l)
+ Nhu cầu oxy tổng cộng TOD (mg/l)
Các thông số trên được xác định qua phân tích trong phòng thí nghiệm
mẫu nước thực tế. Trong các thông số, BOD là thông số quan trọng nhất,
phản ánh mức nhiễm bẩn nước rõ rệt nhất.
11
- Đặc tính vô cơ của nước bao gồm độ mặn, độ cứng, độ pH, độ acid,
độ kiềm, lượng chứa các ion Mangan (Mn), clo (Cl
-
), đồng (Cu), kẽm (Zn),
các hợp chất chứa N hữu cơ, amoniac (NH
3
, NO
2
, NO

3
) và phosphat (PO
4
).
* Thông số sinh học
Thông số sinh học của chất lượng nước gồm loại và mật độ các vi
khuẩn gây bệnh, các vi sinh vật trong mẫu nước phân tích. Đối với nước cung
cấp cho sinh hoạt yêu cầu chất lượng cao, trong đó đặc biệt chú ý đến thông
số này.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005;
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính
Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ – CP ngày 09
tháng 08 năm 2006 của Chính Phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh
tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp
- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 11 năm 2008 của Bộ
Tài nguyên môi trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 20/2012/QĐ-UBND ngày 9 tháng 8 năm 2012 của
UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy định quản lý Tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng
nước ngầm.
12
2.2. Tình hình nghiên cứu về môi trường nước
2.2.1. Hiện trạng môi trường nước trên thế giới
Trên hành tinh chúng ta nước tồn tại ở dưới nhiều dạng khác nhau: trên
mặt đất, trong biển và đại dương, dưới đất và trong không khí dưới các dạng :
lỏng (Ao, hồ, sông suối, biển), khí (Hơi nước), rắn (Băng, tuyết).
Lượng nước trong thủy quyển được UNESCO công bố như sau:
Lượng nước trong thủy quyển 1386 triệu km
3
(100 %): Lượng nước
ngọt chiếm 35 triệu km
3
(2,5 %), lượng nước mặn 1351 triệu km
3
(97,5 %).
Trong thành phần nước ngọt thì nước ở dạng rắn chiếm 24,3 triệu km
3
(69,4 %), dạng lỏng 10,7 triệu km
3
(30,6 %) [11].
Trong thành phần nước lỏng 10,7 triệu km
3
(100 %) thì nước ngầm
chiếm đại bộ phận 10,5 triệu km
3
(98,3 %); hồ và hồ chứa là 0,102 triệu km
3
(0,95 %), thổ nhưỡng 0,047 triệu km

3
(0,44 %); sông ngòi 0,020 triệu km
3
(0,19 %), khí quyển 0,020 triệu km
3
(0,19 %) và sinh quyển 0,011 triệu km
3
(0,10 %) [11].
Về số lượng hồ tự nhiên cho tới nay vẫn chưa biết chính xác, vì chưa
điều tra đầy đủ. Sơ bộ ước tính khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong số 145 hồ
có hiện tích mặt trên 100 km
2
. Lượng nước hồ này chiếm 95 % tổng số. Hồ
nước ngọt lớn nhất và sâu nhất là hồ Baican (Cộng Hòa Liên Bang Nga) chứa
2300 km
3
nước, với độ sâu tối đa 1741 m. Ngoài hồ tự nhiên, trên lục địa đã
xây dựng 10000 hồ nhân tạo có 30 hồ lớn với dung tích 10 km
3
nước mỗi hồ.
Tổng diện tích hồ nhân tạo ước tính 5000 km
3
trong đó phần lớn trên lãnh thổ
Châu Âu - 925 km
2
, Châu Phi – 341 km
2
, Bắc Mỹ - 180 km
2
, Nam Mỹ - 1322

km
2
và Châu Úc – 4 km
2
[9].
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo rằng trong 30 năm tới dân số thế giới
có thể đạt đến 8 tỷ, sẽ làm tăng nhu cầu nước lên 65 % khiến cho 26 quốc gia
với 250 triệu dân sẽ lâm vào tình cảnh thiếu nước căng thẳng. Người ta tính
rằng cứ sau 21 năm, nhu cầu sử dụng nước lại tăng gấp đôi. Trong khi đó,
hiện nay ô nhiễm nước vẫn không ngừng tăng lên. Ước tính 1/4 số hồ của
Trung Quốc bị ô nhiễm, hàng ngàn hồ của Thụy Điển bị axit hoá, 3/4 lượng
nước sông của Balan bị nhiễm bẩn đến mức chỉ sử dụng cho nhu cầu công
nghiệp cũng không đạt. Việc sử dụng quá mức nước sông Amu Daria và Syr
13
Daria để tưới bông trên lãnh thổ Liên Xô cũ đã làm giảm 75% lượng nước
ngọt chảy vào biển Aral khiến biển này trở nên khô cạn và tăng độ mặn,
lượng cá đánh được hàng năm khoảng 50.000 tấn đã hoàn toàn cạn kiệt khiến
cho 60.000 người mất việc làm và đe dọa cuộc sống của 50 triệu dân sống
xung quanh biển Aral.
Thiếu nước đã làm nghèo thêm những cộng đồng nghèo. Dân nghèo ở
thủ đô Haiti phải chi 20% thu nhập để mua nước, 1/3 dân số Jacarta
(Indonesia) khoảng 2,6 triệu người phải mua nước từ xe bồn với giá 1,5 - 5,2
USD/1m
3
. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Pakistan, Mauritania,
Bangladesh, Nigeria và Hondura. Bắc Kinh (Trung Quốc) đang xem xét dự án
chuyển tải nước từ nguồn xa 1.000 km để cung cấp cho thành phố. Gần toàn
bộ nước sinh hoạt ở Bỉ phải tải theo đường ống từ vùng biên giới với nước
Pháp do toàn bộ hệ thống nước mặt và nước ngầm bị nhiễm bẩn vì phân súc
vật và nhiễm mặn. Hiện nay, 40% dân số thế giới chung sống trong 250 lưu

vực sông [6].
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam
2.2.2.1. Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt
Theo số liệu thống kê, tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt
khoảng hơn 830 – 840 tỷ m
3
, trong đó hơn 60% lượng nước được sản sinh từ
nước ngoài. Tình trạng suy kiệt nguồn nước trong hệ thống sông, hồ chứa trên
cả nước đang dần diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là
do khai thác quá mức tài nguyên nước và ảnh hưởng của BĐKH.
Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tài nguyên nước, ngưỡng
khai thác được phép giới hạn trong phạm vi 30% lượng dòng chảy. Thực tế
hiện nay, hầu hết các tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã và đang khai thác
trên 50% lượng dòng chảy. Việc khai thác nguồn nước đã làm suy thoái
nghiêm trọng về số lượng và chất lượng tài nguyên nước trên các LVS lớn
của Việt Nam như sông Hồng, Thái Bình và sông Đồng Nai.
Bên cạnh đó, do Việt Nam nằm ở hạ nguồn nên hơn 60% lưu lượng
nước phụ thuộc vào thượng nguồn nằm ngoài biên giới Việt Nam. Những
năm gần đây, do các nước vùng thượng nguồn xây dựng các công trình khai
thác, phát triển thủy năng với quy mô lớn khiến cho nguồn nước chảy vào
14
Việt Nam ngày càng cạn kiệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các khu vực phụ
thuộc mạnh vào nguồn nước trên. Cụ thể sông Cửu Long phụ thuộc 95%
nguồn nước quốc tế, trong khi đây là vùng sử dụng nhiều nước nhất, tỷ lệ lưu
trữ nhỏ nhất, mật độ dân số cao nhất và có số hộ nghèo cao thứ hai trong cả
nước. LVS Hồng – Thái Bình phụ thuộc đến 40% nước sông từ Trung Quốc
chảy về, trong khi lượng nước bình quân đầu người thấp, mật độ dân số và số
hộ nghèo cũng cao.
Do ảnh hưởng của BĐKH, ở Việt Nam mùa mưa và lưu lượng mưa
đang có xu hướng diễn biến thất thường nên hạn hán hoặc úng ngập cục bộ

xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn. Sự suy kiệt và diễn biến thất
thường của các nguồn tài nguyên nước phản ánh thực tế Việt Nam đã và đang
đứng trước nguy cơ thiếu nước về mùa khô, lũ lụt về mùa mưa gây nhiều thiệt
hại về người và của trên nhiều vùng. Vài năm gần đây, mùa mưa thường kết
thúc sớm và đến muộn gây hạn hán tại nhiều vùng trên cả nước. Đặc biệt việc
cạn kiệt nguồn nước thể hiện rõ nhất trong năm nay, khi các vùng ĐBSH,
miền Trung, Tây Nguyên và ĐBSCL đều gặp hạn [1].
2.2.2.2. Diễn biến ô nhiễm nước mặt
Đối với các LVS, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn
sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm
trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực hạn lưu các
sông và hệ thống hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội
thành, nội thị.
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng
chảy. Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về
các con sông giảm. Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào
hiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước. Thực tế hiện nay, do
các nguồn thải đổ vào LVS hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô
nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt các sông chính:
Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung
các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn
nước thải chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất
15
lượng nước thường giảm sút đáng kể. Theo kết quả quan trắc các hệ thống
sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá
quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần. Tình trạng ô nhiễm này đã
kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt
của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực.
- Diễn biến ô nhiễm nước mặt khu vực nội thành, nội thị:

Hiện nay hầu hết các hồ, ao, kênh rạch và các con sông trong khu vực
nội thành các thành phố đều bị ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá mức quy
chuẩn cho phép, nhiều nơi đã trở thành kênh nước thải. Vấn đề ô nhiễm chủ
yếu là ô nhiễm hữu cơ, nhiều hồ trong nội thành bị phú dưỡng, nước hồ có
màu đen và bốc mùi hôi, gây mất mỹ quan đô thị. Kết quả quan trắc cho thấy
một số nơi các thông số còn vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2 [1].
2.2.2.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nước dưới đất
Nước dưới đất là một hợp phần quan trọng của tài nguyên nước, là
nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sinh hoạt, công nghiệp và nông
nghiệp. Hiện nay, trữ lượng nước dưới đất cung cấp từ 35 – 50% tổng lượng
nước cấp sinh hoạt đô thị toàn quốc.
Nguồn nước dưới đất của Việt Nam khá phong phú do mưa nhiều và
phân bố rộng rãi khắp nơi, tập trung vào một số tầng chứa nước chính. Trong
đó 80% lượng nước dưới đất được khai thác từ các trầm tích bở rời đệ tứ,
tập trung ở các đồng bằng lớn trong cả nước. Tiếp đến là các thành tạo đá
cacbonat phân bố ở Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một số vùng
khác, các lớp phong hóa tạo bazan trẻ tập trung ở vùng Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ. Các thành tạo khác chiếm số lượng không lớn.
Đối với các khu vực đô thị và các thị trấn, thị xã, hiện có hơn 300
nhà máy và các đơn vị cấp nước nhỏ khai thác nước phục vụ cho dân sinh
và hoạt động công nghiệp. Các công trình khai thác nước hầu hết là các
giếng khoan, với lưu lượng khai thác mạnh nhất tập trung ở hai thành phố
là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Độ sâu trung bình các giếng khoan dao động từ dưới 100 m đối với
các giếng khoan ở đồng bằng Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, và trên
300 m đối với các lỗ khoan ở ĐBSCL.
16
Hiện tại tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất của toàn quốc đạt
xấp xỉ 20 triệu m
3

, tổng công suất của các nhà máy cấp nước đô thị trên
toàn quốc khai thác nguồn nước dưới đất khoảng 1,47 triệu m
3
/ngày. Tuy
nhiên, thực tế hoạt động của các nhà máy mới chỉ khai thác được 60 – 70%
so với công suất thiết kế.
Ở các vùng nông thôn, nguồn sử dụng được lấy chủ yếu từ các giếng
khoan đường kính nhỏ kiểu UNICEF, giếng khơi, giếng đóng và hệ thống
nước tự chảy. Tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch đã được
cải thiện đáng kể theo thời gian.
Hiện nay, lượng nước dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng lượng nước dưới đất được khai thác hàng năm.
Ở miền Bắc, do hàm lượng sắt trong nước cao nên hầu hết các công trình
khai thác nước dưới đất đều được xử lý sắt trước khi đưa vào sử dụng với
tỷ lệ sử dụng đạt khoảng 60 – 70%. Tại các nhà máy nước ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam, nước dưới đất được khai thác từ giếng và đưa thẳng
vào đường ống, không qua xử lý, hoặc chỉ sử lý sơ bộ bằng các công nghệ
truyền thống [10].
2.2.2.4. Hiện trạng ô nhiễm nước dưới đất
Các nguyên chính dẫn đến suy giảm chất lượng nước dưới đất bao
gồm: đặc tính địa chất vùng chứa nước dưới đất, thẩm thấu và rò rỉ nước bề
mặt đã bị ô nhiễm, do thay đổi mục đích sử dụng đất và khai thác nước bất
hợp lý; ngoài ra còn do nước biển dâng dẫn đến hiện tượng xâm nhập vào các
tầng chứa nước ven biển.
Tùy theo vùng địa lý mà mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên là khác
nhau và chất lượng nước dưới đất cũng có sự khác biệt. Phần lớn nguồn nước
dưới đất ở nước ta hiện có chất lượng còn tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu sử
dụng nước: Nước có pH dao động từ 6,0 – 8,0; nước mềm (độ cứng < 1,5
mgđl/l); hàm lượng các hợp chất hữu cơ và thành phần vi trùng nhỏ; hàm
lượng các kim loại nặng vượt ngưỡng quy chuẩn cho phép không đáng kể.

Ở một số vùng, do đặc tính tự nhiên, nước dưới đất trong các thành tạo
Đệ Tứ như vùng Cao Bằng - Quảng Ninh, trong các thành tạo bở rời như dọc
các thung lũng sông khu vực Lào Cai – Hòa Bình bị ô nhiễm sắt.
17
Tuy nhiên, ở một số vùng ở Việt Nam, nước dưới đất đang đối mặt với
các vấn đề xâm nhập mặn trên diện rộng, ô nhiễm vi sinh và ô nhiễm các kim
loại nặng nghiêm trọng do khoan nước dưới đất thiếu quy hoạch và không có
kế hoạch bảo vệ nguồn nước.
- Hiện tượng xâm nhập mặn:
Tại các vùng ven biển, hiện tượng xâm nhập mặn khá phổ biến. Do chế
độ khai thác không hợp lý, lượng nước khai thác vượt quá khả năng cung cấp
làm cho nước mặn xâm nhập vào phá hỏng tầng chứa nước ngọt. Vùng ven
rìa và phía nam đồng bằng Bắc Bộ cũng như trên toàn bộ dải ĐBSCL, nhiều
nơi độ mặn của nước dưới đất không đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho ăn uống.
- Ô nhiễm vi sinh và các kim loại nặng:
Ngoài nguyên nhân do khai thác nước dưới đất quá mức thì hoạt động
phát triển các ngành cũng thải ra lượng lớn các chất ô nhiễm theo nước mặt
ngấm vào các tầng nước gây ô nhiễm các tầng chứa nước. Hiện nhiều nơi đã
phát hiện dấu hiệu ô nhiễm colifom vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm
đến hàng nghìn lần.
Trong nước dưới đất ở nước ta đã thấy dấu hiệu ô nhiễm photphat và
mức ô nhiễm có xu hướng tăng theo thời gian. Tại Hà Nội, số giếng có hàm
lượng P-PO
4
cao hơn mức cho phép (0,4 mg/l) chiếm tới 71%.
Ngoài ra việc khai thác nước quá mức ở tầng holoxen cũng làm cho
hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho
phép 10 mg/l. Đặc biệt vùng ô nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện
phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao. Hiện tượng này thấy nhiều ở các
khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ĐBSCL [10].

2.2.3. Một số biện pháp xử lý ô nhiềm nước đã áp dụng trên Thế giới và
Việt Nam
- Hồ sinh học: được gọi là hồ ôxy hóa hay hồ chứa lắng, bao gồm một
chuỗi từ 3 đến 5 hồ. Trong hồ, nước thải được làm sạch bằng quá trình tự
nhiên thông qua các tác nhân là tảo và vi khuẩn. Ưu điểm của hệ thống này là:
chi phí vận hành bằng 0. Nhược điểm là phải mất một diện tích đất lớn, và
nếu nước thải có hàm lượng ô nhiễm quá cao thì hiệu quả xử lý không triệt
để, khó kiểm soát được mùi.
18
Một hệ thống hồ sinh học có ít nhất là 3 hồ và được xắp xếp như sau :
Hồ hiếu khí Aerobic pond
Hồ hiếu-kị khí - Facultative pond
Hồ kỵ khí - Anaerobic pond
- Các hệ thống đất ngập nước: Hệ thống dựa vào thực vật, động vật thủy
sinh như rong câu, cá, ngao, vẹm, hàu. Hệ thống rừng ngập mặn (RNM) - Hệ
thống này dựa vào các loài thực vật rễ ở đáy, thân vươn lên mặt nước
(Macrophyte)
- Làm sạch sinh học chỉ ứng dụng trong trường hợp cần loại ra khỏi
nước các chất hữu cơ, nếu các chất bẩn có nguồn gốc vô cơ thì phương pháp
này không phù hợp. Các phương pháp hóa lý được ứng dụng để xử lý nước
gồm lọc, đông tụ, keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược
Các phương pháp này được ứng dụng để loại ra khỏi nước các hạt phân tán lơ
lửng (rắn và lỏng), các khí tan, những chất vô cơ và hữu cơ hòa tan.
- Các phương pháp hóa học sử dụng trong xử lý nước gồm có trung
hòa, oxy hóa và khử. Tất cả các phương pháp này đều dùng các tác nhân hóa
học nên là phương pháp đắt tiền. Người ta sử dụng các phương pháp hóa học
để khử các chất hòa tan và trong hệ thống cấp nước khép kín. Đôi khi các
phương pháp này được dùng như xử lý sơ bộ trước hoặc sau khi xử lý sinh học.
- Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên: Xử lý xảy ra trên các cánh
đồng tưới, cánh đồng lọc và các ao sinh học. Các công trinh nhân tạo là các bể

thông khí (aerotank) và các thiết bị lọc sinh học. Kiểu công trình xử lý được
chọn phụ thuộc vào vị trí nhà máy, điều kiện khí hậu, nguồn cấp nước, thể
tích nước thải công nghiệp và sinh hoạt, thành phần và nồng độ chất ô nhiễm [7].
19
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Môi trường nước mặt, môi trường nước ngầm
tại phường Cam Giá- TPTN- tỉnh Thái Nguyên
- Phạm vi nghiên cứu
+ Đánh giá chất lượng nước mặt tại phường Cam Giá
+ Đánh giá chất lượng nước ngầm tại phường Cam Giá
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm thực tập: Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi cục bảo vệ môi
trường – Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
- Địa điểm nghiên cứu: Phường Cam Giá – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái
Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: Từ 20/1/2014 đến 30/4/2014
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường Cam Giá
- Tổng quan về tài nguyên nước tại phường Cam Giá
- Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tại phường Cam Giá
- Đánh giá chất lượng môi trường nước ngầm tại phường Cam Giá
- Đánh giá chung và đề xuất giải pháp bảo vệ chất lượng môi trường
nước tại phường Cam Giá – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội phường
Cam Giá – TP Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập số liệu có liên quan đến đề tài trên sách, báo, internet, các

nghiên cứu khoa học,
3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn, gồm 2 phần chính:
+ Phần I: Những thông tin chung về người được phỏng vấn
+ Phần II: Hiện trạng môi trường nước mặt, nước giếng phường Cam Giá.
20

×