Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.5 KB, 51 trang )

1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết
yếu của sự sống và môi trường, là một trong những nhân tố quyết định sự
phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. Tài
nguyên nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang chịu sức ép
nặng nề do biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân số, do sự phát triển của các
hoạt động kinh tế, đời sống khác có liên quan đến sử dụng nước. Do đó tình
trạng ô nhiễm, suy thoái nguốn nước ngày càng trầm trọng.
Tuyên Quang là tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong
phú và đa dạng. Với tiềm năng khoáng sản giàu có, lượng mưa dồi dào, mạng
lưới thuỷ văn dày đặc, độ che phủ rừng lớn, lực lượng lao động trẻ, tình hình
chính trị- xã hội ổn định, Tuyên Quang là tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển
kinh tế- xã hội trong thời kỳ hội nhập và công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Những năm qua kinh tế của tỉnh luôn đạt được tốc độ phát triển cao và
vững chắc ở hầu hết các lĩnh vực. Bước đầu trong tỉnh đã hình thành các khu
công nghiệp, khu du lịch, các điểm dịch vụ. Hệ thống kết cấu hạ tầng như
giao thông vận tải, học, lưới điện, bưu chính viễn thông được đầu tư xây
dựng và nâng cấp; đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng được
nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Tuyên Quang đạt trung bình
17,12%. GDP bình quân đầu người tăng trung bình 15,93 %/năm. Tốc độ tăng
trưởng vốn đầu tư hàng năm trung bình 67,27 %, thu ngân sách trong 5 năm qua
tăng trung bình 21,52 %/năm. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông
nghiệp và thủy sản. Nhu cầu nước của mọi ngành kinh tế đều tăng lên rất nhanh.
Giai đoạn hiện tại sử dụng nước cho phát triển các ngành kinh tế chủ yếu vẫn là
khai thác nguồn nước mặt. Hệ thống sông suối của Tuyên Quang khá dày đặc,
phân bố tương đối giữa các vùng, chia làm ba lưu vực chính: lưu vực sông Lô,
sông Gâm và sông Phó Đáy. Trong đó sông Lô có khả năng vận tải tốt, đây là


2
điều kiện thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, phục vụ nhu cầu sinh
hoạt và phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.
Sông Lô là phụ lưu tả ngạn (bên trái) của sông Hồng, bắt đầu từ tỉnh Vân
Nam (Trung Quốc) chảy vào Việt Nam tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang, điểm cuối là ngã ba Việt Trì, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Hằng năm sông Lô cung cấp hàng trăm triệu mét khối nước để phục vụ sản
xuất và đời sống của nhân dân. Ngoài ra nó còn có chức năng giữ cân bằng
sinh thái và cảnh quan thiên nhiên toàn khu vực. Tuy nhiên trong quá trình
khai thác nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế, lưu vực sông Lô đang dần bị
suy thoái. Đoạn sông chảy qua thành phố Tuyên Quang bị ảnh hưởng do nước
thải sinh hoạt của thành phố chưa qua xử lý, do các hoạt động sản xuất nông
nghệp, khai thác cát sỏi, các nhà hàng, khu ẩm thực ven sông Lô và một phần
do hoạt động công nghiệp. Những năm qua vấn đề ô nhiễm sông Nhuệ - sông
Đáy (Hà Nam), sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Thị Vải được cả xã hội
quan tâm. Sông Lô có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội nhưng hiện trạng môi trường nước sông Lô chưa được quan tâm. Cần có
các nghiên cứu sâu về hiện trạng môi trường và xác định các nguyên nhân gây
ô nhiễm ở từng khu vực cụ thể.
Để có được các số liệu, thông tin cơ bản về hiện trạng môi trường nước
sông Lô phục vụ cho công tác quản và bảo vệ môi trường, xây dựng kế hoạch
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Xác định mức độ và nguyên nhân
gây suy thoái môi trường nước để đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu
một cách hữu hiệu và phù hợp. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn đó, được sự
đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, khoa Tài nguyên & Môi trường - trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Phan Thu
Hằng em đã thực hiện đề tài: ‘‘Đánh giá hiện trạng môi trường nước sông Lô
đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang”
1.2. Mục đích của đề tài
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt sông Lô trên địa

bàn thành phố Tuyên Quang, xác định nguyên nhân gây suy thoái môi trường
3
nước sông và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường phù hợp nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp em có cơ hội tiếp
cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận
dụng kiến thức đã học vào thức tế sau khi ra trường.
Ý nghĩa trong thực tiễn: Đề tài cung cấp cho em các thông tin, số liệu
về hiện trạng môi trường nước sông Lô, làm cơ sở cho đánh giá về tài nguyên
nước mặt nói riêng và tài nguyên nước nói chung .
1.4. Yêu cầu của đề tài
Đánh giá trung thực, khách quan hiện trạng chất lượng nước sông Lô
đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang.
Kết quả phân tích thông số hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt
sông Lô so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT.
Những kiến nghị đưa ra phải có tính khả thi với điều kiện ở địa phương.
4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Vai trò và ý nghĩa của nước với đời sống
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố
khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước là thành phần cấu tạo, là dung môi hòa tan
nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là
môi trường của các phản ứng sinh hóa, là môi trường sống của động thực vật
thủy sinh. Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong
sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản
xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp.
2.1.1. Vai trò và ý nghĩa của nước với sức khỏe con người
Nước cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật.
Nước chiếm 74% trọng lượng trẻ sơ sinh, 55% đến 60% cơ thể nam trưởng

thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành. Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy
trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quan trọng. Muốn
tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm… đều cần có nước.
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời
sống con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì nước và
môi trường đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế
giới hữu cơ thông qua phản ứng:
6CO
2
+ 12 H
2
O > C
6
H
12
O
6
+ 6H
2
O + 6O
2
Trong quá trình trao đổi chất thì nước đóng vai trò trung tâm, nước là dung
môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy con người có thể nhịn ăn trong
năm tuần, nhưng nhịn uống nước không quá năm ngày và nhịn thở không quá
năm phút. Khi đói trong một thời gian dài, cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng
glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin để duy trì sự sống.
Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguy hiểm đến tính mạng
và mất 20 – 22% nước sẽ dẫn đến tử vong.
Theo nhiều nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia: Khoảng 80%

thành phần mô não được cấu tạo bởi nước, việc thường xuyên thiếu nước làm
giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôi khi mất trí nhớ. Nếu thiếu
5
nước, sự chuyển hóa prôtêin và enzym để đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ
phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn. Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụ thanh
lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và
hô hấp một cách hiệu quả. Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạt
động thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự
tồn đọng lâu dài của những độc tố gây ung thư, uống nước nhiều hàng ngày
giúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc
đẩy sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành các loại sỏi: đường
tiết niệu, bàng quan, niệu quản Nước cũng là một biện pháp giảm cân hữu
hiệu và đơn giản, nhất là uống một cốc nước đầy khi cảm thấy đói hoặc trước
bữa ăn. Cảm giác đầy dạ dày do nước sẽ ngăn sự thèm ăn và quan trọng hơn
là kích động quá trình chuyển hóa, đốt cháy nhanh năng lượng calo vừa hấp
thu qua thực phẩm. Nếu mỗi ngày đều đặn uống sáu ly nước thì một năm có
thể giảm hai kg trọng lượng cơ thể [2].
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của nước trong nền kinh tế quốc dân
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đời
sống tinh thần cho nhân dân. Nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá
trình sản xuất nông nghiệp. Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, nước
hòa tan các chất khoáng, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây trồng,
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế
độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất [2]
Bảng 2.1: Nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp
Loại cây Nhu cầu nước (m
3
/ha.năm)
Lúa 2 vụ 14.000 – 25.000
Hoa màu 4.500 – 5000

Bông 4.500 – 5.500
Khoai 6.000 – 6.500
Cà phê 4.000 – 5000
Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dùng để làm nguội
các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các
phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiêp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi
công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm
6
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn
bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp…trên hành tinh này đều
ngừng hoạt động và không tồn tại.
Hoạt động du lịch cũng gắn liền với nguồn nước. Nước không những
được dùng để cung cấp cho sinh hoạt du lịch ăn, uống, tắm, giặt… mà còn là
môi trường tốt để phát triển các loại hình du lịch.
Tóm lại, nước có vai trò và ý nghĩa cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ
nguồn nước là rất cần thiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau [2].
2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý
- hóa học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật, làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất [8].
Nước bị ô nhiễm là do sự phú dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và
hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong
nước không thể đồng hóa được. Kết quả này làm cho lượng ôxy trong nước
giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy
vực [2].
2.2.1. Sự ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên
Là do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão hoặc do các sản phẩm hoạt động

sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng
bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất,
sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa
vào dòng nước lớn.
Ô nhiễm do đặc tính địa chất của nguồn nước: Nước trên đất phèn
thường chứa nhiều sắt, nhôm, sunfat, nước lấy từ lòng đất thường chứa nhiều
sắt và mangan, nước vùng núi đá chứa nhiều canxi.
Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ mỏ muối khoáng
trong lòng đất, khi có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước
bị ô nhiễm clo, natri.
7
Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt ) có thể
rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân
chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu [8].
2.2.2. Ô nhiễm từ các hoạt động của con người
Sự ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do xả nước thải từ các vùng dân cư, khu
công nghiệp, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các loại phân bón trong nông
nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông vận tải
đường biển.
Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh
từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất
thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người. Ở nhiều vùng, phân
người và nước thải sinh hoạt không được xử lý mà trở lại vòng tuần hoàn của
nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ gây thiếu hụt ôxy
làm cho nhiều loại động vật và cây cối không thể tồn tại.
Nguồn ô nhiễm do công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ
các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
Nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc
vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể.

Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa
lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các
chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sunfat, nước thải của xí nghiệp ắc quy
có nồng độ axit, chì cao [2].
Nguồn gốc do nông nghiệp:
Các hoạt động chăn nuôi: phân, nước tiểu, thức ăn thừa không qua xử lý
đưa vào môi và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân
bón từ ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây
ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử
dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor Ngoài
8
ra, đa số vai chai thuốc sau khi xử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn
lại được gom lại để bán phế liệu [4].
Trong sản xuất ngư nghiệp: Nước ta là nước có bờ biển dài và có điều
kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà mà
việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là
nhỏ. Nguyên nhân là do thức ăn, nước trong hồ, ao lâu ngày bị phân hủy
không được xử lý mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước [2].
2.3. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới và ở Việt Nam
2. 3.1. Hiện trạng chất lượng nước sông trên thế giới
Nếu bạn đã biết đến những dòng sông tuyệt đẹp với khung cảnh như trên
thiên đường thì chắc chắn bạn sẽ bị sốc khi biết đến những dòng sông ô
nhiễm nghiêm trọng do chính con người hủy hoại. Dưới đây là một số con
sông đang trong tình trạng cạn kiệt nước và ô nhiễm nhất trên thế giới:
Sông Citarum, Indonesia, rộng 13.000km
2
, là một trong những dòng
sông lớn nhất của Indonesia. Theo số liệu của Ngân hàng phát triển châu Á

(ADB), sông Citarum cung cấp 80% lượng nước sinh hoạt cho 14 triệu dân
thủ đô Jakarta, tưới cho những cánh đồng cung cấp 5% sản lượng lúa gạo và
là nguồn nước cho hơn 2.000 nhà máy - nơi làm ra 20% sản lượng công
nghiệp cho đảo quốc này. Dòng sông này là một phần không thể thay thế
trong cuộc sống của người dân vùng Tây đảo Java. Nó chảy qua những cánh
đồng lúa và những thành phố lớn nhất Indonesia. Tuy nhiên, hiện tại nó là
một trong những dòng sông ô nhiễm nhất thế giới. Citarum như một bãi rác di
động, nơi chứa các hóa chất độc hại do các nhà máy xả ra, thuốc trừ sâu trôi
theo dòng nước từ các cánh đồng và cả chất thải do con người đổ xuống. Ô
nhiễm nghiêm trọng khiến cá chết hàng loạt, người dân sử dụng nước cũng bị
lây nhiễm nhiều loại bệnh tật. Điều kinh hoàng hơn cả là nhiều hộ dân sống
quanh dòng sông này hàng ngày vẫn sử dụng nước sông để giặt giũ, tắm rửa,
thậm chí cả đun nấu.
Sông Buriganga, Bangladesh, Sông Buriganga là một trong những con
sông lớn chạy qua thủ đô Dhaka của Bangladesh. Tuy nhiên, từ năm 1995-
1999 mức ô nhiễm của sông rất cao. Sông bị ô nhiễm bởi các hóa chất từ các
nhà máy ximăng, xà phòng, nhuộm, da và giấy. Hầu hết những loại hóa chất
9
được xác định có trong nước sông đều thuộc nhóm 12 chất ô nhiễm hữu cơ
khó phân hủy (POP
s
), rất độc hại đối với con người. Các chất ô nhiễm này
liên tục thâm nhập vào cơ thể con người thông qua thực phẩm, đồ uống và
phá hủy các bộ phận của cơ thể.
Sông Hoàng Hà, Trung Quốc, Sông Hoàng Hà là con sông dài thứ 2 ở
Trung Quốc, có vai trò rất quan trọng đối với người dân nước này. Đây chính là
nguồn cung cấp nước lớn nhất cho hàng triệu người dân ở phía Bắc Trung Quốc
nhưng hiện giờ đã bị ô nhiễm nặng nề bởi sự cố tràn dầu và các chất thải công
nghiệp. Một đường ống dẫn dầu bị vỡ của Công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc
với hơn 1.500 lít dầu đã tràn vào đất canh tác và một phụ lưu của sông Hoàng Hà.

Sông Hằng, Ấn Độ, Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài
2.510km bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua
Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal. Sông Hằng có lưu vực rộng
907.000km
2
, một trong những khu vực phì nhiêu và có mật độ dân cao nhất
thế giới.
Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông bị ô nhiễm nhất trên
thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề bởi nền công nghiệp hóa chất, rác thải công
nghiệp và rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý tới mức những người mộ đạo
trước kia tôn thờ nguồn nước sông này giờ đây lại trở nên khiếp sợ chính
nguồn nước đó. Chất lượng nước đang trở nên xấu đi nghiêm trọng. Cùng với
sự mất đi khoảng 30-40% lượng nước do những đập nước đang làm cho sông
Hằng trở nên khô cạn và có nguy cơ biến mất. Theo ước tính, có hơn 400
triệu người sống dọc hai bờ sông Hằng và mỗi ngày có 2 triệu người tới bờ
sông làm các nghi thức tắm rửa tại đây. Ngoài ra, do phong tục hỏa táng một
phần thi thể rồi thả trôi sông nên những thi thể người trôi lững lờ trên dòng
sông này, rồi rác thải trực tiếp từ các bệnh viện do thiếu lò đốt cũng là một
nguyên nhân làm tăng ô nhiễm sông. Nước sông giờ không những không thể
dùng ăn uống, tắm giặt mà còn không thể dùng cho sản xuất nông nghiệp. Các
nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các kim loại độc trong nước sông khá cao như
thủy ngân (nồng độ từ 65-520ppb), chì (10-800ppm), crom (10-200ppm) và
nickel (10-130ppm).
10
Sông Tùng Hoa, Trung Quốc, Sông Tùng Hoa có chiều dài gần
2.000km, chảy qua thành phố lớn Cáp Nhĩ Tân với gần 4 triệu dân và hơn 30
thành phố khác, nối tiếp với các vùng thôn quê mà đa số cư dân sống nhờ vào
nguồn nước của con sông này. Sông Tùng Hoa đã bị ô nhiễm nặng nề bởi một
sự cố bất thường liên quan đến các nhà máy hóa chất dầu hỏa lớn trong tỉnh
Cát Lâm phía Bắc Trung Quốc đã bất ngờ bị nổ và hậu quả là hơn 100 tấn

benzene và những chất độc khác từ nhà máy đã đổ xuống sông. Benzene và
nitrobenzene là chất gây ung thư ngay cả với liều lượng nhỏ. Khối chất độc ấy
sẽ tiếp tục trôi xuống hạ nguồn, đổ vào con sông lớn Hắc Long Giang.
Sông King, Australia, Sông King nằm ở Tây Australia. Sông này có độ
phèn rất cao do chịu tác động của hơn 1,5 triệu tấn rác thải sunfit từ hoạt động
khai khoáng được đổ xuống mỗi năm. Lượng rác thải hiện là hơn 100 triệu
tấn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho con sông này [7].
2.3.2. Hiện trạng chất lượng nước sông ở Việt Nam
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2360 con sông lớn
hơn 10km, trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích từ 10000km
2
trở lên [10].
Phần lớn sông ngòi nước ta đều là nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ nhu
cầu sinh hoạt của con người, vừa phục vụ cho ngành sản xuất khác. Tuy
nhiên, nước ngọt là tài nguyên hạn chế và dễ bị suy thoái, tối cần thiết cho sự
sống, phát triển của con người, sinh vật và môi trường [6].
Ở Việt Nam – một nước đang phát triển, mặc dù được nhà nước đặc biệt
quan tâm nhưng chỉ mới có 46 – 50% dân cư đô thị và 36 – 43% dân cư nông
thôn được dùng nước sạch. Nhiều người dân ở nhiều vùng còn phải dùng
nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, kéo theo tỷ lệ dân cư mắc
bệnh khá cao: 90% phụ nữ nông thôn mắc bệnh phụ khoa, 95% trẻ em nông
thôn bị nhiễm giun, hàng năm có trên 1 triệu ca tiêu chảy, kiết lị Nguồn
nước bị ô nhiễm là nguyên nhân quan trọng tạo nên những nguy cơ tiềm tàng
của nhiều bệnh lý ở địa phương [9].
Lưu vực sông Cầu: Ðây không phải là nguy cơ ô nhiễm mà là một lưu
vực đã bị ô nhiễm hoàn toàn. Dân số sống trong lưu vực này chiếm khoảng 7
triệu trên một diện tích độ 10.000km
2
. Trong lưu vực này, ngoài khu sản xuất
công nghiệp lớn nhất Thái Nguyên, qua việc khai thác mõ và hóa chất, còn có

11
trên dưới 800 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và quy mô công nghiệp nhỏ
như các làng nghề tập trung. Lượng chất thải lỏng thải hồi vào lưu vực sông
Cầu ước tính khoảng 40 triệu m
3
/năm. Riêng khu vực Thái Nguyên thải hồi
khoảng 24 triệu m
3
trong đó có nhiều kim loại độc hại như Selenium,
Mangan, chì, thiếc, thủy ngân và các hợp chất hữu cơ từ các nhà máy sản xuất
hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu rầy, trừ nấm
mốc Tại tỉnh Bắc Ninh, có trên 60 làng nghề đã có từ lâu đời. Nơi đây cũng
còn có các ngành chế biến lâm sản và kỹ nghệ giấy và tái sinh giấy. Các kỹ
nghệ nầy đã phát thải nhiều hóa chất hữu cơ độc hại trong đó các chất tẩy
trắng chứa chlor là một nguy cơ ô nhiễm cao nhất. Vì trong công đoạn nầy
phát sinh ra dioxin, mầm móng của bịnh ung thư. Thêm nữa, trong các phụ
lưu của sông Cầu, hầu hết những thông số phân tích đều vượt qua tiêu chuẩn
cho phép từ 2 đến hơn 50 lần như nhu cầu oxy hóa học (COD), lượng oxy hòa
tan (DO), tổng cặn lơ lững (TSS), nitrite (NO2). Với những thông số ghi nhận
tên đặc biệt là DO, một thông số chỉ lượng oxy hòa tan rất thấp, nhiều khi
dưới 1,0 đơn vị, có nghĩa là trong lưu vực sông Cầu lượng tôm cá hầu như
không còn hiện diện nữa.
Lưu vực sông Nhuệ, Dân số trong lưu vực nầy khoảng 10 triệu trên một
diện tích 7.700km
2
. Ðây là một vùng có mật độ dân số cao trên 1.000
người/km
2
và cũng là một trung tâm kinh tế quan trọng. Do đó ngoài nước
thải công nghiệp, cần phải kể thêm nước thải sinh hoạt gia cư, tất cả đều đổ

thẳng ra sông hồ. Lượng nước thải sinh hoạt được ước tính là 140 triệu m
3
theo thống kê 2004. Còn các nguồn nước thải của trên 120 cơ sở sản xuất
công nghiệp ở vùng nầy trừ Hà Nội ước tính khoảng 120 triệu m
3
/năm. Riêng
tại Hà Nội, có 400 xí nghiệp và khoảng 11 ngàn cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp thải hồi trung bình 20 triệu m
3
/năm. Hà Tây là nơi trọng điểm của làng
nghề chiếm 120 làng trên tổng số 286 làng nghề trong khu vực. Hai hạ lưu có
ô nhiễm trầm trọng nhất là sông Nhuệ và sông Tô Lịch với hàm lượng DO
hầu như triệt tiêu, nghĩa là không còn điều kiện để cho tôm cá sống được, và
vào mùa khô nhiều đoạn sông trên hai sông nầy chỉ là những bãi bùn nằm trơ
cùng trời đất.
12
Lưu vực sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn, Lưu vực này chẳng những là
một vùng đông dân cư như Hà Nội, với diện tích 14.500km
2
và dân số khoảng
17,5 triệu và cũng là một vùng tập trung phát triển công nghiệp lớn nhất và
cũng là một vùng được đô thị hóa nhanh nhất nước. Hàng năm sông ngòi
trong lưu vực nầy tiếp nhận khoảng 40 triệu m
3
nước thải công nghiệp, không
kể một số lượng không nhỏ của trên 30.000 cơ sở sản xuất hóa chất rải rác
trong TP.Hồ Chí Minh. Nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 360 triệu m
3
.
Ngoài những chất thải công nghiệp như hợp chất hữu cơ, kim loại độc hại

như: đồng, chì, sắt, kẽm, thủy ngân, cadmium, mangan, các loại thuốc bảo vệ
thực vật. Nơi đây còn xảy ra hiện tượng nước sông bị acid hóa như đoạn sông
từ cầu Bình Long đến Bến Than, nhiều khi độ pH xuống đến 4,0 (độ pH trung
hòa là 7,0), và trọng điểm là sông Rạch Tra, nơi tất cả nước rỉ từ các bãi rác
thành phố và hệ thống nhà máy dệt nhuộm ở khu Tham Lương đổ vào. Lưu
vực nầy hiện đang bị khai thác quá tải, nước sông hoàn toàn bị ô nhiễm và hệ
sinh thái của vùng nầy bị tàn phá kinh khủng, và đây cũng là một yếu tố sống
còn cho sự phát triển cho cả nước, chiếm 30% tổng sản lượng quốc dân. Vào
tháng 12/2005, BTNMT đã tổ chức hội thảo “Bảo vệ môi trường lưu vực hệ
thống sông Ðồng Nai” đã nói lên tính cách quan trọng của vấn đề.
Lưu vực sông Tiền Giang và Hậu Giang, Ðây là một vùng hết sức đặc
biệt và cũng là một lưu vực lớn nhất và đông dân nhất với diện tích 39 ngàn
km
2
và gần 30 triệu cư dân Phát triển kinh tế nơi đây đặt trọng tâm là nông
nghiệp và chăn nuôi thủy sản. Vì đây không phải là một trọng điểm công
nghiệp cho nên những vấn nạn môi trường không giống như tình trạng của 3
lưu vực vừa kể trên. Nhưng việc khai thác nông nghiệp và thủy sản đã trở
thành một vấn đề cần phải lưu tâm trong hiện tại. Việc ô nhiễm hóa chất do
dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là kết quả của việc khai thác tối
đa nguồn đất cho nông nghiệp. Ðã có nhiều chỉ dấu cho thấy các hóa chất độc
hại như DDT, Nitrate, hóa chất BVTV thuộc nhóm organo-phosphate, nguyên
nhân của những mầm bịnh ung thư đã hiện diện trong nước. Thêm nữa, viễn
ảnh nguồn nước ở lưu vực nầy bị ô nhiễm arsenic do việc đào trên 300 ngàn
giếng để dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu cũng sẽ là một quốc nạn trong tương
lai không xa [11].
13
2.4. Tài nguyên nước của Tuyên Quang và chất lượng nước sông Lô
2.4.1. Tài nguyên nước của tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước phong phú. Tiềm năng nước

mặt lớn gấp mười lần nhu cầu nước sản xuất và sinh hoạt. Tài nguyên nước dưới
đất dồi dào, chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt.
2.4.1.1. Tài nguyên nước mặt
Sự kết hợp giữa yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình phân cắt mạnh mẽ và
lượng mưa dồi dào đã tạo cho Tuyên Quang có mạng lưới thủy văn dày đặc,
với mật độ khoảng 0,90km/km
2
. Mạng lưới sông ngòi của tỉnh phân bố khá
đồng đều giữa các vùng, gồm sông Lô, sông Phó Đáy, sông Gâm và trên 500
con sông suối nhỏ khác. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có trên 2000 ao hồ,
tạo mạng lưới thủy văn khá dày đặc theo các lưu vực sông chính.
Hàng năm trên địa bàn Tuyên Quang tiếp nhận lượng nước mưa trung
bình 9,8 tỷ m
3
, lượng nước mưa này phân bố khá đều trên lãnh thổ và một
phần lượng nước mưa này bị bốc hơi (khoảng 4,5 tỷ m
3
) chỉ còn lại 5,3 tỷ
m
3
/năm, ứng với lượng dòng chảy mặt khoảng 901 mm/năm.
Hồ chứa, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện tại có khoảng 473 hồ chứa
lớn nhỏ, trong đó hồ thủy điện Na Hang là hồ chưa lớn nhất của tỉnh vừa phục
vụ mục đích thủy điện, vừa phòng chống lũ lụt cho hạ lưu đồng thời là nơi
nghỉ mát du lịch cho khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú đủ khả
năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của địa phương. Mạng lưới
sông ngòi của tỉnh rất dày, có tiềm năng lớn về thủy điện. Tuy nhiên do độ
dốc dòng chảy lớn, lòng sông hẹp nên vào mùa mưa sông suối ở Tuyên
Quang hay gây lũ lụt cho vùng thấp.

2.4.1.2. Tài nguyên nước dưới đất
Hiện tại tiềm năng nước dưới đất toàn tỉnh Tuyên Quang vẫn chưa
được điều tra, đánh giá chi tiết. Qua các nghiên cứu sơ bộ trước đây cho
thấy, trữ lượng động tự nhiên nước dưới đất trên phạm vi toàn tỉnh đạt
3.500.000m
3
ng/đêm. Nước dưới đất của Tuyên Quang có độ khoáng hóa
thấp, chất lượng tốt đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn cấp nước cho ăn uống
và sinh hoạt.
14
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện được năm nguồn
nước khoáng: nước khoáng Mỹ Lâm, Bình Ca, Bản Kừng, Làng Yểng và Pắc
Ban. Năm nguồn nước này chứa nhiều loại muối khoáng có giá trị đối với con
người, có khả năng khai thác sử dụng để chữa bệnh và đóng chai.
Nhìn chung, Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước tương đối
phong phú. Tài nguyên nước mặt lớn, đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước phục vụ
sản xuất, sinh hoạt và có tiềm năng về thủy điện. Tài nguyên nước dưới đất
khá dồi dào, chất lượng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn nước cho ăn uống
và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào các tháng đầu mùa mưa, nước mặt và nước dưới
đất thường bị đục, đôi khi còn chứa nhiều chất hữu cơ gây khó khăn không
nhỏ cho công tác cấp nước ăn uống và sinh hoạt của địa phương [4].
2.4.2. Hệ thống sông Lô
Bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc chảy qua Hà Giang, đi vào địa
phận tỉnh Tuyên Quang tại xã Yên Lâm – Hàm Yên và đi ra khỏi địa phận
tỉnh Tuyên Quang tại huyện Sơn Dương. Đoạn qua Tuyên Quang dài 145km
với diện tích lưu vực 2.090km
2
, bao gồm cả trung lưu và hạ lưu. Thượng lưu
sông Lô chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, sông Lô đoạn chảy qua thành
phố Tuyên Quang cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, đến giữa

thành phố đột ngột thay đổi hướng chảy gần theo hướng Bắc – Nam.
Các phụ lưu chính trên sông Lô thuộc địa phận tỉnh Tuyên Quang:
Sông Gâm: là phụ lưu cấp I lớn nhất của lưu vực sông Lô, chiếm khoảng
44,1% diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang đi vào Tuyên Quang. Chảy theo hướng
Bắc - Nam, sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận -Yên Sơn phía trên thành
phố Tuyên Quang. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 109 km với diện tích
lưu vực 2870km
2
, độ cao trung bình của lưu vực là 877km, độ dốc 22,7%. Có
các sông nhánh như sông Nheo, sông Năng đổ vào bờ trái, sông Nhiệm, ngòi
Quảng đổ vào bờ phải.
Sông Đáy: Là phụ lưu cuối cùng đổ vào sông Lô ở gần của sông, có
thượng lưu và trung lưu chảy trên địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc, còn
hạ lưu chảy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi
Tam Tạo, huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn Sơn
Dương của tỉnh Tuyên Quang, huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương,
15
Vĩnh Tường của tỉnh Vĩnh Phúc và nhập vào sông Lô tại giữa xã Sơn Đông
(Lập Thạch) và xã Việt Xuân (Vĩnh Tường) phía trên cầu Việt Trì độ 200m.
Sông Phó Đáy có nhiều phụ lưu nhỏ.
Tổng diện tích lưu vực là 1610km
2
, tương ứng với chiều dài 170km.
Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 80km, với diện tích lưu vực 800km
2
.
Sông chảy theo hướng Bắc - Nam qua vùng mưa ít nên dòng chảy không dồi
dào như sông Lô, sông Gâm. Sông Phó Đáy có lòng sông hẹp, nông, khả năng
vận tải đường thủy hạn chế [4].

2.4.3. Hiện trạng chất lượng nước sông Lô
Dựa trên báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tuyên Quang một số năm
gần đây và Qua kết quả quan trắc nước mặt sông Lô tại Yên Lâm, Tân
Thành, Tân Yên huyện Hàm Yên, ngã ba Lô- Gâm, phường Minh Xuân-
Thành phố Tuyên Quang và Đội Bình - Yên Sơn cho thấy chất lượng nước
sông Lô như sau:
Vào mùa khô: nước sông Lô thuộc loại nước nhạt, không mùi, không vị,
có tính axít yếu. Nhìn chung nước sông Lô chưa bị ô nhiễm bởi chất hữu cơ,
riêng ở Đội Bình và Minh Xuân nước bắt đầu có dấu hiệu bị nhiễm bẩn bởi
chất hữu cơ.
Vào mùa mưa: nước sông Lô thuộc loại nước nhạt, không mùi, không
vị, có tính kiềm yếu. Nước sông Lô vào mùa mưa chưa bị ô nhiễm bởi chất
hữu cơ. Vào mùa mưa, hàm lượng các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất hữu
cơ, cặn và một số nguyên tố vi lượng trong nước sông giảm so với mùa khô.
Lý do có thể vào mùa mưa lưu lượng nước sông Lô lớn hơn mùa khô rất
nhiều đã có tác dụng pha loãng và làm giảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm
trong nước sông.
Theo không gian, nước sông Lô khi chảy vào địa phận Tuyên Quang có
hàm lượng chất hữu cơ ở mức độ trung bình (COD từ 15- 20 mg/l). Đến gần
Tân Yên, hàm lượng chất hữu cơ giảm đi rõ rệt (COD còn 4 - 8 mg/l); sau đó
theo dòng chảy, hàm lượng hàm lượng chất hữu cơ tăng dần và đạt tới
ngưỡng QCCP (COD= 30 mg/l) khi ra khỏi địa phận Tuyên Quang. Điều này
cho thấy việc xả nước thải chưa qua xử lý của các khu đô thị và các khu công
nghiệp vào môi trường đã có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng nước sông
Lô [4].
16
PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng chất lượng môi trường nước sông Lô.
Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố
Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang.
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Quá trình lấy mẫu được tiến hành từ phường Tân Hà đến xã An
Khang. Bao bồm 3 vị trí: Cầu Tân Hà, phà Nông Tiến cũ – phường Minh
Xuân và xã An Khang.
Thời gian từ: 2/2012 – 5/2012
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên
Quang
3.2.2. Đánh giá các hoạt động sản xất kinh doanh, dịch vụ dọc theo sông
Lô ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Lô
3.2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành
phố Tuyên Quang
3.2.4. Các nguồn gây ô nhiễm nước sông Lô
3.2.5. Đề xuất các giải pháp hạn chế, khắc phục ô nhiễm môi trường nước
sông Lô
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu thứ cấp
Phương pháp này là phương pháp khá phổ biến, đơn giản dễ làm, nhanh
và có hiệu quả. Đây là phương pháp tham khảo tài liệu có sẵn liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Đã tiến hành thu thập, nghiên cứu, thừa kế có chọn lọc các
tài liệu đã công bố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên
17
Quang, các tài liệu phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước sông Lô
đã có tại Chi cục BVMT tỉnh Tuyên Quang, sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh
Tuyên Quang. Ngoài ra còn thu thập các thông tin khác liên quan đến đề tài
thông qua thực địa, sách báo, internet
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa, quan trắc, lấy mẫu, bảo quản

Việc quan trắc, lấy mẫu được tiến hành theo kế hoạch quan trắc định kỳ
hàng năm của tỉnh Tuyên Quang, do Sở Tài nguyên & Môi trường Tuyên
Quang phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và Tư vấn công nghệ môi trường
tiến hành thực hiện.
Kế hoạch quan trắc các thành phần môi trường của tỉnh Tuyên Quang
được tiến hành vào hai đợt tháng 5 (mùa mưa) và tháng 12 (mùa khô).
Các chỉ tiêu nhiệt độ, pH, DO được đo trực tiếp ngoài hiện trường bằng
máy đo nhanh Multiline P4 của cộng hòa liên bang Đức.
Các chỉ tiêu còn lại của nước được phân tích trong phòng thí nghiệm.
Mẫu nước được lấy tại và được đựng trong chai nhựa mới, sạch, dung
tích 500 ml. Mỗi mẫu được lấy vào 04 chai, các chai mẫu được nút chặt, quấn
băng dính và dán nhãn, ghi ký hiệu rõ ràng. Mẫu được bảo quản trong thùng
xốp, ướp đá lạnh.
Bảng 3.1: Khối lượng công việc đã thực hiện
STT Địa điểm
Số lượng mẫu
quan trắc
Số chỉ tiêu
quan trắc
1 Ngã ba Lô – Gâm 3 10
2 Phà Nông Tiến 3 10
3 Xã Vĩnh Lợi 3 10
18
Hình 3.1: Sơ đồ lấy mẫu tại thành phố Tuyên Quang
3.3.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
19
Mẫu từ hiện trường chuyển về được gia công ngay sau đó được đưa vào
phân tích bằng máy chuyên dụng.
Mẫu được phân tích bằng các phương pháp sau:
- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD5 được xác định trên máy BSB 60 của hãng

WTW (Đức). Nhu cầu oxy hóa học COD được xác định bằng phương pháp
Permanganatkali.
- Oxy hòa tan được đo trực tiếp tại nơi lấy mẫu bằng phương pháp đầu
đo điện hóa.
- Vi khuẩn Coliform được xác định bằng phương pháp khuẩn lạc/100 ml
(lên men hàng loạt trong môi trường phù hợp).
- Tổng chất rắn lơ lửng TSS xác định bằng phương pháp lọc qua cái lọc
sợi thủy tinh.
- Photphat, Nitrat được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ion.
- Sắt được xác định bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 –
phenantrolin.
- Thủy ngân được xác định bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên
tử không ngọn lửa.
Mẫu lưu sau phân tích được bảo quản trong thời hạn 01 tháng. Sau thời
hạn này, mẫu lưu được hủy.
3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các thông tin, dữ liệu quan trắc thu thập được từ các nguồn khác nhau
được xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.
20
PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Tuyên Quang nằm bên bờ sông Lô, là trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa của tỉnh Tuyên Quang với 13 đơn vị hành chính trực thuộc
thành phố, trong đó có 7 phường: Hưng Thành, Nông Tiến, Ỷ La, Minh Xuân,
Phan Thiết, Tân Quang, Tân Hà và 6 xã: Tràng Đà, An Khang, Lưỡng
Vượng, Đội Cấn, Thái Long. Ranh giới của thành phố được xác định: phía
đông, bắc, tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dương.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

- Phía Tả ngạn: Có nhiều đồi núi cao và núi đá thấp, xen kẽ có dải ruộng
hẹp và bãi bồi ven sông Lô, gồm xã Tràng Đà và Nông Tiến.
- Phía Hữu ngạn: Có các khu dân cư, cánh đồng bồi tích sông lớn nối với
soi bãi tương đối bằng phẳng, có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ và thịt nặng
cao, độ nền từ 20,00m đến 28,00m.
- Các đồi, gò thấp, sườn thoải dốc dần từ chân núi ra bờ sông, suối, có
đất sét, sa thạch và đá tảng bị phong hoá, cao độ từ 30m đến 70m, chủ yếu
phải san lấp tại chỗ tạo mặt bằng xây dựng.
- Phần phía Tây, Tây Bắc là các ngọn núi cao trên 100m, có sườn dốc.
tập trung ở phường Nông Tiến và xã Tràng Đà là khu vực có độ dốc lớn, khai
thác mặt bằng xây dựng rất phức tạp. Khu vực này chủ yếu dùng khai thác vật
liệu xây dựng.
Thành phố Tuyên Quang có hướng dốc chính là hướng Bắc - Nam,
hướng cục bộ ra phía sông Lô
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm
của khí hậu vùng núi phía bắc, một năm chia thành hai mùa: Mùa khô và
mùa mưa.
21
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khí hậu có đặc điểm là lạnh,
mưa phùn gió bấc;
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đặc điểm khí hậu nóng ẩm,
mưa nhiều.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm thấp 23,0
o
C. Sự chênh lệch nhiệt độ
trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng
6 -7 nhiệt độ trung bình là 28,0
o
C, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1 năm sau

nhiệt độ trung bình là 16,0
o
C.
- Lượng mưa trung bình năm là 1600mm, phân bố không đều giữa các
tháng trong năm, mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 vào tháng 11, 12
lượng mưa không đáng kể.
- Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%, độ ẩm cao nhất vào
các tháng 7, 8, 9, 10 thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. Nhìn
chung, độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều
giữa các tháng trong năm.
- Hướng gió chính trên địa thành phố là hướng Tây Bắc - Đông Nam,
tốc độ gió trung bình cả năm là 1,4m/s, tốc độ gió lớn nhất 36m/s, ít xảy
ra bão lốc.
- Độ bốc hơi, lượng bốc hơi phụ thuộc nhiệt độ không khí và vận tốc gió.
Thành phố có lượng bốc hơi trung bình đạt 753mm.
4.1.1.4. Chế độ thủy văn
Chế độ thuỷ văn phụ thuộc chủ yếu vào hệ thống sông, ngòi, hồ nước có
trên địa bàn. Thành phố Tuyên Quang nằm ở hạ lưu sông Lô - Gâm và có 4
ngòi lớn là Ngòi Cơi, Ngòi Là, Ngòi Chả, Ngòi Thục nên chịu ảnh hưởng chế
độ thuỷ văn của các sông, ngòi đó.
Hệ thống sông Lô - Gâm: Bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam Trung
Quốc, chảy qua Hà Giang, qua thành phố Tuyên Quang: Diện tích lưu vực
29.600km2, lưu lượng lớn nhất mùa lũ Q
max
= 8.890m
3
/s, lưu lượng trung bình
năm mùa lũ Q
tb
= 725m

3
/s, lưu lượng nhỏ nhất mùa khô Q
min
=102m
3
/s. Chế độ
dòng chảy mùa lũ chiếm 70 - 80% tổng lượng nước cả năm, mùa khô chỉ
22
chiếm 20% tổng lượng nước cả năm. Ngoài ra còn có hệ thống ngòi chính
như ngòi Cơi, ngòi Là, ngòi Chả.
Thành phố chịu ảnh hưởng bởi các ngòi bắt nguồn từ dãy núi phía tây và
Tây Nam, là dòng chảy chính của nước mưa được tập trung từ dãy núi và
thung lũng phía Tây thành phố đổ ra sông Lô.
Nhìn chung, hệ thống sông ngòi trên địa bàn thành phố được chi phối
trực tiếp bởi cấu tạo địa hình, về mùa mưa địa hình có độ dốc lớn gây ảnh
hưởng trực tiếp đến sản xuất và sinh hoạt, gây xói mòn và rửa trôi đất.
4.1.1.4. Một số tài nguyên chính
Tài nguyên nước mặt của thành phố vào loại trung bình của lãnh thổ phía
Bắc nước ta, tiềm năng nước mặt lớn gấp 10 lần yêu cầu nước sản xuất nông
nghiệp, sinh hoạt và nguồn nước mặt là nguồn nước chính cung cấp cho thành
phố trong tương lai; nguồn nước ngầm dồi dào và chất lượng tốt.
Theo kết quả thống kê đất đai 2011 thành phố Tuyên Quang có
1.239,68ha đất lâm nghiệp. Trong đó: đất rừng sản xuất 341,78ha; rừng phòng
hộ 897,90ha. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế
đối với phường Nông Tiến và xã Tràng Đà nơi có diện tích đồi núi lớn. Đặc
biệt, khu vực Tràng Đà và Nông Tiến được coi là lá phổi của thành phố có tác
dụng điều tiết nguồn nước, không khí.
Trên địa bàn thành phố có nhiều loại khoảng sản khác nhau, nhiều mỏ đá
vôi có chất lượng tốt, tập trung, đáp ứng được nhu cầu sản xuất vật liệu xây
dựng lâu dài đó là mỏ đá vôi Tràng Đà, mỏ Barits. Ngoài ra trên địa bàn còn

có mỏ than ở phường Minh Xuân, mỏ kẽm, chì ở núi Tràng Đà…
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê, năm 2011 dân số thành phố Tuyên Quang có
139.000 người, với 23.255 hộ. Dân cư phân bổ không đồng đều tập trung ở
phường nội thành, mật độ dân cư của thành phố 1.166 người/km
2
cao nhất
trên địa bàn tỉnh. Trong vài năm gần đây, thành phố đã đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về dân số, áp dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ
sức khoẻ bà mẹ trẻ em nên tốc độ phát triển dân số có chiều hướng giảm.
23
Năm 2011 thành phố có 86.968 lao động trong độ tuổi, chiếm 62,12%
dân số. Trong đó: lao động nam 43.499, lao động nữ 43.469. Là nơi có vị trí
và điều kiện thuận lợi nên nguồn nhân lực ở đây khá dồi dào, tuy nhiên nguồn
nhân lực ở đây có trình độ không đồng đều nên còn nhiều khó khăn trong việc
sử dụng nguồn nhân lực.
4.1.2.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng
Giao thông, Với vai trò là trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh, hệ thống
giao thông của thành phố luôn được đầu tư cải tảo và nâng cấp thường xuyên.
Hệ thống giao thông của thành phố chủ yếu là đường bộ. Trên địa bàn thành
phố có nhiều tuyến giao thông quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế thành phố như: tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C, tuyến đường
thuỷ (sông Lô) và hệ thống giao thông nội thành tương đối hoàn chỉnh.
Thuỷ lợi, những năm gần đây thành phố đã quan tâm đầu tư nhiều vào
thực hiện chương trình kiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng
lực phục vụ của hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các
vùng chuyên canh trồng rau, hoa…Hệ thống cấp thoát nước hiện tại phục vụ
được cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất được thực hiện khá đồng bộ theo quy
hoạch mở rộng đô thị năm 2010.

Năng lượng, bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp điện trên toàn
thành phố đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh, ổn định, đảm bảo phục vụ
tốt cho nhu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hiện nay, Điện lực thành phố
Tuyên Quang đang trực tiếp quản lý vận hành, khai thác 213 trạm biến áp
phân phối, 3 trạm biến áp trung gian, trên 164km đường dây trung áp, hơn
100 km đường dây 10kV, 52km đường dây 35kV và gần 400km đường dây
0,4 phục vụ cho hơn 38.000 khách hàng trên địa bàn thành phố Tuyên
Quang Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, bưu chính viễn thông trên địa
bàn thành phố cũng có bước phát triển mạnh, thành phố có trạm thu phát sóng
phát thanh và truyền hình, các điểm bưu điện văn hoá phường, xã đã đảm bảo
cho việc thông tin liên lạc, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
24
4.1.2.3. Văn hóa, y tế, giáo dục
Văn hóa, Phong trào hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phát
triển rộng khắp ở các xã, phường, cơ quan, trường học. Hàng năm đã tổ chức
được trên 450 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng phục vụ nhân dân, thực
hiện tốt cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu
dân cư”.
Y tế, Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm phát
triển, chất lượng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ được nâng cao, thực hiện
đầy đủ các chương trình y tế quốc gia. Trong năm không có dịch bệnh lớn xảy
ra trên địa bàn, số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 6 loại Vacxin đạt
100%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 13,19 %.
Giáo dục, hệ thống giáo dục của thành phố bao gồm từ bậc mầm non
đến trung học. Công tác giáo dục trong những năm qua đã có những bước
phát triển đáng kể, hệ thống trường lớp được quan tâm xây dựng, đến nay các
phòng học của các bậc cơ bản được kiên cố hoá khang trang sạch đẹp theo
hướng chuẩn quốc gia. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát
triển, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm
đạt 100%, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, hoàn thành phổ cập

trung học cơ sở. Tỷ lệ huy động trẻ đến tuổi vào lớp một đạt 100%, mẫu giáo
và nhà trẻ đạt 100%.
4.2. Đánh giá các hoạt động sản xất kinh doanh, dịch vụ dọc theo sông Lô
ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Lô
4.2.1. Các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp ảnh hưởng đến chất
lượng nước sông Lô
Xác định rõ vai trò quan trọng của sản xuất nông lâm nghiệp, những năm
qua thành phố rất coi trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các loại giống có
hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Bước đầu đã hình thành một số vùng sản
xuất tập trung chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường
và tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích như chuyên canh hoa, rau
các loại, chuyên canh cây thức ăn gia súc ở một số nơi như Ỷ La, Hưng
Thành Đồng thời với các lợi ích đem lại, việc sản xuất nông nghiệp cũng
25
mang lại rất nhiều tác hại cho môi trường, đặc biệt là môi trường đất và nước.
Việc lạm dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, hóa chất BVTV làm cho
môi trường nước bị suy thoái. Các chất này, một phần bị cây hấp thụ, một
phần ngấm xuống nước ngầm còn lại là theo các dòng chảy đổ ra sông suối.
Sông Lô đoạn chảy qua thành phố Tuyên Quang có bốn cửa ngòi mang theo
các sản phẩm của hoạt động sản xuất nông nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng
nước sông. Đó là: của ngòi xã Thắng Quân, xã Thái Bình, xã Hoàng Khai
(Yên Sơn), xã Tràng Đà (thành phố Tuyên Quang). Nước mưa chảy tràn đem
theo các sản phẩm của quá trình sản xuất đổ vào các con suối này, ngoải ra
một số nơi con đem rác thải sinh hoạt ra đổ ở bờ suối, theo dòng nước các
chất này đều đổ vào sông Lô làm suy giảm chất lượng nước sông.
4.2.2. Các hoạt động công nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Lô
Trong năm, thành phố đã tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, có
cơ chế chính sách thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản
xuất kinh doanh các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ nhằm tạo việc
làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên hoạt động sản xuất công nghiệp của

thành phố vẫn còn hạn chế, chưa có nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng
nước sông Lô. Nhưng hoạt động khai thác vật liệu xây dựng cũng gây ảnh
hưởng không nhỏ đến chất lượng nước sông Lô. Trên địa bàn thành phố có
bốn doanh nghiệp tham gia hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Lô đoạn qua
thành phố Tuyên Quang. Cụ thể:

×