Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã bình dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 70 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt ngữ Nghĩa
NĐ : Nghị định
CP : Chính phủ
TT : Thông tư
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường
BTC : Bộ Tài Chính
BNNPTNT : Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
VH : Văn hóa
QĐ : Quyết định
TDTT : Thể dục thể thao
CT : Chỉ thị
DS- GD : Dân số - Giáo dục
TTTL : Thông tư liên tịch
BNV : Bộ nội vụ
KT : Kinh tế
CV : Công văn
GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HĐBT : Hội đồng bộ trưởng
UBND : Ủy ban nhân dân
LUT :Loại hình sử dụng đất
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trên cả nước năm 2013………….11
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương (01/01/2013… 12
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất xã Bình Dương năm 2013…………33
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt. Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay
thế được, không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, sử


dụng đất là một phần hợp thành của chiến lược nông nghiệp sinh thái và
phát triển bền vững.
Nông nghiệp là hoạt động sản xuất cổ nhất và cơ bản nhất của loài
người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên
cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác các tiềm năng của đất, lấy đó
làm bàn đạp phát triển các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả theo quan điểm sinh thái bền vững đang
trở thành vấn đề toàn cầu.
Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những
thành tựu quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của đất nước. Nông
nghiệp cơ bản đã chuyển sang sản xuất hàng hóa, phát triển tương đối toàn
diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp không
những đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn mang lại nguồn thu
cho nền kinh tế với việc tăng hàng hóa nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, cũng như các xã nông nghiệp khác xã Bình Dương đang đối
mặt với hàng loạt các vấn đề như: Sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc
hậu, chất lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh cạnh tranh còn
yếu, sự chuyển dịch cơ cấu còn chậm. Trong điều kiện diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa và gia tăng dân số thì mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo đà cho
phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là mục tiêu thực hiện đề tài: “Đánh giá
thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Bình Dương, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng ”.
1.2.Mục đích của đề tài
1.2.1.Mục đích tổng quát
- Đánh giá được thực trạng sử dụng đất nông trên cơ sở các điều kiện tự
nhiên ,kinh tế - xã hội của xã.
1.2.2.Mục đích cụ thể
- Đánh giá được hiệu quả các loại hình sử dụng đất.

- Lựa chọn được các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả
- Đánh giá những lợi thế và hạn chế của điều kiện tự nhiên – kinh tế xã
hội tác động đến sản xuất nông nghiệp của xã .
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội
của xã Bình Dương ,huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
- Số liệu thu thập được phải khách quan trung thực, chính xác.
- Các nội dung nghiên cứu phải cụ thể,thực tế , phản ánh đúng thực trạng.
- Các định hướng phải phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những
kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá
trình làm đề tài.
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Giúp cho sinh viên tiếp cận, học hỏi và đưa ra những cách xử lý
đối với những tình huống trong thực tế.
- Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ
đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1.Các khái niệm liên quan đến sử dụng đất hiệu quả.
- Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người
đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
- Khái quát về hiêu quả sử dụng đất
Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng đất .Khi nhận thức người dân

còn kém thì họ cho rằng hiệu quả và kết quả là một .Nhưng hiệu quả với kết
quả là 2 pham trù khác nhau.
+ Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người,
được biểu hiện bằng những tiêu chí cụ thể, xác định
+ Hiệu quả là kết quả mong muốn , cái sinh ra kết quả mà con người
chờ đợi , hương tới .Trong sản xuất hiệu quả là năng suất , là hiệu suất còn
trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất là lợi nhuận .Trong lao động hiệu quả là
năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hoa phí để sản suất
ra một đơn vị sản phẩm, hoặc bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong
một đơn vị thời gian.Trong lĩnh vực sử dụng đất thì hiệu quả là chỉ tiêu chất
lượng đánh giá kết quả sử dụng đất trong hoat động kinh tế , thể hiện qua
lượng sản phẩm, lượng giá trị thu được bằng tiền.Đồng thời mặt hiệu quả xã
hội được thể hiện là mức thu hút lao động trong hoạt động kinh tế để khai
thác sử dụng đất.Riêng đối với sản xuất nông nghiệp hiệu quả được thể hiện
là lượng nông sản thu hoạch được để đảm bảo sự ổn định về kinh tế và xã hội.
Vậy hiệu quả sử dụng đất là kết quả của cả một hệ thống các biện pháp
tổ chức sản xuất , khoa học, kỹ thuật, quản lý kinh tế và phát huy các lợi
thế,khắc phục các khó khăn khách quan của điều kiện tự nhiên,trong những
hoàn cảnh cụ thế gắn với sản xuất nông nghiệp với các nghành khác của nền
kinh tế, gắn sản xuất trong nước với thị trường quốc tế.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao phải thông qua việc bố trí cơ
cấu cây trồng vật nuôi .Hiện nay các nhà khoa học cho rằng, vấn đề đánh giá
hiệu quả sử dụng đất không chỉ xem xét đơn thuần ở một mặt hay một khía
cạnh nào đó, mà phải xem xét trên tất cả các mặt : hiệu quả kinh tế, hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường.
- Hiệu quả về kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là giá trị thu được của sản phẩm đầu ra,lượng chi phí bỏ ra là phần giá
trị của nguồn lực đầu vào.Kinh tế sử dụng đất với một diện tích đất đai nhất
định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với lượng chi phí

về vật chất và lao động thấp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật
chất của xã hội.Hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm của tất cả các loại hiệu quả
và có vai trò quyết định đối với các loại hiệu quả khác.Hiệu quả king tế có thể
lượng hóa, tính toán được và tương đối chính xác được thể hiện bằng các hệ
thống chi tiêu.
- Hiệu quả xã hội là mỗi tương quan so sánh giữa kết quả về mặt xã hội
và tổng chi phi bỏ ra. Hiệu quả xã hội được thể hiện thông qua mức thu hút
lao động,thu nhập của người dân. Hiệu quả xã hội của sử dụng đất chủ yếu là
xác định bằng khả năng tạo ra việc làm trên một diện tích đất.Sử dụng đất
phải phù hợp với tập quán, nền văn hóa của địa phương để sử dụng đất bền
vững hơn.
- Hiệu quả về môi trường được thể hiện qua loại hình sử dụng đất phải
bảo về được độ màu mỡ của đất đai, ngăn chặn được sự thoái hóa và bảo về
được môi trường sinh thái
2.1.1.2.Các phương pháp nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất hiệu quả
trên thế giới, trong nước và địa phương nghiên cứu
Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung
và phương pháp đánh giá đất của mình. Có nhiều phương pháp khác nhau
nhưng dù là phương pháp nào thì cũng phải lấy đất đai làm nền và loại hình
sử dụng đất cụ thể để đánh giá.
• Phương pháp đánh giá đất đai của Liên Xô (cũ): Phương pháp được
hình thành từ những năm đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX để phục vụ cho đánh
giá đất và thống kê chất lượng đất đai nhằm mục đích xây dựng chiến lược
quản lý và sử dụng đất cho các đơn vị hành chính thuộc Liên bang Xô Viết.
Phương pháp này thống kê các đặc tính cơ bản của đất đai để hướng cho các
mục đích sử dụng và bảo vệ đất hợp lý (Đỗ Nguyên Hải, 2000) [7]
• Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ: Năm 1951, Cục Cải tạo đất đai -
Bộ Nông nghiệp Mỹ đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi
đất có tưới. Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (arable)
đến lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không

thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc
điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới
hạn ở phạm vi thủy lợi (Đào Đức Ngọc, 2009)[9]
• Phương pháp đánh giá đất đai ở Canada: Canada đánh giá đất theo
các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm
cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ
số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là
thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ độ độc trong đất, xói mòn và đá lẫn.
Trên cơ sở đó, đất Canada được chia làm 7 nhóm rất chi tiết và thích nghi cao
tới không gian sản xuất được (Đào Đức Ngọc, 2009) [9]
• Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh: Đánh giá đất đai ở Anh được áp
dụng theo hai phương pháp:
- Phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất.
- Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào
năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân
nhiều nằm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên
đất tiêu chuẩn (Đào Đức Ngọc, 2009) [9]
• Phương pháp đánh giá đất theo FAO:
Thấy rõ được tầm quan trọng của đánh giá đất, phân hạng đất đai, tổ
chức Nông - Lương của Liên hợp quốc - FAO đã tập hợp các nhà khoa học
đất và chuyên gia đầu ngành về nông nghiệp để tổng hợp các kinh nghiệm và
kết quả đánh giá đất của các nước, xây dựng nên tài liệu “Đề cương đánh giá
đất đai” (FAO -1976).
Tài liệu này đã đưa ra hàng loạt các khái niệm dùng trong đánh giá đất
đai như chất lượng đất đai, đơn vị đất đai và bản đồ đơn vị đất đai, loại hình
sử dụng đất và hệ thống sử dụng đất.
Tài liệu này được nhiều nước trên thế giới quan tâm, thử nghiệm và
vận dụng vào công tác đánh giá đất đai ở nước mình và được công nhận là
phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông,
lâm nghiệp.

Phương pháp đánh giá đất của FAO đã “dung hòa” các phương pháp
đánh giá đất đai trên thế giới, lựa chọn và phát huy được ưu điểm của các
phương pháp đánh giá đất đai khác nhau. Cơ sở của phương pháp này là sự so
sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất gắn với phân tích các khía
cạnh về kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng tối ưu.
Mục đích của đánh giá đất theo FAO là nhằm tăng cường nhận thức và hiểu
biết về phương pháp đánh giá đất đai trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất
trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên thế giới và giữ
gìn nguồn tài nguyên đất đai không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền
(Đào Đức Ngọc, 2009)[9]
Nội dung chính của đánh giá đất đai theo FAO:
- Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai;
- Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất và yêu cầu sử dụng đất;
- Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai;
- Phân hạng thích hợp đất đai.
Các bước chính trong đánh giá đất theo FAO gồm:
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Xác
định
mục
tiêu
Thu
thập tài
liệu
Xác
định
loại
hình sử
dụng
đất

(LUT)
Xác
định
đơn vị
đất đai
Đánh
giá khả
năng
thích
hợp
Xác
định
hiện
trạng
KT -
XH và
môi
trường
Xác
định
loại
hình sử
dụng
đất
thích
hợp
nhất
Quy
hoạch
sử

dụng
đất
Áp
dụng
của
việc
đánh
giá
đất
(Nguồn: Nông Thị Thu Huyền (2013), Bài giảng Đánh giá đất)
2.1.1.3. Các văn bản của nhà nước,của địa phương liên quan đến việc sử dụng đất
• Luật đất đai 2003.
•Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của thủ
tướng chính phủ V/v hướng dẫn thi hành luật đất đai năm 2003.
•Nghị Định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
•Thông 01/2005/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 181/2004/NĐ-CP
thi hành Luật Đất đai.
•Nghị định 17/2006/NĐ-CP sửa đổi các nghị định hướng dẫn Luật Đất
đai.
•Thông tư 05/2007/TT-BTNMT hướng dẫn trường hợp được ưu đãi sử
dụng đất và quản lý đất đai đối với cơ sở giáo dục - đào tạo, y tế, VH, TDTT,
KHCN, môi trường, XH, DS-GĐ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
•Nghị định 84/2007/NĐ-CP quy định bổ sung về cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu
nại về đất đai.
•Thông tư 06/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định
84/2007/NĐ-CP.
•Thông tư 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý

hồ sơ địa chính.
•Thông tư 08/2007/TT-BTNMT hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai
và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.Quyết định 51/2008/QĐ-TTg về
chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dành riêng
cho người lao động là người tàn tật.
•Quyết định 512/QĐ-BTC đính chính TTLT 14/2008/TTLT/BTC-
BTNMT hướng dẫn Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
•Thông tư liên tịch 14/2008/TTTL-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện
Nghị định 84/2007/NĐ-CP.
•Thông tư 17/2009/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Hết hiệu lực
khoản 9 Điều 6, điểm k, K 1 Điều 12 và điểm đ, K 1 Điều 19).
•Nghị định 88/2009/NĐ-CP về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
•Thông tư 14/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
•Nghị Định 69/2009/NĐ-CP quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
•Nghị Định 105/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai.
•Công văn 181/ĐC-CP đính chính Nghị định 69/2009/NĐ-CP về quy
hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
•Thông tư 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất.
•Thông tư 20/2010/TT-BTNMT quy định bổ sung về giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
•Thông tư 106/2010/TT-BTC hướng dẫn lệ phí cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
•Thông tư 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa

chính.
•Thông tư 57/2010/TT-BTC quy định việc lập dự toán, sử dụng và
quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đấtThông tư 151/2010/TT-BTC hướng dẫn áp dụng các loại
thuế và các khoản nộp NSNN đối với quỹ phát triển đất quy định tại Điều 34
Nghị định 69/2009/NĐ-CP.
•Thông tư 16/2010/TT-BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
•Thông tư liên tịch 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT hướng dẫn việc đăng
ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
•Chỉ thị 1474/CT-TTg năm 2011 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp
bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
•Nghị định 38/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị Định 181/2004/NĐ-CP quy
định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
•Nghị quyết 39/2012/QH13 tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực
hiện chính sách, pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối
với các quyết định hành chính về đất đai.
•Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
•Thông tư 205/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để
bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý,
sử dụng đất trồng lúa .
•Thông tư 09/2013/TT-BTNMT quy định về quản lý, sử dụng đất bãi
bồi ven sông, biển, đất có mặt nước ven biển.
•Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng
lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng
lúa (có hiệu lực 01/01/2014).
•Nghị quyết 49/2013/QH13 kéo dài thời hạn sử dụng đất trồng cây
hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá
nhân (Hết hiệu lực từ ngày 01/7/2014).

•Nghị định 126/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Nghị quyết
49/2013/QH13 về kéo dài thời hạn sự dụng đất trồng cây hàng năm, đất nuôi
trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
•Quyết định 703/QĐ-TCQLĐĐ về Sổ tay hướng dẫn thực hiện dịch vụ
đăng ký và cung cấp thông tin đất đai, tài sản gắn liền với đất.
2.2. Tình hình sử đụng đất nông nghiệp trong cả nước
2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương trên cả nước
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất trên cả nước năm 2013
Loại hình sử dụng đất Tổng diện tích
Đất đã giao cho
các đối tượng sử
dụng
Đất đã giao cho
các đối tượng
quản lý
CẢ NƯỚC 33.095,7 25.070,4 8.025,3
Đất nông nghiệp 26.226,4 22.812,6 3.413,8
Đất sản xuất nông nghiệp 10.126,1 10.006,9 119,2
Đất trồng cây hàng năm 6.437,6 6.384,7 52,9
Đất trồng lúa 4.120,2 4.106,8 13,4
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 44,4 33,0 11,4
Đất trồng cây hàng năm khác 2.273,0 2.244,9 28,1
Đất trồng cây lâu năm 3.688,5 3.622,2 66,3
Đất lâm nghiệp 15.366,5 12.084,2 3.282,3
Rừng sản xuất 7.431,9 5.975,9 1.456,0
Rừng phòng hộ 5.795,5 4.112,1 1.683,4
Rừng đặc dụng 2.139,1 1.996,2 142,9
Đất nuôi trồng thuỷ sản 689,8 678,6 11,2
Đất làm muối 17,9 17,2 0,7
Đất nông nghiệp khác 26,1 25,7 0,4

Đất phi nông nghiệp 3.705,0 1.737,5 1.967,5
Đất ở 683,9 678,7 5,2
Đất ở đô thị 133,7 131,5 2,2
Đất ở nông thôn 550,2 547,2 3,0
Đất chuyên dùng 1.823,8 870,1 953,7
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
nghiệp 19,2 18,9 0,3
Đất quốc phòng, an ninh 337,9 337,6 0,3
Đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp 260,1 249,6 10,5
Đất có mục đích công cộng 1.206,6 264,0 942,6
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 14,7 14,5 0,2
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 101,1 93,9 7,2
Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng 1.077,5 77,6 999,9
Đất phi nông nghiệp khác 4,0 2,7 1,3
Đất chưa sử dụng 3.164,3 520,3 2.644,0
Đất bằng chưa sử dụng 237,7 8,4 229,3
Đất đồi núi chưa sử dụng 2.632,7 504,2 2.128,5
Núi đá không có rừng cây 293,9 7,7 286,2
( Nguồn tổng cục thống kê năm 2013 )
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương
(01/01/2013)
Tỉnh/ TP Tổng
Trong đó
Đất sản
xuất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp

Đất
chuyên
dùng
Đất ở
Hà Nội 334.5 153.2 24.1 68.6 34.9
TP.Hồ Chí Minh 209.6 75.3 34.4 30.6 21.2
Vĩnh Phúc 123.2 49.9 32.8 18.7 7.6
Bắc Ninh 82.3 43.7 0.6 16.7 9.9
Cao Bằng 672.5 84.0 514.3 12.2 4.7
Bắc Kạn 485.9 37.5 334.7 11.3 2.4
Tuyên Quang 587.0 69.5 446.8 22.6 5.4
Lào Cai 638.4 79.9 315.7 16.0 3.4
Yên Bái 689.9 77.6 470.0 31.6 4.5
Thái Nguyên 352.6 99.4 171.7 20.4 10.6
Lạng Sơn 832.4 106.0 414.0 23.3 5.8
Bắc Giang 382.8 122.3 136.1 51.3 21.4
Phú Thọ 353.2 99.7 167.9 24.4 9.0
Điện Biên 956.3 120.5 623.6 9.5 3.4
Lai Châu 911.2 77.6 398.7 7.9 2.8
Sơn La 1417.4 247.7 572.9 17.7 7.0
Hoà Bình 459.5 55.2 251.3 15.0 20.1
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2013)
2.2.2. Tình hình sử dụng đất của xã Bình Dương, huyện Hòa An,tỉnh Cao Bằng
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.316.21ha , trong đó:
- Đất nông nghiệp:3.209,36 ha, chiếm 96,78% diện tích tự nhiên.
+ Đất sản xuất nông nghiệp: 194,64 ha, chiếm 5,87 % diện tích đất tự
nhiên.Trong đó giao cho các hộ gia đình cá nhân quản lí 176,76 ha, chiếm
90,81 % diện tích đất nông nghiệp của xã, còn xã quản lí 5,2 ha. Bình quân
diện tích đất nông ngiệp trên đầu người là 1387 m
2

/người.
+ Đất trồng cây hằng năm có : 137.8 ha, chiếm 75,26 % diện tích đất
sản xuất nông nghiệp. Trong đó :Đất trồng lúa: 128,52 ha,chiếm 69,88 % diện
tích trồng cây hàng năm.Đất trồng cây hằng năm khác: 53,24 ha chiếm 30,12
% diện tích đất trồng cây hằng năm.
Bình Dương là xã thuần nông , lương thực chủ yếu là cây, tổng diện
tích đất gieo trồng là 197 ha, trong đó: Vụ mùa là 128,6 ha, vụ xuân là 68,4
ha, năng suất bình quân đạt 42,1 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 829,4 tấn.
+ Đất trồng cây hằng năm khác là 8,9 ha. Diện tích này chủ yếu trồng
các loại như: Ngô, khoai, sắn, lạc,đậu, thuốc lá….
Hệ số sử dụng đất của xã đạt 1,7 lần. Tuy nhiên sản suất nông nghiệp
vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết khí hậu và thị trường tiêu thụ sản phẩm
nên còn ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất.
- Đất trồng cây lâu năm: 17,88 ha, chiếm 0,56 % diện tích đất nông
nghiệp. Diện tích này chủ yếu là các loại cây ăn quả , chè,hạt dẻ, chè đắng,
……
- Đất lâm nghiệp có 3.006,53 ha,chiếm 90,66% diện tích tự nhiên.
+ Đất có rừng tự nhiên sản xuất là: 2.971,53 ha.
+ Đất có rừng trồng sản xuất: 35 ha.
Trong những năm gần đây do thực hiện tốt công tác giao đất, giao
rừng,chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng mới theo dự án 327 và 5 triệu
ha nên phần lớn diện tích rừng hiện nay phục hồi nhanh, trồng mới với các
loại cây thông, sao mộc, keo lại……Nâng cao độ che phủ rừng lên đạt 56 %
vào năm 2013.
- Đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 8,19 ha,do các hộ gia đình quản lí
và sử dụng chăn thả để cải thiện đời sống có thêm thu nhập.
- Đất phi nông nghiệp có: 98,23 ha, chiếm 2,96 % diện tích tự nhiên.
+ Đất ở tại nông thôn: 23,39 ha,chiếm 0,71 % diện tích đất tự nhiên. là
diện tích của các khu dân cư tập trung thành những làng, bản lâu đời gắn liền
với phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

+ Đất chuyên dùng: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Bình Dương còn phát
triển chậm, toàn xã có 56,04 ha đất chuyên dùng, chiếm 1,69 % diện tích đất
tự nhiên.tỷ lệ đất chuyên dùng còn thấp so với chỉ tiêu đất chuyên dùng của
các xã khác.
+ Đất trụ sở cơ quan có : 0,06 ha, đây là đât trụ sở UBND xã .
+ Đất quốc phòng an ninh có 1 ha.
+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp có : 2,6 ha, chiếm 0,08 %
diện tích tự nhiên.
+ Đất giao thông có : 47,5 ha, chiếm 1,43 % diện tích tự nhiên.
+ Đất thủy lợi: Diện tích đất thủy lợi hiện nay có 4 ha, chiếm 0,12%
diện tích tự nhiên. Trong đó kênh mương là 1,2 ha, phai đập 2,1 ha, mặt nước
chuyên dùng là 0,7 ha.
+ còn các loại đất phi nông nghiệp khác như nghĩa trang, nghĩa địa cơ
bản vẫn theo phong tục tập quán của địa phương.
- Đất chưa sử dụng: Do công tác giao đất, giao rừng cho các hộ gia
đình, cá nhân thực hiện tốt nên hầu hết diện tích đất chưa sử dụng đã được
khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích nông – lâm nghiệp, phi nông
nghiệp, Đến năm 2013 diện tích đất chưa sử dụng còn 8,62 ha chiếm 0,26 %
diện tích tự nhiên.

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, các loại hình sử dụng đất của xã Bình
Dương – huyện Hòa An – tỉnh Cao Bằng.
- Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Các yếu tố kinh tế - xã hội, môi trường tác động đến sử dụng đất nông
nghiệp của xã .
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài được tiến hành trên địa bàn xã Bình Dương bao gồm các loại đất
nông nghiệp và các loại hình sử dụng đất nông nghiệp.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu
Xã Bình Dương,huyện Hòa An ,tỉnh Cao Bằng.
3.2.2.Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thổ
nhưỡng, hệ thống thủy văn…
- Đặc điểm kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, lao động, hiện trạng sử
dụng đất nông nghiệp, đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp, tình hình phát triển
các ngành nghề, tình hình đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, văn hóa phúc lợi…
3.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương ,
huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.3.2.1. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Bình Dương
3.3.2.2. Các loại hình sử dụng đất chính trên toàn xã
3.3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp trên địa bàn xã Bình Dương , huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
3.3.3.1. Định hướng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp
3.3.3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
trên địa bàn xã Bình Dương
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Lựa chọn các Xóm có tính đại diện cho các vùng của xã. Xã được chia làm
2 tiểu vùng trong đề tài này chúng tôi chọn 6 Xóm trên 2 tiểu vùng của xã.
- Tiểu vùng 1: Có địa hình cao, vàn cao bao gồm các xóm như Nà
Niển,Nà Vường, Nà Hoan,Khuổi Lầy chọn đại diện xóm Nà Niển, Nà Hoan,
Nà Vường để nghên cứu.

- Tiểu vùng 2: Có địa hình vàn thấp, tương đối bằng phẳng bao gồm
các xóm như Thin Tẳng, Bó Mỵ, Nà Phung, Khuổi Rỳ chọn ra 3 xóm đại diện
cho tiểu vùng để nghiên cứu ( xóm Thin Tẳng,Bó Mỵ, Khuổi Rỳ).
Chọn các hộ điều tra đại diện cho các vùng theo phương pháp chọn
ngẫu nhiên. Các hộ điều tra là các hộ tham gia trực tiếp sản xuất nông nghiệp
có diện tích các cây trông phổ biến, thuộc 6 xóm đại diện cho 2 tiểu vùng.
Mỗi xóm tiến hành điều tra 6 hộ và tổng số phiếu điều tra là 36 hộ theo
phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp.
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu, tài liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước như: Phòng
địa chính.Phòng Khuyến Nông, phòng kế hoạch – tài chính của Xã
- Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
- Thu thập số liệu, tài liệu về địa chất, địa hình, đất đai, phân loại đất và
các loại hình sử dụng đất của xã.
- Thu thập các số liệu về tình hình sử dụng đất.
3.4.2. Phương pháp điều tra tài liệu, số liệu sơ cấp
- Điều tra trực tiếp thông qua số liệu hệ thống hồ sơ sổ sách , tài liệu đã
được công bố như là sổ địa chính, báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo
thủy nông của xã.
- Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA); phương pháp điều tra
có sự tham gia của người dân (PRA) tiến hành đi điều tra trên địa bàn 2 vùng
trọng điểm của xã với tổng số phiếu điều tra là 36 phiếu.
- Điều tra các loại hình sử dụng đất, loại hình luân canh thông qua các
phiếu điều tra mà đã được xây dựng sẵn để hỏi người dân.
3.4.3 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê được ứng dụng để xử lý các số liệu điều tra,
thu thập được trong quá trình nghiên cứu.
- Sử dụng phần mềm Microsoft office Excel để xử lý, tổng hợp, phân
tích số liệu và đánh giá hiệu quả kinh tế.
3.4.4. Phương pháp minh họa bằng sơ đồ,biểu đồ, hình ảnh

- Phương pháo biểu đồ dùng để thể hiện một số kết quả nghiên cứu như
là biểu đồ hiện trạng sử dụng đất,biểu đồ cơ cấu đất….
- Phương pháp hình ảnh để mô tả các loại hình sử dụng đất đang nghiên cứu.
3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất
Trên cơ sở số liệu đề tài thu thập được sẽ tiến hành tổng hợp, chia
thành nhiều loại khách nhau: cây trồng, các khoản chi phí, giá cả …và dựa
theo các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất :
a, Hiệu quả về kinh tế
- Tổng giá trị sản phẩm (T): T= p
1
.q
1
+p
2
.q
2
+…+p
n
.q
n
Trong đó:
+ q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm
+ p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm
+ T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm.
- Thu nhập thuần (N): N = T - C
SX
Trong đó:
+ N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm.
+ C
SX

: Là chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm.
- Hiệu quả đồng vốn (H): H = N/ C
SX
- Giá trị ngày công lao động = N/số ngày công lao động/ha/năm.
b, Hiệu quả về xã hội
- Giá trị ngày công lao động nông nghiệp.
- Đảm bảo an ninh lương thực.
- Đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ.
- Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp.
- Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.
- Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động.
- Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.
c, Hiêu quả về môi trường
- Tỷ lệ che phủ.
- Khả năng bảo vệ và cải tạo đất.
- Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Dương là một xã thuộc vùng sâu của huyện Hòa An,xã cách
huyện khoảng 15km về phía Tây Nam,có ranh giới tiếp giáp với các xã
- Phía bắc giáp xã Hoàng Tung.
- Phía Nam giáp Xã Thịnh Vượng (huyện Nguyên Bình ).
- Phía Đông giáp xã Bạch Đằng,Hưng Đạo.
- Phía Tây giáp xã Hoa Thám,Lang Môn (huyện Nguyên Bình)
Xã có tọa độ địa lý từ: 22
o
30


10

- 22
o
10

52

vĩ độ bắc .106
o
00

00



106
o
24

22

kinh độ đông.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình chia cắt tự nhiên bởi các đồi núi,độ cao trung bình so
với mặt nước biển là 450m,nơi cao nhất 600m, nơi thấp nhất là 300m.Sự phân
hóa địa hình theo hai dạng chính: Địa hình đồi, núi đất và địa hình thung lũng
hẹp. Được phân bố như sau:
- Dạng địa hình đồi núi đất,độ cao trung bình từ 400m- 540m phân bố

tập trung ở phía nam của xã. Phần lớn độ dốc trên 25
o
, xen kẽ các bãi bằng
thung lũng hẹp và chân sườn đồi dốc thoải độ dốc <20
o
.Dạng địa hình này
được hình thành trên các loại đá phiến, sa thạch và phiến thạch sét, phân bố
hầu hết các thôn bản như: Nà Pản, Roỏng bó, Nà Niển, nhiều nhất là ở khuổi
Pản,ở dạng địa hình này đất dễ bị rửa trôi, xói mòn,do vậy chỉ thích hợp sử
dụng vào mục đích lâm nghiệp và nông- lâm nghiệp kết hợp, riêng trên bãi
bằng và sườn đồi có độ dốc thoải,có thể thích hợp để phát triển các loại cây
ngắn ngày như trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, các loại
hoa màu, vùng địa hình này chiếm khoảng 90% so với diện tích tự nhiên.
- Dạng địa hình thung lũng bằng: Độ cao trung bình 300m – 350m phân
bố rải rác ở các khe đồi, chủ yếu là ở phía bắc của xã. Dạng địa hình này
chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng diện tích tự nhiên.Thích hợp sử dụng vào mục
đích nông nghiệp.
Đặc điểm địa hình của xã cho thấy sự phân hóa rõ rệt, các dạng địa hình
khác nhau, mang lại ưu thế đa dạng trong khả năng khai thác sử dụng vào
mục đích nông – lâm nghiệp.Tuy nhiên trong vấn đề sử dụng đất cần chú
trọng đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng đất, khai thác vùng địa hình này cần
lưu ý nơi tập trung đông dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng,hạn chế tối đa việc
chuyển mục đích đất nông nghiệp sang sử dụng vào các mục đích khác,ở các
vùng địa hình đồi núi gắn việc khai thác sử dụng đất với việc bảo vệ đất nhằm
đảm bảo khai thác sử dụng đất mang tính ổn định,bền vững lâu dài.
4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Xã chịu ảnh hươnghr khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm phân thành 2
mùa rõ rệt : Mùa đông khô,lạnh và mùa hè nóng ẩm. Những đặc trưng chính
trong chế độ khí hậu thời tiết của xã Bình Dương là:
- Chế độ nhiệt:

- Nền nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 20
o
– 22
o
c, trung bình tối cao
lên tới 39,9
o
c (tháng 5, 6 ),trung bình tối thấp 4
o
c (tháng 1 ).Nền nhiệt phân hóa
trong năm theo 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô,
lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.Nhiệt độ trung bình các tháng mùa nóng
đạt 26
o
c, cao nhất lên tới 40
o
c, mùa lạnh nhiệt độ trung bình khoảng 18,90
o
c.
- Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm khỏng 7,2
o
c,biên độ
nhiệt ngày đêm khá cao, trung bình khoảng 6,8
o
c, mùa lạnh có thể lên tới 8,2
o
c.
Tổng tích ôn hằng năm khoảng 7.890
o
c,trong đó vụ đông xuân 3,138

o
c
nền nhiệt độ đảm bảo cho khả năng canh tác từ 2 – 3 vụ cây ngắn ngày trong
năm.Tuy nhiên cần chú ý tới nền nhiệt thấp trong vụ đông xuân dễ bị ảnh
hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, với vụ mùa nếu cấy muộn sẽ gặp rét
làm hạn chế đến năng suất cây trông. Do vậy cần chú ý lựa chộn cơ cấu giống
cây trồng thích hợp thời vụ để hạn chế những ảnh hưởng bất thuận trong chế
độ nhiệt.
Nhìn chung chế độ nhiệt mang lại ưu thế thích nghi cho sự phát triển cơ
cấu cây trông đa dạng.
- Chế đọ ẩm:
+ Lượng mưa bình quân khoảng từ 1300mm – 1500mm/năm.Tuy nhiên
phân bố không đều, lượng mưa từ tháng 3 đến tháng 8 chiếm tới 80% lượng
mưa cả năm,mùa mưa lượng mưa tập trung nhiều thường gây rửa trôi, xói
mòn đất ở vùng đồi và kèm theo lũ quét, sạt lở đất vùng thung lũng, ven sông
suối, mùa khô có mưa phùn, lượng mưa phân bố không đồng đều khoảng từ
tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mưa phùn có ảnh hưởng tích cực đến việc cải
thiện chế độ trong mùa khô.Sự chênh lệch giữa 2 mùa có ảnh hưởng lớn tới
độ ẩm trong mùa khô lạnh hạn chế khả năng tăng vụ trên diện tích chủ động
tưới tiêu. Những yếu tố này đòi hỏi cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất,
đặc biệt cần chú trọng phục hồi vốn rừng, tăng độ che phủ và có chế độ canh
tác hợp lý nhằm hạn chế các tác dộng bất lợi trong mùa lũ.
+ Lượng bốc hơi: Bình quân khoảng từ 800 – 1000 mm/năm. Tuy nhiên
diễn biến không đồng đều theo mùa. Trong mùa khô lạnh, lượng bốc hơi
thường cao hơn lượng mưa. Các tháng 12, tháng 1 lượng bốc hơi thường cao
hơn lượng mưa là 2 -7 lần.Đây là yếu tố chính gây nên tình trạng khô hạn
trong vụ đông xuân, thời kỳ khô hạn không chỉ hạn chế khả năng tăng vụ cây
trồng ngắn ngày mà còn kèm theo rét ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh
hoạt của dân cư.Trong mùa mưa nóng ẩm bốc hơi cao gần bằng lượng mưa
nên chế độ ẩm của mùa này được cải thiện đảm bảo điều kiện độ ẩm cho sản

xuất và đời sống.
- Độ ẩm không khí bình quân cả năm 82% và giao động từ 77 – 85 %
tùy thuộc vào lượng mưa và lượng bốc hơi. Nhìn chung chế độ ẩm tương đối
cao, do đó cần chú ý tới thời kỳ khô hạn để có các giải pháp kỹ thuật, nhằm
nâng cao hệ số sử dung đất , bằng các biện pháp như kiên cố hóa các công
trình thủy lợi, bố trí mùa vụ thích hợp , lựa chọn giống
* Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt khác cần chú ý : Hiện tượng mưa
đá lũ quét có thể sảy ra vào các tháng 4- 5 và tháng 9- 10.ngoài ra còn chịu
ảnh hưởng của sương muối, thường xảy ra vào tháng 1 với mỗi đợt từ 1- 2
ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sinh trương và phát triển của cây
trồng, gia súc và gia cầm
4.1.1.4. Nguồn tài nguyên đất
- Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng và tổng hợp từ bản đồ tỷ lệ 1/25.000
xã Bình Dương có diện tích tự nhiên của xã là 3316,21 ha với các loại đất sau:
- Đất xám cơ giới nhẹ đá lẫn có diện tích 5,47 ha, chiếm 0,17 % diện
tích tự nhiên, được phân bố ở độ dốc cấp V.
- Đất xám feralit điẻn hình có diện tích 2128,74 ha , chiếm 64,45 %
diện tích tự nhiên, được phân bố ở các cấp độ dốc cấp III là 157,08 ha, cấp V
là 459 ha, đọ dốc cấp VI là 1512,66 ha.
- Đất xám feralit đá sâu ,có diện tích 84,05 ha,chiếm 2,54 % diẹn tích
đất tự nhiên được phân bố ở cấp độ dốc cấp VI
- Đất xám feralít đá rất sâu có diện tích 868,03 ha, chiếm 26,28% diện
tích đất tự nhiên được phân bố chủ yếu ở cấp độ dốc cấp VI.
- Đất xám feralit đá lẫn nông có diện tích 100,91 ha, chiếm 3,06 % diện
tích đất tự nhiên, được phân bố ở cấp độ dốc cấp II.
- Núi đá và sông suối là 3287,4 ha diện tích đất toàn xã.
Đặc điểm thổ nhưỡng của xã Bình Dương là:
- Các loại đất bằng có độ dốc cấp II, độ dốc <8
o
diện tích thấp có

171,12 ha, chiếm 5,16 % diện tích tự nhiên, loại đất này có độ phì trung bình
đén nặng, tầng dày mặt đất 30 cm. Các loại đất thích hợp với các loại cây
lượng thực, thực phẩm, cây công ngiệp ngắn ngày. Do đó trong quy hoạch
cần ưu tiên bố trí sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất cây hằng
năm, hạn chế tới mức thấp nhất sử dụng các loại này vào các mục đích phi
nông nghiệp.
- Các loại đất đồi núi: Phần diện tích thích hợp cho sử dụng vào các
mục đích nông nghiệp có độ dốc <15
o
là 157,08 ha, chiếm 4,47 % diện tích tự
nhiên. Loại đất này phù hợp cho phát triển cây ăn quả lâu năm .Diện tích đồi
núi có độ dốc < 25
o
có diện tích 464,47 ha chủ yếu thích hợp cho phát triển
nông lâm kết hợp và lâm ngiệp.
Diện tích đất đồi núi có độ dốc > 25
o
có diện tích 2523,33 ha , chiếm
76,1 % diện tích đất tự nhiên, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp khoanh
nuôi bảo vệ rừng.
4.1.1.5. Nguồn tài nguyên nước
Xã có nguồn nước khá dồi dào, có hệ thống sông suối chính trên địa
bàn gồm có: Sông Hiến chảy qua xóm khuổi lầy ,có một số suối to chảy qua
địa phận 2 xóm Bó Mỵ và Nà Vường .Còn lại các xóm đều có các suối nhỏ,
khe rạch chảy qua rất thuận tiện cho việc canh tác.Nhìn chung xã có nguồn
nước tương đối phong phú, về cơ bản đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời
sống của người dân trong xã.tuy nhiên do sự chênh lệch lưu lượng nước giữa
mùa mưa và mùa khô nên gây ra ngập úng , sạt lở, xói mòn vùng ven sông,

×