Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Mở rộng nhà xưởng nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 119 trang )

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án
“Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế
biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành
phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành
phẩm/năm”
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vii
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG viii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. 8
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 8
1.1. Tên dự án. 8
1.2. Chủ dự án. 8
1.3. Vị trí địa lý của dự án. 8
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án. 10
1.4.1. Mục tiêu của dự án. 10
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án. 10
1.4.3. Công nghệ sản xuất, vận hành. 14
1.4.4. Danh mục máy móc, thiết bị15
1.4.5. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm
(đầu ra) của dự án 16
1.4.6. Tiến độ thực hiện dự án. 17
1.4.7. Vốn đầu tư. 18
1.4.8. Nhu cầu nhân lực. 18
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 18
Chương 2. 20
ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ 20
- XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 20
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên. 20


2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất20
2.1.2. Điều kiện về khí tượng. 20
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn. 21
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường. 22
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội25
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 30
3.1. Nguồn gây tác động. 30
3.1.1. Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 30
3.1.2. Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động. 31
3.1.3. Dự báo những rủi ro về môi trường do dự án gây ra. 33
3.2. Đối tượng và quy mô tác dụng. 35
3.2.1. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng. 35
3.2.2. Đối tượng và quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động. 35
3.3. Đánh giá các tác động. 36
3.3.1. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.
36
3.3.2. Đánh giá các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động.
47
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá. 62
3.4.1. Các phương pháp dùng để đánh giá tác động môi trường cho
Dự án. 62
3.4.2. Độ tin cậy của các phương pháp đánh giá. 63
CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 64
4.1. Đối với các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng. 64
4.1.1. Các biện pháp tổ chức thi công xây dựng. 64
4.1.2. Các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây
dựng. 64
4.1.3. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động của công
nhân. 65

4.1.4. Các biện pháp an toàn lao động. 65
4.2. Đối với các tác động xấu trong giai đoạn vận hành sản xuất66
4.2.1. Khống chế ô nhiễm không khí66
4.2.2. Khống chế ô nhiễm chất thải rắn. 81
4.2.3. Khống chế ô nhiễm nguồn nước. 84
4.2.4. Khống chế ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung. 89
4.2.5. Biện pháp khác:90
4.2.6. Khống chế ô nhiễm do nhiệt90
4.3. Đối với sự cố môi trường trong giai đoạn hoạt động. 90
4.3.1. An toàn lao động và vệ sinh lao động. 90
4.3.2. Biện pháp phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn. 91
4.3.3. An toàn khi bảo quản, sử dụng các loại nhiên liệu, hóa chất93
4.3.4. Công tác ứng cứu sự cố tràn đổ nhiên liệu, hóa chất94
4.3.5. Biện pháp ứng phó sự cố nồi hơi95
4.3.6. Biện pháp phòng chống sự cố với trạm xử lý nước thải97
4.3.7. Các biện pháp an toàn lao động cho công nhân. 98
4.3.8. Chương trình khám sức khỏe định kỳ. 99
4.4. Các giải pháp hỗ trợ khác. 100
4.4.1. Giải pháp tiết kiệm nước. 100
4.4.2. Giải pháp tiết kiệm điện. 100
4.4.3. Giải pháp tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. 100
4.4.4. Giải pháp truyền thông. 100
Chương 5. 101
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 101
5.1. Chương trình quản lý môi trường. 101
5.2. Chương trình giám sát môi trường. 107
Chương 6. 110
THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 110
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 111
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 114

PHỤ LỤC 115
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
BTNMT Bộ Tài Nguyên & Môi Trường
BXD Bộ Xây Dựng
BYT Bộ Y Tế
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CP Chính phủ
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
FAO Food and Agriculture Organization of the United
Nations – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
HTXLNTTT Hệ thống xử lý nước thải tập trung
KCN Khu công nghiệp
KHKT Khoa học kỹ thuật
NĐ Nghị định
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QH Quốc hội
QĐ Quyết định
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TT Thông tư
TTg Thủ tướng
UBND Ủy Ban Nhân Dân
WHO (World Health Organization) – Tổ chức Y tế Thế Giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.Tổ chức thành viên thực hiện ĐTM… 7
Bảng 1.1. Tọa độ ranh giới khu đất của dự án như sau:8
Bảng 1.2 . Các hạng mục công trình của dự án. 10
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất

công nghiệp. 12
Bảng 1.4. Danh mục máy móc thiết bị15
Bảng 1.5. Công suất sản phẩm của dự án. 16
Bảng 1.6. Nhu cầu nguyên – nhiên liệu phục vụ cho dự án trong 1 năm 16
Bảng 1.7. Tiến độ thực hiện dự án. 17
Bảng 2.1. Giá trị của nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, lượng mưa và số ngày nắng.21
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu. 22
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh nhà máy hiện
hữu. 22
Bảng 2.4. Chất lượng không khí khu vực bên trong nhà xưởng đang hoạt
động. 23
Bảng 2.5. Kết quả phân tích nước thải tại hố ga cuối cùng đấu nối với khu
công nghiệp. 24
Bảng 2.6. Kết quả phân tích không khí tại khu đất mở rộng. 24
Bảng 2.7 . Kết quả phân tích mẫu đất tại khu đất xây dựng nhà xưởng mới24
Điều kiện về xã hội29
Bảng 3.1. Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn xây dựng.30
Bảng 3.2. Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải
trong giai đoạn xây dựng.31
Bảng 3.3. Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn
hoạt động.31
Bảng 3.4. Các hoạt động và nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai
đoạn hoạt động.32
Bảng 3.5. Các hoạt động và nguồn gây phát sinh chất thải rắn trong giai đoạn
hoạt động.32
Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng.35
Bảng 3.7. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn vận hành hoạt động.
35
Bảng 3. 8. Thang đánh giá tỷ trọng đất36
Bảng 3. 9.Hệ số ô nhiễm của các phương tiện sử dụng dầu DO (g/km.lượt xe).

39
Bảng 3. 10.Tải lượng ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển trong
giai đoạn xây dựng (g/ngày) 39
Bảng 3. 11. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công
trường. 40
Bảng 3. 12. Độ ồn của thiết bị thi công xây dựng theo khoảng cách tới
nguồn.40
Bảng 3. 13. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí.41
Bảng 3.14: Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi
trường.42
Bảng 3.15: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.43
Bảng 3.16: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt.43
Bảng 3.17. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây
dựng dự án. 46
Bảng 3.18: Hệ số ô nhiễm do máy phát điện. 47
Bảng 3.19: Tải lượng ô nhiễm từ máy phát điện. 47
Bảng 3.20: Nồng độ của khí thải phát sinh do máy phát điện. 47
Bảng 3.21. Tải lượng chất ô nhiễm đối với lò hơi đốt củi48
Bảng 3.22: Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải lò hơi đốt củi49
Bảng 23: Bụi phát sinh trong các công đoạn chế biến gỗ. 49
Bảng 3.24: Tác động của các chất ô nhiễm trong không khí52
Bảng 3.25: Thành phần đặc trưng của rác thải sinh hoạt53
Bảng 3.26: Tổng hợp chất thải rắn phát sinh tại Công ty TNHH MTV Huy
phát54
Bảng 3.27: Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt ( lấy
mẫu ngày 24/09/2013) 56
Bảng 3.28. Thành phần, nồng độ nước thải nhà ăn. 57
Bảng 3.29: Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải.58
Bảng 3.30: Mức ồn của các loại xe cơ giới59
Bảng 3.31: Tóm tắt các tác động môi trường tổng hợp trong giai đoạn hoạt

động lâu dài của Công ty 62
Bảng 3.32: Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM… 63
Bảng 4.1 .Hiệu quảlọc theo cỡhạt… 70
Bảng 4.2.Bảng phân cấp cỡ hạt ban đầu của hạt bụi70
Bảng 4.3 : Kết quả tình phát tán nồng độ khí SO2 theo kích thước ống khói78
Bảng 4.4. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý. 89
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng và giai
đoạn hoạt động của dự án 102
Bảng 5.2. Danh mục và kinh phí thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ
môi trường. 107
Bảng 5.3. Vị trí, thông số, tần suất giám sát và quy chuẩn so sánh các chỉ tiêu
giám sát chất lượng môi trường trong giai đoạn hoạt động của dự án. 108
Bảng 5.4. Dự toán kinh phí thực hiện chương trình giám sát109
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Vị trí của dự án với các đối tượng xung quanh. 9
Hình 1.2. Quy trình sơ chế gỗ. 14
Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý và nhân sự của dự án. 19
Hình 2.1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của KCN Nam Tân Uyên.
27
Hình 4.1. Sơ đồ thu gom và xử lý bụi gỗ tại nhà máy. 68
Hình 4.2. Sơ đồ xử lý khí thải lò hơi tại nhà máy. 73
Hình 4.3. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn. 79
Hình 4.4: Sơ đồ hệ thống phân loại và thu gom chất thải rắn. 81
Hình 4.5: Sơ đồ khối hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt của Công ty. 85
Hình 4.6. Quy trình xử lý nước thải nhà ăn và nước thải từ hệ thống xử lý khí
thải lò hơi87
Hình 4.7. Sơ đồ ứng phó sự cố cháy nổ. 93
Hình 4.8. Quy trình ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất.94
Hình 4.9. Lưu đồ hoạt động khi xảy ra sự cố. 95
TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Nội dung cơ bản của dự án
- Tên dự án: Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến gỗ và bảo quản gỗ
từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm”.
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Huy phát
- Địa điểm: Lô P1 đường D16, khu công nghiệp Nam Tân Uyên thuộc ấp 5,
xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Nội dung đầu tư: Dự án mở rộng, nâng công suất
- Diện tích: 38.719 m2 Công suất: 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm
- Nguồn cấp nước: Nguồn nước cấp cho dự án được lấy từ hệ thống cấp nước
chung của khu công nghiệp Nam Tân Uyên được cung cấp từ Công ty Cấp
nước Bình Dương.
- Nguồn cấp điện: Lấy từ hệ thống cấp điện chung của khu công nghiệp cấp
vào dự án thông qua trạm hạ thế.
Đánh giá tác động môi trường
Giai đoạn xây dựng nhà xưởng mới
- Bụi sinh ra do quá trình san ủi mặt bằng (nguồn chủ yếu), vận chuyển,
bốc dỡ và lưu giữ nguyên vật liệu (cát, đá, xi măng, sắt, thép,…);
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng;
- Khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây
dựng
- Nước mưa chảy tràn trên khu vực xây dựng nhà xưởng mới;
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng trên
công trường;
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân xây dựng
công trình
- Chất thải rắn xây dựng
- Chất thải rắn nguy hại: bao bì, thùng đựng hóa chất xây dựng; giẻ lau,
găng tay dính dầu nhớt- sơn; dầu nhớt thải,…
- Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của phương tiện vận chuyển, máy móc
thi công và xây dựng hệ thống giao thông nội bộ

- Nhiệt dư: từ quá trình hàn, xì trong thi công;
- Các sự cố:
+ Tai nạn lao động: do không đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng
hoặc thi công không đúng với thiết kế;
+ Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ có thể xảy ra trong trường hợp vận
chuyển và tồn chứa nhiên liệu, hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện
tạm thời, gây nên các thiệt hại về người và của trong quá trình thi công
Giai đoạn hoạt động của dự án
Tác động đến môi trường không khí
- Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm ra
vào nhà máy;
- Bụi phát sinh trong công đoạn bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm; quá trình
cưa, xẻ gỗ;
- Bụi, khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu ở lò hơi đốt củi;
- Khí thải từ các bể ngâm tẩm gỗ;
- Tiếng ồn, độ rung do hoạt động của máy cưa, máy bào,….
- Nhiệt thừa.
Tác động do nước thải
- Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án chứa đất, cát, rác thải
và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống cống thu gom nước mưa;
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cán bộ, nhân viên làm
việc tại nhà máy;
- Nước thải từ nhà ăn tập thể
- Nước thải sản xuất từ quá trình ngâm tẩm gỗ và nước thải phát sinh từ
hệ thống xử lý khí thải lò hơi.
Tác động do chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: bao nylon, thực phẩm thừa, giấy vụn,… phát
sinh trong sinh hoạt hàng ngày của công – nhân viên làm việc tại nhà máy;
- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại: gỗ vụn, gỗ thừa, mùn cưa,…;
- Chất thải rắn nguy hại: bao bì chứa hóa chất ngâm tẩm gỗ; giẻ lau dính

hóa chất, dầu nhớt; pin-acquy thải,….
Các sự cố
- Sự cố cháy nổ: do vận hành lò hơi; gỗ nguyên liệu là chất dễ cháy,…
- Tai nạn lao động: do bất cẩn trong quá trình vận hành các máy cưa xẻ
gỗ, máy bào,…; sức khỏe công nhân kém dẫn đến làm việc mất tập trung.
Biện pháp giảm thiểu các tác động
Trong giai đoạn thi công, xây dựng nhà xưởng mới
Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Giảm thiểu tác động do bụi, khí thải
- Che chắn toàn bộ khu vực thi công tránh phát tán bụi;
- Các xe vận chuyển vật liệu xây dựng phải được phủ kín khi vận chuyển;
- Quy định chế độ xe ra vào khu vực dự án hợp lý;
- Sử dụng nước tưới vào mùa khô tại khu vực có nhiều bụi
Giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung
- Bố trí hợp lý đường vận chuyển và đi lại;
- Lắp đặt các thiết bị giảm tiếng ồn cho những thiết bị máy móc có mức
ồn cao như máy phát điện, khí nén, máy cưa….
- Điều phối các hoạt động xây dựng để giảm mức tập trung của các hoạt
động gây ồn;
- Trang bị nút bịt tai chống ồn cho công nhân xây dựng khi thi công gần
các nguồn phát sinh độ ồn cao.
Giảm thiểu ảnh hưởng của nhiệt dư đến sức khỏe công nhân làm việc trực tiếp
trên công trường
Nhiệt dư từ các máy móc thi công, quá trình trải nhựa đường: Vì nguồn nhiệt
này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân nên biện pháp giảm thiểu là
trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động theo đúng quy định cho cán bộ và công
nhân tham gia thi công tại hiện trường như quần áo bảo hộ (có phản quang),
mũ, kính, giày.
Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
Đối với nước mưa chảy tràn

Do quá trình san lắp mặt bằng đã được tiến hành từ trước nên Chủ dư án sẽ ưu
tiên lắp đặt mạng lưới thoát nước nội bộ trước và đấu nối vào mạng lưới thoát
nước chung của KCN để đảm bảo nước mưa chảy tràn được thu gom hạn chế
tình trạng ngập úng cục bộ khi có mưa lớn xảy ra.
Đối với nước thải sinh hoạt
Trong quá trình thi công công ty sử dụng nhà vệ sinh của xưởng hiện hữu.
Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
- Bố trí các thùng rác công cộng trên công trường để thu gom rác sinh
hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn xây dựng phát sinh trong giai
đoạn thi công sẽ được chuyển giao cho đơn vị có chức năng thu gom và vận
chuyển xử lý theo đúng quy định
Phòng ngừa tai nạn lao động và cháy nổ
- Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào
làm việc tại công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử
dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông;
nội quy an toàn cháy nổ …;
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng trang bị bảo hộ lao
động khi làm việc;
- Tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra công tác phòng chống cháy nổ
tại các kho, lán trại của các đơn vị thi công.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án
Khống chế ô nhiễm không khí
- Bê tông hóa đường giao thông nội bộ để hạn chế bụi phát tán vào mùa
khô;
- Bố trí khu vực cưa xẻ gỗ ở vị trí riêng biệt, bố trí hệ thống hút và thu
gom bụi phát sinh để xử lý;
- Khí thải phát sinh từ lò hơi sẽ được thu gom vào hệ thống xử lý khí
trước khi cho thoát ta môi trường bên ngoài;
- Lắp đặt đệm cao su hoặc lò xo chống rung cho máy móc thiết bị gây ồn,

thường xuyên bảo trì thiết bị;
- Trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân làm việc ở khu vực gây ồn
lớn;
- Bố trí các quạt hút, quạt thông gió ở các vị trí thích hợp trong nhà
xưởng;
- Trồng cây xanh quanh khu vực dự án để hạn chế tiếng ồn và bụi phát
tán ra bên ngoài.
Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải
- Nước thải sinh hoạt phát sinh được thu gom xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại
trước khi cho thoát vào hệ thống cống chung của KCN;
- Nước thải từ bể ngâm tẩm sau thời gian tái sử dụng sẽ thuê đơn vị có
chức năng đến thu gom và vận chuyển xử lý;
- Nước thải từ nhà ăn và Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải
được thu gom xử lý tại HTXLNTTT của nhà máy trước khi thoát ra cống thoát
nước chung của KCN.
- Nước mưa chảy tràn sẽ thu gom vào cống thoát nước mưa chung của
KCN.
Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt: được phân loại, thu gom và thuê đơn vị có chức
năng vận chuyển xử lý đúng quy định;
- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại (gỗ vụn, mạt cưa,…); được sử
dụng làm nhiên liệu để đốt lò hơi hoặc bán lại cho đơn vị tư nhân. Đối với tro
phát sinh từ quá trình đốt lò hơi sẽ được thu gom vào bao PE loại 50kg sau đó
bán lại cho tư nhân hoặc hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, xử lý.
- Chất thải nguy hại: được phân loại, thu gom và lưu giữ riêng biệt với
các loại chất thải khác. Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và
xử lý loại chất thải này theo đúng quy định của Thông tư 12/2011/BTNMT.
Phòng ngừa các sự cố
- Trang bị đầy đủ các phương tiện cứu hỏa như: bình CO2, thang, xẻng,
ống nước, bể chứa nước,…

- Phổ biến về vấn đề an toàn lao động và cháy nổ cho tất cả công nhân
viên của công ty;
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành máy móc, thiết bị (đặc biệt
là lò hơi);
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị, máy móc;
- Định kỳ tổ chức khám sức khỏe cho toàn bộ cán bộ, công – nhân viên
làm việc tại Nhà máy.
Chương trình quản lý môi trường và giám sát môi trường
Chương trình quản lý môi trường
Chương trình quản lý môi trường dự án được thực hiện trong 2 giai đoạn: giai
đoạn thi công xây dựng nhà xưởng mới và giai đoạn dự án hoạt động. Chủ dự
án sẽ thực hiện các biện pháp quản ký sau:
- Thành lập bộ phận quản lý môi trường tại dự án để quản lý về môi
trường, an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, phòng ngừa và ứng phó sự
cố.
- Lập kế hoạch và chương trình hành động bảo vệ môi trường tại Nhà
máy, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường địa phương trong
việc thanh tra, kiểm tra, quan trắc và giám sát môi trường, phối hợp thẩm
định, kiểm tra các công trình hạng mục kiến trúc, các hệ thống kỹ thuật xử lý
môi trường, phòng chống sự cố nhằm đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn môi
trường Việt Nam.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý chức năng về PCCC, phòng chống sự
cố môi trường để xây dựng phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ
nguyên nhiên liệu.
Chương trình giám sát môi trường
Giám sát chất lượng không khí
Vị trí giám sát:
Không khí xung quanh và bên trong khu vực sản xuất
Vị trí giám sát
- 01 mẫu đầu hướng gió chủ đạo

- 01 mẫu cuối hướng gió chủ đạo
- 01 mẫu gần nhà ăn tập thể
- 01 mẫu tại nhà xưởng đã xây dựng 1
- 01 mẫu tại nhà xưởng đã xây dựng 2
- 01 mẫu tại nhà xưởng mới 1
- 01 mẫu tại nhà xưởng mới 2
Thông số giám sát: tiếng ồn, bụi, NO2, CO, SO2, Cl2 trong khu vực sản xuất
cần bổ sung thêm thông số: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió.
Tần suất giám sát: 02 lần/năm đối với không khí xung quanh và 04 lần/năm
đối với không khí trong khu vực sản xuất.
Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh:
- QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
không khí xung quanh.
- QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT – Tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp ban
hành ngày 10/10/2002 quy định về Chất lượng môi trường không khí khu vực
sản xuất.
Khí thải tại nguồn
Vị trí giám sát
- 01 mẫu sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi 1;
- 01 mẫu sau hệ thống xử lý khí thải lò hơi 2.
Thông số: bụi, NO2, CO, SO2, lưu lượng, nhiệt độ.
Tần suất: 04 lần/năm
Quy chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Giám sát chất lượng nước thải
- Vị trí giám sát: sau hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Chỉ tiêu giám sát: pH, BOD, COD, SS, Nitơ tổng, photpho tổng, dầu
mỡ động thực vật.
- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.

- Tiêu chuẩn, quy chuẩn so sánh: Giới hạn tiếp nhận nước thải của KCN
Nam Tân Uyên được quy định trong báo cáo ĐTM của KCN đã được phê
duyệt
Giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại
Chủ đầu tư sẽ thường xuyên kiểm tra việc phân loại chất thải rắn tại nguồn
trong Dự án, cũng như đối với các đơn vị chịu trách nhiệm thu gom chất thải
rắn để đảm bảo chất thải rắn phát sinh được phân loại đúng và được thu gom
hợp lý.
- Vị trí giám sát: khu vực tập kết chất thải rắn (chất thải sinh hoạt, chất
thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại)
- Thông số giám sát: lượng thải, thành phần chất thải;
- Tần suất giám sát: 04 lần/năm
Các số liệu trên thường xuyên được cập nhật hóa, đánh giá và ghi nhận kết
quả. Nếu có phát sinh ô nhiễm, chúng tôi sẽ khắc phục ngay và báo cáo cho
các cấp có thẩm quyền tại địa phương chỉ đạo và giải quyết.
MỞ ĐẦU
Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
có tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống cơ sở
hạ tầng phát triển mạnh. Đến nay toàn tỉnh Bình Dương có 28 khu công
nghiệp (KCN) đang hoạt động.
Khu công nghiệp Nam Tân Uyên nằm ở phía Nam huyện Tân Uyên,
tỉnh Bình Dương có vị trí địa lý rất thuận lợi gần các cảng biển, cảng nội địa,
thuận lợi cho việc giao thương với các nước cũng như nhập khẩu nguyên, vật
liệu cho quá trình sản xuất.
Qua quá trình thăm dò thị trường, Công ty TNHH MTV Huy phát nhận
thấy nhu cầu tiêu thụ cũng như khả năng phát triển các sản phẩm gỗ tại Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới hiện nay khá mạnh mẽ. Từ đó, Công ty
TNHH MTV Huy phát đã quyết định mở rộng đầu tư xây dựng nhà xưởng chế
biến và bảo quản gỗ từ công suất 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000

m3 gỗ thành phẩm/năm. Dự án được xây dựng tại Lô P1 đường D16, khu
công nghiệp Nam Tân Uyên thuộc ấp 5, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh
Bình Dương.
Nhà máy chế biến và bảo quản gỗ hiện hữu của Công ty TNHH MTV
Huy phát đã được cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường số 93/QĐ-BQL ngày 21/12/2011 của Ban quản lý các khu công nghiệp
Bình Dương. Trong giai đoạn này, Nhà máy chỉ bắt đầu hoạt động sơ chề gỗ
từ tháng 09/2013(chiếm 15% trong 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm). Trước đó,
Công ty thương mại gỗ cho các đơn vị khác (chiếm 85% trong 8.000 m3 gỗ
thành phẩm/năm).
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước
Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005và Nghị
định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 – Quy định về đánh giá tác động nôi
trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường, Công ty TNHH MTV Huy phát đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác
động môi trường cho dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến và
bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành
phẩm/năm” nhằm đánh giá các tác động tiêu cực và đề xuất các biện pháp
giảm thiểu trong quá trình xây dựng và hoạt động. Trong đó, gỗ thành phẩm
được sản xuất từ Nhà máy là 4.500 m3/năm (30%) và 10.500 m3/năm (70%)
sẽ thương mại lại với các đơn vị khác.
Dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ
8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” là dự án
thuộc loại dự án mở rộng, nâng công suất. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án nêu trên.
1.3. Thông tin về KCN Nam Tân Uyên
KCN Nam Tân Uyên đã các cơ quan chức năng cấp các quyết định sau:
- Quyết định số 974/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
ngày 04 tháng 08 năm 2004 về việc Phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi
trường Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN số 1

Nam Tân Uyên tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
- Giấy xác nhận số 1722/TCMT của Tổng cục Môi trường cấp ngày 04
tháng 10 năm 2010 về việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động
môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN
số 1 Nam Tân Uyên” trước khi vận hành chính thức.
- Quyết định số ……/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
ngày 09/11/2010 Về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của
Dự án đầu tư xây dựng KCN Nam Tân Uyên mở rộng của Công ty CP KCN
Nam Tân Uyên”.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Dự án “Mở rộng nhà xưởngg, nâng công suất chế biến và bảo quản gỗ từ
8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000 m3 gỗ thành phẩm/năm” được đánh
giá dựa trên các phương pháp sau:
Các phương pháp ĐTM
Phương pháp liệt kê
- Liệt kê các tác động môi trường do hoạt động xây dựng dự án;
- Liệt kê các tác động môi trường do quá trình vận hành dự án, bao gồm
các nhân tố gây ô nhiễm môi trường như: nước thải, khí thải, chất thải rắn, an
toàn lao động, cháy nổ, vệ sinh môi trường,…;
- Dự báo các tác động đến môi trường, kinh tế và xã hội trong khu vực do
hoạt động của dự án gây ra.
Phương pháp so sánh
Đánh giá chất lượng môi trường không khí, đất và chất lượng dòng thải
trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và các tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Phương pháp ma trận môi trường
Sử dụng để thiết lập và phân tích mối quan hệ định tính giữa các hoạt
động và quy mô, mức độ tác động môi trường của dự án, đồng thời để chọn
lọc và đánh giá các tác động môi trường quan trọng, chủ yếu của dự án.
Phương pháp chuyên gia

Tham khảo các ý kiến, kinh nghiệm về đánh giá tác động môi trường
nhằm loại bỏ các phương án đánh giá ít khả thi, đề xuất các biện pháp khống
chế, giảm thiểu các tác động môi trường quan trọng của dự án một cách khả
thi và hiệu quả.
Phương pháp đánh giá nhanh
Phương pháp đánh giá nhanh áp dụng các hệ số ô nhiễm, các mô hình
tính toán do tổ chức y tế thế giới (WHO) thiết lập nhằm định lượng nhanh hậu
quả ô nhiễm do các hoạt động của dự án.
Phương pháp kế thừa
Phương pháp kế thừa nhằm sử dụng các nguồn số liệu tổng hợp lấy từ
kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học, các dự án có tính chất tương đồng về
công nghệ, các kết quả nghiên cứu, quan trắc, đo đạc của các cơ quan chức
năng về các vấn đề có liên quan;
Các phương pháp khác
Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
Sưu tầm tài liệu và khảo sát thực tế, bao gồm:
- Địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn;
- Khí tượng thủy văn;
- Sưu tầm tài liệu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống cấp nước;
- Hệ thống cấp điện;
- Hệ thống thoát nước mưa;
- Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt;
- Hệ thống đường giao thông;
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Khảo sát hiện trạng môi trường khu vực dự án;
- Khảo sát chất lượng môi trường không khí;
- Khảo sát chất lượng môi trường đất.
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Phương pháp đo đạc, phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường không

khí, chất lượng nước và môi trường đất.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Mở rộng nhà xưởng, nâng
công suất chế biến và bảo quản gỗ từ 8.000 m3 gỗ thành phẩm/năm lên 15.000
m3 gỗ thành phẩm/năm” do Công ty TNHH MTV Huy phát làm chủ đầu tư
với sự tư vấn của Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt.
Chủ dự án
- Chủ dự án : Công ty TNHH Một Thành Viên Huy phát
- Trụ sở chính : Số 30/39, khu phố Nhị Đồng, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương
- Điện thoại : 0650.3653780 Fax: 0650.3653782
- Đại diện : LÊ HUY PHÁT Chức vụ: Chủ tịch kiêm giám đốc
Đơn vị tư vấn
- Đơn vị : Công ty TNHH KHKT & Môi trường Minh Việt
- Địa chỉ : 20/2, Tô Ngọc Vân, phường Thạnh Xuân, quận 12, TP.Hồ
Chí Minh.
- Điện thoại : 08. 54273434 – 08.62741380 Fax: 08. 5427.3427
- Đại diện : NGUYỄN QUANG VINH Chức vụ: Giám
đốc
Quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau
- Sưu tầm và thu thập các số liệu, văn bản cần thiết về điều kiện tự nhiên,
môi trường; điều kiện kinh tế xã hội; báo cáo kinh tế kỹ thuật và các văn bản,
tài liệu khác có liên quan.
- Khảo sát, điều tra hiện trạng các thành phần môi trường theo các phương
pháp chuẩn bao gồm lấy mẫu phân tích đặc tính nước thải và chất lượng môi
trường không khí. Điều tra, khảo sát điều kiện kinh tế – xã hội khu vực xung
quanh.
- Trên cơ sở số liệu thu thập được và kết quả phân tích mẫu, tham khảo ý
kiến chuyên gia, đánh giá các tác động do hoạt động của dự án đến các thành
phần môi trường và dân sinh cũng như đề xuất các biện pháp công nghệ và

quản lý để khắc phục, hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Lập báo cáo ĐTM và bảo vệ trước hội đồng xét duyệt báo cáo ĐTM theo
đúng trình tự quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 1.Tổ chức thành viên thực hiện ĐTM
STT Họ và tên Đơn vị công tác
Chức năng/ chuyên
ngành đào tạo
01 Lê Huy phát
Công ty TNHH Một Thành Viên
Huy phát Phía Chủ đầu tư
02 Nguyễn Thạc Tuấn
Công ty TNHH Một Thành Viên
Huy phát Phía Chủ đầu tư
03 Nguyễn Quang Vinh
Công ty TNHH KHKT & Môi
trường Minh Việt
Đơn vị tư vấn – Thạc sĩ
chuyên ngành môi
trường (8 năm kinh
nghiệm)
04 Cao Thanh Nhàn
Công ty TNHH KHKT & Môi
trường Minh Việt
Thạc sĩ chuyên ngành
môi trường (8 năm kinh
ngiệm)
05 Nguyễn Thương Tính
Công ty TNHH KHKT & Môi
trường Minh Việt
Kỹ sư chuyên ngành

môi trường (3 năm kinh
nghiệm)
06 Nguyễn Thị Nhung
Công ty TNHH KHKT & Môi
trường Minh Việt
Kỹ sư chuyên ngành
môi trường (3 năm kinh
nghiệm)
07 Võ Duy Huệ Ngân
Công ty TNHH KHKT & Môi
trường Minh Việt
Kỹ sư chuyên ngành
môi trường (3 năm kinh
nghiệm)
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan
sau:
- Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương
- Ban Quản lý khu công nghiệp Nam Tân Uyên
- Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Công Nghệ Sắc Ký Hải Đăng
Chương 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
“MỞ RỘNG NHÀ XƯỞNG, NÂNG CÔNG SUẤT CHẾ BIẾN VÀ BẢO
QUẢN GỖ TỪ 8.000 M3 GỖ THÀNH PHẨM/NĂM LÊN 15.000 M3 GỖ
THÀNH PHẨM/NĂM”
1.2. Chủ dự án
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HUY PHÁT
Địa chỉ: Số 30/39, khu phố Nhị Đồng, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dương
Điện thoại: 0650.3653780 Fax: 0650.3653782

Đại diện: Ông LÊ HUY PHÁT Chức vụ: Chủ tịch kiêm Giám đốc
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 30/39, khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ
An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Chỗ ở hiện tại: Số 30/39, khu phố Nhị Đồng 2, phường Dĩ An, thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Xưởng chế biến và bảo quản gỗ được xây dựng tại Lô P7 đường D6, khu công
nghiệp Nam Tân Uyên, xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Bảng 1.1. Tọa độ ranh giới khu đất của dự án như sau:
Ký hiệu mốc ranh
giới
Tọa độ
X (m) Y (m)
Tây Bắc 106° 45′ 33.71544″ 11° 3′ 45.435888″
Đông Bắc 106° 45′ 40.25772″ 11° 3′ 43.380612″
Đông Nam 106° 45′ 40.2714″ 11° 3′ 40.159728″
Tây Nam 106° 45′ 29.07396″ 11° 3′ 40.322484″
Với các vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Đông Bắc : giáp với Công ty TNHH MTV Chế Biến Gỗ Sao
Việt
- Phía Tây : giáp với đường D6
- Phía Tây Nam : giáp với đất trống
- Phía Nam : giáp với đất trống
- Phía Bắc : giáp với đất trống
Hướng gió chủ đạo khu vực dự án là Đông và Đông Bắc, do vậy khi dự án đi
vào hoạt động môi trường không khí tại khu vực phía Tây và Tây Nam sẽ chịu
ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên, khu vực phía Tây và Tây Nam là đường D6 và
khu đất trống nên tác động đến người lao động tại các dự án xung quanh là
không đáng kể.


Mặt bằng của dự án như sau:
Hình 1.1. Vị trí của dự án với các đối tượng xung quanh
Dự án nằm trong KCN Nam Tân Uyên đã được san lấp sơ bộ, có địa hình
bằng phẳng. Đồng thời, cơ sở hạ tầng tiện ích công cộng như đường giao
thông, hệ thống thoát nước mưa, nước thải đã được xây dựng và lắp đặt hoàn
thiện theo quy hoạch của KCN.
Khoảng cách địa lý của dự án so với các vùng lân cận như sau:
- Cách trung tâm thành phố Hồ chí minh 30km;
- Cách tân cảng Sài Gòn 28 km;
- Cách cảng Sài Gòn 31 km;
- Cách sân bay Tân Sơn nhất 30 km;
- Cách ICD Sóng Thần 14 km;
- Cách trung tâm tỉnh Bình Dương 10 km;
- Cách trung tâm tỉnh Đồng Nai 22 km;
- Cách cảng container Thạnh Phước 05 km.
Giới thiệu khu công nghiệp Nam Tân Uyên
- Tổng diện tích đất quy hoạch 349,34 ha và tổng diện tích đã cho thuê:
174 ha.
- Tổng số dự án đầu tư vào khu công nghiệp: 88 dự án (trong đó: Tổng số
doanh nghiệp đi vào hoạt động là 50, tổng số doanh nghiệp đang xây dựng:
10. Trong năm 2012, khu công nghiệp Nam Tân Uyên đã thu hút 88 dự án đầu
tư).
- Tổng diện tích cây xanh 33,46ha, chiếm 10,04% diện tích KCN, phù
hợp với tiêu chuẩn quy phạm hiện hành là ≥ 10%. Ngoài ra, 15% diện tích đất
nhà máy, kho tàng và đất công trình điều hành dịch vụ phải trồng cây xanh.
Như vậy tổng diện tích đất phủ cây xanh trong KCN đảm bảo ≥ 15% theo quy
định trong Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường.
- KCN Nam Tân Uyên đã san nền 100% diện tích theo quy hoạch chi tiết
đã được phê duyệt.

- KCN Nam Tân Uyên đã được xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới cống
thoát nước mưa và thu gom nước thải. Đảm bảo không có hiện tượng ngập
úng cục bộ và không có nước thải chảy vào cống thoát nước mưa.
- Mạng lưới cấp nước của khu vực thiết kế hầu như đã hoàn chỉnh. KCN
đã xây dựng nhà máy nước Nam Tân Uyên quy mô 4.000m2, công suất
12.000 m3/ngày.đêm do Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước môi trường
Bình Dương xây dựng. Trạm cấp nước này dùng nguồn nước lấy từ sông
Đồng Nai, đảm bảo cung cấp nước toàn bộ các doanh nghiệp trong KCN hoạt
động.
- KCN Nam Tân Uyên đã có mạng lưới điện trung thế 22 kV và hạ thế
0.4kV chiếu sáng hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp điện và điện chiếu sáng toàn
bộ KCN.
Thuận lợi và khó khăn của dự án
- Thuận lợi: dự án thực hiện trong KCN Nam Tân Uyên đã có hạ tầng kỹ
thuật hoàn chỉnh nên rất thuận tiện trong việc triển khai xây dựng cũng như
quá trình hoạt động của dự án.
- Khó khăn: Các tuyến đường nối liền KCN với các địa phương đang
trong quá trình thi công, gây khó khăn trong quá trình vận chuyển.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án
Chế biến, sản xuất gỗ nguyên liệu thành gỗ thành phẩm dưới dạng phôi khô
(là nguyên liệu phải qua các khâu chế biến tiếp theo cho một số ngành nghề
sản xuất đồ gỗ gia dụng, thủ công mỹ nghệ. Với quy mô 15.000 m3 gỗ thành
phẩm/năm. Trong đó:
- Gỗ kinh doanh: 10.500 m3/năm (chiếm 70%)
- Gỗ sơ chế từ nhà máy: 4.500 m3 gỗ thành phẩm/năm (chiếm 30%)
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án
Tổng diện tích khu đất dự án sau khi mở rộng là 38.719 m2. Trong đó: diện
tích nhà máy hiện hữu là 10.000 m2 và diện tích nhà xưởng mở rộng là 28.719
m2. Diện tích các hạng mục cụ thể như sau:

Bảng 1.2 . Các hạng mục công trình của dự án
STT Các hạng mục Diện tích (m2) Tỷ lệ
Hiện hữu
01 Nhà xưởng đã xây dựng 1 2.912 7,52
02 Nhà xưởng đã xây dựng 2 2.756 7,11
03 Nhà văn phòng 188 0,48
04 Nhà bảo vệ 19,65 0,05
05 Hệ thống xử lý nước thải, khí thải 100 0,25
06 Cây xanh thảm cỏ 1.000 2,58
07 Đường nội bộ, sân bãi 3.024,35 7,81
Tổng (1) 10.000 25,83
Mở rộng
Nhà xưởng mới 1 12.924,24 33,37
Nhà xưởng mới 2 5.664 14,62
Nhà văn phòng 305 0,78
Nhà bảo vệ 20,4 0,05
Cây xanh thảm cỏ 5.000 17,42
Đường nội bộ, sân bãi 4.847,44 16,89
Nhà ăn công nhân 262,92 0,67
Tổng (2) 28.719 74,17
Tổng (1) + (2) 38.719 100
Nguồn: Công ty TNHH MTV Huy phát
Các hạng mục xây dựng chính
Nhà xưởng mới
Dự án mở rộng thêm 02 nhà xưởng với diện tích như sau:
- Nhà xưởng mới 1: 12.924,24 m2;
- Nhà xưởng mới 2: 5.664 m2
Cả 02 nhà xưởng đều có kết cấu móng cột, cổ cột, đà kiểu bằng bê tông cốt
thép. Khung cột, vì kèo, xà gồ bằng thép. Tường gạch phía trên ốp tole, mái
lợp tole, nền bê tông cốt thép. Chiều cao mái công trình khoảng 10m.

Nhà văn phòng
Diện tích xây mới là 305 m2. Cấu trúc: móng cột, đà kiểu bằng bê tông cốt
thép. Tường xây gạch, sơn nước. Vì kèo, xà gồ bằng thép. Mái lợp tole giả
ngói, trần thạch cao, nền lát gạch.
Khu xử lý chất thải
Trong giai đoạn 1 của dự án chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khí
thải do dự án chỉ hoạt động kinh doanh, chưa đi vào sản xuất. Trong giai đoạn
2 này, sau khi mở rộng nhà xưởng dự án sẽ chính thức đi vào sản xuất nên sẽ
đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải
lò hơi. Diện tích xây dựng là 100 m2.
Nhà ăn công nhân
Để đáp ứng nhu cầu tăng công suất sản phẩm được chề biến từ nhà máy, Công
ty sẽ đầu tư xây dựng nhà ăn cho nhân viên với diện tích là 262,92 m2.
Các công trình phụ trợ
Hệ thống sân bãi và đường giao thông nội bộ
Phía trước xưởng có sân bãi rộng lớn để đỗ và quay xe, giữa các xưởng có
đường giao thông nội bộ trải nhựa rộng 7,15m, hai biên các xưởng có đường
4m. Đường giao thông nôi bộ sử dụng chủ yếu cho mục đích vận chuyển hàng
hóa và sử dụng cho xe chữa cháy.
Hệ thống cấp nước
Hiện nay tại khu vực triển khai dự án đã có sẵn hệ thống cấp nước của KCN
Nam Tân Uyên. Hệ thống đường ống cấp nước chạy ngầm dọc tuyến đường
D6 trong KCN nên Nhà máy chỉ cần đấu nối vào để sử dụng (phục vụ sinh
hoạt, sản xuất và dự trữ chữa cháy).
Nhu cầu dùng nước trung bình của Nhà máy hiện tại là 26 m3/ngày.đêm. Ước
tính tổng nhu cầu dùng nước của dự án sau khi mở rộng như sau: tính theo
TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây Dựng
- Lượng nước cấp cho sinh hoạt của công – nhân viên:

q1 * N1 + q2 * N2

1000
Qsh ngđ =
Trong đó:
Qsh ngđ: lưu lượng nước dùng cho sinh hoạt trong ngày.đêm (m3/ngày.đêm).
q1, q2: tiêu chuẩn nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công
nghiệp (lít/người/ca)
N1, N2: số công nhân làm việc phân xưởng nóng và lạnh
K: hệ số không điều hòa giờ
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản
xuất công nghiệp
Loại phân xưởng Tiêu chuẩn dùng nước trong
cơ sở sản xuất công nghiệp
(lít/người/ca)
Hệ số không điều hòa giờ
Phân xưởng tỏa nhiệt trên 20
Kcalo/m3.giờ 45 2,5
Các phân xưởng khác 25 3
Như vậy lượng nước cấp cho sinh hoạt là: với 250 công nhân lao động trực
tiếp và 50 nhân viên làm việc tại văn phòng công ty:
Qsh ngđ = + = 31,88 m3/ngày.đêm
- Lượng nước cấp cho căn tin (có nấu ăn) = 25 lít/người/ngày x 300
người = 7500 lít/ngày = 7,5 m3/ngày. (Theo TCVN 4513:1988 – Cấp nước
bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế);
- Lượng nước dùng cho công đoạn ngâm tẩm gỗ được tính toán dựa vào
công nghệ sơ chế gỗ tại Nhà máy như sau:
Lượng gỗ được sơ chế tại nhà máy là 4500 m3/năm
àLượng nước dùng cho công đoạn ngâm tẩm = 4500 m3/300 x 20% lượng gỗ
cần ngâm tẩm x 0,6 m3 dung dịch ngâm tẩm cho 1 m3 gỗ = 1,8 m3/lần.
Lượng nước sau mỗi mẻ tẩm được xả xuống bể chứa rồi lọc thô (tách cặn) sau
đó tái sử dụng lại cho quá trình ngâm tẩm.

Lượng nước cần bổ sung do hao hụt (ngấm vào gỗ) khoảng 0,2 m3/ngày.
- Nước dùng cho hệ thống xử lý khí thải lò hơi: 3 m3/tuần (tuần hoàn liên
tục, 1 tuần xả 1 lần);
- Nước tưới cây = 3 lít/m2/ngày x 5000 m2 = 15000 lít = 15 m3/ngày;
- Nước rửa đường = 0,5 l/m2/ngàyx 4847,44 m2 = 2423,72 lít = 2,4
m3/ngày
- Nước dự trữ chữa cháy = 10 l/s x 30 phút/đám cháy x 3 đám cháy =
54000 lít = 54 m3.
è Như vậy tổng nhu cầu dùng nước thường xuyên phục vụ nhu cầu hoạt động
của dự án khoảng 60 m3/ngày.đêm .
Hệ thống cấp điện – chiếu sáng
- Nguồn cấp điện cho dự án lấy từ nguồn điện KCN thông qua trạm hạ
thế.
- Các dây nguồn đều đi trong ống PVC để đảm bảo an toàn cháy nổ. Các
đường dây, vật liệu, thiết bị điện trong tiêu chuẩn hiện hành. Có thể thay thế
các vật liệu thiết bị khác nhưng phải có cùng tính năng sử dụng, cấu tạo và các
chỉ tiêu tương đương.
- Để đảm bảo ổn định nguồn điện cho sản xuất, Công ty đầu tư thêm máy
phát điện dự phòng công suất 500 KVA.
- Trung bình tổng nhu cầu sử dụng điện cho dự án sau khi mở rộng
khoảng 300.000 kW/năm.
Hệ thống cấp nước cứu hỏa
- Nhà xưởng được bố trí các họng cứu nước và lưu lượng nước cứu hỏa
cho các đám cháy cục bộ trong nhà máy.
- Đường nước cứu hỏa trong nhà máy bằng sắt tráng kẽm D76mm. Tuyến
ống cấp nước được nối dẫn đến các họng có miệng chờ lắp đặt và vòi cứu hỏa
bằng ống nhánh sắt tráng kẽm D76mm có van khóa mở xả nước.
- Nhà xưởng được bố trí họng chờ liền cùng hộp chữa cháy theo tiêu
chuẩn (trong mỗi hộp có để sẵn ống vải gai D50mm dài 20-30m, có miệng gắn
phù hợp với miệng đầu chờ, 1 lăng đầu phun bằng thép có D60mm, D16mm),

các hộp này gắn chặt vào tường ở độ cao 1,25m so với mặt nền, phía mặt
trước gắn kính, hộp sơn màu đỏ có khóa số để dễ dàng quan sát, nhận biết và
bảo vệ. Lưu lượng yêu cầu cho mỗi vòi đảm bảo đạt q = 15lít/s. Áp lực nước
đảm bảo cột nước đặc dài 12m và phun xa hơn 50m, cao 10-15m. Với yêu cầu
tối đa 3 vòi hoạt động cùng lúc cần một lưu lượng cấp đủ lien tục ít nhất là 36
m3/h.
- Ngoài ra do tính chất của nhà xưởng, đơn vị sẽ căn cứ thực tế để bố trí
thêm các bình khí, cát, hóa chất,… để phục vụ và hỗ trợ công tác an toàn
phòng cháy, chữa cháy.
Hệ thống thoát nước thải và nước mưa
- Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải sẽ được xử lý đạt quy
định đấu nối của KCN Nam Tân Uyên trước khi đấu nối vào KCN Nam Tân
Uyên.
- Nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại sẽ đấu nối vào hệ
thống đường ống thu gom nước thải trên đường D6 của KCN sau đó dẫn về
HTXLNTTT của KCN tiếp tục xử lý.
Hệ thống thu gom và thoát nước mưa trong Nhà máy là hệ thống bê tông cốt
thép, đường kính D200 và D300 sẽ được lắp đặt trong quá trình xây dựng
xưởng. Nước mưa sẽ được thu gom vào hệ thống hố ga và đường cống nội bộ
sau đó đấu nối vào hệ thống cống thu gom và thoát nước mưa chung của KCN
(bê tông cốt thép, đường kính D800).
1.4.3. Công nghệ sản xuất, vận hành
Quy trình sơ chế và bảo quản gỗ của Nhà máy được tóm tắt theo đồ sau:
Hình 1.2. Quy trình sơ chế gỗ
Thuyết minh quy trình
Khâu cưa xẻ
Các thân gỗ, phiến gỗ sau khi thu mua được vận chuyển về nhà máy. Sau đó
được cưa xẻ trước khi ngâm tẩm. Lượng gỗ nguyên liệu phục vụ sơ chế là
5.400 m3/năm.
Khâu ngâm tẩm

Một phần gỗ sau cưa xẻ (khoảng 20%) chủ yếu là gỗ lớn, chất lượng và có giá
trị cao sẽ được ngâm tẩm dung dịch chống mốc, mối mọt. Hóa chất ngâm tẩm
là Kabor với thành phần chủ yếu là hỗn hợp boron-insectide. Kabor được
dùng để chống lại các loại mốc, mối và côn trùng hại gỗ. Kabor dễ sử dụng,
không màu, không mùi và gỗ sau xử lý vẫn giữ nguyên màu tự nhiên. Gỗ
được ngâm tẩm trong các bể chứa (mặt bể có nắp che kín). Liều lượng sử
dụng 0,09-0,1% tương đương 0,9-1kg kabor trong 1000 lít nước với thời gian
ngâm tẩm khoảng 30 giờ. Nước sau một mẻ ngâm tẩm sẽ được lọc thô (tách
cặn) rồi tuần hoàn sử dụng lại. Chu kỳ thay nước ngâm tẩm 2 năm/lần.

×