Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 186 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạoBộ giáo dục và đào tạo
Bộ giáo dục và đào tạo




Trờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dânTrờng đại học kinh tế quốc dân
Trờng đại học kinh tế quốc dân

























Nguyễn thị cẩm vân




Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nớc

Chuyên ngành: toán kinh tế
Chuyên ngành: toán kinh tế Chuyên ngành: toán kinh tế
Chuyên ngành: toán kinh tế


M
MM
Mã số: 62310101
ã số: 62310101ã số: 62310101
ã số: 62310101













Ngời hớng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYễN khắc minh


Hà nội, 2015
Hà nội, 2015Hà nội, 2015
Hà nội, 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Luận án này đã được thực hiện với sự
trung thực từ tổng quan nghiên cứu đến các nghiên cứu định lượng, phân
tích dữ liệu và báo cáo kết quả.
Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu, tôi cam đoan rằng những
kết quả nghiên cứu trong luận án này một phần là mới, một phần củng
cố, khẳng định lại các kết quả nghiên cứu trước.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tác giả luận án


Nguyễn Thị Cẩm Vân















ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Khắc Minh,
người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Trần Thọ Đạt, PGS.
TS. Nguyễn Thị Minh và quý thầy cô trong Bộ môn Toán Kinh tế đã đóng góp
nhiều ý kiến quý báu để tác giả hoàn thiện luận án. Tác giả xin trân trọng cảm
ơn sự ủng hộ, tạo điều kiện và giúp đỡ nhiệt tình của các đồng nghiệp Khoa
Toán Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong suốt thời gian học tập
và nghiên cứu. Cảm ơn quý thầy cô của Viện Đào tạo Sau Đại học đã tạo điều
kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập tại Trường.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ sự cảm ơn tới những người thân trong
gia đình đã động viên, khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận án.

Nguyễn Thị Cẩm Vân














iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU vii

DANH MỤC HÌNH viii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7


1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế 7

1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 8

1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH 9

1.3.1. Công nghiệp hóa 9

1.3.2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu 10

1.3.3. Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu 12

1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 14

1.4. Các mô hình lý thuyết về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 21

1.4.1. Lý thuyết “cất cánh” của Walt Rostow 21

1.4.2. Các lý thuyết nhị nguyên 24

1.4.3. Lý thuyết tăng trưởng cân đối 30

1.4.4. Lý thuyết tăng trưởng bất cân đối 32

1.4.5. Mô hình “đàn ngỗng bay” của Kaname Akamatsu 35

1.4.6. Lý thuyết chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Moshe Syrquin 40

1.4.7. Lý thuyết kinh tế cơ cấu mới của Justin Yifu Lin 42


1.4.8. Đánh giá chung các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 46

1.5. Tổng quan nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 47

1.5.1. Tổng quan các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng đầu ra và thay đổi cơ cấu
theo phương pháp tiếp cận vào - ra 47

1.5.2. Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao
động theo ngành và tăng trưởng năng suất lao động ở các quốc gia trên thế giới50



iv
1.5.3. Tổng quan các nghiên cứu sử dụng các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác
động của CDCCN kinh tế đến tăng trưởng kinh tế 56

1.6. Kết luận chương 1 59

Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1989 - 2014 61

2.1. Một số chính sách liên quan đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở
Việt Nam 61

2.2. Cơ cấu GDP, vốn và lao động theo ngành của nền kinh tế Việt Nam 72

2.2.1. Cơ cấu GDP theo ngành của nền kinh tế 72

2.2.2. Cơ cấu vốn theo ngành của nền kinh tế 74


2.2.3. Cơ cấu lao động theo ngành của nền kinh tế 75

2.3. Cơ cấu giá trị gia tăng, xuất khẩu và nhập khẩu theo ngành của nền kinh tế 77

2.3.1. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành của nền kinh tế 77

2.3.2. Cơ cấu xuất khẩu theo ngành của nền kinh tế 80

2.3.3. Cơ cấu nhập khẩu theo ngành của nền kinh tế 83

2.4. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 85

2.4.1. Năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 86

2.4.2. Tăng trưởng năng suất lao động của các ngành và nền kinh tế 89

2.5. Kết luận chương 2 89

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 92

Chương 3: CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CÁC MÔ HÌNH PHÂN TÍCH
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 93

3.1. Mô hình vào - ra phân tích nguồn tăng trưởng đầu ra và thay đổi cơ cấu 93

3.1.1. Mô hình vào - ra trong nền kinh tế mở 93

3.1.2. Phương pháp phân rã xác định nguồn tăng trưởng từ phía cầu 95


3.1.3. Phân tích từ phía cung 96

3.2. “Mô hình cơ bản” phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành đối với
tăng trưởng năng suất lao động 99

3.3. Các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của CDCCN kinh tế đến
tăng trưởng kinh tế 101



v
3.4. Số liệu sử dụng cho phân tích 104

3.5. Sử dụng mô hình vào - ra để phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành và
nguồn tăng trưởng sản lượng của các ngành và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ
1989 - 2007 105

3.5.1. Nguồn tăng trưởng đầu ra của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 1989 -
1996 107

3.5.2. Nguồn tăng trưởng đầu ra của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 1996 -
2000 110

3.5.3. Nguồn tăng trưởng của các ngành và nền kinh tế thời kỳ 2000 - 2007 114

3.5.4. So sánh khu vực chế biến, chế tạo của Việt Nam với một số quốc gia trong
khu vực và trên thế giới 119

3.5.5. Ảnh hưởng qua các mối liên hệ công nghiệp 126


3.5.6. Chỉ số thang đo liên ngành theo mô hình Ghosh 130

3.6. Sử dụng “mô hình cơ bản” phân tích vai trò của chuyển dịch cơ cấu ngành
đối với tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam thời kỳ 1995 - 2014 134

3.7. Kết quả ước lượng các mô hình kinh tế lượng đánh giá tác động của chuyển
dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011 137

3.8. Kết luận chương 3 142

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 146

KẾT LUẬN, MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN
CỨU TIẾP THEO 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158

PHỤ LỤC








vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu Giải thích thuật ngữ
ASEAN Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CDCCN Chuyển dịch cơ cấu ngành
CNCB Công nghiệp chế biến
CNCBCT Công nghiệp chế biến chế tạo
CNH Công nghiệp hóa
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GO Gross Output
GSO Tổng cục Thống kê
HĐH Hiện đại hóa
NK Nhập khẩu
NICs Các nước công nghiệp hoá mới
NSLĐ Năng suất lao động
R&D Nghiên cứu và phát triển
VA Giá trị gia tăng
XK Xuất khẩu









vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tỷ lệ VA/GO của các ngành kinh tế Việt Nam, 1995 - 2012 79

Bảng 2.2. Tỷ trọng XK/GO của các ngành và nền kinh tế Việt Nam 83

Bảng 2.3. So sánh mức NSLĐ của Việt Nam với một số quốc gia trong khu vực
và trên thế giới 88

Bảng 3.1. Tỷ lệ % của các nhân tố đóng góp vào tăng trưởng sản lượng ở Việt
Nam thời kỳ 1989 - 1996 - 2000 - 2007 106

Bảng 3.2. Cơ cấu đầu ra theo ngành (% trong tổng đầu ra) 119

Bảng 3.3. Nguồn tăng trưởng đầu ra của các ngành (% trong tổng tăng trưởng đầu ra) 121

Bảng 3.4. Nguồn tăng trưởng đầu ra của ngành CNCBCT ở một số quốc
gia/vùng lãnh thổ 124

Bảng 3.5. Mức độ lan tỏa và độ nhạy của các ngành thời kỳ 1989 - 2007 127

Bảng 3.6. Thang đo dòng qua các thời kỳ 131

Bảng 3.7. Thang đo cột qua các thời kỳ 133

Bảng 3.8. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vào tăng
trưởng NSLĐ tổng thể nền kinh tế 136

Bảng 3.9. So sánh nguồn đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam với một
số quốc gia trong khu vực 137







viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của Rostow 23

Hình 1.2. Mô hình tăng trưởng nhị nguyên của Lewis 25

Hình 1.3: Mô hình đàn ngỗng bay 37

Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 1989 – 2014 72

Hình 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành của Việt Nam, 1995 – 2014 73

Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế Việt Nam, 1995 - 2014 73

Hình 2.4. Cơ cấu vốn của nền kinh tế Việt Nam, 1995 - 2012 (giá so sánh 2010) 74

Hình 2.5. Tốc độ tăng vốn của các ngành và nền kinh tế Việt Nam, 1995 – 2012. 75

Hình 2.6. Cơ cấu lao động của nền kinh tế Việt Nam, 1995 – 2014 76

Hình 2.7. Cơ cấu giá trị gia tăng theo ngành kinh tế ở Việt Nam, 1995 – 2012 78

Hình 2.8. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế ở Việt Nam, 1995 – 2012 78

Hình 2.9. Tốc độ tăng VA và GO ngành công nghiệp Việt Nam, 1995 – 2012. 79


Hình 2.10. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam, 1995 – 2014 81

Hình 2.11. Cơ cấu xuất khẩu theo ngành của Việt Nam, 1995 – 2012 81

Hình 2.12. Tỷ trọng xuất khẩu của ngành CNCBCT Việt Nam, 1995 – 2012 82

Hình 2.13. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của nền kinh tế Việt Nam, 1995 – 2014 84

Hình 2.14. Cơ cấu nhập khẩu theo ngành của Việt Nam, 1995 – 2012 84

Hình 2.15. Tỷ trọng nhập khẩu của ngành CNCBCT ở Việt Nam, 1995 – 2012 85

Hình 2.16. Năng suất lao động của Việt Nam, 1995-2014 (giá so sánh 2010). 86

Hình 2.17. NSLĐ của các ngành và nền kinh tế Việt Nam, 1995-2014 87

Hình 2.18. Tốc độ tăng NSLĐ của các ngành và nền kinh tế Việt Nam, 1995–2014 89

Hình 3.1. Nguồn tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam, 1995 – 2014. 134



1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những chủ đề luôn thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà kinh tế. Các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế,
về những bài học kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước đi trước, về phân tích
chính sách công nghiệp hóa khuyến nghị cho các nước đang phát triển đi sau đều

giành phần thích đáng để trình bày về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
trong thời kỳ CNH. Gần đây, sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoàng tài chính Châu
Á, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, khá nhiều các công trình
nghiên cứu mới về chủ đề này đã xuất hiện, trong đó nổi lên xu hướng đánh giá lại
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, các khu vực kinh tế khác nhau trên
thế giới trong bối cảnh quốc tế mới.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã được đề cập đến khá nhiều trong các tài liệu
nghiên cứu kinh tế ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay, số lượng các công trình có nội
dung nghiên cứu sâu về chủ đề này còn rất hạn chế. Đáng chú ý có một số nghiên cứu:
của Nguyễn Khắc Minh (2009) về nguồn tăng trưởng và thay đổi cơ cấu kinh tế ở Việt
Nam; và của Nguyễn Thị Minh (2009, 2010) về hiệu quả phân bổ giữa các ngành và về
mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam… Các nghiên
cứu đã có ở Việt Nam về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã cố gắng phân tích theo
các cách tiếp cận khác nhau và thực hiện trong những khoảng thời gian khác nhau
nhưng tác giả vẫn chưa tìm thấy một nghiên cứu tổng hợp, sử dụng các phương pháp
tiếp cận khác nhau để đo lường thận trọng và đánh giá một cách đầy đủ, chính xác diễn
biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam kỳ kể từ sau đổi mới.
Luận án này hy vọng có thể bổ sung cho các nghiên cứu trước bằng cách áp dụng ba
phương pháp tiếp cận khác nhau để làm sáng tỏ khuôn mẫu tăng trưởng và thay đổi cơ
cấu ngành và nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014.
Cấu trúc của luận án gồm ba chương, được bố trí như sau: sau phần mở đầu,
chương 1 trình bày cơ sở lý luận về sự CDCCN kinh tế trong quá trình CNH, HĐH,
và tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu về sự CDCCN kinh tế; chương 2 trình
bày thực trạng CDCCN kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014; tiếp theo,


2
chương 3 là cơ sở phương pháp luận các mô hình phân tích sự CDCCN kinh tế và
ước lượng thực nghiệm các mô hình này cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1989 -
2014; cuối cùng, phần kết luận sẽ tóm tắt lại các kết quả đạt được, gợi ý một số

khuyến nghị chính sách và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
2. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đã thực sự chuyển đổi từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc
hậu sau hơn hai thập kỷ, kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới. Kinh tế
tăng trưởng với tốc độ khá cao và liên tục đã giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng
kém phát triển, thu nhập thấp, trở thành quốc gia đang phát triển có mức thu nhập
trung bình và tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH
đất nước. Những bước đi quả quyết trong việc hội nhập khu vực và toàn cầu đã đem
lại những hỗ trợ to lớn từ nguồn lực bên ngoài cho quá trình CNH, HĐH nền kinh
tế. Những thành tựu của CNH, HĐH đưa đất nước ngày càng phát triển và cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ và cạnh tranh hơn. Mô hình tăng trưởng
kinh tế theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, vào ưu thế lao động rẻ, khai thác
tài nguyên thô, gia công xuất khẩu … đã thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong hơn
20 năm đổi mới.
Những năm gần đây, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã
tác động tiêu cực trên nhiều mặt đến nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
đã suy giảm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành theo hướng CNH,
HĐH đã có dấu hiệu chững lại, và các điểm yếu của nền kinh tế càng bộc lộ rõ như:
chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp,
chậm cải thiện Nhận thấy trong bối cảnh mới, mô hình tăng trưởng theo chiều
rộng không còn phù hợp, Việt Nam đã chủ động tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng. Do đó, cơ cấu kinh tế mới đi cùng và thúc đẩy
hình thành mô hình tăng trưởng mới chính là điều kiện để có chất lượng tăng trưởng
mới. Để thay đổi mô hình tăng trưởng, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế được khởi
động mạnh mẽ từ năm 2012 và được chính phủ xác định là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm, được triển khai quyết liệt trong năm 2013 và 2014 trên ba lĩnh vực:
đầu tư công, hệ thống ngân hàng tài chính và doanh nghiệp nhà nước. Việc chủ


3

động thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất
nước trong bối cảnh hội nhập thể hiện rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu đưa Việt
Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
Đích đến năm 2020 không còn bao xa, yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH,
HĐH đất nước đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Nội dung, bản chất của quá trình
CNH được thể hiện ở sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó, cơ cấu ngành kinh tế
đóng vai trò quan trọng nhất. Đối với Việt Nam, một quốc gia đi lên từ nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế hướng đến cơ cấu ngành hợp lý, hiện đại,
có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ có
một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã
được đề cập đến từ lâu ở Việt Nam trong các nghiên cứu về tăng trưởng, về quá trình
công nghiệp hóa ở các mức độ khác nhau. Trong các nghiên cứu này, nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công
nghiệp hóa đã được phân tích. Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu sâu, áp dụng nhiều
phương pháp tiếp cận khác nhau để làm sáng tỏ khuôn mẫu tăng trưởng và thay đổi
cơ cấu ngành và nền kinh tế Việt Nam kể từ sau đổi mới vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy,
nghiên cứu: “Các mô hình phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” là rất cần thiết hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là sử dụng các mô hình định lượng để phân tích sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước,
đồng thời, đánh giá lại những đóng góp của các ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành
vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Và qua đó có thể đóng góp
một số gợi ý chính sách về cơ cấu ngành cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
Nghiên cứu này sẽ đi vào trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:
 Sự chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế diễn ra như thế nào trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 1989 - 2014?
 Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng kinh tế
như thế nào?



4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên cứu là cơ cấu ngành kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế ở Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Cơ cấu kinh tế là một khái niệm rất rộng (bao gồm cơ cấu
ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu khu vực thể
chế…) nên trong phạm vị nội dung, luận án chỉ giới hạn phân tích về dạng cơ cấu
quan trọng nhất, phản ánh trình độ phát triển kinh tế của đất nước, đó là cơ cấu
ngành và diễn biến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.
Phạm vi không gian và thời gian: Nghiên cứu tập trung phân tích quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 - 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu đã đề ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích thống kê.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Luận án sử dụng ba mô hình: mô
hình vào - ra (tiếp cận vào - ra), mô hình cơ bản (tiếp cận lý thuyết tăng trưởng mới)
và các mô hình kinh tế lượng để phục vụ mục tiêu nghiên cứu. Mô hình vào - ra
được sử dụng để phân tích sự chuyển cơ cấu ngành (trong nội bộ ngành và giữa các
ngành) diễn ra như thế nào từ phía cầu và phía cung; mô hình tăng trưởng mới để
xem xét, đánh giá vai trò của chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đối với tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế; các mô
hình kinh tế lượng để đánh giá mối quan hệ giữa CDCCN kinh tế và tăng trưởng
kinh tế. Từ kết quả ước lượng ba mô hình này sẽ cho ta một cái nhìn đầy đủ về quá
trình CDCCN kinh tế ở nước ta, trên cơ sở đó để đề xuất chính sách.
6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Những đóng góp mới về học thuật, lý luận

Khác với các nghiên cứu trước về chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế,
nghiên cứu này sử dụng ba phương pháp tiếp cận khác nhau để phân tích sự chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1989 – 2014 và đã chỉ ra rằng:


5
1. Sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy bởi sự dịch chuyển
trong nhu cầu cuối cùng - chủ yếu là tiêu dùng, thương mại, và những thay đổi
trong mối quan hệ giữa các ngành.
2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cho thấy có sự thay đổi đáng kể trong
vai trò của các ngành sơ cấp và các ngành công nghiệp chế biến chế tạođối với tăng
trưởng tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế. Sự chuyển dịch diễn ra theo hướng
giảm tỷ trọng đóng góp của các ngành sơ cấp, tăng tỷ trọng của các ngành chế biến
chế tạo vào tăng trưởng đầu ra của nền kinh tế. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo
không chỉ đóng vai trò then chốt trong tăng trưởng giá trị sản xuất của nền kinh tế
qua các thời kỳ mà cơ cấu ngành còn chuyển dịch tích cực từ các ngành thâm dụng
tài nguyên và lao động đến các ngành thâm dụng vốn và công nghệ.
3. Các nhân tố đặc trưng riêng của từng ngành và sự khác nhau về định hướng
thương mại của các ngành tạo nên tính đa dạng trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.
4. Chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng năng
suất lao động của Việt Nam thời kỳ 1995 – 2014, và tầm quan trọng của chuyển
dịch cơ cấu ngành thay đổi mạnh mẽ qua các thời kỳ nghiên cứu, trong đó ảnh
hưởng mạnh nhất ở thời kỳ 2000 - 2010.
5. Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng CNH, HĐH có quan hệ chặt chẽ và
có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thời kỳ 1998 - 2011.
6.2. Những kết luận, đề xuất mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu, luận án rút ra một số kết luận sau:
1. Cơ cấu ngành của khu vực sơ cấp chuyển dịch từ nông nghiệp sang khai
khoáng rồi đến thủy sản. So với các nền kinh tế khác, Việt Nam là một trong số rất

ít các quốc gia mà khu vực sơ cấp đi theo định hướng xuất khẩu. Đặc điểm này
chứng tỏ công nghiệp hóa ở Việt Nam vẫn ở giai đoạn thấp.
2. Mặc dù đã có tín hiệu chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành của khu
vực chế biến chế tạo nhưng sự chuyển dịch này diễn ra chậm. Các ngành thâm
dụng tài nguyên và lao động vẫn chiếm ưu thế hơn so với các ngành thâm dụng
vốn và công nghệ.


6
3. Quá trình chuyển dịch chậm chạp đã tạo ra một cơ cấu ngành có hiệu quả và
năng lực cạnh tranh thấp. Xu hướng giảm giá trị gia tăng, tăng chi phí trung gian ở
cả ba nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là một đặc điểm quan trọng
của quá trình CNH ở Việt Nam.
4. Các kết quả đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng tỷ trọng vốn, đặc
biệt là tỷ trọng lao động công nghiệp đối với tăng trưởng của các ngành phi nông
nghiệp và của nền kinh tế. Đây là kết quả chưa được trả lời rõ ràng trong các nghiên
cứu trước.
5. Các phát hiện của luận án sẽ giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách
nhận diện được những đặc trưng trong chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam, và giúp gợi ý một số khuyến nghị về cơ cấu ngành hợp lý để
thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và CNH thành công.
Sau đây là nội dung của luận án.




7
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


Phần đầu của chương 1 trình bày những khái niệm cơ bản nhất về sự
CDCCN kinh tế trong quá trình CNH, HĐH. Phần tiếp theo sẽ mô tả ngắn gọn một
số mô hình lý thuyết về CDCCN kinh tế. Phần cuối chương sẽ giới thiệu tổng quan
các nghiên cứu đã có trên thế giới và ở Việt Nam về quá trình CDCCN kinh tế và
tăng trưởng kinh tế theo ba phương pháp tiếp cận: tiếp cận vào - ra, tiếp cận lý
thuyết tăng trưởng mới, và tiếp cận kinh tế lượng.
1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể kinh tế, thể
hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa
các bộ phận. Có nhiều dạng khác nhau của cơ cấu kinh tế, mỗi dạng phản ánh một
khía cạnh nhất định của sự phát triển, trong đó cơ cấu ngành chính là dạng quan
trọng nhất, phản ánh rõ nhất trình độ phát triển của một nền kinh tế [15].
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cơ cấu theo ngành của
nền kinh tế được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó
phản ánh sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao
động, chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất, đồng thời nó cũng thể hiện tính hiệu quả
của việc phân bổ và sử dụng nguồn lực có lợi thế tương đối, khả năng cạnh tranh của
quốc gia và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh
tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và
chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục
tiêu cụ thể [15]. Bản chất của cơ cấu ngành kinh tế thể hiện trên các khía cạnh:
Thứ nhất, đó là tổng thể các nhóm ngành, các ngành kinh tế được hình thành,
số lượng các ngành kinh tế luôn thay đổi trong quá trình phát triển của. Theo tính chất
phân công lao động xã hội (hay sự khác nhau về quy trình công nghệ của các ngành
trong quá trình tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ), các ngành kinh tế được phân


8

thành ba khu vực: khu vực I bao gồm các ngành nông - lâm − ngư nghiệp; khu vực II
gồm các ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III gồm các ngành dịch vụ.
Thứ hai, cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở mối quan hệ tương hỗ (bao gồm cả
mặt số lượng và chất lượng) với nhau, mối quan hệ giữa các ngành thường xuyên
biến đổi và ngày càng phức tạp theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội trong nước và quốc tế. Trạng thái cơ cấu ngành là dấu hiệu
phản ánh trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Cơ cấu ngành kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố, các nhân tố này
đều tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu của tổng cầu và sự phân bổ các yếu tố sản
xuất. Nhóm các nhân tố tác động từ bên trong bao gồm: nhân tố thị trường và nhu
cầu tiêu dùng xã hội; trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cùng với sự vận
động phù hợp của quan hệ sản xuất; quan điểm, chiến lược, mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước trong mỗi giai đoạn nhất định. Nhóm các nhân tố tác động từ
bên ngoài bao gồm: xu thế chính trị xã hội trong khu vực và trên thế giới; xu thế
toàn cầu hoá và quốc tế hoá lực lượng sản xuất; các thành tựu của cách mạng khoa
học và công nghệ, sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Đánh giá được một cách
đúng đắn mức độ và phạm vi tác động của các nhân tố này là căn cứ để Nhà nước
xây dựng và điều chỉnh cơ cấu kinh tế thông qua các chính sách cơ cấu phù hợp.
1.2. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Bất cứ một quốc gia nào cũng cần có một cơ cấu kinh tế hợp lý và sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế là nhằm đạt mục đích đó. Mặc dù chuyển dịch cơ cấu kinh tế
được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng ý nghĩa phổ biến nhất của nó liên
quan đến dịch chuyển dài hạn và bền bỉ trong cơ cấu ngành kinh tế (Chenery, 1986;
Syrquin, 2007). Cụ thể hơn, chuyển dịch cơ cấu gắn liền với những thay đổi trong
tầm quan trọng tương đối của các ngành theo thời gian. Sự thay đổi này là kết quả
của quá trình: xuất hiện thêm các ngành mới hoặc mất đi một số ngành đã có (tức là
có sự thay đổi về số lượng các ngành và loại ngành trong cơ cấu ngành của nền kinh
tế); thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các ngành thông qua quy mô
đầu ra mà mỗi ngành cung cấp cho các ngành và qui mô đầu vào mà mỗi ngành sử
dụng của các ngành trong hệ thống kinh tế; và do quy mô và nhịp độ tăng trưởng



9
của các ngành là khác nhau. Do đó, cơ cấu ngành kinh tế luôn thay đổi theo từng
thời kỳ phát triển.
Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác
ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế [15].
Như vậy, CDCCN không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng
của mỗi ngành mà còn là sự thay đổi về vai trò, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ
cấu ngành. Quá trình CDCCN là một quá trình diễn ra liên tục, gắn liền với tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Hơn nữa, CDCCN kinh tế diễn ra linh hoạt, phù hợp với
những điều kiện bên trong và bên ngoài, phù hợp với các lợi thế tương đối của nền
kinh tế là cơ sở cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Hầu hết các nhà kinh tế đều nhất trí rằng tình trạng kém phát triển bao giờ
cũng gắn liền với sản xuất nông nghiệp trong khi trình độ phát triển cao luôn đi kèm
với một khu vực công nghiệp phát triển. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như
từng quốc gia đều cho thấy quá trình phát triển đi đôi với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đặc biệt là CDCCN kinh tế, trong đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm
đi và tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Như vậy, CDCCN là một
quá trình diễn ra gắn liền với quá trình CNH và được xem là kết quả của quá trình
CNH đối với các nước đang phát triển
1.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình CNH, HĐH
1.3.1. Công nghiệp hóa
Theo định nghĩa của Liên hợp quốc (1963):“Công nghiệp hoá là phương
thức phát triển kinh tế trong đó phần lớn nguồn lực quốc gia được sử dụng và phát
triển công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để đa dạng hoá sản xuất, đặc biệt là sản xuất
công nghiệp, nhằm tạo ra và duy trì được một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và vượt
qua được những lạc hậu về kinh tế xã hội” [98].
Theo khái niệm này, CNH bao gồm hai nội dung cơ bản: thứ nhất, CNH

không chỉ là quá trình phát triển công nghiệp mà còn là quá trình tác động của công
nghiệp vào tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội, làm biến đổi
toàn diện nền kinh tế nhằm chuyển một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang


10
nền kinh tế công nghiệp hiện đại, hay CNH là quá trình cải biến thể chế và cơ cấu
kinh tế của đất nước; thứ hai, CNH là quá trình ứng dụng công nghệ mới ngày càng
hiện đại hơn vào hoạt động kinh tế và đời sống xã hội nhằm cải biến phương thức
lao động từ thủ công lạc hậu tới tiên tiến hiện đại, tạo ra NSLĐ ngày càng cao, hay
CNH là quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghệ trong sản xuất, trình độ của nền
công nghiệp không cố định mà luôn được nâng cao, được HĐH theo sự phát triển
của thời đại.
CNH diễn ra ở các nước khác nhau, thời điểm lịch sử khác nhau, điều kiện
kinh tế xã hội khác nhau, do đó mục đích và phương thức tiến hành cũng khác nhau.
Rất ít các quốc gia phát triển kinh tế thành công mà không thực hiện CNH. Thông
qua CNH, các nguồn lực được phân bổ nhiều hơn cho khu vực công nghiệp, khu
vực mà NSLĐ được nâng cao nhanh chóng, nhờ đó, nâng cao tốc độ tăng trưởng
kinh tế. Khi nền kinh tế bước sang những giai đoạn phát triển cao hơn, trong ngành
công nghiệp, tỷ trọng các ngành thâm dụng vốn ngày càng lớn và gia tăng với tốc
độ nhanh, tỷ trọng các ngành sản xuất thâm dụng lao động sẽ giảm dần; trong ngành
dịch vụ, các ngành dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật,
giáo dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao.
Xét trên góc độ thương mại, thế giới đã chứng kiến hai mô hình CNH: công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu và công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu.
1.3.2. Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu
Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu là đường lối CNH mà theo đó quốc
gia tiến hành CNH nỗ lực thành lập và nuôi dưỡng các ngành công nghiệp trong
nước để sản xuất ra các sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Đây là một chiến lược
hướng nội mà theo chiến lược này, quốc gia nên sản xuất hàng trong nước thay vì

nhập khẩu, nghĩa là các ngành sản xuất hàng hóa trong nước sẽ phát triển, và sau đó
có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới trong tương lai khi đạt được tính kinh
tế theo quy mô. Chiến lược này đòi hỏi chính phủ cần áp dụng các chính sách thực
hiện lựa chọn các hàng hóa sản xuất ở trong nước, thường là các hàng hóa được sản
xuất dựa vào tay nghề thấp, thâm dụng lao động như dệt may, giày dép. Các biện
pháp bảo hộ những ngành công nghiệp trong nước thường là dựng lên các hàng rào


11
mậu dịch chống lại hàng nhập khẩu và các khoản trợ cấp để khuyến khích các
ngành công nghiệp trong nước [15, tr 267 – 272].
Chiến lược CNH thay thế nhập khẩu được ủng hộ dựa trên những lập luận
sau: các nước tiến hành CNH sẽ giữ vững được độc lập về kinh tế tránh được những
bất ổn do phụ thuộc kinh tế vào nước ngoài; thoát khỏi vị thế làm nước cung cấp
nguyên liệu, nông sản; có thể học tập thông qua thực tiễn: gây dựng kinh nghiệm
kinh doanh cho doanh nghiệp trong nước thông qua môi trường cạnh tranh không
quá khắc nghiệt khi không có hàng nhập khẩu; đạt được tính kinh tế theo quy mô;
tạo ra các mối liên kết liên ngành: các ngành thay thế nhập khẩu phát triển có thể
tạo cơ hội cho các ngành khác cung cấp đầu vào cho chúng hay sử dụng đầu ra của
chúng phát triển theo; và xây dựng được những ngành công nghiệp then chốt dựa
vào nguồn lực trong nước.
Các nước áp dụng chiến lược này thường trải qua hai giai đoạn: giai đoạn
đầu tập trung vào đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng với mục
đích sản xuất hàng thành phẩm; giai đoạn sau tập trung chuyển hướng phát triển các
ngành sản xuất tư liệu sản xuất bắt đầu từ những ngành sản xuất đầu vào trung gian,
sau đó sản xuất hàng hoá máy móc thiết bị.
Một số quốc gia đã thu được thành công nhất định trong việc áp dụng chiến
lược này (Phổ, Đức và một số nước Đông Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai) cho
đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20. Với hàng rào bảo hộ cao bằng thuế nhập
khẩu và các biện pháp phi thuế quan, các nước có thể bán sản phẩm trên thị trường

nội địa mà không bị áp lực cạnh tranh từ hàng hoá nhập khẩu. Theo thời gian, các
doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, tích tụ tư bản, hoàn thiện quy trình
quản lý,…, từ đó, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo lập vị thế của
doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh nội địa. Sự bảo hộ của chính phủ sẽ chuyển
dần từ mạnh sang yếu, song song với nó, doanh nghiệp sẽ đi từ yếu đến mạnh.
Tuy nhiên, cũng có những quốc gia thất bại khi áp dụng chiến lược này (các
nước châu Phi, Nam Á). Những thất bại này biểu hiện ở: tình trạng mất cân đối
trong cơ cấu ngành: những ngành thay thế nhập khẩu được bảo hộ và hỗ trợ nên
phát triển mạnh trong khi những ngành khác thì lại có thể không có cơ hội phát


12
triển; thâm hụt cán cân thanh toán: các ngành thay thế nhập khẩu phát triển đã kéo
theo nhu cầu nhập khẩu máy móc và nguyên liệu đầu vào tăng lên, nhưng ngoại tệ
lại chỉ có thể thu được thông qua xuất khẩu (mà nhiều khi khu vực này lại không
phát triển) và để giải quyết khó khăn về ngoại tệ, quốc gia có thể phải đi vay nước
ngoài, dẫn tới vấn đề nợ nước ngoài (một dạng phụ thuộc kinh tế khác).
Chiến lược thay thế nhập khẩu có thể làm gia tăng đáng kể sản lượng công
nghiệp trong một vài năm, nhưng sau đó, tỷ lệ tăng trưởng bị hạn chế bởi sự tăng
trưởng của cầu trong nước về các sản phẩm công nghiệp thay thế nhập khẩu. Chiến
lược này đã cho thấy một số thành công trong những năm 1960 và 1970, và bắt đầu
thất bại trong đầu những năm 1980 khi các chính phủ chi tiêu quá mức và khủng
hoảng nợ dẫn đến sự bất lực của chính phủ trong việc trả các khoản nợ đã vay.
Khi thế giới bước sang thời kỳ quốc tế hoá nền sản xuất, tiến trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế giữa các quốc gia và trong nội bộ từng quốc gia diễn ra với tốc
độ ngày càng cao đi cùng với các cam kết mở cửa thị trường, hàng rào bảo hộ bị cắt
giảm thông qua việc ký kết các hiệp định mậu dịch tự do song phương, đa phương
và khu vực, và với việc hình thành tổ chức thương mại thế giới thì đường lối CNH
thay thế nhập khẩu không còn phát huy tác dụng. Vì vậy, các nước đều chuyển sang
thực thi chính sách CNH chủ yếu hướng về xuất khẩu.

1.3.3. Công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu
Công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu là chiến lược CNH lấy phát triển
khu vực sản xuất hàng xuất khẩu làm động lực chủ yếu lôi kéo toàn nền kinh tế phát
triển. Đây là một chiến lược hướng ngoại, dựa trên sự mở cửa và thương mại quốc
tế. Tăng trưởng đạt được bằng cách tập trung vào tăng xuất khẩu, và doanh thu xuất
khẩu là nhân tố dẫn dắt tổng cầu của quốc gia. Xuất khẩu tăng kéo theo GDP tăng,
dẫn đến thu nhập cao hơn và cuối cùng, tăng trưởng tại các thị trường trong nước
cũng như các thị trường xuất khẩu. Quốc gia theo đuổi chiến lược này sẽ tập trung
vào sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà nó có lợi thế so sánh. Xu hướng chung
là xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp giảm dần, trừ dầu và một số kim loại. Điều này là
do cung hàng hóa sơ cấp ngày càng tăng còn cầu tăng không đáng kể. Cùng với sự
bảo hộ ngày càng tăng của các nước phát triển, tăng trưởng dẫn dắt bởi xuất khẩu


13
không thể đạt được nếu chỉ dựa vào xuất khẩu các sản phẩm sơ cấp. Do đó, tăng
trưởng dẫn dắt bởi xuất khẩu thường dựa vào tăng xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo
[15, tr280 – 284].
Chiến lược này từng được nhiều nước đang phát triển áp dụng và không ít
trong số đó đã thành công, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, một số
nước ASEAN và Trung Quốc. Các quốc gia này đã xuất khẩu những sản phẩm mà
họ đã có lợi thế so sánh (như chi phí lao động thấp) và đã rất thành công. Theo thời
gian, loại sản phẩm được xuất khẩu phần lớn bởi các quốc gia này cũng có xu
hướng thay đổi từ các sản phẩm được sản xuất bởi các phương pháp sản xuất thâm
dụng lao động, đến các sản phẩm tinh xảo hơn sử dụng các phương pháp sản xuất
thâm dụng vốn và lao động có kỹ năng cao hơn.
Theo chiến lược này, chính phủ sẽ ưu tiên phát triển những ngành công
nghiệp có thể xuất khẩu được sản phẩm của mình. Các biện pháp ưu tiên thường
được sử dụng gồm: trợ cấp xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tiếp cận tín dụng, hỗ trợ
về thông tin thị trường, tạo thuận lợi cho nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, ưu đãi về

tỷ giá hối đoái, quy định về tỷ lệ xuất khẩu đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài, tạo thuận lợi về cơ sở hạ tầng (chẳng hạn như thành lập các khu chế xuất
)
.
Bên cạnh đó, các chính phủ cũng thông qua những chính sách bảo vệ ngành công
nghiệp trong nước chưa thể cạnh tranh với nước ngoài, đồng thời cũng thúc đẩy các
ngành công nghiệp đã sẵn sàng cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Theo dự tính
thông thường của các nhà lập chính sách theo đuổi chiến lược này, các ngành xuất
khẩu sẽ đem lại thu nhập cho nền kinh tế, việc làm và thu nhập cho người lao động,
đem lại nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu các máy móc cho CNH và đặc
biệt là những ảnh hưởng lan tỏa của nó tới các ngành kinh tế khác. Những ngành
được lựa chọn thường là những ngành mà quốc gia có lợi thế. Tuy nhiên, lợi thế của
quốc gia thay đổi cùng với quá trình phát triển của mình, nên các giai đoạn CNH
theo hướng xuất khẩu có thể được chia thành các nấc thang, mà mỗi bậc thang đại
diện cho một ngành công nghiệp dần dần tiên tiến hơn với đầu vào vốn cao hơn.

Bậc thang đầu tiên của CNH theo hướng xuất khẩu là xuất khẩu các hàng
hóa sơ cấp và các sản phẩm nông nghiệp. Vì các nước kém phát triển thường chỉ có


14
lợi thế ở những ngành thuộc khu vực I của nền kinh tế (như khai thác tài nguyên
thiên nhiên và nông nghiệp), các sản phẩm chế tạo phải nhập khẩu trong giai đoạn
này. Do đó, giai đoạn này được gọi là giai đoạn CNH theo hướng xuất khẩu sơ khai.

Bậc thang thứ hai là chế biến, chế tạo các sản phẩm tiêu dùng. Các ngành
thâm dụng lao động như dệt may, giày da, chế biến thực phẩm, gia công đồ gỗ, và
những ngành công nghiệp nhẹ khác cùng ngành đóng tàu, v.v được lựa chọn vì
lúc này lợi thế của quốc gia chính là lao động rẻ và có tay nghề không cần cao.


Bậc thang thứ ba liên quan đến việc sản xuất máy móc vốn (capital -
machinery), thiết bị và công nghệ. Các ngành được lựa chọn là những ngành thâm
dụng vốn và lao động có kỹ năng như: sản xuất hàng điện gia dụng - điện tử, cơ khí
đơn giản như chế tạo máy nông nghiệp, sản xuất xe gắn máy.

Ở giai đoạn thứ tư, các ngành được lựa chọn là những ngành thâm dụng
công nghệ như chế tạo máy chính xác, hóa chất, chế tạo ô tô, v.v
Ba giai đoạn sau được gọi chung là CNH theo hướng xuất khẩu của khu vực
cấp hai (khu vực chế biến - chế tạo). Các giai đoạn trên có thể gối nhau, thậm chí,
một số nền kinh tế đang phát triển mà hầu như tất cả các phân ngành chế tạo đều có
thì có thể thực hiện bốn giai đoạn đồng thời với sự xuất phát của mỗi giai đoạn có thể
khác nhau; điển hình cho trường hợp này là Trung Quốc, nước đồng thời xuất khẩu từ
nông sản tới các thiết bị công nghệ cao. Các nước Đông Nam Á bắt đầu thực hiện
chiến lược này từ những năm 1970. Các thành quả của chiến lược này là: kinh tế tăng
trưởng nhanh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại, năng động; các nguồn
lực trong và ngoài nước được tận dụng triệt để; thị trường nước ngoài mở rộng. Tuy
nhiên, áp dụng chiến lược này có thể dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu kinh tế do quá
chú trọng vào một số ít ngành hướng ra xuất khẩu, phụ thuộc vào một số thị trường
xuất khẩu chủ yếu, không quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa.
1.3.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH được thừa nhận là một trong những động cơ chính của tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của sự phát triển. CDCCN linh hoạt, phù hợp với
những điều kiện bên trong, bên ngoài và các lợi thế tương đối của nền kinh tế sẽ tạo
nên tính chất bền vững, hiệu quả của tăng trưởng, củng cố thành quả và tác dụng


15
đến các mục tiêu của CNH. Xu hướng có tính quy luật chung ở các nước đang phát
triển là cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH và ngày càng hiện đại
hơn, từ một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công − nông nghiệp rồi từ đó

chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. Xu thế cụ thể là tỷ trọng nông
nghiệp có xu hướng giảm đi, trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày
càng tăng (kể cả GDP và lao động) và nền kinh tế chuyển từ sản xuất dựa vào thủ
công là chính sang sản xuất dựa vào máy móc và tiến bộ công nghệ. Sự chuyển biến
này luôn đi kèm với sự phát triển của công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Do đó thuật
ngữ hiện đại hóa thường được sử dụng đi đôi với công nghiệp hóa.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng
sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra NSLĐ xã hội cao [2].
CNH thành công đòi hỏi phải có sự chuyển dịch cơ cấu trong khu vực chế
biến - chế tạo. Nhiều học giả đã phân loại các ngành chế chế biến chế tạo thành các
phân nhóm để tìm ra những chuyển dịch cơ cấu từ nhóm này sang nhóm khác, từ đó
xác định các mô hình công nghiệp hóa. Hoffman (1958) chia các ngành CNCBCT
thành các ngành "dựa vào sử dụng" (use-based) trong đó hàng hóa tiêu dùng phát
triển đầu tiên. Chenery và Taylor (1968) phân chia các ngành CNCBCT thành ba
nhóm: các ngành công nghiệp sớm, giữa và muộn (early, middle and late
industries). Syrquin và Chenery (1989) phân các ngành CNCBCT thành hai nhóm
công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng. Các lý thuyết tăng trưởng nội sinh phát triển
vào những năm cuối thập niên 1980 coi đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R &
D) là một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng, do đó bắt buộc phải xác định lại
các thuật ngữ được sử dụng để phân loại các ngành công nghiệp trong khu vực chế
biến chế tạo bằng cách lấy nội dung R & D làm tiêu chí để xem xét. Căn cứ vào
hàm lượng công nghệ, các ngành thâm dụng công nghệ thấp nên được theo sau bởi
các ngành thâm dụng công nghệ cao, nghĩa là trong giai đoạn đầu, các ngành công
nghiệp thâm dụng lao động không có kỹ năng và công nghệ thấp chiếm ưu thế và


16

sau đó các ngành thâm dụng công nghệ tương đối cao sẽ có ành hưởng chi phối (sự
thống trị của một phân ngành cụ thể có thể được hiểu là nó chiếm tỷ trọng giá trị gia
tăng và/hoặc tỷ trọng việc làm tương đối cao). Cho dù có những thuật ngữ khác
nhau được sử dụng trong các nghiên cứu tương ứng, nhưng có thể thấy rằng trong
giai đoạn đầu các ngành công nghiệp thâm dụng lao động cao và có kỹ năng thấp
như dệt may, thực phẩm, đồ da và đồ nội thất phát triển; trong giai đoạn tiếp theo sẽ
phát triển các ngành thâm dụng công nghệ và kỹ năng tương đối cao như sử dụng
kim loại, phương tiện vận tải…, di chuyển lên đến các ngành công nghiệp ở mức
cao hơn trong nấc thang công nghệ như cơ khí và hoá chất.
Như vậy, CNH là một quá trình tích lũy liên quan đến việc di chuyển từ một
giai đoạn sang giai đoạn khác thông qua việc thành lập các ngành công nghiệp mới
có giá trị gia tăng và hàm lượng công nghệ cao hơn [31]. Nhưng quá trình này
không phải là tự động vì nó đòi hỏi phải dịch chuyển có mục đích vào những công
nghệ hiệu quả, phức tạp và thâm dụng kỹ năng hơn và không ngừng nâng cấp công
nghệ [65]. Do đó, đặc điểm của CNH bền vững là đi cùng với triển vọng tăng
trưởng năng động trong thế giới hiện nay của các thị trường không hoàn hảo và
không chắc chắn có thể đạt được bằng khả năng của đất nước để khai thác tính kinh
tế theo quy mô, tiếp thu, áp dụng và hấp thu công nghệ.
Sự phát triển mạnh mẽ của các quốc gia là một "con đường phụ thuộc” vào
quá trình chuyển dịch cơ cấu từ các ngành hiệu suất thấp đến ngành hiệu suất cao
[83]. Chuyển dịch cơ cấu là một trong sáu đặc điểm chính của tăng trưởng kinh tế
hiện đại, trong đó, chuyển dịch cơ cấu là quá trình tái phân bổ hoạt động kinh tế trên
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ [63]. Do đó,
nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu trở thành trung tâm của việc tìm hiểu tăng trưởng
kinh tế hiện đại [89].
Các cường quốc kinh tế mới nổi, nhìn chung, đã trải qua một quá trình tăng
trưởng kinh tế liên tục, kéo dài và được thúc đẩy bởi sự chuyển dịch cơ cấu nhanh
chóng của nền kinh tế. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các nền kinh tế này được
đặc trưng bởi sự chuyển dịch từ sản xuất sơ cấp (khai khoáng và nông nghiệp) tới
các hoạt động chế biến - chế tạo; và sự dịch chuyển trong khu vực chế biến - chế tạo

×