Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng bảo tàng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.23 KB, 31 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Phần I. Giới thiệu chung về công ty thực tập.
- Vị trí, chức năng.
- Mô hình tổng quát về cơ cấu sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý.
- Mối quan hệ giữa các phòng ban, đội sản xuất.
- Phương hướng và nhiệm vụ cụ thể trong sản xuất kinh doanh của công ty.
1. Vị trí, chức năng:
Tên công ty:
- Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh;
- Tên viết tắt: HCMC.JSC;
- Tên giao dịch quốc tế:MUSEUM CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY;
- Trụ sở chính: 48A – phường Láng Hạ - quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội;
- Trụ sở giao dịch: 381 phố Đội Cấn – quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội;
Cơ quan chủ quản: Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Công ty
cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập lại năm 1993 theo quyết định số 144A/
BXD- TCLĐ và được chuyển thành công ty cổ phần năm 2005 theo quyết định số 2055/ QĐ-
BXD.
Công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân theo luật pháp Việt Nam,
thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập; có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng
theo quy định của pháp luật; được đăng kí kinh doanh theo luật định; được tổ chức và hoạt động
theo luật doanh nghiệp và Điều lệ của công ty cổ phần đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Vốn điều lệ của công ty là: 80.000.000.000 VNĐ ( Tám mươi tỷ đồng chẵn).
Các ngành nghề kinh doanh của công ty theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh gồm có:
- Đầu tư kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái, khách sạn và lữ hành( không bao gồm kinh doanh
phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);
- Tư vấn xây dựng các dự án nhà ở khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình xây dựng dân
dụng;
- Phá dỡ các công trình kiến trúc, giải tỏa mặt bằng xây dựng;
- Lắp đặt các thiết bị cơ điện, điện lạnh, trang trí nội, ngoại thất;
- Kinh doanh bất động sản;
- Sản xuất kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, phụ kiện kim loại cho xây


dựng, gạch ceramic;
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, các công trình
kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp;
Hoạt động chính của công ty là:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, bưu điện, các công trình
kĩ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, đường dây, trạm biến áp;
- Kinh doanh bất động sản;
- San đắp nền;
- Thi công đường bê tông, đường cấp phối, đường rải đá và thấm nhập nhựa;
- Thi công các công trình thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp;
Số năm kinh nghiệm làm tổng thầu hoặc thầu chính : 37 năm
Số năm kinh nghiệm làm thầu phụ : 37 năm
2. Mô hình tổng quát về cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức quản lý :
2.1. Cơ cấu cán bộ viên chức và lao động khác :
a. Năng lực cán bộ kỹ thuật và quản lý của công ty:
- Công ty có 160 cán bộ kỹ thuật, trong đó 85 người có tuổi nghề >2năm , 19 người có tuổi nghề
> 10 năm và 56 người có tuổi nghề > 15 năm;
- Trong tổng số 160 cán bộ trên thì có 148 người có trình độ đại học gồm
109 người có bằng đại học xây dựng
14 người tốt nghiệp đại học kiến trúc
6 người tốt nghiệp đại học giao thông
7 người có bằng đại học thủy lợi và 12 người tốt nghiệp chuyên nghành kinh tế
Có 12 người có trình độ trung cấp và đều tốt nghiệp chuyên nghành xây dựng
b. Cơ cấu công nhân kỹ thuật của công ty :
Công ty có tổng cộng 387 công nhân trong danh sách làm việc thường xuyên
- Nếu xét theo bậc thợ thì gồm có 3 thợ bậc I , 16 thợ bậc II, 87 thợ bậc III, 6 thợ bậc IV, 60 thợ
bậc V, 79 thợ bậc VI và 74 thợ bậc VII.
- Xét theo trình độ chuyên môn thì có 80 thợ nề, 15 thợ hoàn thiện các loại, 33 thợ mộc, 25 thợ
sắt, 2 công nhân trắc đạc, 24 thợ hàn, 20 thợ máy, 65 thợ điện nước, 42 thợ lái xe, máy và 81 thợ
lao động.

2.2 Sơ đồ tổ chức của công ty :
- Công ty được tổ chức rất chặt chẽ theo cơ cấu chức năng. Các phòng ban trong công ty vừa có
mối liên hệ dọc, vừa có mối liên hệ ngang.
- Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề then chốt của công ty cũng như xác định chiến
lược phát triển.
- Chỉ đạo thực hiện cũng như giám sát chiến lược mà đại hội đồng cổ đông đã đề ra là giám đốc.
- Đơn vị sản xuất chính của công ty là các xí nghiệp xây dựng, mỗi xí nghiệp lại có tổ chức bộ
máy quản lý riêng.
- Biên chế dưới các xí nghiệp xây dựng là các đội xây dựng và các ban quản lý các tòa nhà, khu
đô thị.
- Sơ đồ tổ chức của công ty được thể hiện cụ thể theo mô hình dưới đây:

ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN AN TOÀN
P. CƠ ĐIỆN
PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM
SOÁT
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
P.KỸ THUẬT
THI CÔNG
P. TÀI CHÍNH
P.TỔ CHỨC
LAO ĐỘNG
TRUNG TÂM TƯ
VẤN XD SỐ 1
PHÒNG

QLDA & HST
P.KH KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
P.HÀNH CHÍNH
QUẢN TRỊ
ĐỘI XD
CÔNG
TRÌNH
SỐ 7

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 6

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 12
ĐỘI XD
CÔNG
TRÌNH
SỐ 4
ĐỘI XD
CÔNG
TRÌNH
SỐ 1

NGHIỆP
XÂY

DỰNG
SỐ5

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 18

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 17

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 8

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 7

NGHIỆP
XD &
PT NHÀ

NGHIỆP
XÂY
DỰNG

SỐ 4

NGHIỆP
XL &
HOÀN
THIỆN

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 2

NGHIỆP
XÂY
DỰNG
SỐ 1
ĐỘI
MÁY
ĐIỆN
ĐỘI XD
CÔNG
TRÌNH
SỐ 16
XƯỞNG
CƠ KHÍ
BQL
KHU DV
- VP- CC
249A
T.KHUÊ

BQL
LÀNG
QUỐC
TẾ
T.LONG
3. Mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty :
Dựa vào sơ đồ tổ chức của công ty chúng ta có thể thấy được công ty gồm các phòng ban
chính như sau:
3.1. Phòng quản lý dự án và hồ sơ thầu:
a. Chức năng chính : Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về công tác kỹ thuật thi công, đấu
thầu và quản lí dự án.
b. Mối quan hệ với các phòng ban khác :
- Phối hợp với phòng tổ chức lao động điều động nhân lực, thiết bị, vật tư đảm bảo hiệu quả
cho các dự án.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật thi công để lập biện pháp thi công, lập dự toán, nghiệm thu
khối lượng, thanh quyết toán các dự án thi công trình Lãnh đạo công ty phê duyệt.
- Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện tiến độ, chất lượng. thu hồi vốn, biện pháp thi công, biện
pháp an toàn lao động, hiệu quả các dự án dựa trên sự hợp tác với ban an toàn và phòng tài
chính.
- Xét duyệt danh sách đào tạo và nhu cầu đào tạo hàng năm của Phòng gửi về phòng Tổ chức
hành chính.
3.2. Trung tâm tư vấn xây dựng số I :
a. Chức năng chính: Tham mưu cho ban lãnh đạo Công ty về công tác kỹ thuật thi công, đấu
thầu và quản lí dự án.
b. Mối quan hệ với các phòng ban khác trong công ty:
- Phối hợp với phòng quản lý dự án và hồ sơ thầu để lập dự án đầu tư.
- Kết hợp với phòng kỹ thuật thi công nhằm Thiết kế xây dựng công trình và thẩm tra thiết kế
kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán.
3.3. Phòng kỹ thuật thi công:
a. Chức năng chính: Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, thi

công; các biện pháp kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong lĩnh vực xây dựng.
Lập thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật công trình.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Phối hợp với ban an toàn nhằm lập kế hoạch kiểm tra, xây dựng phương án an toàn lao động
và chịu trách nhiệm về chất lượng thi công tại công trình.
- Phối hợp với phòng QLDA& HST để kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán của các công trình, dự
án và lập thủ tục, hồ sơ tham dự thầu, nhận thầu.
BAN KIỂM
- Phối hợp các đội thi công thực hiện kiểm tra nghiệm thu từng phần cũng như toàn bộ công
trình.
3.4. Ban an toàn:
a. Chức năng chính: Tư vấn cho ban giám đốc về chủ trương, kế hoạch thực hiện các văn bản
quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền về an toàn trong thi công công trình.
Đề xuất các kế hoạch đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh của công ty.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Phối hợp với phòng kỹ thuật thi công để lập ra các kế hoạch đảm bảo an toàn trong thi công,
- Phối hợp với phòng tổ chức lao động và các đội sản xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện các
quy định về an toàn lao động trong thi công, sản xuất.
- Phối hợp với các phòng ban khác để giải quyết hậu quả khi có các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
3.5. Phòng cơ điện :
a. Chức năng chính:
- Giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động toàn bộ các thiết bị tại văn phòng làm việc công
ty cũng như tại công trường.
- Thu thập các thông tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống, đề nghị và chịu trách
nhiệm sửa chữa khi có sự cố về các thiết bị xảy ra.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về việc đưa thiết bị mới vào sử dụng hay kí kết các hợp đồng
mua bán thiết bị.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Phối hợp với ban an toàn lập kế hoạch thay thế, sửa chữa các thiết bị và dự phòng các kế
hoạch đề phòng sự cố xảy ra.

- Phối hợp với các phòng ban trong công ty cũng như các đội sản xuất để thu thập các thông
tin về tình trạng hoạt động của các hệ thống và cập nhật các sự cố, hư hỏng của các hệ thống
thiết bị thuộc bộ phận mình quản lý.
3.6. Phòng hành chính quản trị:
a. Chức năng chính: Có chức năng tham mưu tổng hợp cho ban lãnh đạo công ty bao gồm:
Tiếp nhận, sàng lọc, tổng hợp, lưu trữ và chuyển phát thông tin cho lãnh đạo và các đơn vị,
đồng thời có chức năng hậu cần, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, công cụ, tài
chính và quản lý, sắp xếp, phân phối kịp thời phục vụ các hoạt động của công ty.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Có quan hệ chặt chẽ với phòng tổ chức lao động thực hiện mục đích theo dõi nội quy, chấm
công và bảo hiểm trong nội bộ công ty.
- Phối hợp với các phòng ban và các xí nghiệp xây dựng trong công ty nhằm đáp ứng đầy đủ
các nhu cầu phương tiện, thiết bị, công cụ cho các đơn vị này.
3.7. Phòng tổ chức lao động:
a. Chức năng chính:
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty xây dựng bộ máy của công ty và các đơn vị trực thuộc.
Quy định chức năng, quyền hạn của các phòng quản lý và các đơn vị trực thuộc.
- Chuẩn bị dự thảo kế hoạch phát triển nhân lực của công ty.
- Theo dõi quản lý số lượng và chất lượng đội ngũ công nhân viên, đề xuất việc luân chuyển
và điều động cán bộ giữa các đơn vị trực thuộc, làm các thủ tục khen thưởng, kỉ luật, nâng
bậc lương.
- Quản lý hồ sơ nhân sự của công ty.
- Lập kế hoạch tiền lương hàng năm, kế hoạch đổi mới nhân sự, kế hoạch bồi dưỡng nâng cao
trình độ cán bộ công nhân viên.
b. Mối quan hệ với các phòng ban:
- Liên hệ chặt chẽ với các phòng ban và các xí nghiệp để nắm được tình hình lao động cụ thể,
từ đó đưa ra các kế hoạch theo chức năng chính.
- Phối hợp với ban an toàn để phổ biến kế hoạch an toàn cho các cán bộ công nhân viên trong
công ty.
3.8. Phòng kế hoạch kinh tế thị trường:

a. Chức năng chính:
- Xây dựng định hướng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của công ty, kế hoạch
phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên doanh, liên kết.
- Quản lý thương hiệu, xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường trong và ngoài
nước. Dự báo thị trường trong các lĩnh vực hoạt động của công ty, đặc biệt là lĩnh vực xây
dựng.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban và xí nghiệp sản xuất trong công ty. Sau
mỗi kì kế hoạch, phòng sẽ tiến hành số liệu sản xuất kinh doanh của các phòng ban, xí nghiệp
trong công ty nhằm xác định kết quả kinh doanh và lập kế hoạch sản xuât kì sau.
3.9. Phòng tài chính:
a. Chức năng chính:
- Đề xuất các hình thức và giải pháp cần thiết nhằm thu hút, tạo lập và sử dụng hợp lý
các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ hoạt động của công ty một cách hiệu quả
nhất.
- Giúp lãnh đạo công ty trong việc chấp hành các quy định của nhà nước về các vấn
đề tài chính, tín dụng, kế toán…
- Kiểm soát các hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc công ty theo đúng quy
định của nhà nước và phân cấp quản lý.
- Tham mưu cho lãnh đạo công ty về chế độ thu chi tài chính trong công ty cũng như
công tác bao toàn và tăng cường vốn đầu tư.
b. Mối quan hệ với các phòng ban trong công ty:
- Phối hợp với các phòng ban lập dự toán chi phí cho công trình.
- Phối hợp với các phòng ban và đơn vị sản xuất lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế
hoạch tài chính.
- Phối hợp với phòng hành chính quản trị thực hiện công tác bảo hiểm xã hôi, bảo
hiểm y tế và chế độ chính sách đối với người lao động.
- Phối hợp với phòng kỹ thuật thi công cân đối và chuyển giao công tác khấu hao thiết
bị cho từng dự án.

4. Phương hướng và nhiệm vụ cụ thể trong sản xuất kinh doanh của công ty:
4.1. Phương hướng phát triển của công ty:
- Trong năm kế hoạch tiếp theo công ty cổ phần xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh phấn
đấu hoàn thành đúng và vượt tiến độ các công trình đang thi công đồng thời đấu thầu được
các công trình mới có quy mô và tầm cỡ.
- Củng cố, phát triển các lĩnh vực công ty đang kinh doanh đồng thời mở thêm các
ngành nghề kinh doanh mới.
4.2. Nhiệm vụ cụ thể của công ty:
- Hoàn thành các công trình trọng điểm như công trình đường dẫn cầu Nhật Tân, dự
án sửa chữa viện mắt TW…
- Nâng cao dịch vụ tại các khu nhà do công ty làm chủ đầu tư và cho thuê.
- Khai thác hết diện tích cho thuê của công ty.
- Đẩy mạnh các hoạt động như đầu tư tài chính, bất động sản.
Phần II: Giá dự thầu và phương pháp lập giá dự thầu
2.1 Những vấn đề chung về đấu thầu
2.1.1 Khái niệm đấu thầu, sự cần thiết của đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để
thực hiện gói thầu trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế.
Hàng năm, các nước trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng, Chính phủ
đều phải đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cho đất nước. Đó là sự đánh
giá của một đất nước về phát triển kinh tế trong hiện tại và tương lai.
Trong xây dựng cơ bản, theo cơ chế cũ chúng ta chủ yếu quản lý bằng phương pháp
giao nhận thầu theo kế hoạch. Hiện nay, theo cơ chế mới, chúng ta đang tiến hành áp dụng
nhiều phương thức thích hợp với cơ chế thị trường. Ngoài các hình thức giao nhận thầu xây
lắp trực tiếp như trước đây (hiện nay là chỉ định thầu cho những công trình đặc biệt), chúng ta
chủ yếu sử dụng phương thức đấu thầu.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế
quốc dân. Đấu thầu đã tạo nên sức cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ
bản. Nó đã tác động lớn đến việc nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động xây dựng

các công trình giao thông. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau có những quan điểm khác nhau về
đấu thầu trong xây dựng.
Đứng trên góc độ của chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây
dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, mua sắm máy móc
thiết bị ) đáp ứng được yêu cầu kinh tế - kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình.
Đứng trên góc độ của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh trong sản xuất
kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu khảo sát, thiết kế, mua
sắm máy móc thiết bị và xây lắp công trình.
Đứng trên góc độ quản lý Nhà nước: Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự
án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên
mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
2.1.2 Một số khái niệm liên quan đến đấu thầu
Hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa
chọn nhà thầu.
Đấu thầu trong nước là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời
thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
Đấu thầu quốc tế là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu
với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước.
Dự án là tập hợp các đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nhằm đạt
được mục tiêu hay yêu cầu nào đó trong một thời gian nhất định dựa trên nguồn vốn xác
định.
Người có thẩm quyền là người được quyền quyết định dự án theo quy định của pháp
luật. Đối với các dự án có sự tham gia vốn nhà nước của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở
lên, trừ các dự án sử dụng 100% vốn nhà nước, thì người có thẩm quyền là Hội đồng quản trị
hoặc đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia góp vốn.
Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu,
người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và kinh nghiệm
được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Nhà thầu là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ theo quy định.

Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự
thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu
thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng
với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu
liên danh.
Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp ứng yêu cầu
về kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
Nhà thầu cung cấp là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu cung cấp hàng hóa.
Nhà thầu xây dựng là nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu xây lắp.
Nhà thầu EPC là nhà thầu tham gia đấu thầu để thực hiện gói thầu EPC.
Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả
thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu
trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu.
Gói thầu là một phần của dự án, trong một số trường hợp đặc biệt gói thầu là toàn bộ
dự án; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là
khối lượng mua sắm một lần đối với mua sắm thường xuyên.
Gói thầu EPC là gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật
tư và xây lắp.
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế
bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu
và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho
việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và
được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên cơ sở tổng
mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được duyệt và các quy định hiện hành.
Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu. Trường hợp
nhà thầu có thư giảm giá thì giá dự thầu là giá sau giảm giá.
Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà
thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời

thầu.
Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ sở để
thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện
gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành,
bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa
hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng
dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá.
Hợp đồng là văn bản ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu được lựa chọn trên cơ sở thỏa
thuận giữa các bên nhưng phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
2.2 Các hình thức lựa chọn nhà thầu
a) Đấu thầu rộng rãi: không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Trước khi phát hành
hồ sơ mời thầu, các thông tin sau đây về đấu thầu phải được bên mời thầu đăng tải trên tờ báo
về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu:
Đấu thầu rộng rãi
Đấu thầu hạn chế
Đấu thầu hạn chế
Chỉ định thầu
Chỉ định thầu
HÌNH THỨC
LỰA CHỌN
Mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp
Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Tự thực hiện
Tự thực hiện
Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Lùa chän nhµ thÇu thiÕt kÕ kiÕn tróc c«ng tr×nh
x©y dùng
Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình

xây dựng
Kế hoạch đấu thầu; Thông báo mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển; Thông báo mời thầu đối với
đấu thầu rộng rãi; Danh sách nhà thầu được mời tham gia đấu thầu; Kết quả lựa chọn nhà
thầu; Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Văn bản quy phạm pháp luật về đấu
thầu hiện hành; Các thông tin liên quan khác. Ngoài ra, các thông tin trên còn có thể đăng
trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ
chức và cá nhân có quan tâm.
Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu
thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia
của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không
bình đẳng.
Hình thức đấu thầu này được khuyến khích áp dụng nhằm đạt tính cạnh tranh cao trên
cơ sở tham gia của nhiều nhà thầu. Tuy nhiên, hình thức này được áp dụng tùy theo từng dự
án cụ thể trong phạm vi một địa phương, một vùng, toàn quốc hoặc quốc tế.
b) Đấu thầu hạn chế: được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho gói thầu;
+ Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính
chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói
thầu.
Khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối thiểu 5 nhà thầu được xác định là có đủ
năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu
tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn
chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
c) Chỉ định thầu: được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
+ Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay thì chủ đầu tư
hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó được chỉ định ngay nhà thầu để
thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình,
tài sản đó phải cùng với nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định
trong thời hạn không quá mười lăm ngày kể từ ngày chỉ định thầu;
+ Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài;

+ Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích
quốc gia;
+ Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng công suất
của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được mua từ một nhà thầu cung
cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do phải bảo đảm tính tương thích của
thiết bị, công nghệ;
+ Gói thầu có giá trị trong hạn mức được chỉ định thầu hoặc do yêu cầu đặc biệt khác
theo quy định của Chính phủ.
d) Mua sắm trực tiếp
+ Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự
được ký trước đó không quá sáu tháng.
+ Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, được mời nhà thầu trước đó đã được lựa chọn
thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
+ Đơn giá đối với các nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được
vượt đơn giá của các nội dung tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
+ Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự
án hoặc thuộc dự án khác.
đ) Chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp có đủ các điều kiện sau đây:
+ Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng;
+ Nội dung mua sắm là những hàng hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc
tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hoá và tương đương nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà
thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối
với mỗi gói thầu phải có tối thiểu 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau.
e) Tự thực hiện
Hình thức tự thực hiện được áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ
năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê duyệt theo quy
định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài

chính.
g) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn
nhà thầu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh
tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
h) Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng
Việc lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện đối với
các công trình sau:
+ Trụ sở cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên;
+ Các công trình văn hóa, thể thao, các công trình công cộng có quy mô lớn;
+ Các công trình khác có kiến trúc đặc thù.
2.3 Các phương thức đấu thầu
Hiện nay, để thực hiện việc đấu thầu có thể áp dụng một trong các phương thức sau
đây:
a) Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp
hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
b) Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu
thầu hạn chế trong đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai
lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất
cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh
giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà
thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.
c) Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật, công
nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:
+ Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề xuất
về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà

thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
+ Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu đã tham gia
giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề
xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
2.4 Phương pháp xác định giá dự thầu xây lắp đối với các công trình được xây dựng
bằng nguồn vốn trong nước
Giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn các nhà thầu trong cuộc
đấu thầu. Do đó, các nhà thầu phải chuẩn bị giá dự thầu riêng của mình. Giá dự thầu được
xác định theo công thức:
G
dth
=

=
n
i 1
Q
i
x Đ
i
Trong đó:
Đấu thầu hai giai đoạnĐấu thầu một túi Hồ sơ Đấu thầu hai túi Hồ sơ
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
ĐẤU THẦU
+ Q
i
: Khối lượng công tác thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng được
bóc ra từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.
+ Đ
i

: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn chung
về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường hoặc theo mặt
bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
+ n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
2.4.1 Các thành phần chi phí trong đơn giá dự thầu
Đơn giá dự thầu (Đ) bao gồm các chi phí sau:
Đ = VL + NC + M + TT + C + TL + GTGT + G
XDNT
+ Chi phí vật liệu: VL
+ Chi phí nhân công: NC
+ Chí phí máy thi công: M
+ Trực tiếp phí khác: TT
Cộng chi phí trực tiếp: T = VL + NC + M + TT
+ Chi phí phí chung: C
+ Thu nhập chịu thuế tính trước của nhà thầu: TL
Đơn giá dự thầu trước thuế:
tt
dt
ĐG
= T + C + TL
+ Thuế giá trị gia tăng: GTGT
Đơn giá dự thầu sau thuế:
st
dt
ĐG
=
tt
dt
ĐG
+ GTGT

+ Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công: G
XDNT
Ngoài ra, trong đơn giá dự thầu còn có thể tính thêm
+ Hệ số trượt giá: K
trg
+ Hệ số xét đến yếu tố rủi ro: K
rr
Đơn giá dự thầu được xác định theo công thức:
Đ’

= Đ

(1 + K
trg
+ K
rr
)
2.4.2 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu
a/ Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu (VL)
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu bao gồm: chi phí phí vật liệu chính, vật liệu phụ,
vật liệu luân chuyển Đối với vật liệu chính xác định căn cứ vào số lượng vật liệu đủ quy
cách phẩm chất tính cho một đơn vị tính, bao gồm: vật liệu cấu thành nên sản phẩm (vật liệu
hữu ích) và vật liệu hao hụt trong quá trình thi công. Tất cả số lượng này đã được tính vào
định mức của nhà thầu. Các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu. Cách
tính này rất phù hợp với cơ chế thị trường vì đơn vị nào cung cấp vật liệu đến chân công trình
rẻ hơn thì nhà thầu mua.
Ngoài phần vật liệu chính theo định mức của doanh nghiệp, còn phải tính thêm chi phí
cho các loại vật liệu phụ (tuỳ theo từng loại sản phẩm), thông thường người ta tính bằng tỷ lệ
phần trăm so với vật liệu chính.
Vật liệu luân chuyển như đà giáo, ván khuôn Đặc điểm của vật liệu luân chuyển là

được sử dụng nhiều lần và giá trị của nó được chuyển dần vào giá trị sản phẩm dưới dạng
khấu trừ dần. Có thể xác định phần giá trị của vật liệu luân chuyển vào giá trị sản phẩm qua
mỗi lần lận chuyển theo công thức kinh nghiệm sau:
Trong đó:
+ K
lc
: Hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển qua mỗi lần sử dụng (hệ số chuyển
giá trị).
+ n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển. Trường hợp vật liệu sử dụng tại một chỗ
nhưng sử dụng lưu dài ngày thì cứ sau một khoảng thời gian nhất định (từ 3-6 tháng) lại được
tính thêm 1 lần luân chuyển.
+ h: Tỷ lệ bù hao hụt từ lần 2 trở đi tính bằng %.
Vậy chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân theo công thức sau:
VL = (1+K
P
).

=
n
i 1
ĐM
vl(i)
.g
vl(i)
+

=
m
j 1
C

vllc(j)
. K
lc(j)
Trong đó:
+ Số hạng thứ nhất, tính chi phí phí vật liệu chính và vật liệu phụ; số hạng thứ hai tính
chi phí vật liệu sử dụng luân chuyển.
+ K
P
: Hệ số tính đến chi phí phí vật liệu phụ.
+ ĐM
vl(i)
: Định mức vật liệu của nhà thầu đối với loại vật liệu chính thứ i.
+ g
vl(i)
: Giá một đơn vị tính loại vật liệu chính thứ i đến hiện trường do nhà thầu tự xác
định (hoặc giá vật liệu theo mặt bằng thống nhất trong hồ sơ mời thầu), giá này chưa bao gồm
thuế VAT.
+ n: Số loại vật liệu chính sử dụng cho công tác đang xây dựng đơn giá.
K
lc
=
h( n - 1 ) + 2
2n
+ m: Số loại vật liệu luân chuyển sử dụng cho công tác đó với m<= n.
+ C
vllc(j)
: Tiền mua vật liệu luân chuyển loại j (đ).
K
lc(j)
: Hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luân chuyển loại j.

b/ Phương pháp xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu (NC)
Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu do từng nhà thầu lập để đấu thầu là giá cá biệt.
Cơ sở xác định là cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công việc dựa theo sự biên chế của các
tổ, nhóm đã được kiểm nghiệm qua nhiều công trình xây dựng và giá nhân công trên thị
trường lao động.
Chi phí nhân công có thể được xác định theo công thức:
NC = B x g
NC

Trong đó:
+ B: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân
cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
+ g
NC
: Mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng với
cấp bậc quy định.
Đơn giá tiền lương ngày công có thể được xác định như sau:
g
NC
= (LTTxH
cb
+ LTTxf
1
+ LCBxf
2
)/26
Trong đó:
+ LTT: Mức lương tối thiểu theo quy định. (đồng/tháng)
+ H
cb

: Hệ số cấp bậc lương theo quy định.
+ LCB: Lương cấp bậc (lương cơ bản); LCB=LTTxH
cb
(đồng/tháng)
+ f
1
: Các khoản phụ cấp theo lương tối thiểu (LTT) tính theo %
+ f
2
: Các khoản phụ cấp theo lương cấp bậc (LCB) tính theo %
+ 26: Số ngày làm việc trong tháng
c/ Phương pháp xác định chi phí máy thi công trong đơn giá dự thầu (M)
Về nguyên tắc chung là cần xác định giá ca máy có căn cứ khoa học và phù hợp với giá
cả thị trường.
Chi phí máy thi công có thể được xác định bằng công thức sau:
M =

=
n
i 1
(M
i
x g
i
MTC
) (1 + K
MTC
)
Trong đó:
+ n: Số loại máy, thiết bị thi công chính;

+ K
MTC
: hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi công
chủ yếu;
+ M
i
: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) tính cho
một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán xây dựng công trình;
+ g
i
MTC
: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1÷n) theo bảng giá ca
máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng dẫn của Bộ
Xây dựng.
1
Giá ca máy có thể được xác định theo công thức sau:
g
i
MTC
= C
KH
+ C
SC
+ C
NL
+ C
TL
+ C
CPK
(đồng/ca)

Trong đó:
+ C
KH
: Chi phí khấu hao (đồng/ca)
+ C
SC
: Chi phí sửa chữa (đồng/ca)
+ C
NL
: Chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca)
+ C
TL
: Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy (đồng/ca)
+ C
CPK
: Chi phí khác (đồng/ca) là các khoản chi phí đảm bảo cho máy hoạt động bình
thường, có hiệu quả tại công trình.
d/ Phương pháp xác định chi phí trực tiếp khác trong đơn giá dự thầu (TT)
Chi phí trực tiếp khác là những chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp
thi công xây dựng công trình, bao gồm: chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ
công trường; chi phí cho an toàn lao động; chi phí cho bảo vệ môi trường cho người lao động
và môi trường xung quanh; chi phí thì nghiệm vật liệu; chi phí bơm nước vét bùn không
thường xuyên và không xác định trước được khối lượng từ thiết kế.
Chi phí trực tiếp khác trong đơn giá dự thầu được xác định:
TT = Tỷ lệ % x ( VL + NC + M )
Tỷ lệ % là do nhà thầu tự chọn với mức tối đa là 2%.
e/ Phương pháp xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu (C)
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành từng
công tác xây lắp nhưng nó cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ
máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây dựng công trình.

1
+ Thông thường tỷ lệ chi phí chung của các doanh nghiệp được xác định dựa vào số
liệu thống kê bình quân qua các năm mà doanh nghiệp thực tế chi.
Chi phí chung trong đơn giá dự thầu được xác định như sau:
C = Tỷ lệ % x (VL + NC + M + TT)
Tỷ lệ % do nhà thầu tự chọn với mức tối đa là 5,5%.
f/ Thu nhập chịu thuế tính trước trong đơn giá dự thầu (TL)
Đây chính là khoản lợi nhuận được tính trước của nhà thầu, thu nhập chịu thuế tính
trước trong đơn giá dự thầu được xác định như sau:
TL = Tỷ lệ % x (VL + NC + M + TT + C)
Tỷ lệ % do nhà thầu tự chọn với mức tối đa là 6% và đảm bảo 3 nguyên tắc:
+ Thực hiện được nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước;
+ Đảm bảo cho nhà thầu có tích lũy để phát triển và mở rộng sản xuất;
+ Đảm bảo xác suất trúng thầu là cao nhất.
g/ Thuế giá trị gia tăng trong đơn giá dự thầu (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu người mua hàng phải chịu thông qua thuế gộp
vào giá bán. Thuế VAT về xây dựng là 10%. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả
số thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã trả trước khi mua các loại vật
tư, vật liệu, năng lượng
Thuế giá trị gia tăng trong đơn giá dự thầu được xác định như sau:
GTGT = T
GTGT-XD
x (VL + NC + M + TT + C +TL)
+ T
GTGT-XD
: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. Theo quy định
hiện hành thì T
GTGT-XD
= 10%.
h/ Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công (G

XDNT
)
Tùy theo từng gói thầu cụ thể và đặc điểm của nhà thầu mà nhà thầu có thể phấn đấu
giảm chi phí phân bổ này càng nhiều càng tốt nhằm nâng cao khả năng trúng thầu.
Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được xác định:
G
XDNT
= Tỷ lệ % x (VL + NC + M + TT + C + TL + GTGT)
2.5 Phương pháp lập giá dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế đối với các dự án
xây dựng sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
Giá dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt nam cũng được xác định theo công thức sau:
G
dth
=
i
n
i
i
ĐQ .
1

=
2.5.1 Các thành phần chi phí trong đơn giá dự thầu
Cũng như với trường hợp trong nước, Đơn giá dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế
(Đ) bao gồm các chi phí sau:
Đ = VL + NC + M + TT + C + TL + GTGT + G
XDNT
2.5.2 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí
a/ Xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu quốc tế

Về khối lượng vật liệu có thể sử dụng định mức sử dụng vật liệu của Việt Nam nhưng
cần kiểm tra lại để loại trừ những chỗ tính trùng lặp. Theo cơ chế thị trường, vật liệu có thể
được cung ứng theo nhiều cách khác nhau và được tính theo giá tại chân công trình. Các hao
hụt ngoài công trường đã được người bán tính vào giá bán, hao hụt trong thi công được tính
bằng hiện vật và gộp vào số lượng gốc tạo thành định mức chi phí vật liệu. Nếu những công
việc yêu cầu theo tiêu chuẩn kỹ thuật nước ngoài thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
- Với vật liệu nhập ngoại: Tính đầy đủ theo hướng dẫn về tính giá xây dựng của Nhà
nước.
Giá VL tại
chân công
trình
=
Giá nhập VL
tại kho, cảng
nhận
+
Chi phí lưu
thông
+
Chi phí tại hiện
trường
Giá nhập vật liệu tại kho, cảng nhận: Tính theo giá ngoại tệ chuyển đổi sang tiền Việt
Nam tại thời điểm nhập và tỷ giá của ngân hàng ngoại thương công bố.
- Với vật liệu sản xuất trong nước:
+ Với vật liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (ximăng, gỗ, ) thì tính với giá xuất khẩu tại
chỗ hoặc tính theo giá tương đương trong khu vực Đông Nam Á.
+ Với vật liệu thông thường như đá, cát, sỏi thì cần tính đầy đủ chi phí, thuế, lãi như
giá bán của các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng.
b/ Xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu quốc tế
Chi phí

nhân công
=
Hao phí lao động (giờ
công hay ngày công)
x
Tiền công trả theo giờ
công hay ngày công
Hao phí lao động: có thể áp dụng theo định mức dựng hiện hành trong xây của Việt
Nam.
Tiền công: có thể tham khảo tiền công của một số nước trong khu vực. Do năng suất
của nước ta còn thấp tức là số giờ công hao phí tính trên một đơn vị sản phẩm còn cao. Vì
vậy, để góp phần vào thu hút đầu tư của nước ngoài và các doanh nghiệp của Việt Nam có
thể cạnh tranh được về giá trong đấu thầu quốc tế thì giá tiền công nên lấy theo mức trung
bình thấp của các ngành xây dựng trong khu vực Đông Nam Á.
c/ Xác định chi phí máy thi công trong đơn giá dự thầu quốc tế
Về định mức năng suất của máy xây dựng có thể áp dụng theo cách tính toán và các
quy định hiện nay ở nước ta. Về giá ca máy có thể phân làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Với loại máy đã có ở trong nước, giá ca máy lấy theo bảng giá ca máy
hiện hành do Bộ xây dựng ban hành nhưng cần điều chỉnh tiền công thợ điều khiển theo mặt
bằng chung trên thị trường.
- Trường hợp 2: Với loại máy chưa có trong bảng giá ca máy thì phải lập giá ca máy theo
phương pháp do Bộ xây dựng ban hành trên cơ sở giá thực nhập tính bằng USD.
d/ Xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu quốc tế
Về cơ bản các khoản chi phí trong mục này giống chi phí chung cho dự án vốn trong
nước song cần thêm một số khoản chi khi dự đấu thầu quốc tế như :
+ Chi phí mua hồ sơ dự thầu.
+ Chi phí mua giấy bảo lãnh dự thầu.
+ Thuê tư vấn xây dựng (nếu thuê tư vấn nước ngoài thì phải tính đầy đủ các chi phí
mà tư vấn nước ngoài được hưởng, khoản chi phí này thường rất lớn).
+ Mua mẫu hợp đồng xây dựng theo yêu cầu của dự án.

+ Mua giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
+ Mua giấy bảo lãnh khoản tiền tạm ứng trước.
+ Mua các loại bảo hiểm theo yêu cầu của dự án (bảo hiểm công trình, bảo hiểm tai
nạn cho người lao động ).
Chi phí dự phòng: Với một số dự án xây dựng, gói thầu có địa chất yếu hoặc tài liệu về
địa chất thuỷ văn chưa đủ tin cậy, nền móng phức tạp mà thực hiện đấu thầu trọn gói (giá
thanh toán đúng bằng giá trúng thầu) thì cần phải đưa khoản chi phí dự phòng vào đơn giá dự
thầu.
e/ Xác định thu nhập chịu thuế tính trước trong đơn giá dự thầu quốc tế
Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản là sản xuất ra theo sự đặt hàng trước, có
nghĩa là quá trình hoàn thành sản phẩm theo đúng tiến độ và chất lượng cũng là quá trình tiêu
thụ sản phẩm và người xây dựng có thể tính trước khoản lãi vào giá bán sản phẩm. Khoản lãi
được tính trước vào giá bán sản phẩm cao hay thấp nó ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu
nhiều hay ít.
f/ Xác định thuế giá trị gia tăng trong đơn giá dự thầu quốc tế
Thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu, tức là nhà thầu phải nộp thuế nhưng chủ đầu tư
phải gánh chịu. Hiện nay nhiều nước đang áp dụng luật thuế VAT, Việt Nam cũng đã ký với
một số nước thoả ước tránh đánh thuế hai lần và Quốc hội cũng đã thông qua luật thuế này.
Vì vậy khi thành lập giá dự thầu phải đưa khoản mục thuế này vào.
Phần II I : GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH THỰC TẬP
I. Giới thiệu chung về dự án
*Quy mô và đặc điểm dự án:
Gói thầu số 3 – xây dựng đường dẫn phía Bắc cầu Nhật Tân
Thầu chính: Tokyu Construction
Chủ đầu tư: PMU85 – Bộ giao thông vận tải
Tư vấn: Cho dai – NE and Tedi
Điểm đầu dự án là Km4+331 trên Đê tả hồng, thuộc xã Vĩnh Ngọc, điểm cuối dự án là
Km8+950 thuộc khu chợ rau Vân Trì thuộc xã Vân Nội
Dự án nằm trên đồng ruộng, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã hoàn thành
Gói thầu phụ số 3: Thuộc đoạn đường cuối tuyến Km 7+080 – 8+950

Công tác nền đường và hệ thống cống thoát nước trong phạm vi trên
Địa điểm: Thuộc xã Tiên dương và Vân nội, đông anh
Điểm cuối đoạn tuyến cũng như dự án trùng vào vị trí Chợ rau vân trì trên đường 23B
Mặt cắt ngang đường: 02 đường gom và 01 đường chính
Bề rộng mặt đường :
+) đường chính( main road): 32m
+) gom trái :7.5m
+) gom phải 7.5m
-Nội dung công việc:
+)Dọn dẹp mặt bằng, bóc hữu cơ
+)Nền đường (K90 – K98)
+)Base, sub base
+)Cống thoát nước ngang: 9 cống 1x1m và 01cống 3x(3x3)m, 01 hầm chui dân sinh
Hệ thống rãnh dọc: chạy dọc hai bên đường chính: Đá hộc xây 1.6x0.6x0.6m
II .BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG HẠNG MỤC NỀN ĐƯỜNG.
Trước khi bắt đầu thi công sẽ khảo sát tỉ mỉ, phân đoạn các vị trí đào đắp trên tuyến, lập hồ sơ
điều phối đất nhằm tận dụng đất đăp từ nền đào, nhất là những đoạn nửa đào nửa đắp. Đất
đào tận dụng sẽ được thí nghiệm kiểm tra nếu phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật mới được
tận dụng đắp. Công tác đào phá đá nền đường sẽ được thực hiện bằng tổ hợp ôtô, máy đào và
máy ủi.
Công tác đào phá nền đường sẽ được tiến hành bởi đội thi công phá đá nổ mìn. Việc nổ mìn
sẽ được tiến hành theo giờ quy định. Để đảm bảo an toàn lao động, tránh đá khố lớn văng xa
vào nhà cửa, hoa màu ở những nơi gần khu dân cư tuyệt đối dùng phương pháp nổ om, sau
đó bốc xúc vận chuyển ngay.
* Trình tự các bước thi công:
- Đo đạc định vị, lên ga phóng dạng mặt đường.
- Phát quang dọn dẹp toàn bộ đoạn tuyến

- Đối với nền đường đào:
+ Đào nền đường bằng tổ hợp ôtô, máy đào máy ủi hoặc nổ mìn phá đá.

+ Đào khuôn đường bằng máy san và lu nèn lại đảm bảo độ chặt yêu cầu.
- Đối với nền đường đắp:
+ Đào đất hữu cơ và đánh bậc cấp.
+ Khai thác đất và vận chuyển về công trường, đổ thành từng đống theo khoảng cách
tính toán.
+ San ủi đất từng thành lớp và lu lèn đạt độ chặt K95, riêng lớp đất là 30cm ngay
bên dưới lớp kết cấu áo đường K98.
1.Công tác lên khuôn đường
Công tác lên khuôn đường (lên ga phóng dạng) nhằm cố định những vị trí chủ yếu của mặt
cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm bảo thi công nền đường đúng với hồ sơ thiết kế.
Tài liệu dùng để lên khuôn đường là bản vẽ mặt cắt dọc, bình đồ, mặt cắt ngang nền đường
và thực địa trên tuyến đường.
Khi thi công cơ giới, các cọc lên khuôn đường có thể bị mất đi trong quá trình thi công, vì
vậy cần phải dời ra khỏi phạm vi thi công, và gửi các cọc đó lên vách đá hoặc đóng những

×