Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại: công ty cổ phần phát triển hạ tầng sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƢƠNG MẠI DU LỊCH
…………………………………

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
TẠI: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
SÀI GÒN




GVHD: Th.s Đặng Thu Hương
SVTH: Trần Thị Thanh Tiền
LỚP: DHKQ5
MSSV: 09069991


TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 27 tháng 03 năm 2013
ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Thương Mại –
Du Lịch trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM đã tạo điều kiện cho em được
đến với lớp học hướng dẫn và giải đáp thắc mắc về thực tập tốt nghiệp, thông
qua lớp học này chúng em có cái nhìn rõ hơn và xác định đúng đắn hơn về thế
nào là báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn, đặc biệt là ông Nguyễn
Thanh Liêm, Phó Tổng giám đốc Công ty đã tạo điều cho em được thực tập và
làm việc tại Công ty trong thời gian qua.


Em cũng xin cảm ơn toàn thể các CB.CNV của Công ty, đặc biệt là anh
Lê Thành Tín, Kế toán trường phòng Kế toán tài vụ và cô Dương Tiết Thị Kim
Oanh, Phó phòng TCHC-LĐTL đã tạo điều kiện tốt nhất để em được tiếp cận
thông tin về tổ chức cũng như tình hình kinh doanh của Công ty trong thời gian
qua.
Em xin gửi lời cám ơn đến Giảng viên hướng dẫn Th.s Đặng Thu
Hương, tuy bận rộn công việc nhưng vẫn tận tình hướng dẫn và quan tâm nhận
xét giúp em hoàn thành tốt nội dung bài báo cáo thực tập tốt nghiệp trong thời
gian qua. Đồng thời cảm ơn những người bạn đã đọc và đóng góp ý kiến để em
có được những nhận xét và góp ý đúng vấn đề.
Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe đến các thầy cô cùng toàn thể
cán bộ công nhân viên của trường Đại học Công Nghiệp Tp.HCM, chúc tất cả
các bạn sinh viên có kết quả học tập tốt để đem lại vinh dự cho trường chúng
ta.
Em xin chân thành cám ơn.

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
















v

MỤC LỤC
Contents
LỜI CẢM ƠN ii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ xi
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích báo cáo 2
3. Đối tượng và phạm vi báo cáo 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu của bài báo cáo 2
PHẦN 1: 4
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn 4
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 4
1.1.2 Vấn đề pháp lý của đơn vị 5
1.1.3 Mục tiêu thành lập của Doanh nghiệp 7
1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 7
1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và phòng ban 9
1.1.5.1 Hội đồng quản trị 9
1.1.5.2 Ban kiểm soát 10
1.1.5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc 12
1.1.5.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám Đốc Công ty 13
1.1.5.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Tổ chức hành chánh- Lao động
tiền lương 13
1.1.5.6 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Kế toán- Tài vụ 14
1.1.5.7 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn phòng Kế hoạch- Kinh doanh 15
vi

1.1.5.8 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Kỹ thuật- Thi công 16
1.1.5.9 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng . 16

1.1.5.10 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng tư vấn thiết kế 17
1.1.5.11 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội xây lấp 17
1.1.6 Các sản phẩm và ngành nghể kinh doanh của Công ty 17
1.1.7 Các dịch vụ Bất động sản cho khách hàng và thực trạng 18
1.1.7.1 Pháp lý về nhà và đất 18
1.1.7.2 Môi giới Bất động sản (Quy trình dịch vụ môi giới Bất động sản) 19
1.1.7.3 Tư vấn Nhà, đất miễn phí 21
1.1.7.4 Sữa chữa và xây dựng nhà 21
1.2 Hoạt động của sàn giao dịch bất động sản 22
1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của Sàn giao dịch BĐS 22
1.2.1.1 Chức năng 22
1.2.1.2 Nhiệm vụ 22
1.2.2 Sơ đồ tổ chức của Sàn giao dịch 23
1.2.3 Chế độ quản lý tài chính của Sàn giao dịch 24
1.2.3.1 Nguyên tắc quản lý tài chính 24
1.2.3.2 Nguồn vốn hoạt động của Sàn 24
1.2.3.3 Doanh thu và chi phí của Sàn 24
1.2.3.4 Thu nhập và phân bổ thu nhập 24
1.2.4 Trách nhiệm của Sàn giao dịch với khách hàng 25
1.2.5 Quy trình thực hiện các dịch vụ của Sàn giao dịch 25
1.2.5.1 Quy trình môi giới Bất động sản của Sàn giao dịch 25
1.2.5.2 Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch 27
1.2.5.3 Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch 28
1.3 Công tác Marketing và bán hàng 28
1.3.1 Chiến lược sản phẩm của Công ty 28
1.3.2 Chính sách giá của các dự án 32
1.3.3 Chính sách phân phối 33
vii

1.3.4 Chính sách xúc tiến của Công ty 35

1.4 Công tác tài chính kế toán 36
1.4.1 Những quy định chung cho công tác kế toán tài vụ 37
1.4.2 Quy định về tạm ứng và thanh toán tạm ứng 37
1.4.3 Các chính sách kế toán áp dụng 38
1.5 Công tác tổ chức hành chính, quy chế trả lương và thực trạng 42
1.5.1 Cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động của Công ty 42
1.5.1.1 Đặc điểm nguồn nhân lực 42
1.5.1.2 Cơ cấu lao động theo chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo 43
1.5.1.3 Đặc điểm lao động theo giới tính, tuồi, thâm niên, chuyên môn, trình độ
đào tạo 44
1.5.2 Hoạt động phân tích công việc của Phòng TCHC-LĐTL 46
1.5.3 Hoạt động tuyển mộ, tuyển dụng nhân viên 47
1.5.1.3 Hoạt động định hướng lao động mới 49
1.5.1.4 Hoạt động thù lao lao động 49
1.5.1.5 Công tác văn thư lưu trữ 49
1.5.2 Nguyên tắc chung trong trả lương 51
1.5.3 Phạm vi, đối tượng áp dụng 51
1.5.4 Nguồn hình thành và sử dụng quỹ tiền lương 52
1.5.5 Phân phối quỹ tiền lương 52
1.5.5.1 Hình thức, phương pháp trả lương 52
1.5.5.2 Các cách tính cụ thể cho các hệ số 54
1.5.6 Một số quy định cụ thể trong quy chế trả lương 56
1.6 Trách nhiệm cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng 56
1.6.1 Khi Indesco là chủ đầu tư 56
1.6.2 Khi Indesco là đơn vị tư vấn 57
1.6.3 Khi Indesco là doanh nghiệp xây dựng 58
1.6.4 Khi Indesco là đơn vị Giám sát thi công xây lắp 59
1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua 60
viii


1.7.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong một số năm qua 60
1.7.2 Phân tích cơ cấu 62
1.7.2.1 Cơ cấu bảng Cân đối kế toán 62
1.7.2.2 Cơ cấu bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 64
1.7.3 Phân tích tỷ số 65
1.7.3.1 Phân tích tỷ số thanh khoản 65
1.7.3.2 Phân tích tỷ số quản lý tài sản 65
1.7.3.3 Phân tích tỷ số quản lý nợ 67
1.7.3.4 Phân tích khả năng sinh lãi 67
1.7.4 Kết luận 68
1.8 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian tới 69
PHẦN 2: 71
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 71
2.1 Nhận xét, đánh giá về dịch vụ dành cho khách hàng 71
2.2 Nhận xét, đánh giá về hoạt động của sàn giao dịch bất động sản 72
2.3 Nhận xét, đánh giá về công tác kinh doanh 72
2.4 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tài vụ của Công ty 75
2.5 Nhận xét, đánh giá về hoạt động hành chính nhân sự và quy chế trả lương 76
2.6 Nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 80
PHẦN 3: 82
NHỮNG KIẾN THỨC VÀ KINH NGHIỆM TIẾP THU TRONG THỜI GIAN
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP 82
3.1 Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong thời gian thực tập tốt nghiệp 82
3.1.1 Học tập và chấp hành các quy định về nội quy làm việc, nghỉ nghơi 82
3.1.2 Tác phong làm việc tốt 82
3.1.3 Những kỹ năng giao tiếp với các đồng nghiệp và cấp trên 83
3.1.3.1 Giao tiếp với cấp trên 83
3.1.3.2 Giao tiếp giữa đồng nghiệp với nhau 83
3.1.4 Kinh nghiệm gặp gỡ và tiếp xúc khách hàng 84
ix


3.1.5 Tiếp xúc và học tập các kỹ năng khác 85
3.2 Ý kiến đề xuất của sinh viên 85
3.2.1 Với nhà trường 85
3.2.2 Với Khoa Thương mại- Du lịch 86
PHỤ LỤC 88
Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua 3 năm 2009, 2010, 1011 88
Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2009, 2010,
2011. 92
Phụ lục 3: Cơ cấu bảng cân đối kế toán 94
Phụ lục 4: Cơ cấu bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 95
Phụ lục 5: Công thức tính các tỷ số tài chính 96
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi tìm hiểu nhu cầu khách hàng 99
Phụ lục 7: Mẫu đơn xin việc đề xuất cho Công ty Cổ phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn
97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102



x

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BĐS: Bất động sản
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
BTC: Bộ Tài chính
BXD:Bộ Xây dựng
CB.CNV: Cán Bộ Công nhân viên
CSHT: Cơ sở hạ tầng
ĐKKD:Đăng ký kinh doanh

GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
GPMN: Giải phóng miền Nam
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
HĐQT:Hội đồng quản trị
LĐTL:Lao động tiền lương
QLKTXD: Quản lý kinh tế xây dựng
QSHĐƠ:Quyền sỡ hữu đất ở
QSHNƠ: Quyền sỡ hữu nhà ở
TTKDBĐS: Trung tâm kinh doanh bất động sản
TSCĐ: Tài sản cố định
XDCB: Xây dựng cơ bản
xi

DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng dữ liệu:
Bảng 1.1- Thông tin một số dự án của Công ty
Bảng 1.2- Tình hình giao dịch bất động sản năm 2012
Bảng 1.3- Bảng giá bất động sản giao dịch năm 2012
Bảng 1.4- Khấu hao tài sản cố định
Bảng 1.5: Số lượng đội ngũ lao động của Công ty (Theo số liệu tổng hợp ngày
31/12 các năm 2010, 2011, 2012)
Bảng 1.6: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn (theo số liệu ngày
31/12/2012)
Bảng 1.7: Cơ cấu lao động theo giới tính, tuổi, thâm niên, chuyên môn và
trình độ đào tạo ( theo số liệu ngày 31/12/2012)
Bảng 1.8- Hệ số chức danh
Bảng 1.9- Chỉ tiêu đánh giá hệ số hoàn thành
Bảng 1.10- Chỉ tiêu đánh giá hệ số ngày công đánh giá hệ số ngày cộng
Bảng 1.11- Tóm tắt kết quả đạt được của Công ty năm 2009, 2010, 2011 (theo
số liệu ngày 31/12)

Bảng 1.12- Tỷ số thanh khoản
Bảng 1.13- Tỷ số quản lý tài sản
Bảng 1.14- Tỷ số quản lý nợ
Bảng 1.15- Phân tích khả năng sinh lãi
Bảng 2.1: Hệ số tính lương phụ cấp
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1 : Cơ cấu sản phẩm của Công ty năm 2012
Biểu đồ 1.2 : Cơ cấu các hoạt động phân phối
Biều đồ 1.3: Sự thay đổi trong số lượng CB.CNV của Công ty
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu lao động theo giới tính của Công ty
Biểu đồ 1.5 Tình hình nhân sự của Công ty
Biểu đồ 1.6: Cơ cấu các tài sản trên tổng tài sản của Công ty
xii

Biểu đồ 1.7: Cơ cấu nợ và vốn chủ sở hữu
Biểu đồ 1.8: Cơ cấu chi phí, lợi nhuận Công ty
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giao dịch các dự án bất động sản
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo trình độ
Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân của CB.CNV (ĐVT: 1000đ/người)
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 1.2- Sơ đồ tổ chức của sàn giao dịch
Sơ đồ 1.3- Quy trình môi giới bất động sản của sàn giao dịch
Sơ đồ 1.4- Quy trình định giá Bất động sản của Sàn giao dịch
Sơ đồ 1.5- Quy trình đấu giá Bất động sản của Sàn giao dịch
Sơ đồ 1.6- Quy trình kinh doanh, giao dịch sản phẩm.
Sơ đồ 1.7- Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012 bên cạnh những điểm tích cực
như lạm phát giảm, cán cân thương mại cân bằng, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, tỉ
giá ổn định, thì những thách thức cũng không nhỏ như tăng trưởng kinh tế chậm
lại, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư có tốc độ tăng trưởng đều giảm hơn so với năm
2011, nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng thương mại tiếp tục tăng cao và tín dụng
hầu như đóng băng.
Thị trường bất động sản vẫn đang tiếp tục trải qua một giai đoạn hết sức
khó khăn ở hầu hết tất cả các phân khúc do nguồn cung tiếp tục tăng trong khi sức
cầu thấp. Xu hướng trầm lắng của thị trường vẫn chưa thể thay đổi trong thời gian
trước mắt do bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Các Công ty thuộc ngành
bất động sản tiếp tục đối đầu với rất nhiều khó khăn do thiếu tính tiêu thụ sản
phẩm, tồn kho tăng, áp lực cân đối dòng tiền để duy trì hoạt động hằng ngày và
đầu tư phát triển tiếp các dự án.
Có lẽ, trong gần 10 năm nay, chưa bao giờ bất động sản lại nhận được
nhiều sự quan tâm từ hệ thống chính trị cao nhất là Quốc hội, Chính phủ quan tâm
chỉ đạo như hiện nay. Triển vọng thị trường trong thời gian tới vẫn đầy rẫy những
thách thức, chỉ những Công ty nào có uy tín và kinh nghiệm trong việc phát triển
các dự án bất động sản, có tiềm lực tài chính mạnh, có cơ cấu sản phẩm đa dạng
và phù hợp mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, những Công ty yếu hơn có thể
rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị thôn tính thông qua mua bán sáp nhập. Vì vậy
để tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường bất động sản là lý do em chọn
thực tập tại Công ty Cổ Phần Phát triển Hạ tầng Sài Gòn và cũng để đánh giá tình
hình hoạt động của Công ty trong những năm qua dựa trên bối cảnh chung của thị
trường. Đồng thời với mong muốn học hỏi nâng cao kiến thức của bản thân để khi
tốt nghiệp có định hướng tốt cho nghề nghiệp sau này.
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo này em không tránh khỏi những sai
xót. Rất mong thầy cô và các bạn thông cảm và cho ý kiến đóng góp.
2


2. Mục đích báo cáo
Mục đích nghiên cứu của bài báo cáo thực tập này là tìm hiểu về hoạt động
cũng như tình hình kinh doanh Bất động sản tại Công ty Cổ phần Phát triển Hạ
tầng Sài Gòn Indesco, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất một số ý
kiến về hoạt động của Công ty. Đồng thời đây cũng là cơ sở để em hoàn thành tốt
bài khóa luận tốt nghiệp sau này.
3. Đối tƣợng và phạm vi báo cáo
Đối tượng của bài báo cáo là tình hình hoạt động kinh doanh Bất động sản
và quản lý chất lượng công trình của Công ty Cổ Phần phát triển Hạ Tầng Sài
Gòn.
Bài báo cáo này được tiến hành dựa trên những thông tin và số liệu từ các
phòng ban của Công ty Cổ phần Phát Triển Hạ tầng Sài Gòn. Ngoài ra, bài báo
cáo còn dựa vào các thông cáo báo chí về nhận xét, đánh giá tình hình Bất động
sản trong những năm phân tích 2009, 2010, 2011 và 2012 cùng các Nghị định,
Thông tư của Bộ, Ban ngành có liên quan trong việc điều phối hoạt động của
Công ty.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo là phương pháp duy vật biện
chứng, bên cạnh đó bài báo cáo đã sử dụng các phương pháp sau trong nghiên
cứu:
+ Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu, tổng hợp kinh tế, hệ thống
hóa, khái quát hóa.
+ Phương pháp so sánh, phân tích kinh tế - xã hội.
5. Kết cấu của bài báo cáo
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, bài báo cáo có kết cấu 3
phần:
Phần 1: Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Phần 2: Nhận xét, đánh giá đối với các hoạt động của Công ty
3


Phần 3: Những kiến thức và kinh nghiệm tiếp thu trong thời gian thực tập tốt
nghiệp























4

PHẦN 1:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần phát triển Hạ tầng Sài Gòn
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
1. Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
SÀI GÒN
2. Tên giao dịch quốc tế: Saigon Infrastructure Development joint - Stock
Company.
3. Tên gọi tắt: INDESCO.
4. Trụ sở chính đặt tại số: 23A Ngô Thời Nhiệm, Phường 6, Quận 3,
TPHCM.
- Điện thoại : (84.8) 9305412 - 9305415
- Fax : (84.8) 9305415
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SÀI GÒN là một doanh
nghiệp được thành lập hợp pháp dưới hình thức Công ty Cổ phần với cổ đông là
các doanh nghiệp hoạt động chuyên nghiệp trong lãnh vực địa ốc, được tổ chức
và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định về khuyến
khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp quy khác có liên quan; chịu sự quản
lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
Công ty được thành lập ngày 29/8/2001 theo giấy chứng nhận ĐKKD số
4103000510 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp.
Vốn điều lệ của Công ty được góp bằng tiền hoặc bằng hiện vật và được hạch
toán, theo dõi theo một đơn vị thống nhất là Đồng Việt Nam (ĐVN).
Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập được xác định là
11.200.000.000 đồng (Mười một tỷ hai trăm triệu đồng VN). Sau khi kết nạp
thêm thành viên góp vốn, vốn điều lệ của Công ty tăng thêm và được ấn định là
12.200.000.000 đồng (Mười hai tỷ hai trăm triệu đồng) do các cổ đông của Công
ty góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Vốn điều lệ này được góp đủ một lần ngay
khi phát hành cổ phiếu.
5

1.1.2 Vấn đề pháp lý của đơn vị

INDESCO là một doanh nghiệp được thành lập hợp pháp dưới hình thức
Công ty Cổ phần, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, các quy định về khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản pháp quy
khác có liên quan; chịu sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền theo luật định.
INDESCO là một Công ty Cổ phần, trong đó vốn điều lệ được chia thành
nhiều phần bằng nhau – gọi là cổ phần – do các cổ đông cùng đóng góp đầy đủ,
cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu
trách nhiệm tài chính hữu hạn về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn của mình đã góp vào Công ty bằng giá trị
cổ phần mình sở hữu.
INDESCO được phép phát hành chứng khoán ra công chúng theo luật định.
INDESCO là một tổ chức kinh tế độc lập:
 Có tư cách pháp nhân đầy đủ theo luật định kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 Có con dấu riêng; được mở tài khoản tại các Ngân hàng thương mại
trong và ngoài nước theo luật định.
 Có tài sản riêng – có bảng cân đối kế toán riêng – tự chủ về tài chính,
hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả mọi hoạt động
kinh doanh và được lập các quỹ theo quy định của Luật Doanh nghiệp
và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
 Có quyền tự quyết định một cách độc lập trong quá trình hoạt động của
Công ty, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
Quyền của Công ty INDESCO:
 Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Công ty.
 Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn hoạt động, hình thức đầu tư (kể
cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác), chủ động mở rộng quy
mô và ngành nghề kinh doanh.
 Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
6


 Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, Công ty có quyền phát
hành chứng khoán ra công chúng theo luật định;
 Kinh doanh những ngành nghề được Nhà nước cho phép.
 Tuyển dụng, thuê mướn và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh
theo luật định.
 Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng các phương thức quản lý khoa học,
hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của mình.
 Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được
pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ
những trường hợp tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công
ích.
Nghĩa vụ của Công ty INDESCO:
 Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký.
 Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo cáo
tài chính trung thực, chính xác.
 Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài
chính khác theo quy định của pháp luật.
 Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
 Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ thông tin về Công ty và tình
hình tài chính của Công ty với cơ quan đăng ký kinh doanh; khi phát hiện
các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo là không chính xác, không đầy đủ
thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh
doanh.
 Ưu tiên sử dụng các lao động trong nước, đảm bảo quyền - lợi ích của
người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; tôn trọng quyền tổ
chức và hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội hoạt động trong Công
ty theo Hiến pháp và pháp luật.
7

 Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, phòng cháy

– chữa cháy, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài nguyên, môi trường, di tích
lịch sử – văn hóa và danh lam thắng cảnh.
 Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn hoạt động của Công ty là 50 năm kể từ ngày Công ty được cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Việc chấm dứt hoạt động của Công ty trước thời hạn hoặc gia hạn thêm
thời gian hoạt động của Công ty phải do Đại Hội Đồng Cổ Đông quyết định và
được tiến hành đúng thủ tục theo Luật Doanh nghiệp quy định.
1.1.3 Mục tiêu thành lập của Doanh nghiệp
Sử dụng nguồn vốn, khả năng quản lý, lao động và uy tín của các sáng lập
viên, của các cổ đông để tối đa hóa lợi nhuận của Công ty, nhằm gia tăng lợi tức
cho các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và tích lũy tái đầu tư
để phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong việc không ngừng phát triển,
đầu tư xây dựng, thiết kế và tư vấn, dịch vụ trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật; tập
hợp nhiều thành phần kinh tế có vốn, có trình độ quản lý kinh tế, trình độ khoa
học kỹ thuật, có tay nghề và sức lao động để tham gia trong lĩnh vực xây dựng hạ
tầng kỹ thuật, góp phần phục vụ chương trình phát triển nhà ở của Tp. HCM và
phát triển đất nước.
Tìm các đối tác, các thị trường trong nước để cùng hợp tác đầu tư hoặc đầu
tư; liên doanh tiếp nhận vốn đầu tư của các cá nhân, các tổ chức kinh tế trong và
ngoài nước để cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động
và chất lượng công trình, sản phẩm cũng như mở rộng trong lĩnh vực hoạt động
khác khi có nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình, giải quyết việc làm
cho người lao động, phát triển địa phương.
1.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

8






























Sơ đồ 1.1- Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Chủ Tịch
NGUYỄN KIM ĐẶNG
TỔNG GIÁM ĐỐC
DƢƠNG HỒNG LIÊM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TRẦN VĂN KHIÊM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THANH
LIÊM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
NGUYỄN THỊ XINH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH- LĐTL
Phó Phòng
DƢƠNG TIẾT THỊ KIM OANH
PHÒNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
Phụ trách phòng
NGUYỄN THỊ XINH
SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN
Giám Đốc
NGUYỄN THỊ XINH
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
Kế toán trưởng
NGUYỄN THỊ CẨM NHUNG
PHÒNG KỸ THUẬT THI CÔNG
Trưởng phòng
TÔ VĂN THUẬN
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐTXD
Trưởng ban
TRẦN VĨNH PHÚ

ĐỘI XÂY LẮP 1
Đội trưởng
ĐỘI XÂY LẮP 2
Đội trưởng
VÕ THÀNH DANH

ĐỘI XÂY LẮP 3
Đội trưởng
9

Tùy theo từng thời kỳ, Công ty có thể thành lập hoặc sáp nhập các phòng
nghiệp vụ, các bộ phận trực thuộc nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của
Công ty
Mỗi phòng nghiệp vụ và các bộ phận trực thuộc hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phê duyệt trong quy chế này (mỗi lĩnh vực
hoạt động được cụ thể hóa trong bản quy định quản lý riêng).
1.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý và phòng ban
1.1.5.1 Hội đồng quản trị
Hội Đồng Quản Trị có những quyền hạn sau đây:
 Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.
 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.
 Quyết định phương án đầu tư, duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toán của các
công trình đầu tư đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.
 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua
hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và các loại hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của Công ty.
 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết định thành
lập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ
phần của doanh nghiệp khác.

 Quyết định mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại.
 Quyết định các định mức kinh tế kỹ thuật – kế hoạch kinh doanh hàng năm,
các dự án phát triển cơ sở vật chất… do Tổng Giám Đốc Công ty đệ trình.
 Quyết định ban hành các quy chế về: tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, tuyển
dụng, cho thôi việc nhân viên của Công ty phù hợp với quy định của pháp
luật. Quyết định mức bồi thường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công
ty.
 Xem xét và ủy quyền cho Tổng Giám Đốc khởi kiện các vụ án có liên quan
đến quyền lợi và tài sản của Công ty.
10

 Hội Đồng Quản Trị không được phép - trực tiếp hay gián tiếp – cho vay hay
cho mượn tài sản của Công ty.
 Các quyền hạn khác được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
này.
Trách nhiệm của HĐQT:
Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về
những việc sau đây:
 Quản trị Công ty theo đúng pháp luật của Nhà nước, Điều lệ Công ty và nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông; Hội Đồng Quản Trị chịu trách nhiệm trước
Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm Điều lệ Công
ty, vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho Công ty.
 Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát toàn bộ các hoạt động kinh doanh của Tổng Giám
Đốc Công ty để đảm bảo thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội Đồng
Quản Trị và Đại hội đồng cổ đông.
 Khi có yêu cầu, Hội Đồng Quản Trị có trách nhiệm cung cấp và công bố các
thông tin, tài liệu cần thiết; trả lời các câu hỏi chất vấn của Ban Kiểm Soát,
các cổ đông và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo luật định và
theo Điều lệ này.
 Chuẩn bị chương trình, nội dung tài liệu và tổ chức Đại hội đồng cổ đông định

kỳ và bất thường. Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ
tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định.
 Đề án thực hiện nhiệm vụ đối ngoại và quan hệ quốc tế.
 Các trách nhiệm khác được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
này.
1.1.5.2 Ban kiểm soát
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát:
 Trưởng Ban Kiểm Soát có trách nhiệm phân công các thành viên còn lại phụ
trách từng loại công việc kiểm soát.
11

 Mỗi thành viên dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởng Ban Kiểm Soát có
trách nhiệm và quyền hạn như sau:
o Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh
doanh, trong ghi chép sổ kế toán, các báo cáo tài chính và các sổ sách quản trị
khác như: sổ danh sách cổ đông, sổ ghi biên bản họp Đại hội đồng cổ đông,
họp Hội Đồng Quản Trị… và kiến nghị xử lý, khắc phục các sai phạm nếu có.
o Thẩm định báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm của Công ty, kiểm tra từng
vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý.
o Thường xuyên thông báo với Hội Đồng Quản Trị về kết quả hoạt động kiểm
soát; tham khảo ý kiến của Hội Đồng Quản Trị trước khi trình các báo cáo, kết
luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.
o Báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về:
- Tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và
lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác.
- Tính trung thực, hợp pháp, tính tuân thủ Điều lệ trong việc ban hành các quy
chế, các quyết định quản lý, điều hành hoạt động của Công ty.
 Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều
hành kinh doanh của Công ty.
 Được quyền yêu cầu các phòng ban nghiệp vụ Công ty cung cấp đầy đủ, kịp

thời các thông tin, tài liệu, số liệu và giải trình về các hoạt động kinh doanh
của Công ty.
 Báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường,
những ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội Đồng Quản Trị và
Tổng Giám Đốc với các ý kiến độc lập của mình. Chịu trách nhiệm cá nhân về
những đánh giá và các kết luận của mình. Nếu biết có sai phạm mà không báo
cáo thì Ban Kiểm Soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thiệt hại
(nếu có).
 Ban Kiểm Soát và từng thành viên của Ban Kiểm Soát không được tiết lộ bí
mật của Công ty.
12

 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ
này.
1.1.5.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám Đốc
 Quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày
của Công ty. Chấp hành luật pháp trong mọi hoạt động.
 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Công ty, trừ
các chức danh do Hội Đồng Quản Trị quyết định.
 Quyết định lương, thưởng, phạt và các chế độ phúc lợi đối với người lao động
trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng
Giám Đốc.
 Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch, chương trình hoạt động và các
phương án bảo vệ, cạnh tranh, khai thác các nguồn lực của Công ty, các
phương án huy động vốn cho Công ty để trình Hội Đồng Quản Trị phê duyệt.
 Xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị quyết định các dự án đầu tư, các chính
sách, tiêu chuẩn đầu tư của Công ty nhằm hạn chế rủi ro và phù hợp theo điều
kiện kinh tế của từng thời kỳ.
 Xây dựng và trình Hội Đồng Quản Trị ban hành các định mức kinh tế – kỹ
thuật, đơn giá nguyên liệu, vật tư và giá dịch vụ trong nội bộ Công ty. Thực

hiện và kiểm tra các Phòng Ban, các đơn vị trực thuộc thực hiện các quyết
định về định mức, tiêu chuẩn, đơn giá…
 Chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và lập
phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận còn lại của Công ty trình Hội Đồng
Quản Trị phê duyệt.
 Ban hành các quyết định, ký kết các hợp đồng kinh tế theo sự phân cấp quản
lý của Hội Đồng Quản Trị; tổ chức điều hành, phối hợp và kiểm tra các hoạt
động của Công ty theo phương hướng và kế hoạch của Hội Đồng Quản Trị đề
ra. Đề xuất với Hội Đồng Quản Trị cách giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài
kế hoạch, chương trình. Thay mặt Hội Đồng Quản Trị quản lý toàn bộ tài sản
của Công ty.
13

 Chuẩn bị đầy đủ các báo cáo theo chương trình họp Đại hội đồng cổ đông do
Hội Đồng Quản Trị hoặc do Ban Kiểm Soát yêu cầu.
 Đề nghị Hội Đồng Quản Trị triệu tập cuộc họp Hội Đồng Quản Trị bất thường
để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn của Tổng Giám Đốc hoặc
những biến động lớn trong Công ty.
 Được đưa ra các quyết định vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn
cấp (như thiên tai, hỏa hoạn…) và chịu trách nhiệm về những quyết định đó;
đồng thời phải báo cáo ngay cho Hội Đồng Quản Trị và các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền để giải quyết tiếp.
 Tổng Giám Đốc không được làm việc cho bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào
khác.
1.1.5.4 Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Tổng Giám Đốc Công ty
 Các Phó Tổng giám đốc Công ty là người giúp việc cho Tổng giám đốc, được
Tổng giám đốc ủy quyền hoặc chiệu trách nhiệm trong suốt một lĩnh vực
chuyên môn, chịu trách nhiệm trực tiếp với Tổng giám đốc về phân việc được
phân công.
 Có quyền ký các văn bản trong lĩnh vực phụ trách, sau khi đã được Tổng giám

đốc thông qua và được Tổng giám đốc ủy quyền. Người được ủy quyền phải
chịu trách nhiệm trong lĩnh vực mà mình được ủy quyền.
 Có quyền tham dự và phát biều ý kiến trong các cuộc hợp về công tác sản xuất
kinh doanh của Công ty.
1.1.5.5 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phòng Tổ chức hành chánh- Lao
động tiền lương
 Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với tổ chức của Công ty.
 Quản lý hồ sơ lý lịch của CB.CNV toàn Công ty; thực hiện các chế độ chính
sách cho toàn người lao động theo quy định hiện hành của nhà nước và theo
quy định của Công ty.

×