DỰ ÁN ĐẦU TƯ RẠP CHIẾU PHIM CINEMASTAR
Chương 1: CƠ SỞ CỦA DỰ ÁN
1.1 Giới thiệu chủ đầu tư
1.1.1 Tên công ty: Công ty cổ phần Minh Khang
1.1.2 Trụ sở chính:
Số 256_Xuân Thủy_Cầu Giấy_TP Hà Nội.
Điện thoại: 84 – 4 – 56849525
Fax: 84 – 4 – 5684925
1.1.3 Người đại diện theo pháp luật của Công ty:
Ông: Nguyễn Minh Khang
Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty.
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh:
- Các dịch vụ vui chơi và giải trí
- Dịch vụ sản xuất phim
- Tổ chức sự kiện
- Nhà hàng
1.1.5 Tư cách pháp nhân
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 015656888 do Sở Kế Hoạch và
Đầu tư Hà Nội cấp ngày 6 tháng 8 năm 2000.
1.1.6 Tình hình tài chính
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 đồng (một trăm tỷ đồng)
Công ty cổ phần Minh Khang được thành lập từ ngày 8 tháng 8 năm 2000,
trụ sở giao dịch tại Số 256_Xuân Thủy_Cầu Giấy_TP Hà Nội. Công ty có đội ngũ
cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân viên đều là những người có nhiều kinh nghiệm,
có tâm huyết và am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực vui chơi giải trí. Ông Nguyễn Minh
Khang_Chủ tich Hội đồng quản trị công ty, là một người có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực vui chơi và giải trí.
1
1.2 Cơ sở pháp lý.
- Căn cứ Luật doanh nghiệp thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Căn cứ Luật Đầu tư, thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Căn cứ Luật Lao động (sửa đổi), thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006
- Căn cứ Luật Thương mại, thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005
- Căn cứ Luật Điện Ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006
- Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam.
- Căn cứ Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam.
1.3 Giới thiệu ngành,lĩnh vực đầu tư.
- Ngành kinh doanh: vui chơi và giải trí.
- Lĩnh vực kinh doanh:
1. Dịch vụ chiếu phim.
2. Dịch vụ ăn uống kèm theo.
3. Trò chơi giải trí.
1.4 Lý do đầu tư:
Sau một giai đoạn khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu hồi phục và có
nhiều khởi sắc vào năm 2013. Sáng 24/9/2013, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố
tốc độ tăng trưởng GDP chín tháng đầu năm 2013 của Việt Nam đã tăng khoảng
5,14% so với cùng kỳ năm 2012. Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) thì
tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2013 đạt 5,3%, và 5,4% trong hai năm tiếp
theo. Theo đó thu nhập bình quân đầu người của nước ta nói chung và của Hà Nội
nói riêng cũng đã có những chuyển biến tích cực. Sau 5 năm mở rộng địa giới hành
chính, thu nhập của người dân thủ đô tăng từ 1.697 USD năm 2008 lên 2.257 USD
năm 2012. Trong giai đoạn đó, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ
cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện
và nâng cao.
Hà Nội cũng là một trong hai thành phố có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở Việt
Nam. Theo bản báo cáo “Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới
(WB) tại Việt Nam ngày 05/04/2012: Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam đạt 3,4%/ năm
và sự đô thị hóa chủ yếu tập trung ở TP.HCM và Hà Nội. Cùng với đó Hà Nội có số
2
lượng dân số đông và liên tục tăng cao. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, dân số
Thủ đô đạt trên 7,1 triệu người. Trong vòng 4 năm (2008 - 2011) dân số Hà Nội đã
tăng khoảng 43 vạn người, trong đó tăng dân số cơ học lên tới 5 vạn người/năm,
chủ yếu thuộc các đối tượng trong độ tuổi lao động.
Cùng với nhịp sống phát triển, thu nhập bình quân, mức sống người dân Hà
Nội được nâng cao, thì nhu cầu người dân cũng ngày một cao hơn không chỉ là nhu
cầu vật chất mà còn là nhu cầu văn hóa tinh thần. Nó đòi hỏi một sự đáp ứng tốt
nhất, kịp thời nhất và có hiệu quả nhất.
Đời sống càng nâng cao, nhịp sống càng phát triển, càng hiện đại thì con
người ngày càng phải đối mặt với nhiều áp lực, căng thẳng trong cuộc sống. Xã hội
hiện đại đòi hỏi ở họ khả năng tư duy, mong đợi ở họ sự cố gắng không ngừng để
thành công trong học tập và công việc. Sự cố gắng, nỗ lực đó thường khiến con
người rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, gây ảnh hưởng không tốt đến sức
khỏe và khả năng lao động trong thời gian sắp tới của họ. Chính vì thế giải trí đã trở
thành nhu cầu của mọi cá nhân, nhóm xã hội, nhằm xóa tan đi cảm giác mệt mỏi, tái
tạo sức lao động, lấy lại sự thăng bằng sau thời gian lao động và học tập của mọi
người.
Đánh giá thực tế cho thấy lĩnh vực vui chơi giải trí là một lĩnh vực có rất
nhiều tiềm năng phát triển. Trong lĩnh vực này có rất nhiều hình thức độc đáo và
riêng biệt, trong đó hình thức giải trí “xem phim tại rạp” là một trong những hình
thức giải trí có rất nhiều cơ hội phát triển. Thực tế cho thấy bình quân số lượng rạp
chiếu phim một nước trong khu vực Đông Nam Á lên tới con số hàng nghìn rạp, thì
ở Việt Nam (Theo ASEAN Stats:trong khu vực thì Việt Nam đứng thứ 4 về diện
tích, thứ 3 về dân số, là nền kinh tế lớn thứ 5 xét về tổng sản phẩm quốc nội GDP)
với số lượng rạp chiếu phim khá khiêm tốn: 220 rạp (tháng 7/2012). Ở Hà Nội, tính
tới thời điểm hiện tại (tháng 11/2013) thì số lượng rạp chiếu phim chưa tới số lượng
20 rạp. Một số rạp chiếu phim mới được xây dựng và khai trương vào hai năm gần
đây đạt chất lượng quốc tế như: Megastar, Lotte, Platium Cineplex còn lại đa số rạp
chiếu phim ở Hà Nội đã xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn nên không thu hút được
khách hàng. Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội, luôn xảy ra tình trạng cháy vé vào
những dịp cuối tuần, lễ Tết. Từ đó có thể thấy rằng số lượng rạp đủ chất lượng chưa
tương xứng với nhu cầu của người dân Hà Nội.
Với tình hình trên, công ty cổ phần Minh Khang thấy được cơ hội rất tiềm
năng trong lĩnh vực giải trí – xem phim rạp này. Vậy nên, công ty sẽ tiến hành đầu
3
tư xây dựng mới dự án Rạp chiếu phim Cinemastar để đáp ứng nhu cầu của người
dân và hướng tới mục tiêu mang lại cho công ty mức doanh thu và lợi nhuận hằng
năm cao.
4
Chương 2: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ
2.1 Các địa điểm có thể đầu tư.
- Ngã tư Trôi_Hoài Đức-TP Hà Nội . Đây là vùng tập trung khá nhiều dân cư
sinh sống, mức thu nhập của người dân tại đây khá cao, mặt bằng để xây dựng rộng
rãi nằm trên trục đường chính 32, nhưng lại là khu vực xa các trường trường đại
học, cao đẳng, ít sinh viên tập trung.
- Khu vực Cầu Diễn_Từ Liêm_Hà Nội. Đây là vùng có đông dân cư, nằm trên
trục đường chính 32, gần các trường đại học, cao đẳng nhưng chi phí thuê đất và
xây dựng tương đối cao.
- Khu vực Km12, quốc lộ 32. Vùng đất rộng rãi đối diện với siêu thị Ebest-
mall. Đây là vùng có rất đông dân cư, mật độ dân số cao, và đặc biệt là có số đông
đảo số lượng sinh viên từ các trường đại học, cao đẳng nằm xung quanh. Giao
thông hết sức thuận lợi, vì nằm trên trục đường chính, to đẹp và hiên đại. Nguồn
nhân công dồi dào và giá rẻ.
2.2 Chọn lựa địa điểm và giới thiệu về địa điểm đầu tư.
Lựa chọn đia điểm Km12, quốc lộ 32 dựa trên các lý do sau:
• Giao thông rất thuận lợi với trục đường chính 32 rộng đi qua,cách trung tâm
hà nội khoảng 12km, có nhiều tuyến xe bus đi qua 29, 32, 20, 57,70,…
• Vị trí trọng điểm đầu mối quan trọng của các huyện ngoại thành và nội
thành.
• Đây là khu vực tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, khu công nghiệp
đông dân cư.
• Nguồn nhân công dồi dào , giá cả hợp lý
• Hiện tại chưa có các đối thủ cạnh tranh, quanh khu vực hiện chưa có rạp
chiếu phim nào có quy mô rộng và chuyên nghiệp.
• Khu vực này không nằm trong kế hoạch dự án nào khác.
Mô tả địa điểm:
• Đây là vùng đất rộng đối diện siêu thị Ebest, có diện tích khá lớn 2300 m2
• Nằm ngay trên mặt đường 32 cách Đại học Công Nghiệp Hà nội khoảng
1km, Cách trung tâm Hà Nội khoảng 12km
• Xung quanh tiếp giáp với các khu vực đông dân cư: Nguyên Xá, Ngọa Long,
Văn trì. Đây đều là những nơi tập trung rất nhiều sinh viên .
2.3 Chi phí đầu tư địa điểm:
• Diện tích xây dựng dự án: 1000m
2
• Xây dựng 3 tầng
+ tầng 1: bán vé, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí.
+ tầng 2: chiếu phim 2D
+ tầng 3: chiếu phim 3D
5
• Chi phi thuê địa điểm: 420triệu/ 1năm.
6
Chương 3: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
3.1 Phân tích và đánh giá thị trường tổng thể.
3.1.1 Nghiên cứu mức tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm dịch vụ về giải trí đã và đang ngày càng được khách hàng ưa
chuộng.
Rạp chiếu phim trong vài năm trở lại đây luôn là điểm đến ưa thích của nhiều
người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể chỉ là một buổi xem phim xả stress giữa những
người bạn thân, cũng có thể là buổi họp mặt giữa những người mới quen, hay cũng
có khi lại là buổi sinh nhật thật đặc biệt nào đó, nói chung, người dân Việt Nam, đặc
biệt là giới trẻ có muôn vàn lý do để đến rạp chiếu phim, từ đó, ngành kinh doanh
“cinema” càng ngày càng phát triển và có thể coi là một trong những ngành hái ra
tiền nhất hiện nay.
Sự phát triển vũ bão của các rạp chiếu phim như hiện nay là một tín hiệu
đáng mừng cho nền điện ảnh nước nhà. Và sự phát triển đó có phần đóng góp
không nhỏ của văn hóa xem phim của giới trẻ, và văn hóa đó càng ngày càng đòi
hỏi một tầng cao hơn. Khách hàng hầu hết đều lựa chọn những rạp chiếu phim đạt
yêu cầu về âm thanh, hình ảnh theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, họ cũng đã dần dần
làm quen với văn hóa đặt vé cũng như bỏ tiền nhiều hơn để được xem một buổi
công chiếu.
Điện ảnh nói chung và rạp chiếu phim nói riêng là thị trường đầy tiềm năng
tại Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn.
Hiện tại, cả nước có hơn 220 rạp chiếu phim, trong đó có 120 rạp hoạt động
thường xuyên và 100 rạp đủ chất lượng (tháng 7, 2012).
Trên thực tế, thị trường kinh doanh rạp chiếu phim tại Việt Nam phát triển
không đồng đều giữa các tỉnh thành. Cụ thể, các rạp tại hai thành phố lớn là Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 80% số lượng rạp chiếu phim trên cả nước.
Trong khi đó, một số rạp ở địa phương khác được bán đổi sang hình thức kinh
doanh khác do số lượng người xem không đủ để trang trải chi phí. Ta có thể thấy rõ
rang hơn qua biểu đồ dưới đây:
7
Doanh thu rạp chiếu phim tại Việt Nam tăng trưởng trung bình vào khoảng
20% - 30% mỗi năm. Và thị trường điện ảnh Việt Nam tăng trưởng tương đối tốt từ
15 -20% mỗi năm. Đây là những con số đầy triển vọng của thị trường điện ảnh nói
chung và thị trường rạp chiếu phim nói riêng.
3.1.2 Nghiên cứu nguồn cung ứng.
Phim rạp ngày càng được ưa chuộng theo sự phát triển của kinh tế, xã hội.
Theo đó, để đáp ứng được những nhu cầu đó, số lượng phim rạp ở Việt Nam nói
chung và Hà Nội nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Luôn cập nhật
nhưng bộ phim bom tấn, đoạt giải cao hay nổi tiếng trên thế giới. Với sự phát triển
nhanh chóng của ngành công nghiệp điện ảnh nói chung, và phim rạp nói riêng,
Việt Nam giờ đây đã trở thành một trong những điểm đến hứa hẹn của các nền điện
ảnh quốc tế. Một vài phim bom tấn Hollywood còn được chiếu ở Việt Nam sớm
hơn so với các nước lớn. Ví dụ điển hình như phim battleship được chiếu sớm so
với Mỹ gần 2 tháng, hay bộ phim gây tiếng vang trên toàn thế giới: “007: Sky fall”
cũng được chiếu sớm so với Mỹ 10 ngày. Điều đó cho thấy nguồn cung ứng phim
rạp ở Việt Nam rất đa dạng và luôn được cập nhật, với số lượng phim lớn, nhằm
đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thị trường phim Việt Nam (2009 – 2012)
Thị trường phim Việt Nam liên tục tăng trưởng hàng năm.Nhờ chính sách hỗ trợ
của nhà nước, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch và Cục Điện ảnh, số lượng phim phát
hành hiện nay có thể nói cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khán giả Việt Nam.
Hằng năm, các nhà phát hành mang đến với khán giả khoảng hơn 100 bộ phim
( trung bình mỗi tháng có khoảng 10 phim mới ra rạp ), trong đó chủ yếu vẫn là
phim nước ngoài. Ngoài ra khán giả cũng được thưởng thức một số phim từ các nền
Điện ảnh khác như Điện ảnh Hoa Ngữ, Hàn Quốc, Pháp và gần đây nhất là Thái
Lan.
Tóm lại hai nguồn cung cấp chính: nguồn cung cấp nội địa (các hãng sản xuất phim
trong nước), mua bản quyền phát sóng phim từ các bộ phim nước ngoài.
3.1.3 Xác định chênh lệch giữa cung và cầu về sản phẩm trên thị trường.
Hiện nay Việt Nam là một đất nước đang phát triển , dân số đông (90 triệu
người, năm 2013), cơ cấu dân số trẻ. GDP bình quân đầu người khoảng 1600
USD/năm, trong đó Hà Nội bình quân thu nhập đầu người là 2.257 USD vào năm
8
2012, tăng 1,3 lần so với con số 1.697 USD vào năm 2008. Hơn thế nữa tốc độ đô
thị hóa ngày càng cao, kèm theo đó nhu cầu giải trí ngày càng phát triển, đặc biệt là
nhu cầu đi xem phim. Nhưng một thực tế cho thấy: So với các nước trong khu vực
thì thị trường rạp chiếu phim tại Việt Nam vẫn đang ở mức rất thấp. Ở các nước bạn
như Hàn Quốc, Thái Lan, thậm chí là Campuchia, một khu trung tâm, một con phố
đi bộ có thể tập trung từ 7 đến 10 cụm rạp. Một bộ phim bom tấn khi phát hành ở
Hàn Quốc có thể lên tới hàng ngàn bản thì tại Việt Nam chỉ dừng lại ở mức 30-35
bản (số bản in tương ứng với số phòng chiếu).
Theo số liệu thu thập được từ Hàn Quốc, mỗi năm người dân Hàn Quốc xem
phim rạp 10 lần, còn tại Việt Nam thì con số bình quân chưa đạt chưa tới 1 lần. Một
trong những nguyên do dẫn tới kết quả này là số lượng rạp chiếu phim ở Việt Nam
vẫn còn quá ít, địa điểm không thuận tiện (không thể nào mất một tiếng đồng hồ để
tới nơi xem phim), ít tính liên kết phức hợp với nhiều loại hình giải trí khác… Tình
trạng cháy vé những ngày cuối tuần, lễ Tết cũng xuất phát từ lý do số lượng rạp
chiếu phim còn hạn chế.
Qua đó, có thể nhận thấy rằng lượng khách hàng thì ngày càng nhiều, tuy
nhiên số lượng rạp chiếu phim ở Hà Nội chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách
hàng. Do vậy, tập trung vào đoạn thị trường tiềm năng này, công ty cổ phẩn Minh
Khang với dự ánrạp chiếu phim Cinemastar sẽ tận dụng những cơ hội và tiềm năng
sẵn có của thị trường nhằm khai thác tối đa nhất thị phần tại đây.
3.2 Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu.
Các tiêu chí phân đoạn thị trường được lựa chọn:
+ Địa lý: phân bố dân cư
+ Nhân khẩu học: độ tuổi, thu nhập
+ Xã hội: tâm lý, thói quen, sở thích.
+ Hành vi tiêu dùng: Đặc tính cá nhân
Đoạn thị trường mà doanh nghiệp chọn để làm thị trường mục tiêu là:
+ khu vực phía Tây Hà Nội: huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Đan Phượng…
+ độ tuổi: 15 -30
+ thu nhập: trung bình trở lên.
+ nhóm người tiêu dùng: giới trẻ yêu thích giải trí, cái mới.
9
+ hành vi tiêu dùng: quan tâm đầu tiên là giá vé, sau đó là cơ sở vật chất, chất lượng
âm thanh ánh sáng.
Chi tiết về đoạn thị trường mục tiêu:
• Đoạn thị trường nghiên cứu là toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội: với diện
tích lớn, dân số đông, nhiều trường đại học, cao đẳng và các trường trung
học, tiểu học…, là những đối tượng mà rạp chiếu phim hướng đến, hơn nữa,
trên đoạn thị trường này, chưa xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, mới chỉ có
rạp Platinum Garden mall, chưa đáp ứng được hết nhu cầu xem phim của các
khách hàng trong đoạn thị trường.
• Đa số đối tượng khách hàng là những người trẻ tuổi, dễ dàng nắm bắt thông
tin, dễ tiếp cận thông qua các trang mạng, mạng xã hội, nắm bắt được thông
tin và những xu hướng mới, rạp chiếu phim Cinemastar sẽ dễ tiếp cận với
khách hàng hơn.
• Rạp chiếu phim Cinemastar hướng đến mục tiêu tất cả các đối tượng khách
hàng, tuy nhiên, đối tượng khách hàng chính là nhưng người trẻ tuổi, có độ
tuổi từ 15-30. Với những đối tượng khách hàng này, nhu cầu xem phim là
khá đồng nhất, về thể loại phim, về nhu cầu xem phim, về chất lượng phim,
và cả giá vé…, Những khách hàng này trên đoạn thị trường đã lựa chọn có số
lượng khá lớn, do vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể khai thác đối tượng
trên đoạn thị trường đầy tiềm năng này.
3.3 Xác định sản phẩm của dự án.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu Rạp chiếu phim Cinemastar dự
định sẽ chiếu các loại phim như: phim 2D,phim 3D, các dịch vụ kèm theo ăn uống:
đồ ăn nhanh, nước uống, café,… và các dịch vụ vui chơi giải trí.
Tiêu chuẩn chất lượng phim mà rạp hướng tới :
1. Tiêu chuẩn chất lượng cao
2. Chất lượng hình ảnh sống động
3. Âm thanh sắc nét
4. Người xem có thể cảm nhận tính chân thực tới từng chi tiết.
Rạp chiếu các thể loại phim như: hài hước, hành động, tình cảm, hoạt hình, khoa
học viễn tưởng, … với mục tiêu giúp khách hàng giải trí, giảm stress, gắn kết tình
cảm giữa mọi người với nhau.
10
3.4 Phân tích cung và cầu của thị trường rạp chiếu phim.
3.4.1 Xác định mức tiêu thụ.
a. Trong quá khứ
Ở thời điểm 10 năm trở lại trước, thị trường rạp chiếu phim vẫn còn khá mới
mẻ trong nhu cầu giải trí của người dân Việt Nam.
Do nhu cầu của người dân trong vấn đề giải trí chưa cao, hơn nữa giá của vé
xem phim tại rạp cũng khá đắt đỏ so với thu nhập của người dân, đặc biệt là giới trẻ
(học sinh, sinh viên…) nên loại hình này được coi là xa xỉ, chỉ phù hợp với tầng lớp
trung lưu trở lên.Trong khi đó khách hàng mục tiêu của thị trường này lại là giới trẻ,
những người không có đủ thu nhập để chi trả thường xuyên cho dịch vụ giải trí này.
b. Ở hiện tại
Hiện nay tình hình kinh tế phát triển nhanh chóng, nhu cầu và mức sống của
người dân cũng ngày càng cao.Chính vì vậy nhu cầu giải trí sau những giờ làm việc,
học tập cũng tăng lên, nhất là ra ngoài xem phim cùng gia đình, bạn bè, người
thân…
Theo số liệu khảo sát 200 người, có độ tuổi từ 18 đến 35, nhóm thu được kết quả
khảo sát như sau:
- Số lượng người thích xem phim rạp hơn phim truyền hình: 156 người,
chiếm 78%, còn lại 22% thích xem phim truyền hình tại nhà.
- Số lượng người ra rạp xem phim khoảng 1 lần 1 tháng: 85 người, chiếm
42,5%
- Số lượng người ra rạp xem phim khoảng 2 lần 1 tháng: 34 người chiếm
17%
- Số lượng người ra rạp xem phim khoảng 3 lần 1 tháng: 25 người, chiếm
12,5%
- Số lượng người ra rạp xem phim khoảng từ 4 lần 1 tháng trở lên: 20
người, chiếm 10%
- Số lượng người hầu như chưa xem phim ở rạp: 36 người, chiếm 18%
Số liệu này được thể hiện cụ thể hơn trong các biểu đồ dưới đây:
Tỷ lệ những người thích xem phim rạp và phim truyền hình.
11
Tỷ lệ người xem trung bình
Từ kết quả điều tra trên, ta có thể thấy, số lượng người xem phim rạp đã lớn hơn
thời gian trước đó khá nhiều, các khách hàng chủ yếu là giới trẻ và trong độ tuổi
việc làm ổn định.
Tuy nhiên, số lượng người ra rạp xem thường xuyên còn chiếm số lượng khá nhỏ,
đặt ra vấn đề cho các rạp cần thực hiện nhiều giải pháp thu hút khách hàng nhiều
hơn nữa.
Hiện nay, giá vé xem phim tại rạp hiện nay cũng rất phù hợp với thu nhập của
người tiêu dùng, khoảng từ 40.000 đ/vé đến 180.000 đ/vé tùy thuộc vào từng loại
phim,vì vậy nhu cầu về dịch vụ này ngày một tăng lên nhanh chóng.
Rạp chiếu phim trong vài năm trở lại đây luôn là điểm đến ưa thích của giới trẻ.
Đến 1 rạp chiếu phim, đặc biệt vào cuối tuần, có thể bắt gặp những người đến xem
đa số là các bạn trẻ, rạp chiếu phim dần trở thành 1 nơi hẹn hò lý tưởng cho các cặp
đôi và nơi gặp gỡ, giải trí của các nhóm bạn trẻ.
3.4.2 Xác định nguồn cung cấp.
a. Trong quá khứ.
Trước đây, thị trường phim không phát triển rầm rộ như hiện tại. Số lượng các phim
thị trường, phim bom tấn hầu như rất ít nên số lượng các phim chiếu rạp cũng ít.
Các máy móc thiết bị chiếu phim không hiện đại, công nghệ chiếu phim không đa
dạng, hiện đại như hiện nay. Vì thế thị trường rạp chiếu phim không đa dạng phong
phú mà nên không thu hút được người tiêu dùng.
b. Ở hiện tại.
Hiện nay, hàng loạt các phim mới, phim bom tấn được sản xuất rầm rộ,cùng với
công nghệ kĩ thuật và máy móc thiết bị chiếu hiện đại, thị trường rạp chiếu phim
ngày càng lên ngôi và thu hút người tiêu dùng.
Với số lượng phim khổng lồ cũng như dàn máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ
chiếu phim HD,2D, 3D, 4D,… ngày càng cao, không khí thoải mái, hiện đại, người
tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ ngày càng yêu thích loại hình giải trí này.
12
3.4.3 Đánh giá mức độ về sự thỏa mãn cung cầu thị trường của dự án
a. Trong quá khứ.
Tại thời điểm 10 năm về trước, thị trường rạp chiếu phim không phát triển mạnh mẽ
như hiện tại nên tình hình cung – cầu cũng khá cân bằng. Trên thị trường cũng
không có nhiều rạp chiếu phim và nhu cầu xem phim cũng không cao.
b. Ở hiện tại.
Ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, hai đầu cầu văn hóa của Việt Nam, hoạt động chiếu
bóng của ngành điện ảnh sôi động hơn bất cứ địa bàn nào. Hầu hết các hãng phim
tư nhân lớn của Việt Nam cũng như các hãng phát hành lớn nhất hiện nay như
Thiên Ngân - Galaxy, Phước Sang , HKFilm, BHD, Megastar, Lotte đều có trụ sở
chính ở hai thành phố, doanh thu các rạp chiếm khoảng 80-90% doanh thu chiếu
phim của cả nước. Sau thời gian dài thờ ơ với rạp chiếu, mấy năm trở lại đây, giới
trẻ Việt Nam lại coi rạp chiếu phim như lựa chọn số một cho giải trí và thư giãn.
Tại thủ đô Hà Nội, số lượng các rạp chiếu phim tương đối lớn nhưng lại chỉ tập
trung ở phía nội thành, trung tâm thành phố như: Rạp chiếu phim quốc gia,
Megastar, Ngọc Khánh, Kim Đồng, Dân Chủ…Mặc dù tình hình cung ứng của dịch
vụ rạp chiếu phim hiện nay đã lớn hơn trước nhưng trên địa bàn huyện Từ Liêm
phía ngoại thành thì chưa đáp ứng hết nhu cầu.
Quanh khu vực Từ Liêm - Hà Nội, người tiêu dùng muốn xem phim ở rạp phải đi
đến rạp chiếu phim gần nhất tại Lotte Ciname ở tòa nhà Kaeng Nam hoặc rạp chiếu
phim Ngọc Khánh, rạp Platinum ở Keangnam. Chính vì vậy tình hình cung ứng
dịch vụ chiếu phim ở địa bàn này vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giải trí của người
tiêu dùng.
3.4.4 Tình hình và số liệu thực tế.
a. Dự báo nhu cầu trong tương lai.
Với tiêu đề 13 hot emerging markets (tạm dịch: 13 thị trường điện ảnh mới nổi), tạp
chí điện ảnh The Hollywood Reporter (Mỹ) phát hành tháng 5.2013 nhận định thị
trường điện ảnh Đông Nam Á, Trung Đông và Nam Mỹ đang phát triển với tốc độ
chóng mặt. Việt Nam với khoảng 86 triệu dân đạt doanh thu phòng vé năm 2012
ước tính 43 triệu USD (903 tỉ đồng). So với năm 2008 đạt 7 triệu USD, doanh thu
phòng vé Việt Nam năm 2012 tăng đến 614%, giữ tốc độ tăng cao nhất trong số 13
thị trường điện ảnh phát triển “nóng” nhất thế giới gồm: Thái Lan (từ 2008 đến
2012 tăng 41%), Ai Cập (27%), Đài Loan (137%), Colombia (118%), Philippines
13
(123%), Ecuador (123%), Oman (112%), Singapore (41%), Nam Phi (58%),
Indonesia (171%), Malaysia (132%) và UAE - Các tiểu vương quốc Ả Rập thống
nhất (75%). Dự báo trong năm 2013, doanh thu sẽ đạt hơn 60 triệu USD,năm 2014:
100 triệu USD, hứa hẹn một tương lai tương sáng cho ngành chiếu phim rạp.
b. Dự báo cung sản phẩm trong tương lai.
Sự tăng lên của cầu cũng sẽ kéo theo sự tăng lên của cung. Các nhà sản xuất phim
trong và ngoài nước liên tục có những kịch bản mới lạ, cho ra những bộ phim bom
tấn. Rạp chiếu phim Cinemastar sẽ đi đầu đón các bộ phim bom tấn trong và ngoài
nước, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong nước.
3.5 Công tác tiếp thị sản phẩm.
3.5.1 Khách hàng mục tiêu.
Đó là giới trẻ:
+ độ tuổi 15 -30
+ đặc điểm: số lượng đông, thích cái mới, có nhiều thời gian rảnh, có nhiều kiều
kiện tiếp xúc với các phương tiện đại chúng, hay tụ tập theo nhóm,…
+ mong muốn của nhóm khách hàng này là: giá cả hợp lý (yếu tố quyết định 80%),
chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt, môi trường vệ sinh sạch sẽ, hiện đại.
3.5.2 Phương thức giới thiệu sản phẩm.
Kế hoạch quảng cáo
Quảng cáo có một ý nghĩa rất quan trọng trong việc giới thiệu các sản phẩm là
những bộ phim tới tay khách hàng, tuyên truyền, giới thiệu cho khách hàng những
cốt truyện, kịch bản lý thú của các bộ phim, kèm theo đó là quảng bá về chất lượng,
công nghệ hiện đại, cũng như cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ của rạp.
+ Trong giai đoạn đầu: Cinemastar sẽ đẩy mạnh quảng cáo trên các kênh:
• Quảng cáo qua internet: trang web của công ty, youtube, mạng xã hội,
….
• Quảng cáo trên các pano, poster,….
• Quảng cáo trên báo, tạp chí.
• Quảng cáo trên truyền hình
14
• Quảng cáo trên đường, tờ rơi
Chiến lược quảng cáo giai đoạn 5 năm đầu.
+ Trong giai đoạn tiếp theo khi đã tạo được thương hiệu trong con mắt người tiêu
dùng, Cinema sẽ giảm bớt tần suất quảng cáo trên 1 số kênh và tập trung hơn nữa
vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ, định vị hình ảnh tốt đẹp của rạp trong tâm chí
khách hàng. Nếu được sự yêu thích của khách hàng thì họ chính là một kênh quảng
cáo hữu hiệu nhất.
Kế hoạch khuyến mại.
+ giảm giá vé trong những ngày đầu khai trương
+ giảm giá vé trong một số ngày nhất định trong tuần
+ giảm giá vé cho học sinh, sinh viên trong những dịp nhất định
+ giảm giá vé nếu mua theo nhóm
+ tặng phiếu quà tặng trong những dịp đặc biệt
+ tặng nước uống và đồ ăn kèm theo khi mua vé trong những dịp đặc biệt
Kế hoạch giá cả
Nhận thấy giá cả sẽ là một yếu tố cạnh tranh quan trọng nhất nên công việc định giá
sẽ phải dựa trên cơ sở so sánh tỷ lệ cạnh tranh, các loại chi phí. Chiến lược giá rẻ là
chiến lược được ưu tiên, và vào những dịp đặc biệt, Cinemastar sẽ tiến hành tăng
giá.
3.6 Ngiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án.
Các rạp chiếu phim ở Hà Nội.
Tên rạp Địa chỉ
MEGASTAR CINEPLEX Tầng 6 tòa nhà Vincom - 191 Bà Triệu - Hai Bà
Trưng
Dân chủ 211 Khâm Thiên - Đống Đa
TT Chiếu phim quốc gia 87 Láng Hạ - Đống Đa
FAFIM VN 19 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân
Ngọc Khánh 523 Kim Mã - Ba Đình
FANSLAND 84 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm
Tháng Tám 45 Hàng Bài - Hoàn Kiếm
Thế hệ mới 45 Hàng Bài - Hoàn Kiếm
15
Lý Nam Đế 17 Lý Nam Đế - Ba Đình
Rạp trẻ 01 Nguyễn Quý Đức - Thanh Xuân
Sinh viên Hồ Thiền Quang - Hoàn Kiếm
Đặng Dung 17-19 Đặng Dung - Ba Đình
Bạch Mai 437 Bạch Mai - Hai Bà Trưng
TT Văn Hóa Kim Đồng 19 Hàng Bài - Hoàn Kiếm
Mega Mall – Royal city Nguyễn Trãi – Thanh Xuân
Lotte Cinema Landmark Tầng 5, tầng 6 Parkson, Tòa nhà Keangnam, E6 Phạm
Hùng, Từ Liêm Hà Nội
Platinum Cineplex Tầng 4,Tòa nhà The Garden, Đường Mễ Trì, xã Mễ
Trì
Huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Có thể nhận thấy khu vực huyện Từ Liêm có hai rạp chiếu chiếu phim Platinum
Cineplex ở The Garden, Lotte Cinema Landmark ở tòa nhà Keangnam, Cinemastar
coi đó là nhứng đối thủ cạnh tranh chính, và được phân tích như sau:
Platium Cineplex Lotte Cinema
Ngày đi vào hoạt động 10/12/2010 6/1/2012
Vị trí Thuận lợi, nằm ở khu đô
thị phát triển, đông dân
Nằm trong trung tâm mua
sắm the Garden, thuận lợi
trong việc thu hút khách
xem phim
Quy mô +6 phòng chiếu
+sức chứa 1000 người
+8 phòng chiếu
+ sức chứa hơn một nghìn
người
Trình độ kỹ thuật Hiện đại Hiện đại, sang trọng, trẻ
trung
Không gian Thiết kế theo phong cánh
Châu Âu
Phong cách Hàn Quốc
Đội ngũ nhân viên Được đào tạo bài bản,
chuyên nghiệp
Thân thiện, chuyên nghiệp
16
Giá vé Được đánh giá là đắt so
với mặt bằng chung. Mức
thấp nhất nhất: 80.000 và
cao nhất là 110.000
Khá đắt
Mức giá thấp nhất: 70.000
và cao nhất là 160.000
Số lượng và tình trạng
cập nhật phim
Số lượng đầu phim
nhiều, cập nhật phim
thường xuyên. Nhưng số
lượng phim bom tấn ít.
Số lượng phim chưa nhiều
Đánh giá chung:
Cả hai rạp trên đều có vị trí địa lý thuận lợi, và đầu tư trang thiết bị hiện đại, trang
trí, bố trí theo những phong cách đặc trưng. Tuy nhiên, cả hai rạp đều có mức giá vé
khá cao so với thị trường giá vé xem phim chung trên thị trường. Hai rạp trên tập
trung nhiều vào phân khúc khách hàng có thu nhập khá trở lên. Thêm vào đó, số
lượng phim bom tấn chưa được cập nhật thường xuyên.
Cinemastar ra đời sẽ lấp đầy khoảng trống của thị trường, định vị trong tâm trí
khách hàng hình ảnh rạp chiếu phim giá rẻ, cùng với chất lượng hình ảnh, âm thanh
mới và hiện đại, đặc biệt thu hút giới trẻ: học sinh, sinh viên, khu vực phía Tây Hà
Nội.
17
Chương 4: Tổ chức nhân sự và kế hoạch kinh doanh.
4.1 Tổ chức nhân sự.
4.1.1 Sơ đồ tổ chức các bộ phận của dự án.
4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận.
Chức năng nhiệm vụ ban quản lý dự án.
1 –Chức năng:
- BQLDA là bộ phận tham mưu cho Tổng giám đốc về tất cả các dự án của
công ty:
- Thực hiện dự án hiệu quả, chất lượng tốt nhất.
- Tổ chức, điều phối, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện của các nhà thầu thi
công và các đơn vị tư vấn thiết kế đúng tiến độ, đúng chất lượng.
18
Chủ đầu tư dự án
Tổ thi
công
Tổ
thực
hiện
Tổ vệ
sinh
Tổ đời
sống
Tổ phát
triển
Tổ
nghiên
cứu
Bảo vệ
Ban quản lý dự án
Bộ phận
tạp vụ
Bộ phận
xây
dựng
Bộ phận
kỹ thuật
Bộ phận
tài chính
kế toán
Bộ phận
kinh
doanh
Tổ tiếp
nhận,
kiểm
tra
Tổ thiết
kế
- Đảm bảo an toàn lao động cho từng dự án.
2 – Nhiệm vụ:
- Đảm bảo kiểm soát việc thực thi của các tổ chức tham gia dự án tuân thủ
đúng qui định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất lượng (NĐ209/ND-CP).
- Thực hiện đúng qui trình quản lý chất lượng ISO của công ty.
- Phát hành các chỉ thị nhắc nhở, cảnh báo hoặc yêu cầu thực thi các hình thức
xử lý để hạn chế sai sót về chất lượng ở mức thấp nhất trong công tác thi công.
- Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch nhập, xuất vật tư của dự án nói chung (Nếu
có) và của các nhà thầu trực tiếp nói riêng cho phù hợp với tiến độ tổng thể, tiến
độ chi tiết, đáp ứng đúng yêu cầu công việc, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt
nhân sự, vật tư, trang thiết bị trong quá trình thi công.
- Xem xét, hoạch định tổng tiến độ chung của dự án, phê duyệt chấp thuận,
theo dõi tiến độ chi tiết hàng tháng của các đơn vị tư vấn thiết kế cũng như các
nhà thầu trực tiếp thi công.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến trình thực hiện, nếu không đạt
như kế hoạch phải tìm hiểu nguyên nhân và chỉ đạo biện pháp khắc phục.
- Xác nhận khối lượng kịp thời cho nhà thầu, đảm bảo tính chính xác trong hồ
sơ trước khi phê duyệt chấp thuận.
- Tổ chức quản lý công tác ATLĐ đúng qui định hiện hành
* Ban Giám Đốc dự án
- Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động xây dựng cơ bản và sản xuất tại
địa điểm dự án được tiến hành.
- Tìm kiếm nhà cung cấp, thương lượng, mua sắm vật tư xây dựng công
trình và hệ thống máy móc, trang thiết bị để bố trí cho công tác hoạt động trình
chiếu cùng các hoạt động của rạp khi đi vào hoạt động một cách hiệu quả.
- Quản lý công tác đào tạo, chỉ đạo công nhân.
- Tổ chức kiểm tra , quản lý sử dụng công cụ, thiết bị sản xuất và tài sản cố
định của công trình.
- Đánh giá năng suất làm việc, điều động nhân sự, giám sát đánh giá nhân
viên
- Bảo đảm thực hiện và hoàn thành dự án cùng các mục tiêu của công ty đề
ra.
* . Bộ phận kinh doanh
Tổ nghiên cứu:
- Nghiên cứu ,đánh giá nhu cầu thị trường về tình hình các hàng hóa, sản
phẩm cần thiết cho việc thực hiện công trình của dự án, từ đó đưa ra các đề
xuất và tham mưu với ban giám đốc.
- Nghiên cứu thị trường tiềm năng cho sản phẩm của công ty.
- Nghiên cứu các chương trình cho sự phát triển sản phẩm của công ty trong
tương lai.
Tổ phát triển:
- Giúp ban giám đốc tìm kiếm và gây dựng mối quan hệ với đối tác tiềm năng
với công ty.
19
- Lập kế hoạch cho các chương trình, chiến lược phát triển sản phẩm của công
ty.
- Chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng, điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường
về sản phẩm mà công ty kinh doanh qua đó báo cáo lên ban giám đốc để có
những quyết định điều chỉnh phù hợp.
* Bộ phận tài chính kế toán
- Thực hiện các phần kế toán theo đúng pháp lệnh kế toán, theo các quy định
của nhà nước và bộ văn hóa.
- Báo cáo và kê khai các loại thuế.
- Quản lý công cụ và dụng cụ
- Quản lý , bảo quản tài liệu kế toán lưu trữ.
- Chỉ đạo công tác kiểm kê định kỳ, triển khai và thực hiện
- Lập báo cáo tài chính quý, năm, gửi các công ty có thẩm quyền.
- Tham mưu cho ban giám đốc về hoạt động kinh tế, thực hiện và thanh lý các
hợp đồng đầu vào và ra.
- Thực hiện tiếp nhận, chuyển giao, lưu trữ mọi công văn, giấy tờ, tài liệu theo
đúng quy định hành chính của nhà nước. quản lý và sử dụng con dấu theo
đúng quy định
* Bộ phận xây dựng
Tổ tiếp nhận và kiểm tra
- Chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên về tình hình tiếp nhận nguyên vật liệu
từ phía nhà cung cấp về số lượng, chất lượng của đơn hàng.
- Kiểm tra, phát hiện sản phẩm không đảm bảo yêu cầu từ đó đề xuất báo cáo
cấp trên
- Lên kế hoạch tiếp nhận từ nhà cung cấp và bố trí kho dự trữ.
Tổ thi công
- Trực tiếp tiến hành xây dựng công trình theo kế hoạch, thiêt kế, tiêu chuẩn
của dự án.
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ của ban chỉ đạo cấp trên.
- Báo cáo những biến đổi bất thường trong quá trình thi công xây dựng công
trình.
* Bộ phận kỹ thuật
Tổ tiếp nhận và kiểm tra
- Chịu trách nhiệm liên hệ với nhà cung cấp để tiếp nhận những thiết bị, máy
móc, đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho hoạt động của công ty một cách hợp lý
- Kiểm tra trước khi nhận hàng.
- Thống kê và báo cáo rõ đơn hàng tiếp nhận với ban giám đốc.
- Thường xuyên kiểm tra, và tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc
thiết bị khi nó có vấn đề.
Tổ thực hiện
- Bố trí sắp xếp, lắp đặt, vận hành các máy móc, trang bị sao cho hợp lý và
khoa học nhất.
20
- Báo cáo, tham mưu với ban giám đốc những trang thiết bị phù hợp cần có
nhu cầu đổi mới, cải tiến.
- Báo cáo tình hình sử dụng máy móc trang thiết bị với cấp trên.
- Trực tiếp thực hiện công tác điều chỉnh hoạt động của các thiết bị
*Bộ phận tạp vụ
Tổ đời sống
- Có trách nhiệm chăm lo cho đời sống của công nhân viên trong công ty từ
công tác ăn uống đến đời sống sinh hoạt cho công nhân.
- Đảm bảo các bữa ăn của cán bộ công nhân viên được đầy đủ, an toàn, vệ
sinh.
Tổ vệ sinh
- Có trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh tất cả nơi làm việc của cán bộ nhân viên,
cũng như việc thu gom sạch sẽ tại khu công trường xây dựng.
- Thu gom rác thải hàng ngày từ công trường xây dựng và khu sinh hoạt của
công nhân.
- Sắp xếp, dọn dẹp lau chùi văn phòng của ban lãnh đạo gọn gang, ngăn nắp.
* Bộ phận bảo vệ
- Có trách nhiệm trông giữ xe của cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Bảo vệ tất cả tài sản của công ty cũng như tất cả tài sản, nguyên vật liệu thuộc
khu công trình đang thực thi dự án của công ty.
- Quản lý việc ra vào của tất cả các đối tượng.
- Khi có thư báo, bưu phẩm, quà tặng. Nhân viên bảo vệ nhận từ tay người đưa
đến đồng thời chuyển ngay đến bộ phận văn thư của Công ty xử lý.
4.1.3 Cơ cấu nhân viên thực hiện dự án.
21
4.1.4 Phương thức tuyển dụng và đào tạo nhân viên.
1. Tuyển dụng
Công tác tuyển dụng sẽ gồm 2 nội dung chính là: tuyển dụng nhân viên vào cơ
cấu tổ chức và tuyển dụng công nhân để thực hiện xây dựng dự án.
+) Việc tuyển dụng công nhân để thực hiện xây dựng dự án sẽ do bộ phận xây dựng
và phòng nhân sự của công ty cùng hợp tác tuyển chọn: ước tính tuyển khoảng 20
nam là lao động phổ thông, có sức khỏa, văn hóa tốt, biết về công việc xây dựng.
+) Việc tuyển dụng nhân sự của dự án được thực hiện trực tiếp thông qua phòng
nhân sự của công ty. Các vị trí cần tuyển dụng và số lượng tuyển dụng sẽ được nêu
cụ thể trong bảng dưới đây:
22
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng phòng
chiếu phim
Trưởng
phòng hành
chính ,kế
Trưởng
phòng giám
sát thi công
Trưởng
phòng
kinh doanh
Trưởng
phòng nhân
sự
NV kinh
doanh,
marketing
NV chăm
sóc KH
NV
hành
chính
Kỹ
sư
thiết
kế
Giám
sát
thi
công
NV
kế
toán
NV chịu trách
nhiệm nội
dung
NV bán vé NV vận hành
thiết bị
NV pha chế
+ phuc vụ
NV sửa chữa
NV vệ sinh +
bảo vệ
stt Vị trí Số lượng stt Vị trí Số lượng
1 Giám đốc 1 11 Nhân viên chịu trách nhiệm
nội dung
3
2 Phó giám đốc 1 12 Nhân viên sửa chữa 2
3 Trưởng phòng kinh
doanh
1 13 Nhân viên chăm sóc KH 3
4 Trưởng phòng nhân sự 1 14 Nhân viên bán vé 3
5 Trưởng phòng giám
sát thi công
1 15 Nhân viên pha chế + phục
vụ
7
6 Trường phòng hành
chính, kế toán
1 16 Nhân viên hành chính 2
7 Trưởng phòng chiếu
phim
1 17 Nhân viên kế toán 2
8 Giám sát thi công 6 18 Nhân viên bảo vệ 5
9 Kỹ sư thiết kế xây
dựng công trình
2 19 Nhân viên vệ sinh 8
10 Nhân viên vận hành
máy móc thiết bị
7 20 Đầu bếp + phụ bếp 5
Phương thức tuyển dụng dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp về trình độ, năng
lực của từng người ứng với các vị trí khác nhau, ưu tiên nguồn nhân lực tại địa bàn
gần khu vực thực hiện dự án. Khi được tuyển dụng thì công ty sẽ có hợp đồng lao
động, lương, và các quyền lợi khác cho người lao động như các điều khoản được
ghi trong hợp đồng.
2. Đào tạo
Công nhân viên mới được tuyển vào công ty đều được tham gia các khóa huấn
luyện về: chấp hành các nội quy, văn hóa của công ty, các phương pháp về phòng
chống cháy nổ, nội quy bảo vệ môi trường, bí mật công nghệ và thông tin. Việc cho
công nhân viên mới tham gia các khóa tập huấn sẽ giúp họ hòa nhập nhanh hơn với
môi trường của công ty.
Căn cứ vào nhiệm vụ của từng bộ phận mà công ty sẽ cắt cử nhân viên phải đi học
thêm hay được gửi đi đào tạo để nâng cao trình độ, hiểu biết hơn về chuyên môn
đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lại của công ty đặc biệt là nhân viên kỹ thuật.
Công ty sẽ có những kế hoạch cụ thể hằng năm về việc mời các chuyên gia về đào
tạo, nâng cao các kỹ năng giao tiếp, phản xạ nhanh với môi trường làm việc cho
toàn bộ cán bộ công nhân viên.
23
4.2 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và các giải pháp đảm bảo.
4.2.1 Nội dung đầu tư.
Dịch vụ chiếu phim, dịch vụ ăn uống kèm theo, và dịch vụ vui chơi giải trí.
4.2.2 Hạng mục đầu tư.
Hạng mục Thời gian hoàn thành
Giải phóng mặt bằng 9 tuần
Đào móng 2 tuần
Xây móng 2 tuần
Kiểm tra chất lượng móng 1 tuần
Xây cổng 2 tuần
Xây sân trước 2 tuần
Xây khu để xe 1 tuần
Xây phòng bảo vệ 1 tuần
kiểm tra chất lượng cổng, khu để xe,
khu bảo vệ
4 tuần
Xây tâng 1 14 tuần
kiểm tra chất lượng tầng 1 2 tuần
Xây tầng 2 16 tuần
Kiểm tra chất lượng tầng 2 2 tuần
Cung cấp và thiết kế, sắp xếp nội thất 8 tuần
Cung cấp bố trí máy móc thiết bị trong
rạp
12 tuần
Xây dựng công trình phụ trợ( bể chứa
nước, trạm biến áp).Hoàn thiện và đưa
vào hoạt động
2 tuần
24
4.2.3 Phương án kinh doanh.
a. Máy móc thiết bị
- Công nghệ: thường xuyên cập nhật thông tin về các phim mới, dịch
vụ vui chơi giải trí cũng như chăm sóc khách hàng.
- Chủ động nghiên cứu, phát triển công nghệ, các trang thiết bị tiên
tiến, hiện đại.
* Danh mục trang thiết bị.
STT HẠNG MỤC
SỐ
LƯỢNG
ĐVT
ĐƠN
GIÁ(Đồng)
THÀNH TIỀN
(Đồng)
I Thiết bị khu ăn uống 219.090.000
Thiết bị
chế biến
đồ ăn
nhanh
Bếp 3 Chiếc 2.000.000 6.000.000
Lò nướng 2 Chiếc 3.000.000 6.000.000
Máy làm bỏng
ngô
2 Chiếc 1.000.000 2.000.000
Máy trộn bột
làm bánh
SOUTHSTAR
HS 30A
1 Chiếc 15.000.000 15.000.000
Thiết bị
pha chế
Máy ép trái cây
Philips
2 Chiếc 3.580.000 7.160.000
Máy xay đa
năng Philips
2 Chiếc 2.690.000 5.380.000
Máy pha café 1 Chiếc 1.200.000 1.200.000
Máy xay bông
tuyết
1 Chiếc 2.350.000 2.350.000
Thiết bị
bảo quản
Tủ lạnh
Misubishi 300L
2 Chiếc 10.500.000 21.000.000
Tủ đông 1 Chiếc 7.000.000 7.000.000
Thiết bị nội thất 150.000.000
II Thiết bị khu vui chơi giải
trí
681.000.000
Thiết bị
máy trò
chơi
Xe đua 3D 5 Chiếc 42.000.000 210.000.000
Máy bắn súng 4 Chiếc 31.500.000 126.000.000
Máy Dacing 2 Chiếc 55.000.000 110.000.000
Máy ném bóng 4 Chiếc 20.000.000 80.000.000
Máy bắn cá 3 Chiếc 25.000.000 75.000.000
Thiết bị nội thất 80.000.000
25