Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.05 KB, 30 trang )

Phần mở đầu
Kể từ khi Amstrong-người đầu tiên đặt chân lên măt trăng (1969) đã đánh
dấu môt thời kì phát triển như vũ bão của nền khoa học công nghê trên thế giới.
Ngày nay trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi cuộc chiến tranh lạnh
kết thúc, thay vào đó là xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra rất sôi
động, tác động của mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, làm thay đổi nhanh chóng
bộ mặt của nền kinh tế. Trước tình hình đó, để rut ngắn khoảng cách về mọi mặt
đặc biêt về kinh tế với các nước đang phát triển, các quốc gia đang phát triển
phải tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đây là giai đoạn phát triển
tất yếu của mọi quốc gia từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế hiện đại.
Dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện
đại, công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước ở các quốc gia có trình độ khoa học
công nghệ kém phát triển không còn con đường nào khác là coi trọng việc tiếp
thu thành tựu khoa học công nghệ của thế giới. Đó cũng chính là bí quyết thành
công của Nhật Bản, các nước NIC và nhiều nước khác. Nó chứng tỏ vai trò to
lớn của công nghệ đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu nói chung
và mỗi quốc gia nói riêng.
Nhằm thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực
và quốc tế. Đảng và nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh
tế vào năm 1986 đồng thời đề cao vai trò công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, coi đây là giai đoạn phát triển tất yếu Đảng và nhà nước ta khẳng định chủ
trương: “lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ là chính” là hoàn toàn đúng
đắn. Trước tình hình nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, lạc hậu, sản xuất
nônh nghiệp là chính, nến công nghiệp chưa phát triển...chuyển giao công nghệ
đặc biệt là chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài sẽ góp phần
vào sự tăng cường sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của các
1
doanh nghiệp...thúc đẩy tiến trình công công nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Từ những lập luận trên em đã chọn đề tài: “Chuyển giao công nghệ thông
qua các dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam”


2
Chương I: Những vấn đề chung về chuyển giao công nghệ
1.1. Quan niệm và thành phần công nghệ
1.1.1. Quan niệm
Hiện nay, người ta vẫn chưa đi đến một khái niệm thống nhất về công
nghệ. Thưc tế cho thấy có nhiều quan niệm không đầy đủ về công nghệ song
việc nhận thức về sự cần thiết của việc đưa ra một định nghĩa khái quát được
bản chất của công nghệ các tổ chức quốc tế đã đưa ra một số khái niệm về công
nghệ:
Theo tổ chức phat triển của LHQ (UNIDO): “công nghệ là việc áp dụng
khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó
một cách có hệ thống, có phương pháp”
Theo tổ chức ESCAP (uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á- Thái bình dương):
“công nghệ là một hệ thống kiến thức về quy trình kĩ thuật dùng để chế biến vật
liệu và thông tin”. Sau đó định nghĩa này được mở rộng nó bao gồm tất cả các kĩ
năng, kiến thức, thiết bi và phương pháp sử dụng trong sản xuất, chế tao, dịch vụ
thông tin”.
Nếu như định nghĩa của UNIDO nhấn mạnh tính khoa học và tính hiệu
quả khi xem xét viêc sử dụng công nghệ cho môt định nghĩa nào đó thì ESCAP
đã tạo ra một bước ngoặt trong quan niệm về công nghệ. Định nghĩa này mở
rộng khái niệm công nghệ sang lĩnh vực dich vụ và quản lý. Trên cơ sở tiếp thu
những kiến thức của thế giới và thực tế hoạt động khoa hoc tại Việt Nam, định
nghĩa có tính chất chính thức trong văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành tại
thông tư số28/TTQLKH ngày 22/1/1994 của bộ khoa học công nghệ và môi
trường được tóm tắt như sau:
Công nghệ là hệ thống các giải pháp được tạo nên bởi sự ứng dụng các
kiến thức khoa học được sử dụng để giải quyết một hoặc một số nhiệm vụ trong
thực tiễn kinh doanh được thể hiện dưới dạng:
3

×